intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tỉ lệ mất ngủ và các yếu tố liên quan ở Sinh viên Y khoa Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

8
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mất ngủ là một vấn đề thường thấy trong dân số chung, có nhiều nguyên nhân gây mất ngủ. Sinh viên Y khoa là một cộng đồng có tỉ lệ mất ngủ cao, thay đổi theo nhiều nghiên cứu. Bài viết trình bày xác định tỉ lệ mất ngủ của sinh viên Y khoa Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch và các yếu tố liên quan.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tỉ lệ mất ngủ và các yếu tố liên quan ở Sinh viên Y khoa Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch

  1. Thái Lê Minh Trí. Tạp chí Y Dược học Phạm Ngọc Thạch. 2024; 3(3): 92-98 Nghiên cứu DOI: 10.59715/pntjmp.3.3.10 Tỉ lệ mất ngủ và các yếu tố liên quan ở Sinh viên Y khoa Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch Thái Lê Minh Trí1, Trần Quốc Cường2 Phòng Quản lý Đào tạo Đại học, Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, Thành phố Hồ Chí Minh 1 Bộ môn Dinh dưỡng - An toàn thực phẩm, Khoa Y tế công cộng, Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, Thành phố 2 Hồ Chí Minh Tóm tắt Đặt vấn đề: Mất ngủ là một vấn đề thường thấy trong dân số chung, có nhiều nguyên nhân gây mất ngủ. Sinh viên Y khoa là một cộng đồng có tỉ lệ mất ngủ cao, thay đổi theo nhiều nghiên cứu. Mục tiêu: Xác định tỉ lệ mất ngủ của sinh viên Y khoa Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch và các yếu tố liên quan. Đối tượng và phương pháp: Cắt ngang mô tả. Đối tượng nghiên cứu là sinh viên từ năm thứ nhất đến năm thứ sáu đang học tại Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, tỉ lệ mất ngủ được xác định bằng bộ câu hỏi ISI (Insomnia Severity Index). Kết quả: Trong 479 trường hợp được nghiên cứu. tỉ lệ mất ngủ là 64,3%. Thời gian ngủ trung bình của sinh viên là 6,64 giờ (± 1,38) và 91,4% sinh viên có tình trạng buồn ngủ ngày, trong đó có 44,6% buồn ngủ ngày thường xuyên. Tình trạng mất ngủ của sinh viên liên quan đến các yếu tố căng thẳng (OR = 2,10; p = 0,01), áp lực học tập (OR = 1,64; p = 0,002), sức khỏe (OR = 1,31; p = 0,016), tình cảm nam nữ (OR = 1,24; p = 0,02) và uống cà phê (OR = 1,62; p = 0,02). Kết luận: Ti lệ mất ngủ ở sinh viên Y khoa Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch là 64,3%. Thời gian ngủ trung bình của sinh viên là 6,64 giờ (± 1,38) và 91,4% sinh viên có tình trạng buồn ngủ ngày. Yếu tố căng thằng, áp lực học tập, sức khỏe, tình cảm nam nữ và uống cà phê là các yếu tố liên quan. Từ khóa: Mất ngủ, sinh viên Y khoa, yếu tố liên quan. Abstract Insomnia and related factors in medical students at Pham Ngoc Thach University of Medicine Background: Insomnia is a common problem seen in the general population, which has many causes of insomnia. Medical students are a community with high rates of insomnia, which varies according to numerous studies. Objectives: To identify the prevalence and relative factors of Insomnia in medical Ngày nhận bài: students at Pham Ngoc Thach University of Medicine. 08/5/2024 Methods: Descriptive cross-sectional study. The study subjects were students from Ngày phản biện: the first to sixth year studying at Pham Ngoc Thach University of Medicine, the incidence 20/5/2024 of insomnia was determined using the ISI (Insomnia Severity Index) questionnaire. Ngày đăng bài: Results: Among 479 cases studied, the prevalence of insomnia was 64.3%. The 20/7/2024 average sleep time of students is 6.64 hours (± 1.38) and 91.4% of students have Tác giả liên hệ: Thái Lê Minh Trí daytime sleepiness, of which 44.6% have frequent daytime sleepiness. Relative factors Email: were stress factors (OR = 2.10; p = 0.01), study pressure (OR = 1.64; p = 0.002), tritlm@pnt.edu.vn health (OR = 1.31; p = 0.016), male-female affection (OR = 1.24; p = 0.02) and coffee ĐT: 0911113874 consumption (OR = 1.62; p = 0.02). 92
  2. Thái Lê Minh Trí. Tạp chí Y Dược học Phạm Ngọc Thạch. 2024; 3(3): 92-98 Conclusion: In this study, the prevalence of insomnia in medical students at Pham Ngoc Thach University of Medicine was 64.3%. The average sleep time of students was 6.64 hours (± 1.38) and 91.4% of students have daytime sleepiness. Stress, academic pressure, health, male and female relationships, and coffee consumption were related factors. Keywords: Insomnia, medical students, relative factors. I. ĐẶT VẤN ĐỀ Tiêu chuẩn loại trừ Mất ngủ là một vấn đề thường thấy trong Sinh viên đang bảo lưu kết quả học tập hoặc dân số, phổ biến ở 10% đến 15% dân số nói đang bị kỉ luật. chung. Mất ngủ sẽ dẫn đến một số biểu hiện Phương pháp nghiên cứu sau: mệt mỏi, uể oải trong ngày; bồn chồn, dễ Nghiên cứu cắt ngang mô tả nóng giận; quên, không thể tập trung vào công Cỡ mẫu việc; khó đưa ra những quyết định sáng suốt; Công thức tính cỡ mẫu: tăng tính bị ám thị, dễ bị ảnh hưởng bởi người khác; mất khả năng thiết lập kế hoạch cho tương lai; có thể có những ảo giác nghĩa là nhìn thấy những hình ảnh không có thực. Mất ngủ có thể Trong đó: do nhiều nguyên nhân như căng thẳng, lo lắng, n là cỡ mẫu tối thiểu cần thiết để nghiên cứu áp lực về trường học, công việc, tài chính hay có ý nghĩa thống kê. gia đình, các thói quen ăn uống, vận động, làm : Hệ số tin cậy mức 95%, tương việc, học tập không có lịch trình, tuổi tác, bệnh ứng là 1,96. lý hoặc do thuốc. d: sai số cho phép; độ chính xác tuyệt đối Sinh viên y khoa là một cộng đồng chịu nhiều mong muốn d = 0,05. tác động từ việc mất ngủ. Tỉ lệ chính xác sinh p: trị số ước đoán tỉ mất ngủ của sinh viên. viên y khoa có giấc ngủ thay đổi giữa các nghiên Theo nghiên cứu của Mai Thị Phương năm 2020, cứu nhưng khi nhìn chung, dữ liệu hiện tại cho tỉ lệ mất ngủ ghi nhận được ở sinh viên y khoa là thấy các sinh viên y khoa trên khắp thế giới 52,8% [1], chọn p = 0,528, tính ra n = 383. thường xuyên báo cáo các triệu chứng mất ngủ Do quần thể sinh viên y khoa Trường Đại và có tỉ lệ phàn nàn về giấc ngủ cao vượt quá tỉ lệ học Y khoa Phạm Ngọc Thạch được chọn có của dân số chung. Trong thời gian dịch Covid-19 một số lượng cụ thể, do đó cỡ mẫu tối thiểu cần diễn ra, sinh viên y khoa Trường Đại học Y khoa được hiệu chỉnh. Phạm Ngọc Thạch vừa tham gia chống dịch tại Số lượng sinh viên y khoa Trường Đại học địa phương vừa phải đảm bảo chương trình đào Y khoa Phạm Ngọc Thạch trong năm học 2021- tạo và phải tự bảo vệ sức khỏe cho bản thân và 2022 do phòng Công tác sinh viên cung cấp là gia đình. Các yếu tố trên đều có nguy cơ góp 5107, do đó cỡ mẫu tối thiểu hiệu chỉnh = (383 phần gây ra tình trạng mất ngủ cho sinh viên y x 5107)/(383 + 5107) = 356. khoa. Xuất phát từ những lí do trên, đề tài này Nghiên cứu viên dự trù thêm 20% trong trường được tiến hành nhằm xác định tỉ lệ mất ngủ và hợp sinh viên từ chối tham gia nghiên cứu, do đó, các yếu tố liên quan của sinh viên y khoa Trường cỡ mẫu cuối cùng n = 356/(1 - 20%) = 445. Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch. Phương pháp tiến hành Chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng II. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP Nghiên cứu thử nghiệm trên 20 sinh viên bộ NGHIÊN CỨU công cụ thu thập số liệu. Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu viên điều chỉnh bảng câu hỏi từ Sinh viên ngành y khoa từ năm 1 đến năm những thông tin thu thập được và dùng kỹ thuật 6 hiện còn đang theo học tại Trường Đại học Y Cronbach’s Alpha để kiểm tra độ tin cậy và liên khoa Phạm Ngọc Thạch trong năm học 2022 quan giữa các biến quan sát trong bảng câu hỏi. 93
  3. Thái Lê Minh Trí. Tạp chí Y Dược học Phạm Ngọc Thạch. 2024; 3(3): 92-98 Gửi bộ công cụ thu thập số liệu đến danh sách Bảng 1. Tỉ lệ mất ngủ của sinh viên theo năm học sinh viên được chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng. Không Có mất Khóa Tổng Phân tích số liệu mất ngủ ngủ lớp cộng Tất cả số liệu được kiểm tra các giá trị khuyết (ISI 0-7) (ISI 8-28) và các giá trị ngoại lai trước khi phân tích. Số 25 52 77 liệu được phân tích với phần mềm SPSS 20.0. Y1 (32,5%) (67,5%) (100 %) Kiểm định mối liên hệ giữa độ mất ngủ với 29 45 74 khối lớp bằng kiểm định khuynh hướng. Hồi Y2 (39,2%) (60,8%) (100%) quy logistic được sử dụng để xác định mối liên quan giữa các biến độc lập và phụ thuộc. Kiểm 23 52 75 Y3 định thống kê có mức ý nghĩa là 5%. (30,7%) (69,3%) (100%) Y đức 33 56 89 Y4 Nghiên cứu có sự đồng thuận của đối tượng (37,1%) (62,9%) (100%) nghiên cứu và được thông qua Hội đồng Y đức 38 50 88 của Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch. Y5 (43,2%) (56,8%) (100%) 23 53 76 III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Y6 (30,3%) (69,7%) (100%) Trong số 610 phiếu thu về, có 479 phiếu đủ dữ kiện và được đưa vào phân tích chiếm tỉ lệ 171 308 479 Tổng 78,5%. (35,7%) (64,3%) (100%) Tỉ lệ mất ngủ của sinh viên Viết tắt: ISI: Insomnia Severity Index Bảng 2. Số giờ ngủ trung bỉnh của sinh viên Y1 Y2 Y3 Y4 Y5 Y6 P* Số giờ mean mean mean mean mean mean ngủ (±SD) (±SD) (±SD) (±SD) (±SD) (±SD) Tối 6,56 6,32 5,91 5,53 5,57 5,45
  4. Thái Lê Minh Trí. Tạp chí Y Dược học Phạm Ngọc Thạch. 2024; 3(3): 92-98 Bảng 4. Liên quan giữa mất ngủ và căng thẳng của sinh viên Không mất Có mất ngủ ngủ Tổng P* OR ISI 0 - 7 ISI 8 - 28 n (%) n (%) n (%) Căng thẳng thấp 24 (61,54) 15 (38,46) 39 (100) PSS10 0 - 13 Căng thẳng trung bình 4,041 145 (36,25) 255 (63,75) 400 (100) PSS10 14 - 27 0,001 (2,315 - 7,053) Căng thẳng cao 2 (5,00) 38 (95,00) 40 (100) PSS10 28 - 40 Tổng 171 (100) 308 (100) 479 (100) Mất ngủ và căng thẳng có mối liên quan với nhau với p = 0,001. Tình trạng căng thẳng tăng lên, odds mất ngủ tăng 4,041 lần. Qua phân tích hồi quy đơn biến, các yếu tố có liên quan đến mất ngủ gồm có căng thẳng (OR = 2,10; p = 0,01), áp lực học tập (OR = 1,64; p = 0,002), sức khỏe (OR = 1,31; p = 0,016), tình cảm nam nữ (OR = 1,24; p= 0,02) và uống cà phê (OR = 1,62; p = 0,02). IV. BÀN LUẬN 41,1% sinh viên mất ngủ dưới lâm sàng. Ở các Tỉ lệ mất ngủ của sinh viên Trường Đại học đối tượng này tuy chưa biểu hiện tình trạng mất Y khoa Phạm Ngọc Thạch là 64,3%, trong đó ngủ rõ ràng nhưng cũng là đối tượng đã có vấn 41,1% là các trường hợp mất ngủ dưới lâm sàng đề về giấc ngủ và rất có khả năng sẽ biểu hiện và 23,2% trường hợp mất ngủ trên lâm sàng. tình trạng mất ngủ nếu sinh viên không nhận Kết quả này cao hơn tỉ lệ sinh viên y khoa bị biết được và khắc phục sẽ có nguy cơ tiến triển mất ngủ qua các nghiên cứu tại Trường Đại học thành mất ngủ trên lâm sàng. Công tác khám Y Dược Huế (49,4%) và Đại học Y Dược Thành phát hiện tình trạng mất ngủ cũng như quá trình phố Hồ Chí Minh (52,8%) [2,3]. Sự khác biệt điều trị, tư vấn và theo dõi sẽ mất nhiều thời này có thể do công cụ khảo sát giấc ngủ mà gian và công sức của bác sĩ và sinh viên. Tuy các tác giả sử dụng, như hai tác giả Phạm Bá vậy, để có thể đào tạo ra các bác sĩ có đủ sức Thảo Ngân và Trần Ngọc Trúc Quỳnh và tác khỏe thể chất, tinh thần, đây là nhiệm vụ không giả Feng G sử dụng thang đo chất lượng giấc thể tránh khỏi của nhà trường, gia đình và bản ngủ Pittsburgh (Pittsburgh Sleep Quality Index- thân sinh viên. Giải quyết được vấn đề mất ngủ, PSQI) [3,4]. Trong nghiên cứu chúng tôi dùng nhà trường xem như đã góp phần cải thiện chất thang đo ISI (Insominia Severity Index), có thể lượng đội ngũ bác sĩ tương lai cho Thành phố là nguyên nhân dẫn đến kết quả khác nhau. Hồ Chí Minh và cả nước Việt Nam. Qua kết quả trên thấy rằng tỉ lệ sinh viên của Chúng tôi sử dụng thang đo PSS-10 Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch có (Perceived Stress Scale-10) để đánh giá tình mất ngủ trên lâm sàng là 23,2%, đây là một tỉ lệ trạng căng thẳng của sinh viên. Kết quả cho khá cao, cần được tư vấn và điều trị y khoa kịp thấy có 83,5% sinh viên Trường Đại học Y khoa thời trước khi để cho tình trạng này ảnh hưởng Phạm Ngọc Thạch thuộc nhóm căng thẳng mức đến quá trình học tập và sinh hoạt hằng ngày độ trung bình và 8,4% căng thẳng mức độ cao, của sinh viên. Nhà trường cần quan tâm và có chỉ có 8,1% sinh viên ở nhóm mức độ căng biện pháp làm giảm tình trạng mất ngủ trên lâm thẳng thấp. Kết quả này cao hơn nghiên cứu của sàng của sinh viên, vì đây sẽ là yếu tố làm giảm tác giả Backovic và cộng sự trên 367 sinh viên chất lượng đào tạo của nhà trường, tiếp đến sẽ y khoa tại Đại học y khoa Belgrade, Serbia khi làm giảm chất lượng đội ngũ bác sĩ trên địa bàn có 55,6% sinh viên có mức độ căng thẳng trên Thành phố Hồ Chí Minh. Bên cạnh đó còn có trung bình [5]. Kết quả này cũng có phần gợi ý 95
  5. Thái Lê Minh Trí. Tạp chí Y Dược học Phạm Ngọc Thạch. 2024; 3(3): 92-98 về tình trạng căng thẳng cao ở sinh viên Trường trình tham gia hỗ trợ của các em. Tâm lý của Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch. các em trong mùa dịch cũng bị tác động ít nhiều Điểm trung bình PSS-10 của sinh viên trường trong giai đoạn xã hội giãn cách. Các sinh viên Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch là 19,79 ± y khoa ở vị trí vừa đảm bảo kế hoạch đào tạo, 5,1, kết quả này cao hơn kết quả từ nghiên cứu hỗ trợ và chăm sóc người khác trong khi vẫn của tác giả Paiboonsithiwong trên 140 sinh viên có nguy cơ bị nhiễm bệnh. Các sinh viên chịu y khoa đại học Chiang Mai là 17,17 ± 5,3 [6]. áp lực hòa nhập vào tuyến đầu chiến đấu chống Từ đó có thể thấy tình trạng căng thẳng của sinh lại COVID-19 sau một khóa đào tạo ngắn hạn, viên trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch sinh viên y khoa hoạt động trong khu vực cách là một tình trạng nổi cộm, cần có sự quan tâm từ ly phải luôn giữ liên lạc chặt chẽ với bệnh nhân. gia đình và nhà trưởng trước khi tình trạng căng Điều này khiến các em lo lắng, căng thẳng và thẳng kéo dài, trở thành mãn tính hoặc chuyển chán nản. Các nghiên cứu khác cũng báo cáo thành các tình trạng khác nguy hiểm hơn như kết quả tương tự [9]. Bên cạnh đó, nghiên cứu trẩm cảm hay các bệnh lý tâm thần. còn chỉ ra được vấn đề thể chất và thói quen Khi tìm mối liên hệ giữa căng thẳng và mất vận động của sinh viên cũng ảnh hưởng đến sức ngủ, chúng tôi đã xác định được tình trạng căng khỏe của các em. Là một nhân viên làm trong thẳng có mối liên quan với mất ngủ với OR = lĩnh vực sức khỏe, thể trạng là một yếu tố quan 2,10 và p = 0,01. Kết quả của chúng tôi tương trọng để có thể chăm sóc cho bệnh nhân. Qua đồng với kết quả của tác giả Waqas và cộng sự nghiên cứu, chỉ có 52,2% sinh viên có tình trạng năm 2015 cho thấy mất ngủ và căng thẳng có dinh dưỡng bình thường, 14,4% suy dinh dưỡng mối liên quan có ý nghĩa thống kê với Chi bình và 33,4% thừa cân - béo phì. Theo sau đó, tỉ lệ phương = 5,48 với p < 0,05 [7]. Căng thẳng của sinh viên hoàn toàn không tập luyện thể dục thể sinh viên có thể đến từ nhiều vấn đề như học thao chiếm 40,9%, tỉ lệ sinh viên có tập nhưng tập, sức khỏe, vấn đề tài chính, các vấn đề trong không đủ với khuyến nghị của WHO là 43%, gia đình hay tình cảm nam nữ. Sau khi đưa vào chỉ có 16,1% sinh viên tập luyện đủ theo khuyến mô hình đa biến, các yếu tố học tập, sức khỏe nghị. Nghiên cứu của chúng tôi đã tìm ra mối và tình cảm nam nữ là các yếu tố tác động lên liên quan giữa vấn đề tình cảm nam nữ và mất yếu tố mất ngủ của sinh viên. Kết quả này tương ngủ. Một nghiên cứu của tác giả Aziz và cộng sự đồng với nghiên cứu của tác giả Backović DV năm 2020 trên sinh viên y khoa ở Pakistan cũng và cộng sự khi chỉ ra mối liên quan giữa căng cho ra kết quả tương tự khi cho thấy tình cảm thẳng từ học tập và tình trạng mất ngủ, đặc biệt với bạn học gây căng thẳng tâm lý và mất ngủ là yếu tố thi cử là yếu tố gây căng thẳng ở 63,1% cho sinh viên [10]. Nghiên cứu của tác giả Hill sinh viên Belgrade, Serbia [5]. Giáo dục đại học MR và cộng sự năm 2018 trên 1137 sinh viên y được biết là rất căng thẳng, và sinh viên y khoa khoa bang Floria, Mỹ cũng chỉ ra tình cảm nam dễ bị căng thẳng hơn sinh viên các ngành nghề nữ là một yếu tố gây stress và rối loạn giấc ngủ khác [8]. Giáo dục y tế luôn được coi là lĩnh cho sinh viên [11]. Đối tượng trong nghiên cứu vực hấp dẫn ở hầu hết các nền văn hóa trên toàn đều trên 18 tuổi, là độ tuổi có nhu cầu về tình thế giới, tuy nhiên, cũng là lĩnh vực căng thẳng cảm nam nữ và sự hấp dẫn giới tính, do đó đây do yêu cầu học thuật cao, giờ học nhiều và liên cũng là vấn đề sinh viên gặp phải trong thời gian tục, đối diện với các vấn đề sinh tử. Vậy nên, học đại học và cũng là nhu cầu chính đáng của đây cũng là vấn đề sinh viên Trường Đại học sinh viên. Tuy nhiên, nếu không có kinh nghiệm Y khoa Phạm Ngọc Thạch gặp phải. yếu tố sức và không được chia sẻ, sinh viên dễ bị sao nhãng khỏe làm tăng khả năng mất ngủ lên 1,31 lần với việc học, mất tập trung, ảnh hưởng kết quả học p = 0,01 (KTC 95%, 1,05 - 1,63). Trong đại dịch tập, dẫn đến căng thẳng. COVID-19, sinh viên y khoa phải bảo đảm học Qua phân tích đơn biến, các yếu tố khối trực tuyến và cùng lúc tham gia công tác chống lượng học tập, áp lực điểm số, áp lực thi cử dịch trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Trong và phương pháp học tập có liên quan đến việc quá trình đó, sức khỏe của sinh viên ít nhiều bị mất ngủ của sinh viên với p < 0,05. Cụ thể khối ảnh hưởng từ mắc bệnh COVID-19 hoặc từ lịch lượng học tập làm tăng khả năng nguy cơ mất 96
  6. Thái Lê Minh Trí. Tạp chí Y Dược học Phạm Ngọc Thạch. 2024; 3(3): 92-98 ngủ với OR = 1,749 (KTC 95%, 1,404 - 2,177), thuộc nhóm căng thẳng mức độ trung bình và áp lực điểm số làm tăng nguy cơ mất ngủ OR = 8,4% căng thẳng mức độ cao. 1,500 (KTC 95%, 1,269 - 1,774), thiếu phương Tình trạng mất ngủ của sinh viên liên quan pháp học tập làm tăng nguy cơ mất ngủ với OR đến các yếu tố căng thẳng với OR = 2,10 và p = = 1,347 (KTC 95%, 1,146 - 1,584), áp lực thi 0,01, áp lực học tập với OR = 1,64 và p = 0,002, cử làm tăng nguy cơ mất ngủ với OR = 1,238 sức khỏe với OR = 1,31 với p = 0,016, tình cảm (KTC 95%, 1,063 - 1,442). Điều này tương nam nữ với OR = 1,24 và p = 0,02 và uống cà đồng với kết quả từ nghiên cứu trên sinh viên phê với OR = 1,62 và p = 0,02. Pakistan năm 2015 của tác giả Waqas và cộng sự khi chỉ ra mối liên quan giữa giấc ngủ và áp TÀI LIỆU THAM KHẢO lực học tập, chương trình học tập [5]. Sinh viên 1. Phuong Thi Mai, Hien Thi Bui. The prevalence y khoa là đối tượng chịu nhiều áp lực từ khối of insomnia and characteristics of sleep lượng học tập lớn, công việc đòi hỏi tính chịu patterns collected from sleep diary among trách nhiệm với xã hội đồng thời yêu cầu tính medical students of University of Medicine chính xác cao. Do đó trong quá trình đào tạo, and Pharmacy at Ho Chi Minh City, Vietnam. sinh viên khó tránh được tình trạng căng thẳng, MedPharmRes. 2021;5(3). (49) đặc biệt trong các giai đoạn thi cử nhiều môn 2. Phạm Bá Bảo Ngân. Nghiên cứu chất lượng trong thời gian ngắn vừa phải đảm bảo học cá giấc ngủ của sinh viên hệ chính quy trường môn mới và đi thực hành lâm sàng. Tuy kết quả Đại học y Dược Huế. Tạp chí y dược học. phân tích đa biến không thể hiện sự liên quan 2015; 2017;27(8):109 (8) độc lập với mất ngủ nhưng đây cũng có giá trị 3. Trần Ngọc Trúc Quỳnh. Chất lượng giấc ngủ tham khảo cho Nhà trường trong việc cải thiện và các yếu tố liên quan ở sinh viên ngành y phương pháp đào tạo từ đó nâng cao chất lượng học dự phòng Đại học y dược Thành phố Hồ đào tạo sinh viên. Chí Minh. Luận văn thạc sĩ Đại học y dược Nghiên cứu của chúng tôi đã tìm ra mối liên TP.HCM. 2015; 206;20(1):261-267. (9) quan giữa việc sử dụng cà phê và tình trạng mất 4. Feng G, Chen J, yang X. Study on the status ngủ ở sinh viên y khoa Trường Đại học Y khoa and quality of sleep-related influencing Phạm Ngọc Thạch, với việc uống cà phê làm factors in medical college students. tăng nguy cơ mất ngủ lên 1,62 lần với p < 0,05. Zhonghua Liu Xing Bing Xue Za Zhi. 2005; Lí giải cho vấn đề này, trong cà phê có chứa 26:328-331. (41) caffeine có tác dụng hưng phấn thần kinh, từ đó 5. Sing Cy, Wong WS. Prevalence of insomnia dẫn đến tình trạng ngủ trễ hơn, giấc ngủ ngắn and its psychosocial correlates among hơn và chất lượng giấc ngủ kém, ngủ không hiệu college students in Hong Kong. J Am Coll quả. Giai đoạn ngủ sóng chậm trên điện não đồ Health. 2010;59(3):174-182. doi:10.1080/0 giảm trong khi pha 1-giai đoạn thức giấc và kích 7448481.2010.497829 (68) thích tăng lên, quan sát này cũng thiết lập mối 6. Alqudah M, Balousha SAM, Al-Shboul O, quan hệ đáp ứng theo liều giữa lượng caffeine Al-Dwairi A, Alfaqih MA, Alzoubi KH. và thời gian thức giấc và kích thích [12]. Insomnia among Medical and Paramedical Students in Jordan: Impact on Academic V. KẾT LUẬN Performance. Biomed Res Int. 2019; Qua nghiên cứu này, chúng tôi xác định 2019:7136906. Published 2019 Oct 31. được tỉ lệ mất ngủ của sinh viên Y khoa Trường doi:10.1155/2019/7136906 (69) Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch là 64,3%, 7. Waqas A, Khan S, Sharif W, et al. Association trong đó 41,1% là các trường hợp mất ngủ dưới of academic stress with sleeping difficulties lâm sàng và 23,2% trường hợp mất ngủ trên in medical students of a Pakistani medical lâm sàng. Thời gian ngủ trung bình của sinh school: a cross sectional survey. PeerJ. viên là 6,64 giờ (± 1,38) và 91,4% sinh viên 2015; 3:e840. (53) có tình trạng buồn ngủ ngày. Có 83,5% sinh 8. Paiboonsithiwong S, Kunanitthaworn viên Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch N, Songtrijuck N, Wongpakaran N, 97
  7. Thái Lê Minh Trí. Tạp chí Y Dược học Phạm Ngọc Thạch. 2024; 3(3): 92-98 Wongpakaran T. Learning styles, academic their undergraduate medical education? A achievement, and mental health problems qualitative exploratory study. Pak J Med among medical students in Thailand. Sci. 2020;36(5):1020-1024. doi:10.12669/ J Educ Eval Health Prof. 2016;13:38. pjms.36.5.2267 (71) Published 2016 Oct 31. doi:10.3352/ 11. Hill MR, Goicochea S, Merlo LJ. In their jeehp.2016.13.38 (67) own words: stressors facing medical 9. Kontoangelos K, Economou M, students in the millennial generation. Med Papageorgiou C. Mental Health Effects of Educ Online. 2018;23(1):1530558. doi:10.1 COVID-19 Pandemia: A Review of Clinical 080/10872981.2018.1530558 (72) and Psychological Traits. Psychiatry 12. lark I, Landolt HP. Coffee, caffeine, C Investig. 2020;17(6):491-505. doi:10.30773/ and sleep: A systematic review of pi.2020.0161 (70) epidemiological studies and randomized 10. ziz A, Mahboob U, Sethi A. What A controlled trials. Sleep Med Rev. 2017; problems make students struggle during 31:70-78. (64) 98
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0