intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Dự thảo tóm tắt Luận án Tiến sĩ Khoa học môi trường: Nghiên cứu xây dựng chỉ số chất lượng nước (Water Quality Index-WQI) trong phân vùng chất lượng nước các sông trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

Chia sẻ: Phan Phan | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:28

81
lượt xem
16
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án với mục tiêu nghiên cứu để xác lập cơ sở khoa học và thực tiễn trong việc xây dựng hệ thống chỉ số chất lượng nước mặt phù hợp với điều kiện môi trường tỉnh Thái Nguyên (hệ thống WQI cải tiến), áp dụng hệ thống WQI cải tiến trong phân vùng chất lượng nước các sông trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên theo các chỉ số chất lượng nước, đề xuất giải pháp sử dụng và bảo vệ môi trường nước cho từng vùng. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Dự thảo tóm tắt Luận án Tiến sĩ Khoa học môi trường: Nghiên cứu xây dựng chỉ số chất lượng nước (Water Quality Index-WQI) trong phân vùng chất lượng nước các sông trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI<br /> TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN<br /> <br /> Nguyễn Lê Tú Quỳnh<br /> <br /> NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG CHỈ SỐ CHẤT LƢỢNG NƢỚC<br /> (WATER QUALITY INDEX - WQI)<br /> TRONG PHÂN VÙNG CHẤT LƢỢNG NƢỚC CÁC SÔNG<br /> TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN<br /> <br /> Chuyên ngành: Môi trƣờng Đất và Nƣớc<br /> Mã số: 62 44 03 03<br /> <br /> DỰ THẢO TÓM TẮT LUẬN ÁN<br /> TIẾN SĨ KHOA HỌC MÔI TRƢỜNG<br /> <br /> Hà Nội, 2015<br /> <br /> Công trình được hoàn thành tại Trường Đại học Khoa học Tự nhiên<br /> Đại học Quốc gia Hà Nội<br /> <br /> Người hướng dẫn 1:<br /> Người hướng dẫn 2:<br /> <br /> Phản biện 1:<br /> Phản biện 2:<br /> Phản biện 3:<br /> <br /> PGS.TS. Lê Trình<br /> Viện Môi trường và Phát triển Bền vững<br /> PGS.TS. Trịnh Thị Thanh<br /> Trường Đại học Khoa học tự nhiên<br /> <br /> ..................................................................................<br /> ..................... .............................................................<br /> ..................................................................................<br /> ..................... .............................................................<br /> ..................................................................................<br /> .................... .............................................................<br /> <br /> Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng cấp Đại học Khoa học Tự nhiên<br /> chấm luận án họp tại Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học<br /> Quốc gia Hà Nội – số 334 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội.<br /> Vào hồi ..... giờ ...... ngày ..... tháng ... năm 2015<br /> <br /> Có thể tìm thấy luận án tại thư viện:<br /> - Thư viện Quốc gia Việt Nam<br /> - Trung tâm Thông tin - Thư viện Đại học Quốc gia Hà Nội<br /> <br /> MỞ ĐẦU<br /> 1. Lí do lựa chọn đề tài luận án<br /> Trong thực tế, do bị ảnh hưởng bởi các yếu tố khác nhau như các<br /> yếu tố tự nhiên (quá trình sinh, địa, hóa, khí hậu, khí tượng, thủy văn)<br /> và các yếu tố ô nhiễm do hoạt động phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH)<br /> sẽ gây ra các nguồn thải (công nghiệp, nông nghiệp, sinh hoạt...) đã làm<br /> chất lượng nước tại các sông khác nhau thậm chí trong từng đoạn sông<br /> có thể rất khác nhau. Chính vì vậy, khả năng sử dụng nước và các biện<br /> pháp kiểm soát ô nhiễm sẽ rất khác nhau đối với từng đoạn sông, hồ,<br /> đầm trong từng lưu vực. Để quản lý môi trường, kiểm soát ô nhiễm các<br /> lưu vực sông và sử dụng hợp lý các nguồn nước phục vụ cho các mục<br /> đích khác nhau, nhiều quốc gia đã nghiên cứu phân loại và phân vùng<br /> chất lượng nước (Water Quality Classification và Water Quality<br /> Zonning).Việc phân vùng chất lượng nước theo chỉ số chất lượng nước<br /> (WQI) có hiệu quả cao về khoa học và kinh tế vì:<br /> i) Giúp cơ quan quản lý môi trường nhìn rõ về hiện trạng và diễn<br /> biễn chất lượng nước trong toàn vùng, toàn lưu vực sử dụng nước<br /> biết rõ khả năng sử dụng nước ở từng đoạn sông (thí dụ: sử dụng<br /> nước để nuôi trồng thuỷ sản, cấp nước sinh hoạt có thể nuôi cá, lấy<br /> nước cấp, du lịch, thuỷ lợi...);<br /> ii) Giúp chính quyền lựa chọn và tập trung nguồn lực để giải quyết<br /> vấn đề ô nhiễm nước tại các đoạn sông ô nhiễm nghiêm trọng;<br /> iii) Tiết kiệm kinh phí so với các phương pháp đánh giá chất lượng<br /> nước truyền thống (các phương pháp chưa sử dụng WQI). Theo<br /> phương pháp đánh giá chất lượng nước truyền thống: cần phải tiến<br /> hành quan trắc số lượng lớn với nhiều điểm, thông số và tần suất<br /> quan trắc.<br /> 1<br /> <br /> Do đó, bản đồ phân vùng chất lượng nước phục vụ cho các mục<br /> đích sử dụng cần được cập nhật theo thời gian. Tuy nhiên, khi đã có<br /> khóa phân loại theo WQI và số liệu quan trắc việc cập nhật việc phân<br /> loại và phân vùng chất lượng nước với sự hỗ trợ của phần mềm máy<br /> tính sẽ được thực hiện dễ dàng trong các năm sau. Do vậy, việc nghiên<br /> cứu, xây dựng chỉ số WQI đặc thù để phân vùng chất lượng nước đối<br /> với hệ thống sông trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên vừa có ý nghĩa khoa<br /> học chuyên sâu, vừa mang tính thực tiễn.<br /> Tỉnh Thái Nguyên nằm ở lưu vực sông Cầu có mạng lưới sông, suối<br /> tương đối dày, mật độ sông suối bình quân 1,2 km/km2. Các sông chính<br /> là sông Cầu, sông Công và hàng trăm sông suối khác. Ngoài ra, Thái<br /> Nguyên có gần 5000 ha hồ ao, trong đó hồ Núi Cốc trên sông Công<br /> diện tích mặt nước rộng trên 25 km2 là hồ lớn và quan trọng nhất trên<br /> địa bàn tỉnh. Các nguồn nước mặt từ sông, suối, ao, hồ... đã đóng góp<br /> vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Thái Nguyên<br /> Tuy nhiên hiện nay do ảnh hưởng của các hiện tượng tự nhiên (mưa<br /> lũ, xói mòn đất, đặc điểm sinh - địa - hóa của các loại đất đá trong lưu<br /> vực) và các nguồn thải từ hoạt động đô thị, công nghiệp, nông nghiệp,<br /> chăn nuôi trong tỉnh và từ thượng lưu, nên chất lượng nước các sông,<br /> suối, hồ, đầm đã có dấu hiệu ô nhiễm và mức độ ô nhiễm là rất khác<br /> nhau giữa các vùng trong địa bàn tỉnh.<br /> Trong<br /> <br /> thực<br /> <br /> tế<br /> <br /> từ<br /> <br /> ngày<br /> <br /> Bộ<br /> <br /> TNMT<br /> <br /> ban<br /> <br /> hành<br /> <br /> QCVN<br /> <br /> 08:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước<br /> mặt và các quy chuẩn Việt Nam khác về nước mặt, nước thải, Thái<br /> Nguyên cũng như nhiều tỉnh, thành phố khác gặp khó khăn trong việc<br /> xác định: sông, suối, hồ nào cần phải được quy định là nguồn nước loại<br /> A1 hoặc A2 hoặc B1 hoặc B2; Cơ sở khoa học và thực tiễn của việc xác<br /> định nguồn nước mặt loại A1, A2, B1 hoặc B2.<br /> 2<br /> <br /> Với ý nghĩa đó luận án này tập trung vào nghiên cứu cơ sở khoa<br /> học việc xây dựng hệ thống WQI phù hợp với đặc điểm môi trường<br /> nước tỉnh Thái Nguyên và áp dụng trong phân vùng ô nhiễm các sông<br /> trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.<br /> 2. Mục tiêu nghiên cứu của luận án<br /> i) Xác lập cơ sở khoa học và thực tiễn trong việc xây dựng hệ thống<br /> chỉ số chất lượng nước mặt phù hợp với điều kiện môi trường tỉnh<br /> Thái Nguyên (hệ thống WQI cải tiến).<br /> ii) Áp dụng hệ thống WQI cải tiến trong phân vùng chất lượng nước<br /> các sông trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên theo các chỉ số chất lượng<br /> nước.<br /> iii) Ðề xuất giải pháp sử dụng và bảo vệ môi trường nước cho từng<br /> vùng.<br /> 3. Nội dung nghiên cứu của luận án<br /> Nội dung 1: Để đạt mục tiêu “Xác lập cơ sở khoa học và thực tiễn<br /> trong việc xây dựng hệ thống chỉ số chất lượng nước mặt phù hợp với<br /> điều kiện tự nhiên, KT - XH và môi trường nước sông Cầu - Công trên<br /> địa bàn tỉnh Thái Nguyên” luận án đã nghiên cứu:<br /> i)<br /> <br /> Tổng quan về phương pháp luận xây dựng hệ thống WQI<br /> của các quốc gia trên thế giới.<br /> <br /> ii)<br /> <br /> Đặc điểm thủy văn và chất lượng nước của các sông trên<br /> địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Hiện trạng và dự báo các nguồn thải do<br /> công nghiệp, đô thị, nông nghiệp của tỉnh Thái Nguyên và vùng<br /> thượng lưu đổ vào các sông trên địa bàn Tỉnh (dựa vào các tài liệu<br /> hiện có và tài liệu quy hoạch phát triển KT-XH). Từ đó, xây dựng<br /> các tiêu chí lựa chọn thông số để đưa vào hệ thống WQI - cải tiến<br /> phù hợp đặc điểm môi trường tự nhiên và KT - XH của tỉnh Thái<br /> Nguyên (có tham khảo ý kiến các cơ quan/nhà khoa học).<br /> 3<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2