TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT<br />
NGHÀNH: KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
TIỂU LUẬN MÔN HỌC<br />
MÔN ĐỊA CHẤT MÔI TRƯỜNG<br />
TÊN TIỂU LUẬU<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
SVTH : Mai Thanh Điền<br />
MSSV: 1220510195<br />
Lớp : D12MT02<br />
<br />
<br />
<br />
Bình Dương, 06 tháng 10 năm 2014<br />
MỤC LỤC<br />
DANH MỤC CÁC BẢNG ..................................................................................... 7<br />
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU .......................................................................................... 8<br />
1.1. LỜI MỞ ĐẦU:.............................................................................................. 8<br />
1.2. TÍNH CẤP THIẾT ĐỂ TÀI: ........................................................................ 8<br />
1.3. MỤC TIÊU: .................................................................................................. 8<br />
1.4. NGUYÊN TẮC: ........................................................................................... 9<br />
1.5. NỘI DUNG: .................................................................................................. 9<br />
1.6. Ý NGHĨA: ..................................................................................................... 9<br />
1.7. KẾT QUẢ ..................................................................................................... 9<br />
1.8. ỨNG DỤNG ................................................................................................. 9<br />
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ PHƯƠNG PHÁP: ................................. 10<br />
2.1. PHƯƠNG PHÁP ........................................................................................ 10<br />
2.1.1. Nghiên cứu lí thuyết: ............................................................................ 10<br />
2.1.2. Phương pháp xử lí thông tin: ................................................................ 10<br />
2.1.3. Phương pháp khảo sát thực địa, đo đạc thủy văn: ................................ 10<br />
2.1.4. Ứng dụng GIS và Viễn thám xác nhằm xác định các điểm trượt lỡ trên<br />
sông Đồng Nai tại Thị xã Tân Uyên, huyện Bắc Tân Uyên:.......................... 10<br />
2.2. TRƯỢT LỠ:................................................................................................ 11<br />
2.2.1. Định nghĩa: ........................................................................................... 11<br />
2.2.2.1. Cấu trúc của một khối trượt gồm có các thành phần sau: .............. 11<br />
2.2.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự dịch chuyển ..................................... 12<br />
2.2.3. Đặc điểm mặt trượt ............................................................................... 13<br />
2.3. PHÂN LOẠI TRƯỢT LỞ .......................................................................... 13<br />
2.3.1. Trượt ( slide) ......................................................................................... 13<br />
2.3.2. Bò/ trườn ( creep) ................................................................................. 14<br />
2.3.3. Chảy ( flow) .......................................................................................... 14<br />
2.3.4. Lở, rơi, đổ sụp ( throw, fall) ................................................................. 14<br />
2.3.5. Đổ sụp ................................................................................................... 15<br />
SVTH: Mai Thanh Điền Địa chất môi trường 2<br />
2.4. CƠ CHẾ TRƯỢT LỞ ................................................................................. 15<br />
2.5. ĐIỀU KIỆN, NGUYÊN NHÂN GÂY TRƯỢT ........................................ 16<br />
2.5.1. Nguyên nhân ........................................................................................ 16<br />
2.5.2. Tác dụng xâm thực của sông ............................................................... 16<br />
2.5.3. Quá trình tẩm ướt đất đá ...................................................................... 16<br />
2.5.4. Tác động của áp lực thủy tĩnh .............................................................. 16<br />
2.5.5. Tác động của áp lực thủy động ............................................................. 16<br />
2.5.6. Hoạt động nhân sinh: ........................................................................... 17<br />
2.6. TÁC HẠI CỦA TRƯỢT LỠ BỜ SÔNG: .................................................. 18<br />
2.6.1. Cơ sở hạ tầng: ....................................................................................... 18<br />
2.6.2. Sinh mạng con người: ........................................................................... 19<br />
2.6.3. Thiệt hại về vật chất: ............................................................................ 19<br />
2.6.4. Ảnh hưởng đến các hoạt động giao thông đường thuỷ: ....................... 20<br />
2.6.5. Ảnh hưởng đến môi trường sinh thái: .................................................. 20<br />
CHƯƠNG 3: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KINH TẾ XÃ HỘI ................................ 21<br />
3.1. Điều kiện tự nhiên: ..................................................................................... 21<br />
3.1.1 Vị trí địa lí:............................................................................................. 21<br />
3.1.2. Khí tượng, khí hậu: .............................................................................. 23<br />
3.1.3. Nhiệt độ: .............................................................................................. 23<br />
3.1.4. Độ ẩm:................................................................................................... 24<br />
3.1.5. Chế độ gió: ............................................................................................ 24<br />
3.1.6. Lượng mưa: ......................................................................................... 24<br />
3.1.7. Điều kiện gây ra trượt lỡ bờ sông : ....................................................... 25<br />
3.1.7.1. Địa hình địa mạo: ........................................................................... 25<br />
3.1.7.2. Cấu tạo địa chất: ............................................................................. 25<br />
3.1.7.3. Địa chất môi trường:....................................................................... 26<br />
3.1.7.4. Điều kiện thuỷ văn của sông Đồng Nai: ........................................ 26<br />
3.1.7.5. Dòng chảy lũ: ................................................................................. 27<br />
3.1.7.6. Dòng chảy kiệt:............................................................................... 27<br />
SVTH: Mai Thanh Điền Địa chất môi trường 3<br />
3.1.7.7. Chế độ thuỷ triều của sông Đồng Nai: ........................................... 28<br />
3.1.7.8. Chế độ phù sa - bùn cát: ................................................................. 29<br />
3.1.7.9. Nước ngầm: .................................................................................... 31<br />
3.1.7.10. Tính chất cơ lý của đất nền: ........................................................ 31<br />
3.2. KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA THỊ XÃ TÂN UYÊN VÀ HUYỆN BẮC TÂN<br />
UYÊN. ............................................................................................................... 31<br />
3.2.1. Lao động: .............................................................................................. 31<br />
3.2.2. Kinh tế: ................................................................................................. 33<br />
3.3. Công nghiệp - xây dựng.............................................................................. 34<br />
3.3.1. Công nghiệp .......................................................................................... 34<br />
3.3.2. Xây dựng............................................................................................... 35<br />
3.3.3. Dịch vụ.................................................................................................. 35<br />
3.3.4. Văn hóa – xã hội ................................................................................... 35<br />
3.3.5 Văn hóa thông tin ............................................................................... 35<br />
3.3.6 Thể dục thể thao. ................................................................................ 35<br />
3.3.7 Giáo dục ............................................................................................. 35<br />
3.3.8. Điều kiện giao thông vận tải, sản xuất nông nghiệp ............................ 36<br />
3.3.8.1. Điều kiện giao thông vận tải........................................................... 36<br />
3.3.8.2. Sản xuất nông nghiệp ..................................................................... 36<br />
3.3.8.2.1. Trồng trọt.................................................................................. 36<br />
3.3.8.2.2. Chăn nuôi ................................................................................. 36<br />
3.3.8.2.3. Thủy sản ................................................................................... 36<br />
3.3.8.2.4 Thủy lợi ...................................................................................... 36<br />
CHƯƠNG 4 : CƠ SỞ TÀI LIỆU – DỮ LIỆU ..................................................... 37<br />
4.1. CƠ SỞ DỮ LIỆU:....................................................................................... 37<br />
4.2....................................................................................................................... 37<br />
CHƯƠNG 5: KẾT QUẢ THỰC HIỆN ................................................................ 38<br />
5.1 Đoạn từ chân đập Trị An ( Lạc An, Bắc Tân Uyên) đến Uyên Hưng<br />
(TX.Tân Uyên):.................................................................................................. 38<br />
<br />
SVTH: Mai Thanh Điền Địa chất môi trường 4<br />
5.1.1. Khu vực xã Lạc An +Thường Tân ( Huyện Bắc Tân Uyên): ............... 39<br />
5.1.2. Tại xã Lạc An, Bắc Tân Uyên, Bình Dương: ....................................... 40<br />
5.1.3. Tại xã Thường Tân, Bắc Tân Uyên, Bình Dương: ............................... 40<br />
5.2. Đoạn từ Thị trấn Uyên Hưng đến cuối cù lao Rùa ( Thạnh Phước ):........ 43<br />
5.2.1. Đoạn từ Thị trấn Uyên Hưng đến cuối cù lao Rùa ( Thạnh Phước ): .. 43<br />
5.2.2. Khu vực cù lao Rùa: ............................................................................. 44<br />
CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ:....................................................... 47<br />
6.1. Kết luận: ...................................................................................................... 47<br />
6.2. Kiến nghị:................................................................................................... 48<br />
6.3. Mô hình, giải pháp thực tế ven bờ sông Đồng Nai tại TX.Tân Uyên và<br />
huyện Bắc Tân Uyên: ........................................................................................ 50<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
SVTH: Mai Thanh Điền Địa chất môi trường 5<br />
DANH MỤC CÁC HÌNH<br />
Hình 2.5: Sơ đồ lực tác động lên sườn dốc khi có áp lực thủy động .................... 17<br />
Hình 2.6.1: Trượt lỡ tuyến đường giao thông ven bờ sông tại ............................. 18<br />
Thường Tân( Bắc Tân Uyên) ................................................................................ 18<br />
Hình 2.6.2: Trượt lỡ cây ven bờ sông Đồng Nai .................................................. 19<br />
Hình 2.6.3: Nhiều công trình xây dựng ven bờ sông Đồng Nai bị sạt lỡ tại<br />
TX.Tân Uyên ........................................................................................................ 20<br />
Hình 3.1 Bản đồ TX.Tân Uyên và Huyện Bắc Tân Uyên ................................... 21<br />
Hình 3.1.3 Đồ thị biểu diễn dao động nhiệt độ các tháng trong năm 2009 ở lưu<br />
vực Sông Đồng Nai tại Tân uyên. ......................................................................... 23<br />
Hình 3.1.6: Đồ thị biểu diễn lượng mưa ở lưu vực Sông Đồng Nai chảy ............ 24<br />
Tân Uyên năm 2009 .............................................................................................. 24<br />
Hình 5.1 Các vị trí sạt lỡ trên sông Đồng Nai từ sau Trị An (Lạc An,<br />
Bắc Tân Uyên) đến cù lao Bạch Đằng (TX.Tân Uyên) ........................................ 38<br />
Hình 5.1.3: Sạt lỡ bến bốc xếp tại xã Lạc An, Bắc Tân Uyên, Bình Dương ........ 41<br />
Hình 5.1.4: Sạt lỡ đoạn UBND xã Lạc An “Bắc Tân uyên” ................................ 41<br />
Hình 5.1.6: Sạt lỡ bờ sông tại xã Thường Tân...................................................... 42<br />
Hình5.1.7: Sạt lỡ bờ sông tại xã Thường Tân....................................................... 42<br />
Hình 5.2: Các vị trí xói, bồi và hiện trạng các công trình bảo vệ bờ ................... 43<br />
trên sôngĐồng Nai . .............................................................................................. 43<br />
Hình 5.3 : Đoạn sạt lở cách đuôi cù lao Rùa 500m về thượng lưu ....................... 45<br />
Đoạn lỡ nhánh bờ phải Cù Lao Rùa...................................................................... 45<br />
Hình 6.2 Kè bảo vệ phường Uyên Hưng.TX.Tân Uyên.Bình Dương ................. 49<br />
“ Ảnh được chụp vào ngày 21.09.2014”............................................................... 49<br />
Hình 6.3: Cỏ Vetiver ............................................................................................. 50<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
SVTH: Mai Thanh Điền Địa chất môi trường 6<br />
DANH MỤC CÁC BẢNG<br />
Bảng 1: Biên độ triều tại các trạm đo trên sông Đồng Nai ( Tại TX.Tân Uyên và<br />
huyện Bắc tân uyên) năm 2012 ............................................................................. 29<br />
Bảng 2: Lưu lượng phù sa, lớn nhất và nhỏ nhất tại Tân Uyên. ........................... 30<br />
Bảng 3: Tốc độ tăng trưởng lao động trong giai đoạn 2001 – 2008 ở các ngành<br />
khác nhau. (Theo Quyết định số 81/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ) ... 32<br />
Bảng 4. Tăng trưởng kinh tế theo cơ cấu ngành trong giai đoạn 2001-2006 và<br />
2006-2010 (%) ...................................................................................................... 33<br />
Bảng 5.Thống kê và dự báo tốc độ tăng trưởng bình quân................................... 34<br />
của các ngành, lĩnh vực (% / năm) ........................................................................ 34<br />
Bảng 6: Vị trí đoạn sạt lở tại xã Lạc An, Bình Dương ......................................... 40<br />
Bảng 7: Vị trí đoạn sạt lở tại xã Thường Tân, Bắc Tân Uyên, Bình Dương: ....... 40<br />
Bảng 8: Vị trí đoạn sạt lở tại cù lao Rùa ............................................................... 46<br />
<br />
<br />
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT<br />
<br />
Từ viết tắt Tên đầy đủ<br />
TX Thị xã<br />
UBND Uỷ ban nhân dân<br />
NDĐ Nước dưới đất<br />
CN Công nghiệp<br />
NN Nông nghiệp<br />
DV Dịch vụ<br />
VAC Mô hình Vườn ao chuồng<br />
GIS Hệ thống thông tin địa lý<br />
KCN Khu Công nghiệp<br />
DT Đường tỉnh<br />
NĐ – CP Nghị định – Chính phủ<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
SVTH: Mai Thanh Điền Địa chất môi trường 7<br />
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU<br />
1.1. LỜI MỞ ĐẦU:<br />
- Sạt lỡ sông luôn là mối đe doạ cho công trình và các hoạt động kinh tế gần sông<br />
đặc biệt là khu vực ven sông Đồng Nai, sạt lỡ bờ sông còn ảnh hưởng tới hệ<br />
thống đê điều quốc gia.Các yếu tố tham gia vào quá trình trượt lỡ bờ sông cũng<br />
rất đa dạng.Chính vì vậy mỗi chúng ta cần có ý thức bảo vệ rừng đầu nguồn, khai<br />
thác đánh bắt tài nguyên hợp lý để bảo vệ sông. Bên cạnh đó nhà nước cần có<br />
nhiều chủ trương, chính sách bảo vệ dòng sông đã và đang bị sạt lỡ, bảo vệ cho<br />
dòng sông chính là bảo vệ cho tính mạng của chúng ta. Vì vậy cần có nhiều công<br />
trình nghiên cứu các điểm trượt lỡ, khoanh vùng kịp thời đưa ra các giải pháp<br />
thích hợp và hiệu quả. Trong quá trình làm bài tiểu luận vì kiến thức còn hẹn hẹp<br />
nên mong Thầy bỏ qua những thiếu xót.<br />
1.2. TÍNH CẤP THIẾT ĐỂ TÀI:<br />
- Trong những năm gần đây, trên địa bàn Thị xã Tân Uyên và Huyện Bắc Tân<br />
Uyên, hiện tượng trượt lở bờ sông liên tục xảy ra, trong đó tập trung nhiều hơn ở<br />
đoạn sông từ cầu Vĩnh Cữu ( Đồng Nai) đến phường Thạnh Phước, Thái Hoà,<br />
gây ra nhiều tai họa về người và thiệt hại nhiều của cải lớn. Bài viết giới thiệu<br />
hiện trạng các điểm trượt lỡ ven sông Đồng Nai cũng như chỉ ra các nguyên nhân<br />
gây trượt, trên cơ sở đó đề xuất phương hướng khắc phục.<br />
- Trên thế giới, việc nghiên cứu tai biến trượt lỡ được đầu tư từ rất sớm và hiện<br />
đã áp dụng rất nhiều phương pháp có tính khoa học rất cao vào việc tính toán và<br />
dự báo. Nhưng ở nước ta, vấn đề này mới chỉ được chú trọng trong khoảng 10<br />
năm trở lại đây khi một số tai biến trượt lỡ liên tục xảy ra hàng năm và gây ra rất<br />
nhiều thiệt hại nghiêm trọng . Việc nghiên cứu, dự báo và khoanh vùng nguy cơ<br />
trượt lỡ ven sông Đồng Nai cũng rất hạn chế. Chính vì những lí do nêu trên tôi<br />
tiến hành nghiên cứu chuyên đề: "Trượt lỡ ven sông Đồng Nai tại: Huyện Bắc<br />
Tân Uyên và Thị Xã Tân Uyên từ đó đề ra các giải pháp khắc phục".<br />
1.3. MỤC TIÊU:<br />
- Khoanh vùng các điểm Trượt lỡ trên sông Đồng Nai đoạn qua Huyện Bắc Tân<br />
Uyên, TX.Tân Uyên.<br />
- Đề ra các giải pháp thích hợp cho từng điểm trượt lỡ.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
SVTH: Mai Thanh Điền Địa chất môi trường 8<br />
1.4. NGUYÊN TẮC:<br />
- Dựa trên cơ sở khoa học môn Thủy Văn Môi Trường, môn Địa Chất Môi<br />
Trường, Địa Chất cơ sở cùng môn học Hệ thống thông tin địa lý và kết quả khảo<br />
sát thực địa để khoanh vùng các điểm trượt lỡ tại Thị xã Tân Uyên và Huyện Bắc<br />
Tân Uyên.<br />
1.5. NỘI DUNG:<br />
- Khái quát về điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế - xã hội của thị xã Tân Uyên<br />
và Huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương.<br />
- Khoanh vùng các vị trí bị ảnh hưởng của trượt lỡ ven sông Đồng Nai tại Thị xã<br />
Tân Uyên và Huyện Bắc Tân Uyên .<br />
- Đưa ra các giải pháp cũng như đề xuất phương hướng khắc phục.<br />
1.6. Ý NGHĨA:<br />
- Xác định được các điểm trượt lỡ ven sông Đồng Nai tại Thị xã Tân Uyên và<br />
Huyện Bắc Tân Uyên và các tác động của nó để phục vụ cho việc phân vùng,<br />
nghiên cứu hiện trạng, mức độ ảnh hưởng nhằm đưa ra các biện pháp quản lý ,<br />
khắc phục hậu quả của trượt lỡ bờ sông.<br />
1.7. KẾT QUẢ<br />
- Trình bày khái quát những đặc điểm về điều kiện tự nhiên, tóm lược về tình<br />
hình phát triển kinh tế - xã hội ở thị trấn Uyên Hưng, huyện Tân Uyên tỉnh<br />
Bình Dương.<br />
- Xây dựng các điểm trượt lỡ ven sông Đồng Nai trên bản đồ.<br />
1.8. ỨNG DỤNG<br />
- Hỗ trợ cho công tác nghiên cứu nhằm đề ra các biện pháp thích cho từng địa<br />
điểm trượt lỡ.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
SVTH: Mai Thanh Điền Địa chất môi trường 9<br />
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ PHƯƠNG PHÁP:<br />
2.1. PHƯƠNG PHÁP<br />
2.1.1. Nghiên cứu lí thuyết:<br />
- Tham khảo tài liệu từ các nguồn khác nhau như giáo trình, sách, các bài luận<br />
văn, nghiên cứu hay bài báo cáo về các vấn đề như hiện trạng trượt lỡ, các yếu<br />
tố ảnh hưởng đến trượt lỡ, biện pháp dự báo trượt lỡ bờ sông để có kiến thức và<br />
cái nhìn tổng quan chung sông Đồng Nai tại khu vức nghiên cứu.<br />
2.1.2. Phương pháp xử lí thông tin:<br />
- Thu thập, chọn lọc, tổng hợp từ các nguồn khác nhau để có được số liệu về lưu<br />
vực sông Đồng Nai đang khảo sát và tính toán, như: Số liệu từ các trạm quan<br />
trắc, xác định các nguyên nhân, nhiệt độ trung bình, độ ẩm,…<br />
- Từ các trang web quản lí về tài nguyên của các địa phương, ta có thể biết<br />
thêm thông tin về tình hình kinh tế - xã hội của TX.Tân Uyên và Huyện Bắc<br />
Tân Uyên.<br />
- Những đề tài nghiên cứu hoặc luận văn có liên quan đến vấn đề tai biến<br />
trượt lỡ ven sông Đồng Nai.<br />
2.1.3. Phương pháp khảo sát thực địa, đo đạc thủy văn:<br />
- Khảo sát thực địa sông Đồng Nai tại khu vực nghiên cứu thuộc địa phận Thị<br />
xã Tân Uyên và Huyện Bắc Tân Uyên tỉnh Bình Dương. Quan sát thực tế về<br />
địa hình, các điểm trượt lở, các công trình ven sông.<br />
- Tìm hiểu kỹ và có lưu ý tới những khu vực gấp khúc của sông, những đoạn<br />
dốc, nước chảy siết để xem xét việc trượt lỡ bờ sông.<br />
<br />
2.1.4. Ứng dụng GIS và Viễn thám xác nhằm xác định các điểm trượt lỡ trên<br />
sông Đồng Nai tại Thị xã Tân Uyên, huyện Bắc Tân Uyên:<br />
- Xác định toạ độ( X,Y) giữa các đoạn trượt lỡ.<br />
- Vị trí các đoạn trượt lỡ.<br />
- Số hóa các lớp thông tin từ các bản đồ nền địa hình từ các bản đồ.Xác định<br />
phân vùng các điểm trượt lỡ.<br />
- Ứng dụng Viễn thám để xác định toạ độ các điểm trượt lỡ.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
SVTH: Mai Thanh Điền Địa chất môi trường 10<br />
2.2. TRƯỢT LỠ:<br />
2.2.1. Định nghĩa:<br />
- Trượt lở là sự dịch chuyển trên bề mặt hay gần bề mặt của một khối đất đá theo<br />
chiều trọng lực ( từ cao xuống thấp), ở quy mô khác nhau: quy mô nhỏ ( khối<br />
trượt lở chỉ vài m3) cho đến quy mô lớn ( khối trượt đến hàng nghìn m3 đất đá ).<br />
Khi khối trượt chuyển dịch, tổn thất sẽ gây ra tren khối trượt và cả ở nơi vật liệu<br />
trượt dồn tụ.<br />
2.2.2. Thành phần khối trượt<br />
2.2.2.1. Cấu trúc của một khối trượt gồm có các thành phần sau:<br />
- Mặt trượt (surface rupture/ slip surface): là bề mặt trên đó có khối trượt dịch<br />
chuyển. Mặt trượt có thể ở dạng phẳng hoặc cong, độ dốc của mặt trượt thay đổi<br />
từ rất bé cho đến dốc đứng (gần 900).<br />
- Vách trượt (scarp): đôi khi còn gọi là vết sụp đánh dấu mức độ dịch chuyển của<br />
khối trượt theo chiều thẳng đứng, số lượng vết trượt đánh dấu số lần di chuyển<br />
của khối trượt.<br />
- Khe nứt ngang: Đây là các khe nứt phân bố phía trên khối trượt, là dấu hiệu về<br />
sự hình thành một khối trượt. Trên mặt đất khe nứt ngang có dạng vòng cung,<br />
mặt lõm hướng về khối trượt. Độ mở của các khe nứt và mật độ khe nứt là chỉ thị<br />
đến nguy cơ chuyển dịch chuyển.<br />
- Khe nứt dọc: là các khe nứt thẳng đứng phân bố ngay trên mặt khối trượt,<br />
phương kéo dài song song với phương dịch chuyển. Đây là nhưng khe nứt phát<br />
triển khi khối lượng dịch chuyển; chúng phá hủy nội bộ khối trượt, kết quả làm<br />
cạn kiệt các khói trượt, dặc biệt là các khối trượt xa và diễn tiến lâu dài.<br />
- Đới vật liệu di chuyển – đới cạn kiệt( zone of depletion) hay còn gọi là đới<br />
trượt. Khối đất đá bị di chuyển. Do tốc độ di chuyển không đồng đều giữa các bộ<br />
phận của khối, đặc biệt là giữa phần trên mặt và phần đáy, vật liệu trong khối sẽ<br />
chịu tác dụng đồng thời của các yếu tố lực khác nhau, kết quả cấu trúc vật liệu bị<br />
phá hỏng dẫn đến sự phá hủy bên trong nội bộ khối dọc theo đường vận chuyển.<br />
- Đới dồn tụ ( zone 0 of accumulation): là nơi tập trung các vật liệu trượt từ bên<br />
trên xuống. Tùy theo quy mô của khối trượt sẽ có quy mô khu vực bị vùi lấp khác<br />
nhau và mức độ tổn thất cũng khác nhau. Nếu đới dồn tụ là khu vực dân cư hay<br />
có các công trình kinh tế quan trọng, mức độ tổn thất của tai biến trượt càng<br />
nghiêm trọng.<br />
<br />
<br />
SVTH: Mai Thanh Điền Địa chất môi trường 11<br />
2.2.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự dịch chuyển<br />
- Đặc điểm vật liệu khối trượt, trạng thái vật liệu khối trượt và đặc điểm mặt trượt<br />
là các yếu tố quyết định sự dịch chuyển của khối.<br />
- Thành phần vật liệu và trạng thái vật liệu khối nền.<br />
- Theo đặc điểm cấu trúc thạch học vật liệu khối nền được chia thành ba nhóm:<br />
+ Nhóm đá cứng: bao gồm các đá kết tinh hoặc được gắn kết tốt, như các đá<br />
macma, đá biến chất và đá trầm tích.<br />
+ Đá gắn kết yếu: chủ yếu lá các đá trầm tích Kainozoi sớm, ví dụ đá cát bột kết<br />
hệ tần Bà Miêu.<br />
+ Đá không gắn kết hay gắn kết yếu: chủ yếu là các trầm tích trẻ, trầm tích Đệ<br />
Tứ. Trong nhóm này thường phân biệt: đá vụn thô ( có 20% vật liệu có kích<br />
thước < 2mm) và đất ( có hơn 80% vật liệu mịn < 2mm).<br />
- Các đá không gắn kết hay gắn kết yếu thường kém bền vững, do vậy dễ bị dịch<br />
chuyển hơn các đá gắn kết.<br />
- Bên cạnh đặc điểm cấu trúc đất đá, thành phần vật liệu của đất đá cũng góp<br />
phần vào sự ốn định và không ổn định khối nền theo các phương thức sau:<br />
- Sự thay đổi thành phần vật liệu: các thành tạo trầm tích nguồn gốc biển hay<br />
sông biển hỗn hợp thường có chứa các tích tụ muối, hoặc các khoáng vật dễ hòa<br />
tan. Khi các thành phần này bị hòa tan và rửa trôi, khối nền trở nên mất ổn định,<br />
bắt đầu hình thành khối trượt tìm ẩn. Cũng tương tự, trong các thành tạo trầm tích<br />
nguồn gốc sông – biển hỗn hợp hay trầm tích đầm lầy thường chứa nhiều vật liệu<br />
hữu cơ, trong quá trình biến đổi, các vật liệu hữu cơ bị phân rã hay dồn nén cũng<br />
gây mất ổn định nền.<br />
- Vật liệu có tính chất cơ lý không thuận lợi: Nếu khối nền cấu tạo bằng các vật<br />
liệu có góc ma sát trong thấp, lực dính nhỏ, như các vật liệu sét, các lớp này khi<br />
quá bão hòa nước sẽ trở thành mặt trượt làm dịch chuyển các tầng đất đá hay các<br />
thành tạo bên trên.<br />
- Sự thay đổi trạng thái vật liệu: Sự thay đổi trạng thái vật liệu (như khô – ướt,<br />
bão hòa nước…) cũng là yếu tố kích thích chuyển động trượt. Ví dụ, khi vật liệu<br />
hạt mịn, đặc biệt là thành phần sét co ngót( sét giàu monmorillonit), chiếm tỷ lệ<br />
cao trong vật liệu, khi bị mất nước ( có thể do khô hạn) các vật liệu này sẽ co rút<br />
mạnh làm nứt nẻ và suy yếu khối nền. Ngược lại khi bão hòa nước ( mùa mưa)<br />
các vật liệu này trương nở mạnh làm kích thích chuyển động trượt. Ngoài ra khi<br />
<br />
SVTH: Mai Thanh Điền Địa chất môi trường 12<br />
khối nền bị sũng nước vật liệu khối nền sẽ bị suy yếu và chuyển động trượt cũng<br />
có thể bắt đầu, đây là kiểu nguồn gốc trượt lở phổ biến ở vùng đống bắng sông<br />
Cửu Long.<br />
- Cấu trúc địa chất.<br />
- Có những cấu trúc địa chất thuận lợi cho việc hình thành mặt trượt, trong đó<br />
phổ biến là kiểu cấu trúc như sau:<br />
- Mặt đứt gãy được lấp nhét bằng vật liêu sét.<br />
- Mặt phân lớn, đặc biệt là các lớp đất sét, có thể nằm đổ về nơi thấp.<br />
- Cánh nếp lồi, đặc biệt là các nếp lồi cấu tạo bằng đá cacbonat.<br />
2.2.3. Đặc điểm mặt trượt<br />
Hai yếu tố ảnh hưởng quan trọng đến phương thức dịch chuyển khối trượt là hình<br />
thái mặt trượt và độ dốc mặt trượt.<br />
- Hình thái mặt trượt: là yếu tố quyết định kiểu dịch chuyển. Hai kiểu hình thái<br />
mặt trượt cơ bản là mặt trượt phẳng và mặt trượt cong.<br />
+ Mặt trượt phẳng quy định kiểu trượt tịnh tiến. Lực chi phối bên trong khối<br />
trượt phân bố gần song song, từ bề mặt xuống đáy khối trượt cường độ lực trượt<br />
biến thiên theo chiều hướng giảm dần.<br />
+ Mặt trượt cong: quy định kiểu trượt xoắn hay còn gọi là trượt ngẫu lực. Phân bố<br />
luật trong khối trượt, ở đó vật liệu trong khối trượt chịu tác động đồng thời lực<br />
lượng theo chiều từ cao xuống thấp và lực đẩy hướng lên trên.<br />
+ Độ dốc mặt trượt: là yếu tố chính quyết định vận tốc dịch chuyển.Nếu cùng một<br />
loại vật liệu, cùng kiểu mặt trượt, vận tốc dịch chuyển đồng biến với độ dốc mặt<br />
trượt.<br />
2.3. PHÂN LOẠI TRƯỢT LỞ<br />
2.3.1. Trượt ( slide)<br />
Sự chuyển động của khối đất đá trên một bề mặt- mặt trượt. Mặt trượt thường có<br />
góc dốc < 600. Phụ thuộc vào kiểu mặt trượt và vận tốc trượt sẽ có kiểu trượt<br />
dạng khối và trượt phá vỡ.<br />
- Trượt xoay ( rotationary slide/slump):Khối trượt di chuyển trên mặt trượt cong.<br />
Ở kiểu này thường thấy các dạng trượt với tốc độ từ trung bình đến nhanh.<br />
- Trượt tịnh tiến: mặt trượt phẳng, thường có góc nghiêng nhỏ - gần như nằm<br />
ngang, đôi khi phân bậc. Kiểu này đặc trưng cho mặt trượt trùng với mặt phân<br />
<br />
SVTH: Mai Thanh Điền Địa chất môi trường 13<br />
lớp( đá trầm tích, biến chất) hoặc là các mặt khe nứt kiến tạo. Khi mặt trượt có<br />
góc nghiêng nhỏ khối trượt sẽ di chuyển rất chậm, nhiều lúc rất khó quan sát trực<br />
tiếp mà chỉ có thể ghi nhận thông qua các móc quan trắc hay thông qua những<br />
dấu hiệu trên bề mặt, như sự phát triển của hệ thống rễ cây. Kiểu trượt này<br />
thường phát triển trên các thành tạo gắn kết trung bình yếu.<br />
- Tản ngang ( lateral spread): Đây là kiểu dịch chuyển khối không theo chiều từ<br />
cao xuống thấp. Sự dịch chuyển ngang của khối nền là kết quả của sự hóa lỏng<br />
hay hóa dẻo, hoặc do sự gia tăng thể tích của một bộ phận trong khối nền. Trong<br />
vùng hàn đới, chuyển động này liên quan đến hoạt động của khối băng vĩnh cửu.<br />
Ở vùng nhiệt đới ẩm, như Việt Nam, chuyển động tản ngang có thể gặp ở các<br />
vùng bồi tích cửa sông cổ, nơi giàu vật liệu sét thành phần monmorillonit ( sét có<br />
tính trương nở cao khi ngấm nước). Phạm vi dịch chuyển phụ thuộc vào quy mô<br />
của khối nền bị biến dạng. Ngoài ra chuyển động tản ngang còn có thể xảy ra do<br />
hoạt động xây dựng trên vùng có nền đất yếu, như đã gặp ở TP HCM, được giải<br />
thích như sau: để đảm bảo sự ổn định của công trình trên nền đất yếu, phương<br />
pháp ép cọc đã được thực hiện nhằm làm tăng độ chặt của nền đất. Khi tổng thể<br />
tính cọc được ép lớn hơn yêu cầu, chuyển động tản ngang xảy ra làm biến dạng<br />
các công trình lân cận.<br />
2.3.2. Bò/ trườn ( creep)<br />
- Chuyển động trượt chậm theo sườn dốc trong thời gian rất dài của vật liệu gần<br />
bề mặt, phần lớn là vật liệu bở rời. Ở kiểu dịch chuyển này trọng lực đóng vai trò<br />
quan trọng. Sự dịch chuyển của vật liệu thường chỉ được nhận biết qua công tác<br />
quan trắc. Vận tốc dịch chuyển giảm dần từ trên xuống dưới. Ranh giới giữa lớp<br />
trượt và lớp không trượt rõ ràng. Khi độ ẩm môi trường tăng cao, chuyển động<br />
này có thể tăng tốc và chuyển sang chuyển động chảy.<br />
2.3.3. Chảy ( flow)<br />
- Vật liệu di chuyển ở dạng bở rời có độ ẩm cao. Vật liệu vận chuyển liên tục có<br />
sự biến dạng bên trong nội bộ khối trượt. Chuyển động này thường xuất hiện sau<br />
những cơn mưa lớn, khi khối nền cấu tạo bằng vật liệu bở rời trở nên quá bảo hòa<br />
nước và di chuyển. Đây là kiểu di chuyển của các dòng lũ bùn đá.<br />
2.3.4. Lở, rơi, đổ sụp ( throw, fall)<br />
- Mặt trượt dốc đứng, vật liệu rơi tự do (lở), hoặc chuyển động xoay quanh một<br />
trụ cố định ở gần đáy khối. Đây là nhóm chuyển động nhanh.<br />
- Lở, rơi, đổ<br />
<br />
SVTH: Mai Thanh Điền Địa chất môi trường 14<br />
- Nguyên nhân có thể do các khe nứt phong hóa, do sự phá hủy phần chân chống<br />
đỡ dưới tác động xâm thực của gió, nước hoặc sóng, hoặc do hoạt động của con<br />
người.<br />
- Thuộc nhóm này là các kiểu dịch chuyển phổ biến ở các bờ sông như bờ sông<br />
Tiền, sông Hậu, sông Đồng Nai và sông Sài Gòn và các kiểu đổ sụp ở các bờ<br />
biển.<br />
2.3.5. Đổ sụp<br />
- Thuộc kiểu này là dạng đổ sụp trên các bờ vách cấu tạo bằng vật liệu dẻo mịn (<br />
sét có độ co ngót lớn) khi các vật liệu bị khô và các khe nứt co rút xuất hiện và<br />
gây trượt sụp.<br />
- Ngoài ra còn có các kiểu phân loại trượt lở khác như: phân loại trượt lở theo<br />
thành phần vật liệu, phân loại theo vận tốc vận chuyển và độ ẩm của khối vật<br />
liệu.<br />
2.4. CƠ CHẾ TRƯỢT LỞ<br />
- Về nguyên tắc, chuyển động trượt xảy ra khi xuất hiện sự mất cân bằng bề mặt<br />
do các nguyên nhân khác nhau.<br />
- Phân tích các lực tác dụng trên sườn dốc cho thấy sự mất cân bằng này được<br />
đánh giá bằng hệ số ổn định sườn, tính theo công thức sau:<br />
Tổng lực kháng trượt (∑S)<br />
- Hệ số ổn định sườn K=<br />
Tổng lực trượt∑T<br />
<br />
Trong đó S= C+S = lực kháng trượt, là khả năng của đất đá chống lại các hiện<br />
tượng trượt.<br />
C = độ dính kết của vật liệu<br />
C (cát sét ) >0 = hệ số ma sát trong Ứng suất kháng trượt.<br />
Công thức trên cho thấy:<br />
K > 1: không có chuyển động trượt - sưởn ổn định.<br />
K + 1: có nguy cơ trượt tiểm ẩn - sườn bất ổn định<br />
K < 1: huyển động trượt xuất hiện.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
SVTH: Mai Thanh Điền Địa chất môi trường 15<br />
2.5. ĐIỀU KIỆN, NGUYÊN NHÂN GÂY TRƯỢT<br />
2.5.1. Nguyên nhân<br />
<br />
- Qua việc phân tích đặc điểm địa hình dòng chảy của sông Đồng Nai và điều<br />
kiện địa chất công trình dọc đoạn sông nghiên cứu và vùng phụ cận cho thấy:<br />
hiện tượng trượt lở bờ sông ở nơi đây phát sinh và phát triển do những nguyên<br />
nhân chủ yếu sau:<br />
2.5.2. Tác dụng xâm thực của sông<br />
- Sông Đồng Nai có đặc điểm: thân sông quanh co uốn khúc, vực sâu nằm sát bờ<br />
lõm, bờ cát nằm sát bờ lồi, đoạn uốn cong và đoạn quá độ nằm xen kẽ nối tiếp<br />
nhau, mặt cắt đoạn uốn cong vừa hẹp vừa sâu, có hình tam giác không đối xứng,<br />
các trị số dòng chảy về mùa mưa lũ đều lớn hơn trị số giới hạn xâm thực của đất<br />
đá cấu tạo bờ do đó dẫn đến phát sinh trượt lở bờ.<br />
2.5.3. Quá trình tẩm ướt đất đá<br />
- Đất đá cấu tạo bờ thuộc đất loại sét (có thành phần hạt sét chiếm ưu thế) và bị<br />
tẩm ướt bởi nước mưa, nước mặt, nước dưới đất. Quá trình tẩm ướt đất đá là một<br />
trong những nguyên nhân gây trượt lở, trước hết làm tăng trọng lượng khối đất<br />
trên bờ dốc, kèm theo sự giảm độ bền các liên kết kiến trúc, sự biến đổi độ sệt, do<br />
đó lực dính kết và góc ma sát trong của đất giảm đi. Ngoài ra, quá trình tẩm ướt<br />
và phơi khô đất đá mỗi khi triều dâng và khi triều rút lặp đi lặp lại nhiều lần làm<br />
cho đất đá tan rã mạnh, kém ổn định đối với nước, bị lôi cuốn, moi chuyển ra<br />
khỏi sườn dốc, tạo thế mất ổn định của bờ, thúc đẩy phát triển trựơt.<br />
2.5.4. Tác động của áp lực thủy tĩnh<br />
- Vào các thời kỳ mùa lũ hoặc khi triều dâng, phần đất đá ngập nước nằm trong<br />
trạng thái bị đẩy nổi và trọng lượng của nó không đủ để giữ yên các khối đất đá<br />
nằm ở phía trên. Đất đá ở phía trên gần như mất điểm tựa bắt đầu dịch chuyển và<br />
làm cho phần đất đá trong trạng thái bị đẩy nổi bên dưới bị trượt. Ngoài ra, đất đá<br />
ở trạng thái đẩy nổi cũng làm giả mứng suất pháp có hiệu ở tại mặt trượt đã xác<br />
định hoặc đang dự đoán, do đó sức chống cắt của đất đá giảm xuống và có thể<br />
phát sinh trượt.<br />
2.5.5. Tác động của áp lực thủy động<br />
- Nước mưa, nước mặt ngấm xuống đất theo các lỗ hổng, khoảng trống có trong<br />
đất đá và tạo ra dòng thấm lưu thông trong đất đá. Sự vận động thấm của nước<br />
dưới đất gây ra áp lực thủy động có ảnh hưởng đến sự biến đổi trạng thái ứng suất<br />
của đất đá cấu tạo bờ và gây ra biến dạng thấm.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
SVTH: Mai Thanh Điền Địa chất môi trường 16<br />
Hình 2.5: Sơ đồ lực tác động lên sườn dốc khi có áp lực thủy động<br />
Từ sơ đồ trên cho thấy áp lực thủy động hướ ng theo phương dòng thấm và có<br />
giá trị càng lớn khi độ thấm nước của đất đá càng bé. Trong những thời gian biến<br />
đổi đột ngột gradien áp lực, áp lực thủy động sẽ tác động vào đất đá ở bờ và gây<br />
trượt lở bờ.<br />
2.5.6. Hoạt động nhân sinh:<br />
- Những hoạt động kinh tế xây dựng ảnh hưởng rất lớn đến hiện tượng trượt lở bờ<br />
sông Đồng Nai, có thể kể như sau:<br />
+ Phá hủy lớp phủ thực vật tạo mặt bằng xây dựng, làm mất ổn định bờ.<br />
+ Xây dựng công trình nằm sát mé bờ sông thậm chí lấn chiếm ra phía sông làm<br />
thay đổi chế độ dòng chảy, cấu tạo địa chất không thuận lợi (đất yếu)… gây bất<br />
lợi cho sự ổn định bờ.<br />
+ Tàu thuyền có tải trọng lớn đi lại gây nên sóng lớn tác dụng trực tiếp vào bờ,<br />
gây xói lở bờ.<br />
+ Các bãi, bến ghe, thuyền neo đậu không hợp lý tạo ra mặt cắt ướt lòng sông co<br />
hẹp dẫn đến dòng chảy thay đổi, gây xói lở bờ.<br />
+ Quá trình khai thác cát bừa bãi với qui mô lớn ở vùng và phụ cận làm thay đổi<br />
chế độ dòng chảy của sông dẫn đến quá trình lở bờ xảy ra.<br />
+ Sử dụng không đúng, không hợp lý về các giải pháp và kết cấu của các công<br />
trình bảo vệ bờ do không nắm chắc số liệu về dòng chảy và sự biến đổi của dòng<br />
chảy, cũng như các số liệu về địa chất, về cấu tạo vùng bờ.<br />
+ Xây dựng công trình bảo vệ bờ tự phát không theo quy hoạch chung , không<br />
đúng yêu cầu kỹ thuật và không được cấp có thẩm quyền cho phép.<br />
<br />
<br />
SVTH: Mai Thanh Điền Địa chất môi trường 17<br />
+ Các cây mọc dọc bờ, mép sông có tác dụng chắn sông, ổn định bờ do nhiều<br />
nguyên nhân khác nhau bị phá hoại, chết, cuốn trôi,…<br />
+ Rừng đầu nguồn bị khai thác quá mức cũng là một nguyên nhân dẫn đến việc<br />
thay đổi chế độ dòng chảy và chế độ bùn cát của hệ thống sông, gây tác động xấu<br />
đến diễn biến lòng sông.<br />
2.6. TÁC HẠI CỦA TRƯỢT LỠ BỜ SÔNG:<br />
2.6.1. Cơ sở hạ tầng:<br />
- Do trượt lỡ, bồi lòng dẫn các sông rạch vùng hạ lưu sông Đồng Nai biến đổi<br />
phức tạp đã làm thiệt hại không nhỏ đén cơ sở hạ tầng của địa phương tại TX.Tân<br />
Uyên và huyện Bắc Tân Uyên.<br />
- Do hiện tượng biến đổi lòng tác động mạnh làm nhiều đoạn bờ sông thường<br />
xuyên bị sạt lỡ khiến cho nhiều tuyến giao thông đường bộ, nhất là các tuyến giao<br />
thông nông thôn bị ảnh hưởng nghiêm trọng.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 2.6.1: Trượt lỡ tuyến đường giao thông ven bờ sông tại<br />
Thường Tân( Bắc Tân Uyên)<br />
- Một số trụ điện cao thế vượt sông ( tại xã Thạnh Hội, Bạch Đằng TX.Tân Uyên<br />
đang có nguy cơ sụp do bờ đã bị sạt lỡ sát với cột điện)<br />
- Thiệt hại của các cơ sở hạ tầng trên là rất lớn và bặt buộc phải di dời đi nơi khác<br />
để phòng tránh.<br />
<br />
<br />
<br />
SVTH: Mai Thanh Điền Địa chất môi trường 18<br />
2.6.2. Sinh mạng con người:<br />
- Các đợt sạt lỡ bờ sông Đồng Nai đã gây nên những hậu quả nghiêm trọng, trong<br />
đó đã làm chết người và gây nên tâm lý hoang mang lo sợ cho người dân sống<br />
dọc theo hai bờ sông qua nhiều thời kỳ khác nhau.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 2.6.2: Trượt lỡ cây ven bờ sông Đồng Nai<br />
<br />
<br />
2.6.3. Thiệt hại về vật chất:<br />
- Những đợt sạt lỡ bờ sông liên tiếp trong các năm từ năm 2000 đến nay đã làm<br />
thiệt hại vật chất lớn cho người dân sống dọc theo hai bờ sông, kênh , rạch thuộc<br />
vùng hạ lưu hệ thống sông Đồng Nai:<br />
+ Đợt sạt lỡ bờ tháng 11/2000 đã làm sụp xuống sông 3.750 m2 của nhà hàng<br />
Thanh Cảng, Bình Dương.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
SVTH: Mai Thanh Điền Địa chất môi trường 19<br />
Hình 2.6.3: Nhiều công trình xây dựng ven bờ sông Đồng Nai bị sạt lỡ tại<br />
TX.Tân Uyên<br />
2.6.4. Ảnh hưởng đến các hoạt động giao thông đường thuỷ:<br />
- Xói lỡ bờ sông đã gây nên tình trạng sạt lỡ các công trình cảng, các công trình<br />
xây dựng ven sông như cầu cống, nhà cửa, kho tang, bến bãi, các cơ sở giải trí<br />
điển hình như: nhà hàng ven sông, câu cá giải trí, du thuyền.<br />
- Tình trạng sạt lỡ bờ sông đã làm cho các tuyến luồng giao thông thuỷ bị dịch<br />
chuyển gây nên trở ngại cho các phương tiện giao thông đường thuỷ.<br />
- Tình trạng bồi lắng tại vùng cửa sông làm cho tuyến giao thông thuỷ bị ách tắc,<br />
các phương tiện giao thông thuỷ không thể hoạt động được.<br />
- Đó chính là những trở ngại và tồn tại chính trong giao thông thuỷ hiện nay.<br />
2.6.5. Ảnh hưởng đến môi trường sinh thái:<br />
- Các đợt sạt lỡ bờ sông, biến đổi lòng dẫn, sạt lỡ bờ đê ở huyện Bắc Tân Uyên<br />
và TX.Tân Uyên. Làm nước mặn tràn sâu vào trong nội đồng làm ngập mặn hàng<br />
nghìn ha đất trồng trọt và các vùng dân cư đã làm thay đổi môi trường sinh thái<br />
các vùng này, làm cho trong một thời gian đất bị thau chua, nhiễm phen không<br />
thể canh tác được. Các nghành chức năng đã có một số biện pháp để khắc phục<br />
tình trạng này, nhưng rất tốn kém và không thể giải quyết triệt để được.<br />
- Tình trạng nhiễm mặn ở sông Đồng Nai đã làm cho tình hình cung cấp nước<br />
sinh hoạt cho dân cư ở các đô thị gặp nhiều khó khăn, nhất là vào mùa khô.<br />
- Tình trạng ô nhiễm môi trường nước sông Đồng đã đến mức báo động, một<br />
trong những nguồn chính cung cấp nước sinh hoạt cho các khu đô thị đã bị chết<br />
lâm sàng do nguồn nước đã bị ô nhiễm nghiêm trọng.<br />
<br />
SVTH: Mai Thanh Điền Địa chất môi trường 20<br />
CHƯƠNG 3: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KINH TẾ XÃ HỘI<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 3.1 Bản đồ TX.Tân Uyên và Huyện Bắc Tân Uyên<br />
<br />
3.1. Điều kiện tự nhiên:<br />
3.1.1 Vị trí địa lí:<br />
Thị xã Tân Uyên:<br />
- Diện tích tự nhiên: 19.249,20 ha, dân số : 190.564người;<br />
- Địa giới hành chính : phía Đông giáp tỉnh Đồng Nai, phía Tây Giáp thành phố<br />
Thủ Dầu Một và thị xã Bến Cát, phía Nam giáp thị xã Dĩ An, thị xã Thuận An và<br />
tỉnh Đồng Nai, phía Bắc giáp huyện Bắc Tân Uyên;<br />
- Thị xã Tân Uyên có 12 đơn vị hành chính, gồm:<br />
+ Cấp phường: Uyên Hưng, Tân Hiệp, Thạnh Phước, Thái Hòa, Tân Phước<br />
Khánh, Khánh Bình.<br />
+ Cấp xã: Thạnh Hội, Bạch Đằng, Vĩnh Tân, Hội Nghĩa, Tân Vĩnh Hiệp, Phú<br />
Chánh.<br />
<br />
<br />
SVTH: Mai Thanh Điền Địa chất môi trường 21<br />
(Theo Nghị quyết số 136/NQ-CP ngày 29/12/2013 của Chính phủ và Quyết định<br />
số 352/QĐ-UBND ngày 13 tháng 02 năm 2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh<br />
Bình Dương).<br />
+ Đoạn sông Đồng Nai đi qua các xã phường của TX.Tân Uyên: Uyên Hưng,<br />
Khánh Bình, Thạnh Phước, Thái Hoà, Bạch Đằng, Thạnh Hội.<br />
+ Cách trung tâm thành phố Hồ Chí Minh 34km <br />
<br />
+ Cách trung tâm hành chánh Thành phố mới Bình Dương 4km. <br />
<br />
+ Cách thành phố Biên Hòa 16km. <br />
<br />
+ Cách sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất 32km. <br />
<br />
+ Cách cảng Sài Gòn 33km. <br />
<br />
+ Cách Tân cảng 30km. <br />
<br />
+ Cách khu Công nghiệp Việtnam-Singapore II 5km. <br />
<br />
+ Cách khu Công nghiệp Nam Tân Uyên 1km. <br />
<br />
+ Cách trung tâm hành chánh Thị xã Tân Uyên 30m. <br />
Huyện Bắc Tân Uyên:<br />
- Diện tích tự nhiên : 40.087,67 ha, dân số : 58.439 người.<br />
- Địa giới hành chính : phía Đông giáp tỉnh Đồng Nai, phía Tây giáp thị xã Tân<br />
Uyên và huyện Bàu Bàng, phía Nam giáp thị xã Tân Uyên, phía Bắc giáp huyện<br />
Phú Giáo.<br />
- Đoạn sông Đồng Nai đi qua các xã huyện Bắc.Tân Uyên:Lạc An, Tân<br />
Đinh,Tân Mỹ, Thường Tân.<br />
- Huyện Bắc Tân Uyên có 10 đơn vị hành chính cấp xã: Hiếu Liêm, Tân Lập,<br />
Bình Mỹ, Tân Bình, Đất Cuốc, Tân Thành, Thường Tân, Tân Định, Lạc An,<br />
Tân Mỹ.<br />
(Theo Nghị quyết số 136/NQ-CP ngày 29/12/2013 của Chính phủ và Quyết định<br />
số 352/QĐ-UBND ngày 13 tháng 02 năm 2014 của<br />
Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương).<br />
Lưu vực sông Đồng Nai đi ngang địa phận TX.Tân Uyên và huyện Bắc Tân<br />
uyên, tỉnh Bình Dương, mang đặc thù về điều kiện tự nhiên của TX.Tân<br />
Uyên và huyện Bắc Tân uyên.<br />
<br />
<br />
SVTH: Mai Thanh Điền Địa chất môi trường 22<br />
Sông Đồng Nai đi qua thị xã Tân Uyên và huyện Bắc Tân uyên với tổng<br />
chiều dài là 56 km.<br />
3.1.2. Khí tượng, khí hậu:<br />
- Chế độ thủy văn của sông chảy qua thị xã Tân uyên và huyện Bắc tân Uyên có<br />
những đặc tính khí hậu của vùng Đông Nam Bộ: nắng nóng và mưa nhiều, độ ẩm<br />
khá cao. Đó là khí hậu nhiệt đới gió mùa ổn định, trong năm phân chia thành hai<br />
mùa rõ rệt: mùa khô và mùa mưa. Mùa mưa thường bắt đầu từ tháng 5 kéo dài<br />
đến cuối tháng 10 dương lịch.<br />
- Vào những tháng đầu mùa mưa, thường xuất hiện những cơn mưa rào lớn, rồi<br />
sau đó dứt hẳn. Những tháng 7,8,9, thường là những tháng mưa dầm. Có những<br />
trận mưa dầm kéo dài 1-2 ngày đêm liên tục.<br />
- Đặc biệt ở Tân Uyên hầu như không có bão, mà chỉ bị ảnh hương những cơn<br />
bão gần. Với nền nhiệt độ cao quanh năm, ẩm độ cao và nguồn ánh sáng dồi dào,<br />
rất thuận lợi cho phát triển công nông nghiệp, và là nơi có nền đất vững chất và<br />
khá bằng phẳng để phát triển công nghiệp và trồng cây công nghiệp ngắn và dài<br />
ngày, ít thiên tai như bão, lụt…<br />
3.1.3. Nhiệt độ:<br />
- Nhiệt độ trung bình hàng năm ở Tân Uyên từ 26oC-27oC. Nhiệt độ cao nhất<br />
có lúc lên tới 39,3oC và thấp nhất từ 16oC-17oC (ban đêm) và 18oC vào sáng<br />
sớm. Tổng nhiệt độ hoạt động hàng năm khoảng 9.500 – 10.0000C, số giờ<br />
nắng trung bình 2.400 giờ, có năm lên tới 2.700 giờ.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 3.1.3 Đồ thị biểu diễn dao động nhiệt độ các tháng trong năm 2009 ở lưu<br />
vực Sông Đồng Nai tại Tân uyên.<br />
<br />
SVTH: Mai Thanh Điền Địa chất môi trường 23<br />
3.1.4. Độ ẩm:<br />
- Vào mùa nắng, độ ẩm trung bình hàng năm từ 76%-80%, cao nhất là 86% (vào<br />
tháng 9) và thấp nhất là 66% (vào tháng 2). Lượng nước mưa trung bình hàng<br />
năm từ 1.800-2.000mm. Đồng thời đây cũng là điều kiện thuận lợi để cho sâu<br />
bệnh phát triển.<br />
3.1.5. Chế độ gió:<br />
- Chế độ gió tương đối ổn định, không chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão và áp<br />
thấp nhiệt đới. Về mùa khô gió chủ yếu là hướng Đông, Đông - Bắc. Về mùa<br />
mưa gió chủ yếu là hướng Tây, Tây - Nam. Tốc độ gió bình quân khoảng 0,6 –<br />
0,8m/s, tốc độ gió lớn nhất quan trắc được là 12 m/s thường là Tây, Tây - Nam.<br />
3.1.6. Lượng mưa:<br />
- Lượng mưa trung bình hàng năm tương đối cao, khoảng1000mm với số ngày có<br />
mưa là 120 ngày. Lượng mưa lí tưởng cho các hoạt động nông nghiệp và phát<br />
triển các cây công nghiệp đặc biệt là cây cao su, hồ tiêu và các loại cây ăn trái.<br />
<br />
Mưa vừa: Lượng mưa đo được từ 16 – 50 mm/24h <br />
Mưa to: Lượng mưa đo được từ 51 – 100 mm/24h<br />
Mưa rất to: Lượng mưa đo được > 100 mm/24h<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 3.1.6: Đồ thị biểu diễn lượng mưa ở lưu vực Sông Đồng Nai chảy<br />
Tân Uyên năm 2009<br />
<br />
<br />
<br />
SVTH: Mai Thanh Điền Địa chất môi trường 24<br />
- Tháng mưa nhiều nhất là tháng 9 và tháng 10, trung bình 450mm, năm cao<br />
nhất có khi lên đến 980mm, tháng ít mưa nhất là tháng 1, trung bình dưới<br />
50mm và nhiều năm trong tháng này không có mưa. có thể trồng cây công<br />
nghiệp, lúa, rau, hoa màu và cây ăn trái, v.v...<br />
3.1.7. Điều kiện gây ra trượt lỡ bờ sông :<br />
- Sự phát sinh, phát triển của hiện tượng trượt lở bờ sông Đồng Nai gắn liền với<br />
điều kiện địa chất công trình vùng nghiên cứu nói chung và điều kiện địa chất<br />
công trình cụ thể của những khu vực khác nhau dọc theo bờ sông Đồng Nai nói<br />
riêng. Để đánh giá điều kiện địa chất công trình và ảnh hưởng của nó đối với hiện<br />
tượng trượt lở, ta có thể sử dụng các điều kiện tự nhiên, được biểu diễn dưới dạng<br />
hàm số sau:<br />
Điều kiện địa chất công trình = f(a,b,c,d,e).<br />
Trong đó:<br />
a : Địa hình địa mạo.<br />
b : Cấu tạo địa chất.<br />
c : Địa chất môi trường.<br />
d : Điều kiện thủy văn của sông.<br />
e : Tính chất cơ lý của đất nền.<br />
3.1.7.1. Địa hình địa mạo:<br />
- Những nơi xảy ra trượt lở đều nằm trên vùng địa hình trũng thấp, bề mặt địa<br />
hình tương đối bằng phẳng, cao độ ít chênh lệch, thay đổi từ 0.3 – 2.0m, phần lớn<br />
diện tích thường bị ngập nước và chịu sự chi phối của dòng chảy sông Đồng Nai,<br />
dễ phát sinh hiện tượng trượt lở bờ.<br />
3.1.7.2. Cấu tạo địa chất:<br />
- Cấu tạo địa chất ảnh hưởng rất lớn đến hiện tượng trượt lở bờ, cụ thể là đất đá<br />
có độ bền thấp biểu hiện mối nguy hiểm lớn nhất. Kết quả phân tích các tài liệu<br />
hố khoan khảo sát địa chất công trình dọc đoạn sông nghiên cứu ở độ sâu 50m<br />
cho thấy cấu tạo địa chất bờ gồm:<br />
* Các thành tạo trầm tích Holocene:<br />
- Phân bố ở độ sâu từ 0 đến 25-26m Mặt cắt chia làm 2 phần:<br />
+ Phần trên là đất san lấp: cát trung mịn màu xám vàng, trạng thái xốp đến chặt<br />
vừa; bề dày thay đổi từ 1.2m đến 2.5m. Thành phần gồm: cát chiếm 97%, bột<br />
chiếm 3%.<br />
+ Phần dướ i là sét, bùn sét, chứa nhiều hữu, màu xám xanh, xám đen, trạng thái<br />
dẻo chảy đến chảy; bề dày thay đổi từ 23m đến 23.5m. Thành phần gồm: sét<br />
SVTH: Mai Thanh Điền Địa chất môi trường 25<br />
chiếm 35%, bột chiếm 50%, cát chiếm 1%.<br />
- Các thành tạo này do mới hình thành, gần như chưa trải qua quá trình nén chặt<br />
tự nhiên, các hạt chưa được gắn kết hoặc gắn kết yếu, thêm vào đó các thành tạo<br />
này có nguồn gốc đầm lầy sông, sông biển hỗn hợp thường chứa nhiều vật chất<br />
hữu cơ và thành phần muối hòa tan nên chúng có tính chất cơ lý và hóa lý đặc<br />
biệt, dễ nhạy cảm với những tác động bên ngoài và tính chất của đất đá dễ bị biến<br />
đổi, là tiền đề cho quá trình trượt lở bờ xảy ra khi các yếu tố khác cùng tác động<br />
đến nó.<br />
* Các thành tạo trầm tích Pleistocene:<br />
- Phân bố ở độ sâu từ 25-26m đến 50m. Mặt cắt chia làm 2 phần:<br />
+ Phần trên là sét, á sét màu xám vàng, trạng thái dẻo mềm đến dẻo cứng, bề dày<br />
thay đổi từ 2.5-3.5m đến 4.5-5.5m. Thành phần gồm: sạn sỏi chiếm 0.2%, cát<br />
chiếm 19.4%, bụi chiếm 33.5%, sét chiếm 46.9%.<br />
+ Phần dưới là cát hạt mịn đến hạt trung màu xám vàng, trạng thái chặt vừa đến<br />
chặt, bề dày hơn 25m. Thành phần gồm: cát chiếm 88%, bột chiếm 12%; xen kẹp<br />
thấu kính sét màu xám đen, trạng thái dẻo mềm đến dẻo cứng.<br />
3.1.7.3. Địa chất môi trường:<br />
- Qua các tài liệu lỗ khoan địa chất môi trường cho thấy: mực nước ngầm thường<br />
nằm gần mặt đất (nhỏ hơn 1.2m có nơi nhỏ hơn 2m cách mặt đất), có quan hệ áp<br />
lực với dòng chảy sông Đồng Nai nên một khi chế độ thủy văn của sông thay đổi<br />
theo thời tiết hoặc khi triều dâng lên, hạ xuống cũng làm cho mực nước ngầm<br />
thay đổi theo. Với điều kiện đó, đất đá cấu tạo bờ luôn luôn bão hòa nước. Trong<br />
nền đất, các hạt đất luôn chịu tác dụng của áp lực đẩy nổi làm giảm trị số ứng<br />
suất pháp tác dụng lên các hạt đất, từ đó làm cho cường độ kháng cắt của đất<br />
giảm, tạo điều kiện thuận lợi để phát sinh ra trượt.<br />
<br />
3.1.7.4. Điều kiện thuỷ văn của sông Đồng Nai:<br />
- Lưu vực hệ thống sông Đồng Nai nằm trong khu vực đón gió mùa Tây Nam nên<br />
lượng mưa ở đây khá phong phú, lượng mưa bình quân năm từ 2400 - 2800 mm,<br />
khác hẳn với vùng ven biển Bình Thuận nằm kề (có lượng mưa thấp nhất trong cả<br />
nước). Lượng mưa có xu thế giảm dần từ Bắc xuống Nam, từ Đông Bắc xuống<br />
Tây Nam.<br />
- Tương ứng với hai mùa khí hậu (mùa khô, mùa mưa) thì mùa khô trùng với mùa<br />
cạn, mùa mưa trùng với mùa lũ, thời gian bắt đầu và kết thúc hai mùa phụ thuộc<br />
vào chế độ khí hậu trong khu vực, mỗi năm có sự xê dịch nhất định, tùy thuộc<br />
vào phân bố mưa mỗi năm.<br />
<br />
<br />
<br />
SVTH: Mai Thanh Điền Địa chất môi trường 26<br />
- Về cơ bản mùa mưa bắt đầu từ tháng V tới hết tháng X, có năm mưa sớm hơn<br />
vào nửa cuối tháng IV, cũng có năm kết thúc muộn hơn vào nửa đầu tháng XI...<br />
Mùa khô từ tháng XII năm trước cho đến tháng IV năm sau.<br />
- Do sự phân hóa giữa hai mùa khí hậu khá sâu sắc, mang nét đặc trưng của khí<br />
hậu cận xích đạo, nên hai mùa dòng chảy cũng có đặc thù riêng biệt: mùa khô<br />
nước sông cạn kiệt nhiều nơi thiếu nước nghiêm trọng, mùa mưa nước lũ tràn<br />
đầy, thừa thãi, thường gây ngập lụt ở các vùng trũng ven sông v.v..<br />
3.1.7.5. Dòng chảy lũ:<br />
- Để đánh giá mức độ ảnh hưởng của dòng chảy lũ đối với sự xói lở của bờ sông<br />
Đồng Nai, chúng ta cần xem xét các đặc trưng lũ: thời gian xuất hiện lũ, tổng<br />
lượng lũ, lưu tốc dòng chảy lũ.<br />
<br />
- Lũ ở sông Đồng Nai xuất hiện vào tháng 8, 9,10, với tổng lượng nước mùa lũ<br />
6.8 – 6.9 tỷ m3.<br />
- Mực nước lũ biến động nhiều (Hmax = 124-148cm) phụ thuộc vào lượng nước<br />
phía thượng lưu về và lượng mưa tại chỗ, lũ càng kéo dài thì mức độ trượt lở bờ<br />
càng lớn.<br />
- Lưu tốc dòng chảy lũ: về mùa lũ vận tốc dòng chảy rất lớn là yếu tố quan trọng<br />
ảnh hưởng đến quá trình trượt lở bờ sông Sài Gòn (Mođun dòng chảy bình quân<br />
các tháng mùa lũ từ 72 - 80 l/s/km2).Với cấu tạo địa chất bờ: Lớp bùn sét có vận<br />
tốc giới hạn xâm thực Vgh = 0.5 – 0.87m/s, rõ ràng về mùa lũ.<br />
>> Vgh dẫn đến bờ bị xói lở.<br />
- Hướng dòng chảy lũ: ảnh hưởng rất lớn đến quá trình trượt lở bờ khi hướng<br />
dòng chảy lũ ép sát và đâm thẳng vào bờ.<br />
3.1.7.6. Dòng chảy kiệt:<br />
- Mùa cạn từ tháng XII năm trước cho đến tháng VI năm sau, trùng với mùa khô,<br />
nguồn nước mưa hầu như không có, nước ngầm là nguồn cung cấp chính trong<br />
mùa cạn.<br />
<br />
- So với lượng dòng chảy cả năm, lượng dòng chảy mùa cạn chiếm khoảng từ 17<br />
-19%, ba tháng dòng chảy nhỏ nhất là tháng II, III, IV, cũng chỉ chiếm từ 2,6 -<br />
3,6% lượng dòng chảy cả năm. Tháng có dòng chảy nhỏ nhất là tháng III, chiếm<br />
tỉ lệ từ 0,7 - 1,05% lượng dòng chảy năm.<br />
- Nhìn chung lượng dòng chảy mùa cạn ổn định, cả về lượng dòng chảy cũng như<br />
thời gian xuất hiện.<br />
<br />
<br />
<br />
SVTH: Mai Thanh Điền Địa chất môi trường 27<br />
- Kết quả đo đạc gần đây cho thấy, lưu lượng dòng chảy thấp nhất trong năm, trên<br />
sông Đồng Nai ở Hiếu Liêm( TX.Tân Uyên ) là 21,2 m3/s (ngày 18 - 3 -2004) chỉ<br />
bằng 6,7% lượng dòng chảy năm (Q0).<br />
- Dòng chảy kiệt chịu ảnh hưởng của thủy triều biển Đông. Do biên độ triều khá<br />
lớn (2.5 – 3.0m) nên khi triều rút sẽ gây mất ổn định bờ.<br />
3.1.7.7. Chế độ thuỷ triều của sông Đồng Nai:<br />
- Thủy triều là yếu tố quan trọng về mặt thủy động lực biển, đồng thời cũng là<br />
yếu tố có ảnh hưởng đến các điều kiện tự nhiên của các dải đất ven biển và cửa<br />
sông.<br />
- Mực nước triều thường khá cao, đôi khi cao hơn cả các đồng bằng ven biển và<br />
dọc theo sông, vì thế dễ bị nhiễm mặn đất và nước sông, chế độ thủy văn vùng<br />
sông ảnh hưởng triều rất phức tạp, bởi mỗi giọt nước ở đây luôn chịu sự chi phối<br />
ở các mức độ khác nhau bởi:<br />
+ Chế độ dòng chảy tự nhiên ở thượng lưu, chế độ thủy triều biển Đông, và cách<br />
khai thác của con người có liên quan đến nguồn nước ở thượng và hạ lưu. Việc<br />
nghiên cứu chế độ triều mặn ở vùng sông ảnh hưởng triều có một ý nghĩa quan<br />
trọng.<br />
a) Chế độ nước triều:<br />
- Thủy triều truyền vào sông theo hai dạng: dạng dòng và dạng sóng<br />
+ Dòng triều truyền vào sông bằng dòng chảy ngược với vận tốc khá cao có khi<br />
tới 1,5 m/s. Từ cửa sông đến điểm xa nhất mà dòng triều còn duy trì được gọi là<br />
lăng trụ triều.<br />
+ Sóng triều truyền vào sông theo cơ chế lan truyền sóng. So với dòng triều song<br />
triều ảnh hưởng trên sông cao hơn nhiều. Thông thường khi nói đến ảnh hưởng<br />
thủy triều là người ta chỉ xét đến ảnh hưởng của sóng triều, vùng ảnh hưởng triều<br />
là vùng ảnh hưởng sóng triều.<br />
- Từ cửa sông Đồng Nai ngược tới chân thác Trị An dài khoảng 149