Tiểu luận: Bàn về hạch toán biến động tài sản cố định hữu hình trong các doanh nghiệp hiện nay
lượt xem 99
download
Trong lịch sử phát triển của nhân loại, các cuộc cách mạng công nghiệp đều tập trung vào giải quyết các vấn đề cơ khí hoá, điện khí hoá, tự động hoá của quá trình sản xuất mà thực chất của tất cả các vấn đề là đổi mới cơ sở vật chất kỹ thuật của quá trình sản xuất, đổi mới hoàn thiện tài sản cố định, đặc biệt là tài sản cố định hữu hình. Rõ ràng, tài sản cố định hữu hình luôn được coi là cơ sở vật chất kỹ thuật có vai trò cực kỳ quan trọng trong hoạt động sản...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tiểu luận: Bàn về hạch toán biến động tài sản cố định hữu hình trong các doanh nghiệp hiện nay
- Đề tài Bàn về hạch toán biến động tài sản cố định hữu hình trong các doanh nghiệp hiện nay
- LỜI NÓI ĐẦU Trong lịch sử phát triển của nhân loại, các cuộc cách mạng công nghiệp đều tập trung vào giải quyết các vấn đề cơ khí hoá, điện khí hoá, tự động hoá của quá trình sản xuất mà thực chất của tất cả các vấn đề là đổi mới cơ sở vật chất kỹ thuật của quá trình sản xuất, đ ổi mới ho àn thiện tài sản cố định, đặc biệt là tài sản cố định hữu hình. Rõ ràng, tài sản cố định hữu hình luôn đ ược coi là cơ sở vật chất kỹ thuật c ó vai trò cực kỳ q uan trọ ng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nó thể hiện năng lực sản xuất cũng như cạnh tranh của doanh nghiệp. Kinh tế nước ta đang trong giai đoạn chuyển đổi từ cơ chế tập trung sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước theo định hướng x ã hội chủ nghĩa. Kinh tế thị trường cùng với các quy luật cạnh tranh của nó tạo nên môi trường kinh doanh sô i động nhưng khô ng kém phần khố c liệt. Do vậy, kế toán biến động tài sản cố định hữu hình đóng vai trò quan trọng trong việc góp phần thể hiện thế mạnh của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp cần phải xây dựng chu trình kế toán tài sản cố đ ịnh hữu hình một cách khoa học, chính xác và hiệu quả giúp cho việc sử dụng vốn với phương án kinh doanh hiệu quả nhất. Nhận thức được vấn đề trên, em đã chọn đề tài “Bàn về hạch toán biến động tài sản cố định hữu hình trong các doanh nghiệp hiện nay” làm đề án môn học cho mình. Ngo ài Lời mở đầu và Kết luận, nộ i dung gồm 2 phần chính: Phần 1: Nh ững vấn đề chung về hạch toán biến động tài sản cố định hữu hình trong các doanh nghiệp hiện nay. Phầ n 2: Mộ t số ý kiến nhằm hoàn thiện hạch toán biến động tà i sản cố định hữu hình trong cá c doanh nghiệp hiện nay. 1
- PHẦN 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG V Ề HẠCH TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP HIỆN NAY 1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP. 1.1.1. Khá i niệm và vai trò của tài sản cố định hữu hình. 1.1.1.1. Khái niệm: Tài sản cố định hữu hình là những tài sản có hình thái vật chất, x ác định được giá trị do doanh nghiệp nắm giữ để sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh thoả m ãn các tiêu chuẩn ghi nhận tài sản cố định. Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam (chuẩn mực số 03 – Q Đ của Bộ trưởng Bộ Tài chính số 149/2001/QĐ - BTC ngày 31/12/2001), có 4 tiêu chuẩn ghi nhận tài sản cố đ ịnh: - Chắc chắn thu được lợi ích trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó. - Giá trị b an đầu của tài sản (nguyên giá) phải được xác định một cách đáng tin cậy. - Có thời hạn sử d ụng ước tính trên 1 năm - Thoả mãn các tiêu chuẩn về giá trị theo chế độ hiện hành. (Theo QĐ số 206/2003/QĐ - BTC ngày 12/12/2003, tài sản có giá trị từ 10 triệu đồng trở lên) 1.1.1.2. Vai trò: Trong thực tế, ta thấy tài sản cố định hữu hình có vai trò hết sức quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp: - Tài sản cố định hữu hình là điều kiện không thể thiếu được góp phần cải thiện sức lao động để tăng năng suất, nâng cao mức thu nhập trong doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế q uốc dân nói chung. - Tài sản cố định hữu hình trong các doanh nghiệp đánh giá được năng 2
- lực và trình độ trang b ị cơ sở vật chất của mỗi doanh nghiệp. Trong điều kiện nền kinh tế mở hiện nay, khoa học kỹ thuật và công nghệ là yếu tố quyết định cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Công cuộ c cách mạng khoa học kỹ thuật chủ yếu tập trung vào giải quyết vấn đề cơ khí ho á và tự động hoá các quá trình sản xuất mà thực chất là không ngừng đổi mới cải tiến ho àn thiện tài sản cố định hữu hình. Như vậy, có thể khẳng định tài sản cố định hữu hình là cơ sở vật chất kỹ thật quan trọng của các doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung. 1.1.2. Đặc điểm của tài sản cố định hữu hình. Khi tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh, tài sản cố đ ịnh hữu hình bị hao mòn dần và có giá trị hao mòn được d ịch chuyển dần vào giá trị của sản phẩm, dịch vụ và được bù đắp khi doanh nghiệp tiêu thụ được sản phẩm dịch vụ. Tài sản cố định hữu hình tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh và thời gian sử dụng kéo dài. Trong quá trình sử dụng, tài sản cố định hữu hình ít thay đ ổi hình thái bên ngoài, hầu như vẫn giữ nguyên hình thá i biểu hiện của nó. Do có kết cấu phức tạp gồm nhiều bộ phận với mức độ hao mòn khác nhau, không đồng đều nên trong quá trình sử d ụng tài sản cố định hữu hình có thể bị hư hỏng từng bộ p hận. 1.1.3. Phân lo ại tài sản cố định hữu hình. Theo QĐ số 206/2003/QĐ - BTC ngày 12/12/2003, tài sản cố định hữu hình được phân loại như sau: * Theo hình thái biểu hiện: Theo cách phân loại này, tài sản cố định hữu hình của doanh nghiệp được chia thành 6 loại: Loại 1: Nhà cửa, vật kiến trú c: Là tài sản cố định của doanh nghiệp được hình thành sau quá trình thi công x ây dựng như trụ sở làm việc, nhà kho, hàng rào, các công trình trang trí cho nhà cửa, đường sá, cầu cống, 3
- đường sắt, cầu tầu, cầu cảng … Loại 2: Máy móc, thiết b ị: Là toàn bộ các lo ại máy móc thiết b ị dùng trong hoạt đ ộng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp như máy móc chuyên dùng, thiết bị công tác, dây chuyền cô ng nghệ, máy móc đơn lẻ … Loại 3: Phương tiện vận tải, thiết b ị truyền dẫn: Là các loại phương tiện vận tải gồm phương tiện vận tải đường sắt, đường thuỷ, đường bộ, đường không, đường không, đường ống và các loại thiết bị truyền dẫn như hệ thống thông tin, hệ thống đ iện, đường ống nước … Loại 4: Thiết bị, d ụng cụ quản lý: Là những thiết bị, dụng cụ dùng cho công tác quản lý ho ạt độ ng kinh doanh của doanh nghiệp như máy tính phục vụ quản lý, thiết bị điện tử, thiết bị d ụng cụ đo lường, kiểm tra chất lưọng, máy hút bụi, chống mối mọt … Loại 5: V ườn cây lâu năm, sú c vật làm việc và/hoặc cho sản phẩm: là các vườn cây lâu năm như vườn cà p hê, vườn chè, vườn cao su, vườn ăn quả, thảm cây xanh…, súc vật làm việc và/hoặc cho sản phẩm như đ àn voi, đàn trâu, đàn ngựa… Loại 6: Các loại tài sản cố định khác: Là toàn bộ các tài sản cố định chưa liệt kê vào năm loại trên như tranh ảnh, tác phẩm nghệ thuật … * Theo quyền sở hữu: Theo cách phân loại này, tài sản cố định được chia thành 2 loại: Loại 1: Tài sản cố định thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp: Là những tài sản do doanh nghiệp x ây d ựng, mua sắm, được Nhà nước cấp b ằng vốn tự bổ sung, biếu tặng, doanh nghiệp có q uyền sở hữu, sử dụng. Loại 2: Tài sản cố định thuê ngo ài: Là những tài sản cố đ ịnh mà doanh nghiệp chỉ thuê của các tổ chức, cá nhân khác, doanh nghiệp không có quyền sở hữu mà chỉ có quyền sử dụng. Trong trường hợp này, doanh nghiệp sẽ thuê tài sản dưới 2 hình thức: +Tài sản cố định thuê hoạt động: Là những tài sản cố định mà doanh 4
- nghiệp chỉ thuê đ ể sử d ụng trong thời gian ngắn. Tà i sản cố định thuê hoạt động không thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp. Đối với các lo ại tài sản này, doanh nghiệp chỉ có quyền sử d ụng mà khô ng có quyền định đoạt. Giá trị của các tài sản cố đ ịnh này không được tính vào giá trị tài sản doanh nghiệp đ i thuê. + Tài sản cố định thuê tài chính: Là thuê tài sản mà bên cho thuê có sự chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu tài sản cho bên thuê. Quyền sở hữu tài sản có thể chuyển giao vào cuối thời hạn thuê. * Theo mục đích sử dụng: Tài sản cố đ ịnh hữu hình đ ược phân loại theo nhóm tài sản có cùng tính chất và mục đích sử dụng trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp gồm: - Nhà cửa, vật kiến trúc - Máy móc, thiết bị - Phương tiện vận tải, thiết bị truyền d ẫn - Thiết bị, dụng cụ quản lý - Vườn cây lâu năm, súc vật làm việc và cho sản phẩm - TSCĐ hữu hình khác. Mỗ i cách phân loại cho phép đ ánh giá xem xét kết cấu tài sản cố định theo các tiêu thức khác nhau, để từ đó doanh nghiệp chủ động biến đổi kết cấu tài sản cố định, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố đ ịnh. 1.1.4. Tính giá tà i sản cố định hữu hình. Tính giá tài sản cố định hữu hình là việc x ác nhận giá trị ghi sổ của tà i sản. Trong mọi trường hợp, tài sản cố đ ịnh hữu hình phải đảm bảo đánh giá theo 3 chỉ tiêu về giá trị của tài sản cố định là nguyên giá, giá trị hao mò n và giá trị còn lại. 1.1.4.1. Nguyên giá: Là toàn bộ các chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ 5
- ra để có được TSCĐ hữu hình tính đ ến thời điểm đưa tài sản đó vào trạng thái sẵn sàng sử dụng. - Tài sản cố định hữu hình mua ngo ài: + Đối với tài sản cố định hữu hình mua sắm đưa vào sử dụng phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh thuộc đối tượng chịu thuế G TGT theo phương pháp khấu trừ thuế Các khoản Các chi phí phát sinh liên Các khoản N guyên Giá mua chiết khấu quan trực tiếp đến việc giá tài sản = (chưa – + thuế không + thương mại đưa tài sản vào trạng thái cố định được hoàn lại VAT) (nếu có) sẵn sàng sử dụng + Đối với tài sản cố định hữu hình mua sắm đưa vào sử dụng phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh thuộc đối tượng chịu thuế G TGT hoặc thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp. Các chi ph í ph át sinh Các khoản Các khoản Nguyên Giá mua liên quan trự c tiếp đến giá tài sản chiết khấu thuế không (giá thanh việc đưa tài sản vào = – + + cố định toán với thương m ại được hoàn trạng thái sẵn sàng sử hữu hình n gười bán) (nếu có) lại dụng - Tài sản cố định hữu hình do doanh nghiệp tự sản xuất, chế tạ o N guyên giá tài sản Giá thành sản xuất CP trước khi sử d ụng = + cố định hữu hình thực tế (nếu có) - Tài sản cố định hữu hình được viện trợ, biếu tặng Giá trị còn lại trên sổ đơn vị cấp hoặc CP trước khi N guyên giá tài sản cố định theo đánh giá thực tế tại sử dụng = + hữu hình thời điểm giao nhận (nếu có ) 6
- - Tài sản cố định hữu hình qua xây dựng cơ bản Giá quyết toán Nguyên giá Lệ phí trước Các chi phí liên quan tài sản cố đ ịnh = công trình + + trực tiếp khác bạ (nếu có) hữu hình xây d ựng - Tài sản cố định hữu hình nhậ n góp vốn liên doanh Nguyên giá tài sản Giá thoả thuận giữa các CP trước khi sử d ụng = + cố định hữu hình (nếu có) bên liên doanh - TSCĐ Hữu hình mua dưới hình thức trao đổi: N guyên giá TSCĐ hữu hình dưới hình thức trao đổi với một TSCĐ hữu hình không tương tự hoặc tài sản khác, được xác định theo giá trị hợp lý của TSCĐ khi nhận về, hoặc giá trị hợp lý của tài sản đem trao đổ i, sau khi điều chỉnh các khoản tiền hoặc tương đ ương tiền trả thêm hoặc thu về. N guyên giá TSCĐ hữu hình mua dưới hình thức trao đổi với một TSCĐ hữu hình tương tự (tài sản tương tự là tài sản có công d ụng tương tự, trong cùng lĩnh vực kinh doanh và có giá trị tương đương). Trong cả hai trường hợp trên khô ng có bất kỳ kho ản lãi hay lỗ nào được ghi nhận trong quá trình trao đ ổi. Nguyên giá TSCĐ nhận về được tính bằng giá trị cò n lại của TSCĐ đem trao đổi. - Tài sản cố định hữu hình mua trả chậm: Nguyên giá TSCĐ hữu hình mua sắm được thanh to án theo phương thức trả chậm được phản ánh theo giá mua trả tiền ngay tại thời điểm mua. Khoản chênh lệch giữa giá mua trả chậm và giá mua trả tiền ngay được hạch toán vào chi phí tài chính theo kỳ hạn thanh toán (nếu không đ ược vốn hóa). - Tài sản cố định được cấp, được điều chuyển đến: Nguyên giá TSCĐ hữu hình bao gồm giá trị còn lại ghi trê n sổ của đơn vị cấp, đơn vị điều chuyển, hoặc giá trị theo đánh giá thực tế của hội đồ ng giao nhận và các phí tổn trực tiếp m à bên nhận tài sản phải chi ra trước khi đưa TSCĐ vào sử 7
- dụng. Riêng TSCĐ điều chuyển giữa các đơn vị thành viên hạch to án phụ thuộ c trong doanh nghiệp thì nguyên giá được tính bằng nguyên giá ghi trên sổ của đơn vị giao. Các chi phí có liên quan đến việc điều chuyển này được tính vào chi phí sản xuất trong kỳ. 1.1.4.2. Giá trị hao mòn TSCĐ. Giá trị hao mò n là phần giá trị của tài sản cố định hữu hình b ị mất đi trong quá trình tồn tạ i của nó tại doanh nghiệp. Trong quá trình sử dụng, do tác động cơ họ c, ho á họ c, điều kiện tự nhiên và sự tiến bộ khoa họ c kỹ thuật mà giá trị của tài sản cố định bị giảm đi theo thời gian. Số khấu hao luỹ kế của tài Giá trị hao mò n = sản cố định hữu hình 1.1.4.3. Giá trị còn lại. Giá trị còn lại của tài sản cố đ ịnh hữu hình là p hần giá trị đã đ ầu tư vào tài sản cố đ ịnh mà doanh nghiệp chưa thu hồi được. Thông qua giá trị còn lại của một tài sản cố định hữu hình, người ta có thể đánh giá được tài sản mới hay cũ, tức là có thể đánh giá được năng lực sản xuất của tài sản cố định hữu hình đó. Giá trị cò n lại N guyên giá tài sản của tài sản Giá trị hao mò n = - cố định hữu hình cố định hữu hình 1.2. HẠCH TOÁN B IẾN ĐỘNG TÀI SẢN C Ố ĐỊNH HỮU HÌNH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP . 1.2.1. Ý nghĩa và nhiệm vụ của hạch toán tà i sản cố định hữu hình. 1.2.1.1. Ý nghĩa của hạch toán tài sản cố định hữu hình. Việc kế toán biến độ ng tài sản cố định hữu hình có ý nghĩa quan trọng đối với các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp cần phải theo dõi tình hình biến động của tài sản của mình, để từ đó có kế hoạch về sử dụng hiệu quả vố n cố 8
- định cũng như vố n kinh doanh và có kế hoạch đầu tư đúng đắn hợp lý, đem lại hiệu quả sản xuất kinh doanh cao nhất. 1.2.1.2. Nhiệm vụ của hạ ch toán tài sản cố định hữu hình. Xuất phát từ đặc điểm vai trò quan trọng của tài sản cố đ ịnh trong hoạt động sản xuất kinh doanh m à kế toán tài sản cố đ ịnh hữu hình phải thực hiện tốt những nhiệm vụ sau: - Ghi chép phản ánh tổng hợp chính xác kịp thời mọi sự biến động về số lượng, giá trị cũng như hiện trạng tài sả n cố định hữu hình của toàn doanh nghiệp cũng như từng bộ phận sử d ụng tài sản đó. Thực hiện tốt nhiệm vụ này tạo đ iều kiện cung cấp thông tin kịp thời để có biện pháp xử lý như bảo dưỡng, sửa chữa, thay thế … để khắc phục tình trạng gián đoạn sản xuất do máy móc, thiết bị hỏng hóc, sự cố. - Tính toán phân bổ chính xác m ức khấu hao tài sản cố định vào chi phí sản xuất kinh doanh theo mức độ hao mòn của từng loại tài sản cố định hữu hình đ ã quy định. - Tham gia lập kế ho ạch sửa chữa và d ự toán chi phí sửa chữa, giám sát việc sửa chữa cũng như kết quả công việc sửa chữa. - Phản ánh chính xác kịp thời tình hình đổi m ới, nâng cấp hoặc tháo dỡ cũng như thanh lý, nhượng bán tài sản. - Hướng dẫn kiểm tra các đơn vị, bộ phận phụ thuộc doanh nghiệp thực hiện đầy đủ chế độ ghi chép ban đầu về tài sản cố định hữu hình, mở các sổ thẻ kế to án cần thiết và hạch toán theo đú ng chế độ hiện hành. 1.2.2. Chứng từ và kế toán chi tiết tài sản cố định hữu hình. Cô ng tác quản lý tài sản cố định hữu hình ở các doanh nghiệp yêu cầu phải kế to án chi tiết tài sản cố định. Kế toán chi tiết cung cấp những chỉ tiêu cơ bản về cơ cấu tài sản cố định hữu hình, tình hình phẩn bổ theo địa điểm với số lựơng tình trạng kỹ thuật tài sản cố định hữu hình, tình hình sử dụng cũng như bảo quản tài sản cố định hữu hình. 9
- 1.2.2.1. Chứng từ và sổ sách sử dụng: H ạch toán chi tiết sử d ụng các loại chứng từ, sổ sách sau: - Hoá đơn GTGT, hó a đơn bán hàng thông thường. - Biên bản giao nhận tài sản cố định hữu hình: Dùng để ghi chép, theo dõi tài sản cố đ ịnh hữu hình thay đổi. Khi có sự thay đổi tài sản cố định hữu hình đều phải lập Hội đồng giao nhận tài sản c ố định. Hội đ ồng này có nhiệm vụ nghiệm thu và lập biên bản giao nhận tài sản cố định hữu hình, và được lập riêng cho từng tài sản cố định hữu hình. Biên bản giao nhận được lập thành 2 bản, bên giao và bên nhận mỗi bên giữ 1 bản. - Biên bản quyết toán đối với x ây dựng cơ bản. - Biên bản kiểm kê tài sản cố định hữu hình - Biên bản thanh lý tài sản cố đ ịnh hữu hình - Thẻ tài sản cố định hữu hình Đ ây là các chứng từ bắt buộc mà kế toán phải lập theo đúng quy định của chế độ kế to án. Để có số liệu ghi vào các chứng từ bắt buộc trên, kế toán phải căn cứ vào cá chứng từ liên quan khác như: Hoá đ ơn, biên lai cước phí vận chuyển, giá trị hao mòn… Mỗi tài sản cố định hữu hình có mộ t bộ hồ sơ riêng bao gồm: Biên bản giao nhận tài sản cố định hữu hình, các bản sao tài liệu k ỹ thuật, hướng dẫn sử dụng và cá hoá đ ơn, chứng từ có liên quan đến việc mua sắm, sửa chữa tài sản cố định hữu hình. - Sổ chi tiết tài sản cố đ ịnh hữu hình: Sổ chi tiết được lập chung cho toàn doanh nghiệp. Trên sổ ghi chép diễn biến liên quan đến tài sản cố định hữu hình trong quá trình sử d ụng như trích khấu hao, tài sản cố định hữu hình tăng, giảm… Mỗ i tài sản cố định hữu hình được ghi chép vào mộ t trang riêng trong sổ này. Mỗi bộ phận sử dụng tài sản cố định hữu hình lập sổ theo dõ i để ghi chép các thay đổi do tăng giảm. 10
- SỔ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH Từ năm …. đến năm…. Loại tài sản: Ghi giảm Ghi tăng TSCĐHH Khấu hao TSCĐHH TSCĐHH Tên, đặc Tháng, điểm, SH NG Khấu Lý Chứng Nướ năm đưa Chứng STT ký TSCĐ TSCĐ Khấu hao hao do từ c SX vào sử từ hiệu HH HH luỹ kế g iả m dụng TSCĐ HH T ỷ lệ Mứ c SH NT SH NT KH KH 1.2.2.2. Hạch toán chi tiết tài sản cố định hữu hình. * Tại bộ phận kế toá n: Kế to án chi tiết được thể hiện ở thẻ tài sản cố định hữu hình, thẻ dùng đ ể theo dõi chi tiết tài sản cố đ ịnh hữu hình cử đơn vị mình, tình hình thay đ ổi nguyên giá (khấu hao đ ã trích hàng năm). Khi đưa vào sử d ụng, mỗi tài sản cố định hữu hình được theo dõi riêng bằng mộ t thẻ. Thẻ được đặt trong hò m thẻ tại phò ng kế toán. Kế to án viên theo dõi và ghi chép đầy đủ tình hình sửa chữa, các thay đổi của tài sản cố định hữu hình và tính trích khấu hao. Khi giảm tài sản cố định hữu hình đều phải lập hồ sơ thủ tục tuỳ từng trường hợp cụ thể: + Nếu thanh lý, cần căn cứ vào quyết định thanh lý đ ể lập ban thanh lý tài sản cố đ ịnh hữu hình. Ban thanh lý tổ chức viêc thanh lý và giá trị thu hồ i khi công việc thanh lý hoàn thành. Biên b ản thanh lý được lập thành 2 bản, 1 bản cho kế toán, 1 bản chuyển cho bộ phận quản lý sử dụng tài sản cố định hữu hình. + Trường hợp nhượng bán, kế toán phải lập hoá đơn bán tài sản cố định hữu hình. 11
- + Trường hợp chuyển giao cho doanh nghiệp khác, kế toán phải lập biên bản giao nhận tài sản cố định hữu hình. + Trường hợp thiếu mất tài sản cố định hữu hình thì phải lập biên bản thiếu mất tài sản cố định hữu hình. * Tại b ộ phận sử dụng: Tại các phân xưởng, đội sản xuất, các xí nghiệp thành viên sử dụng tài sản cố định hữu hình, để theo dõi tài sản cố định hữu hình (tăng, giảm) của đơn vị m ình quản lý thì căn cứ vào chứng từ gốc về tăng giảm tài sản cố định hữu hình để mở sổ theo dõi. 1.2.3. Tài khoản kế to án sử dụng: * TK 211: Tà i sản cố định hữu hình. Nộ i dung kinh tế: TK 211 được sử dụng để phản ánh số hiện có và tình hình biến động tài sản cố định hữu hình theo nguyên giá. Kết cấu: TK 211 Số phát sinh tăng: Nguyên Số phát sinh giảm: Nguyên giá TSCĐ HH tăng trong kỳ giá TSCĐ HH giảm trong kỳ SDCK: Nguyên giá TSCĐ HH hiện có cuối kỳ - TK 211 được chi tiết thành các tài khoản cấp 2 như sau: +211 1: Nhà cửa, vật kiến trúc. +211 2: Máy mó c, thiết bị. +2113: Phương tiện vận tải, truyền dẫn. +2114: Thiết bị dụng cụ quản lý. +211 5: Cây lâu năm, súc vật làm việc và cho sản phẩm. +2118: Tài sản cố đ ịnh h ữu hình khác. 1.2.4. Kế toán tăng tài sản cố định hữu hình. 1.2.4.1. Tăng tài sản cố định hữu hình do mua sắm bằng nguồn vốn 12
- chủ sở hữu. Bú t toán 1: Căn cứ vào hoá đơn bán hàng và các chứng từ có liên quan, kế toán ghi: Nợ TK 211: Tăng nguyên giá tài sản cố đ ịnh h ữu hình. Nợ TK 133 (1332): Thuế GTGT được khấu trừ. Có TK 112, 111, 331, 341: Tổng giá thanh toán. Bút toán 2: K ết chuyển nguồn: Tuỳ theo kế ho ạch sử dụng nguồ n để đầu tư mua sắm tài sản cố đ ịnh hữu hình, kế toán ghi kết chuyển nguồn tương ứng theo một trong các trường hợp sau: + N ếu sử dụng các quỹ, nguồn vố n xây dựng cơ bản để đầu tư mua sắm tài sản cố định hữu hình, kế to án phải kết chuyển tăng nguồn vố n kinh doanh: Nợ TK 411, 431, 441: Quỹ đầu tư phát triển, qu ỹ phúc lợi Có TK 411: Nguyên giá nguồn vốn xây dựng cơ bản. + Nếu sử dụng quỹ phúc lợi để đ ầu tư mua sắm tài sản cố đ ịnh hữu hình sử dụng cho nhu cầu phúc lợi công cộ ng thì ngoài bút toán ghi tăng tà i sản cố định hữu hình theo tổng giá thanh toán, kế toán ghi b út to án kết chuyển nguồn: Nợ TK 4312: Quỹ phú c lợi. Có TK 4313: Quỹ phúc lợi đã hình thành tài sản cố đ ịnh. 1.2.4.2. Tăng tài sản cố định hữu hình do mua sắm bằng nguồn vốn vay Kế toán ghi: Nợ TK 211: Tăng nguyên giá tài sản cố đ ịnh hữu hình. Nợ TK 133 (1332): Thu ế G TGT đ ược khấu trừ (n ếu có) Có TK 341: Tổng giá thanh toán Khi trả nợ vay, tuỳ theo kế hoạch sử dụng để trả nợ, kế toán ghi bút 13
- toán kết chuyển nguồn tương ứng. 1.2.4.3. T ài sản cố định hữu hình được hình thành qua xây dựng cơ bản. Tài sản cố định hữu hình phải lắp đặt trong thời gian dài, toàn bộ chi phí phát sinh trong quá trình xây dựng lắp đặt được tập hợp vào bên Nợ của TK 241 (2411, 2412) cho đến khi kết thúc quá trình x ây d ựng lắp đặt, tài sản cố đ ịnh hữu hình được đ ưa vào sử dụng, kế toán mới kết chuyển ghi tăng tà i sản cố định hữu hình. - Tập hợp chi phí đầu tư xây d ựng mua sắm lắp đặt phát sinh trong kỳ, kế toán ghi: Nợ TK 241 (2411, 2412) Nợ TK 133: Thuế G TGT đầu vào (n ếu có) Có TK 111, 112, 331 - K hi bàn giao hoàn thành, kết thúc quá trình hình thành, lắp đặt đưa tài sản cố đ ịnh hữu hình vào sử dụng, kế toán kết chuyển toàn bộ chi phí tập hợp ghi tăng nguyên giá tài sản cố định hữu hình. Nợ TK 211: Nguyên giá tà i sản cố định hữu h ình. Nợ TK 111, 112, 138, 632: Các chi phí không hợp lệ. Có TK 241: Toà n bộ chi phí về tài sản cố định hữu hình Tuỳ theo kế hoạch sử dụng nguồ n để đầu tư, kế toán ghi kết chuyển nguồn tương ứng. 1.2.4.4. Tăng tài sả n cố định h ữu hình do được cấp hoặc nhận góp vốn liên doanh. Căn cứ vào biên bản tiếp nhận tài sản cố định hữu hình và kết luận của Hội đồng định giá về giá trị tài sản cố định hữu hình góp vốn, kế toán ghi: Nợ TK 211: Tăng nguyên giá của tài sản cố đ ịnh h ữu hình Có TK 411: Tăng nguồn vốn kinh doanh Các chi phí tiếp nhận, lắp đ ặt, chạy thử … phát sinh trước khi sử dụng 14
- tài sản cố định hữu hình được hạch toán vào nguyên giá bằng bút toán: Nợ TK 211: Chi phí tiếp nhận lắp đặt, chạy thử … Có TK liên quan 1.2.4.5. Tăng tài sản cố định hữu hình do được biếu tặng, tà i trợ: Căn cứ vào biên bản giao nhận tài sản cố đ ịnh hữu hình và các chứng từ có liên quan, kế toán ghi: Nợ TK 211: Tăng nguyên giá tài sản cố đ ịnh hữu hình Có TK 711: Thu nhập khá c. Trường hợp nhận tài sản cố đ ịnh hữu hình nhưng bên giao tài sản cố định hữu hình không cung cấp đầy đủ chứng từ liên quan thì nguyên giá do Hội đồ ng định giá xác định căn cứ vào giá tài sản cố đ ịnh hữu hình tương đương trên thị trường. Căn cứ vào các chứng từ chứng minh các chi phí tiếp nhận, lắp đặt, chạy thử… phát sinh trước khi sử dụng của tài sản, kế toán hạch toán vào nguyên giá của tài sản được biếu tặng, viện trợ: Nợ TK 211: Chi phí tiếp nhận, lắp đặt, chạy thử … Có TK liên quan 1.2.4.6. Tăng tài sản cố định hữu hình do nhận lại vốn góp liên doanh trước đây. Khi nhận lại vố n góp liên doanh với đơn vị khác bằng tài sản cố định hữu hình, căn cứ vào giá trị còn lại của tài sản nhận về, kế toán ghi: Nợ TK 211: Nguyên giá theo giá trị còn lại Có TK 222: Nhận lại tài sản cố đ ịnh hữu hình góp vốn liên doanh dài hạn Trường hợp có sự chênh lệch giữa giá trị tài sản nhận lại và giá trị vốn góp, hai bên sẽ thanh toán cho nhau bằng tiền hoặc b ằng tài sản khác. 1.2.4.7. Tăng tài sản cố định hữu hình do phát hiện thừa khi kiểm kê. 15
- Nếu tài sản cố định hữu h ình thừa của đơn vị d o quên chưa ghi sổ th ì tuỳ theo từng trường hợp, kế toán ghi sổ bổ sung như các trường hợp trên. Nếu chưa trích khấu hao, kế to án phải xác định số khấu hao trích bổ sung tính vào chi phí quản lý doanh nghiệp: Nợ TK 642: Khấu hao dùng cho quản lý doanh nghiệp. Có TK 214: Giá trị hao mòn tài sản cố định hữu hình. Nếu chưa x ác định được nguyên nhân, kế toán ghi: Nợ TK 211: Nguyên giá tà i sản cố định hữu h ình. Có TK 214: Hao mòn tài sản cố định hữu hình. Có TK 3381: (Giá trị còn lại) Tài sản thừa chờ g iải quyết. 1.2.4.8. Tăng tà i sản cố định hữu hình do chuyển bất động sản đầu tư thành tà i sản cố định hữu hình. Bú t toán 1: Chuyển nguyên giá: Nợ TK 211: Nguyên giá tà i sản cố định hữu h ình Có TK 217: Bất động sản đầu tư. Bú t toán 2: Chuyển hao mòn: Nợ TK 2147: Hao mòn bất động sản đầu tư Có TK 2141: Hao m òn tà i sản cố định hữu hình 1.2.4.9. Tăng tài sản cố định hữu hình do đánh giá tài sản. Bú t toán 1: Phần chênh lệch tăng nguyên giá: Nợ TK 211: Ghi tăng nguyên giá tài sản cố định hữu hình. Có TK 412: Phần chênh lệch đánh giá tăng tài sản cố định hữu hình. Bú t toán 2: Phần chênh lệch tăng hao mòn: Nợ TK 412: Phần ch ênh lệch đánh giá tăng giá trị hao mòn. Có TK 214: Ghi tăng giá trị hao m òn. 1.2.4.10. Tăng tài sản cố định hữu hình mua dưới hình thức trao đổi. 16
- * TSCĐ mua dưới hình thức trao đổi với TSCĐ tương tự khi nhận TSCĐ tương tự do trao đổ i và đưa vào sử dụng ngay cho sản xuất kinh doanh, kế toán ghi: Nợ TK 211: TSCĐ (Nguyên giá TSCĐ nhận về ghi theo giá trị còn lại của TSCĐ đ ưa đi trao đổi) Nợ TK 214: Hao mòn TSCĐ (giá trị đã khấu hao của TSCĐ đưa đi trao đổi) Có TK 211 - TSCĐ (Nguyên giá của TSCĐ đ ưa đi trao đổi) * TSCĐ mua dưới hình thức trao đổi với TSCĐ không tương tự: - Khi giao TSCĐ cho bên trao đổi; kế toán ghi. Nợ TK 811: Chi phí khác (giá trị còn lại của TSCĐ đưa đ i trao đổ i) Nợ TK 214: Hao mòn TSCĐ (giá trị đã khấu hao) Có TK 211 - TSCĐ (nguyên giá) Đồng thời ghi tăng thu nhập do trao đổi TSCĐ Nợ TK 131: Phải thu của khách hàng (tổng giá thanh toán) Có TK 711: Thu nhập khác (giá trị hợp lý của TSCĐ đưa đi trao đổi) Có TK 3331: Thuế GTGT phải nộp (nếu có) - Khi nhận được TSCĐ do trao đi, kế toán ghi: Nợ TK 211: TSCĐ (giá trị hợp lý của TSCĐ nhận được do trao đổi) Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có) Có TK 131: Phải thu của khách hàng. - Trường hợp phải thu thêm tiền do giá trị của TSCĐ đưa đi trao đổi lớn hơn giá trị của TSCĐ nhận được do trao đổi, khi nhận được tiền của bên có TSCĐ trao đổi, kế toán ghi: Nợ TK 111, 112: Số tiền thu thêm Có TK 131: Phải thu của khách hàng. 17
- - Trường hợp phải trả thêm tiền do giá trị hợp lý của TSCĐ đưa đi trao đổi nhỏ hơn giá trị hợp lý của TSCĐ nhận được do trao đổi, khi trả tiền cho bên có TSCĐ trao đổi, kế toán ghi: Nợ TK 131: Phải thu của khách hàng Có TK 111, 112: Tiền mặt, tiền gửi ngân hàng. 1.2.4.11 Tăng TSCĐ mua trả chậm, trả góp. - K hi mua TSCĐ theo phương thức trả chậm, trả góp và đưa về sử dụng ngay cho sản xuất kinh doanh. Nợ TK 211: TSCĐ (nguyên giá - ghi theo giá mua trả tiền ngay) Nợ TK 133: Thuế GTGT (nếu có) Nợ TK 242: Chi phí trả trước dài hạn Có TK 331: Phải trả cho người bán. - Định kỳ, thanh toán tiền cho người bán, kế toán ghi: Nợ TK 331: Phải trả cho người bán Có TK 111, 112: Số nợ gốc và lãi trả chậm, trả góp phải trả định kỳ. - Đ ịnh kỳ, tính vào chi phí tài chính, số lãi trả chậm, trả góp phải trả của từng kỳ: Nợ TK 635: Chi phí tài chính Có TK 242: Chi phí trả trước dài hạn. 1.2.5. Kế toán giảm tài sản cố định h ữu hình. 1.2.5.1. Giảm tài sản cố định hữu hình do thanh lý, nhượng bán. Nguyên tắc hạch toán: Hoạt động thanh lý, nhượng bán tài sản cố định hữu hình được coi là ho ạt động ngo ài ho ạt động sản xuất kinh doanh, do đó, mọi chi phí và thu nhập phát sinh trong quá trình thanh lý, nhượng bán đều được ghi nhận là chi phí và thu nhập của hoạt độ ng khác. 18
- Bú t toán 1: Ghi giảm tài sản cố định hữu hình (Xoá sổ tài sản) Nợ TK 811: Giá trị còn lại của tài sản cố định hữu hình. Nợ TK 214: Hao mòn tà i sản cố định hữu hình. Có TK 211: Nguyên giá tài sản cố định h ữu hình. Bú t to án 2: Phản ánh các chi phí phát sinh liên quan đ ến hoạt động thanh lý, nhượng bán: Nợ TK 811 Nợ TK 133: Thuế G TGT đầu vào (n ếu có) Có TK 111, 112, 331, 334, 152 … Bú t toán 3: Phản ánh các khoản thu về thanh lý , nhượng bán tài sả n cố định hữu hình. Nợ TK 111, 112, 131, 152 …: Giá thanh toán Có TK 711: Giá bán chưa thuế Có TK 333 (33311): Thu ế GTGT đ ầu ra. 1.2.5.2. Giảm tài sả n cố định hữu hình do góp vốn vào cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát. Giảm tài sản cố định hữu hình do góp vốn đầu tư bằng TSCĐ vào công ty con, công ty liên kết, cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát, đầu tư dài hạn khác. Căn cứ vào giá trị còn lại của TSCĐ, giá thỏa thuận do hộ i đồng giao nhận vốn xác định. Số chênh lệch giá (gảim, tăng) được hạch toán là chi phí khác và thu nhập khác. Riêng cơ sở kinh doanh đồ ng kiểm so át chênh lệch tăng giá được phân chia như sau: - Phần chênh lệch tương ứng với lợi ích củ a mình trong liên doanh (tỷ lệ quyền biểu quyết) được giữ lại trên TK 3387 (sau đó phân bổ dần vào thu nhập khác theo thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ đ em đi góp vốn). - Phần chênh lệch tương ứng với phần lợi ích của các bên khác trong liên doanh được hạch toán là thu nhập khác phát sinh trong kỳ, kế toán ghi: 19
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn về: Hạch toán kế toán vốn bằng tiền tại công ty cổ phần thương mại xây dựng Sóc Sơn
81 p | 433 | 286
-
Đề tài: Bàn về hạch toán chênh lệch tỷ giá hối đoái
38 p | 630 | 232
-
LUẬN VĂN: HẠCH TOÁN TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH (HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH) TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT
78 p | 488 | 207
-
LUẬN VĂN: HẠCH TOÁN THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG TRONG DOANH NGHIỆP
53 p | 520 | 136
-
Hạch tóan thuế VAT tại Cty Điện máy - 1
9 p | 229 | 104
-
Tiểu luận luật : Vụ tranh chấp hợp đồng mua bán gạo giữa hai công ty Galluck limited và công ty xuất nhập khẩu lương thực Hà Nội đã khởi kiện lên toà án thành phố Hà Nội
14 p | 334 | 70
-
Hạch tóan lưu chuyển hàng hóa trong Cty Dịch vụ Hoàng Khuyên - 1
10 p | 197 | 70
-
Khóa luận tốt nghiệp: Hoàn thiện kế toán bán hàng và kết quả bán hàng tại công ty TNHH Nhà nước một thành viên sách Nhà nước
91 p | 129 | 31
-
Luận văn kế toán: Hoàn thiện công tác hạch toán lưu chuyển hàng hóa và xác định kết quả tiêu thụ hàng hóa tại công ty điện tử Viễn thông Quân đội
87 p | 146 | 27
-
Khóa luận tốt nghiệp Kế toán - Kiểm toán: Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần xây dựng và dịch vụ thương mại Ngô Quyền
121 p | 77 | 11
-
Khóa luận tốt nghiệp: Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả hoạt động kinh doanh tại Công ty cổ phần địa ốc Sài Gòn
138 p | 63 | 9
-
Khoá luận tốt nghiệp: Hoàn thiện công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ Phần Truyền thông Việt Thịnh
132 p | 29 | 8
-
Khóa luận tốt nghiệp Kế toán - Kiểm toán: Hoàn thiện công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại công ty Cổ phần Thế Sơn
102 p | 41 | 5
-
Khóa luận tốt nghiệp Kế toán - Kiểm toán: Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty TNHH 1TV cầu, phà Quảng Ninh
100 p | 54 | 5
-
Khóa luận tốt nghiệp Kế toán - Kiểm toán: Hoàn thiện công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty cổ phần dịch vụ vận tải Thành An Phát
104 p | 37 | 4
-
Khóa luận tốt nghiệp: Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại Viện Công nghệ Xây dựng Cầu đường Phía Nam
82 p | 26 | 3
-
Khóa luận tốt nghiệp Kế toán - Kiểm toán: Kế toán doanh thu chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH phụ tùng xe máy Thanh Hà
95 p | 3 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn