Tiểu luận: Chương trình phòng chống HIV/AIDS quốc gia - Thực trạng và giải pháp
lượt xem 211
download
Khái quát về HIV/AIDS. A. HIV/AIDS là gì? - HIV là tên viết tắt của cụm từ tiếng Anh Human Immuno-deficiency Virus (Virusgây suy giảm miễn dịch ở người). HIV có 2 týp là HIV-1 và HIV-2. - AIDS là tên viết tắt của cụm từ tiếng Anh: Acquired Immuno Deficiency Syndrom (Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải). Trước đây, bệnh được gọi là SIDA (viết tắt từ tiếng Pháp: Syndrome
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tiểu luận: Chương trình phòng chống HIV/AIDS quốc gia - Thực trạng và giải pháp
- HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA TIỂU LUẬN MÔN HỌC: QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ VĂN HÓA – GIÁO DỤC – Y TẾ Đề tài: CHƯƠNG TRÌNH PHÒNG CHỐNG HIV/AIDS QUỐC GIA. THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP. “Đừng quay lưng lại với AIDS” GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: HÀ HOA LÝ NHÓM THỰC HIỆN: Hà Nội - Tháng 10 năm 2007
- CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ ĐẠI DỊCH HIV/AIDS VÀ CHƯƠNG TRÌNH PHÒNG CHỐNG QUỐC GIA HIV/AIDS. I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ ĐẠI DỊCH HIV/AIDS. 1. Khái quát về HIV/AIDS. A. HIV/AIDS là gì? - HIV là tên viết tắt của cụm từ tiếng Anh Human Immuno-deficiency Virus (Virusgây suy giảm miễn dịch ở người). HIV có 2 týp là HIV-1 và HIV-2. - AIDS là tên viết tắt của cụm từ tiếng Anh: Acquired Immuno Deficiency Syndrom (Hội chứng suy giả m miễn dịch mắc phải). Trước đây, bệnh được gọi là SIDA (viết tắt từ tiếng Pháp: Syndrome d'Immuno Deficience Acquise), nhưng do trùng với tên của Tổ chức phát triển quốc tế Thụy Điển SIDA và tên của Tổ chức CIDA (Canađa) cũng gọi là "Si đa" nên thống nhất gọi là AIDS để tránh nhầm lẫn và phù hợp với tên quốc tế. - AIDS là một bệnh mạn tính do HIV gây ra. HIV phá huỷ các tế bào của hệ miễn dịch, khiến cơ thể không còn khả năng chống lại các virus, vi khuẩn và nấ m gây bệnh. Do đó, bệnh nhân dễ bị một số loại ung thư và nhiễm trùng cơ hội mà bình thường có thể đề kháng được. Bản thân virus và nhiễ m trùng được gọi là HIV. Thuật ngữ AIDS được dùng để chỉ giai đoạn muộn hơn của bệnh. Như vậy, thuật ngữ nhiễ m HIV/AIDS được dùng để chỉ những giai đoạn khác nhau của cùng một bệnh. B. HIV/AIDS có ảnh hưởng như thế nào đến cá nhân và xã hội? Ảnh hưởng cá nhân và xã hội của người nhiễ m HIV/AIDS là cực kì to lớn và không thể lường trước được. * Ảnh hưởng về kinh tế: Số người nhiễm HIV chủ yếu ở lứa tuổi lao động. Khi nhiều người bị nhiễ m HIV và bị chết vì AIDS sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế của từng gia đình, cộng đồng và của đất nước. Chi phí cho công tác phòng chống AIDS là rất tốn kém. * Ảnh hưởng về tâm lý xã hội: Mọi người sợ hãi dễ dẫn đến tình trạng phân biệt đối xử. Cuộc sống của gia đình người nhiễm HIV/AIDS trở nên căng thẳng, xuất hiện nhiều mâu thuẫn và dần tiến tới sự mất ổn định trong cuộc sống. * Ảnh hưởng nặng nề cho hệ thống Y tế: Hệ thống y tế bị quá tải, phát sinh các nguy cơ lây nhiễ m HIV trong môi trường y tế. Thuốc đặc trị không có nhưng vẫn phải tiến hành việc điều trị cho các bệnh nhân bị nhiễ m HIV/AIDS dẫn đến chi phí điều trị lớn nhưng không đạt hiệu quả, bệnh nhân vẫn tử vong.
- * HIV làm giả m tuổi thọ trung bình. Tăng tỉ lệ chết sơ sinh, tỉ lệ chết mẹ… làm nảy sinh các vấn đề về trẻ mồ côi, bảo tồn nòi giống. Từ những ảnh hưởng trên sẽ tác động lớn đến xã hội, chính trị, kinh tế. 2. Một số thông tin về đại dịch HIV/AIDS ở Việt Nam và trên thế giới. 2.1. TÌNH HÌNH ĐẠI DỊCH HIV/AIDS Ở VIỆT NAM A. Một số số liệu về dịch HIV/AIDS. - Tháng 12/1990, Bệnh nhân nhiễ m HIV đầu tiên được phát hiện tại Thành phố Hồ Chí Minh là một người phụ nữ. - Tính đến ngày 31/12/2006, luỹ tích các trường hợp nhiể m HIV được báo cáo trên toàn quốc là 116.565 người, trong đó 20.195 trường hợp đã chuyển thành bệnh nhân AIDS và 11.802 bệnh nhân AIDS đã tử vong. Trong năm 2006 trên toàn quốc phát hiện 12.454 trường hợp nhiễm HIV mới, trong đó có 2.906 bệnh nhân AIDS và 1.731 trường hợp bị tử vong do AIDS. - Trong tháng 8/2007 cả nước cũng đã phát hiện thêm 2,3 nghìn trường hợp nhiễ m HIV. Nâng tổng số người nhiễm HIV trong cả nước tính đến 30/8/2007 lên 131,4 nghìn người, trong đó 26,2 nghìn người đã chuyển sang giai đoạn AIDS và gần 14,7 nghìn người đã tử vong do AIDS. - Tính đến ngày 26/07/2007, Huyện đảo Trường Sa là nơi duy nhất ở Việt Nam chưa phát hiện HIV/AIDS.Theo thống kê thì trung bình hiện nay mỗi ngày Việt Nam có chừng 100 người lây nhiễ m HIV/AIDS. 64 tỉnh, thành trên toàn quốc đều có người nhiễm HIV/AIDS. Nhiều tỉnh, thành phố có 100% số xã, phường đã có người nhiễm HIV/AIDS. B. Đặc điểm dịch HIV/AIDS giai đoạn 2001 – 2006. a. Mỗi năm trên toàn quốc phát hiện được trên 10.000 trường hợp nhiễ m HIV mới. Năm 2003, toàn quốc phát hiện mới được 16.980 trường hợp nhiể m HIV, đây là năm có số phát hiện cao nhất từ trước đến nay. Sau năm 2003, số nhiễ m HIV được phát hiện giả m nhưng vẫn ở mức cao. b. Hình thái dịch HIV/AIDS ở nước ta vẫn trong giai đoạn dịch tập trung, các trường hợp nhiễ m HIV/AIDS chủ yếu tập trung trong nhóm nguy cơ cao như nghiện chích ma tuý, mại dâm. c. Tỷ lệ số người nhiễm HIV ở nam giới cao gấp 6 lần nữ giới (chiế m 83,19% so với 16,29%), tỷ lệ này ít biến động kể từ 1993 trở lại đây. d. Đối tượng nhiễ m HIV/AIDS có xu hướng “trẻ hóa” ngày càng rõ rệt (95% ở lứa tuổi 15 - 49, trong đó ở độ tuổi 20 - 29 chiế m tới 55,26%). e. Tỷ lệ nhiễm HIV trong các nhóm đối tượng qua giám sát trọng điể m cho thấy tốc độ dịch vẫn gia tăng nhưng có chậm hơn so với các năm trước đây: - Tỷ lệ nhiễm HIV trong các nhóm nghiện chích ma tuý cao nhất vào giai đoạn 2001 – 2002 là 29,4%, tỷ lệ này có xu hướng chững lại, năm 2005 là 25%.
- - Tỷ lệ nhiểm HIV trong nhóm gái mại dâm cao nhất vào năm 2002 với 5,9% gái mại dâm bị nhiễ m HIV, tỷ lệ này đến năm 2006 còn 3,95%. - Đối với các nhóm bệnh nhân mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục, phụ nữ mang thai, thanh niên khám tuyển nghĩa vụ quân sự cũng đã có các dấu hiệu dịch không gia tăng nhanh như các năm trước đây. f. Dịch vẫn chủ yếu tập trung ở một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, đứng đầu là Quảng Ninh với tỷ lệ nhiễ m trên 100.000 dân cao nhất nhưng về số liệu tuyệt đối, Tp Hồ Chí Minh phát hiện được 17.407 trường hợp chiế m 14% tổng số các trường hợp nhiễm HIV được phát hiện trên toàn quốc. g. Tuy tốc dộ dịch không gia tăng nhanh chóng so với các năm trước đây nhưng chứa đựng các yếu tố nguy cơ lan tràn dịch ở một số tỉnh, thành phố thể hiện qua việc hiểu biết về HIV/AIDS trong các nhóm đối tượng có nguy cơ cao còn thấp, tỷ lệ dùng chung bơm kim tiêm trong nhóm nghiện chích ma tuý cao từ 22 - 44 % trong các lần tiêm chích. Tỷ lệ sử dụng bao cao su trong nhóm gái mại dâm tuy đã có cải thiện nhưng vẫn chỉ dừng ở mức 50 – 60%. h. Dịch dã có dấu hiệu lây lan ra cộng đồng, đối tượng nhiễm HIV/AIDS không chỉ tập trung ở những người có nguy cơ cao mà còn xuất hiện trong nhóm phụ nữ mang thai và trẻ em; HIV/AIDS đã đi về miền núi, vùng sâu, vùng xa, lan rộng trong các tầng lớp không thuộc diện có nguy cơ cao như học sinh, sinh viên, tân binh, giới công chức, thậm chí nông dân... Tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm thanh niên khám tuyển nghĩa vụ quân sự là 0,25%, phụ nữ mang thai là 0,37% vào năm 2006. Theo ước tính của Bộ Y tế, tỷ lệ phụ nữ trong số người nhiễm HIV tại Việt Nam đã tăng gấp đôi so với trước. Hiện cứ 3 người mang virus này thì 1 là nữ. Mỗi năm Việt Nam có từ 1-1,5 triệu phụ nữ mang thai thì có khoảng 6.000 người b ị nhiễ m HIV/AIDS và gần 2.000 trẻ bị nhiễm HIV từ mẹ(chiếm 30% tổng số sản phụ nhiễ m HIV). Số tỉnh có Tổng số Tổng số Tổng số người Năm người nhiễm người nhiễm bệnh nhân chết do HIV/AIDS HIV AIDS HIV/AIDS 1990 1 01 0 0 1991 1 01 0 0 1992 07 11 1993 29 1 158 106 46 1994 38 1 369 120 52 1995 43 1 452 202 108 1996 48 1 779 405 211 1997 54 2 877 734 406 1998 61 5 774 1 215 633
- 1999 64 8 410 925 577 2000 64 11 174 1 524 799 2001 64 12 326 1 907 1 052 2002 64 58 490 8 718 4 834 2003 64 74 130 11 339 6 370 2004 64 87 564 14 382 8 260 2005 64 103 900 17 200 10 000 2006 64 116 565 20 195 11 802 30/8/2007 64 131 400 26 200 14 700 SỰ CHÊNH LỆCH TRONG TỶ LỆ NHIỄM HIV/AIDS GIỮA CÁC TỈNH THÀNH tính đến tháng 7/2006 12 tỉnh có tỷ lệ S ố ca 12 tỉnh có tỷ lệ S ố ca nhiễm cao nhất HIV/100000 dân nhiễm thấp nhất HIV/100000dân Quảng Ninh Quảng Bình 572,56 4,27 Hải Phòng Quảng Trị 331,96 4,56 TP. Hồ Chí Minh Quảng Ngãi 248,05 5,21 Bà Rịa Vũng Tàu 229,10 Hà Giang 9,64 Vĩnh Phúc An Giang 184,27 11,00 Hà Nội 175,40 Phú Yên 11,07 Lạng Sơn Hà Tĩnh 150,62 12,67 Cao Bằng Quảng Nam 127,79 12,73 Khánh Hòa 101,51 Cà Mau 12,73 Bình Dương Thừa Thiên Huế 94,75 14,64 Đồng Nai 92,24 Tuyên Quang 15,78 Phú Thọ Thái Nguyên 91,27 16,35 2.2. TÌNH HÌNH ĐẠI DỊCH HIV/AIDS THẾ GIỚI - Theo báo cáo của cơ quan điều phối về HIV/AIDS của Liên hiệp quốc (UNAIDS) và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), dịch HIV/AIDS bắt đầu xuất hiện từ
- những năm cuối của thập kỷ 70 và đầu thập kỷ 80 tại Châu Phi. - Tại Châu Á, dịch HIV/AIDS xuất hiện muộn vào những năm cuối của thập kỷ 80, vùng Đông Âu và Trung Á phát hiện dịch vào những năm đầu thập kỷ 90. Dịch HIV/AIDS xuất hiện ở khu vực Đông Nam Á khá muộn, trường hợp nhiể m HIV đầu tiên tại khu vực này được phát hiện tại Thái Lan vào năm 1985, đến cuố i những năm 90 là Campuchia, Myanma. Đường lây truyền HIV tại khu vực này chủ yếu qua đường tình dục khác giới và tiêm chích ma tuý. - Tính đến cuối năm 2005, theo Báo cáo cập nhập tình hình dịch HIV/AIDS. UNAIDS và WHO đã công bố trên thế giới có khoảng 40,3 triệu người nhiễ m HIV đang còn sống. Chỉ riêng năm 2005, toàn thế giới đã có 4,9 triệu người nhiểm mới và 3,1 triệu người tử vong do AIDS. Khu vực cận Shahara có tỷ lệ nhiể m HIV cao nhất với khoảng 25,8 triệu người (chiếm 2/3 số người nhiểm HIV), tiếp đến là khu vực Châu Á Thái Bình Dương. - Cũng theo báo cáo cập nhập tình hình dịch AIDS, UNAIDS, tháng 12/2005 của UNAIDS, dịch HIV/AIDS đang tiếp tục gia tăng ở Đông Âu, Trung Á và Đông Á. Ở Đông Âu và Trung Á, số người nhiểm HIV đã tăng thêm 25% (lên đến 1,6 triệu người) trong cùng thời kỳ. Ờ Đông Á, số người nhiể m HIV trong năm 2005 cao hơn hai năm trước đó 20% (lên đến 870.000 người). * Theo nhận xét của UNAIDS, dịch HIV/AIDS ờ các nước trong khu vực Châu Á và Châu Đại Dương đang gia tăng, đặc biệt là Trung Quốc, Papua New Guinea và Việt Nam, ngoài ra cũng có nhiều dấu hiệu cho thấy ở các nước khác như Pakistan và Indonesia dịch cũng gần đến mức nghiêm trọng. Lý do của sự gia tăng HIV/AIDS ở khu vực này có thể do đây là khu vực tập trung nhiều nước đang phát triển, tỷ lệ đói nghèo còn cao và là một trong những nơi sản xuất nhiều ma tuý trên giới, đó là những thách thức cho công tác phòng, chống AIDS ở tất cả các nước trong khu vực và trên thế giới. *Ước tính năm 2007, tại Việt Nam có khoảng 280.000 trường hợp nhiễm HIV, 110.000 bệnh nhân AIDS và gần 90.000 bệnh nhân đã tử vong do AIDS. Nhiễm HIV ở nước ta tập trung ở nhóm tuổi từ 20-39 (chiếm 78,9%), nam giới chiếm 85%. II. CHƯƠNG TRÌNH PHÒNG CHỐNG QUỐC GIA HIV/AIDS.
- 1 Bối cảnh ra đời và mục đích của Chương trình phòng chống quốc gia HIV/AIDS. 1.1 Bối cảnh ra đời. Chương trình phòng, chống quốc gia HIV/AIDS tại Việt Nam đã được khởi đầu như một chương trình quốc gia phòng chống bệnh truyền nhiễ m vào những năm cuối của thập kỷ 80. Với phương châm chỉ đạo là “lấy dự phòng là chính, truyề n thông là then chốt”. Rất nhanh chóng chương trình đã vượt ra khỏi những khuân khổ của một chương trình y tế để trở thành một chương trình có tính chất toàn xã hội. Đứng trước nguy cơ lan tràn nguy hiểm và tác hại to lớn của đại dịch HIV/AIDS. Chương trình phòng, chống quốc gia HIV/AIDS cho giai đoạn đầu tiên 1991 – 1993 được xây dựng, triển khai với sự giúp đỡ của Tổ chức Y tế thế giới tại 09 tỉnh/thành phố trên tổng số 53 tỉnh/thành. Năm 1993, để tăng cường dự phòng lây nhiễm HIV qua đường truyền máu sau vụ dịch nghiêm trọng xảy ra tại Tp Hồ Chí Minh, Khánh Hòa và một số tỉnh phía Nam, Nhà nước đã đầu tư 10 tỷ đồng cho việc mua sắm trang thiết bị bảo đảm an toàn truyền máu. - Cuối năm 1993, Chương trình phòng chống HIV/AIDS toàn cầu của Liên Hợp Quốc đã giúp Việt Nam xây dựng chiến lược Phòng chống quốc gia HIV/AIDS giai đoạn 1994 – 2000. Từ năm 1994, Nhà nước đã đầu tư kinh phí hằng năm cho công tác phòng chống HIV/AIDS trên cả nước. - Năm 1994 – 1995 có thể coi là sự khởi đầu của chương trình quốc gia. Chương trình quốc gia phòng chống HIV/AIDS thực sự đúng nghĩa thì hoạt động muộn hơn. Tuy nhiên, sự đáp ứng quốc gia đối với đại dịch HIV/AIDS là rất tích cực, cho phép trong một thời gian ngắn đã hình thành được những đường hướng cơ bản để đương đầu với đại dịch. - Từ năm 1996, hoạt động phòng chống HIV/AIDS tại Việt Nam đựơc triể n khai theo Chương trình Mục tiêu Quốc gia với các mục tiêu dài hạn đã đặt ra. Các kế hoạch triển khai được vạch ra cụ thể cho hằng năm nhằm thực hiện các mục tiêu trước mắt được xác định của từng năm đó. - Chương trình quốc gia phòng chống HIV/AIDS trong hai giai đoạn: 1996 – 2001, 2001 – 2006 Nhà nước đã đầu tư khoảng 50 – 60 tỷ đồng mỗi năm và tập trung vào một số hoạt động chính của Chương trình, đó là: - Thông tin – Giáo dục - Truyền thông; Tư vấn và xét nghiệm tự nguyện, - Tuyên truyền sử dụng và cung cấp miễn phí Bao cao su. - Giáo dục sức khỏe tình dục và kỹ năng sống cho vị thành niên, - Các hoạt động tập trung vào nhóm tiêm chích ma túy, mại dâm, - Xóa bỏ kỳ thị và phân biệt đối xử, - Phòng chống lây nhiễm qua các dịch vụ y tế; An toàn trong truyền máu, - Phòng lây nhiễm từ mẹ sang con,
- - Các bệnh lây truyền qua đường tình dục, - Chăm sóc và điều trị; Giám sát huyết thanh học. 1.2 Mục đích của Chương trình. a. Để phòng và hạn chế sự lan truyền của đại dịch HIV/AIDS trong cộng đồng dân cư Việt Nam. b. Phấn đấu hạn chế, làm giả m tỷ lệ măc và chết do nhiễm HIV/AIDS; giả m tác hại về kinh tế xã hội của nhiễm HIV/AIDS. Trong giai đoạn 2004 - 2010, Việt Nam sẽ tăng cường đẩy mạnh các biện pháp ngăn chặn và kiểm soát HIV/AIDS nhằm hướng tới giảm tuyệt đối tỷ lệ những số người nhiễm HIV/AIDS mới sau năm 2010. c. Huy động toàn xã hội triển khai các đường lối, biện pháp tổng hợp, đẩy mạnh hợp tác quốc tế nhằ m thực hiện các mục tiêu trên. 2 Quan điểm và mục tiêu trong những năm tiếp theo của Nhà nước ta trong Chương trình phòng chống quốc gia HIV/AIDS. 2.1. Quan điểm: Ngày 17/3/2004, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược quốc gia phòng chống HIV/AIDS ở Việt Nam tới 2010 và tầm nhìn 2020. Trong định hướng chiến lược đã nêu rõ: a) HIV/AIDS là đại dịch nguy hiểm, là mối hiể m họa đối với sức khỏe, tính mạng của con người và tương lai nòi giống của dân tộc Việt Nam. HIV/AIDS tác động tiêu cực trực tiếp và to lớn đến phát triển kinh tế, văn hóa, trật tự và an toàn xã hội của quốc gia. Do đó, công tác phòng và chống đại dịch HIV/AIDS phả i được coi là một nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách và lâu dài, cần phải tăng cường phố i hợp liên ngành và đẩy mạnh việc huy động toàn xã hội tham gia; b) Đầu tư cho công tác phòng, chống HIV/AIDS là đầu tư góp phần tạo ra sự phát triển bền vững của đất nước mang lại hiệu quả kinh tế, xã hội trực tiếp và gián tiếp. Nhà nước bảo đả m việc huy động các nguồn lực đầu tư cho phòng, chống HIV/AIDS từ nay đến nă m 2010 và sau 2010 phù hợp với khả năng và điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong từng giai đoạn; c) Chống kỳ thị, phân biệt đối xử với người bị nhiễm HIV/AIDS, tăng cường trách nhiệm của gia đình, xã hội với người nhiễm HIV/AIDS và của người nhiễ m HIV/AIDS với gia đình, xã hội; d) Việt Nam cam kết thực hiện các Điều ước quốc tế về phòng, chống HIV/AIDS đã ký kết hoặc gia nhập. Bảo đảm hệ thống pháp luật quốc gia về phòng, chống HIV/AIDS phù hợp với các nguyên tắc của pháp luật quốc tế; đ) Không ngừng tăng cường mở rộng các mối quan hệ hợp tác quốc tế hữu nghị đơn phương, song phương, đa phương…với các nước láng giềng, các nước trong khu vực và trên thế giới trong công tác phòng và chống HIV/AIDS; e) Công tác phòng, chống HIV/AIDS trong thời gian tới cần ưu tiên:
- - Tăng cường thông tin, giáo dục và truyền thông thay đổi hành vi; phối hợp với các chương trình khác để ngăn ngừa, giảm thiểu lây nhiễ m HIV/AIDS; - Đẩy mạnh các biện pháp can thiệp giảm thiểu tác hại; - Tăng cường tư vấn, chăm sóc và điều trị người nhiễ m HIV/AIDS; năng lực quản lý, theo dõi, kiểm tra, giám sát và đánh giá chương trình. 2.2. Mục tiêu Chiến lược quốc gia phòng, chống HIV/AIDS ở Việt Nam đến năm 2010: a) Mục tiêu chung: Khống chế tỷ lệ nhiễ m HIV/AIDS trong cộng đồng dân cư dưới 0,3% vào năm 2010 và không tăng sau 2010; giả m tác hại của HIV/AIDS đố i với sự phát triển kinh tế - xã hội. b) Mục tiêu cụ thể: - 100% các đơn vị, địa phương trên cả nước, đưa hoạt động phòng, chống HIV/AIDS trở thành một trong các mục tiêu ưu tiên của chương trình phát triển kinh tế - xã hội tại các đơn vị và địa phương; - Nâng cao hiểu biết của người dân về dự phòng lây nhiễm HIV/AIDS: 100% nhân dân khu vực thành thị và 80% ở khu vực nông thôn, miền núi hiểu đúng và biết cách dự phòng lây nhiễ m HIV/AIDS; - Khống chế lây nhiễm HIV/AIDS từ nhóm nguy cơ cao thông qua việc triển khai đồng bộ các biện pháp can thiệp giảm thiểu tác hại: thực hiện đối với tất cả các đối tượng có hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS; 100% tiêm chích an toàn và sử dụng BCS trong quan hệ tình dục có nguy cơ; - Bảo đảm người nhiễ m HIV/AIDS được chăm sóc và điều trị thích hợp: 90% người lớn nhiễm HIV/AIDS, 100% các bà mẹ mang thai nhiễ m HIV/AIDS, 100% trẻ em bị nhiễm hoặc bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS được quản lý, điều trị, chăm sóc và tư vấn thích hợp, 70% bệnh nhân AIDS được điều trị bằng các thuốc điều trị đặc hiệu; - Hoàn thiện hệ thống quản lý, theo dõi, giám sát, đánh giá chương trình phòng, chống HIV/AIDS: 100% tỉnh, thành phố có khả năng tự đánh giá và tự dự báo về diễn biến của nhiễm HIV/AIDS ở địa phương, 100% xét nghiệ m HIV tuân thủ quy định tư vấn xét nghiệm tự nguyện; - Ngăn chặn lây nhiễ m HIV/AIDS qua các dịch vụ y tế: Bảo đảm 100% các đơn vị máu và chế phẩ m máu được sàng lọc HIV trước khi truyền ở tất cả các tuyến; 100% cơ sở y tế thực hiện đúng quy định về vô khuẩn, sát khuẩn phòng lây nhiễ m HIV/AIDS. 2.3. Tầm nhìn 2020: a) Toàn dân tích cực đẩy mạnh công tác phòng, chống HIV/AIDS giai đoạn 2004 - 2010 để sau 2010 giảm dần số lượng tuyệt đối người nhiễm HIV/AIDS, làm giả m các ảnh hưởng KT-XH do HIV/AIDS gây ra cho giai đoạn sau 2010; b) Giai đoạn 2010 – 2020, nhà nước ta tiếp tục tăng cường chỉ đạo, đầu tư và đẩy mạnh phối hợp liên ngành trong công tác phòng, chống HIV/AIDS nhằ m giảm
- thiểu tác động của đại dịch HIV/AIDS đến sự phát triển kinh tế - xã hội; c) Giai đoạn 2010 – 2020, Chương trình quốc gia phòng chống HIV/AIDS sẽ phải tập trung giải quyết những hậu quả của HIV/AIDS; biện pháp dự phòng đặc hiệu bằng vắc xin, thuốc điều trị HIV/AIDS có thể sẽ được sử dụng rộng rãi. Ưu tiên trong giai đoạn 2010 - 2020 là: - Dự phòng bằng các biện pháp kỹ thuật đặc hiệu; - Chăm sóc và điều trị người nhiễ m HIV/AIDS; - Chăm sóc các đối tượng bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS. CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CHƯƠNG TRÌNH PHÒNG CHỐNG QUỐC GIA HIV/AIDS. I. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH QUỐC GIA PHÒNG CHỐNG HIV/AIDS TRONG NHỮNG NĂM VỪA QUA. A. Những thành tích đã đạt được trong công tác thực hiện chương trình phòng chông quốc gia HIV/AIDS. Sau 16 năm thực hiện Chương trình quốc gia phòng, chống HIV/AIDS theo từng giai đoạn cụ thể: - Chương trình phòng chống quốc gia HIV/AIDS cho giai đoạn đầu tiên 1991 – 1993. - Chiến lược Phòng chống quốc gia HIV/AIDS giai đoạn 1994 – 2001. + Chương trình quốc gia phòng chống HIV/AIDS giai đoạn 1994 – 1995. + Chương trình quốc gia phòng chống HIV/AIDS giai đoạn 1996 – 2001. - Chương trình quốc gia phòng chống HIV/AIDS giai đoạn 2001 – 2006. - Chiến lược quốc gia Phòng, chống HIV/AIDS ở Việt Nam đến năm 2010 và tầm nhìn 2020. 1. Trong lĩnh vực xã hội: Công tác phòng, chống AIDS ngày càng được xã hội hoá: Việt Nam đã xây dựng được một Chương trình Quốc gia với sự tham gia của phần lớn các bộ, ngành, và các đoàn thể xã hội tham gia trực tiếp vào công tác phòng chống AIDS như: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam v.v... Tạo được dư luận quần chúng, thu hút được sự quan tâm cũng như phát huy được sức mạnh tổng hợp của nhiều tầng lớp, cộng đồng dân cư, chính quyền và các ngành, đoàn thể các cấp, các tổ chức tôn giáo cả về nhân lực, tài lực và vật lực chủ động tham gia phòng chống AIDS. 2. Chương trình Quốc gia đã thành công trong việc tạo ra được sự hỗ trợ mạnh mẽ về mặt chính trị thông qua việc đã xây dựng và hoàn thiện một loạt
- các văn bản quy phạm Pháp luật quan trọng của Đảng, Quốc hội và Chính phủ phục vụ cho công tác phòng chống HIV/AIDS đồng thời thể hiện sự cam kết mạnh mẽ trong việc hỗ trợ cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS trong toàn quốc. - Pháp lệnh Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) ngày 31 tháng 5 năm 1995; - Chỉ thị số 52/CT-TW ngày 13/03/1995 c ủa Ban Bí thư TW Đảng về “ Lãnh đạo công tác phòng chống AIDS”. - Chỉ thị số 54/CT-TW ngày 30/11/2005, của Ban Bí thư TW Đảng về “Tăng cường lãnh đạo công tác phòng, chống HIV/AIDS trong tình hình mới”. - Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giả m miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) ngày 29 tháng 6 năm 2006; - Nghị đinh Số: 108/2007/NĐ-CP ngày 26/ 6 /2007 Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giả m miễ n dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) - Thông tư liên tịch số 11 của Bộ Y tế và Bộ Nội vụ, tháng 11. 2004. - Chương trình Hành động quốc gia về phòng chống lây truyền HIV từ mẹ sang con cho giai đoạn 2006 – 2010 của Bộ Y tế. - Chiến lược quốc gia phòng, chống HIV/AIDS ở Việt Nam đến năm 2010 và tầm nhìn 2020 - Chương trình hành động quốc gia về Thông tin, giáo dục và truyền thông thay đổi hành vi phòng chống HIV/AIDS đến năm 2010. .... Do tính nhạy cảm đặc biệt của HIV/AIDS, cam kết chính trị là điều kiện then chốt cho các chương trình phòng chống HIV/AIDS hiệu quả. Dự phòng HIV cho các nhóm bên lề xã hội đòi hỏi đáp ứng đa ngành, đặc biệt là một môi trường luật pháp hỗ trợ với sự hợp tác, ủng hộ của các cơ quan hành pháp. 3. Chương trình quốc gia về phòng, chống HIV/AIDS đã xây dựng được một hệ thống tổ chức tương đối toàn diện và ngày càng hoàn thiện theo phương châm liên ngành, toàn diện ở các cấp, các ngành, các tổ chức đoàn thể xã hội trong toàn quốc. Hệ thống này đã có khả năng huy động các nguồn lực của chính phủ và quốc tế để thực hiện các hoạt động phòng chống quan trọng, làm chậm lại quá trình lan truyền dịch. - Tại tuyến TW, UBQG phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma tuý, mại dâm được thành lập do một Phó Thủ tướng làm chủ tịch với sự tham gia của nhiều các ban ngành, đoàn thể tổ chức xã hội liên quan bao gồm: Bộ Công an, Bộ LĐ-TB-XH, Bộ Y tế, UBTW Mặt trận Tổ quốc VN, Bộ Văn hoá - Thông tin, Bộ Tài chính, Bộ Giáo dục - Đào tạo, Bộ Kế hoạch đầu tư, Bộ Tư pháp, Bộ NN và PTNT, UBDTộc miền núi, Văn phòng CP, Tổng cục HQ, Bộ đội biên phòng, Hội LHPNVN, Đoàn TNCSHCM, Liên đoàn lao động VN.
- - Sau hơn 15 năm ra đời và phát triển; Chương trình phòng chống HIV/AIDS ở nước ta đã từng bước được mở rộng, lúc đầu chỉ trong phạm vi chỉ đạo của ngành y tế, sau đó đã trở thành Chương trình mang tính liên ngành. Thành phần của Chương trình phòng, chống HIV/AIDS hiện nay đã thể hiện rõ nét sự phối hợp liên ngành trong lĩnh vực này. 4. Chương trình Quốc gia đã được xây dựng theo hướng toàn diện, hướng tới các chuẩn mực quốc tế. Tất cả các hoạt động phòng chống được UNAIDS khuyến nghị đều đã được áp dụng ở Việt Nam với các mức độ khác nhau. 5. Bước đầu khống chế được tốc độ gia tăng của HIV/AIDS. Theo kết quả giám sát trọng điểm trong thời gian qua, mặc dù tỷ lệ nhiễ m vẫn tăng trong tất cả các nhóm nhưng chiều hướng nhiễm HIV trong nhóm có nguy cơ cao đã có xu hướng giả m dần. Tuy số người có HIV/AIDS mới được phát hiện ở nước ta vẫn còn gia tăng nhưng tốc độ gia tăng vẫn ở mức thấp và sau 17 năm được phát hiện, dịch HIV/AIDS ở Việt Nam vẫn được kìm giữ ở mức độ tập trung trong các nhóm có hành vi nguy cơ cao, không như ở Thái Lan, Campuchia và các nước Châu Phi khác... 6. Nâng cao nhận thức và tạo được sự quan tâm của các cấp, các ngành và nhân dân về vấn đề HIV/AIDS và công tác phòng chống AIDS. Số người dân đã có nhận thức và sự quan tâm, hiểu biết cơ bản về HIV/AIDS, cũng như các con đường lây truyền và biện pháp phòng chống đã được nâng cao rõ rệt. Theo điều tra, hơn 68% số người được hỏi trong độ tuổi từ 15-49 đã biết về HIV/AIDS và các đường lây truyền chính. Đây là một tỷ lệ tương đối cao. 7. Tất cả các tỉnh đã có thể tiến hành xét nghiệm HIV. Mạng lưới sàng lọc máu đã được thiết lập từ tuyến TW, tuyến tỉnh đến tuyến huyện/thị. Trong những năm qua, ngành Y tế nước ta đã từng bước được trang bị kỹ thuật, máy móc và sinh phẩm để tiến tới mục tiêu 100% các túi máu đều được sàng lọc HIV trước khi truyền.Qua đó, bảo đảm tốt an toàn truyền máu và an toàn trong các dịch vụ y tế. Cho tới nay mới phát hiện được một trường hợp bị nhiễm HIV do truyền máu trong giai đoạn cửa sổ vào năm 1997. Một phần đông dân chúng đã có thể tiếp cận với dịch vụ xét nghiệm khi cần thiết. Sàng lọc máu trước khi truyền đã được thực hiện rộng rãi trong toàn quốc. Trong giai đọan 2001-1005 đã đảm bảo 100% các trường hợp tai nạn rủi ro nghề nghiệp phơi nhiễm HIV được đặc trị dự phòng bằng thuốc đặc hiệu kháng virut HIV(ARV). Số lượng bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS được tiếp cận với thuốc ARV ngày càng nhiều ( từ 60 bệnh nhân vào năm 2001 lên đến 5700 bệnh nhân
- vào cuối năm 2005, đầu 2006). Công tác dự phòng lây truyền từ mẹ sang con, khám chữa bệnh qua đường tình dục đã có những tiến bộ rõ rệt. 8. Một hệ thống giám sát và thông báo dịch tễ học HIV/AIDS hoàn chỉnh đã được xây dựng ở 64 tỉnh, thành phố. - Tiến hành giám sát HIV bao gồ m giám sát trọng điểm ở 21 tỉnh thành và giám sát phát hiện ở 64/64 tỉnh thành trong cả nước. - Hệ thống này hoạt động tốt và đang hướng tới giám sát thế hệ hai: Qua đó thường xuyên theo dõi và từng bước đánh giá đúng tình hìnhdiễn biến của dịch làm cơ sở khoa học cho công tác hoạch định chính sách, xác định các nội dung, biện pháp dự phòng và can thiệp. Hệ thống giám sát và thông báo dịch tễ học HIV/AIDS ở nước ta được đánh giá vào loại tốt ở Châu Á. 9. Bước đầu, một số mô hình can thiệp dự phòng lây nhiễm, Chăm sóc và hỗ trợ người nhiễm HIV/AIDS đã được triển khai một cách có hiệu quả. - Triển khai thí điể m can thiệp dự phòng HIV trong một số nhóm đối tượng có hành vi nguy cơ cao như nhóm nghiện chích ma tuý (trao đổi - sử dụng bơm kim tiêm sạch), trong nhóm gái mại dâm và lái xe đường dài (phân phát bao cao su, tiếp cận các dịch vụ khám chữa bệnh) với mô hình giáo dục đồng đẳng. Tỷ lệ phần trăm thường xuyên sử dụng BCS trong 12 tháng của các nhóm đối tượng có sự can thiệp của các mô hình, dự án đã tăng rõ rệt sau 3 năm can thiệp. - Bước đầu triển khai thí điểm công tác tư vấn và xét nghiệm tự nguyện dấu tên. Thực hiện quản lý - chăm sóc và tư vấn cho người nhiễm HIV/AIDS. - Tổ chức mạng lưới chăm sóc hỗ trợ nhằm giúp đỡ người nhiễm HIV/AIDS cả về vật chất và tinh thần để tái hoà nhập với gia đình và cộng đồng. - Định kỳ thăm khám và cấp phát thuốc điều trị các bệnh nhiễm trùng cơ hội. - Điều trị thí điểm các thuốc kháng Retrovirut; Thu dung, điều trị cho bệnh nhân AIDS trong giai đoạn cấp tại các bệnh viện đa khoa. - Điều trị dự phòng cho các nhân viên y tế và cán bộ thi hành công vụ bị phơi nhiễ m với HIV/AIDS, điều trị dự phòng lây truyền từ mẹ sang con. 10. Trong 15 năm qua (1990-2005), Công tác truyền thông và Giáo dục về HIV/AIDS ở Việt Nam đạt được những thành công nhất định, như: - Triển khai rộng rãi khắp cả nước hoạt động thông tin, giáo dục, truyền thông và huy động cộng đồng tham gia chương trình phòng chống AIDS thông qua truyền thông đại chúng, giáo dục học đường v.v... đã thấy một sự thay đổi nhanh chóng của người dân về những vấn đề cơ bản liên quan đến HIV/AIDS. - Giúp người dân hiểu biết hơn về ba đường lây truyền chính của căn bệnh (thay vì trước đây người ta đã cho rằng HIV/AIDS là căn bệnh của nước ngoài, HIV được “nhập khẩu” và lây truyền ở Việt Nam là do những người nằm trong nhóm tệ nạn xã hội); - Đi sâu vào từng tầng lớp như Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên, công nhân, sinh viên, học sinh;
- Đặc biệt, truyền thông cũng giúp cho các tuyên truyền viên tiếp cận được nhiều hơn nữa với đối tượng đích, là “cội nguồn” của sự lây truyền. Ngày nay người có HIV/AIDS có thể sinh hoạt bình thường với cộng đồng và tham gia các hoạt động xã hội đã là hình ảnh ngày càng phổ biến. Nhận thức và xác định rất sớm nhóm tuổi bị lây nhiễm HIV chủ yếu ở Việt Nam là lứa tuổi trẻ, nhất là tuổi thanh, thiếu niên nên ngay từ khi Uỷ ban quốc gia phòng, chống HIV/AIDS được thành lập năm 1990, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã là thành viên của Ủy ban này và đã thiết kế chương trình đào tạo, giáo dục về HIV/AIDS trong hệ thống trường học. Các bài học về phòng, chống HIV/AIDS đã được đưa vào sách giáo khoa lớp 5, lớp 9. Các trường đại học và cao đẳng đã triển khai các hoạt động ngoại khóa để cung cấp thông tin phòng, chống HIV/AIDS cho học sinh, sinh viên. 11.Thiết lập được và từng bước mở rộng quan hệ quốc tế trong việc thực hiện chương trình phòng chống HIV/AIDS quốc gia trên cả ba mặt trận : Huy động nguồn lực, trao đổi thông tin, kinh nghiệm và hướng dẫn bồi dưỡng đào tạo cán bộ. Qua đó nhận được sự hỗ trợ mạnh mẽ của cộng đồng quốc tế. Hợp tác quốc tế có vai trò đặc biệt quan trọng trong chương trình phòng, chống HIV/AIDS. Các tổ chức quốc tế cũng như Chính phủ các nước đã hỗ trợ đáng kể cho công tác phòng chống HIV/AIDS ở Việt Nam. Chính phủ Nhật Bản viện trợ 3,6 triệu USD cơ bản giải quyết vấn đề trang thiết bị cho 10 tỉnh, thành phố phía Nam; Chính phủ Anh viện trợ không hoàn lại 25 triệu USD giai đoạn 2003-2007; Chính phủ các nước Đức, Hoa Kỳ, Lúc-xăm-bua, ô-xtrây-lia đều có viện trợ cho công tác phòng, chống HIV/AIDS. Các tổ chức Liên Hợp Quốc, NGOs có nhiều hỗ trợ về nguồn vốn và kỹ thuật cho chương trình phòng, chống HIV/AIDS. Các nguồn viện trợ, các chương trình hợp tác phòng, chống HIV/AIDS được đánh giá là có hiệu quả, giúp nâng cao hiểu biết và thực hiện các biện pháp phòng, chống hiệu quả đối với HIV/AIDS, góp phần quan trọng trong công cuộc phòng chống và đẩy lùi HIV/AIDS tại Việt Nam, cụ thể: a. Hỗ trợ đa phương - Chương trình Phòng chống AIDS của Liên Hiệp quốc (UNAIDS). Ở Việt nam, UNAIDS tiến hành điều phối các hoạt động phòng chống HIV/AIDS của 6 tổ chức Liên Hiệp Quốc: Quĩ Nhi Đồng LHQ, Chương trình Phát triển LHQ, Quĩ dân số LHQ, Chương trình Kiểm soát ma tuý LHQ, Tổ chức Y tế thế giới và Ngân hàng thế giới. - Chương trình Phát triển của Liên Hiệp Quốc (UNDP): Hỗ trợ Việt Nam qua dự án "Nâng cao năng lực điều phối, lập kế hoạch và quản lý chương trình phòng chống AIDS", nhằm nâng cao năng lực nghiên cứu và hoạch định chính sách về HIV/AIDS cho cán bộ phòng chống HIV/AIDS
- - Chương trình Kiểm soát ma tuý của Liên Hiệp Quốc (UNDCP): Hỗ trợ VN với dự án kiểm soát ma tuý tập trung vào một số lĩnh vực như: Triệt phá việc trồng các cây là nguồn cung cấp ma tuý; Dự phòng lạm dụng ma tuý, điều trị và các dịch vụ hỗ trợ cai nghiện; hỗ trợ trong việc phối hợp soạn thảo các VBPL về ma tuý, xúc tiến sự hợp tác quốc tế trong kiểm soát ma tuý. - Tổ chức Y tế thế giới (WHO). WHO đã và đang hỗ trợ trong lĩnh vực dịch tễ học HIV/BLTQĐTD và lồng ghép vào chương trình Quốc gia phòng chống HIV/AIDS. WHO cũng cấp kinh phí cho các hội thảo, học bổng và các đoàn khảo sát cho những người đang hoạt động trong lĩnh vực PC AIDS - Quĩ hỗ trợ Nhi đồng Quốc tế (UNICEF). UNICEF đang hỗ trợ triển khai Dự án “Sức khoẻ thanh niên và phát triển và dự phòng HIV/AIDS ”. Đây là một phần của Dự án khu vực sông Mekong, phối hợp với Bộ GD& ĐT và Hội chữ thập đỏ VN, tập trung vào đối tượng trẻ em và thanh thiếu niên 10- 18 tuổi. Dự án nhằ m giả m số mới mắc do lây truyền HIV bằng cách phát triển và đưa ra chương trình về Kỹ năng sống cho các em trong và ngoài trường học. - Quĩ Dân số Liên Hiệp Quốc (UNFPA). UNFPA tiến hành lồng ghép các tài liệu về HIV/AIDS vào trong các chương trình TT-GD-TT của mình cũng như chương trình đào tạo cán bộ y tế các cấp tại 8 tỉnh trọng điể m. UNFPA tiến hành hỗ trợ chương trình chăm sóc sức khoẻ, bao gồ m HIV/AIDS. UNFPA cũng giúp Bộ Giáo dục và Đoàn Thanh niên về vấn đề phòng chống HIV/AIDS thông qua dự án ‘Giáo dục sức khoẻ sinh sản vị thành niên” - Ngân hàng thế giới (WB). WB đang lập kế hoạch tiến hành nghiên cứu về tác động kinh tế của dịch HIV/AIDS ở Việt nam và hỗ trợ Chính phủ trong việc cung cấp và truyền máu an toàn cũng như các hoạt động lồng ghép phòng chống HIV/AIDS với công tác dân số kế hoạch hoá gia đình ở 38 tỉnh trọng điểm thông qua 2 dự án do Bộ Y tế và UBQG Dân số thực hiện. - Chương trình AIDS Toàn cầu (Global AIDS Program - GAP) tại VN: Hỗ trợ cho Bộ Y tế Việt Nam được tập trung vào các lĩnh vực sau: + Các dịch vụ thử máu và tư vấn tình nguyện (VCT): + Các chương trình hướng tới cộng đồng cho các nhóm dân cư dễ lây nhiễ m. + Phòng chống truyền HIV từ mẹ sang con (PMTCT): + Các chương trình chăm sóc và điều trị người bị nhiễm HIV/AIDS: b. Hỗ trợ từ các tổ chức phi Chính phủ quốc tế: - DKT Quốc tế. DKT thực hiện việc tiếp thị và phân phối bao cao su để thúc đẩy dự phòng HIV/AIDS và kế hoạch hoá gia đình - CARE Quốc tế: Tổ chức phòng chống AIDS tại các doanh nghiệp. Huy động các doanh nghiệp và các tổ chức xã hội tham gia công tác PC AIDS - Ngoài ra, chương trình phòng chống AIDS của Việt Nam còn nhận được sự giúp đỡ về tài chính cũng như kỹ thuật đáng kể từ các tổ chức phi Chính phủ quốc tế khác như: For Foundation, Population Council, PDI-Asia, Australian Red Cross,
- World Vision International, SCF-UK v.v...Ngoài các hỗ trợ về công tác phòng chống AIDS, các tổ chức đã giúp một số học bổng đi học tập và tham quan, hộ i nghị ở nước ngoài c. Hỗ trợ song phương: - Dự án Hợp tác Kỹ thuật Việt Đức (GTZ). GTZ hỗ trợ Chính phủ Việt nam dự án “phòng chống HIV và các bệnh lây truyền qua đường tình dục” để làm giả m nguy cơ lan truyền HIV, các bệnh lây truyền qua đường tình dục và làm giảm tác động về kinh tế và xã hội của dịch đối với một số tỉnh ở miền bắc VN. - Quĩ hỗ trợ Úc (ausAID). ausAID hỗ trợ Việt Nam dự án "Nâng cao năng lực điều phối, lập kế hoạch và quản lý chương trình phòng chống AIDS. - Những hỗ trợ của Chính phủ Hoa Kỳ tại Việt Nam trong chương trình phòng chống AIDS. Chính phủ Hoa Kỳ có hai chương trình chính, và thông qua đó những hỗ trợ về tài chính và kỹ thuật được cung cấp cho Việt Nam. Chương trình thứ nhất được USAID tài trợ thông qua tổ chức Sức khoẻ Gia đình quốc tế (FHI) và dịch vụ dân số quốc tế (PSI). FHI đang giúp đỡ phát triển các can thiệp dự phòng HIV tại 4 tỉnh (Quảng Ninh, Bình Định, Hải Phòng và Cần Thơ) và giám sát hành vi tại 5 tỉnh thí điể m (Hà nội, Đà nẵng, Tp. Hồ Chí Minh, Hải Phòng và Cần Thơ). PSI đang tiến hành chương trình toàn quốc về tiếp thị xã hội bao cao su Chương trình thứ hai được triển khai thông qua CDC với Dự án Dự phòng HIV/AIDS tại Việt nam. 1. Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) Tiền tài trợ năm tài chính 2004: 4.500.000 đô-la USAIDS/Việt Nam hỗ trợ một chương trình HIV/AIDS có quy mô lớn nhằm phòng chống và giảm nhẹ tác hại của HIV/AIDS, chăm sóc và giúp đỡ bệnh nhân HIV/AIDS tại Việt Nam. Chương trình này gồm những dự án sau: - Dự án IMPACT (Thực hiện Phòng AIDS và Chăm sóc Bệnh nhân AIDS) Toàn cầu. - Dự án về chính sách (The Policy Project). 2. Bộ Y tế và Dịch vụ Con người Hoa Kỳ/Trung tâm Dự phòng và Kiể m soát Bệnh tật (HHS/CDC)/ Phân ban HIV/ Phòng bệnh/Chương trình Lãnh đạo và Đầu tư chống lại đại dịch (chương trình LIFE). Số tiền tài trợ năm tài chính 2004: 2.850.000 đô-la 3. Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ (DOD)/Chương trình Phòng chống HIV/AIDS/Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương của Hoa Kỳ (USPACOM)/Trung tâm Đào tạo Nâng cao Kiể m soát Thả m họa và Trợ giúp Nhân đạo Tiền tài trợ năm tài chính 2004: 350.000 đô-la 4. Bộ Lao động Hoa Kỳ (USDOL)/Cục Lao động Quốc tế/Chương trình Cải thiện Môi trường Làm việc Thông qua Giáo dục Phòng chống HIV/AIDS)
- Tiền tài trợ năm tài chính 2004: 250.000 đô-la * Từ năm 1999 đến năm 2011, các tổ chức Quốc tế đã hỗ trợ 134,6 triệu USD để giúp VN chủ động hơn trong hoạt động phòng chống HIV/AIDS. Bộ Y tế đã quản lý 29 dự án HIV/AIDS, trong đó có 16 d ự án đã kết thúc, với tổng kinh phí 5,6 triệu USD và 13 dự án tiếp tục được triến khai đến năm 2011 với tổng kinh phí khoảng 97,3 triệu USD. Các dự án này tập trung vào 9 chương trình hành động trong Chiến lược Quốc gia phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2010 và tầm nhìn 2020. Bên cạnh đó, các dự án nước ngoài còn hỗ trợ trực tiếp trên 20 dự án về phòng, chống HIV/AIDS cho các địa phương với kinh phí trên 6,1 triệu USD. Theo đánh giá của các chuyên gia, tỷ lệ giải ngân của các dự án HIV đạt hiệ u quả khá cao ( trên 80% ) và tuân thủ đúng quy định quản lý tài chính và nội dung cam kết. Tuy nhiên các dự án quốc tế hỗ trợ phòng chống HIV trong thời gian qua chỉ tập trung chủ yếu ở các tỉnh, thành phố lớn như: thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Quảng Ninh, Hải Phòng...trong khi còn tới 13 tỉnh, thành phố "trống" không có các dự án đầu tư... * Nguyên nhân của những thành công trên. - Có sự nhận thức sâu sắc, đúng đắn về tác hại và nguy cơ của đại dịch HIV/AIDS đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, tương lai nòi giống là cực kì to lớn và không thể lường trước được của Đảng, Nhà nước và toàn dân. - Có sự cam kết, thực hiện về Chính sách, Pháp luật và sự hỗ trợ về kinh phí kịp thời của Nhà nước trong công tác phòng chống HIV/AIDS. - Có sự hợp tác, giúp đỡ thiết thực và có hiệu quả của quốc tế, đặc biệt là Chương trình Phòng chống AIDS của Liên Hiệp quốc (UNAIDS). Chương trình có sự tham gia trực tiếp của phần lớn các bộ, ngành, và các đoàn thể xã hội vào công tác phòng chống AIDS. B. Những hạn chế trong công tác thực hiện chương trình phòng chống quốc gia HIV/AIDS. 1. Bộ máy tổ chức phòng, chống AIDS các cấp cồng kềnh, kém hiệu quả và còn rất yếu so với bộ máy phòng chống nhiều căn bệnh khác (lao, phong, sốt rét...) - Cơ cấu tổ chức của chương trình quốc gia phòng, chống AIDS chỉ tập trung vào hệ thống của Chính phủ. Sự hợp nhất UBQG Phòng, chống AIDS với các UB phòng, chống ma tuý và mại dâm thành UBQG Phòng chống AIDS - Ma tuý - Mại dâm dường như là cơ hội để tăng cường sự phối hợp liên ngành.Tuy nhiên, sự phối hợp này còn rất lỏng lẻo, thể hiện ở sự thiếu đồng bộ trong một số chính sách có liên quan đến
- HIV/AIDS như chính sách về giả m tác hại trong các nhóm có hành vi nguy cơ. Chỉ riêng trong Bộ Y tế đã tồn tại song song 2 cơ quan có cùng chức năng phòng, chống AIDS là Ban phòng, chống AIDS và Văn phòng thường trực phòng, chống AIDS; sức mạnh trong chỉ đạo triển khai các hoạt động từ trung ương đến địa phương vì vậy chưa thể tập trung. - Ở địa phương, bộ máy phòng, chống AIDS chưa có mô hình, thống nhất; hầ u hết cán bộ chuyên trách đều làm kiêm nhiệm và chưa có chức danh cụ thể để trực tiếp chịu trách nhiệm quản lý và điều hành. Cán bộ tham gia phòng chống căn bệnh này thường xem đây là công việc làm thuê, không phải là một ngành nghề chuyên nghiệp, ổn định và lâu dài. Bên cạnh đó, đòi hỏi cả về chuyên môn y tế và kỹ năng hoạt động xã hội thường khiến người tham gia nhụt chí; tổ chức phòng chống AIDS thường không đủ. - Việc thay đổi liên tục về mô hình tổ chức phòng, chống HIV/AIDS tại tuyến TW thể hiện sự tăng cường quản lý Nhà nước đối với công tác này nhưng cũng làm nhiều nơi lúng túng không chuyển đổi kịp dẫn đến hoạt động phòng, chống HIV/AIDS những nơi này bị ngưng trệ. * Nguyên nhân chủ yếu là do: - Mô hình Bộ máy tổ chức phòng, chống HIV/AIDS chưa hoàn thiện, thống nhất. Thiếu phương tiện vật chất kỹ thuật, nhân lực tham gia. - Hệ thống tổ chức cơ quan chuyên trách phòng, chống HIV/AIDS từ Trung ương đến địa phương trong cả nước còn lỏng lẻo, tạm thời. - Sự chỉ đạo giữa UBQG phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma tuý, mại dâm với Cục phòng, chống HIV/AIDS thông qua Bộ Y tế chưa được thắt chặt.. 2. Thiếu sự phối hợp liên ngành trong công tác phòng chống HIV/AISD từ 1990-2005. Sự phối hợp liên ngành trong phòng, chống HIV/AIDS ở nước ta còn mang tính vụ việc, nhỏ lẻ, chưa mang tính đa ngành do thiếu một kế hoạch tổng thể. Công tác phối hợp liên ngành trong phòng chống HIV/AIDS mới chỉ dừng ở chủ trương, quan điểm chỉ đạo, còn thiếu đầu tư kinh phí và xác định cơ chế tổ chức thực hiện. Việc phân công, phân nhiệm cho từng thành viên khi tham gia vào hoạt động phòng, chống HIV/AIDS còn thiếu cụ thể, rõ ràng. Chỉ thị 52-CT/TW mặc dù đã sớm được ra đời song còn thiếu sự sát sao trong chỉ đạo thực hiện và giám sát đánh giá. Vì vậy, cho dù đã có 12 năm triển khai thực hiện song đến nay hoạt động phối hợp liên ngành trong phòng, chống AIDS ở một số địa phương, một số ngành vẫn còn chưa được thực hiện, những nơi đã thực hiện thì chưa đạt được kết quả như mong muốn. Đó là: - Hiện nay, trong cả nước chưa có một cơ cấu tổ chức thống nhất cho bộ phận thường trực phòng, chống AIDS cấp tỉnh. Văn phòng Phòng, chống HIV/AIDS có thể là một bộ phận riêng trực thuộc Sở Y tế hoặc đặt trong một phòng của Sở hoặc gắn với khoa AIDS của Trung tâm y tế
- dự phòng. Sự không đồng nhất về mô hình tổ chức của bộ phận này đã phần nào làm hạn chế việc phát huy hiệu quả của việc phối hợp liên ngành. - Sự điều phối và phối hợp giữa Văn phòng thường trực phòng, chống HIV/AIDS và Ban AIDS của Bộ Y tế chưa được thiết lập một cách hoàn hảo, gây lúng túng trong quá trình thực hiện chương trình ở các địa phương. Hoạt động liên ngành mới chỉ được thực hiện ở các Ngành, các đoàn thể, tổ chức xã hội, chưa huy động được sự tham gia của các tổ chức tư nhân trong nước và của cộng đồng. Đặc biệt hiện còn thiếu cơ chế để huy động sự tham gia của các cơ sở y tế tư nhân vào chương trình phòng, chống HIV/AIDS. - Phối hợp liên ngành trong phòng, chống HIV/AIDS ở tuyến cơ sở được thể hiện rõ nét hơn so với tuyến tỉnh, nhất là so với tuyến TW. Tại tuyến trung ương, các thành viên rất ít có sự bàn bạc, phối hợp trong lập kế hoạch cũng như triển khai chỉ đạo thực hiện. Các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS dường như còn bị khép kín trong từng ngành, từng đoàn thể, từng tổ chức tại tuyến cao nhất này. - Thiếu kinh phí hoạt động, thiếu đội ngũ cán bộ có năng lực và có tâm huyết, thiếu tài liệu và phương tiện, thiếu hoạt động giám sát, kiể m tra, đánh giá hiệu quả của sự phối hợp liên ngành trong phòng, chống HIV/AIDS. Ở hầu hết các Bộ, Ngành, đoàn thể và các địa phương, hoạt động phối hợp liên ngành trong phòng, chống HIV/AIDS chủ yếu do các ngành thành viên tự xây dựng kế hoạch, tự triển khai hoạt động sau khi có kinh phí phân b ổ và tự báo cáo kết quả. Việc giám sát lẫn nhau giữa các bên, giữa Bộ chủ quản với các đơn vị trực thuộc cũng như giữa UB phòng, chống AIDS và phòng, chống TNXH ma tuý, mạ i dâm với các thành viên chưa được quan tâm thực hiện. - Phối hợp liên ngành trong thời gian qua chủ yếu mới chỉ thể hiện trong lĩnh vực truyền thông tại tuyến cơ sở xã/phường, chưa quan tâm nhiều đến việc quản lý, chăm sóc và tư vấn cho người nhiễm HIV/AIDS tại cộng đồng. Ở nhiều địa phương hiện nay mảng công việc này chủ yếu vẫn chỉ do ngành y tế đảm nhận. Trong xu hướng gia tăng của đại dịch, số người nhiễm HIV trong cộng đồng sẽ ngày càng nhiều, chắc chắn sẽ vượt quá khả năng đáp ứng của y tế cơ sở. Huy động sự tham gia của các lực lượng xã hội vào hoạt động quản lý, chăm sóc, tư vấn cho người có HIV/AIDS vì vậy sẽ là rất cần thiết. Nếu không giải quyết tốt vấn đề này sẽ tiềm ẩn nguy cơ mất ổn định xã hội do những người bị nhiễ m HIV không được chăm sóc, điều trị, bị kỳ thị phân biệt đối xử sẽ tập hợp thành một lực lượng xã hội với những phản ứng tiêu cực. * Nguyên nhân chủ yếu là do: - Công tác phòng, chống HIV/AIDS chưa được xây dựng thành chương trình phối hợp liên ngành. - Cơ sở pháp lý cho hoạt động liên ngành ph òng chống HIV/AIDS chưa hoàn thiện. Việc ban hành các văn bản chỉ đạo cụ thể cơ chế, cách thức phối hợp cũng
- như xác định rõ hơn nữa trách nhiệm của mỗi lực lượng xã hội khi tham gia, đặc biệt là sự cam kết đầu tư nguồn lực chưa thống nhất. 3. Nhận thức, trách nhiệm lãnh đạo và Sự chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền ở một số địa phương chưa thật sự được chú trọng. - Một bộ phận không nhỏ đội ngũ lãnh đạo ở các cấp cơ sở chưa nhận thức đúng và đầy đủ về HIV/AIDS, coi đó là một loại tệ nạn xã hội và việc phòng, chống HIV/AIDS là việc riêng ngành y tế, chưa thấy được là trách nhiệm chung của toàn xã hội và phối hợp liên ngành đặt dưới sự lãnh đạo của các cấp. Chẳng hạn như An Giang là một tỉnh đông dân, 2 triệu dân, trong đó có khoảng 2000 hộ nghèo. Hàng năm An Giang giảm được 1% hộ nghèo tương đương vớ i 600 hộ. Nhưng cũng thời gian đó lại có lại có thêm 1000 đến 1500 người nhiễm HIV/AIDS mới. Như vậy rõ ràng những gia đình có người nhiễm HIV/AIDS đó sẽ là những người nghèo. Vậy bao giờ An Giang thành công trong xóa đói giảm nghèo nếu không đặt vấn đề phòng, chống HIV/AIDS với công tác xóa đói giảm nghèo và phát triển kinh tế - xã hội đặt dưới sự lãnh đạo của cấp ủy đảng và chính quyền. - Còn nhiều sự bất cập trong công tác lập kế hoạch hoạt động cho chương trình quốc gia phòng chống HIV/AIDS. Việc lập kế hoạch cho chương trình từ cấp tỉnh trở xuống là theo cách “từ trên đưa xuống”, hạn chế sự chủ động và sáng tạo của các cấp dưới. Tại nhiều Ban, Ngành thành viên cũng như ở nhiều địa phương, việc lập kế hoạch hoạt động phòng, chống AIDS còn mang tính hình thức, không có sự trao đổi, thảo luận giữa các thành viên. Khá nhiều địa phương chưa thực sự coi trọng công tác này, giao phó toàn bộ cho ngành Y tế đảm nhận việc phân công, tổ chức thực hiện sự tham gia liên ngành trên địa bàn, vẫn còn nhiều lực lượng xã hội coi hoạt động phòng, chống HIV/AIDS của đơn vị mình là làm theo Hợp đồng đặt hàng của ngành y tế nên có tiền thì hoạt động, không có tiền thì thôi và chỉ hoạt động trong phạ m vi kinh phí được phân bổ, hoạt động để quyết toán cho xong... - Các cấp Uỷ, Đảng, Chính quyền chưa phát huy được vai trò của mình trong lãnh đạo và chỉ đạo công tác phối hợp liên ngành phòng, chống HIV/AIDS tại mỗ i địa phương. Lãnh đạo của một số địa phương cũng tự cho phép mình đứng ngoài cuộc, chưa nhận thức được tầm quan trọng của Chương trình phòng, chống HIV/AIDS đối vớ i sự phát triển kinh tế - xã hội của địa bàn và cũng chưa nhận rõ trách nhiệ m của mình đối với lĩnh vực này. Thực tế cho thấy, công tác phối hợp liên ngành phòng, chống HIV/AIDS tại mỗi địa phương đóng vai trò hết sức quan trọng và đã có sự chỉ đạo thống nhất của Đảng và Chính phủ về thực hiện chủ trương này song chỉ khi nào lãnh đạo địa phương thực sự vào cuộc thì khi đó hoạt động phối hợp liên ngành mới có hiệu
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề tài: Tìm hiểu giao thức SSL Hoạt động,Tấn công và Cách phòng chống
16 p | 534 | 107
-
Tiểu luận: Xử lý tình huống phát sinh trong quá trình loại những người mắc nghiện ma túy đã hoàn thành quy trình cai nghiện ra khỏi danh sách quản lý
14 p | 233 | 42
-
Luận văn thạc sĩ Y học: Thực trạng hoạt động các điểm kính hiển vi phục vụ chương trình phòng chống sốt rét tại tỉnh Quảng Ngãi
81 p | 161 | 36
-
Luận văn: NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG MỘT SỐ KỸ THUẬT CHẨN ĐOÁN NHANH VIBRIO CHOLERAE GÂY DỊCH TIÊU CHẢY CẤP TẠI TỈNH THÁI NGUYÊN NĂM 2008
86 p | 146 | 20
-
Bài tiểu luận: Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp
27 p | 185 | 20
-
Tiểu luận ngành Công nghệ thông tin: Nghiên cứu và xây dựng phương pháp chống tấn công tràn stack
20 p | 80 | 14
-
Luận án Tiến sĩ Y tế công cộng: Can thiệp phòng chống đuối nước cho học sinh tiểu học tại huyện Cao Lãnh tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2015 – 2019
191 p | 17 | 10
-
Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu 2010: Nghiên cứu chế tạo máy thử tính kháng thấm nước của vải dưới áp suất thuỷ tĩnh - KS. Lê Đại Hưng
48 p | 135 | 9
-
Luận án Tiến sĩ: Can thiệp truyền thông nâng cao kiến thức và thực hành của cha mẹ về phòng chống tật khúc xạ cho học sinh tại trường tiểu học Hà Huy Tập II, thành phố Vinh, Nghệ An
221 p | 44 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu tính kháng thuốc ở một số loài muỗi truyền bệnh tại Việt Nam
76 p | 81 | 6
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn