intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

TIỂU LUẬN ĐỊA CHẤT MÔI TRƯỜNG ẢNH HƯỞNG CỦA CANH TÁC TRÊN ĐẤT DỐC ĐẾN MÔI TRƯỜNG ĐỊA CHẤT

Chia sẻ: Pham Thi Tuyet Minh | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:21

213
lượt xem
39
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

I.Đặt vấn đề. Đảm bảo an ninh lương thực là một trong những vấn đề trọng yếu của hầu hết các quốc gia trên thế giới vì thế mà ngày nay nguồn tài nguyên đất và nước đang rất được quan tâm. Trong tài nguyên đất nông nghiệp thì đất dốc có đặc tính nhạy cảm với môi trường, dễ biến đổi dưới tác động của hàng loạt yếu tố ngoại cảnh như: thời tiết, khí hậu nhất là mưa lũ vì vậy muốn giảm những tác động đó đến đất ở nơi này thì cần có những biện pháp canh...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: TIỂU LUẬN ĐỊA CHẤT MÔI TRƯỜNG ẢNH HƯỞNG CỦA CANH TÁC TRÊN ĐẤT DỐC ĐẾN MÔI TRƯỜNG ĐỊA CHẤT

  1. z  TIỂU LUẬN: ĐỊA CHẤT MÔI TRƯỜNG ĐỀ TÀI “ẢNH HƯỞNG CỦA CANH TÁC TRÊN ĐẤT DỐC ĐẾN MÔI TRƯỜNG ĐỊA CHẤT”. Nhóm sv GVHD: T.S CAO VIỆT HÀ
  2. TIỂU LUẬN: ĐỊA CHẤT MÔI TRƯỜNG. ĐỀ TÀI: “ẢNH HƯỞNG CỦA CANH TÁC TRÊN ĐẤT DỐC ĐẾN MÔI TRƯỜNG ĐỊA CHẤT”. GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: TS. CAO VIỆT HÀ. NHÓM: STT Họ và tên Mã sinh viên 1 Phạm Thị Tuyết Minh 553395 2 Hoàng Ngọc Trà My 553396 3 Biện Thị Ngân 553397 4 Nguyễn Thị Ngân 553399 5 Ngô Thị Ngọc 553401 6 Trần Thị Thanh Nhàn 553402
  3. I. Đặt vấn đề. Đảm bảo an ninh lương thực là một trong những vấn đề trọng yếu của hầu hết các quốc gia trên thế giới vì thế mà ngày nay nguồn tài nguyên đất và nước đang rất được quan tâm. Trong tài nguyên đất nông nghiệp thì đất dốc có đặc tính nhạy cảm với môi trường, dễ biến đổi dưới tác động của hàng loạt yếu tố ngoại cảnh như: thời tiết, khí hậu nhất là mưa lũ vì vậy muốn giảm những tác động đó đến đất ở nơi này thì cần có những biện pháp canh tác hợp lý, bền vững nếu không sẽ dẫn đến một chuỗi các hệ lụy như: đất bị xói mòn, rửa trôi, chua hóa, mực nước ngầm giảm… kéo theo ảnh hưởng đến vùng lưu vực phía dưới như: mất đất nông nghiệp, dòng sông bị bồi lắng… từ những ảnh hưởng trên mà chúng em đã được giao đề tài: “ Ảnh hưởng của canh tác trên đất dốc đến môi trường địa chất” Với mục đích là tìm hiểu về các biện pháp canh tác trên đất dốc và ảnh hưởng của các biện pháp này đến môi trường địa chất, để từ đó biết được những biện pháp phù hợp với loại hình đất dốc giúp cải thiện môi trường địa chất tại đó và các vùng xung quanh. Việc canh tác trên đất dốc không chỉ có ở một quốc gia nào mà rất nhiều nước trên thế giới đều canh tác trên đất dốc để tận dụng nhiều nhất nguồn tài nguyên này. Trong đó phải kể đến Việt Nam_nước có ¾ là đồi núi và nhất là trong thời kì công nghiệp hóa hiện đại hóa thì áp lực lên tài nguyên đất nông nghiệp được thể hiện rất rõ đặc biệt là đất dốc. I. Nội dung . 1. Các khái niệm:
  4. - Canh tác: Canh nghĩa là cày, tác nghãi là làm. Canh tác tức là làm công việc nông nghiệp như trông trọt, chăn nuôi. . . - Môi trường địa chất: Là phần trên cùng của vỏ trái đất bao gồm cả thổ nhưỡng, nham thạch, khoáng sản nước dưới đất và nước mặt, nơi con người chiếm cứ để sinh sống và tiến hành các hoạt động phát triển, nơi trực tiếp chịu ảnh hưởng (tốt hoặc xấu) của các hoạt động và ngược lại, cùng tác động trở lại với con người, chi phối điều tiết một cách tự nhiên, tạo thuận lợi hoặc trở ngại cho cuộc sống và hoạt động của con người. 2. Hiện trạng. 1.1 Hiện trạng thế giới. Theo tài liệu của FAO (2000), hiện nay trên Thế giới có khoảng 1 tỷ 476 triệu ha đất nông nghiệp, trong đó đất dốc vùng đồi núi chiếm khoảng 65,9% và có khoảng 544 triệu ha đất canh tác mất khả năng sản xuất. Các vùng đồi múi trên thế giới có độ dốc trên 100 chiếm 50 – 60% diện tích đất nông nghiệp. Hằng năm trên thế giới, không kể sản lượng nhóm cây nông lâm nghiệp khác trồng trên đất dốc, riêng lúa nương canh tác trên đất dốc đẫ và dang là nhuồn lương thực quan trọng để nuôi sống nhiều triệu người đóng góp 3,8% sản lượng lúa toàn cầu. Phần lớn diện tích cây lương thực này phân bố tập trung chủ yếu ở Ấn Độ (6,2 triệu ha), Brazil (3,1 triệu ha), Indonesia (1,4 triệu ha) và rải rác ở các nước trong khu vực khoảng 7,0 triệu ha (Dobermann và Fairhutst, 2000). 1.2 Hiện trạng ở Việt Nam. Ở ViệtNam, đất dốc chiếm khoảng 74% đất tự nhiên. do hầu hết đất bằng đã được sử dụng khá triệt để nên miền núi là nơi duy nhất còn tiềm năng mở rộng đất canh tác. Trong diện tích 9,4 triệu ha đất nông nghiệp chỉ có 4,06 triệu ha là đất lúa, còn trên 5 triệu ha chủ yếu là đất dốc, trong đó đất nương rẫy trồng lúa khoảng 640 ngàn ha, diện tích còn lại là đất rừng và đất chưa sử dụng. So với miền xuôi thì cơ cấu cây trồng ở miền núi đa dạng hơn nhiều. Trong khi hầu hết đất bằng ở miền xuôi phải dành cho sản xuất lương thực thì miền núi là nơi có tiềm năng đất đai để trồng cây ăn quả, cây lương thực có giá trị cao,đó là chưa kể các loài rau quả ôn đới trồng trên các vùng núi cao. Ngoài ra miền núi còn đáp ứng 1 số nhu cầu về chuồng trại, chăn thả, đồng cỏ để phát triển chăn nuôi, tiềm năng về thủy điện…
  5. Tuy nhiên, nếu viêc canh tác hợp và lý đúng cách thì môi trường địa chất sẽ bị ảnh hưởng rất lớn. Đầu tiên phải nói đến đó là xói mòn và rửa trôi, xói mòn và rửa trôi là những mối đe doạ thường xuyên đối với đất dốc và vùng nhiệt đới ẩm, gây nên sự mất dinh dưỡng và độ phì của lớp đất mặt, dẫn đến sự axít hoá trong đất. Những tác động này thậm chí còn trở nên tồi tệ hơn nếu như đất canh tác không có thảm thực vật che phủ hoặc là đất bị đốt cháy trước mùa mưa.Thứ 2 là sự suy thoái đất do đất rừng bị phá và đốt để trồng cây hàng năm làm lương thực, đất dốc ở nhiều vùng ngày càng bị thoái hoá nghiêm trọng. Theo Garrity D.P (1993), có rất nhiều lý do dẫn đến những hạn chế và sự bất ổn định sản lượng trên đất dốc, nhưng nguyên nhân chủ yếu nhất vẫn là do thoái hoá đất nhanh cả về mặt sinh học, lý và hoá học. . Việc tăng độc tố nhôm trong đất là do đất bị axít hoá. Thêm vào đó là sự giảm đáng kể của cá nguyên tố vi lượng như: P, K, Ca, Mn, Zn. Ngoài ra việc canh tác không hợp lý còn có thể gây ra việc hạn hán vào mùa khô và gây nên lũ lut vào mùa mưa ảnh hưởng lớn tới người, động vật và đặc biệt là ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng đất. Việc diện tích rừng bị giảm và các phương pháp canh tác lạc hậu đã để lại hậu quả là nhiều vùng đất rộng lớn đã trở thành đất trống đồi núi trọc. Ở Châu Á, khi rừng đã bị phá để trồng cây lương thực, đất sẽ trở nên chua và thường bị cỏ tranh xâm chiếm. Nông dân phải bỏ hoá những khu đất này, tiếp tục phá rừng nơi khác để làm nương mới trồng cây lương thực. Việc mất thảm thực vật rừng sẽ ảnh hưởng rất xấu đến môi trường sinh thái như hạn hán, lũ lụt và lũ quét ở vùng cao. II. Đặc điểm của đất dốc. - Địa hình cao dốc phức tạp, manh mún, bất thuận cho canh tác. Diện tích đất dốc rộng lớn, có khoảng 14 triệu ha phân bố trên các độ dốc khác nhau. Độ dốc (%) Diện tích (triệu ha) 3 – 10 2.7 10 – 15 5.5 15- 25 3.7
  6. >25 2.5 ( theo nguồn của Thái Phiên, Nguyễn Tử Siêm, 1999) + Địa hình núi cao có độ dốc >300 (có độ cao trung bình >2000m), bị chia cắt mạnh là những khu vực đầu nguồn cần bảo vệ rừng tự nhiên để giữ nước và chống lũ quét. + Địa hình núi tại độ dốc >150 ( có độ cao1000 – 2000m), quá trình xâm thực và bào mòn khá mạnh, phân bố ở khắp các khu vực vùng đồi núi, canh tác nông nghiệp gặp nhiều khó khăn. + Địa hình núi thấp và đồi có độ cao < 1000m độ dốc từ 8- 25%, đây là vùng sản xuất nông nghiệp chính của miền núi với các cây dài ngày và hoa màu chủ yếu nhờ nước trời. + Địa hình núi và cao nguyên: địa hình tuy khá cao nhưng ít bị chia cắt, khá bằng phẳng, ít dốc, thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp hỗn hợp. +Địa hình bán bình nguyên: phân bố thành những dải đất hẹp, khá bằng phẳng, sản xuất nông nghiệp thuận lợi nhưng diện tích ít, manh mún. + Địa hình thung lũng và trũng giữa núi: tạo nên những bồn địa và cánh đồng khá bằng phẳng trên các độ dốc khác nhau của vùng đồi núi, là nơi sản xuất lúa nước, hoa màu ngắn ngày quan trọng nhưng diện tích hẹp, manh mún. Đất dốc gồm các loại đất có độ phì khác nhau, với điều kiện tiểu khí hậu, địa hình, chế độ nước khác nhau đã tạo nên sự phát triển rất đa dạng và phong phú của các thực vật tự nhiên và cây trồng , vật nuôi của vùng đồi núi nước ta. - Đặc trưng khoáng sét ở đất dồi núi. Đất đồi núi có độ cao biến động từ vài chục mét vùng đồi cho đến 2.000 – 3.000 m vùng núi cao và trải dài qua 15 vĩ độ từ Bắc vào Nam. Thành phần khoáng vật vừa bị chi phối bởi đá mẹ vừa chịu tác động của điều kiện hình thành đất của địa phương. - Đặc trưng lý học đất dốc.
  7. Tính chất vật lý đất dốc rất khác nhau giữa các loại đất phụ thuộc vào loại đá mẹ phát sinh. Qua nghiên cứu cho thấy rằng hàm lượng cấp hạt sét trong thành phần cơ giới giao động trong phạm vi khá rộng từ 12-62%, cấp hạt đá thô có chiều hướng ngược lại, thay đổi trong khoảng 4-60%. Dung trọng đất hầu hết khá cao, giao động từ 1,08g/cm3 ở đất đỏ vàng trên đá bazan đến 1,5g/cm3 trên đất đỏ vàng trên phù sa cổ, chứng tỏ đất trồng sắn khá chặt. Đặc tính này bất lợi, gây khó khăn cho tính thấm nước của đất, dễ dàng bị rửa trôi và xói mòn đất. - Đặc trưng hóa học đất đồi núi. Xét về mặt hóa học, các đất đồi núi đều là những loại đất có vấn đề. Phản ứng chua đến rất chua là đặc tính chung, trừ một diện tích rất hẹp đất tích cacbonat trên sản phẩm dốc tụ của đá vôi và một ít đất mặn lục địa ở Phan Rang nơi có khí hậu bán khô hạn. Các đất trung tính hoặc kiềm này có diện tích không đáng kể, ít có ý nghĩa sản xuất. Đất đồi núi dưới rừng khá giàu mùn và dinh dưỡng N và P tổng số. Song một khi mất rừng thì những ưu điểm này cũng mất dần. III. Các biện pháp canh tác và ảnh hưởng. 4.1 Các biện pháp canh tác giúp giảm tác động tích cực đến môi trường địa chất. 4.1.1 Canh tác theo đường đồng mức: cụ thể với 3 hình thức ruộng bậc thang là ruộng bậc thang san ngay, ruộng bậc thang san dần, ruộng bậc thang lúa nước.
  8. Hình 1:Ruộng bậc thang Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang. - Ruộng bậc thang san ngay: Được áp dụng nhiều ở vùng trung du miền núi phía bắc như Tủa Chùa ( Lai Châu), Sa Pa ( Lào Cai). Yếu tố quan trọng quan trọng của khu vực này là đất phải đủ dày, kết von và đá ong ở sâu mà khi san không bị lộ ra trên mặt đất. ruộng bậc thang san ngay có ưu thế nổi bật: triệt tiêu dòng chảy, giữ nước, giữ đất, giảm xói mòn và duy trì sự ổn định năng suất cây trồng trong chu kì canh tác. Tuy nhiên khi tạo ruộng bậc thang san ngay không tránh sự xáo trộn các tầng đất sắp xếp có quy luật từ hàng ngàn năm, phá vỡ cấu trúc, trộn tầng đất canh tác với đất cái ít mầu mỡ bật từ dưới lên, cắt các lỗ hổng mao quản và phi mao quản vốn là một hệ thống liên tục, mùn và chất dinh dưỡng dễ tiêu giảm…. dẫn tới độ phì nhiêu hữu hiệu giảm. Dù giảm nhẹ cũng cần thời gian dài mới phục hồi được độ phì nhiêu, nếu giảm nặng thì nguy cơ hỏng đất là chắc chắn. - Ruộng bậc thang san dần: Ở Lai Châu, Sơn La, Lào Cai, Yên Bái và Tây Nguyên nông dân áp dụng phương pháp này phổ biến đối với cây ngắn ngày và dài ngày. Đặc điểm của phương pháp này là kết hợp san ủi nhẹ với việc tạo ra các băng chắn để đất tích lũy mé dưới lô trồng. Sau mỗi vụ mưa đất trôi sẽ bị chặn lại, bồi tụ trên ruộng tầng vì thế hạn chế việc xói món và mất dinh dưỡng. Nói chung ruộng bậc thang san dần tránh được căng thẳng về công xây dựng và đầu tư nặng ban đầu. - Ruộng bậc thang lúa nước: đây là kiểu canh tác lâu đời và khá bền vững.
  9. Là một phương thức định canh trên mặt bằng, có không gian  khép kín tránh được xói mòn, tiếp nhận vật liệu rửa trôi từ xung quanh, hạn chế tốc độ dòng chảy từ trên cao xuống thung lũng. Trong môi trường nước, quá trình hóa học có lợi cho việc duy  trì độ phì nhiều hữu hiệu: phân giải chất hữu cơ chậm lại, có sự tích lũy mùn và có dung tích hấp thu cao hơn. Trong điều kiện khử là ưu thế có sự chuyển hóa các oxit đa hóa trị sang hóa trị hai ( Fe3+ sang Fe2+, Mn4+ sang Mn2+), Al3+ giảm Ca2+ và Mg2+ tăng lên làm cho độ chua giảm đi và độ bão hòa bazo tăng lên. Lợi thế lớn về dinh dưỡng dễ tiêu là sự cố định lân bị hạn chế, P  dễ tiêu và K trao đổi tăng lên đáng kể, nhờ lưới tinh thể mở NH4+ và K+ thay thế nhau dễ dàng. Các bậc thang dần dần hình thành tầng đế cày tích sét tương tự  như ruộng lúa đồng bằng, nhờ vậy tuy trên thế dốc nhưng phần lớn các phần tử đất mịn lắng đọng, không bị trôi tuột như trên đất dốc. 4.1.1 Trồng theo rãnh: biện pháp mà người dân tạo các rãnh theo đường định mức, như vậy biện pháp này sẽ giúp giảm được tốc độ và chiều dài dòng chảy mặt trên dốc, kéo dài thời gian nước trên mặt đất như vậy lượng nước thấm xuống tầng dưới sẽ được tăng cường. 4.1.2 Biện pháp tủ gốc: che tủ mặt đất là kinh nghiệm bảo vệ đất và nước, mà trong đó dùng cỏ, rơm, rạ và các vật liệu hữu cơ khác để che tủ bề mặt đất, giữa các hàng hoặc gốc cây. Thực tiễn này giúp giữ độ ẩm đất, hạn chế cỏ dại và tăng cấu trúc đất, làm cho đất tơi xốp. Những mặt mạnh: Ngăn chặn tác động trực tiếp của các hạt nước mưa lên đất trống, trọc  và giảm rửa trôi và mất đất Hạn chế cỏ dại và giảm công lao động để làm cỏ  Tăng chất hữu cơ cho đất  Cải thiện các tính chất lý-hóa học của đất  Giúp điều chỉnh, giảm nhiệt độ của đất vào mùa hè  4.1.3 Biện pháp sinh học: - Trồng cây phân xanh: cây phân xanh là loại cây được trồng chủ yếu để làm đất trồng tốt, để tái tạo chất dinh dưỡng thực vật, chất hữu cơ và cũng rất có ích trong quản lý trang trại hữu cơ.Chúng thường cố định đạm, tuy nhiên
  10. không phải luôn như vậy. Chúng có thể được trồng cùng với cây trồng khác hoặc được sử dụng như cây che bóng. Chúng ngăn không cho chất dinh dưỡng bị rửa trôi khỏi đất trồng giữa những mùa vụ chính.Cây phân xanh giúp: Tạo và tái tạo chất dinh dưỡng thực vật và chất hữu cơ.  Cải thiện cấu trúc đất trồng.  Cải thiện khả năng giữ nước của đất trồng.  Kiểm soát xói mòn đất trồng.  Thực tế cho thấy trồng xen băng cây phân xanh theo đường đồng mức như muống hoa vàng, cốt khí…giữa cây công nghiệp (cà phê, cao su, điều) và cây ngắn ngày (ngô, lúa nương, sắn…) là biện pháp đơn giản và có hiệu quả trong việc bảo vệ đất, chống xói mòn, cải tạo độ phì của đất và góp phần tăng năng suất cây trồng. Bên cạnh việc hạn chế xói mòn đất, cây băng xanh còn ảnh hưởng tích cực đến tính chất lý hóa của đất: Điều hòa chế độ nhiệt và ẩm độ của đất, cải thiện độ xốp tầng mặt, tăng hàm lượng các chất dinh dưỡng trong đất thông qua sinh khối hữu cơ trả lại hàng năm. - Luân canh cây trồng: nhiều loài cây trồng khác nhau được gieo trồng kế tiếp nhau, cây nọ sau cây kia trên cùng một mảnh đất hay thửa ruộng. Trong luân canh các tính chất lý-hóa của đất được cải thiện rõ rệt. Những mặt mạnh : Rất có hiệu quả để cải thiện độ phì nhiêu đất.  Làm giảm sự mất dinh dưỡng.  Giúp duy trì sản xuất lương thực.  Đa dạng hóa cây trồng.  Giúp kiểm soát côn trùng và bệnh tật .  4.2 Các biện pháp canh tác ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường địa chất. Bên cạnh những hình thức canh tác làm giảm đáng kể tác động của các điều kiện tự nhiên thì ở một số vùng vẫn còn những hình thức canh tác như: nương rẫy du canh, độc canh, trồng tỉa theo vụ mưa, trồng chay, chăn thả gia súc trên nương...gây ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường địa chất tại đó và ác khu vực lân cận.
  11. 4.2.1 Hình thức canh tác nương rẫy du canh. “Nông nghiệp du canh là những hệ thống nông nghiệp trong đó đất được phát quang để canh tác trong những thời đoạn ngắn hơn là thời đoạn bỏ hóa” (Colkin, 1957). Ở Việt Nam có 3 kiểu du canh: Du canh tiến triển: phát rừng khai thác kiệt đất, bỏ hẳn nương cũ, phát rừng  mới. Khi hết rừng thì dời bản đi nơi khác. Phương thức này thường thấy ở những nhóm người sống ở vùng rẻo cao thuộc các dân tộc H’mông, Dao, Cadong, Rục( Xá lá vàng),… Ví dụ như: Hình 2: Xã Thôn Mai, huyện Tương Dương, Tỉnh Nghệ An. Phương thức du canh tiến triển của người H’mông: canh tác từ độ cao 700 m trở lên. Phát đốt rừng canh tác nương rẫy liên tục trong một số năm ( 3-5 năm tuỳ theo chất lượng đất rừng) đến khi đất bạc màu hoàn toàn không có khả năng canh tác thì bỏ chuyển sang vùng khác còn rừng, đất tốt. Du canh luân hồi: Là kiểu du canh trên nương rẫy định canh trong khoảng 2-  5 năm khi năng suất xuống dưới mức chấp nhận được thì bỏ hóa khoảng 7-8 năm đến 12-15 năm rồi quay trở lại. Thường gặp ở người Dao, Ba Na, Ê Đê, Gia Rài... Du canh bổ trợ: Được thực hiện bởi các cộng đồng cư dân miền núi vùng  cao sống chủ yếu bằng canh tác lúa nước kết hợp làm rẫy trên đồi lân cận lấy
  12. nguồn năng lương thực bổ sung. Các dân tốc sử dụng phương thức này là Mường, Tày, Thái, Nùng... Ta nhận thấy rất rõ sự ảnh hưởng của các phương thức này đến vùng đất nơi người dân canh tác. Trong thời kỳ bỏ hóa lớp thảm thực vật suy giảm. Tạo điều kiện thuận lợi cho các tác nhân như gió và nước tạo lên các hiện tượng xói mòn, rửa trôi, lũ ống, lũ quét... 4.2.2 Độc canh là: hình thức mà người dân chỉ trông một loại cây duy nhất trong lần canh tác đó. Hình 3: Trồng ngô, sắn độc canh ở Văn Yên và Văn Chấn, tỉnh Yên Bái. Độc canh cũng là một trong nhữg nguyên nhân dẫn đến xói mòn, rửa trôi lớp đất mặt, vì khi trồng độc canh thì đất ở khoảng cách giữa các gốc cây không có thảm thực vật che phủ. Bên cạnh đó việc trồng độc canh còn làm cho đất mất cân bằng dinh dưỡng bởi mỗi loại cây sẽ hút một lượng dinh dưỡng nhất định trong quá trình sống và với nhu cầu về hàm lượng các chất là khác nhau. Hiện tượng chặt đất cũng một phần do trồng độc canh nhất là khi trồng độc canh ngô, sắn. . . chặt đất ảnh hưởng nhiều đến tính chất của đất như: làm tăng dung trọng đất, giảm độ ẩm, độ xốp, độ thoáng khí và cả đến nhiệt trong đất. 4.2.3 Trồng chay là: hình thức trồng trọt dựa chính vào các tài nguyên sẵn có để cung cấp cho cây trồng mà không tác động thêm.
  13. Phương thức trồng chay chính là một trong các nguyên nhân làm đất suy thoái nghiêm trọng bởi trong khi canh tác mà không bổ sung dưỡng chất để bù trả cho đất thì việc đất bị thoái hóa làm không phục hồi được là điều hiển nhiên. 4.2.4 Chăn thả gia súc quá mức: là hiện tượng vật nuôi được người dân chăn thả tự do quá mức trên nương rẫy sau khi thu hoạch. Hình 4: chăn thả bò ở xã Lê Lơi, Hoành Bồ, Quảng Ninh. Sau khi thu hoạch đất đã phải chịu ảnh hưởng của quá trình canh tác, sau đó lại chịu ảnh hưởng việc gia súc dẫm đạp nhiều làm cho đất bị nén chặt, thực vật tại đó một phần bị sử dụng phần còn lại chết do bị dẫm đạp nhiều. Vì thế mà thảm thực vật ở đây suy giảm, đất lại bị biến đổi về tính chất vật lý theo chiều hướng tiêu cực làm cho khả năng chống chịu với các tác động ngoại cảnh kém là tiền đề cho các quá trình xói mòn, rửa trôi. . . gây ảnh hưởng đến các vùng lưu vực. Trong đó quá trình rửa trôi là nguyên nhân trực tiếp gây ra một loạt các quá trình bất lợi như:
  14. Suy giảm chất dinh dưỡng khoáng.  Các chất khoáng bị suy giảm như: N, P, K, Ca, Mg. Do quá trình rửa trôi khỏi tầng mặt xuống chiều sâu của phẫu diện. Quá trình này kéo theo các hạt sét cũng bị dịch chuyển xuống tầng sâu của phẫu diện tạo một tầng mặt có thành phần cơ giới nhẹ, độ màu mỡ thấp khả năng hấp phụ trao đổi kém. Ngoài ra các hạt mịn trong khi dịch chuyển xuống phía dưới sẽ lấp đầy các khe lỗ hổng trong đất tạo tầng chặt bí không thoát nước. Rửa trôi các chất kiềm, kiềm thổ dẫn đến chua hóa đất.  Khi đất bị rửa trôi các cation kiềm, kiềm thổ bị rửa trôi theo. Đồng hành với quá trình rửa trôi kiềm (Na+, K+, NH4+...) và kiềm thổ (Ca2+, Mg2+) có quá trình giải phóng các ion H+ và Al3+ vào dung dich. Các ion này sẽ đi vào phức hệ hấp phụ của keo đất ngày càng nhiều đrr chiếm chỗ trống do kiềm bị rửa trôi ra. Như vậy, keo đất ngày càng bão hòa các cation H+, Al3+ trở nên chua hơn. Ngoài ra còn có tác động của cây trồng vi sinh vậy thu hút một cách chọn lọc các nguyên tố và các gốc có khả năng làm tăng pH đất, tiết ra các axit hữu cơ, cộng với việc sử dụng phân bón làm cho đất canh tác ngày càng chua và giảm các tính năng của mình. Tạo ra các loại đất có thành phần cơ giới nhẹ nghèo dinh dưỡng, có khả năng hấp thụ trao đổi kém ở tầng mặt, đồng thời chặt bí, kết von, khả năng thấm nước kém ở tầng dưới. Xói mòn ảnh hưởng không ít đến sản xuất nông nghiệp và môi trường sinh thái ở vùng đồi núi nước ta. Ngoài những ảnh hưởng tương tự như rửa trôi thì xói mòn còn gây ra một số tác động đặc trưng như: Xói mòn “vô hình” lấy đi một phần đất lớn.  Trước hết và khó thấy nhất là xói mòn bề mặt, là sự bóc đi đều đặn nhiều hay ít lớp “đất” mỏng trên diện tích dốc. Khó thấy được vì lượng đất bị lấy đi nhìn thấy được thường quá nhỏ. Mặc dù vậy xói mòn bề mặt bóc đi lượng lớn đất mặt. Thậm chí một lớp đất rất mỏng, chỉ dày hơn tờ giấy một chút khi chuyển xuống
  15. dốc cũng nặng tới mấy tấn cho một hecta. Không cần phải mất nhiều năm hay nhiều trận mưa rào mới đủ làm cho sự xói mòn bề mặt trở nên có ý nghĩa. Một loại xói mòn thứ hai thấy rõ hơn đó là xói mòn rãnh. Khi trời mưa, đất bị xói mòn một cách đều đặn và nước mưa tích tụ lại sau đó chảy thành những dòng mạnh, chảy xuống chỗ đất nào kém bền nhất trở thành đường cho dòng chảy. Lúc này dòng chảy mặt trở thành những đường rãnh nhỏ. Chúng có thể cắt cánh đồng thành nhiều mảnh nhỏ hình dạng kỳ cục. Các rãnh này chính là con đường vận chuyển các chất khoáng, chất mùn, các cation kiềm và kiềm thổ đi nhanh hơn. Hình 5: Xói mòn rãnh ở Mộc Châu. Xói mòn đất tác động đến nguồn nước.  Xói mòn nước không chỉ gây tác hại tại nơi bị xói mòn mà nó còn ảnh hưởng đến các khu vực phía dưới. Khối đất bị xói từ sườn đồi được đưa xuống để dừng lại ở một nơi không xa dưới chân dốc hoặc ở một bãi nơi gần đó, ở nói ấy đất có thể vùi lấp cây trồng hoặc làm giảm màu mỡ của đất bãi. Một phần đất xói lở lắng xuống kênh mương tưới tiêu nước hoặc hồ chứa, các chi nhánh của dòng chảy, dòng sông. Ở bất cứ đâu đất lắng xuống đều không tốt lành gì. Lòng, đáy bị tích tụ đầy cần phải nạo vét; các hồ chứa nước bị đầy hoặc được nạo vét hoặc bỏ đi. Đó là một công việc tai hại và lãng phí.
  16. Hình 6: Xói mòn rãnh làm bồi lấp dòng sông_sông Đà. Ảnh hưởng còn xảy ra đồi với hạ lưu các con sông, đôi khi ở rất xa vùng bị xói mòn, nguồn gốc của đất trầm tích. Đất dọc theo sông bị cuốn trôi và lắng dần trên đường đi. Đất trầm tích nâng độ cao cảu lòng sông làm giảm khả năng chứa nước của con sông. Đất bị gió cuốn gây nguy hiểm cho đất đai.  Đất bị gió cuốn là kẻ phá hoại do xói mòn đứng thứ hai sau xói mòn do nước. Lớp đất mặt theo gió có thể bị đưa đi xa và giống như bị nước cuốn đi, thường đổ bộ xuống chỗ nào đó. Những đồng ruộng, nhà máy, các công trình xây dựng có thể bị hư hại nặng do xói mòn gió, đôi khi chúng bị vùi lấp hoàn toàn. Sạt đất, trượt lở đất: 
  17. Hình 8: Trượt đất ở Cao Phạ, Mù Cang Hình 7: Sạt lở ở Trà Giác, huyện vùng cao Chải, Yên Bái. Bắc Trà My. Không chỉ làm lấp đất đang sản xuất mà còn làm cho việc định hình một số khu sản xuất ở vùng đồi núi trở nên thiếu ổn định. Đã quan sát thấy hàng loạt vụ sạt đất cát ở Mường Khương, Bắc Hà, Văn Bàn (Lào Cai). Những nơi có độ dốc cao tầng đất không dày, sâu trên 1m đã gặp những tầng đá vụn, đát mỏng và rời rạc khi mưa lớ n nước ngấm tới lớp đá vụn, đất không bám được vào lớp đá vụn phía dưới bị bong ra, đùn xuống phía dưới theo trọng lực. Lũ bùn, lũ ống, lũ quét:  Kéo theo đá bùn, cuội, sỏi lấp đầy các ruộng lúa trên bình diện 1-2km2. Hình 9: Lũ quét ở xã Nậm Lúc, Bắc Hà, Lào Cai.
  18. 5. Biện pháp cải tạo đất dốc. Để hình thành đất cần khoảng thời gian hàng mấy nghìn năm. Theo như tính toán của nhà bác học nổi tiếng người Hoa Kỳ là Kh. Bennett thì để hình thành chỉ một lớp đất có độ sâu 2cm đã đòi hỏi từ 300 năm tới 1000 năm. Vì thế khi canh tác mà không chú ý đến việc tránh xói mòn, rủa trôi đất; thì chính là một sự lãng phí tài nguyên lớn, đặc biệt là đất dốc nơi chịu ảnh hưởng nhiều của các tác nhân ngoại cảnh. Vì thế mà ngày nay các nước trên thế giới nói chung cũng như Việt Nam nói riêng đã có những phương thức canh tác bền vững trên đất dốc, đề giảm thiểu sự rửa trôi, xói mòn và các hệ lụy theo sau mà các quá trình này gây ra. Hiện nay có những nhóm biện pháp canh tác như sau: + các biện pháp canh tác theo đường đồng mức. + các biện pháp công trình. + các biện pháp canh tác. +các biện pháp sinh học. 5.1 . Các biện pháp canh tác theo đường đồng mức Người ta sử dụng 4 kiểu canh tác theo đường đồng mức: + Canh tác theo đường đồng mức kết hợp băng _ SALT1: bố trí cây ngắn ngày xen kẽ cây dài ngày. + Hệ thống nông – lâm – đồng cỏ _ SALT2: một phần đất dành cho chăn nuôi và trồng trọt. + Hệ thống canh tác nông – lâm bền vững _ SALT3: trồng rừng với sản xuất lương thực thực phẩm. + Hệ thống sản xuất nông lâm nghiệp với cây ăn quả quy mô nhỏ _ SALT4 Những biện pháp này được áp dụng kỹ thuật tiên tiến nhằm bảo vệ đất và nước trên đất dốc, phục hồi độ phì của đất, giữ vững kết cấu của đất và đem lại hiệu quả kinh tế, có điều kiện thu lượng đất trên mỗi bậc thềm, làm giảm chiều dài sườn dốc,...
  19. 5.2 . Các biện pháp công trình. Công trình gồm những rãnh và bờ cao, xây dựng dọc theo đường đồng mức, làm ruộng bậc thang dần hoặc bậc thang ngang, mương dài, mương cụt, .... giúp ngăn chặn hiệu quả rửa trôi và xói mòn ở những độ dốc trung bình, giữ lại được chất dinh dưỡng, ngăn chặn không cho rãnh xói mòn mở rộng và khoét sâu thêm Đồng thời những biện pháp này còn làm giảm tốc độ quá trình rửa trôi vào rãnh xói mòn. 5.3. Các biện pháp canh tác. - Có rất nhiều biện pháp có thể lồng ghép trong suốt quá trình phát hoang, làm đất đến chăm sóc và thu hoạch: + Gieo trồng và làm đất theo đường đồng mức giúp hạn chế xói mòn và rửa trôi. + Làm đất tối thiểu hoặc không làm đất làm giảm trực tiếp tác động của hạt mưa trên đất trống, giảm sự thoái hóa cấu trúc đất và tốc độ khoáng hóa. + Che tủ mặt đất làm tăng chất hữu cơ cho đất, cải thiện tính chất lí hóa của đất 5.4. Biện pháp sinh học Biện pháp này áp dụng trên tất cả các loại độ dốc giúp ngăn chặn sự mất dinh dưỡng đồng thời làm đất tốt hơn và tăng năng suất cây trồng: + Luân canh cây trồng. + Trồng cây che phủ giúp giảm nhu cầu sử dụng phân bón và thuốc trừ sâu. + Tăng cường hữu cơ cho đất bằng kinh nghiệm tạo băng phân xanh. Ngoài những biện pháp kỹ thuật trên cần phải giáo dục , tuyên truyền với cộng đồng về bảo vệ tài nguyên đất đai đặc biệt là các đồng bào dân tộc thiểu số _ cư dân chủ yếu trên vùng đất dốc để sử dụng đất đai bền vững và hiệu quả nhất.
  20. III: KẾT LUẬN Các biện pháp canh tác trên đất dốc thì đều gây lên các ảnh hưởng nhất định đến môi trường địa chất, không chỉ ở tại đó mà cả ở các khu vực lân cận xung quanh, thậm chí các vùng cách rất xa nơi canh tác. Phương thức canh tác du canh nương rẫy kết hợp với trồng thuần, trồng chay là nguyên nhân chủ yếu gây ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường địa chất. Bên cạnh đó các tập tục như chăn thả gia xúc tự do, trồng tỉa theo mùa mưa góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho các tác nhân thiên nhiên tác động đến môi trường địa chất. Các ảnh hưởng của việc canh tác đến đất dốc sẽ trở thành tích cực nếu con người áp dụng đúng các biện pháp canh tác như: làm ruộng bậc thang, trồng theo rãnh, trồng tủ gốc, các công thức luân canh, xen canh cây trồng hợp lý, các mô hình nông lâm kết hợp. . .trong đó canh tác theo mô hình nông lâm kết hợp đang được chú trọng vì nó không chỉ có tác động tích cực đến môi trường địa chất mà còn tăng hiệu quả kinh tế cho đồng bào vùng cao ở nước ta. IV: Tài liệu tham khảo. Bài giảng thoái hóa và phục hồi đất, thầy Nguyễn Hữu Thành, bộ môn Khoa học đất, khoa Tài nguyên và Môi trường, trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội. Canh tác đất dốc bền vững, Lê Quốc Doanh,Hà Đình Tuấn,Andre chabanne. Nhà xuất bản Nông nghiệp, 2006 Xói mòn đất và biện pháp chống. P. X. ZAKHARÔP, người dịch Ngô Quốc Trân. Nhà xuất bản Nông Nghiệp, 1981. Tập san về thổ nhưỡng của FAO, số 50. Giữ cho đất màu mỡ_ Xói mòn đất- Nguyên nhân và cách khắc phục. Nhà xuất bản Nông Nghiệp, 1992. Quản lý và sử dụng đất dốc bền vững ở Việt Nam.Nguyễn Công Vinh-Mai Thị Lan Anh. Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia Hà Nội,2011. http://vnexpress.net/gl/khoa-hoc/bao-ve-moi-truong/2012/07/song-da-dang- can-kiet-nuoc/ http://www.baoquangninh.com.vn/chinh-tri/201109/Trinh-tu-cac-buoc-lap-de- an-xay-dung-nong-thon-moi-cap-xa-2149160/
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0