intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

TIỂU LUẬN: Biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng máy móc thiết bị ở Tổng công ty thép Việt Nam

Chia sẻ: Nguyen Loan | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:90

616
lượt xem
127
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Quản lý và nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng tài sản cố định - máy móc thiết bị là một đòi hỏi thiết yếu đối với mọi doanh nghiệp nhằm tối đa hoá lợi nhuận, tối đa hoá giá trị doanh nghiệp. Trong điều kiện hiện nay khi mà khoa học kỹ thuật trở thành một yêú tố ảnh hưởng trực tiếp, có tính chất quyết định đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp thì doanh nghiệp nào sử dụng tài sản cố định - máy móc thiết bị có hàm lượng...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: TIỂU LUẬN: Biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng máy móc thiết bị ở Tổng công ty thép Việt Nam

  1. TIỂU LUẬN: Biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng máy móc thiết bị ở Tổng công ty thép Việt Nam
  2. Lời mở đầu Quản lý và nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng tài sản cố định - máy móc thiết bị là một đòi hỏi thiết yếu đối với mọi doanh nghiệp nhằm tối đa hoá lợi nhuận, tối đa hoá giá trị doanh nghiệp. Trong điều kiện hiện nay khi mà khoa học kỹ thuật trở thành một yêú tố ảnh hưởng trực tiếp, có tính chất quyết định đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp thì doanh nghiệp nào sử dụng tài sản cố định - máy móc thiết bị có hàm lượng khoa học kỹ thuật càng cao, công nghệ càng hiện đại thì càng có điều kiện để thành công. Để đảm bảo lợi ích của mình các doanh nghiệp luôn tìm mọi cách để tăng cường công tác nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng máy móc thiết bị, thay thế, đổi mới máy móc thiết bị theo hướng áp dụng công nghệ tiên tiến, kỹ thuật hiện đại phù hợp với yêu cầu kinh doanh và đòi hỏi của nền kinh tế. Tổng công ty thép Việt Nam là một pháp nhân kinh tế hoạt động sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế thị trường và cũng như các doanh nghiệp khácmục tiêu cuối cùng của Tổng công ty cũng là tối đa hoá lợi nhuận và đảm bảo ổn định kinh tế. Do vậy công quản lý và sử dụng tài sản cố định - máy móc thiết bị là công tác đang được Tổng công ty hết sức quan tâm. Trong thời kỳ qua tuy bước đầu đã đạt được một số thành công trong công tác này nhưng nh ững tồn tại vẫn là một vấn đề hết sức nan giải. Nó đòi hỏi phải có thời gian, tiền của, công sức lao động của một tập thể có tinh thần trách nhiệm cao và sự trợ giúp của các ngành có liên quan. Được sự giúp đỡ tận tình của thầy Mai Xuân Được và sự quan tâm của lãnh đạo và cán bộ các phòng ban chức năng thuộc Tổng công ty thép Việt Nam, bài viết này ra đời với mục đích góp thêm một số ý kiến nhằm thúc đẩy quản lý và sử dụng máy móc thiết bị có hiệu quả hơn.
  3. Trong khuôn khổ bài viết này, em xin trình bày vấn đề “ Biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng máy móc thiết bị ở Tổng công ty thép Việt Nam”. Kết cấu của bài viết như sau: ChươngI: Hiệu quả quản lý và sử dụng máy móc thiết bị và ý nghĩa của việc q uản lý và sử dụng máy móc thiết bị có hiệu quả. Chương II: Tình hình quản lý và sử dụng máy móc thiết bị ở Tổng công ty thép Việt Nam trong thời gian qua. Chương III: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng máy móc thiết bị ở Tổng công ty thép Việt Nam.
  4. Chương 1 Hiệu quả quản lý và sử dụng máy móc thiết bị, ý nghĩa của việc quản lý và sử dụng có hiệu quả máy móc thiết bị. 1 Hiệu quả quản lý và sử dụng máy móc thiết bị. 1 .1 Quan niệm về quản lý và sử dụng máy móc thiết bị có hiệu quả. Khi đề cập đến quản lý và sử dụng máy móc thiết bị có hiệu quả có nhiều quan niệm khác nhau về công tác này. Trên các góc độ khác nhau, mỗi quan niệm đưa ra một cách nhìn riêng về vấn đề này. Tuy nhiên sẽ là phiến diện nếu chỉ xem xét các quan niệm đó một cách riêng biệt. 1 .1.1 Quản lý và sử dụng máy móc thiết bị có hiệu quả là máy móc thiết bị được sử dụng theo đúng công dụng của chúng trong quá trình sản xuất. Mỗi loại máy móc thiết bị đều có những tính năng, tác dụng và nhiệm vụ khác nhau, có vai trò khác nhau trong quá trình sản xuất chế tạo sản phẩm. Có những thiết bị có thể chế tạo được nhiều sản phẩm khác nhau nhưng có những thiết bị chuyên dụng, đặc chủng chỉ có thể chế tạo được một loại sản phẩm duy nhất. Do vậy vấn đề đặt ra là phải sử dụng các thiết bị đúng với khả năng vốn có của nó thì chúng mới phát huy hết tác dụng và đạt năng suất cao nhất. Khi các thiết bị được bố trí hợp lý thì chúng mới được sử dụng có hiệu quả, khai thác được hết công suất và tránh lãng phí trong quá trình sản xuất. Đặc biệt, đối với các doanh nghiệp tổ chức sản xuất theo phương pháp dây chuyền thì việc bố trí máy móc thiết bị theo đúng chức năng trình tự là bắt buộc các doanh nghiệp này phải tuân thủ. 1 .1.2 Quản lý và sử dụng máy móc thiết bị có hiệu quả là quản lý và sử dụng máy móc thiết bị theo đúng định mức sử dụng.
  5. Định mức sử dụng quy định mức tham gia của máy móc thiết bị vào quá trình sản xuất trong những giai đoạn nhất định. Mức tham gia này được tính toán tối ưu nhất mức độ phù hợp với khả năng hiện tại của máy móc thiết bị. Khi đó sự tham gia của máy móc thiết bị vào sản xuất một mặt vẫn phát huy hết công suất sử dụng mặt khác vẫn duy trì được thời gian sử dụng lâu dài, hạn chế được những tổn thất do sử dụng quá mức định mức gây ra. Do vậy việc quản lý sử dụng máy móc thiết bị theo định mức không chỉ có ý nghĩa sử dụng tối đa năng lực sản xuất của doanh nghiệp mà còn có ý nghĩa nâng cao tuổi thọ cho hệ thống máy móc thiết bị. 1 .1.3 Quản lý và sử dụng máy móc thiết bị có hiệu quả thể hiện ở việc chất lượng sản phẩm ngày càng được nâng cao. Chất lượng sản phẩm là yếu tố sống còn, quyết định trực tiếp đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trong thời đại ngày nay khi mà cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật đang dần tới đỉnh cao của sự phát triển, khi mà ngày càng nhiều các thành tựu khoa học được áp dụng trực tiếp vào sản xuất thì vấn đề chất lượng sản phẩm lại càng có ý nghĩa trong việc tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Để nâng cao chất lượng sản phẩm trước hết mỗi doanh nghiệp cần phải thực hiện tốt công tác quản lý, sử dụng máy móc thiết bị sao cho đảm bảo quá trình sản xuất cân đối, hạn chế các tổn thất về nguyên vật liệu, hạn chế các sản phẩm hỏng sản phẩm kém chất lượng và rút ngắn được thời gian sản xuất. 1 .1.4 Quản lý và sử dụng máy móc thiết bị có hiệu quả là phải giảm được hao mòn hữu h ình và hao mòn vô hình. Trong quá trình sản xuất máy móc thiết bị phải tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất do đó giá trị và giá trị sử dụng của nó giảm dần do bị hao mòn dần theo thời gian. Hiện tượng này xảy ra cả khi hoạt động cũng như không hoạt động. Quản lý sử dụng máy móc thiết bị phải đảm bảo hao mòn máy móc thiết bị là hợp lý, tránh lãng phí không cần thiết. Nếu máy móc thiết bị được sử dụng đúng chế độ đúng định mức và các tiêu chuẩn kinh tế kỹ thuật, thì hao mòn máy móc thiết bị khi đó là hợp lý. Còn ngược lại sẽ
  6. là không hợp lý và gây ra lãng phí. Bên cạnh đó máy móc thiết bị ngày càng trở nên lạc hậu. Các thế hệ máy móc thiết bị mới được tung ra thị trường có trình độ kỹ thuật công nghệ cao hơn, các máy móc thiết bị cũ ngày càng trở nên lạc hậu và giảm giá trị trên thị trường. Do vậy quản lý sử dụng máy móc thiết bị có hiệu quả còn phải chú ý đến hao mòn vô hình này. Các doanh nghiệp luôn phải cập nhật thông tin về các loại máy móc thiết bị trên thị trường, lập kế hoạch thay thế, đổi mới máy móc thiết bị khi cần thiết. 1 .1.5 Quản lý và sử dụng máy móc thiết bị có hiệu quả là quản lý và sử dụng máy móc thiết bị phải theo đúng chế độ bảo dưỡng sửa chữa. Công tác này đòi hỏi phải theo dõi thực hiện các biện pháp tổ chức, kỹ thuật, phục vụ bảo dưỡng, kiểm tra và sửa chữa nhằm giảm hao mòn, ngăn ngừa sự cố, đảm bảo máy móc thiết bị hoạt động bình thường. Nếu máy móc thiết bị không được bảo quản tốt, không chấp hành nội quy, quy tắc bảo d ưỡng an toàn kỹ thuật sẽ là cho chúng giảm dần giá trị sử dụng đến chỗ gây ra tổn thất trong quá trình quản lý sản xuất. Bên cạnh đó tiến bộ khoa học làm cho tốc độ hao mòn vô hình của máy móc thiết bị ngày càng nhanh, sự thay thế đổi mới là khó tránh khỏi. Để hạn chế loại hao mòn này thì doanh nghiệp phải tổ chức bố trí sao cho máy móc thiết bị phải được hoạt động liên tục hết khả năng sản xuất, tạo ra nhiều sản phẩm để giá trị của chúng có thể chuyển hết vào sản phẩm một cách nhanh chóng và doanh nghiệp có thể áp dụng phương pháp khấu hao nhanh để tạo điều kiện thu hồi vốn ban đầu. Do vậy khi đánh giá hiệu quả quản lý và sử dụng máy móc thiết bị nhất thiết phải đề cập đến vai trò của công tác bảo dưỡng, sửa chữa tạo điều kiện cho máy móc thiết bị hoạt động tốt. 1 .1.6 Quản lý và sử dụng máy móc thiết bị có hiệu quả là việc quản lý và sử dụng máy móc thiết bị triệt để về số lượng, thời gian hoạt động, công suất của máy móc thiết bị không để tình trạng lãng phí do máy móc thiết bị không được sử dụng hoặc chỉ sử dụng một phần thời gian công suất. Thực trạng các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay cho thấy hầu hết máy móc thiết bị đều chưa được sử dụng hết công suất do vậy mà hiệu quả sản xuất kém gây ra sự lãng phí lớn trong sản xuất. Trong khi đó hàng ngày hàng giờ máy
  7. móc thiết bị vẫn phải tính chi phí khấu hao nên các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong việc tính giá thành sản phẩm và thu hút vốn đầu tư. 1 .1.7 Quản lý và sử dụng máy móc thiết bị có hiệu quả là việc sử dụng máy móc thiết bị để thực hiện mục tiêu kinh doanh tổng hợp. Quản lý và sử dụng máy móc thiết bị có hiệu quả là việc sử dụng chúng để thực hiện nhiều mục tiêu kinh doanh tổng hợp khác nhau, phục vụ ngày càng tốt hơn cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Mục tiêu cuối cùng của mỗi doanh nghiệp là tối đa hoá lợi nhuận và phương pháp để thực hiện mục tiêu đó là tiến hành sản xuất với sự kết hợp của các yếu tố trong sản xuất: nguyên vật liệu, máy móc thiết bị, vốn, lao động. Nếu máy móc thiết bị được quản lý và sử dụng một cách hợp lý, khoa học, kết hợp với việc thường xuyên cải tiến, đổi mới nâng cao tính năng tác dụng và sử dụng hết công suất thì sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiết kiệm được vốn đầu tư, vật liệu đưa vào sản xuất và chi phí nhân công. Điều này giúp cho doanh nghiệp có thể lấy thu bù chi có lãi. Chính lúc này doanh nghiệp có cơ hội để mở rộng thị trường, mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, thực hiện các hoạt đ ộng liên doanh liên kết, trên cơ sở đó, lại càng có khả năng để phát huy hết năng lực sản xuất của chúng và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp không ngừng được nâng cao. 1 .2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản lý và sử dụng máy móc thiết bị. 1 .2.1 Nhóm các chỉ tiêu đánh giá trình độ công nghệ của máy móc thiết bị. + Tuổi thọ trung bình của máy móc thiết bị. Chỉ tiêu này biểu thị mức độ sử dụng máy móc thiết bị về mặt thời gian đồng thời cũng có thể cho biết cơ cấu và mức độ tăng trưởng của máy móc thiết bị theo thời gian. + Hệ số sử dụng máy móc thiết bị về số lượng (Hm – tính theo hiện vật) Tổng số máy móc thiết = bị huy động Hm Tổng số máy móc thiết bị hiện có
  8. Chỉ tiêu này phản ánh mức độ huy động máy móc thiết bị vào sản xuất kinh doanh về số lượng. Trong đó tổng số máy móc thiết bị huy đông gồm có: số lượng máy móc thiết bị đã lắp đặt hoặc đang trong quá trình s ửa chữa hoặc cải tiến chất lượng. Tổng số máy móc thiết bị bao gồm toàn bộ máy móc thiết bị hoạt động hoặc chưa hoạt động. Thực tế có loại máy móc thiết bị có giá trị lớn, ngược lại có những loại có giá trị nhỏ nên chỉ tiêu trên có thể không phản ánh đúng mức đọ sử dụng. Để khắc phục hạn chế đó, có thể sử dụng chỉ tiêu hệ số sử dụng theo đơn vị giá trị. Giá trị máy móc thiết bị Ht = Tổng gía trị máy móc Giá trị máy móc thiết bị trong công thức trên thường lấy giá còn lại sau khi đã trừ đi khấu hao để tính toán. + Hệ số sử dụng máy móc thiết bị theo thời gian: (Ht). Thời gian MMTB huy Ht = Tổng số thời gian có thể huy động Tổng số thời gian có thể huy động là hiệu số giữa thời gian huy động máy móc thiết bị theo chế độ và thời huy đông máy móc thiết bị theo kế hoạch. Phản ánh hiệu suất sử dụng thời gian làm việc của máy móc thiết bị. Chỉ tiêu này càng lớn thì máy móc thiết bị càng được sử dụng có hiệu quả. + Hệ số sử dụng công suất máy móc thiết bị :Hw
  9. Tổng công suất thực tế đã huy HW = Tổng công suất tối đa của máy móc thiết bị Chỉ tiêu này cho biết khả năng huy động máy móc thiết bị về công suất. Chỉ tiêu này càng cao thì công tác sử dụng máy móc thiết bị càng có hiệu quả + Hệ số đổi mới máy móc thiết bị : HĐM GTMMTB được đổi HĐM =  GTMMTB hiện có Hệ số này cho biết mức độ quan tâm của doanh nghiệp đến công tác đổi mới máy móc thiết bị và cũng cho biết khả năng đầu tư đổi mới của doanh nghiệp. + Hệ số đầu tư :HĐT  Gb HĐT = Q  Gb: tổng chi phí đầu tư cho máy móc thiết bị Q : giá trị tổng sản lượng. Hệ số này cho biết chi phí doanh nghiệp bỏ ra đầu tư cho đổi mới máy móc thiết bị trên một đơn vị sản phẩm. 1 .2.2 Nhóm các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản lý và sử dụng máy móc thiết bị. + Chỉ tiêu về doanh thu trên tổng số máy móc thiết bị :HDT DT
  10. HD T =  GTMMTB Phản ánh sức sản xuất của máy móc thiết bị hoặc kết quả sản xuất trên một đồng chi phí cho máy móc thiết bị. Chỉ tiêu này càng cao thì hiệu quả quản lý và sử dụng máy móc thiết bị càng lớn. + Chỉ tiêu lợi nhuận trên tổng giá trị máy móc thiết bị : HLN LN HLN =  GTMMTB Phản ánh sức sinh lợi của máy móc thiết bị hay lợi nhuận bình quân tính trên một đồng chi phí máy móc thiết bị. Chỉ tiêu này càng lớn thì máy móc thiết bị càng được sử dụng có hiệu quả. + Chỉ tiêu về nộp ngân sách trên máy móc thiết bị: HNS Nộp ngân HNS =  GTMMTB Phản ánh một đ ồng đầu tư cho máy móc thiết bị trích bao nhiêu đồng nộp ngân sách. 2 . Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả quản lý và sử dụng máy móc thiết bị. 2 .1 Chất lượng yếu tố nguyên vật liệu.
  11. Nguyên vật liệu, máy móc thiết bị và lao động là ba yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất, chúng có mối quan hệ mật thiết không thể tách rời nhau, chúng có mối liên hệ qua lại và tác động lẫn nhau. Thật vậy, nếu máy móc thiết bị có hợp lý bao nhiêu nếu nguyên vật liệu không được cung cấp đúng, đầy đủ kịp thời thì hiệu quả quản lý và sử dụng máy móc thiết bị cũng trở nên thấp vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến hệ số sử dụng thời gian và công suất huy động của máy móc thiết bị. Do vậy yêu cầu đặt ra đối với nguyên vật liệu phụ liệu là phải được cung cấp đúng, đủ, đảm bảo chất lượng và kịp thời. Nếu một trong các yếu tố trên không được đáp ứng làm cho quá trình sản xuất bị ngưng trệ, gián đoạn và cuối cùng là ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý và sử dụng máy móc thiết bị trong doanh nghiệp. 2 .2 Trình độ công nghệ của máy móc thiết bị. Trình độ công nghệ của máy móc thiết bị của doanh nghiệp thể hiện ở chỗ máy móc thiết bị đó được sản xuất tại đâu và được sản xuất vào năm nào, cũng như là khi doanh nghiệp mua sắm máy móc thiết bị đó thì mức độ sử dụng còn là bao nhiêu %. Chính trình độ công nghệ của máy móc thiết bị ảnh hưởng đến quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Thực tế cho thấy các doanh nghiệp Việt Nam, hầu hết số lượng máy móc thiết bị còn lạc hậu so với trình độ công nghệ thế giới. Nếu như máy móc thiết bị được sản xuất ra ở các nước công nghiệp phát triển có nền công nghệ cao và được sản xuất trong những năm gần thì chất lượng máy móc thiết bị sẽ tốt hơn: hiện đại hơn, đa tính năng hơn, thời gian sử dụng, công suất thiết kế cao hơn. Từ đó tác động đến năng suất lao động, chất lượng sản phẩm và ngược lại loại máy móc thiết bị được sản xuất tại những nước đang phát triển và kém phát triển hoặc được sản xuất trong những thập niên tr ước thì chất lượng máy móc thiết bị sẽ kém hơn công suất thiết kế cao, tỷ lệ hao mòn cao hơn, thời gian và công suất huy động không cao. Và tất nhiên hiệu quả sản xuất sẽ không cao. Từ đó hiệu quả quản lý và sử dụng máy móc thiết bị sẽ rất kém và không đáp ứng được nhu cầu của sản xuất của sản phẩm. 2 .3 Lao động .
  12. Yếu tố con người của sản xuất luôn là nhân tố trung tâm của sản xuất. Bất kỳ công tác nào nếu thiếu vai trò của con người thì không thể hoàn thành một cách hoàn hảo nhất. Khi đề cập đến công tác quản lý và sử dụng máy móc thiết bị lại càng phải khẳng định tầm quan trọng cũng như mức độ tác động đến hiệu quả quản lý và sử dụng máy móc thiết bị của yếu tố này. * Về trình độ tay nghề của công nhân Quá trình vận hành máy móc thiết bị trong doanh nghiệp đòi h ỏi người công nhân phải có một trình độ tay nghề nhất định, bởi hệ thống máy móc thiết bị hoạt động theo những quy trình công nghệ rất phức tạp và phải tuân thủ theo những quy trình quy phạm kỹ thuật đã được quy định. Người công nhân phải được đào tạo các kỹ năng, kỹ xảo để có thể sử dụng máy móc thiết bị một cách có tốt nhất, đảm bảo giảm tối thiểu những thao tác thừakịp thời phát hiện những sai sót trong quá trình sản xuất sản phẩm, kịp thời phát hiện các sự cố và tìm ra nguyên nhân khắc phục chúng. Khi doanh nghiệp đưa vào quá trình sản xuất một quy trình công nghệ mới với những máy móc thiết bị hiện đại, điều cần thiết là người công nhân vận hành hệ thống đó như thế nào để đảm bảo về công suất và thời gian hoạt động của máy móc thiết bị và không có sự cố xảy ra. Như vậy vấn đề quản lý và sử dụng máy móc thiết bị phụ thuộc nhiều vào trình độ tay nghề của người lao động. *Trình độ tổ chức quản lý lao động. Máy móc thiết bị càng hiện đại thì càng đòi hỏi người lao động phải được đao tạo để có thể sử dụng chúng một cách có hiệu quả. Bên cạnh việc đào tạo lấy kiến thức thì doanh nghiệp cần phải tổ chức sắp xếp bố trí lao động một cách hợp lý, đúng người, đúng việc để đảm bảo cho lao động có thể phát huy hết năng lực của mình. Đồng thời nâng cao ý th ức tổ chức kỷ luật, ý thức trách nhiệm cho người lao động. Điều đó đòi hỏi người công nhân cần phải tuân thủ những quy trình, quy phạm kỹ thuật, những nội quy,
  13. quy chế của công ty một cách nghiêm túc và tự giác. Nếu người công nhân thiếu ý thức tự giác, ý thức trách nhiệm và lòng nhiệt huyết với nghề thì có thể sẽ gậy hậu quả nghiêm trọng làm thiệt hại đến tài sản của doanh nghiệp, tính mạng của công nhân và hiệu quả sản xuất không cao. Mặt khác ta thấy rằng quản lý và sử dụng máy móc thiết bị chính là quá trình người công nhân vận hành máy móc thiết bị, do vậy để quản lý và sử dụng máy móc thiết bị có hiệu quả thì vấn đề nâng cao ý thức tổ chức kỷ luật và tinh thần trách nhiệm cho người công nhân là biện pháp rất cần thiết. 2 .4 Vốn. Vốn là máu của doanh nghiệp. Bất kỳ một hoạt động nào của doanh nghiệp đêu cần phải có vốn để hoạt động. Nhu cầu vốn trong mỗi doanh nghiệp là điều kiện để tổ chức và duy trì sản xuất, đổi mới thiết bị công nghệ và mở rộng sản xuất,... từ đó tạo điều kiện cho doanh nghiệp nâng cao khá năng cạnh tranh trên thị trường, mở rộng xuất khẩu, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Ngay từ khi bắt đầu sản xuất doanh nghiệp đã cần có vốn để đầu tư mua sắm máy móc thiết bị để tổ chức sản xuất và để áp dụng công nghệ nhiều trình độ, hiện đại hoá công nghệ truyền thống, tranh thủ công nghệ hiện đại để tạo ra nhiều sản phẩm có chất lượng cao. Tuỳ theo đặc điểm của từng ngành nghề sản xuất kinh doanh mà quy định trình độ công nghệ cũng như tỷ trọng máy móc thiết bị trong cơ cấu vốn cố định của doanh nghiệp. Các yếu tố tạo thành vốn cố định trong doanh nghiệp là ảnh hưởng rất lớn đến năng lực sản xuất của doanh nghiệp. Từ đó công tác quản lý và sử dụng tài sản cố định tác động ngược trở lại vốn cố định làm cho vốn được sử dụng một cách có hiệu quả hơn. Công tác quản lý và sử dụng máy móc thiết bị là công tác hết sức quan trọng đối với doanh nghiệp tuy nhiên công tác này có hiệu quả hay không còn phụ thuộc vào lượng vốn đầu tư cho sản xuất. Thiếu vốn sẽ dẫn đến sự trì trệ và yếu kém về trình độ công nghệ kỹ thuật của doanh nghiệp. Thiếu vốn sẽ dẫn đến không đáp ứng được nhu cầu của các công tác kỹ thuật trong doanh nghiệp: công tác chuẩn bị kỹ thuật cho sản xuất, công tác xác lập các quy trình quy phạm, công tác kiểm tra kỹ thuật, công tác bảo
  14. dưỡng sửa chữa đặc biệt là công tác đổi mới máy móc thiết bị lại hết sức cần vốn để tổ chức thực hiện. Khi đó quá trình sản xuất của doanh nghiệp bị ngưng trệ, và với sự yếu kém của trình độ công nghệ đó thì hiệu quả của quá trình sản xuất kinh doanh kém, sản phẩm tạo ra có chất lượng thấp không đáp ứng được nhu cầu thị trường 3 . ý nghĩa của quản lý và sử dụng máy móc thiết bị . Quá trình sản xuất kinh doanh là quá trình bắt đầu từ khâu chuẩn bị sản xuất, mua sắm vật tư kỹ thuật, tổ chức sản xuất đến khâu cuối cùng là tiêu thụ sản phẩm hàng hoá, dịch vụ và tích luỹ tiền tệ. Quá trình sản xuất luôn có hai mặt gắn bó chặt chẽ với nhau, đó là mặt vật chất kỹ thuật của sản xuất và mặt kinh tế kỹ thuật của sản xuất. Mặt vật chất kỹ thuật của sản xuất bao gồm sự tác động của sức lao động lên đối tượng lao động bằng các công cụ lao động cần thiết để tạo ra của cải vật chất cho xã hội. Mặt kinh tế kỹ thuật của sản xuất cho thấy, quá trình sản xuất trong doanh nghiệp còn là quá trình củng cố mối quan hệ sản xuất, quá trình lao động sáng tạo và hiệp tác của người lao động. Trong doanh nghiệp sản xuất công cụ lao động chủ yếu của doanh nghiệp là máy móc thiết bị. Thông qua máy móc thiết bị người lao động tác động vào nguyên vật liệu sản xuất chế tạo ra sản phẩm. Chất lượng của sản phẩm phụ thuộc vào hiệu quả quản lý và sử dụng các yếu tố đầu vào cho sản xuất mà máy móc thiết bị là một trong số đó. Máy móc thiết bị là hệ thống xương cốt và là yếu tố quan trọng của quá trình sản xuất. Khi đề cập đến vai trò của máy móc thiết bị Mác nói: “ phương thức sản xuất xã hội sau thắng phương thức sản xuất xã hội trước một phần do nó có năng suất cao hơn mà năng suất phụ thuộc vào công cụ lao động trong đó máy móc thiết bị đóng vai trò chính”, do vậy quá trình sản xuất thực sự có hiệu quả khi doanh nghiệp thực hiện tốt công tác quản lý và sử dụng máy móc thiết bị. Quản lý và sử dụng máy móc thiết bị có hiệu quả đảm bảo rút ngắn chu kỳ sản xuất, sử dụng hợp lý tiết kiệm nguyên vật liệu, lao động sống và lao động vật hoá từ đó nâng cao chất lượng sản phẩm,năng suất lao động và tăng sức cạnh tranh cho doanh
  15. nghiệp. Thật vậy quản lý và sử dụng có hiệu quả máy móc thiết bị làm cho máy móc thiết bị vận hành tốt, đảm bảo các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật đã được tiêu chuẩn hoá, khi đó sẽ kết hợp được các yếu tố nguyên vật liệu, lao động sống và lao động vật hoá một cách hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả. Sự kết hợp nhuần nhuyễn của ba yếu tố: lao động, máy móc thiết bị, nguyên vật liệu trong đó máy móc thiết bị là nhân tố xương cốt sẽ tạo ra được những sản phẩm có chất lượng tốt và hạn chế được những sản phẩm kém chất lượng và tăng năng suất lao động. Quản lý và sử dụng máy móc thiết bị có hiệu quả sẽ tạo điều kiện cho việc ứng dụng những thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến vào sản xuất. Ngày nay khoa học công nghệ đang phát triển với tốc độ nhanh chóng do vậy mà các doanh nghiệp cần phải thường xuyên nắm bắt và ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật hiện đại vào sản xuất, vì các sản phẩm có hàm lượng khoa học và công nghệ cao sẽ thắng thế trong các cuộc cạnh tranh. Những biện pháp khoa học kỹ thuật trong sản xuất chủ yếu đ ược áp dụng vào việc cải tiến hệ thống máy móc thiết bị theo hướng có lợi. Do vậy chính quá trình quản lý và sử dụng máy móc thiết bị sẽ thúc đẩy sự phát triển của lĩnh vực khoa học công nghệ trong doanh nghiệp. Quản lý và sử dụng máy móc thiết bị có hiệu quả góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Đó chính là mục tiêu thiết thực nhất và quyết định sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp.
  16. Chương 2 Tình hình sử dụng máy móc thiết bị ở Tổng công ty thép Việt Nam trong thời gian qua 1 . Khái quát v ề Tổng công ty thép Việt Nam 1 .1 Quá trình hình thành và phát triển của Tổng công ty thép Việt Na m. Thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng, ngày 7 tháng 3 năm 1994, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 91/TTg về thí điểm thành lập Tập đoàn kinh doanh. Thực hiện Quyết định số 344/TTg ngày 04 tháng 7 năm 1994 của Thủ tướng Chính phủ, Tổng công ty thép Việt Nam được thành lập trên cơ sở hợp nhất Tổng công ty thép và Tổng công ty kim khí thuộc Bộ Công nghiệp nặng - nay là Bộ Công nghiệp và tổ chức hoạt động theo mô hình Tổng công ty nhà nước - Tổng công ty 91 theo Quyết định số 255/TTg ngày 29 tháng 4 năm 1995 của Thủ tướng Chính phủ. Tổng công ty thép Việt Nam có tên giao dịch đối ngoại: VIETNAM STEEL CORPORATION. Tên viết tắt: VSC. Địa chỉ: số 91, phố Láng Hạ, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội. Tổng công ty thép Việt Nam là một pháp nhân kinh doanh, hoạt động theo luật doanh nghiệp nhà n ước, Điều lệ tổ chức và hoạt động đ ược Chính phủ phê chuẩn tại nghị định số 03/CP, ngày 25 tháng 01n ăm 1996 và giấy phép đăng ký kinh doanh số 109621 ngày 05 tháng 02 năm 1996 do Bộ kế hoạch và Đầu tư cấp. Tổng công ty thép Việt Nam là doanh nghiệp nhà nước được Thủ tướng Chính phủ xếp hạng đặc biệt.
  17. Tổng công ty có vốn do Nhà nước cấp, có bộ máy quản lý, điều hành và các đơn vị thành viên, có con dấu theo mẫu quy định của Nhà nước, tự chịu trách nhiệm tài sản hữu hạn trong phạm vi số vốn do Nhà nước giao cho quản lý và sử dụng, được mở tài khoản đồng Việt Nam và ngoại tệ tại các ngân hàng trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật. Tổng công ty thép Việt Nam chịu sự quản lý của Nhà nước, của chính phủ, trực thuộc các Bộ Công nghiệp, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Lao động Thương Binh xã hội và các Bộ, Ngành Cơ quan thuộc Chính phủ do Chính phủ phân cấp quản lý theo Luật doanh nghiệp nhà nước. Các cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương (tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương) với tư cách là cơ quan quản lý nhà nước trên địa bàn lãnh thổ được Chính phủ quy định và phân cấp quản lý một số mặt hoạt động của Tổng công ty theo quy định của pháp luật hiện hành. Hiện nay, Tổng công ty thép Việt Nam có 14 đơn vị thành viên và 14 liên doanh với nước ngoài. Tổng công ty được Nhà nước giao quản lý và sử dụng hơn 1.400 tỷ đồng. Lao động bình quân 18.531 người; doanh thu 5.520 tỷ đồng; sản lượng thép cán đạt 464.000 tấn/năm. 1 .2. Kết quả sản xuất kinh doanh của Tổng công ty thép Việt Nam trong thời gian qua. Từ năm 1996 đến nay, tình hình sản xuất thép cán của Tổng công ty đã có chuyển biến tích cực. Nói chung, các công ty của Tổng công ty và các liên doanh có thể đáp ứng đủ nhu cầu thép xây dựng ở trong nước với chất lượng tương đương thép xây dựng nhập khẩu. Sản lượng thép của các nhà máy sản xuất thép của VSC trong giai đoạn này đã tăng dần, chiếm được thị trường và đáp ứng phần lớn nhu cầu của nền kinh tế. Nếu như những năm đầu 90 sản lượng thép sản xuất được chỉ đạt 190.000 tấn/năm(1992), thì những 1996 sản lượng tăng gần 2 lần, đạt 362.000 tấn, và tăng 73,4% so với sản lượng của năm 1995, xem Bảng 1.Tuy nhiên, chỉ số phát triển sản lượng của những năm sau đã giảm khá nhanh, từ 1,734 năm 1996 xuống tới 0,955 năm 1998. Nhờ các biện
  18. pháp hạn chế nhập khẩu mạnh mẽ của Chính phủ nên tốc độ tăng trưởng sản lượng đã phục hồi trở lại từ năm 1999, tuy là rất nhỏ, và được VSC nỗ lực duy trì trong 2000.
  19. Bảng1. Tình hình sản xuất, tiêu thụ của khối sản xuất, giai đoạn 96-00. Năm 1996 1997 1998 1999 2000 Đvị Chỉ 97/9 98/9 99/9 00/9 tiêu 6 7 8 9 T 1,28 1,11 1,21 1,04 K.l 511.7 653.7 724.2 879.3 901.58 mua 82 06 72 39 4 K.l bán T 546.1 613.4 1,12 764.7 1,25 953.9 1,25 845.78 0,95 30 97 94 01 2 T 1,14 0,75 0,40 1,91 Tồn 150.0 171.0 127.5 51.15 103.58 kho 00 08 81 2 5 35,61 39,78 1,14 41,17 1,03 38,05 0,92 80,46 0,64 G.tr Tr. NK $ 4,41 3,46 0,78 1,77 0,51 0,58 0,33 0,68 1,36 G.tr Tr. XK $ Tình hình tiêu thụ thép sản xuất trong nước cũng diễn ra tương tự như vậy, nhưng với tốc độ tăng giảm nhỏ hơn. 1.2.1 Tình hình kinh doanh và hoạt động xuất nhập khẩu. Do việc chuyển đổi cơ chế cuối những năm 80, đầu những năm 90, kinh doanh thép đã thu được nhiều thuận lợi nhờ vào tình hình sản xuất trong nước (mới chỉ có công ty Gang thép Thái Nguyên, Miền Nam) chưa đáp ứng được nhu cầu thị trường nội địa, nền kinh tế được mở cửa, nhu cầu đầu tư xây dựng hạ tầng cơ sở, công nghiệp và dân dụng tăng cao. Với đà thu lợi nhuận cao trong thời gian đó, nhiều công ty tiếp tục
  20. lao vào kinh doanh thép nhập khẩu, lượng thép nhập khẩu về ồ ạt, chiếm 70% dung lượng thị trường, làm và cung vượt hơn cầu và gây nên hậu quả cho những năm sau. Trong thời gian này, tổng công ty Thép Việt Nam đã đầu tư nâng cấp cho các nhà máy cán thép nhằm nâng cao công suất, chất lượng sản phẩm. Ngoài ra, các nhà máy liên doanh sản xuất thép kết thúc giai đoạn xây dựng, bắt đầu vào sản xuát. Tình hình này, lại càng làm cho tình trạng cung vượt hơn cầu thêm trầm trọng. Do không nắm bắt được tình hình thực tế và không dự báo được thị trường nội địa sẽ biến động, đặc biệt là sự cạnh tranh của các nhà máy thép liên doanh và giá thép trên thị trường thép thế giới giảm, các công ty của khối th ương mại VSC vẫn tiếp tục nhập khẩu thép về làm rối loạn thị trường thép trong nước. Hậu quả tất yếu mà các công ty thương mại phải gánh chịu là thua lỗ triền miên. a ) Hoạt động tiêu thụ thép trong nước: Với tình hình chung như trên, việc kinh doanh thép của khối thương mại nói riêng, của tổng công ty nói chung gặp rất nhiều khó khăn. Một số qui cách thép nhập khẩu từ những năm trước khó bán, tồn kho nhiều. Trong khi đó, khối này có nhiệm vụ phải tìm các biện pháp tiêu thụ thép sản xuất trong nước có giá thành cao, chất lượng ch ưa cao, chưa đáp ứng được yêu cầu của các công trình cao cấp, tính cạnh tranh thấp. Tổng công ty đã nỗ lực tìm nhiều biện pháp nhằm giảm tồn kho, nâng giá bán và cùng nhà nước giảm lượng thép nhập khẩu, nhưng nhìn chung vẫn chưa đạt được kết quả như mong mu ốn. Khối lượng thép tiêu thụ có tăng nhưng lượng tồn kho vẫn nhiều, còn có xu hướng gia tăng. Trong khi đó, thép của khu vực ngoài VSC và liên doanh như khu vực tư nhân sản xuất nhiều (năm 1999 ước tính đạt sản lượng 220.000 tấn), tuy chưa đạt tiêu chuẩn chất lượng Việt Nam, nh ưng do linh hoạt theo đơn đặt hàng về độ âm (ví dụ, thép thanh tròn 10 nhưng thực tế chỉ có  9 hoặc  9,5) so với quy định của từng loại sản phẩm, nên giá bán đều thấp hơn so với các sản phẩm cùng loại của VSC và liên doanh, từ 10-12%. Đặc biệt, trong năm 2000, trên thị trường đã xuất hiện sản
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2