intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tiếp cận dư luận xã hội với tư cách một hiện tượng văn hóa

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

9
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Dư luận xã hội là lĩnh vực nghiên cứu đang ngày càng được quan tâm. Bài viết Tiếp cận dư luận xã hội với tư cách một hiện tượng văn hóa trình bày vài nét về ngành nghiên cứu văn hóa; Mối quan hệ giữa văn hóa và quyền lực; Khung văn hóa.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tiếp cận dư luận xã hội với tư cách một hiện tượng văn hóa

  1. Tiếp cận dư luận xã hội với tư cách một hiện tượng văn hóa Nguyễn Giáo(*) Lê Thị Thùy Ly(**) Tóm tắt: Dư luận xã hội là lĩnh vực nghiên cứu đang ngày càng được quan tâm. Việc xem xét dư luận xã hội dưới nhiều góc độ khác nhau sẽ đem lại sự nhận thức toàn diện về đối tượng và đáp ứng được yêu cầu về tính liên ngành đang được đặt ra trong nghiên cứu khoa học xã hội hiện nay. Vì thế, tiếp cận dư luận xã hội dưới góc độ nghiên cứu văn hóa là sự bổ sung đáng chú ý bên cạnh các cách tiếp cận quen thuộc khác như xã hội học, tâm lý học và chính trị học. Khi tìm hiểu dư luận xã hội dưới góc độ nghiên cứu văn hóa, cần: i) hướng đến ý nghĩa hành vi của chủ thể; ii) đặt dư luận xã hội vào mối liên hệ với quyền lực; iii) đặt dư luận xã hội vào khung văn hóa. Từ khóa: Dư luận xã hội, Hiện tượng văn hóa, Tiếp cận, Nghiên cứu văn hóa Adstract: Public opinion is receiving increasing research interest. Through various perspectives, it provokes a comprehensive awareness of the subject and satisfies interdisciplinary requirements being posed in current social-scientific research. Therefore, in addition to familiar approaches by sociology, psychology and politics, exploring public opinion from the perspective of cultural studies shall also make a significant contribution. To understand public opinion from the perspective of cultural studies, it’s necessary to: i) focus on the meaning of the subject’s behavior; ii) put public opinion in relation to power; iii) put public opinion in the cultural framework. Keywords: Public Opinion, Cultural Phenomenon, Approach, Cultural Studies 1. Đặt vấn đề1 nhiên, dư luận xã hội không chỉ là một hiện Dư luận xã hội (cũng hay được gọi tắt tượng xã hội mà còn là một hiện tượng văn là dư luận) trước đây thường được nghiên hóa. Với việc tìm hiểu dư luận xã hội dưới cứu với tư cách là một hiện tượng xã hội góc độ nghiên cứu văn hóa, chúng ta có và là đối tượng quan tâm của các ngành xã thể khám phá ra nhiều chiều cạnh hơn nữa hội học, tâm lý học và chính trị học. Tuy của nó. 2. Vài nét về ngành nghiên cứu văn hóa (*) TS., Viện Nghiên cứu Văn hóa, Viện Hàn lâm Ngành nghiên cứu văn hóa (Cultural Khoa học xã hội Việt Nam; Studies) là một ngành khoa học nổi lên ở Email: nguyengiao76@gmail.com (**) TS., Viện Nghiên cứu Văn hóa, Viện Hàn lâm phương Tây, đặc biệt là Anh, vào giữa thế Khoa học xã hội Việt Nam; kỷ XX. Mối quan tâm của ngành nghiên Email: lethithuyly@gmail.com cứu văn hóa là văn hóa phổ thông hay văn
  2. 48 Thông tin Khoa học xã hội, số 11.2022 hóa của những người thuộc tầng lớp bình trị, mà là một lĩnh vực quan trọng của các dân. Điều này được thể hiện ngay từ những hành động và can thiệp xã hội - nơi những nghiên cứu đầu tiên - các công trình của mối quan hệ quyền lực được hình thành. Hoggart (1957), Williams (1958, 1961) Nói cách khác, ngành khoa học này xem tất và Thompson (1963). Đặc biệt, công trình cả các khía cạnh của văn hóa đều liên quan của Thompson - The making of English tới/ẩn chứa trong các mối quan hệ quyền working class (Sự hình thành tầng lớp lao lực. Quyền lực, vì thế, trở thành một khái động Anh) - trở nên rất nổi tiếng với cái niệm trung tâm của ngành. Quan niệm về nhìn “từ dưới lên”, trong đó tác giả xem quyền lực trong ngành nghiên cứu văn hóa công nhân, trái với quan niệm phổ biến từ chịu ảnh hưởng đáng kể bởi lý thuyết về tri trước, là những người có năng lực chủ thể thức và quyền lực của Foucault trong các (agency) và là những người có sức mạnh công trình: Madness and civilization (Bệnh tạo nên giai cấp của chính mình. Tiếp nối điên và văn minh,1961), The birth of the truyền thống được mở ra từ những học giả clinic (Sự ra đời của phòng khám, 1963), ban đầu đó, mối quan tâm chủ đạo hiện nay The order of things (Trật tự của sự vật, của ngành nghiên cứu văn hóa vẫn là tầng 1966), Archaeology of knowledge (Khảo cổ lớp dưới hay những người yếu thế. Điều học tri thức, 1969)... Trong các công trình mà ngành hướng tới là tạo điều kiện nhiều này, Foucault cho rằng, những người nắm hơn nữa để họ - những con người không có quyền lực trong xã hội đã sản sinh ra các tiếng nói hoặc tiếng nói nhỏ bé - được cất “tri thức” về những người không có quyền lên tiếng nói của mình, trên quan điểm xem lực và đến lượt mình, các “tri thức” này lại họ là những chủ thể có tính tự quyết đối với tạo ra quyền lực. Mặc dù vậy, cũng theo hành vi của mình, khác với cách tiếp cận Foucault, quyền lực không chỉ đến từ kẻ thuần túy “từ bên ngoài” vốn cho rằng chủ mạnh. Bên cạnh quyền lực từ trên xuống, thể văn hóa không thực sự ý thức được lý còn tồn tại một thứ quyền lực từ dưới lên. do khiến họ làm cái việc mà họ đã làm và Kẻ yếu cũng có quyền lực của mình, đó vì thế không phải/không được là người có là quyền phản kháng. Tóm lại, Foucault thẩm quyền trả lời về hành vi đó. cho rằng quyền lực tồn tại ở khắp mọi nơi, Từ góc nhìn của ngành nghiên cứu không phải vì nó nắm giữ mọi thứ mà vì nó văn hóa, việc nghiên cứu dư luận xã hội đến từ mọi ngõ ngách. cần gắn với việc tìm hiểu ý nghĩa hành vi Trên thực tế, việc tìm hiểu quyền lực của chủ thể dư luận và phân tích xem nó từ dưới lên hay quyền phản kháng đã là gợi ra những vấn đề gì về xã hội. Rất trùng chủ đề thu hút sự quan tâm của nhiều công hợp là chủ thể dư luận lại thường là những trình mà ngành nghiên cứu văn hóa xem là nhóm xã hội ngoài lề/dễ bị tổn thương - đối quan trọng. Trong đó, nổi tiếng nhất có lẽ tượng được coi là trọng điểm nghiên cứu là công trình của Scott (1985) - Weapons của ngành. of the weak: Everyday forms of peasant 3. Mối quan hệ giữa văn hóa và quyền lực resistance (Vũ khí của kẻ yếu: Các hình Mối quan hệ giữa văn hóa và quyền lực thức phản kháng hằng ngày của nông dân), là chủ đề xuyên suốt của ngành nghiên cứu bàn về sự chống đối của người nông dân văn hóa. Trái với quan điểm truyền thống, nghèo đối với “kẻ mạnh” ở Sedaka, bang văn hóa theo quan điểm của ngành nghiên Kedah, Malaysia. Công trình này cho thấy, cứu văn hóa không có nghĩa là những giá những người yếu thế đã thực thi quyền lực
  3. Tiếp cận dư luận xã hội… 49 của mình như thế nào và các kết quả mà quan phương, tác động của nó tới hiện thực họ đạt được. Gần gũi với chúng ta hơn, có được triển khai dựa trên cơ sở một áp lực thể kể đến các công trình của Kerkvliet về xã hội. Thành viên những nhóm xã hội sản sự phản ứng của người nông dân Việt Nam sinh ra dư luận xã hội về bản chất là những đối với thể chế hợp tác xã - sự phản ứng người không có thẩm quyền xác định đâu đã góp phần quan trọng dẫn đến chính sách là “sự thật”, do vậy họ chỉ có thể dùng dư Khoán 10 của Nhà nước Việt Nam. Cụ thể luận như một thứ sức mạnh thúc đẩy quá là các công trình: Village-state relation in trình kiến tạo “sự thật” (của những người Vietnam: The effects of everyday politics on có quyền lực) theo hướng mà họ chờ đợi. decllectivization (Mối quan hệ làng - nước Bằng việc tạo ra dư luận, họ mong muốn ở Việt Nam: Ảnh hưởng của nền chính trị làm thay đổi hiện thực khi mà - dù sao hằng ngày với sự giải tập thể hóa, 1995), chăng nữa - dư luận luôn tiềm tàng khả Agrarian transformations in China and năng khiến người nắm quyền lực phải có Vietnam (Đổi mới nông nghiệp ở Trung những điều chỉnh để đáp ứng nó. Tác động Quốc và Việt Nam, 1998), Authorities and của dư luận tới hiện thực nhìn chung diễn the people: An analysis of state-society ra ở những mức độ khác nhau, nhưng nó có relations in Vietnam (Chính quyền và người thể rất đáng kể. Chẳng hạn, năm 1998, tập dân: Một phân tích về quan hệ nhà nước đoàn kinh tế Formosa Plastics (Đài Loan) - xã hội ở Việt Nam, 2003), The power đã xuất khẩu trái phép hàng ngàn tấn chất of everyday politics: How Vietnamese thải công nghiệp độc hại sang Campuchia. peasants transformed national policy (Sức Dư luận bùng nổ sau đó ở Campuchia đã mạnh của nền chính trị hằng ngày: Người khiến Formosa Plastics phải đưa toàn bộ nông dân Việt Nam đã thay đổi chính sách lượng chất thải này trở lại nơi xuất phát, và của Nhà nước như thế nào, 2005)... Ở các bị mang tiếng khắp thế giới như là một tập công trình này, Kerkvliet cho rằng, thông đoàn kinh tế tàn phá môi trường. Năm 2011, qua các hành vi chính trị hằng ngày, những làn sóng phản đối của người dân Nhật Bản người nông dân đã khiến việc phi tập thể trước những phát biểu thể hiện sự thiếu cảm hóa trở thành hiện thực tại địa phương mình thông của Bộ trưởng Bộ Kinh tế, Thương từ trước khi có sự đồng ý chính thức từ nhà mại và Công nghiệp Yoshio Hachiro đối nước, và chính điều này (chứ không phải với vùng đất vừa trải qua thiên tai (vùng những ảnh hưởng của các cuộc cải cách Fukushima) đã khiến ông này buộc phải từ vào cuối những năm 1970 ở Trung Quốc và chức dù mới được bổ nhiệm vẻn vẹn một giữa thập niên 1980 ở Liên Xô) mới là tác tuần. Vài năm sau, năm 2014, trước sức ép nhân chủ yếu của sự ra đời chính sách Đổi từ dư luận, Thứ trưởng phụ trách vấn đề di mới tại Việt Nam. dân của Anh là Mark Harper cũng rơi vào Dư luận xã hội, có thể nói, là một dạng tình trạng tương tự khi thuê mướn một lao quyền lực của các nhóm xã hội yếu thế. Nó động nhập cư không có giấy phép. Thậm mang tính chính trị cao vì thường liên quan chí, vào năm 2017, dư luận dữ dội ở Hàn đến những xung đột về tư tưởng, đạo đức Quốc về những bê bối tham nhũng của hay lợi ích kinh tế giữa một cộng đồng với đương kim Tổng thống Park Geun-hye đã một chính sách hoặc với một biểu tượng dẫn đến việc bà bị phế truất. Tóm lại, dư hàm chứa một giá trị. Dư luận xã hội là thứ luận chính là quyền lực của kẻ yếu - việc nằm ngoài những hệ thống chính trị - xã hội tạo ra dư luận là cách thành viên của những
  4. 50 Thông tin Khoa học xã hội, số 11.2022 nhóm này đối phó với một thực trạng mà ép dư luận về sai phạm liên quan đến bạo họ vốn không có quyền lực chính thức/hợp hành trẻ em. Dư luận xung quanh việc cho pháp để can thiệp1. Nói cách khác, quá trình thuê đất đặc khu kinh tế ở những vị trí sản sinh và phát triển dư luận chính là quá trọng điểm về quốc phòng đã khiến Quốc trình người yếu thế cố gắng tác động tới một hội tạm hoãn việc thông qua luật liên quan “sự thật” đang tồn tại với mục đích cải tạo trong năm 2018. Dư luận về việc chặt cây “sự thật” đó. Tuy vậy, như ta thấy, quyền xanh một số năm trước ở Hà Nội đã khiến lực của kẻ yếu không phải luôn luôn yếu. chính quyền Hà Nội phải ngừng ngay việc Hiện nay, phổ biến hơn cả tại Việt Nam này. Còn dư luận về những tiêu cực trong là những dư luận liên quan đến mối quan hệ vụ giải tỏa đất đai ở Thủ Thiêm, thành phố với nước láng giềng Trung Quốc, đến chính Hồ Chí Minh năm 2018 dẫn đến việc các sách đất đai, đến việc bổ nhiệm cán bộ, đến lãnh đạo cao nhất quyết định can thiệp và tình trạng ô nhiễm môi trường, đến các vấn Ủy ban nhân dân thành phố đã phải xin lỗi nạn của những ngành nghề có ảnh hưởng cũng như lên phương án bồi thường cho xã hội lớn như y tế, giáo dục... Dư luận người dân2. Rõ ràng, cùng với sự phát triển đang ngày càng trở thành một kênh phản bùng nổ của công nghệ thông tin và sự gia biện được quan tâm và vì thế ngày càng có tăng ý thức dân chủ, dư luận đang thực sự sức nặng. Dư luận về việc nâng đỡ “không trong sáng”, bổ nhiệm khuất tất một nhân 2 Xem: Chí Hiếu (2017), “Cách tất cả chức vụ trong vật ở Sở Xây dựng tỉnh Thanh Hóa đã khiến Đảng của Phó chủ tịch Thanh Hóa Ngô Văn Tuấn”, Ủy ban Kiểm tra Trung ương vào cuộc và Thanh niên ngày 17/12/2017, https://thanhnien.vn/ cach-tat-ca-chuc-vu-trong-dang-cua-pho-chu-tich- cuối năm 2017, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân thanh-hoa-ngo-van-tuan-post719007.html, truy cập dân tỉnh Thanh Hóa bị kỷ luật với hình thức ngày 28/7/2022; Thái Sơn (2018), “Cách chức cách chức tất cả chức vụ trong Đảng (và Phó chủ tịch Thanh Hóa nâng đỡ hotgirl không sau đó là mất chức vụ chính quyền). Cùng trong sáng”, Thanh niên ngày 18/01/2018, https:// năm, một trường mầm non có tên Sen Vàng thanhnien.vn/cach-chuc-pho-chu-tich-tinh-thanh- hoa-nang-do-hotgirl-khong-trong-sang-post727484. ở Hà Nội đã phải xin tự giải thể trước sức html, truy cập ngày 28/7/2022; Quỳnh Trang (2017), “Mầm non Sen Vàng xin giải thể sau vụ cô giáo 1 Xem: Mai Anh (2016), “Formosa từng đổ hàng bạo hành trẻ”, VnExpress ngày 07/02/2017, https:// nghìn tấn chất độc ở Campuchia”, Zingnews ngày vnexpress.net/mam-non-sen-vang-xin-giai-the-sau- 25/4/2016, https://zingnews.vn/formosa-tung-do- vu-co-giao-bao-hanh-tre-3537748.html, truy cập hang-nghin-tan-chat-doc-o-campuchia-post644800. ngày 28/7/2022; Võ Hải - Hoài Thu (2018), “Hơn html, truy cập ngày 25/7/2022; “Bộ trưởng Nhật bị 85% đại biểu Quốc hội đồng ý lùi Luật Đặc khu”, chỉ trích do “phát biểu quá đà””, Kinh tế & Đô thị VnExpress ngày 11/6/2018, https://vnexpress.net/ ngày 10/9/2011, https://kinhtedothi.vn/bo-truong- hon-85-dai-bieu-quoc-hoi-dong-y-lui-luat-dac- nhat-bi-chi-trich-do-phat-bieu-qua-da.html, truy khu-3761712.html, truy cập ngày 28/7/2022; Hoàng cập ngày 25/7/2022; “Bộ trưởng Anh mất chức Vân (2015), “Hà Nội dừng chặt cây xanh, Sở Xây vì thuê người nhập cư bất hợp pháp”, Vietnam+ dựng phải kiểm điểm”, Pháp luật thành phố Hồ ngày 09/02/2014, https://www.vietnamplus.vn/bo- Chí Minh ngày 20/3/2015, https://plo.vn/ha-noi- truong-anh-mat-chuc-vi-thue-nguoi-nhap-cu-bat- dung-chat-cay-xanh-so-xay-dung-phai-kiem-diem- hop-phap/243060.vnp, truy cập ngày 25/7/2022; post326965.html, truy cập ngày 28/7/2022; Ngọc “Kết cục bi thảm của cựu Tổng thống Park Geun- Hậu (2018), “Chủ tịch UBND TP. HCM xin lỗi hye”, Báo Điện tử Chính phủ ngày 31/3/2017, người dân khu đô thị mới Thủ Thiêm”, VnExpress https://baochinhphu.vn/ket-cuc-bi-tham-cua-cuu- ngày 10/6/2016, https://vnexpress.net/chu-tich-ubnd tong-thong-park-geun-hye-102218764.htm, truy cập -tp-hcm-xin-loi-nguoi-dan-khu-do-thi-moi-thu- ngày 25/7/2022. thiem-3417710.html, truy cập ngày 28/7/2022.
  5. Tiếp cận dư luận xã hội… 51 là một quyền lực đáng chú ý trong xã hội một hành vi sản sinh ra dư luận, các nhóm Việt Nam hiện đại. khác nhau sẽ có những sự biểu hiện khác 4. Khung văn hóa nhau. Cùng phản ứng trước các chính sách Hành vi của những con người cụ thể về đất đai của chính quyền, những nông trong một nhóm xã hội cụ thể đều mang dân người Kinh thường quan tâm đến khía trong nó một khung văn hóa. Điều đó có liên cạnh kinh tế (ví dụ như mức giá đền bù cho quan đến khái niệm habitus của Bourdieu - việc bị thu hồi ruộng vườn đang canh tác) khái niệm nền tảng trong lý thuyết của ông còn những nông dân của các sắc tộc thiểu về thực hành xã hội. Khái niệm vừa nêu số lại quan tâm nhiều hơn đến khía cạnh phi được Bourdieu sử dụng để chỉ việc tái sản kinh tế (ví dụ như sự tổn thất trong đời sống xuất của các khuynh hướng văn hóa và xã tín ngưỡng do mất đi không gian thiêng). hội, những gì mà chúng ta được thừa hưởng Cùng phản ứng trước sự kiện một ca sĩ nổi từ cộng đồng mà mình thuộc về. Nó nhấn tiếng gốc Quảng Bình công khai cặp kè với mạnh đến sự học hỏi, sự xã hội hóa của các “đại gia” đã có vợ, những người phụ nữ của hành vi văn hóa. Theo Bourdieu (1990: 77), giới văn phòng đã chọn cách lên tiếng qua mỗi cá nhân đều mang tính xã hội và tập các diễn đàn mạng và qua đó dần tạo nên thể, và habitus là tính chủ thể được xã hội một phong trào tẩy chay lớn của giới này hóa - cơ sở cho các hành vi mà cá nhân thực trong vài năm kể từ năm 2015, còn những hành trong đời sống của họ. Cũng chính vì người phụ nữ bình dân thì dành sự nhiệt tác động của habitus, các chủ thể “sẽ hành tình cho việc bàn tán tại những nơi công động theo những cách thức nhất định”, cộng mà họ có mặt. Cùng phản ứng trước nghĩa là có thể dự đoán. Nguyên tắc trên là vụ việc tranh chấp tài sản dẫn đến bạo lực rất quan trọng trong việc thấu hiểu hành vi giữa chị gái và em trai trong một gia đình của mỗi chủ thể dưới góc nhìn nghiên cứu ở huyện Gia Lâm, Hà Nội cách đây một số văn hóa. Mặc dù ngành nghiên cứu văn hóa năm, trong khi người dân ở các làng nông chú ý đến tính tự quyết, tính tự quyết ấy nghiệp lân cận tỏ thái độ phê phán người được xem là không thể tách rời một khung con gái về việc “dám” đòi thừa kế thì người văn hóa nhất định khi mà con người không dân ở ngôi làng buôn nổi tiếng của huyện thể tách rời văn hóa mà anh ta được học. này là Ninh Hiệp lại tỏ thái độ ủng hộ vì Như vậy, hiểu được văn hóa của những con từ trong quá khứ, làng đã có truyền thống người cụ thể, ta sẽ hiểu sâu được ý nghĩa coi trọng vị thế và quyền lợi của người phụ hành vi mà họ thực hành. Việc tìm hiểu ý nữ. Cùng phản ứng trước những lễ hội nhạy nghĩa của hành vi đặt trong bối cảnh văn cảm liên quan đến ứng xử với động vật như hóa tập trung vào các yếu tố sau: i) quan Lễ hội chém lợn Ném Thượng (Bắc Ninh) điểm; ii) mục đích; iii) cách thực hiện của hay Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn (Hải Phòng), chủ thể hành vi. Lý do là văn hóa mà mỗi một số người thể hiện quan điểm tiến hóa con người được học và thực hành trong luận (evolutionism) khi xem các lễ hội này cuộc sống thường có sự chi phối lớn nhất là lạc hậu, dã man, phi thẩm mỹ, phản giáo đến những yếu tố này. dục và cho rằng cần sớm loại bỏ chúng khỏi Với việc tìm hiểu về dư luận xã hội ở xã hội hiện đại, trong khi một số người Việt Nam, nếu phân loại các nhóm xã hội khác thể hiện quan điểm tương đối luận theo đặc tính (sắc tộc, giai tầng, địa phương, (relativism) khi xem chúng là những thực thế giới quan, v.v...) thì có thể thấy ở cùng hành gắn với tín ngưỡng của cộng đồng,
  6. 52 Thông tin Khoa học xã hội, số 11.2022 mang mục đích cầu cho “dân an vật thịnh” 4. Foucault, M. (1966/ 2005), The order và vì thế nằm trong quyền thể hiện bản sắc of things, Routledge, London. văn hóa của người dân1. Như vậy, nội dung 5. Foucault, M. (1969/ 2013), Archaeology (các vấn đề quan tâm của mỗi nhóm), hình of knowledge, Routledge, London. thức (truyền miệng hay qua các phương 6. Hoggart, R. (1957), The uses of tiện truyền thông), mức độ (căng thẳng literacy: Aspects of working class life, hay ôn hòa)... của dư luận ít nhiều sẽ bị tác Chatto & Windus, London. động bởi những khung văn hóa khác nhau. 7. Kerkvliet, B. (1995), “Village-state Những điều này là có thể dự đoán được dựa relation in Vietnam: The effects of trên nét đặc thù của từng nhóm. everyday politics on decllectivization”, 5. Kết luận Journal of Asian Studies, Vol. 54, Tóm lại, với việc tìm hiểu dư luận xã No. 2, p. 396-418. hội dưới góc độ nghiên cứu văn hóa, chúng 8. Kerkvliet, B. (1998), “Agrarian ta cần: hướng đến chủ thể (tập trung tìm transformations in China and Vietnam”, hiểu về ý nghĩa hành vi của chủ thể); đặt The China Journal, No. 40, p. 37-58. nó vào mối liên hệ với quyền lực; và đặt 9. Kerkvliet, B. (2003), “Authorities and nó vào khung văn hóa. Việc xem xét dư the people: An analysis of state-society luận xã hội dưới nhiều góc độ khác nhau sẽ relations in Vietnam”, in: Luong Van đem lại sự nhận thức toàn diện hơn về nó, Hy (ed., 2003), Postwar Vietnam: vì thế tiếp cận dư luận xã hội dưới góc độ Dynamics of a transforming society, nghiên cứu văn hóa sẽ là một sự bổ sung Institute of Southeast Asian Studies, hữu ích bên cạnh những cách tiếp cận khác. Singapore. Điều đó cũng đáp ứng yêu cầu về tính liên 10. Kerkvliet, B. (2005), The power of ngành, xuyên ngành đang được đặt ra trong everyday politics: How Vietnamese nghiên cứu khoa học xã hội hiện nay  peasants transformed national policy, Cornell University Press, Ithaca - Tài liệu tham khảo London. 1. Bourdieu, P. (1990), In other words: 11. Kerkvliet, B. (2006), “Agricultural Essays towards a reflexive sociology, land in Vietnam: Markets tempered Polity, Cambridge. by family, community and socialist 2. Foucault, M. (1961/ 2003), Madness Practices”, Journal of Agrarian and civilization, Routledge, London. Change, Vol. 6, No. 3, p. 285-305. 3. Foucault, M. (1963/ 2003), The birth of 12. Scott, J.C. (1985), Weapons of the weak: the clinic, Routledge, London. Everyday forms of peasant resistance, Yale University Press, New Haven and 1 Xem: Hải Bình (2016), “Hà Hồ gần như mất tích London. sau scandal với đại gia kim cương”, Ngôi sao ngày 24/02/2016, https://ngoisao.vnexpress.net/ha-ho- 13. Thompson, E. (1963), The making gan-nhu-mat-tich-sau-scandal-voi-dai-gia-kim- of English working class, Gollancz, cuong-3359733.html, truy cập ngày 28/7/2022; London. Quỳnh Phương - Hoàng Anh (2015), Tranh cãi gay 14. Williams, R. (1958), Culture and gắt quanh lễ hội chém lợn ở Ném Thượng, https:// vnexpress.net/tranh-cai-gay-gat-quanh-le-hoi- society, Chatto & Windus, London. chem-lon-o-nem-thuong-3141206.html, truy cập 15. Williams, R. (1961), The long ngày 28/7/2022. revolution, Chatto & Windus, London.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2