Tiểu luận: Ảnh hưởng của xâm nhập mặn đến an ninh lương thực tỉnh Kiên Giang năm 2014 – 2015
lượt xem 64
download
Tiểu luận: Ảnh hưởng của xâm nhập mặn đến an ninh lương thực tỉnh Kiên Giang năm 2014 – 2015 nêu lên tổng quan về xâm nhập mặn và an ninh lương thực; thực trạng xâm nhập mặn tỉnh Kiên Giang; nguyên nhân dẫn đến tình trạng xâm nhập mặn; hậu quả của xâm nhập mặn đến an ninh lương thực của tỉnh Kiên Giang; giải pháp.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tiểu luận: Ảnh hưởng của xâm nhập mặn đến an ninh lương thực tỉnh Kiên Giang năm 2014 – 2015
- TRƯƠNG ĐAI HOC CÂN TH ̀ ̣ ̣ ̀ Ơ VIÊN NGHIÊN C ̣ ƯU PHAT TRIÊN ĐBSCL ́ ́ ̉ TIỂU LUẬN ẢNH HƯỞNG CỦA XÂM NHẬP MẶN ĐẾN AN NINH LƯƠNG THỰC TỈNH KIÊN GIANG NĂM 2014 – 2015 Châu Thị Cẩm Hường MSSV : B1400023 Ngành học : Phát triển nông thôn 1
- CÂN TH ̀ Ơ – 2016 2
- DANH SÁCH BẢNG Bảng 1. Mực nước đo được tại các trạm từ ngày 10 – 21/04/2014..........................3 Bảng 2. Số liệu đo mặn tại các tuyến kênh đo từ ngày 10 – 21/04/2014..................3 i
- MỤC LỤC DANH SÁCH BẢNG....................................................................................................i 1. GIỚI THIỆU............................................................................................................ 1 2. NỘI DUNG .............................................................................................................. 2 2.1. Tổng quan về xâm nhập mặn và an ninh lương thực ......................................2 2.1.1. Giới thiệu về xâm nhập mặn.....................................................................2 2.1.2. Giới thiệu về an ninh lương thực...............................................................2 2.2. Thực trạng xâm nhập mặn tỉnh Kiên Giang .....................................................2 2.3. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng xâm nhập mặn..............................................4 2.3.1 Tác động của tự nhiên..................................................................................4 2.3.2 Tác động của con người..............................................................................4 2.4. Hậu quả của xâm nhập mặn đến an ninh lương thực của tỉnh Kiên Giang . . .5 2.5Giải pháp..............................................................................................................6 2.5.1Giải pháp công trình......................................................................................6 2.5.2Giải pháp phi công trình ...............................................................................6 3. KẾT LUẬN..............................................................................................................6 TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................8 ii
- 1. GIỚI THIỆU Kiên Giang là một tỉnh ven biển nằm thuộc đồng bằng sông Cửu Long, ở miền nam Việt Nam. Kiên Giang có 1 thành phố, 1 thị xã và 13 huyện với đường biên giới dài 56,8 km và đường bờ biển dài 200km cùng với hơn 100 hòn đảo lớn nhỏ, Kiên Giang có đủ dạng địa hình từ đồng bằng, núi rừng đến biển đảo. Kiên Giang có 4 vùng đất đai chính là vùng phù sa ngọt thuộc tây sông Hậu, vùng phèn ngập lũ thuộc tứ giác Long Xuyên, vùng nhiễm mặn thuộc bán đảo cà Mau và vùng đồi núi, hải đảo ở hai huyện Phú Quốc và Kiên hải. Nền nông nghiệp của tỉnh là nông nghiệp trồng lúa nước. Đất canh tác không tập trung nhưng phần lớn phân bố ở ven các trung tâm huyện. Trên Quốc lộ 61 có một vùng trồng lúa ven nội ô huyện Giồng Riềng ngoài ra còn có đất canh tác của các gia đình nằm sâu trong những xóm nhỏ. Kiên Giang là tỉnh sản xuất lúa trọng điểm cả nước. Với năm 2012, tổng sản lượng lúa của tỉnh Kiên Giang ước đạt trên 4,21 triệu tấn, tăng gần 293.000 tấn so với năm 2011, dẫn đầu cả nước về sản xuất lúa (Chinhphu.vn). Theo chu kì hàng năm mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 11, tuy nhiên, những năm gần đây do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu nên điều kiện tự nhiên ở Kiên Giang cũng có sự thay đổi đáng kể. Hiện tượng El Nino tiếp tục tăng dần và có khả năng đạt giá trị cao nhất vào những tháng cuối năm 2015, đầu năm 2016. Nhiệt độ trung bình trong năm 2015 và dự đoán tháng 4 năm 2016 có xu hương cao hơn so với trung bình nhiều năm từ 0,4 – 1,20C. Lượng mưa trên khu vực toàn tỉnh từ tháng 11/2015 đến tháng 4/2016 có khả năng thấp hơn trung bình hàng năm từ 20 – 40%. Mùa mưa kết thúc sớm hơn trung bình nhiều năm trong khoảng cuối tháng 10 đầu tháng 11. Mực nước trên sông Mê Kong ở thượng nguồn tiếp tục xuống nhanh. Xâm nhập mặn trong tỉnh Kiên Giang diễn ra sớm và sẽ xâm nhập sâu, độ mặn cao hơn trung bình nhiều năm. Mặc dù Kiên Giang rất ít thiên tai, không rét, không có bão đổ bộ trực tiếp, nhưng với diện tích đường bờ biển dài làm cho xâm nhập mặn diễn biến nhanh hơn và tiến sâu hơn vào đất liền làm ảnh hưởng đến quá trình sản xuất canh tác lúa cũng như đời sống của người dân. Xâm nhập mặn hiện đang là nổi lo không chỉ của những người nông dân mà còn là nổi lo của những ban ngành chức năng khi thiệt hại của xâm nhập mặn đem lại ngày càng lớn. Các thông tin được sử dụng chủ yếu là số liệu thứ cấp thu thập từ sách, báo, luận văn tốt nghiệp, đề tài từ internet. 1
- 2. NỘI DUNG 2.1. Tổng quan về xâm nhập mặn và an ninh lương thực 2.1.1. Giới thiệu về xâm nhập mặn Xâm nhập mặn là hiện tượng nước mặn với nồng độ mặn bằng 4 0/00 xâm nhập sâu vào nội đồng khi xảy ra triều cường, nước biển dâng hoặc cạn kiệt nguồn nước ngọt (Trung tâm Phòng tránh và Giảm nhẹ Thiên tai). Sự xâm nhập mặn của nước biển là do lưu lượng nước đổ về từ thượng nguồn thấp, lượng nước mưa ít do mùa mưa về trễ và kết thúc sớm làm cho mùa khô mực nước trên các sông thấp, nước ngọt trên các sông giảm. Số lượng nước ngọt không đủ làm cho nước biển theo các sông, kênh, gạch tràn vào gây mặn trên diện rộng. 2.1.2. Giới thiệu về an ninh lương thực Khái niệm FAO, an ninh lương thực bao gồm tính sẵn có, tiếp cận lương thực, ổn định lương thực và sử dụng lương thực (FAO 2006). Ở Việt Nam, khái niệm an ninh lương thực xuất hiện vào năm 1992 khi thực hiện dự án mẫu về an ninh lương thực do Chính phủ Ý tài trợ thông qua FAO (Food and Agriculture Organization: Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên Hiệp Quốc). Khái niệm an ninh lương thực ở Việt Nam được hiểu là: sản xuất đủ yêu cầu lương thực, thực phẩm của xã hội (tính sẵn có); Cung cấp lương thực thực phẩm ổn định (tính ổn định); Khả năng kinh tế để tiếp cận đến lương thực thực phẩm (tính tiếp cận) và vệ sinh an toàn thực phẩm (tính an toàn). 2.2. Thực trạng xâm nhập mặn tỉnh Kiên Giang Theo công bố của Viện Khí tượng, Thủy văn và Môi trường, trong 50 năm qua trung bình mỗi năm nước biển dâng lên 3mm. Vào giữa thế kỷ XXI mực nước biển có thể dâng thêm 30 cm và cuối thế kỷ XXI có thể dâng thêm 75 cm so với thời kỳ 1980 – 1999 (Lê Thị Hồng Hạnh và Trương Văn Tuấn, 2014). Trong những năm gần đây, tình trạng xâm nhập mặn đang diễn biến theo chiều hướng phức tạp và có ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường, đời sống sản xuất và sinh hoạt của người dân vùng đồng bằng sông Cửu Long nói chung và tỉnh Kiên Giang nói riêng. Lượng nước trên các kênh trục chính ở Kiên Giang đo được từ ngày 10/4 đến ngày 21/04/2014 cho thấy. Lượng nước cao nhất trên các kênh trục chính thấp hơn so với cùng kì năm 2013. Cụ thể tại trạm đo T5 (cách ranh An Giang 5km) mực nước đo được từ ngày 10 – 21/04/2014 là cao nhất 0,49m thấp hơn 0,02m, tại Ba Thê ( tại chợ Mỹ Hiệp Sơn) là cao nhất 0,38m thấp hơn 0,07m, tại Tân Hiệp (kênh 9) cao nhất là 0,35m thấp hơn 0,1m, tại Giồng Riềng (chợ Giồng Riềng) cao nhất là 0,34m thấp hơn 0,08m so với cùng kì năm 2013. 2
- Bảng 1. Mực nước đo được tại các trạm từ ngày 10 – 21/04/2014 Đơn vị tính: m TT Trạm đo Năm 2013 Năm 2014 Cao nhất Thấp Cao nhất Thấp nhất nhất 1 T5 ( cách ranh An Giang 5km) 0,51 0,10 0,49 0,29 2 Ba Thê ( tại chợ Mỹ Hiệp 0,45 0,00 0,38 0,12 Sơn) 3 Tân Hiệp ( tại kênh 9) 0,45 0,04 0,35 0,09 4 Giồng Riềng ( chợ Giồng 0,42 0,11 0,34 0,10 Riềng) (Nguồn :báo cáo của Chi Cục Thủy Lợi Sở Nông Nghiệp và PTNT Kiên Giang) Nồng độ mặn trên các kênh chính cũng tăng. Trên tuyến đo Rạch Giá – Long Xuyên, tại đầu kênh (cách biển 2km) độ mặn cao vào ngày 10/04 đến ngày 21/04/2014, độ mặn cao nhất vào ngày 21/04/2014 đạt 8g/l; so với cùng kỳ năm 2013 (7g/l) tăng 1g/l. Trên tuyến đo Cái Sắn, tại Cầu Quằng (cách biển 4km) độ mặn cao từ ngày 10/04/ đến 21/04, độ mặn cao nhất vào ngày 21/04/2014 đạt 7g/l; so với cùng kì năm 2013 (6g/l) tăng 1g/l. Bảng 2. Số liệu đo mặn tại các tuyến kênh đo từ ngày 10 – 21/04/2014 Độ mặn (g/l) TT Tuyến đo Địa điểm Kỳ này Kỳ trước Cùng kỳ (21/04/2014) (25/03/2014) 2013 1 R.Giá – Đầu kênh ( cách 8 12 7 L.Xuyên biển 2km) Tà Tây 4 4 4 (cách biển 5km) 2 R.Giá – Hà Cầu Số 1 ( cách 6 11 6 Tiên biển 4km) Cầu Thần Nông ( 4 4 4 cách biển 10km) 3 Cái Sắn Cầu Quằng 7 12 6 ( cách biển 4km) (Nguồn :báo cáo của Chi Cục Thủy Lợi Sở Nông Nghiệp và PTNT Kiên Giang) Theo quy luật hàng năm, xâm nhập mặn thường diễn ra vào khoảng tháng 12 năm trước đến tháng 5 năm sau, đỉnh điểm sẽ rơi vào khoảng cuối tháng 4 đầu tháng 5. 3
- Thế nhưng năm 2015 là năm khô hạn kỷ lục trên lưu vực sông Mekong, lượng nước trên các sông giảm,thiếu nước ngọt làm cho xâm nhập mặn kéo dài hơn đến tháng 7 khiến nhiều địa phương rơi vào trạng thái bị động trong việc khống chế tình trạng mặn xâm nhập vào nội đồng. Quá trình canh tác lúa của tỉnh cũng gặp rất nhiều khó khăn trong việc thiếu nước ngọt canh tác. Nhiều huyện phải chịu thất trắng khi nồng độ mặn cao tại các sông, việc cung cấp nước bị đình trệ, người dân phải chịu thiệt hại nặng nề. 2.3. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng xâm nhập mặn 2.3.1 Tác động của tự nhiên Hiện tượng biến đổi khí hậu, hiện tượng Elnino diễn ra phức tạp. Đặc biệt là hiện tượng El nino với cường độ và mức độ mạnh đã làm thay đổi hướng các điều kiện khí tượng tự nhiên làm trái đất nóng lên dẫn đến nhiệt độ thay đổi, mực nước biển dâng,… “Hình dạng lòng sông vùng cửa quyết định nên mặn xâm nhập vào sông. Nếu vùng cửa sông nông và hẹp (do phù sa lũ năm trước bồi lắng gây nên chẳng hạn), thì mặn năm sau khó xâm nhập vào sâu hơn. Nhưng những năm gần đây, do lũ đồng bằng sông Cửu Long thấp, lượng phù sa it, nên các cửa sông bị bào xói sâu hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho mặn lên cao” (Nguyễn Ngọc Anh, 2014). Sự biến đổi độ mặn theo thời gian phụ thuộc vào lượng nước từ thượng nguồn đổ về, thủy triều từ biển xâm nhập vào, mặn biến đổi theo mùa tương ứng với chế độ dòng chảy của sông. Vào mùa lũ, lượng nước từ thượng nguồn đổ về lớn nên thủy triều khó xâm nhập sâu vào kênh rạch, đồng ruộng. Còn vào mùa khô, lượng nước từ thượng nguồn đổ về giảm đáng kể, lượng nước ngọt trong kênh rạch ít nên mặn theo thủy triều xâm nhập sâu vào trong mạng lưới sông ngòi, kênh rạch và đồng ruộng vùng ven biển. Diện tích rừng phòng hộ ven biển và rặn san hô bị suy giảm làm cho xâm nhập mặn tiến sâu hơn vào nội đồng. Xâm nhập mặn sâu nhất xảy ra khi nước sông cạn kiệt và thủy triều mạnh nhất. Vào khoảng tháng 2 đến tháng 4, đây là giai đoạn nước sông ngòi kênh rạch bị cạn kiệt nên mặn xâm nhập mạnh và sâu nhất. Cũng trong giai đoạn này, nước sông cạn kiệt không chỉ do lượng nước từ thượng lưu chảy về nhỏ mà còn có thể do lấy nước sử dụng cho các nhu cầu trong sản xuất và sinh hoạt của người dân. 2.3.2 Tác động của con người Trong quá trình canh tác và sản xuất, việc sử dụng nguồn nước ngọt không chừng mực, lãng phí đã làm cho nước ngầm ngày càng cạn kiệt. Ngoài ra, các chất thải công nghiệp, nông nghiệp và trong sinh hoạt đã làm cho nguồn nước bị ô nhiễm nghiêm trọng. Dòng sông cạn dần theo thời gian, lượng nước chảy trên các sông không được thông thoáng nên xâm nhập mặn xãy ra nhanh hơn và sâu hơn. Việc phá rừng phòng hộ một cách tự phát để canh tác thủy sản đã làm cho diện tích rừng suy giảm. Mảnh lá chắn bị phá vỡ, tạo điều kiện cho mặn xâm nhập vào nội đồng. 4
- Xây dựng các đập thủy điện trên thượng nguồn chắn dòng nước chảy làm cho lưu lượng nước chảy về hạ nguồn ít đi. Thiếu nước ngọt cho sản xuất và đời sống làm cho người dân gặp rất nhiều khó khăn. 2.4. Hậu quả của xâm nhập mặn đến an ninh lương thực của tỉnh Kiên Giang Là một trong những vùng trọng điểm của cả nước về việc cung cấp lá gạo. Vấn đề thiếu nước ngọt trong quá trình canh tác đã gây ra rất nhiều khó khăn, năng suất chất lượng lúa giảm đáng kể, ảnh hưởng rất lớn đến việc bảo đảm an ninh lương thực của tỉnh. Tình hình khô hạn diễn ra gây gắt và kéo dài làm cho mực nước trên các con sông nội đồng xuống thấp. Mặn tràn vào nội đồng làm cho nhiều diện tích lúa của người dân mới gieo sạ bị chết, lúa chết khô không trổ được. Theo Sở nông nghiệp phát triển nông thôn Kiên Giang, đến giữa tháng 11.2015 các huyện Gò Quao, An Biên, An Minh, Vĩnh Thuận, U Minh Thượng đã xuống giống hơn 57.525 ha theo mô hình sản xuất luân canh tôm lúa, đạt 93% kế hoạch. Tuy nhiên, hàng chục héc ta lúa ở các huyện này bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi nước mặn và có hàng chục héc ta lúa bị chết. Tại huyện An Minh, nông dân lấp vụ lúa mùa trên nền đất nuôi tôm 24.752 ha, trong đó khoảng 60% diện tích bị ảnh hưởng bởi nước mặn khiến lúa không đẻ nhánh, vàng lá, phát triển chậm đứng trước nguy cơ thiệt hại nặng và năng suất thấp. Tại huyện Vĩnh Thuận trong tháng 10.2015, nước trên kênh rạch tại các xã Vĩnh Phong, Vĩnh Thuận, Tân Thuận, Phong Đông và T.T Vĩnh Thuận bị nhiễm mặn với nông độ từ 3 40/00 làm ảnh hưởng đến diện tích gieo cấy trên nên đất tôm. Đến trung tuần tháng 11.2015, toàn huyện gieo cấy lúa mùa được 13.862 ha/15.500 ha, diện tích còm lại không gieo cấy được do không có diều kiện rửa mặn triệt để. Toàn vùng U Minh Thượng đã có đã hơn 34.000ha lúa bị thiệt hại do hạn mặn, trong đó diện tích lúa mùa là 29.691ha. Theo ghi nhận của Phòng nông nghiệp phát triển nông thôn huyện An Biên, thiệt hại do hạn mặn đã bắt đầu từ vụ hè thu 2015 với gần 5.700 ha lúa bị thiệt hại từ 30% 70%, vụ lúa mùa 2015 có gần 1.800 ha mất trắng. Đặc biệt, do hạn mặn nghiêm trọng nên có khoảng 4.000 ha đất không thể gieo sạ được nhiều hơn gấp 8 lần so với mùa vụ năm 2014. Không chủ động được nước tưới trong khi lượng nước mưa lại rất ít và nắng nóng kéo dài làm cho thiệt hại trên cánh đồng không dừng lại ở đó mà có thể ngày càng lớn hơn. Những cánh đồng lúa đang trổ bông thì ruộng lại bắt đầu khô nước, nước mặn trên các kênh rạch không thể cung cấp vào ruộng, các giếng khoang thì cũng không cung cấp đủ lượng nước cần. 5
- 2.5 Giải pháp 2.5.1 Giải pháp công trình Thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi. Từ việc canh tác lúa có thể chuyển đổi sang các mô hình hệ thống canh tác thủy sản tại các vùng bị xâm nhập mặn sâu và mạnh. Lựa chọn những giống lúa có thể chịu mặn tốt để canh tác. Tái tạo lại môi trường sinh thái trên các đồng ruộng. Trồng các loại cây cỏ năn trên những đất không canh tác được để tạo mô trường tốt cho vụ mùa sau. Cần phải thường xuyên cập nhật thông tin về diễn biến khô hạn và xâm nhập mặn, dự báo nguồn nước để kịp thời bố trí thời vụ canh tác hợp lý. 2.5.2 Giải pháp phi công trình Thường xuyên thông báo về diễn biến khô hạn và xâm nhập mặn trên các phương tiện truyền thông, thông tin đại chúng để người dân biết và có ý thức chuẩn bị ứng phó. Dự báo dài hạn, ngắn hạn và cập nhật thông tin độ mặn ( trong ngày) trên các phương tiện thông tin đại chúng ( đài phát thanh, truyền hình,..). Vận động người dân trữ nước trong ao, hồ, lu chứa nước và sử dụng nước tiết kiệm để đảm bảo nguồn nước ngọt cho sản xuất và sinh hoạt. 3. KẾT LUẬN Xâm nhập mặn đang ngày càng diễn biến phức tạp và có tác động rất lớn đối với đời sống sản xuất và sinh hoạt của người dân. Đặc biệt là trong nông nghiệp, nước lũ từ thượng nguồn đổ về rất thấp, lượng mưa ít khiến cho mực nước trên các kênh rạch bị giảm mạnh, nước mặn xâm nhập vào nội đồng làm cho quá trình canh tác lúa gặp nhiều khó khăn gây thiệt hại về tài sản của người dân cũng như chất lượng của nông sản. An ninh lương thực của tỉnh Kiên Giang trong năm 2014 – 2015 với đợt hạn mặn kéo dài cũng bị ảnh hưởng. Lúa chết hàng loạt, bỏ trống đất canh tác làm cho sản lượng cũng như chất lượng của lúa trong tỉnh bị giảm sút so với cùng kỳ năm trước. Để hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại của xâm nhập mặn gây ra, chúng ta cần phải có cái nhìn cụ thể, chi tiết cho từng vùng để kịp thời đưa ra những giải pháp 6
- thiết thực, áp dụng hiệu quả. 7
- TÀI LIỆU THAM KHẢO Dự báo xâm nhập mặn tại các cửa sông vùng ven biển đồng bằng sông cửu long và đề xuất các giải pháp chống hạn cập nhật cuối tháng 2 năm 2015. Viện Khoa học Thủy Lợi Miền Nam. http://www.siwrr.org.vn/? id=news&cid=420&nhom=93&page=, truy cập ngày :26/2/2016. Kiên Giang: Sản lượng lương thực đạt trên 4,6 triệu tấn: http://nongnghiep.vn/kien giangsanluongluongthucdattren46trieutanpost153990.html, truy cập ngày: 28/02/2016. Kiên Giang tiếp tục dẫn đầu về sản lượng lúa: http://baochinhphu.vn/Hoatdong diaphuong/KienGiangtieptucdandauvesanluonglua/150259.vgp, truy cập ngày 28/02/2016. Lê Sâm. Diễn biến mặn dọc sông Cửu Long và đánh giá chiều dài xâm nhập mặn: Viện khoa học thủy lợi Nam Bộ. Một số giải pháp thủy lợi phòng, chống khô hạn, xâm nhập mặn năm 20152016: http://sonongnghiepkiengiang.gov.vn/news.php?id=9043, truy cập ngày 26/2/2016. Nguyễn Thanh Bình, ctv (2012). Đánh giá tổn thương có sự tham gia: trường hợp xâm nhập mặn ở đồng bằng sông cửu long. Tạp chí Khoa học 2012:24b 229 239 Trường Đại học Cần Thơ. Nhận định tình hình xâm nhập mặn trên địa bàn tỉnh kiên giang: http://kttvkiengiang.com/home/chitiet/418, truy cập ngày 27/06/2016 Trần Thanh Xuân, ctv. Diễn biến mặn ở đồng bằng sông Cửu Long. Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường. Triển khai kế hoạch ứng phó với hạn hán, xâm nhập mặn: http://www.kiengiang.gov.vn/index2.jsp?menuId=117&articleId=33116, truy cập ngày: 01/03/2016. 8
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tiểu luận: Thu thập tài liệu về biến đổi khí hậu toàn cầu và ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến sự suy thoái các nguồn tài nguyên thiên nhiên và đói nghèo ở Việt nam
21 p | 1026 | 345
-
Tiểu luận: Thu thập tài liệu về biến đổi khí hậu toàn cầu và ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến sự suy thoái các nguồn tài nguyên thiên nhiên và đói nghèo ở Việt nam
16 p | 683 | 186
-
Luận án tiến sĩ Thủy sản: Nghiên cứu tác động của xâm nhập mặn và khả năng thích ứng trong nuôi trồng Thủy sản ở Đồng Bằng Sông Cửu Long
275 p | 90 | 17
-
Luận án tiến sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu ảnh hưởng của phân hữu cơ và than sinh học đến năng suất cây trồng và một số tích chất của đất xám bạc màu huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang
183 p | 92 | 16
-
Luận án tiến sĩ Y học: Nghiên cứu ảnh hưởng trên huyết động của Phenylephrin trong xử trí tụt huyết áp khi gây tê tủy sống để mổ lấy thai
139 p | 68 | 11
-
Tiểu luận môn Biến đổi khí hậu: Tiểu luận môn Biến đổi khí hậu: Ảnh hưởng của biến đối khí hậu đến vùng đồng bằng sông Cửu Long
41 p | 51 | 9
-
Luận án Tiến sĩ: Tình hình chất hữu cơ, mùn và các biện pháp cải thiện chất hữu cơ trong đất xám tỉnh Bắc Giang
200 p | 94 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học môi trường: Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp ngăn chặn, kiểm soát một số loài sinh vật ngoại lai xâm hại trên địa bàn huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang
95 p | 38 | 8
-
Luận án tiến sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu yếu tố dinh dưỡng trung lượng (Ca, Mg, S) cho lúa trên đất xám bạc màu tỉnh Bắc Giang
148 p | 62 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu chế tạo vật liệu chèn khe tự san phẳng trên cơ sở silicon RTV hai thành phần sử dụng xảm kín khe co giãn đường bê tông xi măng
94 p | 39 | 7
-
Tiểu luận môn Biến đổi khí hậu: Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến sinh vật ngoại lai xâm lấn
30 p | 26 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu một số giống lúa chịu mặn phục vụ cho sản xuất tại tỉnh Quảng Trị
113 p | 26 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học môi trường: Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý thực vật xâm hại trên địa bàn huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn
115 p | 31 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố môi trường đến nuôi trồng thủy sản tại thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam và đề xuất các giải pháp ứng phó để phát triển
77 p | 16 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Hoá học: Nghiên cứu điều chế sét hữu cơ từ bentonit (Ấn Độ) với cetyltrimetyl amoni bromua và khảo sát khả năng hấp phụ metylen xanh
81 p | 26 | 3
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu ảnh hưởng mực nước biển dâng đến xâm nhập mặn hạ lưu sông Vu Gia – Thu Bồn
26 p | 17 | 3
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Quản trị nhân lực: Tính dễ bị tổn thương và kết quả sinh kế trong bối cảnh xâm nhập mặn vùng đồng bằng Sông Cửu Long
13 p | 31 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn