intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thương mại điện tử và các vấn đề về thanh toán

Chia sẻ: Cong Thanh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

137
lượt xem
17
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thương mại điện tử và các vấn đề về thanh toán I. Thương mại điện tử là gì? E-commerce (Electronic commerce - thương mại điện tử) là hình thái hoạt động thương mại bằng phương pháp Hình minh họa: Thương mại điện tử và các vấn đề về thanh toán điện tử; là việc trao đổi thông tin thương mại thông qua các phương tiện công nghệ điện tử mà nói chung là không cần phải in ra giấy trong bất cứ công đoạn nào của quá trình giao dịch (nên còn được gọi là “thương mại không giấy tờ”). ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thương mại điện tử và các vấn đề về thanh toán

  1. Thương mại điện tử và các vấn đề về thanh toán I. Thương mại điện tử là gì? E-commerce (Electronic commerce - thương mại điện tử) là hình thái hoạt động thương mại bằng phương pháp Hình minh họa: điện tử; là việc trao đổi thông Thương mại điện tử tin thương mại thông qua các và các vấn đề về phương tiện công nghệ điện tử thanh toán mà nói chung là không cần phải in ra giấy trong bất cứ công đoạn nào của quá trình giao dịch (nên còn được gọi là “thương mại không giấy tờ”). II. Các bước để thực hiện một giao dịch thương mại điện tử:
  2. 1. Khách hàng, từ một máy tính tại một nơi nào đó, điền những thông tin thanh toán và điạ chỉ liên hệ vào đơn đặt hàng (Order Form) của Website bán hàng (còn gọi là Website thương mại điện tử). Doanh nghiệp nhận được yêu cầu mua hàng hoá hay dịch vụ của khách hàng và phản hồi xác nhận tóm tắt lại những thông tin cần thiết nh mặt hàng đã chọn, địa chỉ giao nhận và số phiếu đặt hàng... 2. Khách hàng kiểm tra lại các thông tin và kích (click) vào nút (button) "đặt hàng", từ bàn phím hay chuột (mouse) của máy tính, để gởi thông tin trả về cho doanh nghiệp. 3. Doanh nghiệp nhận và lưu trữ thông tin đặt hàng đồng thời chuyển tiếp thông tin thanh toán (số thẻ tín dụng, ngày đáo hạn, chủ thẻ ...) đã được mã hoá đến máy chủ (Server, thiết bị xử lý dữ liệu) của Trung tâm cung cấp dịch vụ xử lý thẻ trên mạng Internet.
  3. Với quá trình mã hóa các thông tin thanh toán của khách hàng được bảo mật an toàn nhằm chống gian lận trong các giao dịch (chẳng hạn doanh nghiệp sẽ không biết được thông tin về thẻ tín dụng của khách hàng). 4. Khi Trung tâm Xử lý thẻ tín dụng nhận được thông tin thanh toán, sẽ giải mã thông tin và xử lý giao dịch đằng sau bức tường lửa (FireWall) và tách rời mạng Internet (off the Internet), nhằm mục đích bảo mật tuyệt đối cho các giao dịch thương mại, định dạng lại giao dịch và chuyển tiếp thông tin thanh toán đến ngân hàng của doanh nghiệp (Acquirer) theo một đường dây thuê bao riêng (một đường truyền số liệu riêng biệt). 5. Ngân hàng của doanh nghiệp gởi thông điệp điện tử yêu cầu thanh toán (authorization request) đến ngân hàng hoặc công ty cung cấp thẻ tín dụng của
  4. khách hàng (Issuer). Và tổ chức tài chính này sẽ phản hồi là đồng ý hoặc từ chối thanh toán đến trung tâm xử lý thẻ tín dụng trên mạng Internet. Trung tâm xử lý thẻ tín dụng trên Internet sẽ tiếp 6. tục chuyển tiếp những thông tin phản hồi trên đến doanh nghiệp, và tùy theo đó doanh nghiệp thông báo cho khách hàng được rõ là đơn đặt hàng sẽ được thực hiện hay không. Toàn bộ thời gian thực hiện một giao dịch qua mạng từ bước 1 -> bước 6 được xử lý trong khoảng 15 - 20 giây. III. Lợi ích của thương mại điện tử (TMDT) • TMĐT giúp cho các Doanh nghiệp nắm được thông tin phong phú về thị trường và đối tác • TMĐT giúp giảm chi phí sản xuất • TMĐT giúp giảm chi phí bán hàng và tiếp thị. • TMĐT qua INTERNET giúp người tiêu dùng và
  5. các doanh nghiệp giảm đáng kể thời gian và chí phí giao dịch. • TMĐT tạo điều kiện cho việc thiết lập và củng cố mối quan hệ giữa các thành phần tham gia vào quá trình thương mại. • Tạo điều kiện sớm tiếp cận nền kinh tế số hoá. IV. Mặt trái của thương mại điện tử (TMDT) Khách hàng họ vẫn sợ tiền mất tật mang 1. • Công ty trên mạng là một công ty ma, lừa đảo, họ sợ khi trả tiền rồi mà không nhận được hàng ... • Nhỡ họ (cty TMDT) treo đầu dê bán thịt chó thì sao, (hàng giả, hàng kém phẩm chất…) • Không được sờ tận tay day tận trán. • Giao hàng không đúng hẹn Việc thanh toán còn hạn chế và gặp nhiều khó 2. khăn (các hình thức thanh toán điện tử còn hạng chế,
  6. vấn đề an toàn bảo mật thông tin khách hàng). Người kinh doanh TMDT thì cũng lo ngại tương 3. tự. • Sợ khách hàng không có thiện chí mua quấy rối(ví dụ không mua cũng đăng ký mua gây mất thời gian...) • Giải quyết vấn đề thanh toán còn nhiều phức tạp • Vấn đề vận chuyển và giao nhận hàng hoa cũng không phải là việc dễ dàng • Sợ sự so sánh về giá của khách hàng. • Sợ lấy cắp mẫu mã và thông tin giá cả từ phía đối thủ cạnh tranh • Mất đi sự linh hoạt trong điều chỉnh giá cả(cái này thuộc về thói quen mua sắm hay mặc cả của người VN và "nói thách" từ phía người bán).
  7. V. Các hình thức thanh toán điện tử phổ biến Các nhà cung cấp dịch vụ thanh toán thứ ba đang hướng đến thị trường người sử dụng Internet và điện thoại di động đang phát triển rất nhanh với tham vọng trở thành “cánh tay nối dài” của ngân hàng trong thanh toán điện tử. Có thể nói các dịch vụ thanh toán trung gian bắt đầu xuất hiện trên thị trường từ năm 2006 nhưng chỉ với hình thức sơ khai. Những cái tên như mTopup, mr/msTopup, vnTopup, mPay, M-Service… nay đã
  8. trở nên quen thuộc. Tuy nhiên, các nhà cung cấp trong giai đoạn đầu chủ yếu nhắm vào các dịch vụ mã cước trả trước thông qua đầu số hoặc các điểm POS. Đến năm 2008 thì sự trỗi dậy của các cổng thanh toán điện tử như Payoo, VinaPay, Mobivi, PayNet, VnPay… mới thực sự sinh động. Đặc biệt, sau khi Công ty cổ phần Việt Phú (MobiVi) được thí điểm cung cấp dịch vụ thanh toán điện tử thì cuộc đua của các nhà cung cấp trở nên quyết liệt. Các công ty đua nhau đẩy mạnh liên kết để thu hút cộng đồng người sử dụng về phía mình.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2