intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tiểu luận:Kiến nghị Chính sách đối ngoại Việt Nam để đảm bảo định hướng đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ đối ngoại của Việt Nam giai đoạn 2010 – 2020

Chia sẻ: Bcjxc Gdfgf | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:21

209
lượt xem
56
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đảng ta đã chỉ đạo xây dựng và triển khai chính sách đối ngoại được nêu rõ trong Đại hội Đảng lần thứ X: “Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, hoà bình, hợp tác và phát triển; chính sách đối ngoại rộng mở, đa phương hoá, đa dạng hoá các quan hệ quốc tế.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tiểu luận:Kiến nghị Chính sách đối ngoại Việt Nam để đảm bảo định hướng đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ đối ngoại của Việt Nam giai đoạn 2010 – 2020

  1. Tiểu luận Hội nhập An ninh – Chính Trị - Văn hóa
  2. KIẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI VIỆT NAM Chủ đề: Kiến nghị Chính sách đối ngoại Việt Nam để đảm bảo định hướng đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ đối ngoại của Việt Nam giai đoạn 2010 – 2020. Vấn đề: Hội nhập An ninh – Chính trị - Văn hóa. A. MỤC TIÊU CHUNG: Đảng ta đã chỉ đạo xây dựng và triển khai chính sách đối ngoại được nêu rõ trong Đại hội Đảng lần thứ X: “Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, hoà bình, hợp tác và phát triển; chính sách đối ngoại rộng mở, đa phương hoá, đa dạng hoá các quan hệ quốc tế. Chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời mở rộng hợp tác quốc tế trên các lĩnh vực khác. Việt Nam là bạn, đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, tham gia tích cực vào tiến trình hợp tác quốc tế và khu vực…” Chính sách đối ngoại tập trung vào thực hiện 3 mục tiêu lớn có mối quan hệ mật thiết với nhau là đảm bảo an ninh quốc gia, phục vụ sự nghiệp phát triển của đất nước, và nâng cao vị thế quốc gia trên trường quốc tế. Để đáp ứng được các chủ trương đó, phù hợp với xu hướng toàn cầu hóa và yêu cầu đẩy mạnh hội nhập quốc tế, chúng tôi cho rằng chiến lược đối ngoại phục vụ phát triển an ninh-chính trị-văn hóa đất nước giai đoạn 2010- 2020 cần được xây dựng và thực hiện với tiến trình chủ động và tích cực hội nhập quốc tế, khẳng định sự đúng đắn của đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ quốc tế, là bạn, là đối tác tin cậy của các quốc gia trong cộng đồng quốc tế, tạo nên tầm thế mới của đất nước ta trên trường quốc tế. B. KIẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI VIỆT NAM I. Kiến nghị về hội nhập an ninh – chính trị: 1. Căn cứ hoạch định: Thế giới và khu vực đang có những bước chuyển mình nhanh chóng, thế và lực của các “cực” trong cục diện thế giới “đa cực” đang có những diễn biến phức tạp, tác động mạnh mẽ tới các thiết chế đa phương. Bản thân các thiết chế đa phương cũng đang phải tự thay đổi để thích ứng với tình hình mới. Biến chuyển nhanh chóng của môi trường
  3. quốc tế và vì thế mới của Việt Nam đòi hỏi chúng ta phải có cách tiếp cận mới, các bước đi mới trong các hoạt động ngoại giao đa phương. Ngày nay, các diễn đàn, tổ chức khu vực và quốc tế đã phát huy vai trò ngày càng tích cực. Vai trò của các thiết chế đa phương sẽ ngày càng tăng trong đời sống quốc tế và vai trò của các thiết chế đa phương quốc tế chủ đạo sẽ không thay đổi như: Liên Hiệp Quốc, WTO, IMF… Sau hơn 20 năm đổi mới với đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa, Việt Nam đã tham gia nhiều tổ chức khu vực và quốc tế cũng như các diễn đàn, khuôn khổ hợp tác đa phương như Liên Hiệp Quốc, ASEAN, APEC…, đã thu được những kết quả to lớn, thiết thực phục vụ công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc. Trong những năm gần đây, hoạt động ngoại giao trên các diễn đàn, tổ chức khu vực và quốc tế đã đạt được nhiều thành tựu , đưa vai trò và vị thế đất nước lên cao, hội nhập sâu rộng hơn vào đời sống chính trị, kinh tế và văn hóa của thể giới. Việt Nam hiện nay mới chỉ chú trọng vào hội nhập kinh tế, chưa đi sâu vào hội nhập an ninh – chính trị. Do vậy, Việt Nam cấn phải chủ động hơn nữa, tham gia tích cực vào các thiết chế đa phương, hội nhập không những trên lĩnh vực kinh tế mà còn hội nhập cả an ninh – chính trị. Hội nhập an ninh là cơ hội để chúng ta nâng cao hơn nữa vị thế và hình ảnh một đất nước Việt Nam yêu chuộng hòa bình với những tham gia và đóng góp hiệu quả vào cuộc đấu tranh chung của nhân loại vì mục tiêu hòa bình, độc lập dân tộc, phồn vinh, dân chủ và tiến bộ xã hội. 2. Kiến nghị: Việt Nam cần phải chủ động hội nhập an ninh – chính trị với thế giới. Với lộ trình thích hợp, chủ động tham gia các thiết chế đa phương, các sáng kiến an ninh khu vực và liên khu vực: a) Đối với Liên Hiệp Quốc: 2.1. Việt Nam nên tham gia vào lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hiệp Quốc. 2.2. Việt Nam nên tiếp tục tích cực tham gia Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc. b) Đối với ASEAN:
  4. Việt Nam nên tập trung nguồn lực, nâng cao hiệu quả tham gia và phát huy vai trò của Việt Nam tại ASEAN. Xác định ASEAN là trọng tâm chiến lược của ngoại giao đa phương, là địa bàn chiến lược để ta triển khai đường lối đối ngoại chung. 3. Phương hướng triển khai a) Đối với Liên Hiệp Quốc: 3.1. Việt Nam tham gia vào lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hiệp Quốc: - Tham gia một phần vào trách nhiệm quốc tế, Việt Nam có thể đóng góp ở mức tượng trưng như: cử lực lượng y tế hay các lực lượng dân sự khác như báo chí, kĩ sư,… - Cử một số đoàn đi học tập và trao đổi kinh nghiệm của một số nước đã tham gia vào lực lượng gìn giữ hòa bình Liên Hiệp Quốc như Indonexia, Malaysia, Vương quốc Anh, Australia,…  Đóng góp nhân lực cho lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hiệp Quốc giúp nâng cao hơn nữa vị thế của VN trên trường quốc tế. 3.2. Việt Nam nên tiếp tục tham gia Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc bằng cách: - Liên tục tự ứng cử mình vào vị trí chủ tịch luân phiên của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc. - Sẵn sàng tham gia các cơ chế cả trong và ngoài Hội đồng Bảo an vể việc tăng cường hỗ trợ tái thiết và phát triển cho những nước vừa trải qua xung đột…. - Tham gia đầy đủ vào quá trình kiến tạo, xây dựng những quyết định quan trọng của Hội đồng bảo an liên quan đến các vấn đề hòa bình và an ninh quan trọng hàng đầu của khu vực và thế giới. - Tích cực tham vấn, hợp tác chặt chẽ với các ủy viên khác trong Hội đồng bảo an để có thể đưa ra các quyết sách kịp thời và phù hợp. b) Đối với ASEAN: - Kiên trì “Chủ trương nhất quán của Việt Nam là đã và sẽ tiếp tục tham gia hợp tác ASEAN với phương châm ‘tích cực, chủ động và có trách nhiệm”, - Tham gia tích cực hơn trong ASEAN và các cơ chế do ASEAN là chủ đạo để gia tăng các lợi ích toàn diện, trực tiếp tới an ninh và phát triển của Việt Nam, đồng thời tạo thế cho ta phát huy hiệu quả tham gia tại Liên Hiệp Quốc, APEC, ASEM và các thiết chế khác
  5. - Thông qua Diễn đàn khu vực Asean (ARF)- diễn đàn chủ đạo về chính trị và an ninh, tìm ra giải pháp cho các vấn đề an ninh-chính trị của Việt Nam như vấn đề Biển Đông.v.v.. - Việt Nam tích cực cùng các nước bàn bạc và tìm kiếm các hình thái, bước đi phù hợp xây dựng cộng đồng chính trị - an ninh, trụ cột khó xây dựng nhất trong 3 trụ cột của Cộng đồng ASEAN - Về các biện pháp chung để xây dựng Cộng đồng ASEAN: i) Đẩy nhanh tiến trình thực hiện các chương trình và các kế hoạch hành động về xây dựng Cộng đồng ASEAN với các biện pháp cụ thể và nguồn lực thích đáng. ii) Cần có những biện pháp thiết thực để thu hẹp khoảng cách phát triển hiện đang tồn tại trong Hiệp hội, nhất là giữa hai nhóm nước thành viên cũ và mới thông qua thực hiện hiệu quả sáng kiến liên kết ASEAN ” iii) Từng nước thành viên cần lồng ghép phù hợp các chương trình phát triển quốc gia với các chương trình liên kết khu vực - Trong xây dựng hiến chương, với vai trò thành viên tham gia soạn thảo và có nhiều đóng góp, Việt Nam cần nâng cao tiếng nói của mình trong các vấn đề đổi mới cơ chế ASEAN, các nguyên tắc hoạt động của tổ chức, vấn đề giải quyết xung đột và đóng góp tài chính. - Cùng với các nước khác, Việt Nam chủ động đưa ra nhiều sáng kiến mới, nhằm khắc phục những mặt yếu kém, trì trệ, thúc đẩy hợp tác khu vực phát triển. - Vào thời điểm hiện tại, các thể chế đa phương ASEAN đang có phần thiên vị cho Trung Quốc như ASEAN + 1. Việt Nam phải tìm cách để khiến các thể chế đa phương này hoạt động tốt hơn, như Hội nghị Thượng đỉnh hoặc APEC, hoặc ủng hộ các sáng kiến xây dựng cấu trúc để cân bằng với sức mạnh chính trị và kinh tế của Trung Quốc. II. Kiến nghị về vấn đề An ninh con người: 1. Căn cứ hoạch định - Thách thức đối với Việt Nam cũng như các quốc gia trên thế giới: Ngày nay các mối đe dọa an ninh truyền thống và phi truyền thống đang ngày một gia tăng. Đặc biệt, các mối đe dọa an ninh phi truyền thống ngày càng đa chiều, phức tạp và
  6. đan xen lẫn nhau hiện đang đòi hỏi phải có biện pháp xử lý, lấy con người làm trung tâm, có tính chất phòng ngừa và xuất phát từ bối cảnh cụ thể. Nếu như theo cách hiểu truyền thống, an ninh đồng nghĩa với an ninh quốc gia, trong đó quốc gia là chủ thể cần được bảo vệ về mặt an ninh, thì ngày nay con người nổi lên trở thành chủ thể chính của an ninh và cần được ưu tiên bảo vệ. Vì vậy, nâng cao an ninh con người chính là góp phần đảm bảo an ninh quốc gia và ngược lại. - Xu hướng của Việt Nam và thế giới: “ Coi con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của phát triển.” o Trên thế giới: Diễn ra nhiều hội thảo về an ninh con người. Tháng 5/2010, Đại Hội Đồng Liên Hợp Quốc đã họp phiên toàn thể để thảo luận về báo cáo đầu tiên của Tổng Thư Ký LHQ về vấn đề an ninh con người. Cùng thời gian này, Đại hội đồng Liên hiệp quốc cũng tổ chức thảo luận bàn tròn về vấn đề này o Trong khu vực: An ninh con người là một trong những nền tảng cho sự hợp tác và tiến bộ của ASEAN. Năm 2008, tất cả các nước thành viên ASEAN đã phê chuẩn Hiến chương ASEAN, trong đó đề cập tới vấn đề an ninh con người. o Các quốc gia khác: Khái niệm "an ninh con người" đã được nhiều quốc gia tiếp nhận và áp dụng vào các chính sách đối nội cũng như đối ngoại của mình. Ví dụ như Nhật Bản đã đưa an ninh con người trở thành một trọng tâm trong chính sách đối ngoại của mình 2. Kiến Nghị: Trong khi thế giới đã đưa khái niệm an ninh con người vào chính sách quốc gia của mình, thì phải chăng đã đến lúc Việt Nam cũng nên áp dụng cách tiếp cận mới này đối với vấn đề an ninh để hội nhập, phát triển cùng thời đại. Các chính sách hay văn bản pháp luật chính thức của Việt Nam mặc dù hướng tới việc bảo vệ người dân trước các mối đe dọa về an ninh con người, nhưng các chính chính sách này vẫn chưa chính thức được đề cập tới như là những chính sách "an ninh con người" do việc áp dụng khái niệm "an ninh con người" vào khuôn khổ hoạch định chính sách quốc gia vẫn chưa diễn ra ở nước ta. Do đó, chúng tôi kiến nghi đưa an ninh con người vào khuôn khổ hoạch định chính sách quốc gia.
  7. 3. Phương hướng triển khai: - Đảng có thể xem xét đưa việc đảm bảo an ninh con người cho người dân vào các văn kiện, Đồng thời, Chính phủ có thể triển khai xây dựng chiến lược quốc gia về bảo vệ và nâng cao an ninh con người ở Việt Nam. - Tăng cường năng lực của chính phủ và chính quyền địa phương nhằm ứng phó với những thách thức đang nổi lên, nâng cao nhận thức người dân đối với vấn đề an ninh con người, qua đó đó có những biện pháp và chính sách phù hợp để nâng cao toàn diện an ninh con người. Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý nhằm bảo vệ và nâng cao an ninh con người ở Việt Nam, trong đó trước mắt có thể xem xét xây dựng Luật các Tình trạng Khẩn cấp nhằm tạo khuôn khổ pháp lý cho việc ứng phó với các vấn đề mang tính cấp bách, đe dọa an ninh con người trên quy mô lớn, trong đó có vấn đề thiên tai và dịch bệnh. - Tham gia tích cực và chủ động hơn nữa vào các diễn đàn đa phương, song phương, hội thảo quốc tế về an ninh con người. để cùng nhau hỗ trợ, tìm ra giải pháp kịp thời phòng chống, ứng phó và giải quyết các vấn đề mang tính chất toàn cầu. Cụ thể vấn đề an ninh y tế nằm trong khuôn khổ an ninh con người, Việt Nam nên chủ động tham gia hơn nữa các diễn đàn, hội nghị đa phương trong khu vực và thế giới như Hội nghị khu vực châu Á về đại dịch cúm ở người, Hội nghị Bộ trưởng Y tế ASEAN +3, v.v.. Qua đó, tăng tính đa dạng hóa, đa phương hóa, trong quan hệ Việt Nam với các nước, đồng thời củng cố, thắt chặt hợp tác các mối quan hệ với các quốc gia trên thế giới thông qua việc góp thêm sức mạnh với cộng đồng quốc tế, chung tay giải quyết vấn đề an ninh con người cũng như trong việc xây dựng các cơ chế hỗ trợ và các tiêu chuẩn chung để giải quyết các vấn đề mang tính toàn cầu. Từ ổn định an ninh quốc gia đến góp phần đảm bảo an ninh quốc tế. - Áp dụng khái niệm an ninh con người trong ngoại giao đa phương, nhất là trong các hoạt động của Liên hợp quốc. Từ đó, kêu gọi Liên hợp quốc tiếp tục hợp tác và hỗ trợ Việt Nam xử lý những thách thức mà Việt Nam đang phải đối phó, trong đó có vấn đề biến đổi khí hậu, HIV/AIDS và buôn bán người. - Đăng cai tổ chức các Diễn đàn về an ninh con người. Kêu gọi sự tham gia của các quốc gia. Đặc biệt là các nước Asean. Qua đó, gửi tới cộng đồng thế giới một thông điệp tích cực về Việt Nam, không những góp phần nâng cao hình ảnh của Việt Nam trên
  8. trường quốc tế mà còn giúp chúng ta dễ dàng hơn trong việc kêu gọi tài trợ ODA, đặc biệt là đối với các dự án liên quan đến an ninh con người. III. Kiến nghị về hội nhập Văn hóa: 1. Căn cứ hoạch định: Bối cảnh thế giới và trong nước: Thế giới: Trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập diễn ra sâu rộng cùng sự phụ thuộc lẫn nhau và khoảng cách chính trị, kinh tế ngày càng bị thu hẹp, người ta nhận ra rằng bên cạnh Ngoại giao chính trị và Ngoại giao kinh tế vẫn còn tồn tại 1 hình thức Ngoại giao khác, đang ngày 1 trở nên quan trọng hơn và hiệu quả hơn trong việc đạt được những mục đích cuối cùng của các hoạt động đối ngoại. Đó chính là Ngoại gia văn hóa, 1 trong các lĩnh vực của “sức mạnh mềm” hiện đang được các quốc gia sử dụng 1 cách sâu rộng và triệt để. Ngay cả những cường quốc tưởng như vốn đã thành thục trong các Ngoại giao văn hóa cùng gần đây mới chính thức đề cập đến Ngoại giao văn hóa như 1 phương thức Ngoại giao mới, ví dụ: Liên minh Châu Âu EU đã cùng nhau thực hiện chương trình “thủ đô văn hóa” để quảng bá nền văn hóa của quốc gia mình trong khu vực cũng như trên thế giới. Việt Nam: Thế và lực đất nước ta bắt đầu thay đổi theo chiều hướng tích cực. Quan hệ của Việt Nam với bên ngoài ngày càng được gia tăng theo cả chiều rộng lẫn chiều sâu, trong đó văn hóa trở thành 1 lĩnh vực phát triển mạnh mẽ. Đảng và Nhà nước đã nhận thấy rằng “Ngoại giao văn hóa” cũng quan trọng và ngang tầm với “Ngoại giao chính trị”, “Ngoại giao kinh tế”. Đấy là 1 trong 3 chân kiềng vững chắc nhằm giúp Việt Nam hội nhập toàn diện với thế giới. Ngoại giao văn hóa: A_ Nội dung cụ thể của “Ngoại giao văn hóa” Nghị quyết Trung ương Đảng lần thứ 5, khóa VIII (1998) được coi là văn kiện có ý nghĩa tổng quát nhất và quan trọng nhất đối với văn hóa Việt Nam, đặc biệt đã chính thức đề cập đến văn hóa đối ngoại và hợp tác quốc tế về văn hóa. Văn kiện nêu nhiệm vụ trọng
  9. tâm là xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc đồng thời mở rộng hợp tác quốc tế về văn hóa. Nghị quyết của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, X nêu rõ sự cần thiết làm cho nền văn hóa thấm sâu vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, khẳng định sự cần thiết mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế của nước nhà, đặc biệt là trên lĩnh vực văn hóa. (13, tr.213) Hội nghị Ngoại giao lần thứ 25 (năm 2006) đã thống nhất và đi vào triển khai đồng bộ chính sách ngoại giao Việt Nam dựa trên 3 trụ cột chính là Ngoại giao chính trị, Ngoại giao kinh tế và Ngoại giao văn hóa. Trong đó Ngoại giao văn hóa đóng vai trò là nền tảng tinh thần, biện pháp, nội dung và mục tiêu của chính sách đối ngoại Việt Nam, hỗ trợ cho Ngoại giao chính trị và Ngoại giao kinh tế để tạo thành 1 tổng thể chính sách, phát huy tốt nhất sức mạnh của dân tộc kết hợp sức mạnh thời đại. (3, tr.17) Năm 2008, ông Phạm Sanh Châu (Vụ trưởng Vụ Văn hóa- Đối ngoại UNESCO, Tổng thư ký Ủy ban Quốc gia UNESCO của Việt Nam) đã nêu rõ nhiệm vụ chính của Ngoại giao văn hóa Việt Nam: giới thiệu hình ảnh đất nước, con người và văn hóa Việt Nam ra thế giới để tăng cường sự hiểu biết về Việt Nam. Thông qua việc quảng bá rộng rãi các giá trị văn hóa đặc sắc của Việt Nam, Ngoại giao văn hóa sẽ chính là cầu nối chuyển tới bạn bè quốc tế thông điệp về 1 đất nước Việt Nam hòa bình, ổn định, thân thiện, hiếu khách, phát triển nhanh và đang ngày càng khẳng định vai trò của mình trên trường quốc tế (3, tr.19) 2. Kiến nghị: Từ nội dung cụ thể trên, cùng với sự phát triển không ngừng và ngày càng có chỗ đứng của ASEAN không chỉ trong khu vực Đông Nam Á mà còn trên toàn thế giới. Việt Nam chúng ta với vai trò là 1 thành viên tích cực, tôi xin kiến nghị việc các quốc gia trong cộng đồng ASEAN thúc đẩy “ngoại giao văn hóa” bằng cách cùng nhau tổ chức chương trình “thành phố văn hóa”. Chương trình này giúp các nước trong khu vực hiểu thêm về nền văn hóa của nhau, có mối quan hệ gắn bó và bền chặt hơn. Điều này tăng cường sự gần gũi giữa nhân dân các nước trong khu vực, qua đó nâng cao giá trị và sự đa dạng văn hóa tại các khu vực này cũng như khẳng định vị thế của Việt Nam trong khu vực. 3. Phương hướng triển khai:
  10. Tiền thân của danh hiệu “Thủ đô Văn hoá” là chương trình “Thành phố Văn hoá” do Liên minh Châu Âu (EU) khởi xướng từ năm 1985. Những thành phố giành được danh hiệu “Thủ đô Văn hoá Châu Âu” sẽ được EU cấp một khoản ngân sách để hỗ trợ hoạt động lễ hội và văn hóa trong suốt cả năm… Mục tiêu chính nhằm tạo một “bộ mặt” văn hóa châu Âu mới, tôn vinh văn hóa truyền thống vốn giữ vai trò quan trọng trong cuộc sống và cả những nét văn hóa hiện đại mang đậm dấu ấn riêng của thành phố đó. Đây sẽ là một dịp tốt để thành phố đẩy mạnh hoạt động du lịch. Hàng năm, các quốc gia trong ASEAN sẽ cùng nhau lựa chọn ra 1 thành phố của 1 quốc gia trong ASEAN trở thành “thủ đô văn hóa”. Danh hiệu này sẽ giúp thành phố được chọn “phô bày” đời sống và sự phát triển văn hóa của mình, qua đó thúc đẩy sự đoàn kết, hữu nghị, hiểu biết và hợp tác các nước trong khu vực. dựa trên các điều kiện: - Ổn định về chính trị, không xảy ra nội chiến hay xung đột - Không xảy ra biến động về kinh tế Các quốc gia nhận thấy thành phố của mình đáp ứng đầy đủ các điều kiện trên sẽ nộp đơn xin ứng cử “thủ đô văn hóa”, ASEAN sẽ bầu ra 1 hội đồng gồm thành viên của các nước đảm trách công việc kiểm tra và lựa chọn. Việc kiểm tra và lựa chọn này diễn ra trong vòng 9 tháng và công bố thành phố sẽ được chọn vào thời điểm cuối năm. Bình chọn ra Thủ đô văn hóa cho ASEAN cũng là một hoạt động nhằm giữ gìn và đề cao các giá trị văn hóa truyền thống của ASEAN và cũng là để giới thiệu cho người dân ASEAN về các nền văn hóa lớn trên thế giới. Bằng cách hàng năm trao danh hiệu Thủ đô Văn hóa cho một hoặc nhiều thành phố ở khu vực, ASEAN có thể chứng tỏ với thế giới về sự đa dạng văn hóa của khu vực mình. Các hoạt động văn hóa, du lịch tại các thủ đô văn hóa sẽ được tổ chức và diễn ra liên tục tại hàng trăm địa điểm trong và ngoài thành phố. Các nhà tổ chức nên khéo tận dụng được mọi nguồn tài chính từ Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á, từ chính phủ, các tập đoàn kinh tế lớn nhỏ và cả các nước đối tác. Mục tiêu chính nhằm tạo một “bộ mặt” văn hóa ASEAN mới, tôn vinh văn hóa truyền thống vốn giữ vai trò quan trọng trong cuộc sống và cả những nét văn hóa hiện đại mang đậm dấu ấn riêng của thành phố đó.
  11. Cách tổ chức sự kiện này có lợi cho tất cả các bên tham gia. Người dân tại nơi được chọn làm thủ đô văn hóa và du khách tới đây tha hồ lựa chọn và thưởng thức các hoạt động văn hóa trong suốt cả năm liền. Chính quyền nơi được chọn làm thủ đô văn hóa không phải bỏ ra nhiều kinh phí mà có thể tổ chức được những sự kiện văn hóa mang tầm quốc tế, nhất là có kinh phí để trùng tu các công trình lịch sử. Việc tu bổ các trung tâm văn hóa hay xây dựng những phương tiện văn hóa cũng là các mục đích đầy hoài bão của dự án này. Ví dụ như thành phố Lille (Pháp) – nơi được bầu chọn là thủ đô văn hóa của EU năm 2004 – đã có 12 nhà máy cũ đã được tu sửa thành trung tâm văn hóa. Một bảo tàng nghệ thuật hiện đại đã được xây dựng ở thủ đô của Luxembourg khi thành phố này nhận danh hiệu Thủ đô Văn hóa vào năm 1995. Một cuộc nghiên cứu của Ủy ban châu Âu cho thấy, nhìn chung các Thủ đô Văn hóa đều được hưởng lợi từ danh hiệu này. Mỗi năm, bất cứ thành phố nào được bầu chọn là thủ đô văn hóa cũng sẽ tập trung đưa các mục tiêu về văn hoá, về các ngành công nghiệp phát triển và ngành du lịch vào kế hoạnh phát triển năm đó của thành phố mình. Với danh hiệu này, các thành phố này sẽ thu hút thêm nhiều khách du lịch, tăng đầu tư và tạo thêm việc làm cho người dân thành phố.
  12. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Phạm Bình Minh, “Định hướng chiến lược đối ngoại Việt Nam đến 2020”, Nxb. CTQG. 2. Việt Nam: Từ dịch bệnh đến an ninh con người, http://10nam.hsph.edu.vn/Th%C3%B4ngb%C3%A1otint%E1%BB%A9c/News_ Detail/tabid/113/arid/2/tid/0/Default.aspx, ngày truy cập 24/10/2010. 3. Việt Nam coi con người là động lực của phát triển, http://www.vietnamplus.vn/Home/Viet-Nam-coi-con-nguoi-la-dong-luc-cua-phat- trien/20105/45950.vnplus, ngày truy cập 24/10/2010. 4. An ninh con người và những mối đe dọa toàn cầu, http://www.tapchicongsan.org.vn/details.asp?Object=4&news_ID=13540442, ngày truy cập 26/10/2010. 5. Việt Nam tham dự hội thảo về an ninh con người, http://tintuc.xalo.vn/00- 1338819723/viet_nam_tham_du_hoi_thao_ve_an_ninh_con_nguoi.html, ngày truy cập 27/10/2010. 6. Thủ đô văn hóa: Niềm tự hào của các thành phố châu Âu, http://thethaovanhoa.vn/131N20091231113133818T0/thu-do-van-hoa-niem-tu- hao-cua-cac-thanh-pho-chau-au.htm, ngày truy cập 30/10/2010. 7. Tham gia Hội Đồng Bảo An Liện Hợp Quốc: Quan trọng là bản lĩnh, http://vietsciences.free.fr/timhieu/tramhoa/thamgiahdbalhq.htm, ngày truy cập 30/10/2010. 8. Hội đồng bảo an Liên hợp quốc: Vị thế và vai trò của các nước thành viên không thường trực, http://www.hocvienngoaigiao.org.vn/nr040730095637/nr071030131448/nr08041 1154113/dt080418203450, ngày truy cập 2/11/2010. 9. Việt Nam tham gia bảo đảm hoà bình, an ninh quốc tế, http://tintuc.xalo.vn/00- 1871013604/viet_nam_tham_gia_bao_dam_hoa_binh_an_ninh_quoc_te.html?id= 1dc17b5&o=0, ngày truy cập 2/11/2010. 10. Việt Nam - thành viên Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc, http://www.thesaigontimes.vn/Home/thoisu/sukien/856/, ngày truy cập 2/11/2010
  13. 11. Lực lượng gìn giữ hoà bình của Việt Nam, http://ttvnol.com/gdqp/1242831, ngày truy cập 3/11/2010. 12. Việt Nam sẽ tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình LHQ, http://hoangsa.org/forum/archive/index.php/t-18350.html, , ngày truy cập 3/11/2010. 13. Quân đội VN sẽ tham gia Lực lượng gìn giữ hòa bình LHQ, http://www.vtc.vn/giaoduc/10-12290/quoc-te/tin-tuc/quan-doi-vn-se-tham-gia- luc-luong-gin-giu-hoa-binh-lhq.htm, ngày truy cập 3/11/2010. 14. "Việt Nam đã đặt nền tảng cho Cộng đồng ASEAN", http://www.vietnamplus.vn/Home/Viet-Nam-da-dat-nen-tang-cho-Cong-dong- ASEAN/201010/65995.vnplus, ngày truy cập 3/11/2010. 15. HƯỚNG TỚI MỤC TIÊU HÌNH THÀNH CỘNG ĐỒNG ASEAN: Việt Nam tham gia ASEAN với phương châm “Chủ động, tích cực và có trách nhiệm”, http://phapluattp.vn/20100721121554793p0c1013/viet-nam-tham-gia-asean-voi- phuong-cham-chu-dong-tich-cuc-va-co-trach-nhiem.htm, , ngày truy cập 3/11/2010. 16. ASEAN trở nên mạnh mẽ hơn, http://www.baodatviet.vn/Home/chinhtrixahoi/ASEAN-tro-nen-manh-me- hon/201011/116981.datviet, ngày truy cập 3/11/2010. 17. Quan hệ Việt Nam - Asean và những vấn đề đặt ra trong tương lai, http://www.hocvienngoaigiao.org.vn/nr040730095659/nr040730100743/nr05051 7173318/ns050525133630, ngày truy cập 3/11/2010.
  14. BIÊN BẢN HỌP NHÓM CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CHUYÊN SÂU Nhóm Hội nhập An ninh – Chính trị - Văn hóa (Lần 1 – 23/10/2010) I. Mục đích - Nêu lại vấn đề trong đề tài nhóm cần thực hiện - Trao đổi ý kiến về các vấn đề mà các thành viên đề xuất - Định hướng những nhiệm vụ cần làm sau khi thống nhất II. Cụ thể: Nhóm thống nhất chia thành 2 nhóm nhỏ tương ứng với hai vấn đề An ninh – Chính trị và Văn hóa như sau: Nhóm 1 (An ninh – Chính Trị): Trà My(người phụ trách tập hợp ý kiến nhóm 1), Thi Thơ, Quỳnh Lê, Trang Nhung, Tuấn Anh, Nguyễn Thị Phượng, Ngọc Lan, Đào Thị Hồng, Que Turbold, Hà Hoài Thanh. Nhóm 2 (Văn hóa): Hoàng Anh(người phụ trách tập hợp ý kiến nhóm 2), An Việt Phương, Thu Trà, Phoiphaylin Kitchaleun, Đào Bích Phương. Sau khi chia nhóm và các thành viên về tìm kiếm và đọc các tài liệu thì: - Đào Bích Phương đưa ra ý kiến đề xuất: mảng Văn hóa nên tập trung vào việc Việt Kiều truyền bá văn hóa Việt Nam ở nước ngoài. - Hoàng Anh đưa ra đề xuất mảng Văn hóa dựa trên cơ sở “Ngoại Giao Văn hóa” - Đỗ Trang Nhung đề xuất mảng Văn hóa nên khai thác vấn đề “Thủ Đô Văn hóa” làm 1 kiến nghị. - Dương Thy Thơ đề xuất mảng An ninh – Chính trị tập trung vào An ninh con người.
  15. - Nguyễn Trà My đề xuất mảng An ninh – Chính trị cần tập trung vào các sự kiện Việt Nam tham gia vào các diễn đàn đa phương, có nên tham gia thêm các diễn đàn đa phương về An ninh – Chính trị nào nữa không? Nhóm thống nhất ý kiến: - Nhóm 1 (An ninh – Chính Trị): an ninh con người và việc Việt Nam tham gia vào các diễn đàn đa phương - Nhóm 2 (Văn hóa): Vấn đề Việt Kiều truyền bá văn hóa Việt Nam và “Đất nước Văn hóa” dựa trên cơ sở Ngoại giao Văn hóa. III. Dự kiến: - Hai nhóm nhỏ về tìm thêm tài liệu liên quan, đưa ra các ý tưởng thực hiện cho chủ đề và vạch ra outline cho phần của mình. - Deadline nộp cho nhóm trưởng: 25/10. - Dự kiến họp lần 2: 13h - 26/10 – Phòng tự học Người lập biên bản Nhóm trưởng Đố Trang Nhung Nguyễn Trà My
  16. BIÊN BẢN HỌP NHÓM CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CHUYÊN SÂU Nhóm Hội nhập An ninh – Chính trị - Văn hóa (Lần 2 – 26/10/2010) I. Mục đích - Hai nhóm nhỏ trình bày outline, đưa ra các hướng thực hiện của nhóm mình với các thành viên còn lại trong nhóm. - Đưa ra tranh luận để hoàn thiện dàn bài thống nhất. - Tham khảo thêm ý tưởng mới II. Cụ thể: - Hoàng Anh đại diện trình bày mảng Văn hóa, My-Thơ-Lan đại diện trình bày mảng An ninh – Chính trị. - Các thành viên trao đổi, bàn luận sau khi đã nghe hai phần trình bày của hai nhóm: o My đưa ra ý kiến: nhóm Văn hóa nên tập trung vào vấn đề “Thủ đô Văn hóa” đối với nhóm Văn hóa. Đối với nhóm An ninh – Chính trị: ở phần căn cứ nên làm rõ bối cảnh chính trị trong nước và ngoài nước như nào để dẫn đến kiến nghị về An ninh – Chính trị đó o Phượng, Phương và Trà đồng ý với ý kiến trên. o Lê đưa ra ý kiến: mảng An ninh – Chính trị tập trung đặt ra các câu hỏi Việt Nam đang và nên tham gia vào những tổ chức đa phương nào và tại sao. - Nhóm trưởng tập hợp ý kiến lại để thống nhất dàn bài để các nhóm tiếp tục triển khai công việc. III. Dự kiến:
  17. - Nhóm trưởng sẽ tổng hợp các bài của 2 nhóm nhỏ rồi gửi chéo để các nhóm còn lại đánh giá và đưa ra nhận xét, đặt câu hỏi phản biện. - Deadline nộp cho nhóm trưởng: 29/10 - Dự kiến họp lần 3: 2/11 – Phòng tự học Người lập biên bản Nhóm trưởng Đố Trang Nhung Nguyễn Trà My
  18. BIÊN BẢN HỌP NHÓM CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CHUYÊN SÂU Nhóm Hội nhập An ninh – Chính trị - Văn hóa (Lần 3 – 2/11/2010) I. Mục đích - Hai nhóm nhỏ trình bày phần chuẩn bị của mình - Đưa ra tranh luận để hoàn thiện dàn bài thống nhất. - Tham khảo thêm ý tưởng mới II. Cụ thể: - Lan, Lê đại diện trình bày mảng An ninh – Chính trị. Phương, Trà đại diện trình bày mảng Văn hóa. - Các thành viên trao đổi, bàn luận sau khi đã nghe hai phần trình bày của hai nhóm: o Nhóm trưởng nhắc lại kết cấu bài, chủ đề và các vấn đề phải làm. o Nhóm trưởng góp ý về giọng văn của hai nhóm cần đanh thép và quyết đoán, cứng rắn hơn cho phần kiến nghị và bổ sung căn cứ có thuyết phục hơn. o Nhóm An ninh – Chính trị nên dựa trên các câu hỏi cô giáo gợi ý để triển khai thêm nội dung kiến nghị của nhóm, bên cạnh vấn đề An ninh con người. o Thi Thơ đưa ra ý kiến: Nhóm Văn hóa thử tìm bổ sung xem các diễn đàn, tổ chức Văn hóa nào phù hợp với Việt Nam mà Việt Nam chưa tham gia,v.v.. o Lan đưa ra ý kiến: mảng Văn hóa thử tìm thêm về vấn đề phim ảnh Việt Nam quảng bá ra nước ngoài. o Trà, Việt Phương đưa ra ý kiến về Tuần lễ Văn hóa, từ đó Việt Nam có thể hội nhập trong khu vực
  19. o Hoàng Anh, Phương không đồng ý vì phim Việt Nam chưa nhiều và không khả thi do tính chất phim Việt Nam hay bị chê và các sự kiện đó xảy ra rồi - Nhóm trưởng tập hợp ý kiến lại, bổ sung vào dàn bài của cả nhóm, thống nhất: o Mảng An ninh – Chính Trị: Tập trung vào An ninh con người, các vấn đề về việc tham gia Lực lượng gìn giữ hòa bình và tham gia Hội Đồng Bảo An LHQ, từ đó phát triển thêm ở các diễn đàn đa phương khác. o Mảng Văn Hóa: Tập trung đi sâu vấn đề “Thủ Đô Văn Hóa” III. Dự kiến: - Nhóm trưởng sẽ tổng hợp các bài của 2 nhóm nhỏ rồi gửi chéo để các nhóm còn lại đánh giá và đưa ra nhận xét, đặt câu hỏi phản biện. - Nhóm phản biện cho các vấn đề còn lại của hội nghị sẽ được chia và phân công công việc cụ thể sau ngày 9/11. - Deadline nộp cho nhóm trưởng: 6/11. Nhóm trưởng gửi cho các thành viên khác đọc bài hoàn chỉnh để chuẩn bị đưa ra ý kiến vào buổi họp tới. - Dự kiến họp lần 4: 9h30 - 8/11 – Phòng tự học Người lập biên bản Nhóm trưởng Đố Trang Nhung Nguyễn Trà My
  20. BIÊN BẢN HỌP NHÓM CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CHUYÊN SÂU Nhóm Hội nhập An ninh – Chính trị - Văn hóa (Lần 4 – 8/11/2010) I. Mục đích - Chỉnh sửa bản Kiến nghị CSĐN lần cuối II. Cụ thể: - Các thành viên cùng trao đổi, đưa ra ý kiến chỉnh sửa kết cấu, phông chữ, nội dung của từng phần một cách chi tiết. Các thành viên cùng ngồi tại phòng tự học chỉnh sửa biên bản Kiến nghị CSĐN. - Các thành viên đều thống nhất lại một lần nữa kết cấu bài gồm 4 phần: Mục tiêu chung, Căn cứ hoạch định chính sách, Nội dung kiến nghị và Phương hướng thực hiện. III. Dự kiến: - Nộp cho cô giáo ngày 9/11/2010. - Tiếp tục họp nhóm phân công nhóm phản biện để chuẩn bị cho buổi Hội thảo sắp tới (16/11/2010) Người lập biên bản Nhóm trưởng Đố Trang Nhung Nguyễn Trà My
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
12=>0