intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Định giá thương hiệu Việt

Chia sẻ: Cong Thanh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

195
lượt xem
49
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Định giá thương hiệu Việt Tạp chí Forbes vừa công bố danh sách 20 thương hiệu đắt giá nhất hành tinh. Theo đó, Apple đã vươn lên vị trí số 1 trong bảng xếp hạng với giá trị thương hiệu được định giá là 57,4 tỷ USD. Tiếp đó là Microsoft trị giá 56,6 tỷ USD và thứ ba là Coca - cola với giá trị 55,4 USD. Điều này cũng cho thấy sức mạnh và giá trị vô hình của thương hiệu lớn như thế nào. Ở VN, chưa có một thương hiệu nào nổi tiếng thế giới và cũng...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Định giá thương hiệu Việt

  1. Định giá thương hiệu Việt Tạp chí Forbes vừa công bố danh sách 20 thương hiệu đắt giá nhất hành tinh. Theo đó, Apple đã vươn lên vị trí số 1 trong bảng xếp hạng với giá trị thương hiệu được định giá là 57,4 tỷ USD. Tiếp đó là Microsoft trị giá 56,6 tỷ USD và thứ ba là Coca - cola với giá trị 55,4 USD. Điều này cũng cho thấy sức mạnh và giá trị vô hình của thương hiệu lớn như thế nào. Ở VN, chưa có một thương hiệu nào nổi tiếng thế giới và cũng chưa có một tổ chức nào đứng ra đánh giá xếp hạng các thương hiệu nổi tiếng, song không phải không có những thương hiệu giá trị... triệu USD. Cách đây vài năm, Công ty Unilever đã mua lại thương hiệu kem đánh răng P/S của một DN VN
  2. trị giá 5 triệu USD; Hãng Colgate (Mỹ) cũng đã mua lại thương hiệu kem đánh răng Dạ Lan của một DN VN khác với giá 3 triệu USD... Điều đó cho thấy nhu cầu về mua bán, nhượng quyền thương hiệu trong kinh doanh đang ngày càng gia tăng. Dạ Lan - một trong số ít những thương hiệu đình đám của Việt Nam với thương vụ chuyển nhượng trị giá 3 triệu USD
  3. Bên cạnh đó, mỗi năm có tới hàng ngàn DN cổ phần hóa hoặc có nhu cầu thay đổi về quyền sở hữu, cơ cấu lại vốn đã kéo theo nhu cầu về định giá thương hiệu. Tuy nhiên, dịch vụ định giá thương hiệu DN ở VN còn hạn chế, phần lớn các DN VN có nhu cầu đang gặp phải khó khăn, lúng túng trong việc định giá thương hiệu như thế nào cho hợp lý. Nguyên nhân là do ở VN còn có quá ít các tổ chức làm dịch vụ thẩm định giá có đủ uy tín và năng lực thực hiện định giá thương hiệu, nhất là định giá các thương hiệu lớn có uy tín trên thị trường. Đặc biệt, hành lang pháp lý cho các DN định giá thương hiệu còn thiếu và chưa đầy đủ. Theo Thông tư hướng dẫn xác định giá trị DN số 79/2002/TT-BTC của Bộ Tài chính, khi các DN có lợi thế kinh doanh (gồm vị trí địa lý, uy
  4. tín, thương hiệu mạnh…) xác định giá trị DN áp dụng công thức tính dựa trên giá trị sổ sách của DN và tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn. Công thức này không hoàn toàn phù hợp trên thực tế, nhất là áp dụng với các DN kinh doanh thương mại và dịch vụ điều này dẫn đến việc đánh giá không đúng giá trị thực của thương hiệu. Bên cạnh đó cũng phải kể đến sự quan tâm đầu tư đối với việc xây dựng và phát triển thương hiệu của các DN VN chưa thực sự cao. Việc đầu tư làm thương hiệu nhiều khi chỉ mang tính chất thời vụ phục vụ cho mục tiêu ngắn hạn của doanh nghiệp chứ chưa coi đó là một quá trình liên tục.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2