intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tiểu luận: Cơ cấu tổ chức của chính quyền địa phương ở Việt Nam và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động

Chia sẻ: Gvx Gvx | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

335
lượt xem
57
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thuật ngữ “Chính quyền địa phương” thường được hiểu là những đơn vị của chính quyền trực tiếp cung cấp dịch vụ cho công dân tại cấp trung gian thấp và thấp nhất.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tiểu luận: Cơ cấu tổ chức của chính quyền địa phương ở Việt Nam và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động

  1. HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH CƠ SỞ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH KHU VỰC MIỀN TRUNG TIỂU LUẬN Môn: Tổ chức bộ máy hành chính nhà nước Tên tiểu luận: “Cơ cấu tổ chức của chính quyền địa phương ở Việt Nam và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động” Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS Võ Kim Sơn Học viên: Lê Thị Kiều Thúy Lớp: Cao học hành chính công 16M Huế, tháng 8 năm 2012 0
  2. MỤC LỤC Trang số LỜI MỞ ĐẦU 2 I. KHÁI NIỆM CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG TẠI VIỆT NAM 3 1. Khái niệm chung 2. Khái niệm chính quyền địa phương trong các văn kiện Đảng 4 II. CÁC CẤP CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG TẠI VIỆT NAM 1. Ủy ban Nhân dân cấp xã 2. Ủy ban Nhân dân cấp huyện 3. Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh III. VAI TRÒ VÀ MÔ HÌNH TỔ CHỨC CHÍNH QUYỀN ĐỊA 5 PHƯƠNG VIỆT NAM 1. Vai trò chính quyền địa phương 2. Mô hình tổ chức chính quyền địa phương Việt Nam IV. ĐỔI MỚI TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG THỨC HOẠT ĐỘNG 6 CỦA CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG Ở VIỆT NAM 1. Một số tồn tại trong tổ chức, hoạt động của chính quyền địa phương Việt Nam 2. Giải pháp nâng cao hiệu quả, đổi mới phương thức hoạt động KẾT LUẬN 9 1
  3. LỜI MỞ ĐẦU Thuật ngữ “Chính quyền địa phương” thường được hiểu là những đơn vị của chính quyền trực tiếp cung cấp dịch vụ cho công dân tại cấp trung gian thấp và thấp nhất. Tại một số nước trên thế giới, các đơn vị chính quyền địa phương đã có quyền tự trị từ rất lâu trước khi các quốc gia đó được thành lập với cơ cấu tổ chức chính quyền như hiện nay và do đó, không cần sự phân cấp thẩm quyền từ cấp chính quyền cao hơn cho các đơn vị này. Tại một số nước có cơ cấu nhà nước đơn nhất, chính quyền địa phương thi hành quyền lực của mình theo nguyên tắc quyền lực của chính quyền cấp dưới do chính quyền Trung ương trực tiếp ủy nhiệm, và cấp trung ương có thể bãi bỏ việc ủy nhiệm đó. Tại một số nước thuộc hệ thống đơn nhất khác, chính quyền địa phương hoạt động theo nguyên tắc thẩm quyền chung, và trên nguyên tắc được phép thực thi những thẩm quyền không thuộc chính quyền Trung ương. Khác với chế độ tự quản địa phương của một số nước, chính quyền địa phương của Việt Nam là một bộ phận hợp thành của chính quyền nhà nước thống nhất, bao gồm các cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương do nhân dân địa phương trực tiếp bầu ra và các cơ quan, tổ chức khác được thành lập trên cơ sở các cơ quan quyền lực nhà nước này theo quy định của pháp luật nhằm quản lý các lĩnh vực của đời sống xã hội ở địa phương, trên cơ sở nguyên tắc tập trung dân chủ và kết hợp hài hoà giữa lợi ích nhân dân địa phương với lợi ích chung của cả nước. Với nội dung tiểu luận “Cơ cấu tổ chức của chính quyền địa phương ở Việt Nam và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động”, tôi mong muốn góp phần làm rõ hơn về cơ cấu chính quyền địa phương tại Việt Nam, từ đó đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của chính quyền địa phương Việt Nam trong giai đoạn hiện nay./. 2
  4. I. KHÁI NIỆM CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG TẠI VIỆT NAM: 1. Khái niệm chung Khái niệm chính quyền địa phương là khái niệm phái sinh từ khái niệm hệ thống các cơ quan nhà nước ở địa phương. Khái niệm này được sử dụng khá phổ biến trong nhiều văn bản pháp luật của nhà nước. Là một khái niệm được sử dụng nhiều trong tổ chức và hoạt động của nhà nước vào đời sống thực tế xã hội, tuy nhiên hiện nay vẫn chưa có một văn bản pháp luật nào định nghĩa khái niệm chính quyền địa phương bao gồm những thiết chế nào, mối quan hệ và cơ chế hoạt động cụ thể của các bộ phận cấu thành. Xuất phát từ góc độ nghiên cứu lý luận, từ góc độ thực tiễn hay cách thức tiếp cận vấn đề nghiên cứu của các nhà khoa học, các nhà thực tiễn và quản lý tập trung vào 3 quan niệm như sau: a. Chính quyền địa phương là khái niệm dùng chung để chỉ tất cả các cơ quan nhà nước (mang quyền lực nhà nước) đóng trên địa bàn địa phương b. Chính quyền địa phương gồm hai phân hệ cơ quan – cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương (Hội đồng nhân dân) và cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương (Uỷ ban nhân dân) c. Chính quyền địa phương bao gồm 4 phân hệ cơ quan tương ứng với 4 phân hệ cơ quan nhà nước tối cao ở trung ương (Quốc hội, Chính phủ, Toà án Nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao) là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương (Hội đồng nhân dân các cấp), cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương (Uỷ ban nhân dân các cấp), cơ quan tư pháp (Toà án nhân dân các cấp) và cơ quan kiểm sát (Viện kiểm sát nhân dân các cấp). 2. Khái niệm chính quyền địa phương trong các văn kiện Trong nhiều văn bản của Đảng và Nhà nước Việt Nam, khái niệm chính quyền địa phương được sử dụng để chỉ tổ chức và hoạt động của hai cơ quan là Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân. Nghị quyết lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá VIII) ngày 18 tháng 6 năm 1997 tại phần III, mục 4 về tiếp tục cải cách hành chính nhà nước đối với chính quyền địa phương chỉ đề cập tới việc kiện toàn củng cố Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân các cấp và hướng cải cách tổ chức và hoạt động của hai cơ quan này mà không đề cập 3
  5. tới các cơ quan nhà nước khác trong hệ thống các cơ quan nhà nước ở địa phương. Hiện nay, theo quy định của Hiến pháp 1992 và Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân năm 2003 chính quyền địa phương được tổ chức ở 3 cấp tương ứng đối với các đơn vị hành chính sau đây: a. Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là cấp tỉnh) b. Huyện, Quận, Thị xã, Thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là cấp huyện) c. Xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã) II. CÁC CẤP CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG VIỆT NAM 1. Ủy ban Nhân dân cấp xã Đây là chính quyền của các đơn vị hành chính cấp xã, thị trấn, phường. Ủy ban Nhân dân cấp xã là cấp chính quyền địa phương cấp cơ sở, gần dân nhất ở Việt Nam. Ủy ban Nhân dân cấp xã có từ 4 đến 5 thành viên, gồm Chủ tịch, 2 Phó Chủ tịch, 1 ủy viên quân sự và 1 ủy viên công an. Người đứng đầu Ủy ban Nhân dân cấp xã là Chủ tịch Ủy ban Nhân dân do do Hội đồng Nhân dân của xã, thị trấn hay phường đó bầu ra bằng hình thức bỏ phiếu kín. Thông thường, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã, thị trấn hay phường sẽ đồng thời là một Phó Bí thư Đảng ủy của xã, thị trấn hay phường đó. Ủy ban Nhân dân cấp xã hoạt động theo hình thức chuyên trách và không chuyên trách. Bộ máy giúp việc của Ủy ban Nhân dân cấp xã có các công chức; Tư pháp - Hộ tịch, Địa chính - Xây dựng, Tài chính - Kế toán, Văn phòng - Thống kê, Văn hóa - Xã hội, Chỉ huy Trưởng quân sự, Trưởng công an. 2. Ủy ban Nhân dân cấp huyện Đây là chính quyền của các địa phương cấp huyện, quận, thành phố trực thuộc tỉnh, thị xã. Ủy ban Nhân dân cấp huyện có từ 9 đến 13 thành viên, gồm Chủ tịch, 2-3 Phó Chủ tịch và các ủy viên. Thường trực Ủy ban Nhân dân cấp huyện gồm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch, và ủy viên thư ký. Người đứng đầu Ủy ban Nhân dân cấp huyện là Chủ tịch Ủy ban Nhân dân, trên danh nghĩa là do Hội đồng Nhân dân huyện sở tại lựa chọn. Thông thường, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện sẽ đồng thời là một Phó Bí thư Huyện ủy. 4
  6. Các cơ quan giúp việc của chính quyền địa phương cấp huyện thông thường gồm các phòng, ban trực thuộc: Văn phòng UBND, Phòng Tài chính - Kế hoạch, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, Phòng Tài nguyên - Môi trường, Phòng Kinh tế và Hạ tầng, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phòng Tư pháp, Phòng Giáo dục và Đào tạo, Phòng Văn hóa - Thông tin, Phòng Dân tộc, Phòng Y tế, Thanh tra huyện, Phòng Nội vụ, Phòng Văn hóa - thông tin, Phòng Nội vụ, Ban Quản lý các Dự án đầu tư và Xây dựng cơ bản. Một số cơ quan nhà nước ở cấp huyện như Chi cục Thuế, Chi cục Thống kê, Huyện đội, Công an huyện, v.v... không phải là cơ quan của chính quyền địa phương cấp huyện mà là cơ quan của chính quyền Trung ương đặt tại huyện (đứng chân trên địa bàn huyện). 3. Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh Đây là chính quyền của các địa phương cấp tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương. Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh có từ 11 đến 17 thành viên, gồm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch, 1 ủy viên thư ký và các ủy viên khác. Thường trực Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh gồm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch, và ủy viên thư ký. Người đứng đầu chính quyền địa phương cấp tỉnh là Chủ tịch Ủy ban Nhân dân. Trên danh nghĩa, vị trí này do Hội đồng Nhân dân tỉnh quyết định bằng bầu cử theo hình thức bỏ phiếu. III. VAI TRÒ VÀ MÔ HÌNH TỔ CHỨC CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG VIỆT NAM 1. Vai trò Chính quyền địa phương ở Việt Nam có vai trò hai mặt. Một mặt, với tư cách là một bộ phận cấu thành của bộ máy nhà nước thống nhất, chính quyền địa phương thay mặt nhà nước tổ chức quyền lực, thực thi nhiệm vụ quản lý trên lãnh thổ địa phương trong cơ cấu quyền lực nhà nước thống nhất trên lãnh thổ Việt Nam. Mặt khác, chính quyền địa phương lại là cơ quan do nhân dân địa phương lập ra (trực tiếp và gián tiếp) để thực hiện các nhiệm vụ ở địa phương nhằm phục vụ nhu cầu của nhân dân địa phương trên cơ sở các quy định của Hiến pháp, luật và các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên. Vai trò như vậy 5
  7. của chính quyền địa phương được thể hiện tập trung về nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước, của bộ máy nhà nước nói chung. Trong đó, tập trung thống nhất là yếu tố có tính chủ đạo. Tư tưởng cơ bản trong tổ chức chính quyền địa phương theo nguyên tắc đó là vừa bảo đảm sự tập trung thống nhất, vừa phát huy vai trò chủ động tích cực của địa phương. 2. Mô hình: Mô hình tổ chức chính quyền địa phương Việt Nam thể hiện trên hai điểm cơ bản sau: - Mỗi đơn vị hành chính thành lập hai loại cơ quan là Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân. - Giữa chính quyền địa phương và chính quyền trung ương và giữa các cấp chính quyền địa phương không có tính độc lập cao, tuy rằng trong quá trình cải cách bộ máy nhà nước đã đẩy mạnh việc phân cấp quản lý cho các cấp chính quyền địa phương. Nguyên tắc cơ bản và hàng đầu trong tổ chức và hoạt động của bộ máy chính quyền địa phương là tập trung dân chủ. Đây là điểm rất đáng chú ý trong tổ chức chính quyền địa phương nước ta. Nó chứng tỏ rằng, chính quyền địa phương Việt Nam không có “chủ quyền” trong việc thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn được giao. Quy định ở Điều 7 của Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân thể hiện rõ hơn này khi ghi nhận trong hệ thống cơ quan hành chính nhà nước từ Chính phủ đến Uỷ ban nhân dân cấp xã có sự chỉ đạo trong quản lý nhà nước từ trên xuống dưới. Đây chính là điểm khác về bản chất so với chính quyền địa phương tự quản. Do đó, có thể gọi là mô hình chính quyền địa phương nước ta là mô hình chính quyền địa phương tập trung dân chủ. IV. ĐỔI MỚI TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG THỨC HOẠT ĐỘNG CỦA CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG 1. Một số tồn tại trong tổ chức, hoạt động của chính quyền địa phương Việt Nam Thực hiện chủ trương phát huy dân chủ, đẩy mạnh phân cấp cho các cấp chính quyền địa phương, các văn bản pháp luật liên quan đến chính quyền địa 6
  8. phương được ban hành những năm vừa qua đã quy định nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan chính quyền địa phương ở mỗi cấp. Những giải pháp cụ thể của Luật như tăng cường cơ cấu tổ chức của HĐND hay giảm số thành viên của UBND cấp xã, tăng cường chức năng giám sát của HĐND hay tăng cường nguyên tắc tập thể trong hoạt động của UBND… “không đủ tầm để đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương”. Vì thực tế, HĐND hoặc không sử dụng hết quyền năng của mình, các kỳ họp chính thức, hiệu quả giám sát, thảo luận không cao hoặc có xu hướng “vượt rào” muốn giao nhiều thẩm quyền hơn song lại không thực sự kiểm soát được UBND một cách chặt chẽ. Nhìn tổng thể, cho đến nay, Việt Nam vẫn đang áp dụng mô hình chính quyền địa phương là “cánh tay nối dài” của nhà nước TƯ. Mô hình này bảo đảm được tính thống nhất cao độ nhưng không thực sự phát huy được tính sáng tạo, chủ động của địa phương. 2. Giải pháp nâng cao hiệu quả, đổi mới phương thức hoạt động - Phân cấp cho chính quyền địa phương cần đồng bộ, thẩm quyền đi đôi với trách nhiệm, phân cấp nhưng vẫn phải đảm bảo sự quản lý tập trung, thống nhất của chính quyền TƯ, phân cấp đi đôi với việc tăng cường kiểm tra, giám sát của TƯ, với việc đề cao trách nhiệm của người đứng đầu các cấp chính quyền địa phương. - Phân định rõ trách nhiệm, thẩm quyền giữa các cấp chính quyền theo hướng phân cấp mạnh và rõ hơn cho địa phương, để chính quyền địa phương chủ động sáng tạo thực hiện chức năng, nhiệm vụ. Nhưng quan trọng vẫn phải đảm bảo sự lãnh đạo và điều hành tập trung thống nhất của TƯ, không để chính quyền địa phương “muốn làm gì thì làm, và phải tự chịu trách nhiệm về quyết định của mình”. Đó cũng là mô hình để “người dân tự quyết định các vấn đề của địa phương mình trên cơ sở pháp luật nên không sợ mỗi địa phương thành khu tự trị”… - Cần có sự phân biệt Chính quyền địa phương giữa các vùng lãnh thổ, giữa nông thôn và thành thị; căn cứ vào đặc điểm, tình hình, nguồn lực của từng 7
  9. địa phương mà quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn trên cơ sở các điều kiện thực tế; - Đẩy mạnh kiện toàn cơ quan Thường trực HĐND và các Ban của HĐND ở cả ba cấp để bảo đảm đủ về số lượng, nâng cao chất lượng hoạt động; bố trí Trưởng ban, Phó Trưởng ban HĐND cấp tỉnh và Trưởng ban HĐND cấp huyện hoạt động chuyên trách; - Mạnh dạn phân cấp, phát huy vai trò quyết định và khả năng chịu trách nhiệm trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội, nguồn lực, ngân sách, biên chế cho CQĐP; giao đủ thẩm quyền và tạo cơ chế bảo đảm thực quyền của HĐND các cấp nhưng đồng thời tăng cường công tác kiểm tra, giám sát; - Nghiên cứu xây dựng và ban hành các văn bản mới, sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật hiện hành bảo đảm thống nhất, đồng bộ, khả thi, nhất là các nội dung liên quan đến thẩm quyền quyết định của HĐND và UBND, tạo điều kiện thuận lợi để HĐND, UBND thực thi đầy đủ chức năng, nhiệm vụ, đạt chất lượng cao và có hiệu lực, hiệu quả./. 8
  10. KẾT LUẬN Hệ thống Chính quyền địa phương có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng trong cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước. Trong nhiều năm qua, vấn đề đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động của Chính quyền địa phương đã được Đảng và Nhà nước ta quan tâm, một số chủ trương lớn đã được đặt ra và tổ chức thực hiện như: chủ trương cải cách hành chính (về cả 4 nội dung: thể chế; thủ tục hành chính; đội ngũ cán bộ, công chức; tài chính công); phân cấp mạnh cho CQĐP trên một số lĩnh vực; thí điểm không tổ chức HĐND huyện, quận, phường… đã đạt một số kết quả nhất định, tuy nhiên việc tiếp tục nghiên cứu đổi mới mô hình tổ chức và phương thức hoạt động của Chính quyền địa phương để nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động, đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước và phát triển kinh tế - xã hội là luôn cần thiết, để tiếp tục đưa ra phương hướng, giải pháp hợp lý cho chính quyền địa phương Việt Nam hiện nay. 9
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2