intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tiểu luận: Đánh giá hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp tại xã Thường Thắng – Huyện Hiệp Hòa – Tỉnh Bắc Giang

Chia sẻ: Thang Thang | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:20

276
lượt xem
41
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích của tiểu luận là: Đánh giá hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp tại xã Thường Thắng – huyện Hiệp Hòa – tỉnh Bắc Giang góp phần xây dựng, làm cơ sở để phục vụ cho công tác phân bố quỹ đất, góp phần tạo lên một cơ sở pháp lý chặt chẽ trong việc quản lý sử dụng nguồn tài nguyên đất đai cho địa phương,...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tiểu luận: Đánh giá hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp tại xã Thường Thắng – Huyện Hiệp Hòa – Tỉnh Bắc Giang

  1. PHẦN THỨ NHẤT MỞ ĐẦU 1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA TIỂU LUẬN Trong vài thập kỷ  trở  lại đây, sự  gia tăng dân số  của thế  giới đã thúc  đẩy nhu cầu ngày càng lớn về  lương thực và thực phẩm. Song song với sự  phát triển dân số  là sự  phát triển về  kinh tế, khoa học kỹ thuật. Và để  thỏa  mãn nhu cầu ngày càng cao, nhiều hoạt  động của con người   đã gây  ảnh  hưởng đến môi trường và các nguồn tài nguyên đất đai, một dạng tài nguyên  không tái tạo được. Do đó, việc đánh giá tài nguyên thiên nhiên làm cơ sở cho  việc sử  dụng hợp lý, hiệu quả  và phát triển bền vững là một nhiệm vụ  khó  khăn trong giai đoạn hiện nay. Bên cạnh đó, việc sử dụng đất nông nghiệp đạt hiệu quả cao là vấn đề  quan tâm hàng đầu trong công tác quản lý, sử dụng đất của nhà nước. Mà lĩnh  vực sản xuất nông nghiệp là một ngành kinh tế  lấy đất đai làm tư  liệu sản  xuất thì mỗi mục đích sử  dụng đất có những yêu cầu nhất định mà đất đai  cần đáp  ứng. Việc lựa chọn, so sánh các kiểu sử  dụng đất hoặc cây trồng  khác nhau phù hợp với điều kiện đất đai là đòi hỏi của người sử  dụng đất,  các nhà làm quy hoạch, để  từ  đó có những quyết định đúng đắn, phù hợp  trong việc sử dụng đất mang lại hiệu quả kinh tế và bền vững. Vì vậy, đánh  giá mức độ  thích hợp tài nguyên đất đai phục vụ  phát triển sản xuất nông   nghiệp là một việc làm tất yếu của bất kỳ một quốc gia, một vùng lãnh thổ  hay tại một địa phương nào đó là rất cần thiết. Tình hình thực tế ở nước ta cho thấy, việc quản lý và sử dụng đất còn  nhiều bất cập. Đất đai nói chung và đất nông nghiệp nói riêng được quản lý  và sử  dụng chủ  yếu dựa vào kinh nghiệm của người dân và phụ  thuộc vào   thời tiết khí hậu. Ngoài ra, việc canh tác cây trồng ít quan tâm đến bảo vệ và  cải tạo đất đai đã làm cho chất lượng đất ngày càng bị  suy giảm nghiêm   1
  2. trọng. Vì vậy, việc nghiên cứu đánh giá hiện trạng đất đai hợp lý, bền vững   và  đạt  hiệu quả  cao theo hướng  sản  xuất hàng hóa  đang  được  quan tâm   nghiên cứu trên phạm vi cả nước và từng vùng. Xã Thường Thắng là một xã thuộc huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang có  diện tích tự nhiên 781.47 ha. Thường Thắng là một xã đang trên đà phát triển  của huyện Hiệp Hòa. Tuy nhiên, nền kinh tế của xã chủ yếu vẫn dựa vào sản  xuất nông nghiệp. Do đất đai có độ  phì thấp, hiệu quả  sản xuất không cao  nên để  đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về  lương thực thực phẩm, đồng thời  góp phần tăng thu nhập cho người dân, thâm canh trên một đơn vị  diện tích  đất được coi là biện pháp hữu hiệu nhất. Tuy nhiên, nếu thâm canh không  hợp lý nhiều khi lại làm tăng nhanh mức độ  ô nhiễm môi trường đất, nước,   không khí, làm giảm nhanh sức sản xuất của đất. Vì vậy, trong quá trình khai  thác, sử  dụng của người  dân sẽ  không tránh khỏi tình trạng sử  dụng  đất  không hợp lý nên hiệu quả sử dụng đất mang lại không cao. . Để  góp phần giải quyết vấn đề  này chúng tôi tiến hành nghiên cứu   tiểu luận. “ Đánh giá hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp tại xã Thường   Thắng – Huyện Hiệp Hòa – Tỉnh Bắc Giang”  . 1.2 MỤC ĐÍCH CỦA TIỂU LUẬN ­ Đánh giá hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp tại xã Thường Thắng –  huyện Hiệp Hòa – tỉnh Bắc Giang góp phần xây dựng, làm cơ sở để phục vụ  cho công tác phân bố quỹ đất. ­ Góp phần tạo lên một cơ  sở  pháp lý chặt chẽ  trong việc quản lý sử  dụng nguồn tài nguyên đất đai cho địa phương. ­ Xác định loại hình sản xuất nông nghiệp nhằm mang lại hiệu quả cao   trong việc sử dụng đất nông nghiệp, phục vụ cho phát triển bền vững.  2
  3. PHẦN THỨ HAI  NỘI DUNG TIỂU LUẬN I. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN ­ KINH TẾ ­ XàHỘI 1. Điều kiện tự nhiên a. Vị trí địa lý Xã Thường Thắng là xã miền núi thuộc huyện Hiệp Hoà, tỉnh Bắc Giang  cách trung tâm huyện lỵ khoảng 4 km về hướng Tây. Giáp ranh của xã bao gồm: ­ Phía Bắc giáp xã Đức Thắng.  ­ Phía Nam giáp xã Mai Trung.  ­ Phía Đông giáp xã Danh Thắng. ­ Phía Tây giáp xã Hùng Sơn. b. Địa hình, địa mạo: Địa hình có độ dốc từ Bắc xuống Nam, nhìn chung bằng phẳng thuận lợi  cho cơ  giới hoá, thiết kế  đồng ruộng và xây dựng hệ  thống thuỷ  lợi. Tuy   nhiên cũng có nhiều chỗ không đồng nhất giữa các thửa: nhiều nơi cao hoặc   đồi thấp thích hợp cho trồng màu, phần lớn thích hợp cho trồng lúa. Độ  cao so với mặt nước biển trung bình khoảng 10 ­ 20 m. Nhìn chung  địa hình thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp theo hướng đa dạng cây  trồng. c. Khí hậu, thời tiết Xã Thường Thắng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nên mang  đặc điểm chung của vùng, khí hậu chia làm 2 mùa rõ rệt: mùa nóng từ tháng 4   đến tháng 9, mùa khô từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau. 3
  4. Nhiệt độ  bình quân hàng năm là 23,4 oC, nhiệt độ  trung bình tháng cao  nhất là 32,6 oC (tháng 7), nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất là 13,4  oC (tháng  1). Tổng số giờ nắng trung bình năm là 1669,4 giờ (trung bình 4,6 giờ trong   1 ngày). Số giờ nắng cao nhất là tháng 7 với 198 giờ, tháng ít nhất là tháng 3  với số giờ nằng từ 70­90 giờ. d. Thuỷ văn: Điều kiện thuỷ văn của xã khá thuận lợi, nguồn nước được lấy chính từ  sông Cầu, qua hệ thống thuỷ nông. Ngoài ra trên địa bàn xã có hệ thống kênh  mương, ao, đầm... để cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp. Chế  độ  thuỷ  văn khá thuận lợi nhìn chung là chủ  động được, ít phụ  thuộc vào chế độ mưa. Về  nguồn nước ngầm: đã được người dân trong xã sử  dụng tương đối   tốt, chất lượng hiện nay đảm bảo là nước sạch, tuy nhiên trong tương lai   phải chú ý bảo vệ nguồn nước chống sự ô nhiễm. e. Thảm thực vật Thảm thực vật trên địa bàn xã tương đối đa dạng . Cơ cấu cây trồng nông  nghiệp chính bao gồm các loại cây: lúa, khoai lang, sắn, lạc, đậu các loại,  ớt,   vừng, rau, các loại cây ăn quả. 2. Điều kiện kinh tế * Tăng trưởng kinh tế: Thực trạng phát triển kinh tế  của xã trong những năm qua khá tốt, thu  nhập toàn xã đạt khoảng 20 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm liên  tục tăng, năm 2010 là trên 10%, thu nhập trên đầu người đạt 11,2 triệu đồng,  đây là kết quả khá cao so với điều kiện của xã.. Trong quá trình đổi mới nền kinh tế, đã xuất hiện nhiều hộ gia đình làm  kinh tế  giỏi, có thu nhập cao đạt >30 triệu đồng/ năm. Xã đã chỉ  đạo xây  4
  5. dựng mô hình điểm 50 triệu/ha tại các xứ đồng. 3. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng a. Giao thông Hệ  thống mạng lưới giao thông chủ  yếu là đường dân sinh. Lịch sử  hình thành các tuyến đường là từ  nhu cầu sinh hoạt, sản xuất, hình thành tự  phát, chưa có quy hoạch, định hướng lâu dài. Vì vậy các tuyến đường giao   thông hình thành manh mún, phức tạp, cần có định hướng quy hoạch lại thành  mạng lưới  liên hoàn, khép kín, thuận tiện cho việc giao  đông đi lại, giao  thương, sản xuất hàng hóa. Nhìn chung, về mạng lưới đường bộ trong xã phân bố khá đều với mật   độ  cao 4,9 km/km2. Hệ  thống này đã tạo thuận lợi trong giao thông nội bộ,   cũng như  việc giao lưu với các xã lân cận. Về  chất lượng nhìn chung còn  thấp,   còn   nhiều   tuyến   chưa   được   kiên   cố   hóa.   Tính   đến   nay   mạng   lưới   đường bộ  bê tông hóa chiếm 27,78%­36,36%. Hầu hết các tuyến đường đã   được cứng hóa chỉ đảm bảo cho giao thông thô sơ, kết cấu mặt đường là bê   tông, tải trọng nhỏ,  ảnh hưởng đến giao lưu hàng hóa, cơ giới hóa, cũng như  phát triển dịch vụ vận tải hàng hóa. b. Hệ thống thuỷ lợi: * Hệ thống trạm bơm: Toàn xã có 04 trạm bơm gồm 2 trạm  ở thôn Đồng Tâm và 1 trạm thôn  Tân Hiệp, 1 trạm thôn Đường Sơn. Quy mô phục vụ  mỗi trạm dao động từ  10­18 ha. * Hệ thống kênh mương trên địa bàn xã: Toàn xã có 3 kênh chính là kênh T44, T46 và T48 dài gần 6 km và 19,1   km kênh mương nội đồng phục vụ  trên 70% diện tích đất nông nghiệp trên  địa bàn. Hầu hết kênh chưa được đầu tư cứng hóa. Hiện tại các kênh đất chất lượng kém, chưa được đầu tư cải tạo thường   5
  6. xuyên nên sạt lở, bồi lắng, rò rỉ gây thất thoát nước lớn.         ­ Tổng diện tích tưới tiêu chủ động của xã khoảng 70% ­ 80%, như vậy diện  tích tưới tiêu không chủ động còn khoảng 20­30%. Như vậy hệ thống thuỷ lợi của xã Thường Thắng đã có những thay đổi lớn,   tạo điều kiện cho việc phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hoá đa   dạng. c. Mạng lưới điện, bưu chính viễn thông: Hệ  thống trạm điện: Hệ  thống điện của xã được cung cấp qua trạm  biến áp 110 KVA Đức Thắng. Hiện xã có 06 trạm hạ áp gồm TBA thôn Tiến   Bộ, TBA thôn Hồng Phong, TBA thôn Hiệp Đồng, TBA thôn Tân Hiệp, TBA  thôn Tân Tiến, TBA thôn Đường Sơn với tổng công suất 790 KVA. Nhìn  chung hoạt động tốt, nhưng vẫn chưa đáp  ứng được nhu cầu của sản xuất.   Trong tương lai cần xây dựng thêm để  đáp  ứng nhu cầu ngày một tăng của   sản xuất. Hệ  thống đường dây hiện tại khá tốt, hiện nay nhu cầu điện là rất lớn  để phục vụ cho công nghiệp hoá hiện đại hoá, do đó trong tương lai cần phải  nâng cấp hệ thống đường điện. Xã hiện có 1 bưu điện văn hoá xã nằm  ở  khu UBND xã có thể  liên lạc  tốt, đây là điểm trao đổi thông tin sách báo của xã. d. Giáo dục: Giáo dục là lĩnh vực quan trọng để nâng cao trình độ dân trí, đưa tiến bộ  khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Thực hiện nghị quyết TƯ về giáo dục và đào  tạo trong những năm qua xã đã chú trọng đầu tư phát triển, làm cho lực lượng   lao động đã có biến đổi về  chất, cụ thể lao động được đào tạo đã tăng đáng  kể. Trên địa bàn xã có 1 trường tiểu học, 1 trường trung học cơ sở  đều  ở  trung tâm xã với diện tích 1,27 ha và 1 trường mầm non với diện tích 0,4 ha.  6
  7. Đội ngũ giáo viên đông đảo có trình độ, đảm nhiệm được công tác giáo dục  đào tạo tại địa phương.  e. Y tế: Xã có 1 trạm y tế với diện tích 1400 m 2, đội ngũ cán bộ ổn định có 1 bác  sỹ  và 8 cán bộ  y tế  có chuyên môn tốt đảm bảo chăm sóc sức khoẻ  ban đầu  cho nhân dân. Chất lượng công trình khá tốt, hàng năm với số  lượt người  được khám chữa bệnh ban đầu là 6986 lượt người. Như  vậy trong năm qua  trạm xá đã thực hiện tốt mục tiêu đề  ra là khám chưa bệnh ban đầu, hộ  sinh  và tuyên truyền vận động kế  hoạch hoá gia đình. Kết hợp với các cơ  quan  cấp trên tổ chức các cuộc tiêm phòng cho nhân dân trong xã. Trạm xá đã tích   cực thực hiện chủ  trương tiêm chủng mở  rộng, chống suy dinh dưỡng, kết   quả  đạt tỷ  lệ  100% số  cháu trong độ  tuổi được tiêm chủng, tổ  chức cho trẻ  em từ 6 tháng đến 36 tháng tuổi uống Vitamin A đạt 100%. Với những thành   tích đạt được nhiều năm qua, trạm y tế xã đã được công nhận đạt chuẩn y tế  cấp Quốc gia năm 2005. f. Văn hoá, thể thao Công tác văn hóa, thông tin luôn bám sát nhiệm vụ  chính trị  của địa  phương, đồng thời hướng các hoạt động văn hoá về cơ sở, tạo nên sự chuyển  biến tích cực về  đời sống văn hoá, tinh thần của nhân dân. Hệ  thống đài  truyền thanh xã đi vào hoạt động với chất lượng, thời lượng được nâng lên,  kịp thời phản ánh các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật   của Nhà nước. Việc xây dựng và phát triển đời sống văn hoá của nhân dân  các vùng, khu vực đã làm giảm bớt sự chênh lệch về mức sống giữa các vùng. Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” được các cơ  quan, đơn vị và nhân dân trong xã tích cực tham gia. Năm 2010 toàn xã có 2 làng   văn hoá cấp huyện, 1 làng văn hoá cấp tỉnh; 76% số hộ đạt danh hiệu gia đình văn  hoá. 7
  8. Các thiết chế  văn hóa, thể  thao được quan tâm đầu tư  xây dựng. Hiện  nay xã có 10 nhà văn hóa của 10 thôn gồm Đường Sơn, Hồng Phong, Tam  Sơn, Hiệp Đồng, Khúc Bánh, Dinh Đồng, Thống Nhất, Tiến Bộ, Đồng Tâm  và Chợ  Thường. Tuy nhiên, hầu hết đều đang sử  dụng chung với các cơ  sở  tôn giáo, tín ngưỡng, hầu hết nhà văn hóa đều năm xen kẽ  trong khu dân cư,  đường đi lại nhỏ  hẹp. Do vậy, trong thời gian tới cần đầu tư  xây dựng nhà  văn hoá cho các thôn chưa có. II. HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP XàTHƯỜNG THẮNG  Theo số liệu thống kê, kiểm kê tinh đên th ́ ́ ơi điêm 31/12/201 ̀ ̉ ̉ ̣   6, tông diên ́ ự nhiên cua xa  tich t ̉ ̃Thương Thăng ̀ ́  la:̀ 781,47 ha, trong đó: ­ ̣ Đât nông nghiêp co ́ ̉ ̣ ́ ự nhiên. ́ 587,34 ha, chiếm 75,16% tông diên tich t ­ ́ ̣ Đât phi nông nghiêp co ́  193,55  ha, chiêm ̉ ̣ ́ ự  ́  24,76% tông diên tich t nhiên. ­ ́ ưa sử dung co  Đât ch ̣ ́0,59 ha, chiêm  ̉ ̣ ́ ự nhiên. ́ 0,08% tông diên tich t Bảng 1: Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp xã Thường Thắng (2016) Thứ  Diện tích  Tỷ lệ  Loại đất Mã tự (ha) (%) 8
  9. Tổng diện tích đất tự nhiên 781.47 100 Đất nông nghiệp NNP 587.34 75.16 1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 568.64 72.77 1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 424.29 54.29 1.1.1    Đất trồng lúa LUA 345.84 44.25 1.1.2    Đất trồng cây hàng năm khác HNK 78.45 10.04 1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 144.36 18.47 2 Đất lâm nghiệp LNP 0 0 2.1    Đất rừng sản xuất RSX 0 0 2.2    Đất rừng phòng hộ RPH 0 0 2.3    Đất rừng đặc dụng RDD 0 0 3 Đất nuôi trồng thủy sản NTS 18.12 2.32 4 Đất làm muối LMU 0 0 5 Đất nông nghiệp khác NKH 0.58 0.07 1. Đất sản xuất nông nghiệp Diện tích đất sản xuất nông nghiệp của xã chiếm tỷ trọng rất lớn trong   đất   nông   nghiệp  với   568.64   ha,  chiếm  72.77%   so   với   diện   tích  đất   nông  nghiệp toàn xã. Trong đất sản xuất nông nghiệp thì đẩt trồng cây hàng năm có   diện tích lớn 424.29 ha, chiếm tỷ lệ cao 54.29%. Diện tích đất trồng cây lâu  năm là 144.36 ha, chiếm 18.47% diện tích đất sản xuất nông nghiệp. 2. Đất nuôi trồng thủy sản Diện tích đất nuôi trồng thủy sản có diện tích 18.12 ha, chiếm 2.32% so   với diện đất nông nghiệp. Nuôi trồng thủy sản chủ  yếu là các loại cá nước   ngọt như cá trắm cỏ, cá rô phi, cá mè, cá chép… 3. Đất nông nghiệp khác Diện tích đất nông nghiệp khác có diện tích nhỏ  0.58 ha, chiếm 0.07% so   với diện tích đất nông nghiệp. Phần diện tích này rất nhỏ, chủ  yếu lán, trại  9
  10. và một số chuồng trại chăn nuôi của người dân ở các thôn trong xã. Phục vụ  việc tích trữ sản phẩm nông sản, nuôi thả vật nuôi tại các khu đồng xa. Bảng 2: Biến động diện tích đất nông nghiệp năm 2016 so với năm   2015 So với năm 2015 Diện tích  Thứ  Diện tích  MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG Mã năm 2016  Tăng (+)  tự năm 2015  (ha) giảm (­) (ha) Tổng diện tích đất của  781.47 781.47 0 ĐVHC  1 Đất nông nghiệp NNP 587.34 587.68 ­0.34 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 568.64 568.96 ­0.31 1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 424.29 424.41 ­0.13 1.1.1. 1    Đất trồng lúa  LUA 345.84 345.84 0 1.1.1. 2    Đất trồng cây hàng năm khác HNK 78.45 78.58 ­0.13 1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 144.36 144.54 ­0.19 1.2 Đất lâm nghiệp LNP 0 0 0 1.2.1   Đất rừng sản xuất RSX 0 0 0 1.2.2   Đất rừng phòng hộ RPH 0 0 0 1.2.3   Đất rừng đặc dụng RDD 0 0 0 1.3 Đất nuôi trồng thủy sản NTS 18.12 18.14 ­0.02 1.4 Đất làm muối LMU 0 0 0 1.5 Đất nông nghiệp khác NKH 0.58 0.58 0 Số  liệu bảng 2 cho thấy. Từ  năm 2015 đến năm 2016 diện tích đất  nông nghiệp đang có xu hướng giảm nhẹ  . Nguyên nhân chính là do mật độ  dân số tăng cao, nhu cầu về nhà ở và các công trình công cộng cũng tăng cao   để  đáp  ứng nhu cầu đời sống của nhân dân trong toàn xã. Do đó một phần   diện tích đất nông nghiệp đã chuyển đổi mục đích sử dụng sang đất phi nông  nghiệp. II. ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP CỦA Xà 10
  11. THƯỜNG THẮNG  1. Tỷ trọng diện tích đất nông nghiệp Theo số  liệu thống kê, kiểm kê tinh đên th ́ ́ ơi điêm 31/12/201 ̀ ̉ ̉ ̣   6, tông diên ́ ự nhiên cua xa  tich t ̉ ̃Thương Thăng ̀ ́  la:̀ 781,47 ha, trong đó: ­ Tỷ trọng diện tích đất nông nghiêp  ̣ đạt khá cao khoảng 587,34 ha, chiếm  ̉ ̣ ́ ự  nhiên.  Diện tích đất nông nghiệp đang có nguy cơ  75,16% tông diên tich t giảm dần do chuyển đổi mục đích sang đất phi nông nghiệp đáp ứng nhu cầu   về chỗ ở cho người dân. ­ Diện tích đât phi nông nghiêp co ́ ̣ ́ tỷ  trọng thấp khoảng 193,55 ha, chiêm ́   ̉ ̣ ́ ự nhiên. 24,76% tông diên tich t ­ Diện tích đât ch ́ ưa sử  dung c ̣ ũng chiếm tỷ  trọng rất thấp 0,59 ha, chiêm ́   ̉ ̣ ́ ự nhiên. Như vậy có thể thấy quỹ đất trên địa bàn xã đã  0,08% tông diên tich t được sử dụng khá triệt để. 2. Cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp Cơ  cấu sử  dụng đất của xã Thường Thắng không đa dạng, trong đó đất  sản xuất nông nghiệp chiến phần lớn khoảng 72.77%, đất nuôi trồng thủy  sản chiếm 2.32% và đất nông nghiệp khác chiếm 0.07% diện tích đất nông  nghiệp trong toàn xã. 3. Tỷ lệ sử dụng đất Nhìn chung đất đai trên địa bàn xã đã được khai thác khá triệt để. Diện tích   đất chưa sử dụng rất nhỏ chủ yếu là 1 số  vùng đất cằn, sản xuất kém hiệu  quả. 4. Loại hình sử dụng đất và kiểu sử dụng đất  Trên địa bàn xã Thường Thắng có 6 loại hình sử  dụng đất với 28 kiểu sử  dụng đất khác nhau được thể hiện trong bảng 3. Các loại hình sử dụng đất và   kiểu sử dụng đất được bố trí phù hợp trên tổng diện tích đất nông nghiệp của  toàn xã. Cụ thể như sau: 11
  12. * LUT chuyên lúa: Có 2 kiểu sử dụng đất với tổng diện tích là 124.35 ha,   chiếm 35.95% tổng diện tích đất canh tác. Trong đó kiểu sử  dụng đất 2 lúa  91.38 ha phân bố  tập trung  ở  những khu đất trũng, điều kiện nước đầy đủ.   Kiểu sử  dụng đất 1 vụ  lúa xuân 32.97 ha tập trung chủ yếu những vùng đất   thấp, vào mùa mưa dễ bị ngập úng. * LUT Lúa xuân – Lúa màu – Cây vụ  đông: Phân bố  chủ  yếu trên đất  vàng thuận lợi tưới tiêu và đất vàn cao với tổng diện tích là 156.59 ha chiếm   45.27% tổng diện tích đất canh tác, gồm 3 kiểu sử  dụng đất chính phân bố  đều trên toàn xã. * LUT Lúa – Rau màu: Gồm 7 kiểu sử dụng đất chính với tổng diện tích  64.9 ha, chiếm 18.77% tổng diện tích đất canh tác. Phân bố  chủ  yếu trên đất  vàn cao như đông Cây Si thôn Tân Hiệp, đồng Cầu Chiếu thôn Khúc Bánh …   Trong đó kiểu sử  dụng đất có diện tích phổ  biến nhất là Lạc – Lúa mùa –   Ngô với 18.23 ha chiếm 5.27%. * LUT chuyên ra màu – CCNNN: Có diện tích 78.45 ha, chiếm 22.68%   tổng diện tích đất canh tác, phân bố trên đất vàn cao thuộc các thôn Tân Hiệp,   Khúc Bánh, Đồng Tâm, Trong Làng… * LUT cây ăn quả:  Thường trồng xen kẽ  trong khu dân cư, không tập  trung với tổng diện tích là 144.36 ha, chiếm 41.74% tổng diện tích đất canh   tác. * LUT chuyên cá: Với tổng diện tích 18.12 ha, chiếm 5.24% tổng diện tích  đất   canh   tác.   Tập   trung   ở   các   ao,   đầm   thuộc   các   thôn   Hiệp   Đồng,   Chợ  Thường, Tân Hiệp, Tân Tiến… 12
  13. Bảng 3: Các hình thức sử dụng đất và kiểu sử dụng đất trên địa bàn xã Loại hình sử  Diện tích  Kiểu sử dụng đất Tỷ lệ (%) dụng đất (ha)   124.35 35.95 1. Chuyên lúa 1.1. Lúa xuân ­ Lúa mùa 91.38 26.42 1.2. Lúa xuân 32.97 9.53   156.59 45.27 2.1 .Lúa xuân ­ Lúa màu ­ Ngô 66.46 19.21 2. 2 lúa ­ Màu 2.1. Lúa xuân ­ Lúa màu ­ Khoai  51.46 14.88 2.1. Lúa xuân ­ Lúa màu ­ Rau 38.67 11.18   64.9 18.77 3.1 .Lạc ­ Lúa mùa  ­ Ngô 18.23 5.27 3.2. Lạc ­ Lúa mùa 9.45 2.73 3. Lúa ­ Rau  3.3. Đậu tương ­ Lúa mùa ­ Rau 2.91 0.84 màu 3.4 .Đậu tương ­ Lúa mùa ­ Ngô 10.68 3.09 3.5. Rau ­ Lúa mùa ­ Rau 6.32 1.83 3.6. Đậu các loại ­ Lúa mùa ­ Ngô 8.64 2.50 3.7. Khoai ­ Lúa mùa ­ Rau các loại 8.67 2.51   78.45 22.68 4.1. Chuyên ngô 1 vụ 12.6 3.64 4.2. Chuyên đậu tương 1 vụ 5.65 1.63 4.3. Chuyên lạc 1 vụ 6.3 1.82 4.4. Chuyên rau 7.36 2.13 4.5. Lạc ­ Lạc 4.35 1.26 4.6. Ngô ­ Khoai  8.64 2.50 4. Chuyên rau ­  màu ­ CCNNN 4.7. Khoai lang ­ Lạc 4.12 1.19 4.8. Rau các loại ­ khoai lang ­ rau các  9.36 2.71 loại 4.9. Đậu tương ­ đậu tương 4.6 1.33 4.10. Lạc xuân ­ Ngô đông 3.8 1.10 4.11. Đậu tương xuân ­ Ngô đông 4.1 1.19 4.12. Ngô ­ Lạc 3.78 1.09 4.13. Ngô xuân ­ Đậu tương đông 3.79 1.10   144.36 41.74 5.1. Vải ­ Dứa 64.32 18.60 5. Cây ăn quả 5.2. Nhãn ­ Xoài 46.65 13.49 5.3.Cây ăn quả khác 33.39 9.65 6. Chuyên cá   18.12 5.24 13
  14. 6. Cá 18.12 5.24 5. Đánh giá hiệu quả kinh tế * Thu nhập từ sản xuất trồng trọt một số cây trồng ngắn ngày chính. Diện tích gieo  Sản lượng  Đơn giá  Thành tiền  Cây trồng trồng (ha) (tấn) (đ/kg) (triệu đồng) Lúa 2 vụ  345.84 669.88 5300 3 550 364 Lạc 14.45 46.25 18000 832 500 Khoai 12.76 230.56 10000 2 305 600 Ngô 16.38 30.65 4900 150 185 Đậu tương 14.35 15.65 35000 547 750 Rau các loại 16.72 710.26 5000 3 551 300 Trong các cây trồng ngắn ngày trên địa bàn xã thì giá trị  sản xuất của   cây lúa và cây rau chiếm tỷ trọng lớn. Có thể nói cây lúa là cây trồng chủ lực   của địa phương, nó góp phần giải quyết lao động tại chỗ và đảm bảo an ninh   lương thực của địa phương. Như  vậy giá trị  sản xuất của cây lúa và cây rau   đạt mức khá so với điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của xã là hợp lý. 6. Đánh giá hiệu quả về mặt xã hội Khi đánh giá tính bền vững của một loại hình sử  dụng đất nào đó,  người ta luôn xem xét trên 3 mặt: kinh tế, xã hội và môi trường. Loại hình sử  dụng đất thật sự  bền vững khi đáp  ứng được nhu cầu của cả  3 yếu tố  này.  Bền vững về mặt xã hội có nghĩa là loại hình sử dụng đất đó có khả năng bố  trí lao động như thế nào? Giải quyết việc làm ở mức nào? Đáp ứng bao nhiêu  công lao động/ha/năm, có khả năng thu hút nguồn lực và cơ sở vật chất phục   vụ  sản xuất tại chỗ  nhằm đảm bảo cho đời sống dân cư  trong vùng và phát  triển xã hội hay không? Xem xét một loại hình sử  dụng đất trên cơ  sở  đánh  giá về mặt xã hội sẽ cho phép tìm ra những ưu điểm cũng như những bất cập   trong việc giải quyết lao động việc làm cho lao động nông nghiệp, từ  đó có  hướng điều chỉnh hoặc nhân rộng loại hình sử dụng đất đó. 14
  15. * Loại hình sử dụng đất chuyên lúa Loại   hình   sử   dụng   đất   chuyên   lúa   với   số   công   lao   động   160   ngày  công/ha/vụ là  ở  mức trung bình. Lúa là cây lương thực chính của người dân,   đất đai khá thuận lợi, các giống mới được đưa vào sản xuất cho năng xuất  cao, chất lượng tốt. Tuy nhiên đầu tư  công lao động trong loại hình chuyên  lúa chỉ  tập trung vào một số  thời gian như  làm đất, gieo xạ, làm cỏ  và thu  hoạch. Còn lại là thời gian nông nhàn nên loại hình trồng lúa về  mặt xã hội   tính bền vững không cao, chủ yếu là đảm bảo an toàn lương thực tại chỗ và  một phần lưu thông trên thị trường. * Loại hình sử dụng đất lúa ­ rau màu: Loại hình sử  dụng đất này hạn chế  được một phần thời gian nông nhàn  nên về tính bền vững xã hội thì laọi hình này đã đảm bảo được tính bền vững   xã hội nhưng chưa cao. * Loại hình sử dụng đất chuyên rau màu – CCNNN Loại hình sử  dụng đất này với 250 ngày công/ha/vụ, là loại cây trồng có số  ngày công lớn nhất trong tất cả  các loại cây trồng. Là loại cây ngắn ngày  trong một năm có thể sản xuất nhiều vụ. Vì vậy số  công rau là rất cao. Mặt   khác cây rau cũng cho giá trị kinh tế cao nên thu hút nhiều lao động tham gia,   sản phẩm bán chủ yếu là sản phẩm tươi, có thị trường tiêu thụ thuận lợi. Vì   vậy đây là loại hình sử  dụng đất bền vững nhất về  mặt xã hội nếu có điều  kiện đất đai phù hợp, nguồn nước chủ động nên nhân rộng mô hình này. * Loại hình sử dụng đất cây ăn quả và chuyên cá. Số  ngày công không cao. Thời gian lao động nông nhàn dài chính vì vậy   hiều quả bền vững về mặt xã hội của loại hình này không cao. Nhận xét về mặt hiều quả xã hội :  Mức độ  bền vững về  mặt xã hội của các loại hình sử  dụng đất trên địa  bàn xã đạt mức trung bình khá.  15
  16. Tuy số  lượng lao động nông nghiệp khá cao nhưng mức độ  đáp  ứng lao  động của từng loại hình sử  dụng đất ở đây là chưa cao và không đồng điều.  Nên thay đổi cơ  cấu cây trồng vật nuôi có giá trị  kinh tế  cao. Đảm bảo đáp   ứng lao động việc làm và thu nhập cho người dân. 7. Đánh giá hiệu quả môi trường Bên cạnh hiệu quả kinh tế và xã hội việc sử dụng đất phải chú ý đến vấn   đề môi trường. Việc xem xét tính bền vững về mặt môi trường của một loại   hình sử dụng đất đai là việc quan trọng, thông qua đó giúp chúng ta biết được  mức độ đầu tư, sử dụng phương pháp canh tác phù hợp hay chưa và góp phần  hạn chế những hậu quả tiêu cực đối với đất đai và môi trường. * Loại hình sử dụng đất chuyên lúa Loại hình sử dụng đất này sẽ ít bền vững với môi trường. Cây lúa hấp thụ  dinh dưỡng trong đất  ở  các thời kỳ  sinh trưởng khác nhau là khác nhau, quá   trình hấp thu mạnh hay yếu phụ thuộc vào bộ dễ và bộ dễ  hút dinh dưỡng ở  một độ sâu nhất định nên nếu trồng liên tục các chất dinh dưỡng mà lúa lấy ở  những tầng đất đó giảm dần nếu chúng ta không có các biện pháp đầu tư trở  lại, để  cung cấp dưỡng chất một cách hợp lý sẽ  làm cho đất nghèo nàn, cây  lúa kém phát triển. Trong quá trình chăm sóc với giống lúa cần chăm sóc phân  bón và thuốc trừ sâu rất lớn. Nên ảnh hưởng rất xấu đất và môi trường sinh   thái. * Loại hình sử dụng đất chuyên rau màu – CCNNN Đây là loại hình sử  dụng đất đem lại giá trị  kinh tế  cao. Các loại cây họ  đậu, khoai có khả  năng cải tạo, bồi bổ đất rất tốt nên ít ảnh hưởng đến đất  và môi trường sinh thái. * Loại hình sử dụng đất cây ăn quả và chuyên cá. Loại hình này cũng ít ảnh hưởng đến môi trường chủ yếu là khu trồng cây  ăn quả  trong vườn nhà. Quy mô nhỏ  lên thường để  tự  nhiên chưa chú trọng  16
  17. chăm sóc nên chủ  yếu đáp  ứng nhu cầu sử  dụng của gia đình. Vì vậy hiệu   quả không cao. Nhìn chung: Các loại hình sử dụng đất chính của xã Thường Thắng có  tính bền vững môi trường khá. Nhờ  các hình thức canh tác hợp lý và biện  pháp chăm sóc khá khoa học nên môi trường đất đai được đảm bảo. Tuy nhiên  với loại hình chuyên lúa nên có sự đầu tư đúng mức về cách thức và số lượng  các loại phân hóa học, và hạn chế  tối đa sử  dụng thuốc trừ  sâu, đặc biệt là  các loại thuốc trừ cỏ.  PHẦN THỨ BA KẾT LUẬN Qua quá trình đánh giá hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp xã Thường   Thắng tôi rút ra một số kết luận sau: 1. Tình hình cơ  bản của xã Thường Thắng, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc   Giang * Thuận lợi Xã Thường Thắng có vị trí địa lý thuận lợi tạo điều kiện để phát triển  kinh tế  xã hội, lưu thông, trao đổi hàng hóa, các loại vật tư  sản xuất nông   nghiệp và các ngành kinh tế khác cũng như việc tiếp cận với các tiến bộ khoa  học kỹ thuật và thông tin thị trường. Địa hình tương đối bằng phẳng, nguồn  nước dồi dào nên phần lớn diện tích đất canh tác được tưới tiêu chủ động. Là một xã có đường TL 236 chạy qua, lại có cơ sở hạ tầng trên đà hoàn  thiện, lực lượng lao động dồi dào, trình độ  sản xuất của người dân khá cao.  Thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp và các ngành khác khá thuận lợi. * Khó khăn ­ Điều kiện khí hậu diễn biến thất thường và phức tạp nên ảnh hưởng  bất lợi đến sinh trưởng và phát triển của cây trồng. ­ Đất đai ít đa dạng về chủng loại, đất phù sa ít được bồi đắp nên hạn   chế sự phát triển và sinh trưởng của cây ở vùng này. 17
  18. ­ Hệ  thống thủy lợi thiếu đồng bộ, chưa xây dựng hoàn chỉnh, nguồn  nước phân bố chưa đều giữa các thôn trong xã. ­ Cơ sở chế biến và tiêu thụ sản phẩm của xã chưa phát triển nên khó   có thể nâng cao giá trị nông sản trên thị trường. 2. Kết quả đánh giá hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp xã Thường  Thắng, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang. * Mặt tích cực ­ Đất đai trên địa bàn có cơ cấu sử dụng đất khá hợp lý. ­ Tỷ lệ sử dụng đất của xã đạt mức khá, đất đai được khai thác triệt để. ­ Độ che phủ đất đạt mức cao, góp phần tích cực và nâng cao chất lượng   nguồn tài nguyên đất ­ Trên địa bàn xã chủ yếu trồng các loại cây ngắn ngày, chi phí các yếu tố  đầu vào không lớn, thời gian thu hoạch ngắn nên khả  năng quay vòng vốn  nhanh. Góp phần giải quyết việc làm cho lao động ở nông thôn, nâng cao thu   nhập cho người dân, đồng thời đảm bảo an ninh lương thực tại chỗ. * Những vấn đề còn tồn tại ­ Chưa tạo ra được nhiều mô hình vùng sản xuất tập trung có quy mô lớn. ­ Chưa hoàn chỉnh về  việc dồn điền đổi thửa, các nông hộ  sử  dụng đất  còn manh mún, gây khó khăn cho quá trình sản xuất theo hướng sản xuất hàng   hóa tập trung. ­ Trình độ ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất chưa cao, khả  năng nắm bắt thông tin giá cả thị trường của người dân còn hạn chế. ­ Một số  cây trồng được bố  trí khá phù hớp với đặc điểm đất đai. Tuy   nhiên sản xuất một số loại cây chưa đem lại hiệu quả kinh tế chưa cao. ­ Một số  cây trồng cạn cho hiệu quả  kinh tế  không cao nên người dân ít   chú ý đến việc chăm bón nên nguy cơ làm mất cân bằng trong đất. 18
  19. ­ Công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi còn chậm và nhiều lung   túng. Tỷ trọng giống cây trồng vật nuôi ở địa phương năng xuất thấp còn khá  cao. 3. Đề nghị ­ Xã Thường Thắng có các điều kiện về  vị  trí địa lý, giao thông, hệ  thống thủy lợi, đất đai… khá thuận lợi cho việc phát triển một ngành sản   xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa lợi nhuận cao. Vì vậy trong  thời gian tới lãnh đạo địa phương nên có sự quan tâm đầu tư hơn nữa đến sự  phát triển kinh tế của ngành này. ­ Cần tổ chức các lớp tập huấn chuyên đề, chuyên sâu đến từng hộ gia  đình, tổ chức tham quan học tập các mô hình điển hình trong ngành trồng trọt  và chăn nuôi nhằm cung cấp thêm các kinh nghiệm và kiến thức cho người  dân. ­ Khuyến khích người dân mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên  diện rộng và đặc biệt trên những diện tích đất kém hiệu quả  kinh tế, chú  trọng đầu tư cải tạo và phát triển kinh tế vườn. ­ Duy trì diện tích gieo trồng lúa với biện pháp đầu tư thâm canh hợp lý  để  phần nào đảm bảo vấn đề  an ninh lương thực cũng như  giải quyết lao  động tại cho của địa phương. ­ Tận dụng tốt các nguồn vốn đầu tư, các dự án phát triển kinh tế ­ xã  hội trong và ngoài nước vào sản xuất nhằm hoàn thiện cơ  sở hạ  tầng và cải  thiện đời sống cho nhân dân. ­ Tạo điều kiện cho người dân vay vốn và khuyến khích họ mạnh dạn  đầu tư thâm canh ở những nơi có tiềm năng về đất đai. ­ Chính quyền địa phương cần xây dựng những chính sách phát triển  kinh tế  xã hội hợp lý nhằm thu hút đầu tư  cũng như  tạo điều kiện cho các   thành phần kinh tế phát triển. 19
  20. 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
12=>0