intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Chính sách tài chính đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:26

8
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án "Chính sách tài chính đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam" được hoàn thành với mục tiêu nhằm đề xuất quan điểm về chính sách tài chính đối với doanh nghiệp FDI của Việt Nam, đưa ra các kiến nghị để hoàn thiện chính sách tài chính đối với doanh nghiệp FDI ở Việt Nam thời gian tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Chính sách tài chính đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ÐÀO TẠO BỘ TÀI CHÍNH HỌC VIỆN TÀI CHÍNH HOÀNG PHƯƠNG ANH CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng Mã số: 09.34.02.01 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Hà Nội - 2021
  2. Công trình được hoàn thành tại Học viện Tài chính Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Vũ Văn Ninh Phản biện 1: ………………………………………… Phản biện 2: ………………………………………… Phản biện 3: ………………………………………… Luận án sẽ được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp Học viện, họp tại Học viện Tài chính Vào hồi....... giờ......, ngày...... tháng....... năm 2021 Có thể tìm hiểu luận án tại Thư viện Quốc gia và Thư viện Học viện Tài chính
  3. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Luận án Doanh nghiệp FDI có vai trò vô cùng quan trọng đối với nền kinh tế của những quốc gia đang phát triển. Chính bởi lẽ đó mà các quốc gia liên tục thực hiện các cải cách về chính sách trong đó có các chính sách tài chính, với mục tiêu thu hút đầu tư từ các doanh nghiệp FDI có chất lượng cao và Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ. Trong thời gian qua, Việt Nam đã xây dựng, hoàn thiện hệ thống chính sách tài chính đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, trong đó có rất nhiều ưu đãi tài chính hấp dẫn. Trong khi những chính sách ưu đãi tài chính sẽ làm giảm nguồn thu cũng như gây gánh nặng cho ngân sách quốc gia thì tác động của những chính sách này tới quyết định đầu tư của các doanh nghiệp FDI ra sao? Vẫn còn là một câu hỏi với nhiều mâu thuẫn giữa kết luận của các nghiên cứu trên thế giới. Thực tiễn trên đặt ra yêu cầu cần phải nghiên cứu và làm rõ mối quan hệ giữa chính sách tài chính đối với quyết định đầu tư và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam và tìm lời giải cho bài toán chính sách tài chính với phát triển doanh nghiệp FDI. Từ thực tiễn đó, với mong muốn góp phần luận giải những vấn đề lý luận và thực tiễn, đồng thời đề xuất một số quan điểm giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách tài chính đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam trong thời gian tới, tác giả lựa chọn đề tài: “Chính sách tài chính đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam” làm luận án tiến sĩ chuyên ngành Tài chính ngân hàng. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu của luận án là hoàn thiện chính sách tài chính đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam. Để đạt được mục đích nghiên cứu trên đây, luận án sẽ giải quyết một số nhiệm vụ nghiên cứu cơ bản sau đây: - Hệ thống hóa các vấn đề lý luận về doanh nghiệp FDI và các chính sách tài chính cơ bản đối với các doanh nghiệp FDI. Khảo cứu kinh nghiệm của một số nước trên thế giới về chính sách tài chính đối với doanh nghiệp FDI, để rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. - Phân tích, thực trạng các chính sách tài chính đối với doanh nghiệp FDI tại Việt Nam từ năm 2000 đến năm 2018, chỉ rõ mối quan hệ giữa chính sách tài chính đối với quyết định đầu tư và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam. Đánh giá 1
  4. những thành công và hạn chế còn tồn tại trong chính sách tài chính hiện nay đối với các doanh nghiệp FDI khi đầu tư vào Việt Nam, chỉ rõ nguyên nhân của những hạn chế. -Đề xuất quan điểm về chính sách tài chính đối với doanh nghiệp FDI của Việt Nam, đưa ra các kiến nghị để hoàn thiện chính sách tài chính đối với doanh nghiệp FDI ở Việt Nam thời gian tới. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Các chính sách tài chính đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. - Phạm vi nghiên cứu: + Về nội dung: tập trung vào 3 chính sách tài chính đối với doanh nghiệp FDI là chính sách thuế, chính sách chi ngân sách và chính sách tài chính đất đai. +Về thời gian: Đề tài tập trung nghiên cứu chính sách tài chính đối với doanh nghiệp FDI vào Việt Nam trong giai đoạn từ 2000 đến 2018. +Về không gian: Khu vực doanh nghiệp có vốn FDI tại Việt Nam 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp luận Để thực hiện mục tiêu, phạm vi, đối tượng nghiên cứu của đề tài, NCS sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử trong suốt quá trình nghiên cứu. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp tổng hợp sử dụng nhằm kế thừa lý luận về quản trị danh mục cho vay đang được áp dụng tại các nước phát triển, từ đó hình thành cơ sở lý thuyết cho đề tài luận án. Phương pháp định lượng: NCS sử dụng công cụ phân tích độ tin cậy, phân tích yếu tố khám phá EFA, hồi quy tuyến tính OLS để làm rõ tác động của chính sách tài chính tới các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam. Phương pháp diễn dịch và quy nạp: được sử dụng chủ yếu trong chương 2 của luận án, để phân tích thực trạng chính sách tài chính đối với các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam. 4.3. Phương pháp thu thập số liệu Dữ liệu thứ cấp được thu thập và phân tích là những dữ liệu tổng quan về chính sách tài chính đối với các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam và thực trạng các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam( báo cáo thường niên Cục đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch- Đầu tư, của Tổng cục thuế, Bộ Tài chính,...) 5. Những đóng góp mới của luận án 5.1. Về mặt lý luận 2
  5. Một là, luận án đã hệ thống hóa và góp phần làm sáng tỏ thêm vấn đề lý luận về chính sách tài chính đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Hai là, luân án đã xem xét tổng quan doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Từ đó, luận án đi sâu nghiên cứu chính sách tài chính đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Ba là, luận án tập trung xem xét nội dung chính sách và tác động của chính sách tài chính tới các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài; đồng thời luận án xem xét các nhân tố ảnh hưởng đến chính sách tài chính đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Bốn là, luận án đã nghiên cứu kinh nghiệm sử dụng chính sách tài chính tới các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở một số nước. Trên cơ sở đó, luận án đã rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. 5.2. Về mặt thực tiễn Một là, từ sự khái quát về tình hình phát triển doanh nghiệp doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam trong thời gian qua, luận án đã đi sâu xem xét thực trạng chính sách tài chính đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam. Tiếp đó, luận án đã xem xét tác động của chính sách tài chính đến các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam. Hai là, luận án đã đánh giá những ưu điểm của chính sách, những điểm hạn chế của chính sách, đồng thời luận án đã chỉ ra nguyên nhân của những hạn chế, bao hàm 4 nguyên nhân khách quan và 9 nguyên nhân chủ quan. Ba là, kết hợp giữa lý luận và đánh giá thực tế, luận án đã đề xuất một hệ thống giải pháp hoàn thiện chính sách tài chính đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, bao hàm 3 nhóm giải pháp lớn và điều kiện thực hiện giải pháp. 6. Kết cấu của luận án Ngoài phần Mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án được kết cấu thành 3 chương như sau: Chương 1: Lý luận về chính sách tài chính đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Chương 2: Thực trạng chính sách tài chính đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam. Chương 3: Giải pháp hoàn thiện chính sách tài chính đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam 3
  6. Chương 1 LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI 1.1. Doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài: 1.1.1. Khái niệm và đặc điểm doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 1.1.1.1. Khái niệm Qua nghiên cứu, luận án cho rằng “Doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là doanh nghiệp do cá nhân hoặc tổ chức nước ngoài bỏ vốn và trực tiếp tham gia quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh tại nước nhận đầu tư.” 1.1.1.2. Đặc điểm của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài: Doanh nghiệp FDI là một loại hình doanh nghiệp riêng biệt vì vậy doanh nghiệp FDI có đầy đủ tất cả những đặc điểm của doanh nghiệp nói chung. Cụ thể: - Thứ nhất, có tính hợp pháp - Thứ hai, có tính tổ chức: - Thứ ba, có hoạt động kinh doanh hoặc cung ứng dịch vụ thường xuyên Bên cạnh những đặc điểm của doanh nghiệp nói chung thì doanh nghiệp FDI cũng có những đặc điểm riêng để phân biệt với các loại hình doanh nghiệp còn lại. Cụ thể: Thứ nhất, chủ sở hữu doanh nghiệp bắt buộc phải có sự tham gia của cá nhân hoặc tổ chức nước ngoài. - Thứ hai, Chủ đầu tư nước ngoài phải trực tiếp tham gia quản lý hoạt động đầu tư của doanh nghiệp. - Thứ ba, hoạt động đầu tư và sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp FDI chịu tác động từ nhiều môi trường khác nhau. 1.1.2. Tác động của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với nền kinh tế của nước nhận đầu tư 1.1.2.1. Tác động tích cực: Thứ nhất, DN FDI là kênh bổ sung vốn quan trọng cho nền kinh tế Thứ hai, DN FDI chính là cầu nối chuyển giao và phát triển công nghệ Thứ ba, các DN FDI đóng vai trò quan trọng trong việc chuyển đổi cơ cấu nền kinh tế của các nước đang phát triển theo hướng công nghiệp hóa. Thứ tư, các DN FDI có vai trò như chất xúc tác thúc đẩy xuất nhập khẩu cho nước nhận đầu tư 4
  7. Thứ năm, các doanh nghiệp FDI đã góp phần phát triển nguồn nhân lực cho các nước nhận đầu tư. 1.1.2.2. Tác động tiêu cực: Thứ nhất, việc quá chú trọng phát triển khu vực DN FDI sẽ khiến cho nền kinh tế bị phụ thuộc dẫn tới sự phát triển không bền vững. Thứ hai, hiện tượng “chuyển giá” của DN FDI diễn ra ngày càng tinh vi và phức tạp, gây tổn hại tới nguồn thu ngân sách của nước nhận đầu tư. Thứ ba, các quốc gia đang phát triển đang phải đối mặt với nguy cơ trở thành bãi thải công nghệ. 1.1.3. Tiêu chí đánh giá kết quả thu hút doanh nghiệp FDI và hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp FDI: + Tốc độ tăng trưởng của số lượng các doanh nghiệp FDI 𝐷1 − 𝐷0 𝑇= 𝐷0 + Tốc độ tăng trưởng của tổng vốn kinh doanh các doanh nghiệp FDI 𝑉1 − 𝑉0 𝑇𝑣 = 𝑉0 𝐷𝑇1 −𝐷𝑇0 + 𝑇ố𝑐 độ 𝑡ă𝑛𝑔 𝑡𝑟ưở𝑛𝑔 𝑑𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑢 = 𝐷𝑇0 𝐿𝑁1 −𝐿𝑁0 + 𝑇ố𝑐 độ 𝑡ă𝑛𝑔 𝑡𝑟ưở𝑛𝑔 𝑙ợ𝑖 𝑛ℎ𝑢ậ𝑛 = 𝐿𝑁0 𝐿𝑁 𝑡𝑟ướ𝑐(𝑠𝑎𝑢)𝑡ℎ𝑢ế +Tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh (%) = 𝑉𝐾𝐷 𝑏ì𝑛ℎ 𝑞𝑢â𝑛 𝐿𝑁 𝑡𝑟ướ𝑐(𝑠𝑎𝑢)𝑡ℎ𝑢ế + Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (%) = 𝑑𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑢 𝑡ℎ𝑢ầ𝑛 1.2. Chính sách tài chính đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. 1.2.1. Khái niệm chính sách tài chính đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Chính sách tài chính quốc gia là chính sách của nhà nước về sử dụng các công cụ tài chính bao gồm hệ thống các quan điểm, mục tiêu, chủ trương và giải pháp về tài chính - tiền tệ của Nhà nước phù hợp với đặc 5
  8. điểm của đất nước trong từng thời kỳ nhằm bồi dưỡng, khai thác, huy động và sử dụng các nguồn tài chính đa dạng phục vụ có hiệu quả cho việc thực hiện các kế hoạch và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia trong thời kỳ tương ứng. 1.2.2. Nội dung chính sách tài chính đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. 1.2.2.1. Chính sách thuế: a. Khái niệm: Chính sách thuế đối với doanh nghiệp FDI là sự can thiệp, điều tiết của Chính phủ đối với các hoạt động của doanh nghiệp FDI thông qua việc sử dụng các công cụ thuế. Việc sử dụng các công cụ thuế một cách hiệu quả và phù hợp trong từng giai đoạn phát triển khác nhau của nền kinh tế sẽ giúp đẩy nhanh quá trình hội nhập và thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đặc biệt là thu hút các nhà đầu tư nước ngoài tiềm năng. b. Nội dung của chính sách thuế: - Sắc thuế: Chính sách thuế của một quốc gia luôn bao gồm nhiều sắc thuế khác nhau, mỗi một sắc thuế này đều có một tên gọi riêng biệt, tên gọi này thể hiện đối tượng hay mục tiêu mà các nhà hoạch định chính sách muốn hướng tới. - Đối tượng của chính sách thuế: Đối tượng của chính sách thuế bao gồm đối tượng nộp thuế và đối tượng chịu thuế. - Nội dung điều chỉnh của chính sách: Nội dung điều chỉnh của chính sách thuế bao gồm: cơ sở tính thuế, thuế suất, chế độ ưu đãi, miễn giảm thuế, các quy định về quản lý thuế. - Đặc điểm của Thuế: tính bắt buộc; tính chất không hoàn trả trực tiếp; thuế là một công cụ tài chính có tính pháp lý cao. - Phân loại thuế: Căn cứ vào đối tượng chịu thuế có thể chia hệ thống thuế thành ba loại sau: thuế thu nhập,thuế tiêu dùng,thuế tài sản. Phân loại thuế theo tính chất: nhóm thuế trực thu, nhóm thuế gián thu. Phân loại thuế theo đối tượng đánh thuế: thuế đánh vào các hoạt động sản xuất kinh doanh, thuế đánh vào sản phẩm, thuế đánh vào thu nhập,thuế đánh vào tài sản, thuế đánh vào các tài sản thuộc sở hữu nhà nước. 6
  9. c, Cơ chế tác động của chính sách thuế tới các doanh nghiệp có vốn FDI: * Tác động trực tiếp: Chính sách thuế của các quốc gia sẽ tạo ra gánh nặng thuế cho các doanh nghiệp FDI và tác động của nó được thế hiện trực tiếp qua số thuế phải nộp. Thứ nhất, tác động qua công cụ thuế suất - Thuế gián thu sẽ tác động tới các doanh nghiệp FDI theo hai khía cạnh. Đối với sản phẩm đầu ra của doanh nghiệp, nếu như nhà nước điều tiết mức thuế suất thấp nhằm kích cầu tiêu thụ sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp tăng sản lượng hàng bán ra, tăng doanh thu và lợi nhuận, và ngược lại. - Đối với doanh nghiệp thì thuế trực thu có ảnh hưởng lớn nhất là thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN). Khi Chính phủ đưa ra mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp hợp lý sẽ giúp cho các doanh nghiệp có vốn FDI thu được nguồn lợi nhuận sau thuế lớn hơn, điều đó không chỉ giúp cho doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh, mà từ đó doanh nghiệp cũng sẽ có thêm nguồn lực tài chính bên trong để tái đầu tư sản xuất, đồng thời giúp doanh nghiệp tăng được uy tín trên thị trường tài chính khi huy động nguồn lực tài chính bên ngoài. Thứ hai, tác động qua các chế độ ưu đãi thuế. Các chế độ ưu đãi về thuế là một trong những biện pháp được sử dụng phổ biến trên thế giới đặc biệt là các quốc gia đang phát triển với mục tiêu phát triển khu vực doanh nghiệp FDI, và khuyến khích các doanh nghiệp này đầu tư vào các ngành và lĩnh vực mũi nhọn hoặc theo định hướng của Chính phủ. * Tác động gián tiếp: Mặc dù các yếu tố về quản lý thuế như: thủ tục kê khai, nộp thuế, hoàn thuế... không có tác động trực tiếp đến gánh nặng thuế của doanh nghiệp FDI, nhưng nó lại tạo ra những gánh nặng gián tiếp cho doanh nghiệp thông qua các chi phí phát sinh trong quá trình thực hiện nghĩa vụ thuế. 1.2.2.2. Chính sách tài chính về đất đai: 7
  10. a, Khái niệm: Chính sách tài chính đất đai là hệ thống các quan điểm, đường lối, chính sách, giải pháp về mặt quan hệ kinh tế tài chính của nhà nước đối với các chủ thể sử dụng đất được ban hành trong từng thời kỳ và bối cảnh khác nhau, qua đó tạo nên các nguồn lực giúp thúc đẩy kinh tế, xã hội phát triển. b, Nội dung: Nội dung của chính sách tài chính đất đai đối với các doanh nghiệp FDI bao gồm: - Chính sách về giá thuê đất: giá thuê đất luôn đóng vai trò rất quan trọng trong bài toán về chi phí của các nhà đầu tư khi ra quyết định, chính sách về giá thuê bao hàm các quy định về sự ổn định của đơn giá thuê đất trong suốt thời hạn hợp đồng thuê, khung giá thuê đất, miễn giảm tiền thuê mặt bằng, và quy định về thời hạn thuê. -Chính sách về các nghĩa vụ tài chính đất đai khác. c, Tác động của chính sách tài chính đất đai đến các doanh nghiệp FDI: Về chính sách tài chính đất đai: có thể thấy chi phí thuê bất động sản như: văn phòng, nhà xưởng sản xuất … thường chiếm tỷ trọng không nhỏ trong tổng chi phí của doanh nghiệp do đó các nhà đầu tư rất ưa chuộng lựa chọn địa điểm đầu tư có giá thuê bất động sản hợp lý và thời gian ổn định giá thuê lâu dài, nhờ đó mà họ có thể dễ dàng lên kế hoạch cho hoạt động đầu tư của mình. Có thể nói chính sách về tài chính đất đai của các quốc gia, đặc biệt là các quốc gia mà đất đai thuộc sở hữu nhà nước, cũng là yếu tố trọng yếu ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của doanh nghiệp. 1.2.2.3. Chính sách chi NSNN: * Khái niệm: Chính sách chi NSNN đối với doanh nghiệp FDI là tổng thể các quan điểm, chủ trương và giải pháp của nhà nước đối với doanh nghiệp FDI được quy định trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về chi NSNN. * Nội dung chính sách chi NSNN: - Chi đầu tư phát triển là những khoản chi gắn với những hoạt động xây dựng cơ sở hạ tầng nhằm tạo ra môi trường thuận lợi cho hoạt động đầu tư sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp vào các lĩnh vực cần thiết phù hợp với mục tiêu của nền kinh tế. - Chi tiêu dùng thường xuyên là các khoản chi cho tiêu dùng xã hội gắn liền với chức năng quản lý xã hội của nhà nước * Tác động của chính sách chi NSNN đến các doanh nghiệp FDI: 8
  11. Khác với chính sách thuế và chính sách tài chính đất đai, chính sách chi ngân sách không tác động trực tiếp tới thu nhập của các doanh nghiệp FDI mà ảnh hưởng gián tiếp qua các qua các hàng hóa công cộng mà doanh nghiệp được thụ hưởng như: cơ sở hạ tầng, chất lượng nguồn nhân lực, thủ tục hành chính và dịch vụ xúc tiến đầu tư… 1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng tới chính sách tài chính đối với các doanh nghiệp FDI: 1.2.4.1. Các nhân tố bên ngoài: - Bối cảnh kinh tế-xã hội toàn cầu; - Chiến lược kinh doanh của các công ty đa quốc gia (TNCs). 1.2.4.2. Các nhân tố bên trong: - Điều kiện kinh tế xã hội của nước nhận đầu tư; - Chiến lược phát triển khu vực doanh nghiệp FDI của các quốc gia; - Hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp FDI tại các quốc gia nhận đầu tư. 1.3. Kinh nghiệm sử dụng chính sách tài chính đối với doanh nghiệp có vốn FDI ở các nước trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 1.3.1. Kinh nghiệm của Trung Quốc: Trung Quốc áp dụng chính sách thuế thống nhất với mọi thành phần kinh tế bao gồm cả các doanh nghiệp nội địa lẫn những doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.Đồng thời Chính phủ Trung Quốc cũng thực hiện giảm thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp nhằm kích thích các doanh nghiệp đầu tư và gia tăng hoạt động sản xuất kinh doanh, cùng với rất nhiều ưu đãi thuế hấp dẫn. 1.3.2. Kinh nghiệm ở Malaysia: Chính phủ Malaysia đã áp dụng những ưu đãi trực tiếp trên thu nhập tính thuế của các doanh nghiệp: Nếu doanh nghiệp đầu tư vốn mới sau thời điểm tháng 1 năm 1988 và sau đó mở rộng hoạt động, có thể được khấu trừ 40% chi phí vốn cho việc tái đầu tư mở rộng. Bên cạnh đó, Malaysia cũng tập trung vào đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đáp ứng nhu cầu cũng như các tiêu chuẩn của các ngành công nghiệp hiện đại. Để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của các doanh nghiệp FDI, Malaysia thực hiện công tác quản lý và tiếp nhận FDI theo cơ chế "một cửa". Bên cạnh đó, giá thuê đất dành cho các nhà đầu tư nước ngoài cũng ở mức khá hấp dẫn. 3.3. Kinh nghiệm của Hàn Quốc: Cơ sở tính ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp ở Hàn Quốc căn cứ vào tỷ lệ vốn đầu tư nước ngoài trong doanh nghiệp đó. Với chủ trương thu 9
  12. hút các doanh nghiệp FDI trong lĩnh vực công nghệ cao, cùng với mục tiêu thúc đẩy các hoạt động R&D. Hàn Quốc đã đưa ra những ưu đãi đặc biệt dành cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực này. Ngoài ra, để giúp cho các doanh nghiệp FDI có thể dễ dàng đầu tư và hoạt động tại nội địa, Chính phủ Hàn Quốc đã thành lập trung tâm dịch vụ đầu tư Hàn Quốc (KISC) là công ty phi lợi nhuận được tài trợ bởi ngân sách nhà nước. 1.3.4. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam: - Chính sách thuế: + Thứ nhất, cần có hệ thống thuế suất đồng bộ đơn giản và công bằng giữa các doanh nghiệp nội địa và các doanh nghiệp FDI. + Thứ hai, việc xây dựng các chính sách tài chính riêng cho các đặc khu cần được tiến hành đồng bộ. + Thứ ba, nên có những cú hích mạnh hơn nữa từ những chính sách ưu đãi thuế. + Thứ tư, cần cân nhắc đưa thêm các ưu đãi thuế nhằm mục đích thúc đẩy tái đầu tư từ phía các doanh nghiệp FDI. + Thứ năm, nên có nhưng chính sách ưu đãi thuế riêng cho các doanh nghiệp FDI sử dụng công nghệ cao hoặc trong lĩnh vực R&D. - Chính sách chi ngân sách: +Thứ nhất, cần có những chính sách hợp lý đối với việc chi ngân sách xây dựng cơ sở hạ tầng một cách đồng bộ và hiện đại. + Thứ hai, cần tăng cường chi ngân sách phát triển nguồn nhân lực. + Thứ ba, cần có những chính sách chi ngân sách phù hợp cho công tác cải cách thủ tục hành chính. - Chính sách tài chính đất đai cần được điều chỉnh theo hướng công khai minh bạch và mang tính ổn định lâu dài. TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 Nội dung chủ yếu của chương 1 là lý luận cơ bản về chính sách tài chính đối với doanh nghiệp FDI. Nghiên cứu, hệ thống hóa các luận cứ khoa học về nội dung chính sách tài chính đối với doanh nghiệp FDI cũng như các nhân tố chủ quan, khách quan ảnh hưởng đến các chính sách này. Bên cạnh đó, luận án còn đưa ra bài học kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới về chính sách tài chính đối với doanh nghiệp FDI để tham khảo cho Việt Nam. 10
  13. CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM 2.1 Thực trạng doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam trong thời gian qua 2.1.1 Sự hình thành phát triển doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam Luật đầu tư nước ngoài được ban hành như một bước ngoặt cho việc chính thức mở cửa thu hút các doanh nghiệp FDI vào Việt Nam, với tỷ lệ góp vốn tối đa là 100% thay vì 49% như các nước trong khu vực. Chính sách đầu tư nước ngoài ở Việt Nam được đánh giá là “khá hấp dẫn” so với các nước cùng khu vực, qua đó đem đến những thành tựu bước đầu trong giai đoạn đầu 1988-2000. Giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2006 đánh dấu sự gia tăng nhanh chóng về số lượng các doanh nghiệp FDI đầu tư vào Việt Nam với tốc độ tăng trưởng bình quân là 19%/năm. Kể từ sau khi ra nhập WTO vào năm 2007 đến năm 2010 số lượng doanh nghiệp FDI tăng với tốc độ trung bình 14,5%/năm. Tuy nhiên sau cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã khiến cho xu hướng các doanh nghiệp FDI đầu tư vào Việt Nam tăng chậm lại. Từ năm 2008 đến 2018 số lượng doanh nghiệp FDI tiếp tục gia tăng. Đặc biệt, khu vực doanh nghiệp FDI tạo ra 381,57 nghìn tỷ đồng, chiếm 42,6% tổng lợi nhuận của khối doanh nghiệp trên cả nước. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp FDI tạo ra việc làm cho rất nhiều lao động.Có thể thấy, khu vực doanh nghiệp FDI tại Việt Nam đang phát triển nhanh và hiệu quả, đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế của đất nước, thu hút nhiều lao động, góp phần xóa đói, giảm nghèo và phát triển bền vững. 2.1.2 Đặc điểm doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam: 2.1.2.1. Hình thức đầu tư: Hiện nay các doanh nghiệp FDI hoạt động tại Việt Nam hiện nay chủ yếu có hai hình thức sở hữu vốn là: 100% vốn đầu tư nước ngoài và liên doanh.Trong đó, phần lớn các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam có hình thức sở hữu vốn là 100% vốn nước ngoài. 2.1.2.2. Quy mô doanh nghiệp: Nhìn chung các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam hiện nay vẫn tập trung chủ yếu ở quy mô từ 10 tỷ đến 200 tỷ. Mặt khác, xu hướng gia tăng của 11
  14. các doanh nghiệp FDI có quy mô nhỏ thậm chí là siêu nhỏ dưới 1 tỷ có thể mang lại nhiều tác động tiêu cực đến nền kinh tế Việt Nam thay vì các tác động tích cực. 2.1.2.3. Cơ cấu các doanh nghiệp theo ngành đầu tư: Các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam hiện nay đã có mặt tại tất cả các ngành và lĩnh vực, trong đó ngành có tỷ trọng doanh nghiệp FDI đầu tư vào lớn nhất hiện nay vẫn là ngành công nghiệp, xây dựng. 2.1.3. Tình hình kinh doanh và tài chính của các doanh nghiệp FDI ở Việt Nam 2.1.3.1. Quy mô tài sản của các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam: Vốn kinh doanh của khu vực doanh nghiệp FDI tăng dần trong giai đoạn từ 2000-2018 tuy nhiên tỷ trọng VKD tại khu vực doanh nghiệp FDI đến năm 2018 chỉ chiếm 18% tổng VKD của toàn bộ khu vực doanh nghiệp, nhưng khu vực doanh nghiệp FDI có quy mô bình quân một doanh nghiệp về nguồn vốn SXKD cao hơn so với khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước. * Doanh thu của doanh nghiệp FDI đang hoạt động có kết quả sản xuất kinh doanh: Quy mô doanh thu của khu vực doanh nghiệp FDI là khá cao mặc dù mới chỉ chiểm 28,8% tổng doanh thu thuần của toàn bộ doanh nghiệp, tuy nhiên tốc độ tăng doanh thu ở khu vực này đang là cao nhất với tỷ lệ tăng trưởng bình quân doanh thu là 23%/năm trong cả giai đoạn 2000- 2018 cho thấy tiềm năng phát triển cũng như vai trò quan trọng của các doanh nghiệp FDI trong phát triển kinh tế xã hội. * Lợi nhuận tại các doanh nghiệp FDI đang có kết quả hoạt động kinh doanh tại Việt Nam: Trong số 16.878 doanh nghiệp FDI tại Việt Nam tính đến năm 2018 thì có 326 doanh nghiệp kinh doanh hòa vốn, chiếm 1,9%; có 7.863 doanh nghiệp kinh doanh lỗ, chiếm 46,6%. Tốc độ tăng của quy mô đầu tư và hoạt động của các doanh nghiệp FDI báo lỗ và lỗ lũy kế cao hơn tốc độ tăng về số lượng các doanh nghiệp này, điều này cho thấy rõ có hiện tượng chuyển giá, trốn thuế của khu vực doanh nghiệp FDI. *Tỷ suất lợi nhuận trên Vốn kinh doanh: So với khu vực doanh nghiệp nhà nước và khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước thì khu vực doanh nghiệp FDI có tỷ suất lợi nhuận trên nguồn vốn đạt cao nhất trong giai đoạn 2000-2018. Điều này lại một lần nữa khẳng định: khu vực doanh nghiệp FDI đang là khu vực hoạt động có hiệu quả nhất. 12
  15. 2.2 Thực trạng chính sách tài chính đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam trong thời gian qua. 2.2.1. Về chính sách thuế: (i)Về chính sách Thuế thu nhập doanh nghiệp: •Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp: Qua các giai đoạn cải cách thuế ở Việt Nam thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp FDI ngày càng được đơn giản hóa và có xu hướng giảm dần với mức thuế suất thuế thu nhập hiện hành là 20%. Mức thuế suất này tại Việt Nam hiện nay là khá ưu đãi so với các nước trong khu vực, đây có thể coi là một điểm mạnh để Việt Nam có thể tăng sức hấp dẫn của mình với các doanh nghiệp FDI. •Ưu đãi thuế về thuế thu nhập doanh nghiệp: Bên cạnh việc giảm thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp các quy định ưu đãi thuế TNDN liên tục điều chỉnh qua từng giai đoạn đã đem lại rất nhiều tác động tích cực đối tới các doanh nghiệp FDI, qua đó góp phần thu hút đầu tư, khuyến khích kinh doanh, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp tăng tích lũy, trên cơ sở đó có thêm nguồn lực để tăng đầu tư vào nền kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng. Chính sách ưu đãi thuế đối với doanh nghiệp FDI chủ yếu có 5 hình thức: ưu đãi về thuế suất, miễn giảm thuế có thời hạn, miễn thuế đối với một số thu nhập, chuyển lỗ và khấu hao nhanh. Tuy nhiên vẫn còn những tồn tại như: Các quy định về ưu đãi thuế, miễn giảm thuế còn phức tạp với nhiều mức thuế suất ưu đãi và thời gian hưởng ưu đãi cũng ở nhiều mức 10 năm hoặc 15 năm. Nhiều quy định liên quan đến điều kiện được hưởng các ưu đãi thuế còn chưa thật sự xác đáng. Bên cạnh đó các quy định ưu đãi thuế còn nằm ở nhiều văn bản, các tiêu chí về điều kiện được hưởng ưu đãi thuế và tài chính được quy định trong Luật Đầu tư, các luật và quy định về thuế khác nhau, Luật Đất đai và các quy định khác có liên quan. (ii)Về chính sách Thuế xuất nhập khẩu: Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu cũng được tiếp tục cập nhật, sửa đổi, trong các năm 2001, 2005 và 2016. Có thể thấy chính sách thuế XNK đối với các doanh nghiệp FDI đang dần đáp ứng các yêu cầu cam kết hội nhập, từng bước hoàn thiện nhằm tạo ra môi trường đầu tư công bằng và hấp dẫn dành cho các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp FDI nói riêng với nhiều ưu đãi miễm giảm thuế XNK hấp dẫn. (iii)Các yếu tố khác về pháp luật thuế: Cùng với những cải cách về thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế xuất nhập khẩu đối với các doanh nghiệp FDI, thì thủ tục hành chính về pháp luật thuế tại Việt Nam cũng đang dần được hoàn thiện theo hướng công 13
  16. khai, đơn giản, minh bạch; hiện đại hóa hệ thống quản lý thuế; cải cách thủ tục hành chính thuế để cải thiện môi trường đầu tư và kinh doanh. 2.2.2. Về chính sách tài chính đất đai: Mặc dù các chính sách tài chính đất đai hiện nay vẫn chưa hoàn toàn hoàn thiện nhưng bước đầu đã mở cửa tạo điều kiện cho các doanh nghiệp FDI có động lực đầu tư sâu rộng hơn nữa vào thị trường Việt Nam. Bên cạnh một số thay đổi quan trọng giúp giải quyết các vấn đề liên quan đến bất động sản gắn liền với đất và thu hồi đất - nguyên nhân của các tranh chấp trong nhiều năm qua, bao gồm: giao đất, cho thuê đất; thu hồi đất; giá đất và thời gian thuê đất, thì những doanh nghiệp FDI thuê đất trả tiền một lần trước ngày luật có hiệu lực có thể tiếp tục sử dụng đất trong thời gian thuê còn lại, hoặc có thể đổi sang hình thức giao đất đóng tiền sử dụng đất. Qua đó, giúp tăng cường sự bình đẳng giữa nhà doanh nghiệp trong nước và nước ngoài. 2.2.3. Về chính sách chi ngân sách: Chính sách chi ngân sách ảnh hưởng gián tiếp tới hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như quyết định đầu tư của các doanh nghiệp FDI qua việc chi ngân sách cho bốn khoản chi sau: (i) cơ sở hạ tầng, (ii) đào tạo nâng cao chất lượng lao động, (iii) cải thiện thủ tục hành chính, (iv) xúc tiến đầu tư. (i) Chi ngân sách cho cơ sở hạ tầng: * Chính sách chi ngân sách cho xây dựng cơ sở hạ tầng của Chính phủ đã giúp cho các doanh nghiệp FDI có những sự đánh giá tích cực về chất lượng cơ sở hạ tầng của Việt Nam. Theo điều tra của báo cáo PCI 2018 cho thấy, cảm nhận của doanh nghiệp FDI về ba hạng mục hạ tầng quan trọng: Về chất lượng đường bộ luôn được các doanh nghiệp FDI đánh giá ở mức tương đối tốt 3,5 (trung bình) và 4 (tốt) kể từ năm 2014 đến nay, nếu tính theo thang điểm 5. Về mức độ kết nối cảng-cao tốc và đường sắt-cao tốc: luôn nhận được đánh giá của doanh nghiệp FDI ở mức cao, đặc biệt là ở nhóm doanh nghiệp sản xuất, và liên tục gia tăng với số điểm lần lượt là 4,2 và 4,3 trong năm 2018 Về chất lượng cung ứng điện: Theo đánh giá của báo cáo Môi trường kinh doanh của Ngân hàng Thế giới: Điểm số của chỉ số tiếp cận điện năng của Việt Nam tăng từ 78,69/100 năm 2017 lên 87,94 năm 2018. Trên bảng xếp hạng 190 quốc gia và vùng lãnh thổ, Việt Nam thăng hạng từ vị trí 64 lên 27. Tuy nhiên việc chi ngân sách cho phát triển cơ sở hạ tầng vẫn còn tình trạng lãng phí nguồn vốn. Thực trạng dự án đầu tư vượt quá khả năng thực tế, không tập trung đủ nguồn lực nên dẫn đến không có khả năng thực hiện hoặc kéo dài quá lâu. Chính điều này đã gây ra tình trạng đầu 14
  17. tư dàn trải và thiếu vốn đầu tư vào các hạng mục trọng điểm, khiến cho cơ sở hạ tầng hiện nay vẫn còn thiếu tính đồng bộ làm ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư và sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp FDI. (ii)Chi ngân sách cho đào tạo nâng cao chất lượng lao động: Chính sách ưu tiên chi ngân sách cho giáo dục và đào tạo nghề ở Việt Nam đã giúp cho chất lượng nguồn nhân lực từng bước được nâng cao, đây là cơ sở giúp cho các doanh nghiệp FDI có thể đáp ứng được các nhu cầu về trình độ quản lý và tay nghề của đội ngũ lao động, giảm bớt được chi phí đào tạo và nâng cao lợi nhuận của doanh nghiệp. Đồng thời về phía Việt Nam cũng sẽ tăng thêm cơ hội tiếp cận việc chuyển giao công nghệ từ những doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài khi mà trình độ chuyên môn của người lao động ngày càng được nâng cao. Theo báo cáo PCI 2018, các doanh nghiệp FDI đánh giá chất lượng lao động tại địa phương nơi họ hoạt động là đáp ứng (29%) hoặc đáp ứng một phần (67%) nhu cầu của họ. Chỉ có 4% số doanh nghiệp được hỏi cho rằng chất lượng lao động không đáp ứng được. Mặc dù vậy định mức phân bổ ngân sách cho dạy nghề hiện nay vẫn còn thấp, đào tạo chưa thật gắn kết với mục tiêu, không dựa vào căn cứ hiệu quả đầu ra. Mức ngân sách bố trí cho dạy nghề chỉ xấp xỉ 10% tổng chi NSNN cho các cấp học. Số tham gia hệ đào tạo nghề ngắn hạn thì hoàn toàn không được ngân sách đầu tư.Bất cập này dẫn đến hệ thống trường nghề ít được nâng cấp đầu tư, chất lượng đào tạo nghề thấp, không đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp. Không chỉ bất cập về định mức và cơ cấu phân bổ, hiệu quả sử dụng vốn đầu tư vào hoạt động dạy nghề còn rất thấp thể hiện ở cơ cấu đào tạo chưa xuất phát từ yêu cầu thực tế của doanh nghiệp và nền kinh tế. Dẫn tới 67% doanh nghiệp FDI cho rằng người lao động chỉ đáp ứng một phần yêu cầu của doanh nghiệp (iii) Chi ngân sách cải thiện thủ tục hành chính: Có thể nói thủ tục hành chính là một trong những rào cản, tạo ra nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp FDI khi đầu tư tại Việt Nam, chính bởi lẽ đó mà trong giai đoạn từ năm 2011 cho đến 2018, Chính phủ luôn quan tâm và chú trọng đến công tác cải cách thủ tục hành chính giúp tăng sức hấp dẫn cho môi trường đầu tư của Việt Nam. Đặc biệt Chính phủ đưa ra chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước trong vòng10 năm kể từ năm 2011 với nguồn kinh phí thực hiện chương trình được bố trí từ nguồn ngân sách nhà nước theo phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành. Xét riêng đánh giá của các doanh nghiệp FDI về thủ tục hành chính thì công tác cải cách thủ tục hành chính tại Việt Nam đang có những chuyển biến đáng kể mang tính tích cực. Tỷ lệ các doanh 15
  18. nghiệp phải dành hơn 5% quỹ thời gian của lãnh đạo cho việc tìm hiểu và thực hiện các thủ tục hành chính giảm từ khoảng 70% trong những năm 2012-2016 xuống còn 66,2% trong năm 2017 và 42,6% vào năm 2018. Đây là một kết quả rất ấn tượng. (iv) Chi ngân sách cho hoạt động xúc tiến đầu tư: *Nhờ có những chính sách chi ngân sách nhằm nâng cao chất lượng nguồn lao động, chi ngân sách nâng cấp cơ sở hạ tầng, chi ngân sách cho hoạt động xúc tiến đầu tư, chi ngân sách để cải thiên thủ tục hành chính đã giúp cho môi trường kinh doanh của Việt Nam có những cải thiện vượt bậc. Theo đánh giá của Ngân hàng thế giới Doing Business, môi trường kinh doanh Việt Nam năm 2018 tăng lên tới 21 bậc xếp thứ 69/190 nền kinh tế với điểm số đạt 68,36 điểm. Nhờ đó, Việt Nam đã và đang trở thành điểm đến đầu tư hấp dẫn đối với các doanh nghiệp FDI. Bên cạnh hiệu quả tích cực do chính sách chi ngân sách mang lại thì đây cũng là lĩnh vực bộc lộ khá rõ thực trạng thất thoát, lãng phí vốn đầu tư công.. Khiến cho hiệu quả của các chính sách không đạt được như mục tiêu đã đề ra, đồng thời làm thất thoát lãng phí tài sản của nhà nước. 2.3. Tác động của chính sách tài chính tới các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam. 2.3.1. Mô hình nghiên cứu: Các giả thuyết nghiên cứu: • Giả thuyết T: Chính sách thuế có tác động thuận chiều và có tác động tích cực tới Quyết định đầu tư và hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam. • Giả thuyết CSHTDT: Chính sách chi ngân sách cho cơ sở hạ tầng và đào tạo nhân lực có tác động thuận chiều và có tác động tích cực tới Quyết định đầu tư và hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam. • Giả thuyết HCXTDT: Chính sách chi ngân sách cho xúc tiến đầu tư và cải cách thủ tục hành chính có tác động thuận chiều và có tác động tích cực tới Quyết định đầu tư và hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam. • Giả thuyết DD: Chính sách tài chính đất đai có tác động thuận chiều và có tác động tích cực tới Quyết định đầu tư và hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam. 2.3.2. Phương pháp nghiên cứu và thang đo: - Trình tự phân tích được tiến hành như sau: + Kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha + Phân tích nhân tố EFA 16
  19. + Phân tích hồi quy tuyến tính bội Thang đo sử dụng cho nghiên cứu Bảng 2.5: Thang đo sử dụng cho nghiên cứu Tên biến Diễn giải nội dung Chính sách thuế T1 Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp phù hợp T2 Các quy định miễn/giảm thuế TNDN hấp dẫn T3 Các quy định miễn thuế nhập khẩu hấp dẫn T4 Thuế suất thuế XNK hợp lý T5 Chính sách thuế ổn định, ít thay đổi T6 Chi phí tuân thủ thuế thấp Chính sách chi ngân sách cho cơ sở hạ tầng và đào tạo nhân lực CSHTDT1 Hệ thống giao thông thuận lợi CSHTDT2 Hệ thống cấp điện đáp ứng được nhu cầu CSHTDT3 Thông tin liên lạc thuận tiện CSHTDT4 Dễ dàng tuyển dụng cán bộ quản lý giỏi tại địa phương CSHTDT5 Số lượng lao động đã qua đào tạo nghề tại địa phương cao Chính sách chi ngân sách cho xúc tiến đầu tư và cải cách thủ tục hành chính HCXTDT1 Địa phương nhận đầu tư có thương hiệu và uy tín cao Các trung tâm XTDT có trợ giúp tốt cho doanh nghiệp trong quá trình HCXTDT2 SXKD HCXTDT3 Thủ tục hành chính đơn giản minh bạch HCXTDT4 Thời gian hoàn thiện các thủ tục hành chính nhanh gọn Tra cứu về các văn bản pháp luật, thông tin đất đai và các nguồn lực HCXTDT5 liên quan dễ dàng Chính sách tài chính đất đai DD1 Thời gian ổn định đơn giá thuê đất hợp lý DD2 Quy định về miễn/giảm tiền thuê đất hấp dẫn DD3 Giá thuê hợp lý DD4 Thời gian thuê đất dài Quyết định đầu tư và hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam HQ1 Doanh thu bán hàng của doanh nghiệp đạt kế hoạch đặt ra HQ2 Lợi nhuận của doanh nghiệp tăng trưởng như kỳ vọng HQ3 Doanh nghiệp sẽ tiếp tục mở rộng đầu tư tại Việt Nam trong thời gian tới HQ4 Tôi sẽ giới thiệu Việt Nam cho các doanh nghiệp khác 2.3.3. Kết quả nghiên cứu: 2.3.3.1. Mẫu nghiên cứu: Căn cứ vào mẫu nghiên cứu tối thiểu là 120 quan sát, tác giả tiến hành phát ra 16.878 phiếu khảo sát để phỏng vấn các doanh nghiệp FDI trên cả nước. Trong đó: số phiếu thu về: 208 phiếu, số phiếu hợp lệ: 206 17
  20. phiếu. Mẫu khảo sát đáp ứng đủ tính đại diện cho các doanh nghiệp FDI đang hoạt động tại Việt Nam. 2.3.3.2. Kiểm định Cronbach’s Alpha: 2.3.3.3. Phân tích nhân tố khám phá (EFA): 2.3.3.4. Phân tích hồi quy tuyến tính bội: Kết quả hồi quy thu được như sau: Bảng 2.8. Kết quả hồi quy tuyến tính bội Number of obs 206 Source | SS df MS F(6, 199) 71,12 Model 69,3900529 6 11,56501 Prob > F 0,000 Residual 32,3587335 199 0,162607 R-squared 0,682 Total 101,748786 205 0,496336 Adj R-squared 0,6724 Root MSE 0,40325 hq Coef. Std. Err. t P>|t| [95% Conf.Interval] t 0,281826 0,054243 5,2 0,000 0,174862 0,388791 cshtdt 0,267825 0,068641 3,9 0,000 0,132468 0,403183 hcxtdt 0,154579 0,063531 2,43 0,016 0,029299 0,27986 dd 0,222156 0,058929 3,77 0,000 0,105951 0,338361 a 0,267219 0,063799 4,19 0,000 0,14141 0,393028 y 0,22811 0,080368 2,84 0,005 0,069628 0,386592 _cons 0,17491 0,206828 0,85 0,399 -0,23295 0,582767 Nguồn: Tác giả tổng hợp từ kết quả Stata trên mẫu chính thức Dựa vào kết quả này cho phép kết luận: - Một là, Quyết định đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài được tác động bởi 04 yếu tố theo mức độ tác động sau: (1) Chính sách thuế, (2) Chính sách chi ngân sách cho cơ sở hạ tầng và đào tạo nhân lực, (3) Chính sách tài chính đất đai, (4) Chính sách chi ngân sách cho xúc tiến đầu tư và cải cách thủ tục hành chính. Khi đó viết được mô hình hồi quy ước lượng được từ mẫu dữ liệu bằng phương pháp OLS như sau: HQi = 0,17491+ 0,281826Ti + 0,267825 CSHTDTi + 0,154579 HCXTDTi + 0,222156 DDi + 0,267219 ai + 0,22811 yi + εi - Hai là, mức độ ảnh hưởng của các chính sách tài chính đến Quyết định đầu tư và hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam được xác định như sau: Chính sách thuế là chính sách tài chính có ảnh hưởng nhiều nhất, chính sách chi ngân sách cho cơ sở hạ tầng và đào tạo nhân lực có ảnh hưởng lớn thứ 2, chính sách tài chính đất đai có ảnh 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2