Tiểu luận: Giải quyết đơn khiếu nại của ông Đa Cát Ha Mang, Thôn Đa Xế, xã Đạ M’Rông, huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng về việc không được công nhận hộ nghèo năm 2018
lượt xem 33
download
Tiểu luận gồm 3 phần: Phần 1 - Trình bày mục đích, ý nghĩa, lý do việc lựa chọn đề tài, phần 2 - Gồm 5 bước theo trình tự, tập trung giải quyết việc khiếu kiện của ông Đa Cát Ha Mang đến khi hoàn thành việc giải quyết và phần 3 - Kiến nghị một số ý kiến xung quanh việc giải quyết đã nêu ở trên, để trong thời gian tới công tác quản lý nhà nước. Mời các bạn tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tiểu luận: Giải quyết đơn khiếu nại của ông Đa Cát Ha Mang, Thôn Đa Xế, xã Đạ M’Rông, huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng về việc không được công nhận hộ nghèo năm 2018
- PHẦN I: MỞ ĐẦU Xóa đói giảm nghèo đang là vấn đề cấp bách mang tính toàn cầu và là chương trình thiên niên kỷ của Liên hiệp quốc. Ở Việt Nam, công tác xóa đói giảm nghèo là một chủ trương lớn được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm và xác định đó là chương trình mục tiêu quốc gia. Trong công tác xóa đói giảm nghèo, để thực hiện đạt chỉ tiêu thì không chỉ được triển khai, thực hiện bằng nhiều phương pháp, nhiều phương thức, sử dụng nhiều nguồn nhân lực và sự hỗ trợ khác nhau mà quan trọng là ý chí vươn lên thoát nghèo của chính những hộ nghèo. Để phát huy được ý chí vươn lên thoát nghèo của chính người nghèo thì việc tiến hành bình xét hộ nghèo hàng năm là khâu rất quan trọng. Việc bình xét nếu được thực hiện khách quan, dân chủ, công bằng, công khai và chính xác thì chọn được hộ đúng thực sự là hộ nghèo. Để từ đó với sự đầu tư và hỗ trợ của nhà nước những hộ nghèo vươn lên thoát nghèo. Tạo được sự đồng thuận, đồng tình và hưởng ứng của nhân dân đối với các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Qua đó, nâng cao ý nghĩa, mục đích của xóa đói giảm nghèo, đồng thời đánh giá được hiệu quả thiết thực của các nguồn hỗ trợ của nhà nước đối với những hộ gia đình còn gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống. Ngược lại, bình xét hộ nghèo không chính xác, không dân chủ, không công bằng sẽ tạo sự phân bì, phản ứng, so sách ngay chính trong nội bộ nhân dân, như vậy chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước sẽ không được thực hiện nghiêm minh, tình trạng đơn thư khiếu kiện là điều khó tránh khỏi. Trong thực tế, sau khi tiến hành bình xét hộ nghèo xong, mặc dù quá trình thực hiện đảm bảo công khai, chính xác và đúng quy trình nhưng vẫn có tình trạng khiếu kiện xảy ra. Lý do vì sao có tình trạng này tôi sẽ trình bày trong phần nội dung. Sau mỗi năm, số đơn thư khiếu kiện tăng lên, tính chất ngày càng phức tạp, đặc biệt là xuất hiện đơn khiếu kiện tập thể. 1
- Qua chương trình quản lý nhà nước mà tôi đã được học và yêu cầu lựa chọn đề tài, từ thực tế công tác bình xét hộ nghèo hàng năm, tôi đã chọn đề tài: Giải quyết đơn khiếu nại của ông Đa Cát Ha Mang, Thôn Đa Xế, xã Đạ M’Rông, huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng về việc không được công nhận hộ nghèo năm 2018. Sở dĩ tôi chọn đề tài này vì tôi nhận thấy đây là vấn đề khá nhạy cảm trong quản lý nhà nước đối với việc thực hiện chương trình xóa đói giảm nghèo tại địa phương. Trong quá trình xử lý vụ việc trên, tôi hy vọng những trường hợp như ông Đa Cát Ha Mang và nhân dân, các ngành, đơn vị có liên quan, cán bộ công chức trực tiếp làm công tác xóa đói giảm nghèo có nhận thức đúng đắn hơn trong khảo sát, cách tính thu nhập của hộ gia đình để xếp ở mức nghèo hay cận nghèo. Từ đó có những tham mưu sát với thực tế trong việc thực hiện chương trình xóa đói giảm nghèo ở địa phương. Tiểu luận gồm 3 phần: mở đầu; nội dung và phần kiến nghị, kết luận. * Phần mở đầu: Trình bày mục đích, ý nghĩa, lý do việc lựa chọn đề tài. * Phần nội dung : Là phần trọng tâm của tiểu luận, gồm 5 bước theo trình tự, tập trung giải quyết việc khiếu kiện của ông Đa Cát Ha Mang đến khi hoàn thành việc giải quyết. * Phần kết luận, kiến nghị: Một số ý kiến xung quanh việc giải quyết đã nêu ở trên, để trong thời gian tới công tác quản lý nhà nước về bình xét hộ nghèo ngày càng tốt hơn, tạo được sự thống nhất, đồng thuận trong nhân dân. Đối với công tác bình xét hộ nghèo, tôi nghĩ đây là đề tài khá mới. Trước đây, trong thực hiện bình xét hộ nghèo hàng năm các ngành liên quan mới chỉ chú ý đến việc thực hiện văn bản của cấp trên chứ chưa chú ý đến việc tiếp thu ý kiến của nhân dân trong quá trình triển khai, thực hiện tại địa phương. Hơn nữa, vì khả năng của bản thân còn hạn chế và 2
- giới hạn của đề tài nên tôi không có tham vọng trình bày rộng mà chỉ tập trung theo trình tự giải quyết vụ việc đã được hướng dẫn. PHẦN II: NỘI DUNG Tình hình thực tế và công tác xóa đói giảm nghèo ở xã Đạ M’Rông, huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng Xã Đạ M’Rông là một xã ở phía Tây Bắc thuộc huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng có vị trí địa lý: Phía đông giáp xã Đạ Tông, phía tây giáp xã Đạ RSal, phía nam giáp xã Rô Men, phía bắc giáp xã Krông Nô – huyện Lăk – tỉnh Đăk Lăk. Xã Đạ M’Rông được chia thành 6 thôn, có 846 hộ, với diện tích đất tự nhiên là 5712,86 ha; thu nhập bình quân nhân khẩu đạt 23.500.000 đồng/người/năm, (tăng 7.800.000 đồng so với năm 2015). Nhân dân xã Đạ M’Rông chủ yếu làm kinh tế nông nghiệp. Địa hình của xã tương đối hiểm trở, hơn nữa lại là vùng sâu, vùng xa của tỉnh Lâm Đồng nên việc đi lại còn gặp nhiều khó khăn. Theo tinh thần Nghị quyết 30a của Chính phủ và áp dụng chuẩn nghèo được quy định tại Quyết định số 59/2015/QĐ TTg ngày 19/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ ban hành chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo áp dụng cho giai đoạn 2016 2020 thì xã Đạ M’Rông năm 2018 có 318 hộ/846 hộ chiếm 37.59% số hộ toàn xã (Giảm 33 hộ so với cuối năm 2015). Hộ cận nghèo cuối năm 2017: 253 hộ chiếm 29,9 %, (giảm 41 hộ so với cuối năm 2015). Trong những năm qua công tác xóa đói giảm nghèo được Đảng bộ, chính quyền, Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể, nhân dân trong xã đặc biệt quan tâm và thực hiện bằng nhiều chương trình lồng ghép như cấp thẻ bảo hiểm y tế cho người nghèo, hỗ trợ sản xuất, chuyển đổi giống cây trồng vật nuôi, xóa nhà tạm cho người nghèo theo tinh thần Nghị quyết 167/NQCP của Chính phủ, Quyết định số 59/2015/QĐTTg ngày 19/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ và Chỉ thị 22 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lâm Đồng, chế độ bảo trợ xã hội theo Nghị định 13/2010/NĐCP ngày 27/2/2010 của Chính phủ “về sữa đổi, bổ sung một số điểm của Nghị định 67/2007/NĐCP ngày 13/4/2007 của Chính phủ. Công tác chỉ đạo thực hiện xóa đói giảm nghèo từ huyện đến xã đảm bảo thường xuyên và chặt chẽ. Sự nỗ lực, ý chí vươn lên thoát nghèo của nhân dân đã được phát huy. Vì vậy, tỷ lệ hộ nghèo trong huyện những năm qua đã giảm, chỉ tiêu giảm nghèo hành năm đều đạt chỉ tiêu đặt ra và đạt chỉ tiêu 3
- giảm nghèo mà Đại hội Đảng bộ xã Đạ M’Rông lần thứ XI, nhiệm kỳ 2015 – 2020 giảm tỷ lệ hộ nghèo dưới 12%. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, do chế độ chính sách của Đảng và Nhà nước đối với người nghèo đã được quan tâm và có nhiều ưu ái thông qua các chương trình như: hỗ trợ sản xuất, xóa nhà tạm, cấp thẻ bảo hiểm y tế, thực hiện chế độ bảo trợ xã hội, miễn giảm học phí cho học sinh thuộc hộ nghèo, ưu tiên vay vốn ngân hàng, hỗ trợ vật chất trong các dịp lễ, tết... những chính sách trên đã phản ánh tính ưu việt của chủ trương, đường lối của Đảng, Chính sách của Nhà nước trong quá trình thực hiện công tác xóa đói giảm nghèo trong cả nước thời gian qua. Đồng thời là nguồn động viên hỗ trợ cả vật chất và tinh thần đối với người nghèo, để người nghèo có cơ hội vươn lên thoát nghèo, cũng cố niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước. Nhưng cũng chính vì những chính sách ưu đãi đó nên nhiều hộ nghèo có biểu hiện trông chờ, ỷ lại không muốn thoát nghèo, có nhiều hộ, nhiều năm liền không thoát nghèo, tình trạng đó phản ánh nhiều hộ nghèo không phải không có khả năng, điều kiện thoát nghèo mà các hộ này đã trông chờ ỷ lại vào Nhà nước, nhiều hộ nghèo tách ra thành nhiều hộ nghèo mới. Hàng năm, khi tiến hành tổng kết công tác xóa đói giảm nghèo, ban chỉ đạo xóa đói giảm nghèo đều rút kinh nghiệm và tìm nguyên nhân dẫn đến nghèo dựa trên thực tế tại xã và xây dựng biện pháp giảm nghèo nhưng vì nhiều lý do khác nhau nên công tác xóa đói giảm nghèo chưa đạt kết quả như mong muốn. Nhiều hộ không thuộc diện nghèo nhưng lại muốn công nhận là hộ nghèo để được hưởng chính sách đối với hộ nghèo làm tăng số hộ nghèo hàng năm. Vì thế công tác xóa đói giảm nghèo trong huyện trở nên phức tạp, khó khăn hơn. Cũng chính từ thực tế đó, hàng năm sau khi tiến hành bình xét hộ nghèo xong, hiện tượng đơn thư khiếu kiện của nhân dân với nội dung đề nghị được công nhận hộ nghèo hầu như năm nào cũng có, ít từ 1 đến 2 đơn. Qua tiếp nhận và giải quyết hàng năm thì thấy nội dung đơn thư đều phản ánh mục đích là đề nghị được công nhận hộ nghèo và hầu hết số đơn này đều thuộc nhóm hộ cận nghèo. Công tác giải quyết đơn phải thực 4
- hiện nhưng không hề đơn giản, có đơn phải giải quyết nhiều lần, nhiều cấp và trường hợp ông Đa Cát Ha Mang ở thôn Đa Xế, xã Đạ M’Rông, huyện Đam Rông mà tôi sẽ trình bày ở phần nội dung chính là một ví dụ. Trong khi đó đội ngũ làm công tác xét hộ nghèo chịu nhiều áp lực, nhiều hộ dân có thái độ không hợp tác với cán bộ làm công tác khảo sát, có biểu hiện giấu bớt tài sản, không kê khai hết thu nhập của gia đình trong năm vì vậy tính tổng thu nhập của gia đình trong năm khó chính xác. Việc tổ chức họp thôn để bình xét công khai ở nhiều nơi không đủ 50% tổng số hộ trong thôn tham gia. Có thôn phải tổ chức họp nhiều lần, nhiều hộ không thuộc diện hộ nghèo không quan tâm đến quá trình bình xét, không tham dự, thờ ơ. Nhiều hộ khi không được xếp vào diện nghèo đã có thái độ hằn học, thậm chí mạt sát, xúc phạm đến danh dự của cán bộ bình xét. Trên đây là thực trạng, tuy chưa phải là phổ biến nhưng đang và sẽ là vấn đề bức xúc đáng quan tâm trong vài năm gần đây. Khi tiến hành giải quyết đơn thư, đại diện hộ gia đình có đơn thư không thống nhất sự phân tích của người có trách nhiệm, phát biểu theo cảm tính cá nhân, có biểu hiện dân chủ quá trớn, phát ngôn tùy tiện không vì mục đích xây dựng. Khắc phục được vấn đề này có lẽ là vấn đề không đơn giản. Đây là một thực tế nhưng với suy nghĩ của bản thân tôi muốn nhấn mạnh đó là không nên chú ý quá nhiều vào vào mặt trái mà không thấy được mặt tích cực, hiệu quả của chương trình. Chỉ khi nhìn thấy mặt trái một cách chính xác thì mới thấy mặt tích cực càng có ý nghĩa hơn vì đại bộ phận nhân dân ta luôn tin tưởng vào sự lãnh đạo, đường lối của Đảng, chấp hành tốt mọi chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước, rất nhiều hộ sẵn sàng hy sinh lợi ích của cá nhân, của gia đình vì lợi ích của cộng đồng, của xã hội và của đất nước. Với tình thực tế như trên, phần nội dung tập trung vào các bước sau: I. MÔ TẢ TÌNH HUỐNG Tháng 11 hàng năm là thời điểm bình xét hộ nghèo ở tất cả các địa phương và huyện Đam Rông cũng tiến hành bình xét hộ nghèo ở tất cả 5
- các xã trong huyện và kết quả bình xét hộ nghèo cuối năm 2017 sẽ là số hộ nghèo năm 2018, để có kế hoạch đầu tư từ đầu năm. Việc tiến hành bình xét hộ nghèo tuy là công việc thường xuyên được tiến hành hàng năm, nhưng bình xét hộ nghèo là chương trình lớn, rộng, liên quan đến quyền và lợi ích của một bộ phận nhân dân nên trước khi tiến hành bình xét Ủy ban nhân dân huyện đều tổ chức tập huấn kỹ lưỡng, thành phần tham dự gồm thành viên Ban chỉ đạo xóa đói giảm nghèo của huyện, lãnh đạo Ủy ban nhân dân các xã, cán bộ Lao động thương binh và xã hội của các xã và trưởng các thôn, buôn, chuẩn bị và cung cấp đầy đủ các văn bản liên quan, thành lập ban chỉ đạo xóa đói giảm nghèo cấp huyện và cấp xã, phân công Ban chỉ đạo phụ trách địa bàn, đồng thời tiến hành bình xét hộ nghèo từ thôn, tiến hành khảo sát thu nhập từng hộ. Hơn nữa, kết quả bình xét hộ nghèo là cơ sở, là điều kiện để cấp thẻ bảo hiểm y tế cho người nghèo, xóa nhà tạm, bảo trợ xã hội... Vì thế việc tiến hành bình xét phải đảm bảo công khai, dân chủ, công bằng và chính xác. Việc tiến hành bình xét hộ nghèo tại xã Đạ M’Rông cũng như tất cả các xã khác trong huyện Đam Rông được tiến hành công khai, dân chủ, khách quan, đúng kế hoạch và quy trình đã được hướng dẫn. Ngày 19/11/2017, sau khi tiến hành bình xét xong ở xã Đạ M’Rông, ông Đa Cát Ha Mang, 51 tuổi, thường trú tại thôn Đa xế, xã Đạ M’Rông, huyện Đam Rông có đơn khiếu nại tới Ban chỉ đạo xóa đói giảm nghèo của xã. Trong đơn, ông khiếu nại về cách tính thu nhập, đồng thời trình bày nguyện vọng của gia đình được công nhận là hộ nghèo năm 2018. Ủy ban nhân dân xã Đạ M’Rông đã mời ông Đa Cát Ha Mang đến làm việc. Ban chỉ đạo đã phân tích về thu nhập của gia đình, cách tính tổng thu nhập cả năm, thu nhập bình quân người, đồng thời giải thích cho ông Đa Cát Ha Mang hiểu với mức thu nhập của gia đình ông Mang thì gia đình ông không thuộc hộ nghèo. Sau khi được cán bộ làm công việc khảo sát phân tích tận tình, ông Đa Cát Ha Mang đã chấp nhận và rút đơn khiếu kiện, công tác giải quyết đơn của ông Mang như vậy đã xong. 6
- Nhưng không hiểu vì lý do gì, đến ngày 09/12/2017 tức là 20 ngày sau khi đã giải quyết tại xã, ông Đa Cát Ha Mang lại gửi đơn khiếu kiện lên Ban chỉ đạo xóa đói giảm nghèo của huyện Đam Rông. Nội dung khiếu kiện cũng trùng với nội dung khiếu kiện mà ông đã gửi lên Ban chỉ đạo xóa đói giảm nghèo xã Đạ M’Rông là gia đình ông không được xếp vào hộ nghèo và trình bày nguyện vọng được công nhận là hộ nghèo năm 2018, Ủy ban nhân dân huyện Đam Rông đã chỉ đạo cho Phòng Lao động thương binh và xã hội giải quyết đơn khiếu kiện của ông Đa Cát Ha Mang và báo cáo chủ tịch Ủy Ban nhân dân và thanh tra huyện trước ngày 28/12/2017. Để chuẩn bị và phục vụ việc giải quyết khiếu kiện của ông Đa Cát Ha Mang, Phòng Lao động thương binh và xã hội đã nghiên cứu kỹ phiếu khảo sát thu nhập của gia đình ông Đa Cát Ha Mang. Sỡ dĩ phải nghiên cứu kỹ phiếu thu nhập vì phiếu khảo sát là căn cứ và là cơ sở tính thu nhập để xếp loại hộ nghèo mới hoặc hộ cận nghèo hoặc thoát nghèo. Qua nghiên cứu phiếu khảo sát nhận thấy: phiếu khảo sát thể hiện đầy đủ và chính xác về thu nhập và cách tính thu nhập cho gia đình ông Mang cụ thể như sau: Ruộng lúa canh tác có 03 sào (3.000m2) canh tác 02 vụ/năm. thu nhập từ canh tác lúa (đã trừ chi phí đầu tư) là: 6.600.000đồng. Chăn nuôi 02 con bò trong đó có 01 con sinh sản và 01 con bò thịt. Thu nhập từ chăn nuôi (đã trừ chi phí) là: 7.500.000đồng. Vườn cà phê có diện tích 5000m2 (đã trừ chi phí) cho thu nhập 30.000.000 đồng. Vườn điều có diện tích 1000m2 cho thu nhập 11.335.000 đồng Như vậy, tổng thu nhập cả năm của cả gia đình ông Đa Cát Ha Mang là 55.435.000đồng/năm. Thực tế, qua kiểm tra thì gia đình ông Mang không có nguồn thu nhập khác. Như vậy cán bộ khảo sát đúng và ghi đầy đủ các nguồn thu. 7
- Hiện tại gia đình ông Đa Cát Ha Mang gồm có 05 người (vợ, chồng, 2 con gái và 1 con trai). Vậy thu nhập bình quân/người/năm là: 11.087.000 đồng. Căn cứ với mức thu nhập trên, gia đình ông Đa Cát Ha Mang không thuộc hộ nghèo. Tuy nhiên, vấn đề phức tạp và là mấu chốt quan trọng của vụ việc đó là trước thời điểm bình xét hộ nghèo ở xã 01 tuần, gia đình ông Đa Cát Ha Mang đón cha đẻ và mẹ đẻ của vợ ông Mang chuyển về sinh sống cùng gia đình. Phía gia đình ông Mang cũng đồng tình và thống nhất với kết quả khảo sát và tính tổng thu nhập được thể hiện trong phiếu khảo sát nhưng ông không đồng tình với cách tính thu nhập bình quân cho 5 người mà phải tính cho 7 người vì gia đình mới có thêm ông bà về sinh sống. Nhận thức của ông Mang về tính thu nhập là chia cho 7 người. Vì vậy, nếu lấy tổng thu nhập cả năm (đã trừ chi phí) của cả gia đình ông Mang cho thu nhập bình quân/người/năm là 7.919.285 đồng. Với thu nhập trên thì gia đình ông Mang đương nhiên sẽ là hộ thuộc diện hộ nghèo. Hơn nữa ông bà đã lớn tuổi không còn sức lao động (ông đã 77 tuổi, bà đã 76 tuổi). Trước tình hình trên thì Ủy ban nhân dân huyện Đam Rông đã cho cơ quan chức năng xuống kiểm tra và có phương án giải quyết. II. PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN VÀ HẬU QUẢ 1. Nguyên nhân: Qua xem xét nội dung đơn khiếu kiện thì mục đích của ông Đa Cát Ha Mang là khiếu nại để được công nhận là hộ nghèo để có được sự hỗ trợ phần nào cùa nhà nước đối với người nghèo, để giảm bớt khó khăn trong cuộc sống. Về nhận thức của ông Đa Cát Ha Mang trong tính thu nhập là tính cho 07 người. Nhận thức trên là do xuất phát từ sự thiếu hiểu biết của bản thân ông Mang để được tính thu nhập trong gia đình thì 8
- người đó phải có thời gian sinh sống trong gia đình tối thiểu 06 tháng. Bản thân ông Mang cũng không nhận thức được là tính chia cho 5 người hay 7 người là đúng, nhưng rõ rằng ông biết được nếu chia tổng thu nhập của gia đình trong năm chia cho 7 người thì gia đình ông Mang sẽ là hộ nghèo. Còn phía Ban chỉ đạo xóa đói giảm nghèo bình xét hộ nghèo của Ủy ban nhân dân xã Đạ M’Rông trong quá trình khảo sát thu nhập của gia đình ông Mang và cách tính thu nhập chia cho 5 người là hoàn toàn chính xác và hợp lý. Một nguyên nhân nữa có thể đề cập đó là văn bản của Nhà nước, của ngành chuyên môn phục vụ hướng dẫn cho việc bình xét hộ nghèo còn thiếu và quy định chưa rõ ràng. Ngoài các văn bản như Quyết định số 59/2015/QĐTTg ngày 19/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ, Thông tư số 17/2016/TTBLĐTBXH ngày 28/6/2016 của Bộ Lao độmg Thương binh và xã hội, kế hoạch của Ủy ban nhân dân huyện thì cần có những văn bản của ngành chuyên môn hướng dẫn chi tiết, cụ thể hoặc sự thống nhất chung trong các hội nghị tập huấn với những vấn đề cụ thể như: Hướng dẫn để khảo sát hết các nguồn thu, mức tính giá thành trong thời điểm khảo sát, một người có thời gian ở trong gia đình bao lâu thì được tính thu nhập trong năm, hoặc một gia đình sản xuất nông nghiệp nhưng có người lao động trong doanh nghiệp có thu nhập riêng nhưng không cộng vào thu nhập gia đình xử lý thế nào. Công tác bình xét ở xã khi thực hiện khảo sát từ thôn thì không đủ các thành phần tham dự mà giao cho cán bộ bình xét, ủy ban nhân dân xã chưa chỉ đạo chặt chẽ, trong khi đó cán bộ bình xét hộ nghèo phải thực hiện công việc này trong thời gian ngắn, áp lực nhiều nên khó tránh khỏi những sơ suất. 2. Hậu quả: Sự việc gây mất uy tín của nhân dân vào Nhà nước, vào đội ngũ cán bộ làm cơ quan nhà nước. Ảnh hưởng xấu về nhiều thế hệ không trung thực trong công tác kê khai tài sản của mình, khó khăn cho việc khảo sát tài sản thực tế. 9
- Từ những nguyên nhân và hậu quả trên chúng ta cùng tìm các phương án giải quyết thấu tình đạt lý, bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật, đồng thời hợp với lòng dân. III. MỤC TIÊU XỬ LÝ TÌNH HUỐNG Với tình huống đặt ra như trên, nếu tính thu nhập cho 07 người thì gia đình ông Đa Cát Ha Mang thuộc hộ nghèo và cha mẹ vợ đã già yếu không còn sức lao động lại sinh sống ở vùng sâu vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn sẽ được xét hưởng chế độ bảo trợ xã hội theo Nghị định 13/2010/NĐCP ngày 27/2/2010 của Chính phủ “về sữa đổi, bổ sung một số điểm của Nghị định 67/2007/NĐCP ngày 13/4/2007 của Chính phủ trợ cấp các đối tượng bảo trợ xã hội”. Vấn đề là cha mẹ vợ mới chuyển khẩu về nhập vào gia đình ông Mang trước đó 1 tuần (cha mẹ vợ đã ở gia đình anh vợ gần 11 tháng); Vì vậy, nếu tính thu nhập của cha mẹ vợ vào gia đình ông Mang thì không thể được vì nguyên tắc một người được tính thu nhập trong năm phải có thời gian sinh sống, làm việc trong gia đình tối thiểu là 6 tháng. Hơn nữa, khi tiến hành họp thôn để bình xét thì trường hợp ông Mang cũng thuộc diện đưa ra để biểu quyết tại hội nghị, kết quả là 146 hộ/146 hộ trong thôn biểu quyết, tỷ lệ 100% là hộ ông Đa Cát Ha Mang đã thoát nghèo đồng thời xem xét hộ thuộc diện cận nghèo. Tính phức tạp của sự việc còn thể hiện ở chỗ là theo Quyết định số 59/2015/QĐTTg ngày 19/11/2015 của Thủ Tướng Chính phủ ban hành chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo áp dụng cho giai đoạn 20162020 thì ranh giới giữa hộ nghèo và hộ cận nghèo chỉ 300.000đồng/tháng, tức là hộ nghèo có thu nhập từ 700.000 đồng trở xuống, hộ cận nghèo từ 700.000đ đồng/tháng/người đến 1.000.000 đồng/tháng/người. Vì vậy, ngoài tính thu nhập bình quân cho từng người đã quan trọng nhưng quan trọng hơn đó là khảo sát được hết các nguồn thu nhập trong năm, vì tổng thu nhập trong năm là số liệu để tính thu nhập bình quân cho từng người. Nếu giả sử 02 gia đình có mức thu nhập như nhau nhưng trong quá trình khảo sát, hoặc gia đình không kê khai hết nguồn thu nhập hoặc cán bộ khảo sát có thể do 10
- thiếu sót hoặc vì lý do nào đó không khảo sát hết nguồn thu nhập thì kết quả xếp loại sẽ hoàn toàn khác. Hơn nữa căn cứ vào phiếu khảo sát thì trong 08 tiêu chí để tính thu nhập theo phụ lục của Thông tư số 17/2016/TTBLĐTBXH ngày 28/6/2016 của Bộ Lao độmg Thương binh và xã hội thì 05 tiêu chí sau: Trồng trọt: Cây lương thực, thực phẩm, ăn quả… Tính cả sản phẩm bán ra và sản phẩm tiêu dùng trong gia đình. Chăn nuôi: Gia súc gia cầm, cả sản phẩm bán ra và tiêu dùng. Lâm nghiệp: Cả sản phẩm bán ra và tiêu dùng. Thủy sản: Cả sản phẩm bán ra và tiêu dùng. Tiền lương, tiền công. 05 tiêu chí này dễ xác định và khảo sát để tính thu nhập vì lượng hóa bằng diện tích gieo trồng, số lượng vật nuôi, khối lượng gỗ, giá thành, tiền công, tiền lương hàng tháng, còn 03 tiêu chí sau: Hoạt động dịch vụ nông nghiệp. Các dịch vụ sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp (Tính cả sản phẩm bán ra và tiêu dung trong gia đình). Các khoản thu khác (bao gồm các khoản thu từ hái lượm, quà tặng, tiền gửi về từ nước ngoài, lãi tiết kiệm, tiền cho thuê nhà, lương hưu, trợ cấp). 03 khoản thu này thường có thu nhập cao so với sản xuất nông nghiệp nhưng rất khó khảo sát và tính thu nhập vì thường các gia đình kinh doanh các loại hình này không kê khai hết thu nhập. IV. XÂY DỰNG, PHÂN TÍCH VÀ LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN GIẢI QUYẾT 1. Cơ sở pháp lý: 11
- Quy định tại Quyết định số 59/2015/QĐTTg ngày 19/11/2015 của Thủ tướng chính phủ ban hành chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo áp dụng cho giai đoạn 20162020: Hộ nghèo ở nông thôn là hộ có mức thu nhập bình quân từ 700.000 đồng/người/tháng (từ 8,4 triệu đồng/người/năm) trở xuống; Hộ nghèo ở khu vực Thành thị có mức thu nhập bình quân đầu người/tháng từ đủ 900.000 đồng trở xuống; Hộ cận nghèo khu vực nông thôn: là hộ có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 700.000 đồng đến 1.000.000 đồng; Hộ cận nghèo khu vực thành thị: là hộ có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 900.000 đồng đến 1.300.000 đồng. Mức chuẩn nghèo quy định nêu trên là căn cứ để thực hiện các chính sách an sinh xã hội và chính sách kinh tế, xã hội khác. Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 05/01/2016. 2. Xây dựng, phân tích phương án giải quyết: Như đã trình bày, việc giải quyết đơn khiếu kiện của ông Đa Cát Ha Mang có một số phương án xử lý sau: Phương án thứ nhất: Tính thu nhập bình quân của cả hộ trong năm cho 05 người và hướng dẫn cho gia đình ông các thủ tục để được hưởng các chính sách ưu đãi từ Nhà nước đối với người già yếu, người mất sức lao động như cha mẹ vợ của ông hoặc chính sách ưu đãi của Nhà nước đối với hộ cận nghèo trong trường hợp hộ ông Mang được xem xét công nhận là hộ cận nghèo năm 2018. * Ưu điểm của phương án: Nếu tính thu nhập cho 05 người thì đương nhiên gia đình ông Đa Cát Ha Mang không thuộc hộ nghèo. Giải quyết theo hướng này thì rạch ròi, đúng nguyên tắc và đảm bảo các yếu tố pháp lý, thuận lợi cho cán bộ bình xét hộ nghèo, tôn trọng kết quả biểu quyết của thôn và kết quả bình xét của Ban chỉ đạo xóa đói giảm nghèo xã Đạ M’Rông, huyện Đam Rông. Qua cách tính lấy tổng thu nhập của gia đình chia cho 05 người của Ban 12
- chỉ đạo xóa đói giảm nghèo xã Đạ M’Rông đã phản ánh phương pháp làm việc khoa học, đúng nguyên tắc. * Hạn chế của phương án: Nếu thực hiện theo phương án này, gia đình ông Đa Cát Ha Mang sẽ không thuộc hộ nghèo và sẽ không được hưởng các chế độ chính sách đối với hộ nghèo, điều này đúng với nguyên tắc và kỷ cương của pháp luật. Trong thực tế, gia đình ông Đa Cát Ha Mang tuy không thuộc hộ nghèo nhưng thuộc nhóm hộ cận nghèo (Hộ cận nghèo ở nông thôn là hộ có mức thu nhập bình quân từ 700.000 nghìn đồng đến 1.000.000 đồng/người/tháng), như vậy gia đình ông không có điều kiện tiếp cận đầy đủ sự hỗ trợ của Nhà nước để giảm bớt khó khăn trong cuộc sống, vươn lên thoát nghèo, về mặt tình thì vẫn có gì đó không hợp tình vì thực tế hoàn cảnh gia đình ông còn gặp nhiều khó khăn sinh sống ở vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế xã hội xuất phát điểm thấp. Phương án thứ hai: tính thu nhập bình quân của hộ trong năm chia cho 07 người. * Ưu điểm của phương án Nếu tính thu nhập cho 07 người thì gia đình ông Đa Cát Ha Mang sẽ thuộc hộ nghèo và gia đình ông sẽ được tiếp cận đầy đủ với mọi chế độ chính sách hỗ trợ đối với người nghèo, như vậy chắc chắn không còn đơn khiếu kiện. * Hạn chế của phương án Nếu giải quyết theo phương án này chắc chắn sẽ có sự so sánh, phân bì hộ này được hộ kia không được thậm chí sẽ có phản ứng từ các hộ khác, nhất là những ưu đãi cho hộ ông Mang, từ đó dẫn đến sự không đồng thuận của nhân dân, gặp khó khăn trong công tác xóa đói giảm nghèo; nhân dân thiếu tin tưởng vào công cuộc đổi mới, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; văn bản Nhà nước không được thực hiện nghiêm túc. Phương an th ́ ư ba: ́ 13
- Tổ chức điều tra, rà soát, bình xét lại từ đầu đối với ông Đa Cát Ha Mang và các hộ khác trong thôn. * Ưu điểm của phương án: Hộ ông Đa Cát Ha Mang là hộ cận nghèo, giao nhau mức khoảng 300.000đ so với hộ nghèo (theo quy định) nên việc bình xét hộ nghèo được triển khai làm lại thì hộ gia đình ông Mang sẽ là hộ nghèo, cùng với thêm một số hộ nữa trong xã Đạ M’Rông, vì thời điểm bình xét mới giá lúa, giá bán con bò hạ xuống mức thấp nhất vậy nên tính tổng thu của các hộ cận nghèo sẽ là hộ nghèo. Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội phối hợp với UBND xã Đạ M’Rông tổ chức điều tra, rà soát, bình xét lại từ đầu đối với hộ ông Đa Cát Ha Mang và các hộ khác trong thôn thì sẽ đảm bảo được tính công khai, minh bạch, dân chủ và có sự tham gia của người dân; đảm bảo lợi ích của nhân dân trong thời điểm hiện tại. Kết quả giảm nghèo của thôn sau rà soát lại sẽ phản ảnh đúng thực chất. * Hạn chế của phương án: Với phương án này thì trước hết là hộ nghèo trong xã Đạ M’Rông có thể tăng lên hoặc giảm xuống, gây khó khăn trong việc quản lý và hỗ trợ. Điều này sẽ dẫn đến phản ứng của một số cán bộ trong Ban chỉ đạo giảm nghèo xã Đạ M’Rông; gây tốn kém rất nhiều thời gian của nhiều người và tốn kém về kinh phí, và có thể là sự sai phạm của một số cán bộ làm công tác xóa đói giảm nghèo, từ đây tính chất phức tạp của việc bình xét hộ nghèo hàng năm chuyển qua chiều hướng khác, với sự kiện tụng của các hộ dân tăng lên vì không tin tưởng vào cán bộ làm công tác xóa đói giảm nghèo. 3. Lựa chọn phương án để giải quyết Qua 3 phướng án trên, xét ưu điểm cũng như hạn chế, để thực hiện đúng chủ trương chính sách của Nhà nước, pháp luật được thực hiện 14
- nghiêm minh; đảm bảo khách quan, công bằng trong bình xét hộ nghèo năm 2018 và những năm tiếp theo, việc giải quyết đơn khiếu kiện của ông Đa Cát Ha Mang cần thiết phải chọn phương án 1 là cách tính thu nhập cho 05 người, đồng thời phải tiến hành giải thích, phân tích về nguyên tắc tính thu nhập bình quân cho 05 người một cách tường tận, cặn kẽ cho các thành viên và đặc biệt là cách tính thu nhập của cha mẹ vợ được thụ hưởng chế độ bảo trợ xã hội, thẻ BHYT và các chế độ ưu đãi khác liên quan, đối với người già yếu, người mất sức lao động. V. LẬP KẾ HOẠCH TỔ CHỨC THỰC HIỆN Bước 1. Chuẩn bị các văn bản để phục vụ cho tổ chức thực hiện phương án Trước khi tổ chức hội nghị để giải quyết đơn khiếu kiện của ông Đa Cát Ha Mang cần chuẩn bị các văn bản sau đây: + Thông tư số 17/2016/TTBLĐTBXH ngày 28/6/2016 của Bộ Lao độmg Thương binh và xã hội về hướng dẫn quy trình rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo hằng năm theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 – 2020. + Quyết định số 59/2015/QĐTTg ngày 19/11/2015 của Thủ tướng chính phủ ban hành chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo áp dụng cho giai đoạn 20162020. + Biên bản họp xét hộ nghèo của thôn Đa Xế và xã Đạ M’Rông. + Phiếu rà soát hộ nghèo hàng năm (phụ lục số 3 của thông tư 17). Bước 2. Tổ chức lực lượng thực hiện. + Thành phần tham gia giải quyết đơn khiếu kiện của ông Đa Cát Ha Mang gồm: . Đồng chí Trưởng phòng Lao động thương binh và xã hội huyện. . Ban chỉ đạo xóa đói giảm nghèo của xã Đạ M’Rông (những người trực tiếp làm công tác bình xét hộ nghèo) gồm: Đại diện Đảng ủy, Ủy ban 15
- nhân dân, trưởng các đoàn thể xã hội của xã, trưởng thôn và mời già làng hoặc những người có uy tín tại thôn cùng tham gia. . Đại diện gia đình ông Mang, tốt nhất là người viết đơn. Bước 3. Trình tự tổ chức hội nghị + Tổ chức hội nghị gồm đầy đủ những thành phần đã nêu ở trên. . Chủ trì là đồng chí Trưởng phòng Lao động thương binh và xã hội huyện theo sự phân công của Ban chỉ đạo xóa đói giảm nghèo của huyện. . Tuyên bố lý do, mục đích hội nghị. . Thông qua phiếu khảo sát và xếp loại của Ban chỉ đạo bình xét hộ nghèo đối với gia đình ông Đa Cát Ha Mang. . Đại diện gia đình ông Đa Cát Ha Mang có ý kiến về kết quả khảo sát thu nhập và kết luận không thuộc hộ nghèo, các biên bản họp xét của thôn, xã. . Các thành viên tham dự cho ý kiến tập trung vào việc phân tích, giải thích, làm rõ các nội dung khiếu nại của gia đình ông Đa Cát Ha Mang để đi đến thống nhất phương án đã lựa chọn là tính thu nhập cho 05 người và gia đình ông Mang không thuộc hộ nghèo năm 2018. Thời gian diễn ra hội nghị phải hết sức chú ý sử dụng phương pháp đối thoại và gặp mặt trực tiếp. Tránh áp đặt vần đề từ phía cơ quan được giao trách nhiệm giải quyết đơn khiếu kiện, không khí hội nghị phải cởi mở, thoải mái, gần gũi, không căng thẳng. Từng vấn đề đặt ra để phân tích từ đó đi đến kết luận cần có sự thống nhất của 2 bên. Thái độ góp ý của người có trách nhiệm phải tôn trọng, nhẹ nhàng, góp ý đúng trọng tâm, phân tích lý lẽ phải đảm bảo tính thuyết phục, dễ hiểu, thấu tình đạt lý. Kỹ năng điều hành của người điều hành phải khoa học, ứng xử nhanh nhẹn, không cứng nhắc. Bước 4. Nội dung gợi ý tập trung phân tích. Hội nghị sẽ tập trung vào 3 nội dung chính: 16
- + Tính tổng thu nhập của gia đình và thu nhập bình quân người trong năm, tính cho 05 người. + Giải thích về chủ trương, chính sách đối với người nghèo, nghĩa vụ của gia đình và công dân trong chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. + Có thể nêu một số trường hợp tương tự như hoàn cảnh của gia đình ông Mang nhưng đã được giải quyết xong và họ đã chấp thuận để khơi dậy ý thức chấp thuận quy định của Nhà nước. Bước 5. Gợi ý các thành viên tham dự hội nghị phát biểu tập trung vào các nội dung cụ thể: + Đại diện của Đảng ủy, Ủy ban nhân dân cần tập trung phân tích lý do, nguyên tắc tính thu nhập của 05 người. + Đại diện của các tập thể tập trung vào việc phân tích, giải thích vấn đề lợi ích khi được xếp vào hộ nghèo hoặc không được xếp vào hộ nghèo, đồng thời nêu bật được trách nhiệm của công dân trong việc chấp hành chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước. Nếu trường hợp gia đình ông Đa Cát Ha Mang không chấp nhận thì già làng hoặc người có uy tín trong thôn có ý kiến tác động thêm. Mục đích cuối cùng cần đạt được là qua phân tích gia đình ông Đa Cát Ha Mang chấp thuận cách tính và xếp loại không thuộc hộ nghèo và chấp thuận một cách vui vẻ, không vướng mắc, thoải mái và không tiếp tục khiếu kiện nữa. Việc ghi biên bản, ký biên bản làm việc phải có sự tham gia của đại diện gia đình và các thành viên tham dự, đồng thời chuẩn bị báo cáo kết quả giải quyết đơn khiếu kiện cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thanh tra huyện theo thời gian yêu cầu. PHẦN III: KIẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN I. KIẾN NGHỊ 17
- Qua quá trình giải quyết sự việc trên để đảm bảo giải quyết thấu tình đạt lý. Để thời gian sắp đến, công tác bình xét hộ được tiến hành chính xác, công khai, dân chủ không để xảy ra tình trạng khiếu kiện, tôi xin mạnh dạn kiến nghị một số vấn đề như sau: 1. Ngoài các văn bản của Trung ương, của Bộ Lao động thương binh và xã hội cần các văn bản hướng dẫn chi tiết. Những vấn đề mà văn bản không thể quy định chi tiết được cần có sự thống nhất chung trong các lớp tập huấn để phục vụ cho công tác bình xét hộ nghèo ở cơ sở một cách thuận lợi và chính xác. 2. Đối với đội ngũ cán bộ làm công tác bình xét nghèo cần phải nâng cao ý thức trách nhiệm phục vụ nhân dân, không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, có sự đầu tư, nghiên cứu kỹ các văn bản hướng dẫn thực hiện một cách linh hoạt, chính xác phù hợp với điều kiện tại địa phương của mình, giải thích cặn kẽ ngay từ đầu năm những vấn đề nhân dân hay vướng mắc để hạn chế tình trạng khiếu kiện nhất là khiếu kiện vượt cấp và khiếu kiện tập thể. 3. Đối với Ban công tác Mặt trận và các chi bộ, đoàn thể ở thôn cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động nhân dân để nhân dân hiểu rõ chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, đồng thời gương mẫu chấp hành chủ trương, chính sách pháp luật. Biện pháp tuyên truyền phải thiết thực, trực quan để đạt hiệu quả, làm được điều nay sau khi ban chỉ đạo bình xét hộ nghèo, giải quyết xong đơn khiếu kiện tại xã (nếu có) chắc chắn sẽ không có đơn thư khiếu kiện lên cấp cao hơn. 4. Thực tế qua công tác bình xét hàng năm vẫn có tình trạng một số xã giao việc bình xét cho đồng chí Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, cán bộ Lao động thương binh xã hội và các đoàn thể thực hiện. Tình trạng này nhanh chóng cần khắc phục. Các cấp ủy Đảng, chính quyền cơ sở cần xác định rõ ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác bình xét hộ nghèo, nhận thức được tính phức tạp và coi đó là nhiệm vụ của hệ thống chính trị cơ sở, tổ chức chỉ đạo bình xét khoa học, chặt chẽ và chính xác giải quyết phát sinh một cách kịp thời. 18
- II. KẾT LUẬN Như đã đặt vấn đề ngay từ đầu, công tác bình xét hộ nghèo hàng năm nếu được thực hiện chính xác, dân chủ, công khai và khách quan thì mới chọn được đúng hộ nghèo để có những đầu tư, hỗ trợ từ nguồn ngân sách hỗ trợ của nhà nước. Văn bản của nhà nước phải được thực hiện nghiêm minh, kỷ cương pháp chế xã hội chủ nghĩa được tăng cường. Sự đồng thuận, tin tưởng của nhân dân vào chủ trương, chính sách được củng cố; Việc giải quyết đơn khiếu kiện của ông Đa Cát Ha Mang trước hết nhằm mục đích phục vụ cho việc bình xét hộ nghèo tại thôn Đa Xế nói riêng, xã Đạ M’Rông, huyện Đam Rông nói chung đảm bảo tính chính xác, công bằng, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, đảm bảo chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước đi vào cuộc sống. Công tác bình xét hộ nghèo là một trong những nội dung quản lý nhà nước đang được sự quan tâm của nhân dân vì nó liên quan đến quyền và lợi ích của nhân dân trước hết là những hộ gia đình nghèo. Do đó công tác quản lý nhà nước đối với xã hội nói chung và đối với công tác xóa đói giảm nghèo cần được tăng cường. Việc giải quyết đơn khiếu kiện của ông Đa Cát Ha Mang, mà tôi đã trình bày trong nội dung của tiểu luận có thể còn có các biện pháp giải quyết khác song để đảm bảo tính nghiêm minh và công bằng, chính xác. Do đó tôi đã lựa chọn phương pháp đã trình bày trong nội dung theo tôi đây là sự lựa chọn đúng và hy vọng rằng qua cách xử lý tình huống sẽ trang bị cho tôi thêm những bài học quý báu, đúc kết thêm kinh nghiệm trong quá trình công tác của bản thân. Mục tiêu cần đạt được là khách quan, công bằng và chính xác, kỷ cương được tăng cường, pháp chế xã hội chủ nghĩa được củng cố. 19
- TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nghị định 13/2010/NĐCP ngày 27/2/2010 của Chính phủ “về sữa đổi, bổ sung một số điểm của Nghị định 67/2007/NĐCP ngày 13/4/2007 của chính phủ trợ cấp các đối tượng bảo trợ xã hội”. 2. Thông tư số 17/2016/TTBLĐTBXH ngày 28/6/2016 của Bộ Lao độmg Thương binh và xã hội về hướng dẫn quy trình rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo hằng năm theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 – 2020. 3. Quyết định số 59/2015/QĐTTg ngày 19/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ ban hành chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo áp dụng cho giai đoạn 20162020. 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
TIỂU LUẬN: Công tác tiếp công dân và xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo
17 p | 1839 | 243
-
TIỂU LUẬN: Công tác tiếp công dân và xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo tại Ban Dân tộc tỉnh Quảng nam – thực trạng và giải pháp
17 p | 849 | 160
-
Tiểu luận tình huống: Giải quyết tranh chấp ranh đất giữa ông Nguyễn Văn A và bà Trần Thị B tại thị trấn C, huyện D
12 p | 162 | 29
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đối với hoạt động của chính quyền địa phương huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình
111 p | 15 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý đất đai: Đánh giá công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại về đất đai trên địa bàn huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2017 - 2019
89 p | 54 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý đất đai: Đánh giá thực trạng công tác giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo về đất đai trên địa bàn huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2014-2018
89 p | 40 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý đất đai: Đánh giá công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai tại huyện Triệu Dơn, tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2013-2017
89 p | 42 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn