intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tiểu luận đề tài : Ngân sách nhà nước

Chia sẻ: Tran Anh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:19

507
lượt xem
36
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Ngân sách nhà nước, hay ngân sách chính phủ, là một phạm trù kinh tế và là phạm trù lịch sử; là một thành phần trong hệ thống tài chính. Thuật ngữ "Ngân sách nhà nước" được sử dụng rộng rãi trong đời sống kinh tế, xã hội ở mọi quốc gia. Song quan niệm về ngân sách nhà nước lại chưa thống nhất, người ta đã đưa ra nhiều định nghĩa về ngân sách nhà nước tùy theo các trường phái và các lĩnh vực nghiên cứu. Các nhà kinh tế Nga quan niệm: Ngân sách nhà nước là...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tiểu luận đề tài : Ngân sách nhà nước

  1. TIỂU LUẬN Ngân sách nhà nước
  2. Ngân sách nhà nước, hay ngân sách chính phủ, là một phạm trù kinh tế và là phạm trù lịch sử; là một thành phần trong hệ thống tài chính. Thuật ngữ "Ngân sách nhà nước" được sử dụng rộng rãi trong đời sống kinh tế, xã hội ở mọi quốc gia. Song quan niệm về ngân sách nhà nước lại chưa thống nhất, người ta đã đưa ra nhiều định nghĩa về ngân sách nhà nước tùy theo các trường phái và các lĩnh vực nghiên cứu. Các nhà kinh tế Nga quan niệm: Ngân sách nhà nước là bảng liệt kê các khoản thu, chi bằng tiền trong một giai đoạn nhất định của quốc gia. Luật Ngân sách Nhà nước của Việt Nam đã được Quốc hội Việt Nam thông qua ngày 16/12/2002 định nghĩa: Ngân sách Nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để đảm bảo thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của nhà nước. Sự hình thành và phát triển của ngân sách nhà nước gắn liền với sự xuất hiện và phát triển của kinh tế hàng hóa - tiền tệ trong các phương thức sản xuất của cộng đồng và nhà nước của từng cộng đồng. Nói cách khác, sự ra đời của nhà nước, sự tồn tại của kinh tế hàng hóa - tiền tệ là những tiền đề cho sự phát sinh, tồn tại và phát triển của ngân sách nhà nước. Ngân sách nhà nước bao gồm ngân sách trung ương và ngân sách địa phương. Ngân sách trung ương là ngân sách của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các cơ quan khác ở trung ương. Ngân sách địa phương bao gồm ngân sách của đơn vị hành chính các cấp có Hội đồng Nhân dân và Ủy ban Nhân dân. A.Quan niệm về ngân sách nhà nước 1. Ngân sách nhà nước là bản dự trù thu chi tài chính của nhà nước trong một khoảng thời gian nhất định, thường là một năm. 2. Ngân sách nhà nước là quỹ tiền tệ tập trung của nhà nước, là kế hoạch tài chính cơ bản của nhà nước. 3. Ngân sách nhà nước là những quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình nhà nước huy động và sử dụng các nguồn tài chính khác nhau. Thực chất, Ngân sách nhà nước phản ánh các quan hệ kinh tế phát sinh gắn liền với quá trình tạo lập, phân phối, sử dụng quỹ tiền tệ tập trung của Nhà nước khi Nhà nước tham gia phân phối các nguồn tài chính quốc gia nhằm thực hiện các chức năng của Nhà nước trên cơ sở luật định. B. Đặc điểm của ngân sách nhà nước
  3. Ngân sách nhà nước là bộ phận chủ yếu của hệ thống tài chính quốc gia. Nó bao gồm những quan hệ tài chính nhất định trong tổng thể các quan hệ tài chính quốc gia, cụ thể:  Quan hệ tài chính giữa nhà nước và công dân;  Quan hệ tài chính giữa nhà nước với doanh nghiệp;  Quan hệ tài chính giữa nhà nước với tổ chức xã hội;  Quan hệ tài chính giữa nhà nước với quốc tế. Đặc điểm của ngân sách nhà nước  Hoạt động thu chi của ngân sách nhà nước luôn gắn chặt với quyền lực kinh tế - chính trị của nhà nước, và việc thực hiện các chức năng của nhà nước, được nhà nước tiến hành trên cơ sở những luật lệ nhất định;  Hoạt động ngân sách nhà nước là hoạt động phân phối lại các nguồn tài chính, nó thể hiện ở hai lãnh vực thu và chi của nhà nước;  Ngân sách nhà nước luôn gắn chặt với sở hữu nhà nước, luôn chứa đựng những lợi ích chung, lợi ích công cộng;  Ngân sách nhà nước cũng có những đặc điểm như các quỹ tiền tệ khác. Nét khác biệt của ngân sách nhà nước với tư cách là một quỹ tiền tệ tập trung của nhà nước, nó được chia thành nhiều quỹ nhỏ có tác dụng riêng, sau đó mới được chi dùng cho những mục đích đã định;  Hoạt động thu chi của ngân sách nhà nước được thực hiện theo nguyên tắc không hoàn trả trực tiếp là chủ yếu. C. Vai trò của Ngân sách nhà nước Ngân sách nhà nước có vai trò rất quan trọng trong toàn bộ hoạt động kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng và đối ngoại của đất nước. Cần hiểu rằng, vai trò của ngân sách nhà nước luôn gắn liền với vai trò của nhà nước theo từng giai đoạn nhất định. Đối với nền kinh tế thị trường, ngân sách nhà nước đảm nhận vai trò quản lý vĩ mô đối với toàn bộ nền kinh tế, xã hội. Ngân sách nhà nước là công cụ điều chỉnh vĩ mô nền kinh tế xã hội, định hướng phát triển sản xuất, điều tiết thị trường, bình ổn giá cả, điều chỉnh đời sống xã hội. 1.Điều tiết trong kinh tế, thúc đẩy phát triển kinh tế Ngân sách nhà nước là công cụ định hướng hình thành cơ cấu kinh tế mới, kích thích phát triển sản xuất kinh doanh và chống độc quyền. Trước hết, Chính phủ sẽ hướng hoạt động của các chủ thể trong nền kinh tế đi vào quỹ đạo mà chính phủ đã hoạch định để hình thành cơ cấu kinh tế tối ưu, tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển ổn định và bền vững. Thông qua hoạt động chi Ngân sách, Nhà nước sẽ cung cấp kinh phí đầu tư cho cơ sở kết cấu hạ tầng, hình thành các doanh nghiệp thuộc các ngành then chốt trên cơ sở đó tạo môi
  4. trường và điều kiện thuận lợi cho sự ra đời và phát triển các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế (có thể thấy rõ nhất tầm quan trọng của điện lực, viễn thông, hàng không đến hoạt động kinh doanh của các Doanh nghiệp). Bên cạnh đó, việc cấp vốn hình thành các doanh nghiệp Nhà nước là một trong những biện pháp căn bản để chống độc quyền và giữ cho thị trường khỏi rơi vào tình trạng cạnh tranh không hoàn hảo. Và trong những điều kiện cụ thể, nguồn kinh phí trong ngân sách cũng có thể được sử dụng để hỗ trợ cho sự phát triển của các doanh nghiệp, đảm bảo tính ổn định về cơ cấu hoặc chuẩn bị cho việc chuyển sang cơ cấu mới hợp lý hơn. Thông qua hoạt động thu, bằng việc huy động nguồn tài chính thông qua thuế, ngân sách nhà nước đảm bảo thực hiện vai trò định hướng đầu tư, kích thích hoặc hạn chế sản xuất kinh doanh 2. Giải quyết các vấn đề xã hội Trợ giúp trực tiếp dành cho những người có thu nhập thấp hay có hoàn cảnh đặc biệt như chi về trợ cấp xã hội, trợ cấp gián tiếp dưới hình thức trợ giá cho các mặt hàng thiết yếu, các khoản chi phí để thực hiện chính sách dân số, chính sách việc làm, chống mù chữ, hỗ trợ đồng bào bão lụt. 3. Góp phần ổn định thị trường, chống lạm phát, bình ổn giá cả thị trường hàng hoá Nhà nước chỉ điều tiết những mặt hàng quan trọng những mặt hàng mang tính chất chiến lược. Cơ chế điều tiết thông qua trợ giá, điều chỉnh thuế suất thuế xuất nhập khẩu, dự trữ quốc gia. Thị trường vốn sức lao động: thông qua phát hành trái phiếu và chi tiêu của chính phủ. Kiềm chế lạm phát: Cùng với ngân hàng trung ương với chính sách tiền tệ thích hợp NSNN góp phần điều tiết thông qua chính sách thuế và chi tiêu của chính phủ. D. Thu ngân sách nhà nước 1.Khái niệm thu ngân sách nhà nước Để có kinh phí chi cho mọi hoạt động của mình, nhà nước đã đặt ra các khoản thu (các khoản thuế khóa) do mọi công dân đóng góp để hình thành nên quỹ tiền tệ của mình. Thực chất, thu ngân sách nhà nước là việc nhà nước dùng quyền lực của mình để tập trung một phần nguồn tài chính quốc gia hình thành quỹ ngân sách nhà nước nhằm thỏa mãn các nhu cầu của nhà nước. Ở Việt Nam, Đứng về phương diện pháp lý, thu NSNN bao gồm những khoản tiền Nhà nước huy động vào ngân sách để thỏa mãn nhu cầu chi tiêu của Nhà nước. Về mặt bản chất, thu NSNN là hệ thống những quan hệ kinh tế giữa Nhà nước và xã hội phát sinh trong quá trình Nhà nước huy động các nguồn tài chính để hình thành nên quỹ tiền tệ tập trung của Nhà nước nhằm thỏa mãn các nhu cầu chi tiêu của mình. Thu NSNN chỉ bao gồm những khoản tiền Nhà nước huy động vào ngân sách mà không bị ràng buộc bởi trách nhiệm hoàn trả trực tiếp cho đối tượng nộp. Theo Luật NSNN hiện hành, nội dung các khoản thu NSNN bao gồm:
  5. - Thuế, phí, lệ phí do các tổ chức và cá nhân nộp theo quy định của pháp luật; - Các khoản thu từ hoạt động kinh tế của Nhà nước; - Các khoản đóng góp của các tổ chức và cá nhân; - Các khoản viện trợ; - Các khoản thu khác theo quy định của pháp luật. Cần lưu ý là không tính vào thu NSNN các khoản thu mang tính chất hoàn trả như vay nợ và viện trợ có hoàn lại. Vì thế, các văn bản hướng dẫn Luật NSNN (Nghị định 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 của Chính phủ và Thông tư 59/2003/TT-BTC ngày 23/6/2003 của Bộ Tài chính) chỉ tính vào thu NSNN các khoản viện trợ không hoàn lại; còn các khoản viện trợ có hoàn lại thực chất là các khoản vay ưu đãi không được tính vào thu NSNN. [1] 2.Đặc điểm thu ngân sách nhà nước  Thu ngân sách nhà nước là tiền đề cần thiết để duy trì quyền lực chính trị và thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước. Mọi khoản thu của nhà nước đều được thể chế hóa bởi các chính sách, chế độ và pháp luật của nhà nước;  Thu ngân sách nhà nước phải căn cứ vào tình hình hiện thực của nền kinh tế; biểu hiển ở các chỉ tiêu tổng sản phẩm quốc nội GDP, giá cả, thu nhập, lãi suất, v.v...  Thu ngân sách nhà nước được thực hiện theo nguyên tắc hoàn trả không trực tiếp là chủ yếu. 3.Nội dung thu ngân sách nhà nước 1. Thuế 2. Phí và lệ phí Phí và lệ phí là khoản thu có tính chất bắt buộc, nhưng mang tính đối giá, nghĩa là phí và lệ phí thực chất là khoản tiền mà mọi công dân trả cho nhà nước khi họ hưởng thụ các dịch vụ do nhà nước cung cấp. So với thuế, tính pháp lý của phí và lệ phí thấp hơn nhiều. Phí gắn liền với với vấn đề thu hồi một phần hay toàn bộ chi phí đầu tư đối với hàng hóa dịch vụ công cộng hữu hình. Lệ phí gắn liền với việc thụ hưởng những lợi ích do việc cung cấp các dịch vụ hành chính, pháp lý cho các thể nhân và pháp nhân. 3. Các khoản thu từ các hoạt động kinh tế của nhà nước Các khoản thu này bao gồm:  Thu nhập từ vốn góp của nhà nước vào các cơ sở kinh tế có vốn góp thuộc sở hữu nhà nước;  Tiền thu hồi vốn tại các cơ sở của nhà nước;  Thu hồi tiền cho vay của nhà nước.
  6. 4. Thu từ hoạt động sự nghiệp Các khoản thu có lãi và chênh lệch từ các hoạt động của các cơ sở sự nghiệp có thu của nhà nước. 5. Thu từ bán hoặc cho thuê tài nguyên, tài sản thuộc sở hữu nhà nước Khoản thu này mang tính chất thu hồi vốn và có một phần mang tính chất phân phối lại, vừa có tính chất phân phối lại, vừa có tác dụng nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản quốc gia vừa tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước. Các nguồn thu từ bán hoặc cho thuê tài sản, tài nguyên, thiên nhiên; thu về bán tài sản thuộc sở hữu nhà nước. 6. Thu từ phạt, tịch thu, tịch biên tài sản Các khoản thu này cũng là một phần thu quan trọng của thu ngân sách nhà nước và được pháp luật quy định. 4.Yếu tố ảnh hưởng thu ngân sách nhà nước  Thu nhập GDP bình quân đầu người;  Tỷ suất doanh lợi trong nền kinh tế;  Tiềm năng về tài nguyên thiên nhiên;  Tổ chức bộ máy thu ngân sách. 5.Nguyên tắc thiết lập hệ thống thu ngân sách Các nguyên tắc định hướng  Nguyên thu thuế theo lợi ích;  Nguyên tắc thu theo khả năng. Các nguyên tắc thực hiện thực tế  Nguyên tắc ổn định và lâu dài;  Nguyên tắc đảm bảo sự công bằng;  Nguyên tắc rõ ràng, chắc chắn;  Nguyên tắc đơn giản. 6.Các giải pháp tăng thu ngân sách nhà nước 1. Một là, trong khi khai thác, cho thuê, nhượng bán tài sản, tài nguyên quốc gia tăng thu cho ngân sách, nhà nước cần phải dành kinh phí thỏa đáng cho để nuôi dưỡng, tái tạo và phát triển các tài sản, tài nguyên ấy, không làm cạn kiệt và phá hủy tài sản, tài nguyên vì mục đích trước mắt. 2. Hai là, chính sách thuế phải vừa huy động được nguồn thu cho ngân sách nhà nước, vừa khuyến khích tích tụ vốn cho doanh nghiệp và dân cư.
  7. 3. Ba là, chính sách vay dân để bù đắp thiếu hụt ngân sách nhà nước phải được đặt trên cơ sở thu nhập và mức sống của dân. 4. Bốn là, dùng ngân sách nhà nước đầu tư trực tiếp vào một số doanh nghiệp quan trọng trong những lĩnh vực then chốt, nhằm tạo ra nguồn tài chính mới. 5. Năm là, nhà nước cần có chính sách tiết kiệm, khuyến khích mọi người tiết kiệm tiêu dùng, tinh giản bộ máy, cải cách hành chính để tích lũy vốn chi cho đầu tư. E. Chi ngân sách nhà nước 1.Khái niệm chi ngân sách nhà nước Chi ngân sách nhà nước là việc phân phối và sử dụng quỹ ngân sách nhà nước nhằm đảm bảo thực hiện chức năng của nhà nước theo những nguyên tắc nhất định. Chi ngân sách nhà nước là quá trình phân phối lại các nguồn tài chính đã được tập trung vào ngân sách nhà nước và đưa chúng đến mục đích sử dụng. Do đó, Chi ngân sách nhà nước là những việc cụ thể không chỉ dừng lại trên các định hướng mà phải phân bổ cho từng mục tiêu, từng hoạt động và từng công việc thuộc chức năng của nhà nước. Quá trình của chi ngân sách nhà nước 1. Quá trình phân phối: là quá trình cấp phát kinh phí từ ngân sách nhà nước để hình thành các loại quỹ trước khi đưa vào sử dụng; 2. Quá trình sử dụng: là trực tiếp chi dùng khoản tiền cấp phát từ ngân sách nhà nước mà không phải trải qua việc hình thành các loại quỹ trước khi đưa vào sử dụng. 2.Đặc điểm của chi ngân sách nhà nước  Chi ngân sách nhà nước gắn với bộ máy nhà nước và những nhiệm vụ kinh tế, chính trị, xã hội mà nhà nước đảm đương trong từng thời kỳ;  Chi ngân sách nhà nước gắn với quyền lực nhà nước;  Các khoản chi của ngân sách nhà nước được xem xet hiệu quả trên tầm vĩ mô;  Các khoản chi của ngân sách nhà nước mang tính chất không hoàn trả trực tiếp;  Các khoản chi của ngân sách nhà nước gắn chặt với sự vận động của các phạm trù giá trị khác như giá cả, lãi suất, tỷ giá hối đoái, tiền lương, tín dụng, v.v... (các phạm trù thuộc lĩnh vực tiền tệ). 3.Nội dung của chi ngân sách nhà nước Theo chức năng nhiệm vụ, chi ngân sách nhà nước gồm:  Chi đầu tư phát triển kinh tế và kết cấu hạ tầng, trong đó phần lớn là xây dựng cơ bản, khấu hao tài sản xã hội  Chi bảo đảm xã hội, bao gồm:
  8. o Giáo dục; o Y tế; o Công tác dân số; o Khoa học và công nghệ; o Văn hóa; o Thông tin đại chúng; o Thể thao; o Lương hưu và trợ cấp xã hội; o Các khoản liên quan đến can thiệp của chính phủ vào các hoạt động kinh tế; o Quản lý hành chính; o An ninh, quốc phòng; o Các khoản chi khác; o Dự trữ tài chính; o Trả nợ vay nước ngoài, lãi vay nước ngoài. Theo tính chất kinh tế, chi ngân sách nhà nước đựoc chia ra:  Tiêu dùng cuối cùng (của Nhà nước): các khoản chi thường xuyên cho mua sắm của các cơ quan Nhà nước;  Đầu tư kết cấu hạ tầng: xây dựng cơ bản và khấu hao tài sản;  Phân phối và tái phân phối xã hội: lương công nhân viên chức và các khoản trợ cấp xã hội, hưu trí. 4.Phân loại chi ngân sách nhà nước Căn cứ vào mục đích, nội dung 1. Nhóm 1: Chi tích lũy của ngân sách nhà nước là những khoản chi làm tăng cơ sở vật chất và tiềm lực cho nền kinh tế, tăng trưởng kinh tế; là những khoản chi đầu tư phát triển và các khoản tích lũy khác. 2. Nhóm 2: Chi tiêu dùng của ngân sách nhà nước là các khoản chi không tạo ra sản phẩm vật chất để tiêu dùng trong tương lai; bao gồm chi cho hoạt động sự nghiệp, quản lý hành chính, quốc phòng, an ninh... Căn cứ theo yếu tố thời hạn và phương thức quản lý 1. Nhóm chi thường xuyên bao gồm các khoản chi nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của nhà nước; 2. Nhóm chi đầu tư phát triển nhằm làm tăng cơ sở vật chất của đất nước và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế; 3. Nhóm chi trả nợ và viện trợ bao gồm các khoản chi để nhà nước thực hiện nghĩa vụ trả nợ các khoản đã vay trong nước, vay nước ngoài khi đến hạn và các khoản chi làm nghĩa vụ quốc tế; 4. Nhóm chi dự trữ là những khoản chi ngân sách nhà nước để bổ sung quỹ dự trữ nhà nước và quỹ dự trữ tài chính.
  9. 5. Yếu tố ảnh hưởng đến chi ngân sách nhà nước  Chế độ xã hội là nhân tố cơ bản;  Sự phát triển của lực lượng sản xuất;  Khả năng tích lũy của nền kinh tế;  Mô hình tổ chức bộ máy của nhà nước và những nhiệm vụ kinh tế, xã hội của nhà nước trong từng thời kỳ. 6. Nguyên tắc tổ chức chi ngân sách nhà nước 1. Nguyên tắc thứ nhất: gắn chặt các khoản thu để bố trí các khoản chi; 2. Nguyên tắc thứ hai: đảm bảo yêu cầu tiết kiệm và hiệu quả; 3. Nguyên tắc thứ ba: theo nguyên tắc nhà nước và nhân dân cùng làm, nhất là các khoản chi mang tính chất phúc lợi xã hội; 4. Nguyên tắc thứ tư: tập trung có trọng điểm; 5. Nguyên tắc thứ năm: phân biệt rõ nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội của các cấp theo quy định của luật; 6. Nguyên tắc thứ sáu: phối hợp chặt chẽ với khối lượng tiền tệ, lãi suất, tỷ giá hối đoái. 7. Thâm hụt ngân sách nhà nước Thâm hụt ngân sách nhà nước, hay còn gọi là bội chi ngân sách nhà nước, là tình trạng khi tổng chi tiêu của ngân sách nhà nước vượt quá các khoản thu "không mang tính hoàn trả" của ngân sách nhà nước. Để phản ánh mức độ thâm hụt ngân sách người ta thường sử dụng chỉ tiêu tỉ lệ thâm hụt so với GDP hoặc so với tổng số thu trong ngân sách nhà nước. Thâm hụt ngân sách nhà nước có thể ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến nền kinh tế một nước tùy theo tỉ lệ thâm hụt và thời gian thâm hụt. Nói chung nếu tình trạng thâm hụt ngân sách nhà nước với tỷ lệ cao và trong thời gian dài sẽ gây ra lạm phát, ảnh hưởng tiêu cực. Giải pháp khắc phục  Tăng thu, giảm chi ngân sách nhà nước;  Vay nợ trong nước và nước ngoài để bù đắp sự thâm hụt;  Phát hành tiền giấy để bù chi. 64 CÂU HỎI NHẬN ĐỊNH MÔN : LUẬT NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC Lưu ý: Dưới đây là tổng hợp 64 câu hỏi nhận định Luật Ngân sách nhà nước. Trong đó
  10. 21 câu đầu là các câu hỏi nhận định nằm trong tài liệu hướng dẫn học tập (trang 28 & 29). 43 câu còn lại được tập hợp từ các tài liệu từ bên ngoài. Nhân đây, xin được cảm ơn anh Minhh đã cung cấp các tài liệu trên. Hãy cho biết các nhận định sau đây đúng hay sai. Giải thích ? 1- Nguồn vốn vay nợ của CP được sử dụng để đảm bảo họat động thường xuyên của các cơ quan quản lý hành chính NN. 2- Thu bổ sung để cân đối ngân sách là khoản thu thường xuyên của các cấp ngân sách. 3- Khoản thu 100% của ngân sách địa phương là khoản thu do cấp ngân sách địa phương nào thì cấp ngân sách đó được hưởng 100%. 4- Khoản thu từ thuế GTGT là khoản thu được phân chia theo tỷ lệ % giữa NSTW và NSĐP. 5- Kết dư NSNN hàng năm được nộp vào quỹ dự trữ NN theo qui định của Pháp luật NS hiện hành. 6- Mức bội chi NSNN được xác định bằng tổng mức bội chi của NSTW và NSĐP trong năm ngân sách. 7- Phát hành thêm tiền là một trong những biện pháp góp phần giải quyết bội chi NSNN. 8- Việc lập phê chuẩn dự toán NSNN do cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất là QH thực hiện. 9- Trong mọi trường hợp, dự toán NSNN phải được QH thông qua trước ngày 15/11 của năm trước. 10- UBND là cơ quan có thẩm quyền quyết định dự toán NSNN cấp mình. 11- Các đơn vị dự toán NS được trích lại 50% kết dư NSNN để lập quỹ dự trữ tài chính của đơn vị. 12- Quỹ dự trữ tài chính là quỹ tiền tệ được sử dụng để khắc phục hậu quả của thiên tai. 13- Số tăng thu NSNN được dùng để thưởng cho caác đơn vị dự toán NSNN theo quyết định của Chủ tịch UBND. 14- HĐND các cấp có thẩm quyền quyết định về mức thu phí trên địa bàn thuộc quyền quản lý. 15- Chính phủ là cơ quan có thẩm quyền cao nhất trong lĩnh vực chấp hành NSNN. 16- Dự phòng ngân sách là khoản tiền được sử dụng để thực hiện những khoản chi khi nguồn thu chưa kịp đáp ứng. 17- Cơ quan thuế là cơ quan có chức năng thu và quản lý các nguồn thu của NSNN. 18- Tất cả các khoản thu NSNN đều phải tập trung vào kho bạc NN. 19- Kho bạc nhà nước là cơ quan có thẩm quyền thu NSNN. 20- Tất cả các cơ quan NN đều là chủ thể tham gia quan hệ pháp luật chi NSNN. 21- Bộ trưởng bộ tài chính là chủ thể duy nhất được quyền quyết định các khoản chi từ dự phòng ngân sách trung ương. 22- Khách thể của quan hệ pháp luật tài chính có thể là hành vi tạo lập, phân phối và sử dụng các quỹ tiền tệ. 23- Hệ thống tài chính gồm có 4 khâu. 24- Các khâu tài chính trong hệ thống tài chính là hoàn toàn độc lập với nhau. 25- Chỉ có các đơn vị dự toán NSNN mới tham gia vào quan hệ pháp luật NSNN. 26- Quan hệ vay tiền trong dân chúng của CP là quan hệ tín dụng. 27- Chức năng giám đốc quyết định chức năng phân phối của tài chính.
  11. 28- Pháp luật tài chính là tổng hợp các QPPL điều chỉnh các quan hệ XH phát sinh trong quá trình các chủ thể thực hiện họat động kinh doanh tiền tệ. 29- Đơn vị dự toán là cấp NSNN. 30- Bất kỳ cấp NS nào cũng có khoản thu bổ sung. 31- Khoản thu 100% do cấp nào thu thì cấp đó được thụ hưởng. 32- Khoản thu điều tiết chỉ có ở cấp NS Tỉnh và Xã. 33- Dự toán NSNN do QH lập và phê chuẩn. 34- Ngân hàng NN và kho bạc NN là cơ quan quản lý quỹ NSNN của CP. 35- Cấp NSTW điều hành NSNN cấp Tỉnh. 36- Mọi khoản chi có chứng từ hợp lệ đều được quyết toán. 37- Các khoản thu NSNN chỉ bao gồm các khoản thu phí, lệ phí. 38- Khoản vay nợ của nước ngòai là khoản thu NSNN. 39- Họat động của Đoàn TNCS HCMđược hưởng kinh phí từ NSNN. 40- Chi cho họat động quản lý NN là khoản chi không thường xuyên. 41- Các đơn vị dự toán được trích lại 50% kết dư NSNN để lập quỹ dự trữ. 42- Phương thức cấp phát hạn mức áp dụng đối với các đơn vị trúng thầu công trình xây dựng cơ bản. 43- Mọi tài sản có giá trị lớn hơn 5 triệu đồng đều được xem là tài sản cố định. 44- Nguồn vốn của các DN có thể hình thành từ việc phát hành cổ phiếu. 45- Mọi DN đều có thể kinh doanh bảo hiểm. 46- Nguyên tắc thế quyền được áp dụng trong BH nhân thọ. 47- Đối với BH trùng trong BH tài sản thì mọi thiệt hại trong các điều kiện BH đều được hoàn trả tương ứng với từng hợp đồng BH. 48- Hình thức của hợp đồng BH chỉ có thể là giấy chứng nhận. 49- Thị trường tiền tệ chỉ được thực hiện giữa 2 chủ thể là tổ chức tín dụng có nhu cầu về vốn ngắn hạn. 50- Thị trường chứng khoán là thị trường mua đi bán lại các chứng khoán đã được phát hành. 51- Bộ tài chính là cơ quan điều hành thị trường ngoại hối. 52- Các đơn vị dự toán được trích 50% kết dư để lập quỹ dự trữ tài chính của đơn vị mình. 53- Tài chính dân cư là 1 bộ phận cấu thành chủ yếu của khâu NSNN. 54- NSNN là đạo luật NS thường niên. 55- Chủ thể của quan hệ PL tài chính là chủ thể của quan hệ PL NSNN. 56- Ngân hàng nhà nước VN là cơ quan quản lý NSNN. 57- Kho bạc nhà nước là cơ quan quản lý quỹ NSNN. 58- Mọi DN đều là chủ thể của quan hệ PL NSNN. 59- Luật NS thường niên còn gọi là Luật NSNN. 60- Tín dụng NN là hình thức tạo lập nguồn thu cho NSNN. 61- Họat động kinh doanh BH là đối tượng điều chỉnh của Luật tài chính. 62- Bảo hiểm trách nhiệm dân sự là BH đối với tài sản của người mua BH. 63- Mọi rủi ro khách quan ngẫu nhiên xẩy ra đều được bồi thường BH. 64- Các đơn vị dự toán NSNN đều được lập quỹ dự trữ NSNN.
  12. MỘT SỐ ĐỀ THI THAM KHẢO Đề thi Luật ngân sách nhà nứoc lớp TM32B - DS32B - QT32B Thời gian làm bài 75 ph sinh viên đựoc use tài liệu I/LÝ THUYẾT 1. - Kết dư ngân sách nhà nứơc là gì? Quỹ dự trữ tài chính đựoc tạo lập từ 1 phần kết dư ngân sách nhà nứoc sẽ đựoc ué như thế nào? 2 - Điều chỉnh dự toán ngân sách nhà nứoc là gì? Việc điều chỉnh dự toán ngân sách nhà nứoc đựoc thực hiện trong những trừong hợp nào? 3- Nguồn vốn vay nợ của chính phủ có được sử dụng để đảm bảo hoạt động thường xuyên của bộ máy nhà nước không? Vì seo? 4- Đơn vị dự toán ngân sách là j? Lúc nào thi đơn vị dự toan được chuyển khoản chi của năm trước chưa chi sang năm sau chi tiếp? Khoản chi này được hạch toán như thế nào? II/BÀI TẬP Trong dự toán ngân sách của tỉnh H có những nội dung sau: a. Trích 3% tổng chi ngân sách huyện để đưa vào quỹ dự trữ tài chính Tỉnh. b. Giao cho UBND tỉnh tiến hành phát hành trái phiếu chính quyền địa phương để xây dựng phần đường cao tốc đi qua địa bàn tỉnh( con đường này thuộc nhiệm vụ chi của NS trung ương) c. Sử dụng 20% số tiền thưởng do thu vượt dự toán thuộc khoản thu phân chia theo tỷ lệ % giữa ngân sách trung ương và địa phương để lập quỹ xoá đói giảm nghèo của tỉnh. d. vay 2 tỷ đồng của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh để đảm bảo thực hiện nhiệm vụ chi khhi ngân sách tỉnh chưa tập trung kịp nguồn thu. Các anh, chị cho biết theo quy định của pháp luật hiệnn hành, những nội dung trên trong dự toán của NS tỉnh H là đúng hay sai? Tại sao? Đề thi Luật NSNN lớp QT31A và QT31B Thời gian: 75' Được use tài liệu Câu 1 (1.5 điểm) Hoạt động của tổ chức Đoàn Thanh niên trường ĐH Luật TP HCM có sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước không? Tại sao? Tổng mức chi cho hoạt động của tổ chức Đoàn thanh niên ĐH Luật TP HCM do chủ thể nào quyết định? Tại sao? Câu 2 (1.5 điểm)
  13. Đ2 PL 38/2001/PL-UBTVQH10 về Phí và Lệ phí ngày 28/8/2001 quy định: "Phí là khoản tiền mà tổ chức, cá nhân phải trả khi được một tổ chức, cá nhân khác cung cấp dịch vụ". Đồng thời, tại Danh mục Phí ban hành kèm theo Pháp lệnh Phí và Lệ phí quy định: Án phí là một loại phí thuộc lĩnh vực tư pháp. Cho biết hay quy định này có gì mâu thuẫn với nhau không? Giải thích rõ tại sao? Câu 3 (2 điểm) Chi trả lương cho cán bộ công chức, viên chức thuộc cơ quan hành chính nhà nước là khoản chị nào trong kết cấu chi ngân sách nhà nước? Tại sao? Trình bày khái quát phương thức cấp phát tiền từ kho bạc Nhà nước để thực hiện các khoản chi này. Câu 4 (2 điểm) Giải thích tại sao các khoản thu thuế được áp dụng thống nhát trong phạm vi cả nước, trong khi đó phí và lệ phí mang tính địa phương? Cho biết các khoản thu về phí, lệ phí hiện nay đang được áp dụng tài TP HCM có thể do những cơ quan nào quy định? Cho VD cụ thể. Câu 5 (2 điểm) Tại sao thanh tra tài chính là một hoạt động quan trọng trong quá trình quản lý thu, chi ngân sách nhà nước? Phân tích các ưu điểm và hạn chế của thanh tra tài chính trong việc đảm bảo hiệu quả quản lý ngân sách nhà nước. Đề thi Luật NSNN lớp TM31A Thời gian: 75' Được use tài liệu Câu 1 : (5 điểm) : Nhận định: a/ Kết dư ngân sách TW được chuyển toàn bộ sang nguồn thu của NS năm sau. b/ Quỹ dự trữ tài chính NSTW và NS cấp tỉnh được sử dụng để tạm ứng nhằm bù đắp những khoản thiếu hụt tạm thời và phải hoàn trả trong năm ngân sách. c/ Khoản thủ từ thuế tiêu thụ đặc biệt đối với hàng nhập khẩu là khoản thu 100% vào NSTW. d/ HĐND cấp tỉnh là cơ quan quyết định tỷ lệ phân bổ các khoản thu điều tiết (khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm) giữa ngân sách cấp huyện và ngân sách cấp xã. e/ Kiểm toán là cơ quan trực thuộc Chính Phủ. Câu 2 : (5 điểm) Theo thông tin từ wbsite : http://cand.com.vn/News/PrintView.aspx?ID=103180 "Chiều 8/11, với sự nhất trí cao, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách
  14. Nhà nước năm 2009. Theo đó, Quốc hội đặt mục tiêu thu cân đối ngân sách năm 2009 là 389.900 tỉ đồng, bằng 21,5% GDP, nếu tính gộp cả số thu chuyển nguồn năm 2008 sang thì tổng thu của cả năm 2009 là 404.000 tỉ đồng; tổng chi năm 2009 cũng được Quốc hội xác định là 491.300 tỉ đồng. Như vậy, bội chi được Quốc hội cho phép là 87.300 tỉ đồng. Quốc hội cũng tán thành các giải pháp được Chính phủ và các ủy ban của Quốc hội đề xuất để thực hiện thu ngân sách Nhà nước năm 2009. Trong đó, tiếp tục thực hiện chính sách tài chính thắt chặt, tiết kiệm chi, giảm bội chi trong năm 2009." Qua thông tin trên, hãy cho biết : 1/ Thế nào là bội chi NSNN, vì sao trang thông tin trên không đề cập đến số liệu bội chi NS các tỉnh, thành phố? 2/ Theo quy định của pháp luật NSNN thì để bù đắp bội chi là 87.300 tỷ đồng trong năm 2009 sẽ lấy từ đâu, sử dụng chúng vào mục đích gì? Đề thi Luật NSNN lớp TM31B Thời gian: 75' Được use tài liệu Câu 1: 6 điểm. Anh chị hãy cho biết: A. Thế nào là phân cấp quản lý NSNN? Ý nghĩa của phân cấp quản lý NSNN đối với hoạt động quản lý NSNN? B. Thế nào là khoản thu 100%? Thế nào là khoản thu điều tiết? Tại sao thuế XK, NK là khoản thu 100% của NSTW? C. Kết dư NSNN là gì? Quỹ dự trữ tài chính được tạo lập từ 1 phần kết dư ngân sách sẽ được sử dụng như thế nào? D. Trong trường hợp NSNN thu không kịp đáp ứng nhu cầu chi, NN sẽ áp dụng những biện pháp nào để khắc phục tình trạng này. Câu 2: 4 điểm TRong quá trình lập quyết toán NSNN năm 2008 của tỉnh B, giám đốc sở tài chính tỉnh B đã ra 1 số quyết định như sau: A. Tổng hợp vào quyết toán NS của tỉnh toàn bộ các khoản chi mà tỉnh đã thực hiện trên thực tế, bao gồm cả những khoản chi do NSTW uỷ quyền cho tỉnh B thực hiện. B. CHuyển toàn bộ số dư từ dự phòng NS tỉnh đưa vào quỹ xoá đói giảm nghèo của tỉnh. C. Sử dụng toàn bộ số tăng thu NS của tỉnh đề tài trợ cho cuộc thi tài năng trẻ do tỉnh tổ chức. D. Yêu cầu kho bạc NN tỉnh trích 5% số thu từ thuế chuyển quyền sử dụng đất trên địa bàn tỉnh để mua quà tết cho các vị lão thành cách mạng của tỉnh.
  15. Hỏi: Anh chị hãy cho biết các quyết định trên của giám dốc sở tài chính tỉnh B là đúng hay sai? Tại sao? Giải quyết các tình huống trên theo PLNSNN hiện hành. Đề thi NSNN - Lớp Hành Chính 31A Thời gian: 75' Được use tài liệu câu 1: so sánh trường hợp bội chi NSNN và trường hợp tạm thời thiếu hụt nguồn NSNN ?(khái niêm, đặc điểm, ảnh hưởng của từng trường hợp đối với việc thực hiện kế hoạch NSNN, các biện pháp khắc phục). câu 2: phân tích vai trò điều tiết giá cả hàng hóa, dịch vụ, góp phần ổn định thị trường của NSNN? ví dụ? câu 3: trong kết cấu chi NSNN, những khoản chi nào nhằm đảm bảo hoạt động của BMNN? những khoản chi này dc cấp phát cho đối tượng thụ hưởng theo phương thức chi nào? câu 4: thế nào là 1 cấp NS trong hệ thống NSNN? trình bày mối quan hệ giữa cấp NS và các đơn vị dự toán NSNN? Câu 5: phân tích các yếu tố có thể tác động đến tính độc lập trong hoạt động của cơ quan kiểm toán nhà nước? nêu các giải pháp nhằm đảm bảo tính độc lập, từ đó nâng cao hiệu wa hoạt động của cq kiểm toán nhà nước ở nước ta hiện nay. Đề 01 Câu 1 (6 điểm) Những nhận định sau đây đúng hay sai? Tại sao? 1) Chỉ có các đơn vị dự toán NSNN mới tham gia vào quan hệ PL NSNN. 2) UBND các cấp là cơ quan có thẩm quyền điều chỉnh kế họach thu chi tài chính của ngân sách cấp mình trong quá trình điều hành NSĐP. 3) Chính phủ, Bộ tài chính, HĐND cấp Tỉnh là cơ quan có thẩm quyền quy định về tất cả các loại phí ở nước ta hiện nay. 4) Các đơn vị dự toán NS được trích lại 50% kết dư NSNN để lập quỹ dự trữ tài chính của đơn vị. 5) Kinh phí họat động của các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội do NSNN đảm bảo. 6) Cơ quan thuế là cơ quan có chức năng thu và quản lý các nguồn thu của NSNN.
  16. Câu 2 (2 điểm) Chức năng tư vấn của cơ quan kiểm toán NN được thể hiện như thế nào? Việc thực hiện chức năng này của cơ quan kiểm toán NN có ảnh hưởng đến họat động quản lý NN và điều hành họat động quản lý NSNN không? Câu 3 (2 điểm) Vì sao Luật NSNN ngày 15/02/2002 cho phép HĐND Tỉnh, thành phố thuộc TW quyết định phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi của các cấp chính quyền địa phương? Đề 02: Câu 1: a) Vốn vay trong và ngoài nước chỉ được dùng cho đầu tư phát triển và không dùng cho tiêu dùng (k2-Đ8 Luật NSNN)? b) Dự toán chi tiêu của Bộ GD-ĐT trong 1 năm dương lịch do cơ quan nào có thẩm quyền quyết định ? Tại sao? c) Kiểm soát chi là gì? Ý nghĩa của nó đối với họat động chấp hành NSNN? d) Việc quản lý NSNN của KBNN phải đảm bảo yêu cầu: "hoặc phải bằng, hoặc nhỏ hơn khả năng thanh toán". Hiểu như thế nào về yêu cầu này? e) Thế nào là đơn vị dự toán cấp I? Trường ĐH Luật Tp>HCM là đơn vị dự toán cấp mấy và thuộc ngân sách cấp nào? Câu 2: Bộ X trong năm ngân sách 2005 được cấp kinh phí họat động là 10 tỷ đồng để thực hiện các công việc cần thiết. Hãy điền số tiền trên vào tài khoản của đơn vị tại KBNN. Bộ X đã quyết định rút ra 3 tỷ đồng để cấp cho doanh nghiệp B vay (B là doanh nghiệp cho Bộ X quản lý). Anh chị hãy cho biết: a) Việc cho vay của Bộ X đối với doanh nghiệp B như vậy là đúng hay sai? Tại sao? b) Hãy giải quyết vụ việc trên theo qui định của PL hiện hành. Đề thi môn : Luật Ngân sách Nhà nước - Lần 1 - Lớp 5C Thời gian : 75 phút Được sử dụng tài liệu Câu 1 (4 điểm) Các nhận định sau đây đúng hay sai? Giải thích tại sao? 1- Hiệp định AFTA (Asian Free Tariffs Area) về xây dựng khu vực mậu dịch tự do ASEAN giữa 11 quốc gia trong khu vực Đông nam á là nguồn của PL - NSNN. 2- Thuế GTGT phát sinh trên địa bàn quận Thủ Đức, do kho bạc NN quận TĐ thu, là khoản thu của ngân sách quận Thủ Đức.
  17. 3- Tổng kiểm toán nhà nước là người đứng đầu cơ quan kiểm toán NN, do QH bầu, có nhiệm kỳ theo nhiệm kỳ của QH. 4- Việc qui định cơ quan kiểm toán NN là đơn vị dự toán cấp I của NS trung ương (Điều 67 Luật KTNN) là điều kiện quan trọng nhằm đảm bảo nguyên tắc họat động "độc lập và chỉ tuân theo PL" của kiểm toán nhà nước. Câu 2 (6 điểm) Trả lời các câu hỏi sau: 1- Họat động kiểm dịch động-thực vật trước khi đưa động-thực vật ra thị trường có vai trò quan trọng nhằm đảm bảo ngăn chặn dịch bệnh và bảo vệ sức khỏe cho người tiêu dùng. Cho biết phí kiểm dịch động-thực vật là khoản thu phí hay lệ phí của NSNN? Hãy giải thích tại sao? 2- Thế nào là khoản thu 100% của NSĐP? Giải thích tại sao những khoản thu 100% của NSĐP chủ yếu là những khoản thu liên quan đến nhà và đất? (điều 32 Luật NSNN). 3- Việc điều chỉnh kế họach thu-chi của ngân sách cấp Tỉnh được thực hiện trong các trường hợp nào? Cơ quan nào có thẩm quyền điều chỉnh dự toán tài chính của NS cấp Tỉnh trong các trường hợp này? 4- Chi NSNN cho hoạt động của Hội LHPN thành phố HCM được cấp phát theo phương thức chi nào? Tại sao? Trình bày thủ tục chi trong trường hợp này? ĐỀ THI LUẬT NGÂN SÁCH ĐỀ THI NGÀY 27/3/2009 THẦY PHƯƠNG NAM 1) Các nhận định sau đây đúng hay sai? Tại sao? a/ UBND cấp tỉnh là cơ quan có thẩm quyền quyết định tỷ lệ phần trăm (%) phân chia giữa ngân sách các cấp chính quyền địa phương.? b/ Mọi khoản chi trong năm ngân sách đều được xem là hợp pháp và đưa vào quyết toán? c/ Thuế GTGT là khoản thu thuộc 100% của Ngân sách địa phương? 2) Anh chị hãy cho biết a/ Bội chi NSNN là gì? Tại sao không có bội chi NS cấp địa phương ? Các phương thức bù đắp bội chi NSNN? B/ NSNN còn được gọi với tên là gì? Tại sao NSNN được gọi với tên gọi đó? 3) Để khắc phục hậu quả cho cơn bão số 2 năm 2007, Chủ tịch UBND tỉnh A đã quyết định tiến hành đồng thời 4 họat động sau: • Lấy toàn bộ dự phòng NS tỉnh ra sử dụng • Yêu cầu trích 40% quỹ dự trữ tài chính cấp tỉnh ra sử dụng • Phát hành trái phiếu chính quyền địa phương để huy động tiền khắc phục hậu quả thiên tai. • Yêu cầu Cục thuế tỉnh tăng thuế TNDN nhắm tăng cường thu vào NS cấp tỉnh để góp phần khắc phục hậu quả thiên tai
  18. Theo anh, chị quyết định của chủ tịch UBND tỉnh A là đúng hay sai? Tại sao? ĐỀ THI MÔN LUẬT NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC Lớp Q5D - Lần 2 ---&--- Câu 1: (6 điểm) Anh (chị) trả lời các câu hỏi sau: 1. Việc trích lập quỹ dự phòng của các cấp ngân sách có bị giới hạn bởi một mức tối đa do pháp luật ngân sách nhà nước quy định hay không? Tại sao? 2. Các khoản chi lương cho cán bộ, công chức nhà nước được thực hiện theo phương thức chi nào? Tại sao? 3. Cơ quan Kiểm toán nhà nước có quyền ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm pháp luật ngân sách nhà nước được thực hiện trong quá trình hoạt động kiểm toán tại các đơn vị dự toán ngân sách nhà nước hay không? Tại sao? 4. Quỹ dự phòng ngân sách được tạo lập nhằm mục đích gì? Những chủ thể nào được quyền quyết định việc sử dụng quỹ dự phòng ngân sách? Câu 2: (2 điểm) Theo dự toán ngân sách năm 2008, số thu của ngân sách trung ương trong khoản thu điều tiết với tỉnh X là 540 tỷ đồng. Tuy nhiên số thực thu là 640 tỷ. Chính phủ quyết định thưởng cho ngân sách địa phương. Hỏi: a. Chính phủ có thể thưởng tối đa là bao nhiêu? b. Số tiền thưởng ấy ngân sách địa phương sẽ chi như thế nào? Câu 3: (2 điểm) Phân tích địa vị pháp lý của cơ quan Kiểm toán nhà nước Việt Nam theo quy định của pháp luật hiện hành? Địa vị pháp lý đó có ảnh hưởng như thế nào đến hiệu quả hoạt động của cơ quan Kiểm toán nhà nước? Câu 1: A) Vốn vay trong và ngoài nước chỉ được dùng cho đầu tư phát triển và không dùng cho tiêu dùng (k2-Đ8 Luật NSNN)? B) Dự toán chi tiêu của Bộ GD-ĐT trong 1 năm dương lịch do cơ quan nào có thẩm quyền quyết định ? Tại sao? C) Kiểm soát chi là gì? Ý nghĩa của nó đối với họat động chấp hành NSNN? D) Việc quản lý NSNN của KBNN phải đảm bảo yêu cầu: "hoặc phải bằng, hoặc nhỏ hơn khả năng thanh toán". Hiểu như thế nào về yêu cầu này?
  19. E) Thế nào là đơn vị dự toán cấp I? Trường ĐH Luật Tp>HCM là đơn vị dự toán cấp mấy và thuộc ngân sách cấp nào? Câu 2: Bộ X trong năm ngân sách 2005 được cấp kinh phí họat động là 10 tỷ đồng để thực hiện các công việc cần thiết. Hãy điền số tiền trên vào tài khoản của đơn vị tại KBNN. Bộ X đã quyết định rút ra 3 tỷ đồng để cấp cho doanh nghiệp B vay (B là doanh nghiệp cho Bộ X quản lý). Anh chị hãy cho biết: A) Việc cho vay của Bộ X đối với doanh nghiệp B như vậy là đúng hay sai? Tại sao? B) Hãy giải quyết vụ việc trên theo qui định của PL hiện hành. Câu 1 (6 điểm): Những nhận định sau đây đúng hay sai? Tại sao? 1) Chỉ có các đơn vị dự toán NSNN mới tham gia vào quan hệ PL NSNN. 2) UBND các cấp là cơ quan có thẩm quyền điều chỉnh kế họach thu chi tài chính của ngân sách cấp mình trong quá trình điều hành NSĐP. 3) Chính phủ, Bộ tài chính, HĐND cấp Tỉnh là cơ quan có thẩm quyền quy định về tất cả các loại phí ở nước ta hiện nay. 4) Các đơn vị dự toán NS được trích lại 50% kết dư NSNN để lập quỹ dự trữ tài chính của đơn vị. 5) Kinh phí họat động của các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội do NSNN đảm bảo. 6) Cơ quan thuế là cơ quan có chức năng thu và quản lý các nguồn thu của NSNN. Câu 2 (2 điểm): Chức năng tư vấn của cơ quan kiểm toán NN được thể hiện như thế nào? Việc thực hiện chức năng này của cơ quan kiểm toán NN có ảnh hưởng đến họat động quản lý NN và điều hành họat động quản lý NSNN không? Câu 3 (2 điểm) Vì sao Luật NSNN ngày 15/02/2002 cho phép HĐND Tỉnh, thành phố thuộc TW quyết định phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi của các cấp chính quyền địa phương?
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2