intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thuyết trình... không đáng sợ

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

225
lượt xem
70
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thuyết trình không chỉ là một phần trong chương trình học tập mà còn là một phần công việc của bạn khi đi làm. Tuy nhiên, để bài thuyết trình của bạn thuyết phục người khác lại không khó như bạn nghĩ. Tạo ấn tượng Điều đầu tiên để người nghe chú ý đến một bài thuyết trình là người thuyết trình. Bởi vậy hãy chuẩn bị sẵn sàng và kỹ lưỡng trước khi xuất hiện trước đám đông. Đừng đến muộn bởi nếu đến muộn, bạn sẽ gây ấn tượng xấu ngay từ đầu đối với người nghe. Ấn tượng xấu...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thuyết trình... không đáng sợ

  1. Thuyết trình... không đáng sợ Thuyết trình không chỉ là một phần trong chương trình học tập mà còn là một phần công việc của bạn khi đi làm. Tuy nhiên, để bài thuyết trình của bạn thuyết phục người khác lại không khó như bạn nghĩ. Tạo ấn tượng Điều đầu tiên để người nghe chú ý đến một bài thuyết trình là người thuyết trình. Bởi vậy hãy chuẩn bị sẵn sàng và kỹ lưỡng trước khi xuất hiện trước đám đông. Đừng đến muộn bởi nếu đến muộn, bạn sẽ gây ấn tượng xấu ngay từ đầu đối với người nghe. Ấn tượng xấu ban đầu này có thể làm ảnh hưởng
  2. đến toàn bộ buổi thuyết trình. Về trang phục, bạn cũng nên ăn mặc nghiêm chỉnh và phù hợp. Tuy nhiên, không nhất thiết phải "quần tây, áo sơ mi, cà- vạt" mới được gọi là nghiêm chỉnh. Chẳng hạn khi thuyết trình về một nền văn hóa nào đó, bạn có thể mặc trang phục, đội hay đeo một vật đặc trưng cho văn hóa đó để làm cho bài thuyết trình thêm sống động. Điều này cũng để cho người nghe thấy rằng bạn chuẩn bị cho bài thuyết trình cẩn thận và chu đáo như thế nào. Tạo phong cách Cần xác định rằng người nghe muốn nghe bạn trình bày vấn đề, chứ không phải đến để đọc xem bạn ghi gì trên màn hình PowerPoint. Vì vậy trên màn hình thuyết trình đừng ghi hết tất cả nội dung bạn muốn trình bày lên đó. Hãy gạch đầu dòng các ý ngắn gọn để người xem có thể nắm nội dung bạn đang trình bày. Còn bạn thì bám trên các gạch đầu dòng đó để giải thích vấn đề. Thử nghĩ xem nếu người ta cứ nhìn chằm chằm vào một đống chữ dày đặc trên màn hình, họ sẽ chẳng thèm quan tâm bạn đang nói gì và bản thân họ cũng cảm thấy mệt mỏi với việc đọc. Khi trình bày, bạn nên cố gắng nói năng lưu loát. Và nếu không thể nói năng
  3. lưu loát được thì hãy cố tránh phát ra các từ "à, ờ, ừm". Người nghe có thể nghĩ bạn chưa thật sự hiểu vấn đề hay chưa chuẩn bị kỹ và sau đó sẽ không tin tưởng những gì bạn nói. Cái tay cũng đóng một phần quan trọng trong khi thuyết trình. Đừng đút tay vào túi quần khi nói. Như vậy sẽ cực kỳ mất lịch sự, nhất là vừa cho tay vào túi quần vừa... nghịch chìa khóa hay khăn tay. Việc vân vê mép áo hay xoay nhẫn khi thuyết trình cũng nên tránh. Cuối cùng, tắt chuông hoặc tắt hẳn điện thoại di động. Đừng để nó phá vỡ không khí nghiêm túc của buổi thuyết trình.
  4. Kết cấu bài thuyết trình Phần trình bày của một bài thuyết trình thường được thiết kế bằng phần mềm Microsoft PowerPoint. Phần mềm này giúp bạn có thể tạo ra một bài trình bày nhiều màu sắc và hiệu ứng chữ. Tuy nhiên, để người nghe thật sự tập trung vào nội dung mà bạn trình bày và cảm thấy không quá phản cảm, lời khuyên cho bạn là hãy dùng các font chữ chân phương, rõ ràng, đừng biến bài trình bày của mình thành một bức họa lòe loẹt với các hiệu ứng chữ nhấp nháy, bay lượn. Người nghe thật sự muốn hiểu vấn đề chứ không phải muốn thử trình độ thiết kế của bạn. Chưa hết, trước lúc bắt đầu trình bày, đừng quên phát cho "khán giả" của bạn nội dung tóm tắt bài thuyết trình cùng nội dung chi tiết của phần trình bày để họ tiện theo dõi, ghi chép hoặc nghiên cứu về sau. Về kết cấu, sau trang đầu tiên ghi tiêu đề và tên người thực hiện, hãy dành một trang để nói khái quát về vấn đề bạn sắp trình bày để người nghe... chuẩn bị tinh thần. Trang thứ 3 sẽ là phần tóm tắt toàn bộ nội dung bạn sắp nói với việc liệt kê các mục lớn, như kiểu mục lục ở đầu mỗi cuốn sách. Phần trình bày chi tiết sẽ được thực hiện ngay sau đó. Trong phần này, nếu có thể, hãy cố gắng biến số liệu thành các biểu đồ hay bảng tổng kết để
  5. người nghe mường tượng vấn đề nhanh hơn và dễ dàng hơn. Cuối phần trình bày chi tiết, một lần nữa, hãy lặp lại bước bạn đã làm ở trang 3, tức là nêu lại khái quát nội dung bài thuyết trình bằng các mục lớn để người nghe tổng hợp lại những gì vừa tiếp nhận. Cuối cùng, sau khi kết thúc phần thuyết trình, đừng quên hỏi người nghe: "Có ai muốn hỏi gì về vấn đề tôi vừa trình bày không?". Đây là cách để người nghe hiểu vấn đề mà bạn trình bày rõ hơn, sâu hơn, đa chiều hơn. Một khi họ giải tỏa được các thắc mắc, bài thuyết trình của bạn đã thuyết phục được người nghe rồi đấy.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2