intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tiểu luận địa chất môi trường " Lũ quét - Thiệt hại và biện pháp phòng tránh "

Chia sẻ: Nguyen Thi Hao | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:20

442
lượt xem
137
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Lũ quét xảy ra ở hầu khắp các nước trên thế giới, đặc biệt ở các lưu vực sông nằm trong vùng nhiệt đới chịu ảnh hưởng của khí hậu gió mùa và bão. Những nơi thường bị lũ quét nhiều nhất là: miền Nam nước Pháp, Bắc Ý, sườn núi Andes, Ấn Độ, Trung Quốc, Pakistan, Thái Lan, Việt Nam, Nepan, Indonesia, Malaysia, Nhật Bản, lưu vực sông quanh vùng núi San – Gabriel (bang Califonia – Mỹ), Chilê, Peru, Colombia…....

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tiểu luận địa chất môi trường " Lũ quét - Thiệt hại và biện pháp phòng tránh "

  1. Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội Khoa : Tài nguyên – Môi trường TIỂU LUẬN ĐỊA CHẤT MÔI TRƯỜNG Đề tài : Lũ quét – Thiệt hại và biện pháp phòng tránh Nhóm 5 – MTC Nhóm SV thực hiện: Nguyễn Thị Hào 1. MSSV : 532406 Vũ Thị Tuyết Chính 2. MSSV : 532386 Lê Thị Thu Hiền 3. MSSV : 532 Lê Thị Nga 4. MSSV : 532 Nguyễn Thị Thanh 5. MSSV : 532 Đoàn Thị Thanh Thủy 6. MSSV : 532 GVHD : Cao Việt Hà 1
  2. MỤC LỤC Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội .......................................................................... 1 Khoa : Tài nguyên – Môi trường .................................................................................. 1 TIỂU LUẬN .................................................................................................................. 1 ĐỊA CHẤT MÔI TRƯỜNG ......................................................................................... 1 Đề tài : ............................................................................................................................ 1 Lũ quét – Thiệt hại và biện pháp phòng tránh............................................................. 1 Nhóm 5 – MTC .............................................................................................................. 1 GVHD : Cao Việt Hà ...................................................................................................... 1 Hình 1: Lũ quét tại các tỉnh phía Bắc năm 2008 .............................................................. 3 2.2.3.1. Mưa .................................................................................................................... 6 Bảng 1: Các ngưỡng mưa sinh lũ quét ............................................................................. 7 2.2.3.2. Biến đổi khí hậu và các hiện tượng khí hậu cực đoan .......................................... 7 2.2.3.3. Địa hình .............................................................................................................. 8 Hình 2: Địa hình dốc dễ xảy ra lũ quét ............................................................................ 8 2.2.3.4. Mạng lưới sông suối ........................................................................................... 9 2.2.3.5. Rừng và thảm phủ thực vật ................................................................................. 9 Hình 3: Một góc rừng bị cháy tại Séo Mý Tỷ (Sa Pa) ....................................................... 9 2.2.3.6. Tác động của con người .................................................................................... 10 Hình 4: Lũ quét tạo nên nhg vết nứt ở xã Mường Vi (Bát Xát - Lào Cai 8/2010) ............ 13 Hình 5: Đường sạt lở sau lũ quét ở Lào Cai (9/2010) .................................................... 13 Hình 6: Hậu quả sau cơn lũ quét tại xã Cat Thịng - huyện Văn Chấn – tỉnh Yên Bái (9/2005) ........................................................................................................................ 14 2.4.1. Thiệt hại trực tiếp ............................................................................................... 14 2.4.2. Thiệt hại gián tiếp và lâu dài .............................................................................. 14 2.4.2.1. Kinh phí cho khắc phục hậu quả, ổn định sinh hoạt sản xuất của nhân dân ........ 15 Hình 7: Những ngôi nhà bị lũ quét chỉ còn nền, móng. .................................................. 15 2.4.2.2. Việc khắc phục các hậu quả về giao thông, thủy lợi, nông nghiệp, các công trình hạ tầng cơ sở ................................................................................................................. 15 Hình 8: Mưa lũ gây thiệt hại tại Lai Châu (tháng 7/2009) ............................................. 16 2.4.2.3. Kinh phí khắc phục suy thoái môi trường .......................................................... 16 2.4.2.4. Hậu quả về Văn hóa – Xã hội............................................................................ 16 2.4.3. Những trận lũ quét kinh hoàng trong 10 năm qua ở Việt Nam .......................... 17 2
  3. I. Đặt vấn đề Lũ quét xảy ra ở hầu khắp các nước trên thế giới, đặc biệt ở các lưu vực sông nằm trong vùng nhiệt đới chịu ảnh hưởng của khí hậu gió mùa và bão. Những nơi thường bị lũ quét nhiều nhất là: miền Nam nước Pháp, Bắc Ý, sườn núi Andes, Ấn Độ, Trung Quốc, Pakistan, Thái Lan, Việt Nam, Nepan, Indonesia, Malaysia, Nhật Bản, lưu vực sông quanh vùng núi San – Gabriel (bang Califonia – Mỹ), Chilê, Peru, Colombia…. Lũ lụt, thiên tai nói chung và lũ quét nói riêng ở các nước có khí hậu gió mùa và xoáy thuận nhiệt đới châu Á ngày càng gia tăng cả về tần suất và cường độ. Ở Việt Nam, trong những năm gần đây, hiện t ượng lũ lớn, lũ bất ngờ, cường độ lên nhanh, biên độ lũ cao có sức tàn phá lớn thường xảy ra ở các lưu vực nhỏ và vừa ở miền núi được gọi là lũ quét. Có thể thấy hầu như năm nào cũng xảy ra hàng chục trận lũ quét ở các vùng núi nước ta. Lũ quét xuất hiện ngày càng nhiều, những trận lũ quét dồn dập và có sức tàn phá lớn. I. Nội dung 1.1. Khái niệm cơ bản về lũ quét 1.1.1. Định nghĩa lũ quét Định nghĩa: Lũ quét thường là những trận lũ lớn, xảy ra bất ngờ, tồn tại trong một thời gian ngắn (lên nhanh, xuống nhanh), dòng chảy xiết có hàm lượng chất rắn cao và có sức tàn phá lớn. Hình 1: Lũ quét tại các tỉnh phía Bắc năm 2008 3
  4. Lũ quét là hiện tượng tự nhiên, chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố như: Mưa với cường suất lớn trên địa hình đặc biệt; Nơi có độ dốc lưu vực trên 20% - 30%; Nhất là nơi có độ che phủ của thực vật thưa do lớp phủ thực vật bị tàn phá mạnh, độ ổn định của lớp đất mặt lưu vực kém, tạo điều kiện tập trung hình thành dòng chảy dồn vào các sông suối thuận lợi, làm cho lượng nước tích tụ ngày càng nhanh và tạo ra thế năng rất lớn. Sự xuất hiện của lũ quét thường chỉ trong vài ba giờ sau khi có mưa với cường độ lớn. Sự hình thành lũ quét có liên quan mật thiết với cường độ mưa, điều kiện khí hậu, đặc điểm địa hình, các hoạt động của con người cũng như điều kiện tiêu thoát lũ của lưu vực. 1.1.2. Phân biệt lũ quét và lũ thông thường Lũ quét Lũ thông thường Lũ quét là một dạng lũ lớn chứa nhiều Lũ là hiện tượng nước sông dâng cao vật chất rắn, xảy ra bất ngờ trong một thời trong một khoảng thời gian nhất định, sau gian ngắn trên các lưu vực nhỏ, địa hình đó giảm dần. dốc, lưu tốc cao. Lũ quét chuyển động rất nhanh, tập Lũ lớn trên sông diễn biến chậm và trung gần như tức thời, đỉnh lũ thường xuất thường xảy ra trên diện rộng và kéo dài. hiện chỉ từ 3h đến 4h sau khi bắt đầu mưa, thường chỉ bằng 1/2 hoặc 1/3 thời gian truyền lũ thông thường. 1.1.3. Đặc điểm của lũ quét  Là những trận lũ bất ngờ,duy trì trong một thời gian ngắn (khoảng vài ba giờ hoặc chưa đến 1 ngày) và có sức công phá lớn.  Có sự tham gia của nước chảy tràn cùng các vật liệu tảng,cuội,bùn cát,cây cối lẫn lộn trong nước.  Lượng vật liệu rắn trong dòng nước lũ từ 10% đến 60%.  Lưu lượng từ 500-2500 m3/s.  Tốc độ dòng nước rất lớn,kèm theo những đợt sóng tràn.  Lũ quét thường xuất hiện vào đầu mùa mưa. 4
  5. 1.1.4. Các dạng lũ quét Lũ quét là loại hình thiên tai xảy ra từ lâu trên thế giới. Dựa vào hình thức, quy mô phát triển và các vật chất mang theo trong dòng chảy lũ mà lũ quét được phân ra các lọai chính sau:  Lũ quét sườn dốc (Sweeping flood, flash flood) : mưa lớn đột ngột xuất hiện trên lưu vực có sườn dốc cao, độ dốc lớn và hình dạng thích hợp cho mạng sông suối tập trung nước nhanh. Lũ xảy ra trong thời gian ngắn (thường vào đêm và sáng), có tốc độ lớn, quét đi mọi chướng ngại vật trên đường nó đi qua.  Lũ bùn đá (Mudflow) : lũ có mang nhiều bùn, đá trong dòng lũ. Hầu hết những dòng bùn đá thường bắt nguồn từ sự trượt lở đất gây ra bởi nhiều nhân tố như nước mưa, động đất, xói mòn, trượt ngầm, nước ngầm,... những mảnh vụn (đất, đá) do trượt đất cuốn đi hoà với nước sông, suối trở thành dòng bùn.  Lũ nghẽn dòng (Debris flood) : Lũ mang nhiều rác, cành cây, đất đá, cuội sỏi.  Sự cố hồ chứa nước nhân tạo : Khi đập của hồ chứa nước bị vỡ, sóng lũ sẽ gây ra lũ quét tương tự như lũ quét nghẽn dòng. Các dạng lũ quét thường gây thiệt hại ở nước ta là lũ quét sườn dốc, lũ bùn đá và lũ nghẽn dòng. 1.2. Nguyên nhân hình thành lũ quét 1.2.1. Những điều kiện thuận lợi cho việc xuất hiện lũ quét ở Việt Nam - Lưu vực là điều kiện đủ để hình thành dòng chảy lũ nhưng lưu vực thường chịu tác động của con người như việc khai thác gỗ củi, đốt, phá rừng làm nương rẫy, khai thác khoáng sản vô tổ chức dẫn đến bề mặt lưu vực bị rửa trôi mạnh mẽ, tập trung dòng chảy nhanh. - Đặc điểm địa hình chia cắt, các dẫy núi cao thường có hướng Tây Bắc - Đông Nam gần như vuông góc với hướng gió mùa Đông Bắc - Tây Nam. Các dãy núi này tựa như bức tưòng thành chặn giữ các dải hội tụ, tạo ra các tâm mưa lớn. Các sông suối có diện tích lưu vực nhỏ (nhỏ hơn 500 km2) nằm ở thượng nguồn các lưu vực sông, đặc biệt là đối với những vùng gần các tâm mưa lớn. - Sườn lưu vực có độ dốc cao từ 15% đến trên 30%, làm cho cường độ dòng chảy mặt lớn và tạo điều kiện cho việc xuất hiện dòng chảy vượt thấm. 1.2.2. Những giai đoạn chính hình thành lũ quét - Mưa lớn hình thành dòng lũ mặt lớn và đặc biệt lớn tràn ngập trên mặt lưu vực nhỏ của vùng núi dốc, nơi có độ che phủ thảm thực vật nhỏ do bị khai thác mạnh mẽ. - Nước mưa hình thành dòng chảy mặt xói mòn và rửa trôi bề mặt lưu vực làm tăng đáng kể lượng bùn, cát, rác trong dòng nước lũ. - Nước lũ tập trung hầu như đồng thời, đổ về rất nhanh từ các sườn dốc lưu vực (thường có độ dốc trên 20-30%) đổ vào lòng dẫn (thời gian tập trung chỉ 1-3 giờ cho đến 5
  6. dưới 6 giờ). Dòng lũ có tốc độ xói mạnh, t àn phá mọi vật cản trên đường chuyển động, có thể tạo ra lòng dẫn mới, bồi lấp lòng dẫn cũ, làm cho tốc độ truyền lũ về phía hạ du nhanh hơn. - Dòng lũ xói sâu ở những khu vực cao, bồi lắng bùn, cát, đá, rác ở các vùng trũng dọc đường đi như các bãi lầy, đồng ruộng, vườn tược, thậm chí cả những khu dân cư. Như vậy, lũ quét là một hiện tượng thiên tai thường xảy ra ở những lưu vực nhỏ (diện tích không quá 300-400 km2) ở miền núi nơi có độ dốc lớn (trên 15-30%), mức độ khai thác lưu vực lớn chỉ còn lớp phủ thực vật không đáng kể (dưới 10-15%). 1.2.3. Các nhân tố hình thành lũ quét Lũ quét xảy ra do ảnh hưởng của tổ hợp các điều kiện tự nhiên và các hoạt động của con người trên lưu vực. Lũ quét Biến đổi khí hậu và Mạng lưới Rừng và Tác động các hiện thảm phủ của con Mưa Địa hình sông suối tượng khí thực vật người hậu cực đoan 2.2.3.1. Mưa Trong cùng một lưu vực hoặc một miền, vùng núi thường có lượng mưa lớn hơn vùng đồng bằng, do đặc điểm địa hình có sườn núi chắn gió và các thung lũng có tác dụng hút luồng không khí ẩm từ biển vào. Các tâm mưa lớn của nước ta hầu hết đều tập trung ở các vùng núi có điều kiện địa hình như vậy. Mưa là nhân tố quyết định gây ra lũ quét, thường tập trung trong vài giờ với cường độ rất lớn trên diện tích hẹp từ vài chục đến vài trăm km2. Điều đó giải thích lý do tại sao nhiều khi lũ quét xảy ra trên một số khu vực lại không đồng bộ với lũ trên sông lớn. 6
  7. Mưa gây ra lũ quét thường tập trung với cường độ lớn hiếm thấy trong 1giờ hoặc 2 giờ. Mưa với cường suất lớn có ý nghĩa quyết định trong sự hình thành lũ quét. Mưa lớn còn là động lực chủ yếu gây ra xói mòn, sụt lở tạo thành phần rắn của dòng lũ quét. Bảng 1: Các ngưỡng mưa sinh lũ quét Thời điểm(giờ) 1 3 6 12 24 Ngưỡng mưa(mm) 100 120 140 180 220 Nguồn: Trung tâm dự báo khí t ượng thủy văn trung ương 2.2.3.2. Biến đổi khí hậu và các hiện tượng khí hậu cực đoan Theo số liệu thống kê của trung tâm dự báo khí t ượng thủy văn trung ương, có khoảng 70% số thiên tai là do các hiện tượng khí tượng, thủy văn cực đoan gây ra. Biến đổi khí hậu là nhân tố biến đổi chậm. Nhiều đáng giá cho rằng con người đã đóng góp đáng kể vào quá trình biến đổi này mà nguyên nhân chủ yếu là hiện tượng phá rừng và làm hủy hoại môi trường. Mức độ suy thoái môi trường hiện nay trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng đã đến mức báo động.Những hậu quả của suy thóai môi trường có những biểu hiện đáng chú ý là: - Số trận bão ảnh hưởng tới Việt Nam tăng lên, nhất là đối với vùng Trung Bộ. - Tiết mùa khí hậu thay đổi, mưa lũ dị thường đã xảy ra ở một số nơi. Một số vùng bị hạn hán nghiêm trọng đã làm cho nhiều dòng sông bị cạn kiệt, thiếu nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, có nơi không đủ nước cho con người sinh hoạt và gia súc. - Mưa, đặc biệt là mưa có cường suất lơn trong một thời gian ngắn tăng lên.Các tháng đầu và cuối mùa mưa có lượng mưa tăng lên. Đợt mưa đặc biệt lớn ở các tỉnh Miền Trung trong những ngày đầu tháng 11 năm 1999 đã chứng tỏ điều đó : Từ ngày 1 tháng 11 đến 4 tháng 11 do ảnh hưởng của đợt không khí lạnh mạnh kết hợp với hoạt động của dải hội tụ nhiệt đới, tiếp sau đó từ ngày 5 tháng 11 đến 6 tháng 11 năm 1999 lại bị ảnh hưởng trực tiếp của áp thấp nhiệt đới đã gây ra mưa to đến rất to trên diện rộng. Đặc biệt ở một số địa phương có cường suất rất lớn như: + Tỉnh Quảng Trị trong 5 ngày có lượng mưa trung bình 800 – 1.000 mm, riêng Thạch Hãn có lượng mưa gần 1.500 mm. + Tỉnh Thừa Thiên – Huế trong 7 ngày (từ 1/11 đến 6/11/1999) nhiều nơi mưa trên 1.000 mm, một số nơi có lượng mưa trên 2.000 mm, đặc biệt tại A Lưới mưa 2.271 mm, Huế mưa 2.288 mm. Lượng mưa trong 24h (từ 7h ngày 2 đến 7h ngày 3/11/1999) đo được là 1.384 mm. + Thành phố Đà Nẵng trong 5 ngày mưa (từ 1/11 đến 5/11/1999) có lượng mưa là trên dưới 1.000 mm. + Tỉnh Quảng Nam trong 5 ngày mưa có lượng mưa đo được là 1.000 mm; riêng Hội An là 1.183 mm, Ái Nghĩa là 1.881 mm. 7
  8. 2.2.3.3. Địa hình Địa hình vùng núi Việt nam nói chung rất dốc, do đó độ dốc lòng sông lớn, đó là một trong những điều kiện thuận lợi để phát sinh lũ quét. Ở những nơi có địa hình núi cao thường là nơi có lượng mưa lớn và phân hoá rất mạnh. Các lưu vực đã xảy ra lũ quét thường ở nơi có dạng đường cong lõm, địa hình bị chia cắt dữ dội, sườn núi rất dốc (>30%). Độ dốc lòng sông ở phần đầu nguồn rất lớn, t ạo điều kiện thuận lợi hình thành lũ quét. Mặt cắt dọc sông nhiều nơi có điểm gãy mà sau điểm này là vùng thường bị lũ quét ác liệt. Sườn núi dốc chuyển đột ngột sang các mặt bằng bồn địa là đặc trưng của địa hình miền Trung. Các lưu vực sinh lũ quét thường nhỏ (diện tích
  9. 2.2.3.4. Mạng lưới sông suối Địa hình chia cắt tạo nên mạng lưới sông suối dày đặc. ở vùng đầu nguồn, nhiều nơi mật độ sông suối lớn hơn 1km/1km2, thậm chí tới 2km/km2. Độ dốc lòng sông, suối lớn nên thời gian tập trung dòng chảy ngắn, tốc độ dòng chảy lớn, năng lượng, sức tải lớn. Độ dốc lòng sông, suối lớn nên dòng nước lũ thường cuốn theo nhiều đất đá, cây cối do xói mòn, sụt lở như đã xảy ra ở nhiều nơi thuộc vùng Tây Bắc nước ta, có nơi trở thành lũ bùn đá. Các sông suối ở vùng núi phía bắc Việt Nam có độ dốc rất lớn. Độ dốc lòng sông nhiều khi đạt tới 20-30%, một số sông có độ dố c lớn hơn 35% hoặc trên 40%. Do vậy thời gian tập trung lũ nhanh, vận tốc dòng lũ lớn và sức phá hoại cực kỳ nghiêm trọng. 2.2.3.5. Rừng và thảm phủ thực vật Rừng, lớp phủ thực vật là những yếu tố biến đổi chậm. Song do tác động của con người, sự suy thoái đến một “ngưỡng” mà vai trò lá chắn của rừng không còn nữa, tổ hợp với các điều kiện khác làm lũ quét xuất hiện nhiều hơn. Cho đến nay, ở nước ta lớp phủ rừng bị phá nghiêm trọng. Khảo sát các lưu vực đã xảy ra lũ quét tỷ lệ rừng còn lại rất thấp, nhiều nơi còn dưới 5% (Nậm Lay 2%, Nậm Na 5%, Nậm Pàn 2%, SaPa 3%,…). Hình 3: Một góc rừng bị cháy tại Séo Mý Tỷ (Sa Pa) 9
  10. Sự biến đổi của rừng là nhân tố ảnh hưởng quan trọng đến sự hình thành lũ quét, có trường hợp là nguyên nhân chủ yếu gây ra lũ quét. Biết bảo vệ rừng, hơn thế nữa biết trồng rừng để bù đắp lại phần đã bị khai phá, rừng sẽ là bộ máy điều tiết lũ, nó có tác dụng giảm tốc độ dòng chảy mặt, tăng dòng chảy ngầm (chậm lũ), hạn chế sạt lở.v.v... và làm giảm tác hại của lũ quét; thậm chí có trường hợp không để xảy ra lũ quét. Ngược lại, nếu khai thác rừng một cách bừa bãi, nguy hại hơn là để cháy rừng, dẫn đến thảm họa lũ và lũ quét. 2.2.3.6. Tác động của con người Hoạt động dân sinh kinh tế có ảnh hưởng rõ rệt đối với việc hình thành lũ quét, có những trường hợp có ảnh hưởng quyết định đối với việc hình thành lũ quét. Cùng một lượng và cường độ mưa, nếu lưu vực được bảo vệ rừng tốt có thể không gây ra lũ quét; ngược lại, nếu rừng bị phá, sông suối tiêu thoát kém, là điều kiện làm tăng lũ quét. Hoạt động dân sinh kinh tế góp phần vào việc gây ra lũ quét chủ yếu do các loại sau: a. Phát triển dân số: - Dân số càng tăng thì các hoạt động kinh tế, xã hội cũng tăng theo dẫn đến việc làm biến đổi khí hậu, thời tiết và nhiệt độ trái đất tăng lên làm cho các hiện tượng thời tiết nguy hiểm xảy ra với cường độ thường xuyên hơn. - Sự gia tăng dân số dẫn đến các vùng dân cư được mở rộng, dẫn đến nhiều vùng đất bị nhựa hoá, bê tông hoá, làm cho lượng nước ngấm xuống đất bị giảm đi, dòng chảy ngầm hạn chế, dòng chảy mặt tăng lên, nhiều hồ ao bị lấp, nhiều đoạn sông bị co thắt đã gây ra hiện tượng chậm lũ và tiêu lũ kém. b. Phát triển nông – công nghiệp: - Việc đầu tư phát triển công nghiệp đã chiếm các khu đất rộng lớn làm các khu vực này bị nhựa hóa, bêtông hóa, có nơi làm tắc nghẽn dòng thoát lũ. - Đặc biệt là ở các khu khai thác mỏ, lượng đất san ủi lớn đã làm thay đổi môi trường. Chẳng hạn như khu công nghiệp Tuyên Quang tại 2 xã Xuân Giao và Tăng Long lưu vực Ngòi Thia, sông Thao, trong giai đoạn thi công khối lượng đất đá rất lớn, nhiều đoạn suối bị đất đá xô xuống gây co hẹp lòng dẫn, làm cho lòng dẫn thay đổi lớn.Vì thế, khi có mưa lớn kéo dài, dòng nước từ các sườn núi ào ạt tràn xuống lòng sông suối nơi bị tắc, ứ tạm thời, dẫn đến t ình trạng phá vỡ các vùng tắc ứ, tạo dòng dẫn mới, có sức tàn phá rất lớn, gây ra lũ quét nguy hiểm. c. Phát triển khu dân cư, xây dựng các công trình Giao thông – Thủy lợi và các công trình cơ sở hạ tầng thiếu quy hoạch.: Những tác động của con người vào lưu vực còn do các nguyên nhân sau: - Xây dựng các khu vực dân cư, xây dựng các công trình hạ tầng như đường xá, cầu cống và các vùng canh tác không theo quy ho ạch. - Làm ách tắc đột ngột đường thoát lũ. 10
  11. - Xây dựng hệ thống công trình thủy lợi thiếu quy hoạch.: Có nhiều hoạt động của con người trên các sông suối như xây đập các cỡ, xây dựng các công tr ình trên sông hoặc ven sông làm lòng sông thu hẹp,…ảnh hưởng tới khả năng thoát lũ. Việc xây dựng các công trình thủy lợi, thủy điện, giao thông trên sông thiếu quy hoạch thường gây ra cản trở dòng chảy, nhất là tính toán không đúng với tần suất lũ có khi gây vỡ công trình làm tăng tính ác liệt hoặc là nguyên nhân chính gây ra lũ quét. Ví dụ: - Công trình thuỷ nông Huổi Phàn khi thiết kế dựa vào tài liệu thuỷ văn từ 1959- 1964, lưu lượng lớn nhất 3.000m3/s; ngày 17/7/1994 lũ lịch sử đã xảy ra với lưu lượng đỉnh lũ 4.090m3/s, hậu quả là công trình đã bị vỡ. - Việc xây dựng các hồ chứa nước kiểu bậc thang ở Đắc Lắc, các hồ chứa nước này chỉ thiết kế với tần suất P = 5%, khi gặp lũ lớn khẩu diện tràn không đủ tiêu đã dâng cao làm vỡ đập đất. Khi hồ chứa nước ở phía thượng lưu bị vỡ sóng lũ tràn xuống các hồ phía hạ lưu đã gây ra vỡ liên tiếp 4 hồ chứa nuớc và kéo theo 4 đập bối dâng nước khác cũng bị vỡ. Các hồ, đập này vỡ, gây ra sóng lũ quét làm trôi 22 nhà, thiệt hại tài sản của 38 nhà khác, chết 22 người. d. Chặt phá rừng và cháy rừng Ở Việt Nam cháy rừng là hiện tượng thường xuyên xảy ra, nhưng về mức độ nhiều năm không thể thống kê được đầy đủ. Trong 36 năm qua, từ năm 1963 đến năm 1998 cả nước đã xảy ra 5.492 vụ cháy rừng, thiêu huỷ 630.059 ha rừng kinh tế bao gồm rừng trồng và rừng tự nhiên, chưa kể hàng chục vạn ha đồng cỏ, cây bụi lúp xúp. Cháy rừng đã gây ra nhiều tác động suy thoái môi trường, trong đó tác động phá vỡ cấu tượng đất, do mất lớp thảm mục nên đã làm tăng độ chặt của lớp đất mặt và dẫn đến làm giảm khả năng thấm nước của đất, gây xói mòn, rửa trôi, làm bạc màu đất, làm mất khả năng giữ nước, điều tiết nước, gây ra lũ lụt. Mặt khác, làm tăng nhiệt độ mặt đất dẫn đến hiện tượng sa mạc hoá, gây nên lũ quét, lũ bùn đá. e. Khai thác lưu vực Quá trình khai thác lưu vực làm thay đổi đặc tính, cấu trúc đất, lớp phủ thực vật trên đó bao gồm cả việc làm thay đổi địa hình, địa mạo đều có ảnh hưởng tới sự hình thành lũ quét. Khai thác lưu vực là cách nhìn tổng quát mọi hình thức hoạt động của con người trên lưu vực, có thể khái quát thành 2 nhóm: - Nhóm khai thác phổ biến tức là khai thác trên diện rộng, làm biến đổi lớp phủ thực vật và lớp đất bề mặt thường diễn ra ở cả khu vực sinh lũ và chịu lũ như việc khai thác gỗ, củi, phá rừng, đốt nương làm rẫy v...v. - Nhóm khai thác cục bộ bao gồm các hoạt động khai thác trong từng khu vực của lưu vực, địa phương gây biến đổi sâu sắc điều kiện mặt đệm, địa hình, tầng đất mặt, lòng dẫn, làm thay đổi đặc tính thuỷ lực dòng nước, gồm các hoạt động như khai mỏ, khai thác tài nguyên, khoáng sản, đào vàng, xây dựng nhà cửa, cầu cống, đường xá, đập ngăn nước, các công trình thuỷ lợi, thuỷ điện. 11
  12. 1.2.4. Phân vùng khả năng xuất hiện lũ quét Ở vùng núi phía Bắc, lũ quét thường xảy ra trong khoảng từ tháng VI đến tháng X, tập trung vào giai đoạn đầu mùa mưa (khoảng tháng VI – VII) sau đó chuyển dần vào phía Nam; ở Miền Trung và Tây Nguyên, lũ quét xảy ra trong các tháng từ tháng X đến tháng XII (nhiều nhất vào tháng X). Các vùng có nhiều khả năng xuất hiện lũ quét :  Miền Bắc: - Ở hữu ngạn sông Đà: Các lưu vực sông Nậm Pô, Nậm Mức huyện Mường Tè, Mường Lay (Lai Châu); Nậm Pàn, Nậm La tỉnh Sơn La. - Các lưu vực sông suối nhỏ thuộc tỉnh Cao Bằng, Tuyên Quang, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Hòa Bình… - Ở hữu ngạn sông Lô: Ngòi Nạc thuộc tỉnh Hà Giang. - Ở thượng nguồn sông Chảy thuộc tỉnh Lào Cai. - Ở hữu ngạn sông Thao: khu vực Ngòi Đum, ngòi Đường thuộc tỉnh Lào Cai. - Ở thượng nguồn sông Chảy thuộc tỉnh Bắc Cạn.  Miền Trung và khu vực Tây Nguyên: - Ở hữu ngạn sông Mã (Thanh Hóa) : Lưu vực khe Luồng. - Ở hữu ngạn sông Cả: lưu vực khe Choang (Nghệ An); sông Ngàn Sâu, Ngàn Phố (Hà Tĩnh). - - Sông Đại Giang thuộc huyện Lệ Thủy tỉnh Quảng Bình. - Thượng nguồn sông Bến Hải thuộc tỉnh Quảng Trị. - Thượng nguồn sông Hương thuộc Thừa Thiên – Huế. - Vùng A Lưới tỉnh Thừa Thiên – Huế. - Thượng nguồn sông Thu Bồn thuộc tỉnh Quảng Nam. - Ở hữu ngạn sông Đà Rằng: sông Hinh thuộc tỉnh Phú Yên. - Thượng nguồn sông Sre – Poc thuộc tỉnh Đaklak.  Miền Đông Nam Bộ: thượng nguồn sông La Ngà, sông Bé thuộc tỉnh Đồng Nai. 1.3. Tai biến đi cùng lũ quét Thực tế điều tra cho thấy, ở khu vực đồi núi lũ quét - lũ bùn đá thường là dạng tai biến đồng hành với nứt - sụt đất, trượt lở đất, xói mòn đất nên những thiệt hại gia tăng gấp bội và phát triển trên diện rộng ở nhiều tỉnh. 12
  13. Hình 4: Lũ quét tạo nên nhg vết nứt ở xã Mường Vi (Bát Xát - Lào Cai 8/2010) Hình 5: Đường sạt lở sau lũ quét ở Lào Cai (9/2010) 13
  14. 2.4. Thiệt hại do lũ quét gây ra Hình 6: Hậu quả sau cơn lũ quét tại xã Cat Thịng - huyện Văn Chấn – tỉnh Yên Bái (9/2005) 2.4.1. Thiệt hại trực tiếp Theo “Báo cáo tình hình lũ quét, sạt lở đất và công tác chỉ đạo phòng tránh các năm vừa qua, lũ quét, lũ ống, lũ bùn đá, sạt lở đất,… xảy ra liên tiếp, bất ngờ, sức tàn phá lớn, gây tổn thất nghiêm trọng về người, tài sản, công trình hạ tầng và phá hoại môi trường sinh thái ở các tỉnh miền núi. Nhiều trận lũ quét lớn làm nhiều hộ thiệt hại gần như cả gia đình. Trong 10 năm qua (t ừ năm 2000 đến năm 2009) đ ã xảy ra 96 trận lũ quét, ảnh hưởng tới các vùng dân cư, làm chết và mất tích 883 người; bị thương gần 1.500 người; hơn 6.000 ngôi nhà bị đổ trôi, hơn 120.000 căn nhà bị ngập và hư hại nặng; hơn 132.000 ha lúa và hoa màu bị ngập, hàng trăm ha đất canh tác bị vùi lấp; nhiều công tr ình giao thông , thủy lợi, dân sinh kinh tế bị hư hỏng nặng nề => Tổng thiệt hại ước tính trên 6.000 tỷ đồng. 2.4.2. Thiệt hại gián tiếp và lâu dài Xét với một vùng cụ thể, tai biến lũ quét không chỉ gây ra hậu quả nặng nề cho vùng ở thời điểm hiện tại mà nhiều lúc, nhiều nơi hậu quả còn kéo dài. 14
  15. 2.4.2.1. Kinh phí cho khắc phục hậu quả, ổn định sinh hoạt sản xuất của nhân dân Một việc làm cấp thiết sau tai biến là phục hồi tái định cư cho một bộ phận không nhỏ dân cư phải sơ tán trong tai biến. Hàng loạt các vấn đề phải giải quyết như cung cấp lương thực cứu đói, nước sạch, điều trị bệnh tật, sửa chữa hoặc xây dựng lại nhà ở v.v. Để giải quyết các vấn đề cấp thiết đó đòi hỏi phải có một lượng kinh phí không nhỏ, nhiều lúc vượt quá khả năng của vùng. Hình 7: Những ngôi nhà bị lũ quét chỉ còn nền, móng. 2.4.2.2. Việc khắc phục các hậu quả về giao thông, thủy lợi, nông nghiệp, các công trình hạ tầng cơ sở Lũ quét thường phá huỷ nặng nề các công trình Giao thông, Thuỷ lợi, Nông nghiệp và các công trình hạ tầng cơ sở. Đặc biệt, đất đá và dòng bùn có lúc, có nơi đã vùi lấp hoặc làm xói lở một diện tích lớn đất đai nông nghiệp, hoa màu, dẫn tới làm gián đoạn sản xuất nông nghiệp, giảm năng suất và sản lượng lương thực, có nơi ruộng đồng bị xói lở hoặc bị đất đá vùi lấp từ 1 – 2m đã làm mất hẳn diện tích canh tác. Những điều này có thể dẫn đến nạn phá rừng tiếp tục gia tăng để khai thác đất đai hoặc gia tăng các hoạt động phá rừng vô tổ chức để tìm kiếm các nguồn lợi khác nhằm thay thế phần đất đai đã mất. Mặt khác, do đại bộ phận các khu vực bị lũ quét là những vùng xa xôi hẻo lánh, mưa lớn không chỉ gây ra lũ quét mà còn gây ra sạt lở làm tắc nghẽn giao thông, khiến cho khó tiếp cận những vùng bị thiên tai. Những thiệt hại này đã cản trở những nổ lực của cộng đồng trong và ngoài khu vực ảnh hưởng trong việc tự khắc phục và thực hiện công tác cứu trợ, cứu nạn nhằm ổn định nơi ở và sản xuất như trường hợp đã xảy ra trong đợt lũ quét vùng Thị xã Lai Châu năm 1990, mưa lớn đã gây ra sạt lở nghiêm trọng làm tắc 15
  16. nghẽn tất cả các ngả đường dẫn đến thị xã Lai Châu như đường Phong Thổ (Lao Cai) – Lai Châu, đường Sơn La – Lai Châu và đường Điện Biên – Lai Châu. Do việc tắc nghẽn đường tiếp tế bằng đường bộ cho Thị Xã Lai Châu, Chính phủ đã phải điều động trực thăng chuyên trở lương thực, thực phẩm và thuốc chữa bệnh đến khắc phục hậu quả trong điều kiện thời tiết xấu không bảo đảm an to àn cho việc dùng trực thăng bay đến những vùng có núi cao hiểm trở. Hình 8: Mưa lũ gây thiệt hại tại Lai Châu (tháng 7/2009) 2.4.2.3. Kinh phí khắc phục suy thoái môi trường Môi trường trong vùng xảy ra lũ quét bị xuống cấp là điều không tránh khỏi: các nguồn nước uống và sinh hoạt bị ô nhiễm, đất đai bị rửa trôi vùi lấp ruộng nương, thảm phủ mặt đệm bị phá hoại, cân bằng sinh thái tiểu khu vực có thể bị phá vỡ. Việc trả lại hiện trạng môi trường sau một số tai biến điển hình đòi hỏi nhiều nỗ lực khắc phục trong một thời gian dài và cần có sự hợp sức của nhiều ngành đầu tư sức người và của mới tạo dựng được một môi trường trong sạch như trước khi xảy ra lũ quét. 2.4.2.4. Hậu quả về Văn hóa – Xã hội Nhiều trường hợp, do tai biến xảy ra có tính lặp lại và đã gây hậu quả nghiêm trọng, buộc phải di dân ra khỏi vùng để tái định cư ở nơi an toàn hơn, do bị lũ quét tàn phá nhiều lần liên tiếp, năm 1996 tỉnh Lai Châu đã phải di dân thị trấn Mường Lay đến nơi ở mới. Việc tái định cư cũng đồng nghĩa với việc tổ chức cho cộng đồng sống, sinh hoạt và sản xuất ở tại một khu vực khác, điều này đòi hỏi phải giải quyết hàng loạt các vấn đề 16
  17. thuộc về kinh tế xã hội. Việc di dời có thể có lúc làm nhạt phai bản sắc văn hoá vùng vốn đã gắn chặt vớí điều kiện địa lý, kinh tế, tập quán và thói quen sản xuất của cộng đồng. Ngoài ra, sau tai biến nhiều di tích lịch sử, thắng cảnh đã bị xuống cấp hoặc bị hư hại. 2.4.3. Những trận lũ quét kinh hoàng trong 10 năm qua ở Việt Nam Các tỉnh thường xuyên xảy ra lũ quét, sạt lở đất nhất là: Lào Cai, Hà Giang, Lai Châu, Sơn La, Cao Bằng, Bắc Cạn, Yên Bái, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Nam, Kon Tum, Gia Lai, Đắc Lắc, Bình Thuận. Những trận lũ quét điển hình gây thiệt hại lớn về người và tài sản gồm: - Năm 2000, trận lũ ngày 15/7 tại huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai làm 20 người chết, 25 người bị thương. Trận lũ ngày 3/10 tại bản Nậm Coóng huyện S ìn Hồ tỉnh Lai Châu làm 39 người chết, 18 người bị thương. - Năm 2002, trận lũ ngày 16/8 tại huyện Bắc Quang và Xín Mần tỉnh Hà Giang làm 21 người chết, 8 người bị thương. Trận lũ quét lớn nhất trong lịch sử ở các huyện Hương Sơn, Hương Khê và Vụ Quang tỉnh Hà T ĩnh đã làm trên 80% số xã ở Hương Sơn, 50% số xã của huyện Hương Khê, Vũ Quang tỉnh Hà Tĩnh bị ngập, có nơi ngâp sâu từ 3.0 - 4.0 m làm 83 người chết và mất tích, 117 người bị thương. - Năm 2004, trận lũ lịch sử ở 2 xã Du Tiến, Du Già huyện Yên Minh tỉnh Hà Giang và huyện Bảo Lâm tỉnh Cao Bằng làm 56 người chết, thiệt hại hơn 50 t ỷ đồng. Sạt lở đất ở Lào Cai đã làm 48 người và mất tịch; 16 người bị thương trong đó có hộ bị chết cả gia đình. - Năm 2005, sạt lở đất ở Bình Liêu - Quảng Ninh làm 11 người trong cùng 1 gia đình với 3 thế hệ bị chết. Trận lũ quét ở Nghệ An ngày 12/8 làm 16 người chết. Trận lũ quét do ảnh hưởng của bão số 7 ngày 28/9 đã làm 64 người chết, 17 người bị thương, Trận lũ quét ở Văn Chấn - Yên Bái ngày 27 – 28/9 làm 50 người chết và mất tích, 8 người bị thương, ước tính tổng thiệt hại là 162 tỷ đồng. - Năm 2008, do ảnh hưởng mưa sau bão số 4 và bão số 6 đã gây lũ lớn, lũ quét, sạt lở đất ở nhiều nơi thuộc các tỉnh miền núi phía Bắc như: Lào Cai, Yên Bái, Sơn La, Lạng Sơn, Hà Giang, Cao Bằng, Quảng Ninh, Bắc Giang; trong đó nặng nhất ở Yên Bái, Lào Cai, thượng nguồn sông Lục Nam thuộc Bắc Giang và ở Bình Liêu - Quảng Ninh. Lũ quét trong 2 đợt mưa lũ làm 246 người chết và mất tích, hơn 200 người bị thương, thiệt hại về tài sản ước tính hơn 3.229 t ỷ đồng, trong đó thiệt hại do lũ quét, sạt lở đất là chủ yếu. - Năm 2009, sạt lở đất nghiêm trọng đã xảy ra tại xã Pắc Nậm, tỉnh Bắc Cạn làm 13 người chết và mất tích, 5 người bị thương. Trong vòng 1 tháng từ cuối tháng 9 đến tháng 10, liên tiếp các cơn bão số 9 và số 11 đã đổ bộ vào các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản, trong đó các tỉnh Quảng Nam, Quảng 17
  18. Ngãi, Bình Định , Phú Yên, Kon Tom, Gia Lai, Đăk Lăk… đã xảy ra lũ lớn, lũ quét, sạt lở đất gây thiệt hại lớn về người và tài sản của nhân dân và nhà nước. Số người chết và mất tích 266 người, bị thương 1.146 người, thiệt hại về tài sản do lũ quét và sạt lở đất ước tính hơn 2.000 tỷ. - Từ đầu năm 2010 đến đầu tháng 8 đã xảy ra 8 trận lũ quét, sạt lở trên địa bàn các tỉnh Bắc Cạn, Cần Thơ, Lai Châu, Sơn La, Nghệ An, Hà Giang, làm 10 người chết và mất tích, 33 ngôi nhà bị sập, trôi, hư hại. 2.5. Biện pháp phòng tránh Thông thường, các biện pháp phòng tránh thiên tai nói chung, phòng tránh lũ quét nói riêng ở trên thế giới cũng như ở Việt Nam đều được phân ra làm hai loại: biện pháp công trình và biện pháp phi công tr ình. Mỗi loại biện pháp có những ý nghĩa, tác dụng khác nhau và thường được sử dụng hỗn hợp nhằm hỗ trợ nhau khắc phục những tác động của thiên tai. 2.5.1. Các biện pháp công trình - Trồng và bảo vệ rừng phòng hộ đầu nguồn: Từ những phân tích các nguyên nhân hình thành lũ quét nêu ở các phần trên, để đề phòng lũ lụt nói chung và lũ quét nói riêng cần phải tích cực khôi phục rừng phòng hộ đầu nguồn, đặc biệt là các khu vực thường gây ra lũ quét, nhằm bảo vệ môi trường sinh thái, nhanh chóng trả lại cơ chế bão hoà cho lưu vực, hạn chế khả năng tập trung dòng chảy lũ. - Xây dựng các hồ chứa điều tiết lũ ở khu vực thường xẩy ra lũ quét: Ở các khu vực thường xẩy ra lũ quét cần được nghiên cứu kết hợp với việc quy hoạch khai thác trị thuỷ, xây dựng các hồ chứa nước đa tác dụng: chống lũ, tích nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, phát điện...kết hợp với việc điều tiết lũ, phòng chống lũ quét. - Khai thông các đường thoát lũ: Tổ chức khai thông các đường tập trung lũ ở phía thượng lưu các khu vực cần bảo vệ nhằm mục đích không để sinh ra hiện t ượng tắc nghẽn dòng chảy, tích tụ nước tạo ra lũ quét nghẽn dòng. Đồng thời cũng phải tổ chức khai thông các đường dẫn lũ ở phía hạ lưu các khu vực cần bảo vệ để đề phòng hiện tượng tắc ứ sinh ra ngập lụt. - Xây dựng đê, tường chắn lũ quét: Ở các khu vực có điều kiện, xây dựng công trình ngăn lũ quét có thể nghiên cứu xây dựng các tuyến đê hoặc tường chắn lũ quét để giữ dòng lũ chảy trong lòng dẫn, ngăn chặn các tác động của lũ quét đối với khu vực cần bảo vệ. Phân dòng lũ - Xây dựng bổ sung các tràn sự cố ở các hồ chứa nước - Các biện pháp công trình thường tác động trực tiếp vào dòng lũ quét nhằm chống lại những tác động phá hoại của chúng. Để áp dụng các biện pháp công tr ình nêu trên cần 18
  19. xuất phát từ điều kiện cụ thể của lưu vực sinh ra lũ quét và khu vực cần bảo vệ. Việc phối hợp hệ thống các biện pháp công trình từ khu sinh lũ đến khu vực chịu lũ cho phép làm giảm, hạn chế các tác hại do lũ quét gây ra, thậm chí có thể loại trừ được lũ quét cho vùng chịu lũ. Đây là vấn đề phức tạp đòi hỏi phải giải quyết bài toán quy hoạch trên cơ sở những nghiên cứu cơ bản về lũ quét. 2.5.2. Các biện pháp phi công trình Các biện pháp phi công trình không tác động trực tiếp vào dòng chảy lũ nhưng lại tác động vào nguyên nhân, cơ chế hình thành lũ quét nên cũng có thể hạn chế được những tác hại của lũ quét, thậm chí còn có thể triệt tiêu lũ quét. Những biện pháp phi công trình không làm biến đổi đột ngột điều kiện môi trường trên lưu vực, đồng thời đảm bảo sự phát triển lâu bền và mang tính xã hội cao. Các biện pháp phi công trình bao gồm: - Tổ chức nghiên cứu và lập bản đồ những nơi xảy ra lũ quét và những nơi có nguy cơ xảy ra lũ quét cao để có có những dự báo, cảnh báo lũ quét sớm cho ng ười dân địa phương chủ động trong việc phòng tránh lũ quét, có những biện pháp phòng ngừa lâu dài. - Xây dựng các hệ thống trạm đo thủy văn, các rada thời tiết dự báo mưa để cung cấp các thông tin kịp thời cần thiết để dự báo lũ, lũ quét. - Quản lý sử dụng đất: Xây dựng các công tr ình hạ tầng cơ sở, nhà cửa, cầu cống cần có kết cấu và có quy hoạch thích hợp tránh việc ngăn dòng, phủ bêtông tràn lan làm giảm tính thấm của mặt đất. - Điều chỉnh các điểm dân cư: Điều chỉnh các điểm định cư tránh những khu vực lũ quét thường gây tác động và phát quang lòng dẫn là hai biện pháp đi liền nhau đối với những vùng ven sông bị lũ quét đe dọa, đặc biệt là đối với các khu dân cư đã phát triển thiếu quy hoạch trước đây. - Sơ tán khỏi vùng lũ quét, tìm kiếm và cứu trợ khi lũ quét xảy ra: Thành lập các đơn vị xung kích cứu nạn để sẵn sàng làm nhiệm vụ giúp dân sơ tán, tìm kiếm, cứu trợ, cấp cứu người bảo vệ tài sản trong thời gian có lũ quét. Có phương án sơ tán người lên các vùng cao và những địa điểm an toàn, nhất là đối với người già, trẻ em. Để thực hiện công tác này có hiệu quả thì việc cảnh báo sớm phải được làm trước một bước. Bên cạnh đó để người dân có ý thức chủ động thì các kế hoạch về di dân phải được tuyên truyền đến cộng đồng trước đó. - Hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật: Để giảm nhẹ các thiệt hại do lũ quét gây ra cần tăng cường biện pháp quản lý bằng pháp luật như bảo vệ các khu vực rừng phòng hộ, quản lý các lưu vực sinh lũ và khu vực chịu lũ để hạn chế các hành vi làm gia tăng lũ quét và gia tăng thiệt hại do lũ quét gây ra. - Tuyên truyền giáo dục về lũ và lũ quét, huấn luyện tập dượt các phương án phòng chống lũ: Việc giảm nhẹ thiệt hại do lũ quét gây ra có liên quan mật thiết tới sự hiểu biết các đặc điểm của lũ quét của cộng đồng để phòng tránh và đối phó với lũ quét là rất cần thiết. Phải coi trọng và tăng cường làm tốt công tác tuyên truyền giáo dục cho toàn dân hiểu về pháp lệnh Phòng Chống Lụt Bão, hiểu rõ nguy cơ và tác hại của lũ quét nhằm nâng cao tinh thần cảnh giác cho mọi người dân để họ tự lo bảo vệ mình và góp phần tham gia phối hợp, bảo vệ cộng đồng. 19
  20. Phương pháp tuyên truyền bằng nhiều hình thức: Chiếu băng hình trên ti vi, đăng bài trên báo địa phương, ở vùng sâu, vùng xa tổ chức quán triệt đến cán bộ cấp xã, mời đi tham quan diễn tập để khi về họ tự tổ chức tại xã mình, bản mình. II. Kết luận Tình hình thời tiết – khí hậu diễn biến ngày càng phức tạp do sự biến đổi khí hậu. Đặc biệt, lũ quét xuất hiện ngày càng nhiều, có sức tàn phá lớn, những trận lũ quét này đã gây thiệt hại nghiêm trọng đến tính mệnh người dân, ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường, kinh tế - xã hội của vùng, miền và cả đất nước. Chúng ta không thể ngăn ngừa được sự xuất hiện của lũ quét nhưng “ sống chung với lũ” là điều hoàn toàn có thể. Để làm được điều này thì việc nghiên cứu nguyên nhân và đề xuất các biện pháp khả thi nhằm ngăn ngừa, hạn chế ảnh hưởng của lũ quét là việc hết sức quan trọng". IV. Tài liệu tham khảo 1. Nguyễn Đình Hòe,Nguyễn Thế Thôn.Địa chất môi trường.NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. 2. http://www.nchmf.gov.vn/ 3. http://www.nchmf.gov.vn/ 4. http://tamnhin.net/Canhbao/3117/Nhung-tran-lu-quet-kinh-hoang-nhat-10-nam- qua. 5. http://vi.wikipedia.org/ 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1