intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn thạc sĩ ngành Kỹ thuật Môi trường: Đánh giá hiện trạng và đề xuất biện pháp cải thiện môi trường Làng nghề đá mỹ nghệ Non Nước, thành phố Đà Nẵng

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:37

3
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của luận văn "Đánh giá hiện trạng và đề xuất biện pháp cải thiện môi trường Làng nghề đá mỹ nghệ Non Nước, thành phố Đà Nẵng" là xác định được hiện trạng môi trường tại Làng nghề đá mỹ nghệ Non Nước gồm: môi trường không khí; công tác thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt, nước thải sản xuất, chất thải rắn sinh hoạt và chất thải rắn sản xuất. Qua đó đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm bụi và tiếng ồn tại cơ sở sản xuất.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn thạc sĩ ngành Kỹ thuật Môi trường: Đánh giá hiện trạng và đề xuất biện pháp cải thiện môi trường Làng nghề đá mỹ nghệ Non Nước, thành phố Đà Nẵng

  1. ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TRẦN ĐỨC TÚ ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP CẢI THIỆN MÔI TRƢỜNG LÀNG NGHỀ ĐÁ MỸ NGHỆ NON NƢỚC, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG Chuyên ngành: Kỹ thuật Môi trƣờng Mã số: 60.52.03.20 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH KỸ THUẬT MÔI TRƢỜNG Đà Nẵng, Năm 2020
  2. Công trình được hoàn thành tại TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA Người hướng dẫn khoa học: TS. Đặng Quang Vinh Phản biện 1: TS. Lê Năng Định Phản biện 2: TS. Huỳnh Ngọc Thạch Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ ngành Kỹ thuật Môi trường họp tại Trường Đại học Bách khoa vào ngày 15 tháng 01 năm 2020 Có thể tìm hiểu luận văn tại: - Trung tâm Học liệu, Đại học Đà Nẵng tại Trường Đại học Bách khoa - Thư viện Khoa Môi trường, Trường Đại học Bách khoa – ĐHĐN
  3. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Lịch sử phát triển nền văn hóa cũng như lịch sử phát triển kinh tế của nước ta luôn gắn liền với lịch sử phát triển Làng nghề Việt Nam truyền thống. Làng nghề là cả một môi trường văn hóa - kinh tế - xã hội và công nghệ truyền thống lâu đời, bảo lưu những tinh hoa nghệ thuật và kỹ thuật. Làng nghề đá mỹ nghệ Non Nước tại thành phố Đà Nẵng hoạt động chính thức từ năm 2017 có tổng diện tích khoảng 35,5 ha với gần 500 CSSX, chế tác đá mỹ nghệ với quy mô khác nhau, giải quyết việc làm cho khoảng 4.000 lao động. Tuy nhiên, qua thời gian hoạt động, làng nghề đã bộc lộ những bất cập, từ khó khăn của các cơ sở sản xuất đến vấn đề ô nhiễm môi trường từ bụi đá, nước thải. Theo Báo Tài nguyên và Môi trường thì tình trạng ô nhiễm môi trường nặng nề tại Làng nghề đá mỹ nghệ Non Nước khiến nhiều công nhân chịu không nổi xin nghỉ làm việc, khiến công việc bị đình trệ vì không thực hiện kịp đơn đặt hàng. Theo thống kê của Phòng Tài nguyên và Môi trường, quận Ngũ Hành Sơn cho thấy mỗi ngày có khoảng 1.600 m3 đá khô và bột đá ướt thải ra môi trường, trong đó có khoảng 700 m3 lượng đá khô và bột đá ướt được tái sử dụng, lượng còn lại được thải ra môi trường. Ngoài ra, nhiều CSSX sử dụng dung dịch HCl 37% để làm mềm bề mặt sản phẩm trước khi mài tinh. Do vậy, khi nước thải sản xuất tràn ra đường, trộn với bụi đá trở thành những lớp bùn dẻo quánh khiến cho tình trạng ô nhiễm môi trường thêm nghiêm trọng. Xuất phát từ những l do trên, tôi quyết định chọn đề tài “Đánh giá hiện trạng và đề xuất biện pháp cải thiện môi trƣờng Làng nghề đá mỹ nghệ Non Nƣớc, thành phố Đà Nẵng”.
  4. 2 2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: các cơ sở sản xuất; hệ thống thu gom và xử l nước thải, chất thải rắn. - Phạm vi nghiên cứu: Làng nghề đá mỹ nghệ Non Nước, phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng. 3. Mục tiêu nghiên cứu 3.1. Mục tiêu tổng quát Đánh giá hiện trạng môi trường của Làng nghề đá mỹ nghệ Non Nước và đề xuất biện pháp giảm thiểu tác động đến môi trường 3.2. Mục tiêu cụ thể - Xác định được hiện trạng môi trường tại Làng nghề đá mỹ nghệ Non Nước gồm: môi trường không khí; công tác thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt, nước thải sản xuất, chất thải rắn sinh hoạt và chất thải rắn sản xuất. - Đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm bụi và tiếng ồn tại cơ sở sản xuất. - Cải thiện hệ thống thu gom nước thải sản xuất. - Đề xuất giải pháp quản l lượng chất thải rắn phát sinh, cải thiện công tác thu gom, tập kết và xử lý chất thải rắn. 4. Ý nghĩa của đề tài 4.1. Ý nghĩa khoa học Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở khoa học để các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, cơ quan quản l Nhà nước tham khảo, xem xét chọn các giải pháp khắc phục các vấn đề môi trường phù hợp. 4.2. Ý nghĩa thực tiễn Kết quả nghiên cứu có khả năng triển khai, áp dụng vào thực tiễn công tác cải thiện môi trường khu vực Làng nghề đá mỹ nghệ Non Nước nhằm giảm thiểu các tác động tiêu cực đến môi trường.
  5. 3 CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN 1.1. Lịch sử hình thành và phát triển Cách đây khoảng bốn trăm năm, vào khoảng thế kỷ XVII, đã có một truyền thống đá mỹ nghệ nằm dưới chân Ngũ Hành Sơn, người có công đầu khai sáng làng nghề nổi tiếng này là ông Huỳnh Bá Quát. Lúc bấy giờ sản phẩm chủ yếu phục vụ đời sống gồm những hòn chì đá dùng để buộc neo tàu thuyền, các loại cối giã gạo, xay bột; tiếp theo là những sản phẩm điêu khắc bia mộ, đặc biệt là những chế tác Rồng, Phượng, Rùa, nghề phục vụ cho trang trí tại các Chùa chiền, Miếu mạo, Lăng tẩm, cung đình. Chẳng bao lâu sau, nghề đục đẽo đá này phát triển khá nhanh. Có thể nói, gần như hầu hết các văn bia thuộc địa bàn Quảng Nam - Đà Nẵng, từ đầu thế kỷ XVII cho đến sau này đều do thợ đá thủ công Non Nước điêu khắc. Hiện nay, nghề điêu khắc đá mỹ nghệ Non Nước đã vươn tới đỉnh cao nghệ thuật, không chỉ điêu khắc văn bia mà còn tạo tác các tượng đài, các nhân vật lịch sử, các danh nhân văn hóa, các linh vật Long, Lân, Quy, Phượng, các Phật Thánh Tiên Thần mang tính chất văn hóa tín ngưỡng tâm linh, tại các đền, chùa, lăng, miếu 1.2. Điều kiện tự nhiên của Làng nghề đá mỹ nghệ Non Nƣớc a) Điều kiện tự nhiên: - Vị trí tiếp giáp như sau: + Phía Đông giáp: Khu phố chợ Hòa Hải mở rộng. + Phía Tây giáp: Đường quy hoạch có mặt cắt (5m+10,5m+5m). + Phía Nam giáp: Trường Cao đẳng Tư thục Tinh Hoa, Danatol, Tổng kho công ty xuất nhập khẩu Đà Nẵng.
  6. 4 + Phía Bắc giáp: Đường Mai Đăng Chơn. - Điều kiện về khí tượng: Làng nghề đá mỹ nghệ Non Nước nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của gió mùa nhiệt đới, nhiệt độ cao, ít biến động và chia thành 2 mùa rõ rệt. Mùa khô từ tháng 1 đến tháng 7, mùa mưa từ tháng 8 đến tháng 12. b) Điều kiện kinh tế - xã hội: - Về kinh tế: tăng trưởng kinh tế chung của phường Hòa Hải trong thời gian qua có mức tăng trưởng khá, vượt chỉ tiêu thu ngân sách trong cơ cấu kinh tế của toàn quận. + Sản xuất thuỷ sản - nông - lâm: giá trị sản xuất thuỷ sản - nông - lâm (giá CĐ 2010) năm 2015 ước đạt 196 tỷ đồng, lũy kế năm ước đạt 378 tỷ đồng, đạt 16,6% kế hoạch, tăng 3,6% so với cùng kỳ. + Lĩnh vực Tiểu thủ công nghiệp - dịch vụ, thương mại: có bước phát triển khá, mặt hàng đá mỹ nghệ vẫn ổn định, tiếp tục nâng cao chất lượng sản phẩm, quảng bá cho khách du lịch trong và ngoài nước. - Về xã hội: + Y tế: Trong năm qua công tác tuyên truyền các bệnh truyền nhiểm, bệnh sốt xuất huyết, bệnh chân tay miệng luôn được Trạm Y tế phường lồng ghép vào các trường trên địa bàn phường để tuyên truyền. Tổ chức ký cam kết cho các chủ hộ kinh doanh về ATTP, đảm bảo VSMT. Công tác phòng, ngừa các loại dịch bệnh được thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, hạn chế thấp nhất về dịch bệnh ảy ra. + Giáo dục: Triển khai thực hiện với đồng bộ các giải pháp, như: nâng cao đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục; công tác xây dựng trường chuẩn quốc gia, phòng bộ môn đạt chuẩn; tăng
  7. 5 cường cơ sở vật chất đảm bảo chất lượng các hoạt động giáo dục-đào tạo; chú trọng giáo dục thể chất và đầu tư công tác thư viện.
  8. 6 CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP 2.1. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: các cơ sở sản xuất; hệ thống thu gom và xử l nước thải, chất thải rắn. - Phạm vi nghiên cứu: làng nghề đá mỹ nghệ Non Nước, phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng. - Đối tượng khảo sát: Các cơ sở sản xuất đang hoạt động trong làng nghề đá mỹ nghệ Non Nước. 2.2. Nội dung nghiên cứu 2.2.1. Điều tra, khảo sát, thu thập thông tin, số liệu, tài liệu liên quan: - Thu thập các tài liệu, số liệu về điều kiện tự nhiên, đặc điểm địa hình, khí tượng thủy văn, kinh tế xã hội tại làng nghề đá mỹ nghệ Non Nước. - Điều tra, khảo sát các số liệu, thông tin liên quan đến tình hình hoạt động sản xuất, tình hình thoát nước, xử l nước thải; thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn sản xuất và chất thải nguy hại tại làng nghề đá mỹ nghệ Non Nước. - Khảo sát về khối lượng, thành phần, tính chất chất thải rắn sản xuất tại làng nghề đá mỹ nghệ Non Nước. 2.2.2. Đánh giá hiện trạng công tác bảo vệ môi trường tại làng nghề đá mỹ nghệ Non Nước - Phân tích chất lượng môi trường không khí và tiếng ồn, nước thải sản xuất tại các cơ sở sản xuất; nước thải sau xử lý tại trạm xử lý nước thải tập trung của làng nghề; thành phần bùn thải trong nước thải sản xuất.
  9. 7 - Đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường không khí, tiếng ồn, nước thải tại các cơ sở sản xuất. - Đánh giá hiện trạng thu gom và xử l nước thải sinh hoạt, nước thải sản xuất. - Đánh giá hiện trạng thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn sản xuất, chất thải nguy hại. 2.2.3. Đề xuất giải pháp nhằm cải thiện công tác bảo vệ môi trường tại làng nghề đá mỹ nghệ Non Nước - Giải pháp quản lý: + Đề xuất các quy định hỗ trợ cho công tác duy trì, vận hành các biện pháp bảo vệ môi trường. + Đề xuất các biện pháp quản lý chất thải rắn. + Tuyên truyền nâng cao hiểu biết cho người dân. - Giái pháp kỹ thuật: + Đề xuất biện pháp giảm thiểu ô nhiễm bụi, tiếng ồn tại các cơ sở sản xuất. + Cải tạo hệ thống thu gom nước thải sản xuất. 2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu 2.3.1. Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu có liên quan Kế thừa, tổng hợp các nguồn tài liệu lưu trữ tại các cơ quan, đơn vị quản lý. 2.3.2. Phương pháp điều tra Khảo sát và lập phiếu điều tra các thông tin liên quan đến tình hình hoạt động sản xuất, công tác bảo vệ môi trường của các cơ sở sản xuất tại Làng nghề đá mỹ nghệ Non Nước. Số lượng cơ sở điều tra được chọn theo công thức: n= = = 23 cơ sở Trong đó:
  10. 8 n: Số cơ sở cần điều tra N: Tổng số cơ sở e: Độ sai số được tính bằng % của sai số gốc, e biến thiên trong khoảng từ 10% ÷ 40%. Chọn e = 20%. Vị trí cơ sở cần điều tra theo được chọn ngẫu nhiên, cách đều theo tuyến đường. 2.3.3. Phương pháp lấy mẫu ngoài hiện trường và phân tích trong phòng thí nghiệm a) Thời gian lấy mẫu: Tiến hành lấy mẫu 03 đợt vào các ngày 24/3/2018, 4/4/2018 và 17/04/2018. b) Số lượng mẫu mỗi đợt: - Môi trường không khí: 03 mẫu ở các khu dân cư ung quanh và 03 mẫu trong khu vực sản xuất. - Môi trường nước: 01 mẫu nước ngầm, 01 mẫu nước mặt và 05 mẫu nước thải. c) Vị trí lấy mẫu: Tên Thời tiết STT Vị trí lấy mẫu Thời gian mẫu Môi trƣờng không khí xung quanh Không Giao nhau giữa đường 24/3/2018 1 khí 1 Quán Khải 4 với đường Lộc (8h00 - (KK1) ninh 11h30) Không Trước nhà ông Trương 4/4/2018 Trời 2 khí 2 Công Tuấn, Lô B2.1, lô số (8h00 - nắng (KK2) 10, đường Phạm Như Hiền 11h30) Không Ngã 3 giao nhau giữa 17/04/2018 3 khí 3 đường Quán Khải 9 và (13h30h-17h) (KK3) đường Mai Đăng chơn Môi trƣờng lao động Tại cơ sở điêu khắc đá mỹ 24/3/2018 Không nghệ Quốc Vũ, khu sản (8h00 - Trời 1 khí 4 xuất 7, lô số 06, đường 11h30) nắng (KK4) Quán Khải 10 4/4/2018
  11. 9 Không Tại cơ sở điêu khắc đá mỹ (8h00 - 2 khí 5 nghệ Thanh, Lô sản xuất số 11h30) (KK5) 61, đường Trương Gia Mô 17/04/2018 Không Tại cơ sở điêu khắc đá Huy (13h30h-17h) 3 khí 6 Hiệu, lô sản xuất 18, đường (KK6) Quán Khải 12 Nƣớc ngầm Nước Nước giếng khoan cơ sở Trời 1 ngầm điêu khác đá mỹ nghệ Huy nắng (NN1) Hùng, đường Quán Khải 12 Nƣớc mặt Nước Sông Cổ Cò, cách đường Trời 1 mặt Mai Đăng Chơn 200m nắng (NM1) Nƣớc thải Cống thải của cơ sở điêu Nước khắc đá mỹ nghệ Quốc Vũ, 1 thải 1 khu sản xuất 7, lô số 06, (NT1) đường Quán Khải 10 Cống thải của cơ sở điêu Nước khắc đá mỹ nghệ Thanh, Lô 24/3/2018 2 thải 2 sản xuất số 61, đường (8h00 - (NT2) Trương Gia Mô 11h30) Cống thải của cơ sở điêu 4/4/2018 Trời Nước khắc đá Huy Hiệu, lô sản (8h00 - nắng 3 thải 3 xuất 18, đường Quán Khải 11h30) (NT3) 12 17/04/2018 Nước (13h30h-17h) Tại bể thu gom nước thải 4 thải 4 Làng nghề (NT4) Nước 5 thải 5 Sau bể lắng (NT5) d) Quy chuẩn so sánh: - Quy chuẩn so sánh: QCVN 40:2011/BTNMT, QCVN 08- MT:2015/BTNMT, QCVN 09-MT:2015/BTNMT. - Quy chuẩn so sánh: QCVN 05:2013/BTNMT, QCVN 26: 2010/BTNMT.
  12. 10 e) Phương pháp đo, phân tích các thông số môi trường: Chỉ tiêu Phƣơng pháp phân tích Không khí Nhiệt độ Đo tại hiện trường bằng thiết bị đo Độ ẩm Đo tại hiện trường bằng thiết bị đo Hướng gió Đo tại hiện trường bằng thiết bị đo Tốc độ gió Đo tại hiện trường bằng thiết bị đo Bụi TSP Đo tại hiện trường phương pháp trọng lượng Độ ồn (Leq) Đo tại hiện trường bằng máy Nước TCVN 6492 - 2011 - Chất lượng nước - Xác định pH pH TCVN 6625 - 2000 - Chất lượng nước - Xác định TSS chất rắn lơ lửng bằng cách lọc qua giấy lọc TCVN 6001 - 2008 - Chất lượng nước - Xác định BOD5 nhu cầu oxi sinh hoá sau 5 ngày (BOD5) - Phương pháp cấy và pha loãng có bổ sung allylthiourea. TCVN 6491 - 1999 - Chất lượng nước - Xác định COD nhu cầu oxy hoá học TCVN 5988 - 1995 (ISO 5664 - 1984) - Chất lượng Amoni nước - Xác định amoni - Phương pháp chưng cất và (NH4+) chuẩn độ TCVN 2672 -78 -Nước uống - Phương pháp ác Độ cứng định độ cứng tổng số DO Đo bằng thiết bị tại phòng thí nghiệm
  13. 11 CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Hiện trạng hoạt động sản xuất Làng nghề đá mỹ nghệ Non Nước 3.1.1. Hiện trạng Làng nghề: Hiện nay, làng nghề có gần 500 cơ sở sản xuất với hơn 1.500 lao động tạo ra giá trị sản phẩm hằng năm từ 120 - 130 tỷ đồng, góp phần đáng kể ổn định kinh tế địa phương. Làng nghề được quy hoạch tập trung với tổng diện tích 35,5ha với các hạng mục như sau: - Đất bố trí cho sản xuất đá mỹ nghệ: 7,46 ha. - Đất trạm xử l nước thải: 0,20 ha. - Đất cây anh vành đai cách ly: 6,74 ha. - Đất bãi chứa đá nguyên liệu: 6,68 ha. - Đất giao thông, vỉa hè, mương thoát nước,…: 8,43 ha. - Trụ sở làm việc của ban quản lý làng nghề kết hợp nhà sinh hoạt cộng đồng: 0,03 ha. - Một số hạng mục đất khác (đất quỹ điều khắc, đất chia lô liền kề, đất trại tạm giam và kho vật chứng CAQ, đất đơn vị A20 - Bộ Công an, Nhà thờ tộc Huỳnh): 5,5ha. b) Quy trình sản xuất, các dụng cụ và nguyên, vật liệu sử dụng trong sản xuất: Đá nguyên liệu → Cắt, đục, mài → Gia công → Mài láng → Làm bóng → Sản phẩm. c) Dụng cụ, nguyên liệu và các hóa chất sử dụng trong quá trình sản xuất: - Thiết bị máy móc đang hoạt động tại Làng nghề: + Máy cưa đá, có đường kính 250 - 1200mm. + Máy tiện đá, đường kính tiện phổ biến 500mm. + Máy cắt đá cầm tay, có đường kính từ 60 - 250mm. + Máy mài đĩa, có đường kính từ 90 - 180mm.
  14. 12 + Mày mài hình côn; có đường kính 10-30mm, chiều dài 30- 50mm. + Máy khoan dùng khí nén hoặc điện (các cơ sở sản xuất lớn dùng). + Và một số thiết bị thủ công khác. - Nguyên liệu: + Đá: Nguồn đá nguyên liệu các loại chủ yếu ở các mỏ đá từ các tỉnh phía Bắc như Thanh Hóa, Bắc Kạn, Thái Nguyên, thành phố Vinh… các hộ sản xuất mua từ các hộ kinh doanh đá nguyên liệu. Ngoài ra đá anh còn được khai thác từ các mỏ đá ở huyện Đại Lộc, tỉnh Hiệp Đức Quảng Nam. + Hóa chất: Hóa chất sử dụng trong quá trình sản xuất là axit HCl có nồng độ 37% dùng để đánh bóng sản phẩm. Trong quá trình sử dụng, người ta thường dùng dung dịch HCl có nồng độ khác nhau để nhúng hay tưới lên đá. Một số loại sản phẩm khi mài láng được làm bóng bằng dầu 2k (có tên khoa học là Duxone là chất có thể cháy, tránh tiếp xức với mắt hoặc hít thở trực tiếp; thành phần gồm: Butyl acetate 30-60%, polyisocyante alphatic 10%, xylen 5%-10%, ethylbenzene 1% - 5,0%). d) Các loại sản phẩm tại Làng nghề: Các sản phẩm tại Làng nghề rất đa dạng và phong phú. Tuy nhiên, có thể nhóm thành các loại sau: Tượng thú, bàn ghế; non bộ; bia mộ; tranh non bộ. Trong đó, sản phẩm tượng thú, bàn ghế chiếm phần lớn. 3.2. Hiện trạng môi trƣờng của Làng nghề đá mỹ nghệ Non Nƣớc 3.2.1. Hiện trạng môi trường không khí a) Tình hình thực hiện công tác bảo vệ môi trường
  15. 13 Theo kết quả điều tra thì hầu như các cơ sở sản xuất trong Làng nghề chưa áp dụng các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm bụi và tiếng ồn phát sinh trong quá trình sản xuất; Hạ tầng kỹ thuật của Làng nghề đã được hoàn thiện và trồng vệt cây xanh cách ly theo quy hoạch giữa Làng nghề với khu dân cư ung quanh và trong Làng nghề cũng đã thực hiện trồng cây xanh theo quy hoạch. b) Kết quả phân tích chất lượng môi trường - Môi trường không khí xung quanh: 30 29.5 29.5 29 29 29 28.7 28.4 28.3 28.4 28.5 28 0C 28 27.7 27.5 27 26.5 KK4 KK5 KK6 Vị trí lấy mẫu Đợt 1 Đợt 2 Đợt 3 Hình 3.8. Nhiệt độ
  16. 14 5 4.5 4 2.9 3 2.5 2.3 2.4 2.5 2.2 m/s 1.8 2 1.3 1 0 KK4 KK5 KK6 Vị trí lấy mẫu Đợt 1 Đợt 2 Đợt 3 Hình 3.9. Tốc độ gió 0.4 0.38 0.33 0.35 0.31 0.3 0.3 0.3 0.24 mg/m3 0.2 0.2 0.14 0.14 0.1 0 KK4 KK5 KK6 Vị trí lấy mẫu Đợt 1 Đợt 2 Đợt 3 QCVN 05:2013/BTNMT Hình 3.10. Nồng độ bụi lơ lửng
  17. 15 100 74.4 73.2 76.9 80 69 66.2 59.3 61.8 59.9 57.270 60 dBA 40 20 0 KK4 KK5 KK6 Vị trí lấy mẫu Đợt 1 Đợt 2 Đợt 3 QCVN 24:2016/BYT Hình 3.11. Mức ồn Nhận xét: Qua bảng kết quả phân tích trên cho thấy môi trường không khí của khu dân cư (khu vực KK1) chưa ô nhiễm bụi, tiếng ồn; bị ô nhiễm bụi, tiếng ồn tại khu vực KK2 và KK3, cụ thể: + Tổng bụi lơ lửng vị trí KK2 (đợt 1) vượt quy chuẩn cho phép 1,03 lần. Đợt 2, vị trí KK2 vượt quy chuẩn cho phép 1,26 lần. Đợt 3, vị trí KK2 vượt quy chuẩn cho phép 1,1 lần, vị trí KK3 vượt quy chuẩn cho phép 1,17 lần. + Tiếng ồn tại vị trí KK2 (đợt 1) vượt quy chuẩn cho phép từ 1,06 lần. Đợt 2 giá trị nằm trong quy chuẩn cho phép. Đợt 3, vị trí KK2 vượt quy chuẩn cho phép 1,05 lần, vị trí KK3 vượt quy chuẩn cho phép 1,1 lần. - Hiện trạng môi trường lao động:
  18. 16 31 30 30 29.5 29 29 28.5 28.4 28 28 0C 28 27.5 27 27 26 25 KK4 KK5 KK6 Vị trí lấy mẫu Đợt 1 Đợt 2 Đợt 3 Hình 3.12. Nhiệt độ 6 4.1 3.8 4 3.4 2.9 3.2 3.1 mg/m3 1.8 2 1.5 2 2 0 KK4 KK5 KK6 Vị trí lấy mẫu Đợt 1 Đợt 2 Đợt 3 Quyết định số 3733-2002/QĐ-BYT Hình 3.13. Nồng độ bụi lơ lửng
  19. 17 120 101.2 102.5 108 98.4 100 88.6 90.2 90.6 94.4 90.2 80 88 dBA 60 40 20 0 KK4 KK5 KK6 Vị trí lấy mẫu Đợt 1 Đợt 2 Đợt 3 QCVN 24:2016/BYT Hình 3.14. Tiếng ồn trong môi trường lao động Nhận xét: Qua kết quả phân tích ở trên cho thấy môi trường lao động ở Làng nghề đã bị ô nhiễm bụi, tiếng ồn, cụ thể: + Tiếng ồn tại các vị trí KK4, KK5, KK6 (đợt 1) vượt qui chuẩn cho phép từ 1,04-1,2 lần. Đợt 2 vượt quy chuẩn cho phép 1,06-1,19 lần. Đợt 3 vượt quy chuẩn cho phép 1,06 -1,15 lần. + Bụi lơ lửng tại các vị trí KK4, KK6 (đợt 1) vượt quy chuẩn cho phép 1,45-1,7 lần. Đợt 2 vượt qui chuẩn cho phép 1,6 - 2,05 lần. Đợt 3 vượt quy chuẩn cho phép 1,55 - 1,9 lần. c) Những vấn đề còn tồn tại gây ảnh hưởng xấu đến môi trường - Các cơ sở sản xuất chưa áp dụng các giải pháp thu gom, xử lý bụi và tiếng ồn; chưa ây dựng nhà ưởng sản xuất theo đúng quy định. - Cây xanh phát triển chưa đảm bảo. 3.2.2. Hiện trạng môi trường nước 3.2.2.1. Tình hình thực hiện công tác bảo vệ môi trường a) Nước thải sản xuất:
  20. 18 - Làng nghề đã đầu tư hoàn chỉnh tuyến ống thu gom nước thải sản xuất (ống HDPE), tách riêng với nước thải sinh hoạt và nước mưa trong khu vực dự án. - Theo kết quả điều tra thì lượng nước thải phát sinh khoảng 7,6 m /tấn đá nguyên liệu đầu vào và lượng hóa chất sử dụng cho sản 3 xuất là 0,4 lít/tấn nguyên liệu đầu vào. - Toàn bộ nước thải sản xuất được thu gom về trạm xử l nước thải tập trung, nước sau xử l đạt cột B, QCVN 40:2011/BTNMT. + Quy trình xử l nước thải: Nước thải→Hố thu gom→Bể điều hòa→Bể keo tụ, tạo bông→Bể lắng→Bể chứa nước→Sông Cổ Cò. + Thông số thiết kế:  Lưu lượng nước thải thiết kế: Q = 1.500 m3/ngđ.  Lưu lượng trung bình: Qtb = 63 m3/h (24 h)  Lưu lượng trung bình 8h sản xuất: Qtb = 187 m3/h  Lưu lượng cực đại về hố gom: Qmax = 375m3/h (2x Qtb(8h)) STT Thông số Đơn vị Kết quả 1 pH - 4-7,2 2 TSS mg/l 800 - 2200 3 Độ đục - 400 - 500 b) Nước thải sinh hoạt: Qua kết quả điều tra cho thấy 100% các cơ sở sản xuất đều xử lý bằng bể tự hoại 3 ngăn và đấu nối vào hệ thống thoát nước thải sinh hoạt của Làng nghề để thải ra sông Cổ Cò. 3.2.2.2. Kết quả phân tích chất lượng môi trường - Hiện trạng môi trường nước mặt:
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2