intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hiện trạng sử dụng đất năm 2018 tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:54

88
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu là đánh giá thực trạng sử dụng đất năm 2018 của thành phố Hạ Long tỉnh Quảng Ninh; đánh giá được xu thế biến động đối với đất đai và phân tích đúng nguyên nhân gây ra biến động; đánh giá được những thuận lợi khó khăn và đề xuất được các giải pháp quản lý và sử dụng đất đạt hiệu quả tốt hơn trong thời gian tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hiện trạng sử dụng đất năm 2018 tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM PHẠM THÁI HƯNG Tên đề tài: “ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT NĂM 2018 TẠI THÀNH PHỐ HẠ LONG, TỈNH QUẢNG NINH” KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên nghành : Quản lý tài nguyên và môi trường Khoa : Quản lý Tài nguyên Khóa : 2015 - 2019 Thái Nguyên, năm 2019
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM PHẠM THÁI HƯNG Tên đề tài: “ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT NĂM 2018 TẠI THÀNH PHỐ HẠ LONG, TỈNH QUẢNG NINH” KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên nghành : Quản lý tài nguyên và môi trường Khoa : Quản lý Tài nguyên Lớp : K47 - QLTN&MT Khóa : 2015 - 2019 Giảng viên hướng dẫn : PGS.TS. Lê Văn Thơ Thái Nguyên, năm 2019
  3. i LỜI CẢM ƠN Thực tập tốt nghiệp được xem là khâu quan trọng giúp sinh viên củng cố kiến thức tiếp thu được trên giảng đường và hoàn thiện chương trình đào tạo Đại học. Đây cũng là cơ hội để sinh viên tiếp cận với thực tế nghề nghiệp, kết hợp với các kiến thức đã học trong nhà trường để hoàn thiện kỹ năng trong công việc, tích lũy kinh nghiệm làm hành trang phục vụ cho công việc hiện tại và sau khi ra trường. Được sự giới thiệu của Ban chủ nhiệm khoa Quản lý Tài nguyên và thầy PGS.TS Lê Văn Thơ, em đã tiến hành nghiên cứu đề tài “Đánh giá hiện trạng sử dụng đất năm 2018 tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh”. Để có được thành quả này em xin cảm ơn Ban chủ nhiệm khoa và đặc biệt là thầy PGS.TS Lê Văn Thơ đã hướng dẫn tận tình em trong suốt thời gian thực tập và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp. Em xin chân thành cảm ơn các anh, chị, cô, chú, bác làm việc tại Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Ninh đã tạo điều kiện cho em về thực tập; hỗ trợ, hướng dẫn trong quá trình thực tập và cung cấp số liệu giúp em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp. Trong quá trình thực tập và hoàn thành khóa luận em đã cố gắng nghiên cứu nhưng do sự thiếu kinh nghiệm và kiến thức còn hạn chế nên không tránh khỏi còn tồn tại những sai sót và khuyết điểm. Em rất mong nhận được sự tham gia góp ý của các thầy giáo, cô giáo và các bạn sinh viên để khóa luận của em được hoàn thiện hơn nữa. Em xin chân thành cảm ơn ! Thái Nguyên, ngày tháng năm 2019 Sinh viên Phạm Thái Hưng
  4. ii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 4.1 Kết quả phát triển kinh tế nông-lâm-ngư nghiệp và công nghiệp ... 21 Bảng 4.2 Thống kê dân sô các phường thành phố Hạ Long ........................... 24 Bảng 4.3 Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp ................................................ 26 Bảng 4.4 Hiện trạng sử dụng đất phi nông nghiệp ......................................... 29 Bảng 4.5. Biến động đất đai giai đoạn 2014 - 2018........................................ 33 Bảng 4.6. Định hướng sử dụng đất đến năm 2020.......................................... 38
  5. iii DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 4.1 Vị trí địa lý thành phố Hạ Long ....................................................... 18 Hình 4.2 Sơ đồ cơ cấu kinh tế thành phố Hạ Long năm 2018 ........................ 20 Hình 4.3 Cơ cấu sử dụng đất thành phố Hạ Long năm 2018.......................... 25 Hinh 4.4 Biến động đất đai thành phố Hạ Long giai đoạn 2014-2018 ........... 34
  6. iv DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT QH13: Quốc hội khóa 13 ND-CP: Nghị định Chính phủ TT-BTNMT: Thông tư Bộ Tài nguyên và Môi trường NQ-TTg: Nghị quyết thủ tướng QD-UBND : Quyết định Ủy ban nhân dân QLĐĐ: Quản lý đất đai FAO: Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc
  7. v MỤC LỤC PHẦN 1 ĐẶT VẤN ĐÊ .................................................................................... 1 1.1 Tính cấp thiết của đề tài .............................................................................. 1 1.2. Mục tiêu đề tài nghiên cứu ......................................................................... 2 1.3 Ý nghĩa đề tài .............................................................................................. 3 PHẦN 2 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ................................. 4 2.1 Cơ sở lý luận về đánh giá hiện trạng sử dụng đất ....................................... 4 2.1.1 Khái niệm về đất ...................................................................................... 4 2.1.2 Khái niệm sử dụng đất ............................................................................. 5 2.1.3 Khái niệm đánh giá hiện trạng sử dụng đất ............................................. 6 2.2 Mối quan hệ giữa đánh giá hiện trạng sử dụng đất và quy hoạch sử dụng đất và quản lý nhà nước về đất đai .................................................................... 7 2.2.1 Mối quan hệ giữa đánh giá hiện trạng sử dụng đất và quy hoạch sử dụng đất ...................................................................................................................... 7 2.2.2 Mối quan hệ giữa đánh giá hiện trạng sự dụng đất và quản lý nhà nước về đất đai ........................................................................................................... 8 2.3 Tình hình nghiên cứu đánh giá hiện trạng sử dụng đất ............................... 9 2.3.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới ........................................................... 9 2.3.2 Tình hình nghiên cứu tại việt nam ......................................................... 11 2.3.3 Tình hình nghiên cứu ở thành phố hạ long ............................................ 13 2.4 Cơ sở pháp lý của đánh giá hiện trạng sử dụng đất .................................. 13 PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................................................ 16 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................ 16 3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ............................................................ 16 3.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 16
  8. vi * Khái quát điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội ............................................ 16 * Đánh giá hiện trạng sử dụng đất thành phố hạ long năm 2018 ................... 16 * Định hướng sử dụng đất của thành phố hạ long năm 2018 ......................... 17 3.4. Đề xuất các giải pháp thực hiện ............................................................... 17 3.4.1 Giải pháp về sử dụng đất ........................................................................ 17 3.4.2 Giải pháp về khoa học, kỹ thuật ............................................................. 17 3.4.3 Giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực ..................................................... 17 3.4.4 Giải pháp về tổ chức thực hiện .............................................................. 17 3.5. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 17 3.5.1. Phương pháp điều tra thu thập thông tin số liệu liên quan đến đề tài ... 17 3.5.2. Phương pháp điều tra thực địa .............................................................. 17 3.5.3. Phương pháp thống kê, phân tích .......................................................... 17 PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................... 18 4.1 Khái quát đặc điểm tự nhiên-kinh tế-xã hội.............................................. 18 4.1.1 Vị trí địa lý ............................................................................................. 18 4.1.2 Địa hình, địa mạo ................................................................................... 18 4.1.3 Khí hậu ................................................................................................... 19 4.2. Đặc điểm kinh tế-xã hội ........................................................................... 20 4.2.1 Cơ cấu và phát triển kinh tế ................................................................... 20 4.2.2 Thương mại, dịch vụ .............................................................................. 22 4.2.3 Đầu tư, phát triển .................................................................................... 23 4.2.4 Dân sô, thu nhập ..................................................................................... 23 4.3. Phân tích hiện trạng sử dụng đất .............................................................. 25 4.3.1. Cơ cấu sử dụng đất ................................................................................ 25 4.3.2 Hiện trạng sử dụng đất năm 2018 .......................................................... 26 4.4 Biến động đất đai ...................................................................................... 33 4.4.2 Phân tích biến động đất đai thành phố hạ long giai đoạn 2014-2018 .... 34
  9. vii 4.5 Định hướng sử dụng đất của thành phố hạ long đến năm 2020................ 36 4.5.1 Quan điểm sử dụng đất .......................................................................... 36 4.5.2 Định hướng sử dụng đất theo phân khu chức năng ............................... 37 4.6 Các giải pháp thực hiện ............................................................................. 40 4.6.1 Giải pháp về sử dụng đất ........................................................................ 40 4.6.2 Giải pháp về khoa học, công nghệ, kỹ thuật .......................................... 41 4.6.3 Giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực ..................................................... 41 4.6.4 Giải pháp về tổ chức thực hiện .............................................................. 41 PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.......................................................... 43 5.1. Kết luận .................................................................................................... 43 5.2. Kiến nghị .................................................................................................. 44 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 45
  10. 1 PHẦN 1 ĐẶT VẤN ĐÊ 1.1 Tính cấp thiết của đề tài Đất đai là sản phẩm của tự nhiên, tồn tại độc lập với ý thức của con người. Đất đai là môi trường sống của toàn xã hội, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh quốc phòng. Thực tế đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất của mọi ngành sản xuất nhất là ngành nông nghiệp. Đất là nguồn gốc của mọi quá trình sống và cũng là nguồn gốc của mọi sản phẩm hàng hoá xã hội. Câu tục ngữ: “Tấc đất, tấc vàng” của ông cha ta đã thể hiện tầm quan trọng lớn lao của đất. Tuy vậy đất đai không phải là nguồn tài nguyên vô hạn, nó có giới hạn về số lượng trong phạm vi ranh giới của quốc gia và vùng lãnh thổ. Nó không thể tự sinh ra và cũng không thể tự mất đi, mà nó chỉ biển đổi vể chất lượng, nó có thể tốt lên hoặc xấu đi, điều này phụ thuộc vào quá trình cải tạo và sản xuất trên đất đai của con người. Nếu được sử dụng hợp lý, đất đai sẽ không bị thoái hoá mà độ phì nhiêu trong đất ngày càng tăng và khả năng sinh lợi ngày càng cao. Như vậy đất đai là tư liệu sản xuất cực kỳ quan trọng. Việc quản lý và sử dụng đất đai được quan tâm, chú ý sẽ làm cho hiệu quả kinh tế thu được trên mỗi mảnh đất ngày càng cao. Ở nước ta, nhiều năm trước đây khi chưa nhận thức hết tầm quan trọng của công tác quản lý và sử dụng đất, việc quản lý quỹ đất còn bị buông lỏng khiến không đáp ứng được nhu cầu sử dụng đất đai trong thời kỳ đổi mới. Đã xảy ra nhiều hiện tượng tiêu cực và sử dụng đất kém hiệu quả ảnh hưởng đến sự phát triển của xã hội. Chính vì vậy bộ Luật Đất đai đã trải qua 5 lần sửa đổi
  11. 2 bổ sung (Mới nhất là luật Đất đai 2013) kèm với nhiều văn bản pháp lý nhằm hoàn thiện bộ máy quản lý nhà nước về đất đai từ trung ương tới địa phương. Đất nước ta đang trên đà phát triển, quá trình công nghiệp hoá đang diễn ra mạnh mẽ. Nhu cầu đất đai cho các ngành sản xuất phi nông nghiệp ngày tăng. Trước yêu cầu đó chúng ta cần phải phân bố quỹ đất cho các ngành một cách hợp lý để đảm bảo sử dụng đất một cách tiết kiệm và có hiệu quả cao. Để làm được điều đó đất đai cần phải được sử dụng theo quy hoạch của nhà nước. Một dự án quy hoạch sử dụng đất muốn có tính khà thi cao thì cần phải xem xét, đánh giá tình trạng sử dụng đất của khu vực lập dự án và thời gian trước đó. Thành phố Hạ Long nằm tại vị trí trung tâm của tỉnh Quảng Ninh, Việt Nam, bao gồm 20 phường trực thuộc, có nguồn tài nguyên phong phú trong đó có tài nguyên đất. Để quản lý sử dụng đất hợp lý và có hiệu quả thì cần phải tiến hành làm quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cụ thể và chi tiết. Do vậy việc đánh giá tình hình quản lý hiện trạng sử dụng đất của thành phố Hạ Long là hết sức cần thiết. Trước tình hình cấp thiết đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá hiện trạng sử dụng đất năm 2018 tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh” 1.2. Mục tiêu đề tài nghiên cứu - Đánh giá thực trạng sử dụng đất năm 2018 của thành phố Hạ Long tỉnh Quảng Ninh - Đánh giá được xu thế biến động đối với đất đai và phân tích đúng nguyên nhân gây ra biến động. - Đánh giá được những thuận lợi khó khăn và đề xuất được các giải pháp quản lý và sử dụng đất đạt hiệu quả tốt hơn trong thời gian tới.
  12. 3 1.3 Ý nghĩa đề tài 1.3.1 Ý nghĩa khoa học - Xác định các điêu kiện tự nhiên – kinh tế - xã hội liên quan đến hoạt đông sử dụng đất - Xác định những nhân tố ảnh hưởng - Là một phần của cơ sở định hướng sử dụng đất 1.3.2 Ý nghĩa thực tiễn - Đề xuất phương pháp, định hướng sử dụng đất một cách đầy đủ, khoa học, hợp lý và hiệu quả để tăng cường công tác quản lý bảo vệ đất và bảo vệ môi trường.
  13. 4 PHẦN 2 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2.1 Cơ sở lý luận về đánh giá hiện trạng sử dụng đất 2.1.1 Khái niệm về đất Đất là lớp mặt tơi xốp của lục địa có khả năng sản xuất ra sản phẩm của cây trồng. (Theo V.P.William) Đất là một vật thể tự nhiên được hình thành từ do sự tác động bởi năm yếu tố là: khí hậu, đá mẹ, địa hình, sinh vật và thời gian. Đất được xem như một cơ thể sống, nó luôn luôn vận động, biến đổi và phát triển. (Theo V.V.Dokuchaev) Đất đai là một nhân tố sinh thái bao gồm tất cả các thuộc tính sinh học và tự nhiên của bề mặt trái đất có ảnh hưởng nhất định đến tiềm năng và iện trạng sử dụng đất. (Theo FAO, 1993) “Đất đai là một diện tích cụ thể của bề mặt trái đất bao gồm tất cả các cấu thành của môi trường sinh thái ngay trên và dưới bề mặt đó như: khí hậu bề mặt, thổ nhưỡng, trong lòng đất, tập đoàn động thực vật, trạng thái định cư của con người, những kết quả của con người trong quá khứ và hiện tại để lại (san nền, hồ chứa nước hay hệ thống tiêu thoát nước, đường sá, nhà cửa...)” (Hội nghị quốc tế về Môi trường ở Rio de Janerio, Brazil, 1993). Luật đất đai 1993 của nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có ghi: “Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hoá xã hội, an ninh quốc phòng. Trải qua nhiều thế hệ, nhân dân ta đã tốn bao nhiêu công sức, xương máu mới tạo lập, bảo vệ được vốn đất đai như ngày nay!".
  14. 5 2.1.2 Khái niệm sử dụng đất Trong quá trình phát triển của xã hội loài người, con người đã biết tận dụng và khai thác các tiềm năng của đất đai để sử dụng cho các mục đích khác nhau. Sử dụng vào mục đích nông nghiệp, xây dựng cơ bản, khai thác khoáng sản, làm nhà ở,…Hay nói cách khác, loại sử dụng đất được hiểu khái quát là bức tranh mô tả thực trạng sử dụng đất của một vùng đất cụ thể. Có thể chia sử dụng đất thành các hình thức (kiểu) sử dụng đất như sau: + Sử dụng đất trên cơ sở sản xuất trực tiếp (cây trồng, đồng cỏ và rừng gỗ…). + Sử dụng đất trên cơ sở sản xuất thứ yếu/gián tiếp (như là chăn nuôi). + Sử dụng đất vì mục đích bảo vệ (chống suy thoái đất, bảo tồn đa dạng hoá loài sinh vật, bảo vệ các loài quý hiếm). + Sử dụng đất theo các chức năng đặc biệt như thuỷ lợi, đường giao thông, đất khu dân cư, du lịch sinh thái, công nghiệp, khu an dưỡng… Sử dụng đất đai là hệ thống các biện pháp của nhà nước (thể hiện đựơc đồng thời ba tính chất kinh tế, kỹ thuật và pháp chế) về tổ chức sử dụng đất đai phải hợp lý, đầy đủ và tiết kiệm nhất, thông qua việc phân bổ quỹ đất đai (khoanh định cho các mục đích và các ngành) và tổ chức sử dụng đất như tư liệu sản xuất của xã hội, tạo điều kiện bảo vệ đất đai môi trường. Sử dụng đất đai là quá trình hình thành các quyết định nhằm tạo điều kiện đưa đất đai vào sử dụng bền vững để mang lại lợi ích cao nhất, thực hiện đồng thời hai chức năng: Điều chỉnh các mối quan hệ đất đai và tổ chức sử dụng đất như tư liệu sản xuất đặc biệt với mục đích nâng cao hiệu quả sản xuất của xã hội kết hợp bảo vệ đất và môi trường. Sử dụng đất đai là biện pháp hữu hiệu của nhà nước nhằm tổ chức lại việc sử dụng đất đai, hạn chế sự chồng chéo gây lãng phí đất đai, tránh tình trạng chuyển mục đích tuỳ tiện, làm giảm sút nghiêm trọng quỹ đất nông
  15. 6 nghiệp, lâm nghiệp (đặc biệt là đất trồng lúa và đất lâm nghiệp có rừng), ngăn ngừa được các hiện tượng tiêu cực, tranh chấp, lấn chiếm huỷ hoại đất, phá vỡ môi trường sinh thái, gây ô nhiễm môi trường dẫn đến những tổn thất hoặc kìm hãm sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội và rất nhiều các hiện tượng gây ra các hiệu quả khó lường về tình hình bất ổn chính trị, an ninh quốc phòng ở từng địa phương, đặc biệt là nền kinh tế theo hướng thị trường, một cơ chế vô cùng phức tạp Sử dụng đất đai hợp lý hơn trên cơ sở phân hạng đất đai, bố trí sắp xếp các loại đất đai theo mô hình sử dụng đất đai tạo ra cái khung bắt các đối tượng quản lý và sử dụng đất đai theo khung đó. Điều đó cho phép việc sử dụng đất đai sẽ hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả hơn. Bởi vì, khi các đối tượng sử dụng đất đai hiểu rõ được phạm vi ranh giới và chủ quyền về các loại đất thì họ yên tâm đầu tư khai thác phần đất đai của mình, do vậy hiệu quả sử dụng sẽ cao hơn. Sử dụng đất đai có ý nghĩa rất quan trọng cho các ngành, các lĩnh vực hoạt động trong xã hội. Nó định hướng sử dụng đất đai cho các ngành, chỉ rõ các địa điểm để phát triển các ngành, giúp cho các ngành yên tâm trong đầu tư phát triển 2.1.3 Khái niệm đánh giá hiện trạng sử dụng đất Định nghĩa theo Stewart (1968) như sau: “Đánh giá đất đai là đánh giá khả năng thích hợp của đất đai cho việc sử dụng đất đai của con người vào nông lâm nghiệp, thiết kế thuỷ lợi, quy hoạch sản xuất”. Định nghĩa theo FAO đề xuất năm 1976 như sau: “Đánh giá đất đai là quá trình so sánh, đối chiếu giữa những tính chất vốn có của những vạt/khoanh đất cần đánh giá với những tính chất đất đai mà loại yêu cầu sử dụng đất cần phải có”.
  16. 7 Trong quá trình quy hoạch và sử dụng đất thì công tác đánh giá hiện trạng sử dụng đất là một nội dung quan trọng, là cơ sở để đưa ra những quyết định cũng như định hướng sử dụng đất cho địa phương. Việc đánh giá hiện trạng sử dụng đất không chỉ đánh giá công tác quản lý và sử dụng đất tại thời điểm nghiên cứu mà nó còn tạo cơ sở cho các định hướng sử dụng đất bền vững trong tương lai. Đánh giá hiện trạng sử dụng đất là bộ phận quan trọng trong việc đánh giá tài nguyên thiên nhiên được sử dụng trong kinh tế quốc dân. Đánh giá hiện trạng sử dụng đất là mô tả hiện trang sử dụng từng quỹ đất như nông nghiệp, lâm nghiệp, đất chuyên dùng, đất ở và đất chưa sử dụng. để từ đó rút ra những nhận định , kết luận về tính hợp lý hay không hợp lý; phân tích, đánh giá các biến động đất đai , làm cơ sở để đề ra những hướng sử dụng đất hợp lý, mang lại hiệu quả kinh tế, góp phần phát triển bền vững. 2.2 Mối quan hệ giữa đánh giá hiện trạng sử dụng đất và quy hoạch sử dụng đất và quản lý nhà nước về đất đai 2.2.1 Mối quan hệ giữa đánh giá hiện trạng sử dụng đất và quy hoạch sử dụng đất Đánh giá hiện trạng sử dụng đất là 1 phần trong các bước đánh giá đất đai cho quy hoạch sử dụng đất theo FAO (1992) Việc sử dụng có hợp lý, hiệu quả, bền vững là việc làm cần thiết để phát triển kinh tế của mỗi Quốc gia, đòi hỏi phải sử dụng đất theo quy hoạch và kế hoạch. Để có một phương án quy hoạch hợp lý, có tính khả thi cao thì người lập quy hoạch cần phải tiến hành đánh giá hiện trạng sử dụng đất nhằm nắm được chính xác đầy đủ tiềm năng và nguồn lực của vùng cũng như hiện trạng sử dụng đất và những biến động trong sử dụng đất. Trên cơ sở đó đưa ra những định hướng sử dụng đất phù hợp với vùng nghiên cứu.
  17. 8 Đánh giá hiện trạng sử dụng đất là một bước quan trọng, là cơ sở là tiền đề trong việc quy hoạch, định hướng sử dụng đất trong tương lai cho phù hợp với điều kiện và nguồn lực của địa phương. Trên cơ sở đánh giá hiện trạng sử dụng đất, xây dựng phương án quy hoạch sử dụng mang tính khả thi nhằm đạt được hiệu quả sử dụng đất cao nhất. Để có một phương án quy hoạch sử dụng đất có tính khả thi và phù hợp với địa bàn nghiên cứu thì người quy hoạch phải nắm rõ, đầy đủ hiện trạng sử dụng đất cùng các phân tích tổng hợp về số liệu, tài liệu cũng như những nhận định, những dự đoán sát với hiện tại và tương lai. Đánh giá hiện trạng sử dụng đất làm cơ sở khoa học và có giá trị thực tiễn cho việc đề xuất những định hướng sử dụng đất hợp lý, có hiệu quả. Việc đánh giá chính xác, đầy đủ, hiện trạng sử dụng đất giúp cho các nhà lãnh đạo, các nhà chuyên môn đưa ra các nhận định chính xác, phù hợp với sử dụng đất hiện tại và có phương hướng sử dụng đất trong tương lai. Có thể nói rằng, đánh giá hiện trạng sử dụng đất và quy hoạch sử dụng đất có mối quan hệ khăng khít với nhau, mang tính nhân quả. Đánh giá hiện trạng sử dụng đất chính xác, quá trình phân tích khách quan thì sẽ tạo cơ sở cho việc xây dựng phương án khả thi cao, khai thác nguồn lực hiệu quả, tiết kiệm từ đó có động lực phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Và ngược lại, nếu việc đánh giá hiện trạng sử dụng đất không sát, số liệu điều tra không chính xác, phân tích tình hình thiếu khách quan sẽ dẫn đến việc xây dựng phương án quy hoạch không có tính khả thi, gây lãng phí nguồn lực và ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội trong tương lai. 2.2.2 Mối quan hệ giữa đánh giá hiện trạng sự dụng đất và quản lý nhà nước về đất đai Trong những năm gần đây nhu cầu sử dụng đất ngày càng tăng đã gây áp lực lớn đối với đất đai, tình hình quản lý sử dụng có nhiều vấn đề nổi cộm:
  18. 9 Việc chuyển đổi mục đích sử dụng không đúng quy định, tình trạng tranh chấp, lấn chiếm đất đai vẫn xảy ra thường xuyên đã gây khó khăn cho công tác quản lý đất đai ở địa phương. Để quản lý chặt chẽ quỹ đất thì cần phải nắm bắt được các thông tin, dữ liệu về hiện trạng sử dụng đất. Kết quả đánh giá hiện trạng sử dụng đất sẽ tạo cơ sở cho việc nắm chắc và chính xác các thông tin về hiện trạng sử dụng đất, giúp công tác quản lý đất đai ở địa phương tốt hơn. Đánh giá hiện trạng sử dụng đất giúp các cấp, các nghành có thẩm quyền ban hành những văn bản hướng dẫn việc thực hiện pháp luật về đất đai để từ đó có những biện pháp sử dụng đất phù hợp với hiện trạng sử dụng đất. Có thể nói rằng công tác đánh giá hiện trạng sử dụng đất có vai trò rất quan trọng đối với công tác quản lý Nhà nước về đất đai. 2.3 Tình hình nghiên cứu đánh giá hiện trạng sử dụng đất 2.3.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới Trong thập kỷ gần đây sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thế giới và sự bùng nổ của dân số đã gây áp lực rất lớn đối với đất đai. Để giảm thiểu một cách tối đa sự thoái hoá tài nguyên đất do thiếu trách nhiệm và hiểu biết của con người, đồng thời tạo cơ sở cho những định hướng sử dụng đất theo quy hoạch và bền vững trong tương lai. Nhận thức được tầm quan trọng của việc bảo vệ và sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên đất nên trên thế giới công tác nghiên cứu về đất và đánh giá đất đã được thực hiện khá lâu và dần được chú trọng hơn, đặc biệt đối với các nước phát triển. Từ những năm 50 của thế kỷ XX việc đánh giá khả năng sử dụng đất được xem như là bước nghiên cứu kế tiếp của công tác nghiên cứu đặc điểm đất. Công tác đánh giá ngày càng thu hút các nhà khoa học trên thế giới đầu tư nghiên cứu, nó trở thành một trong những chuyên ngành nghiên cứu không
  19. 10 thể thiếu đối với các nhà quy hoạch, các nhà hoạch định chính sách và các nhà quản lý trong lĩnh vực đất đai. Phân loại khả năng thích nghi đất đai có tưới (Inrrigation Land Suitabiliti Classification) của Cục cải tạo đất đai Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ năm 1951. Phân loại thành 6 lớp, từ lớp có thể trồng được đến lớp có thểtrồng được một cách có giới hạn đến lớp không thể trồng được, bên cạnh đó yếu tố khả năng của đất cũng được chú trọng trong công tác đánh giá đất ở Hoa Kỳ do Klingebiel và Montgomery thuộc Vụ bảo tồn đất đai Bộ nông nghiệp Hoa Kỳ đề nghị năm 1964. Ở đây đơn vị bản đồ đất đai được nhóm lại đưa vào khả năng sản xuất của một loại cây trồng hay một loại hay một loại cây tự nhiên nào đó, chỉ tiêu cơ bản để đánh giá là các hạn chế của lớp phủ thổ nhưỡng với mục tiêu canh tác dự định áp dụng. Liên xô (cũ) có lịch sử hình thành và phát triển công tác đánh giá đất từ lâu đời. Năm 1917 việc đánh giá đất gắn liền với công tác địa chính mà tiên phong là hoạt động của Hội đồng địa chính thuộc Bộ tài sản. Từ năm 1960 việc phân hạng đánh giá đất được thực hiện theo 3 bước: + Đánh giá lớp phủ thổ nhưỡng. + Đánh giá khả năng của đất. + Đánh giá kinh tế đất. Để đáp ứng yêu cầu thực tế về công tác đánh giá đất, Tổ chức FAO đã tập hợp các nhà khoa học trên thế giới cùng nhau hợp tác và nghiên cứu xây dựng quy trình đánh giá đất đai. Các nhà khoa học này đã tiến hành nghiên cứu và đưa ra dự thảo đề cương đánh giá đất đầu tiên vào năm 1972, sau đó được Brinkman và Smith soạn lại và cho xuất bản năm 1973. Từ bản dự thảo này cùng với các ý kiến đóng góp của các nhà khoa học hàng đầu của tổ chức FAO đã xây dựng nội dung phương pháp đánh giá đầu tiên (A Framewok For Land Evaluation), công bố năm 1976 tại Rome. Phương pháp đánh giá đất của
  20. 11 FAO dựa trên cơ sở phân hạng thích hợp đất đai được thử nghiệm trên nhiều nước và nhiều khu vực trên thế giới đã có hiệu quả. Qua nhiều năm sửa đổi bổ sung và đúc rút từ kinh nghiệm thực tế FAO đã đưa ra nhiều tài liệu hướng dẫn cho các đối tượng cụ thể trong công tác đánh giá đất. Hiện nay con người đã dần ý thức được tầm quan trọng của công tác đánh giá đất và quy hoạch sử dụng đất một cách bền vững nên công tác đánh giá đất đai được thực hiện ở hầu hết các quốc gia và trở thành khâu trọng yếu trong hoạt động đánh giá tài nguyên đất hay trong quy hoạch sử dụng đất, là công cụ cho việc quản lý sử dụng đất bền vững ở mỗi quốc gia. 2.3.2 Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam Ở Việt Nam, từ thế kỷ XV những hiểu biết về đất đai bắt đầu được chú trọng và tổng hợp thành tài liệu quốc gia như: “Dư địa chí” của Nguyễn Trãi, các tài liệu của Lê Quý Đôn, Lê Tắc, Nguyễn Bỉnh Khiêm... Trong thời kỳ Pháp thuộc, để thuận lợi cho công cuộc khai thác tài nguyên, chúng ta cũng đã tiến hành một số nghiên cứu như: - Công trình nghiên cứu : “Đất Đông Dương” do E.M.Castagnol thực hiện ấn hành năm 1942 ở Hà Nội. - Công trình nghiên cứu đất đỏ ở Miền Nam Việt Nam do Tkatchenko thực hiện nhằm phát triển các đồn điền cao su ở Việt Nam. Từ sau năm 1950, rất nhiều các nhà khoa học Việt Nam như: Tôn Thất Chiểu, Vũ Ngọc Tuyên, Lê Duy Thước, Cao Liêm, Trương Đình Phú...Và các nhà khoa học nước ngoài như: V.M.Firdland, F.E.Moorman cùng hợp tác xây dựng bản đồ thổ nhưỡng miền Bắc Việt Nam (tỉ lệ 1:1.000.000), phân vùng địa lý thổ nhưỡng miền Bắc Việt Nam, bản đồ đất tổng quát miền Nam Việt Nam (tỉ lệ 1:1.000.000), tính chất lý, hoá học đất vùng đồng bằng sông Cửu Long, bản đồ đất Việt Nam (tỉ lệ 1:1.000.000), các nghiên cứu về đất sét, đất phèn Việt Nam, đánh giá phân hạng đất khái quát toàn quốc, bước đầu
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1