Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Tác động của việc thay đổi chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt đối với mặt hàng xăng lên sản xuất nông nghiệp tại Việt Nam
lượt xem 10
download
Mục tiêu của nghiên cứu này để đánh giá tác động của việc thay đổi cơ sở tính thuế TTĐB trên giá bán ra của xăng lên hoạt động sản xuất nông nghiệp và doanh thu thuế của nhà nước từ việc thay đổi cách đánh thuế TTĐB, từ đó đề xuất một số kiến nghị về phương án hỗ trợ cho hoạt động sản xuất của nông hộ, đặc biệt nông hộ trong khu vực trồng trọt.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Tác động của việc thay đổi chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt đối với mặt hàng xăng lên sản xuất nông nghiệp tại Việt Nam
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT ---------------------------------------------------- ĐẶNG THỊ ÁNH DƯƠNG TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC THAY ĐỔI CHÍNH SÁCH THUẾ TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT ĐỐI VỚI MẶT HÀNG XĂNG LÊN SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TẠI VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2017
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT ---------------------------------------------------- ĐẶNG THỊ ÁNH DƯƠNG TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC THAY ĐỔI CHÍNH SÁCH THUẾ TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT ĐỐI VỚI MẶT HÀNG XĂNG LÊN SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TẠI VIỆT NAM Chuyên ngành: Chính sách công Mã số: 60340402 LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. LÊ VIỆT PHÚ TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2017
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan, luận văn này hoàn toàn do tôi thực hiện. Các trích dẫn và nguồn số liệu sử dụng trong luận văn đều được dẫn nguồn và có độ chính xác cao nhất trong khả năng hiểu biết của tôi. Đây là nghiên cứu chính sách của cá nhân, do đó không nhất thiết phản ánh quan điểm của Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh hay Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright. TP. Hồ Chí Minh, ngày 27 tháng 07 năm 2017 Tác giả Đặng Thị Ánh Dương
- ii LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn Chính phủ Hoa Kỳ và Trường Đại học Kinh tế Thành Phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện cho tôi được tham gia chương trình Thạc sỹ chính sách công trong hai năm; cảm ơn các Thầy, Cô và các nhân viên của Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright đã tận tình giảng dạy, hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành khóa học cũng như luận văn tốt nghiệp. Đặc biệt, tôi xin đặc biệt cảm ơn Thầy Lê Việt Phú đã nhiệt tình hướng dẫn, giúp đỡ và góp ý trong suốt quá trình làm luận văn tốt nghiệp. Bên cạnh đó, tôi cũng xin cảm ơn Thầy Huỳnh Thế Du và Thầy Đỗ Thiên Anh Tuấn đã nhận xét và góp ý cho tôi thực hiện luận văn tốt nghiệp. Ngoài ra, tôi cũng đặc biệt cảm ơn các bạn Quách Dương Tử, Nguyễn Thị Huệ, Nguyễn Anh Thư, Thạch Phước Hùng, Chu Phạm Đăng Quang cùng tập thể lớp MPP8 đã đồng hành, cổ vũ, động viên tinh thần cho tôi trong suốt hành trình thực hiện luận văn và hai năm học tập tại trường. TP. Hồ Chí Minh, ngày 27 tháng 07 năm 2017 Tác giả Đặng Thị Ánh Dương
- iii TÓM TẮT Xăng dầu là một trong những nguồn năng lượng đầu vào quan trọng cho quá trình sản xuất nông nghiệp theo nhu cầu cơ giới hóa nông nghiệp hiện nay. Do đó, biến động giá xăng dầu ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí sản xuất của nông hộ. Hiện nay, thuế phí chiếm hơn 50% trong cấu phần giá bán lẻ xăng dầu trên thị trường và được chính phủ sử dụng như một công cụ điều hành giá xăng dầu, gia tăng nguồn thu ngân sách. Nghị định số 100/2016/NĐ-CP ra đời thay đổi cơ sở tính thuế TTĐB đối với xăng từ đánh trên giá nhập khẩu và thuế nhập khẩu sang đánh trên giá bán lẻ xăng chưa có thuế GTGT và thuế BVMT. Điều này đã gây ra nhiều tranh luận cho rằng việc mở rộng cơ sở thuế TTĐB sẽ tác động lớn đến hoạt động sản xuất nông nghiệp sử dụng xăng dầu làm đầu vào sản xuất. Thay đổi cơ sở thuế TTĐB làm gia tăng gánh nặng chi phí sản xuất nông nghiệp của nông hộ, ảnh hưởng đến sinh kế của nông dân thuộc nhóm có thu nhập thấp nhất trong xã hội, trong khi khoảng 47% dân số cả nước là lực lượng lao động trong ngành nông nghiệp. Chính vì thế, nghiên cứu được thực hiện để xác định tác động của việc thay đổi chính sách thuế TTĐB lên hoạt động sản xuất của nông hộ. Dựa trên bộ dữ liệu VHLSS 2014 và hàm chi phí Translog, tác giả ước lượng độ co dãn cầu xăng dầu theo giá và độ co dãn thay thế của các yếu tố đầu vào khác cho hoạt động trồng trọt. Kết quả ước lượng cho thấy cầu xăng dầu cho trồng trọt là hàm cầu kém co dãn theo giá và xăng dầu khó có thể được thay thế bởi những hàng hóa đầu vào khác. Tuy nhiên, kết quả tính toán dựa trên đường cung và cầu xăng dầu cho hoạt động trồng trọt cho thấy việc mở rộng cơ sở thuế không ảnh hưởng nhiều đến chi phí sản xuất của nông hộ, đồng thời lại tăng nguồn thu thuế cho chính phủ. Phân tích dựa trên khung lý thuyết kinh tế học về thuế cho thấy việc thay đổi cơ sở thuế TTĐB là một chính sách đạt được tính hiệu quả kinh tế do tổn thất vô ích của xã hội thấp, giúp chính phủ tăng nguồn thu ngân sách và không làm cho người dân cảm nhận được sự gia tăng thuế TTĐB trong giá bán lẻ xăng trên thị trường. Dựa trên kết quả nghiên cứu, tác giả đề xuất hai khuyến nghị chính sách như sau: (1) Chính phủ không nên áp dụng mức thuế suất thấp hơn hoặc miễn thuế đối TTĐB đối với xăng cho khu vực nông nghiệp, đặc biệt trong lĩnh vực trồng trọt; và (2) Chính phủ nên gia tăng nguồn ngân sách cho nông nghiệp thông qua các chính sách nông nghiệp nhằm đảm bảo tính công bằng xã hội và thúc đẩy phát triển nông nghiệp theo hướng cơ giới hóa.
- iv MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................................ii TÓM TẮT .............................................................................................................................iii MỤC LỤC ............................................................................................................................ iv DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................................... vi DANH MỤC BẢNG ...........................................................................................................vii DANH MỤC HÌNH ............................................................................................................viii CHƯƠNG 1 - GIỚI THIỆU................................................................................................ 1 1.1 Bối cảnh nghiên cứu và xác định vấn đề chính sách ............................................... 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................ 2 1.3 Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................................. 2 1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................... 2 1.5 Khung phân tích, phương pháp nghiên cứu và dữ liệu nghiên cứu ........................ 3 1.6 Ý nghĩa thực tiễn của nghiên cứu............................................................................ 3 1.7 Cấu trúc luận văn .................................................................................................... 3 CHƯƠNG 2 – CƠ SỞ LÝ THUYẾT ................................................................................. 4 2.1 Khung lý thuyết kinh tế học về thuế ............................................................................ 4 2.1.1 Tính hiệu quả kinh tế..........................................................................................................4 2.1.2 Tính công bằng...................................................................................................................4 2.1.3 Tính đơn giản .....................................................................................................................5 2.2 Thuế TTĐB và thuế TTĐB áp lên mặt hàng xăng dầu ................................................ 5 2.2.1 Chính sách thuế TTĐB đối với mặt hàng xăng tại Việt Nam ............................................6 2.2.2 Chính sách thuế TTĐB của các nước thành viên ASEAN .................................................6 2.3 Lý thuyết hàm sản xuất ................................................................................................ 8 2.4 Tác động của thuế TTĐB lên cung cầu xăng dầu ........................................................ 9 2.4.1 Tác động của thuế TTĐB lên cung, cầu xăng dầu cả nước ................................................9 2.4.2 Tác động của thuế TTĐB lên cung, cầu xăng dầu cho sản xuất nông nghiệp..................11 2.5 Tổng quan các nghiên cứu có liên quan ..................................................................... 13 2.5.1 Các nghiên cứu trong nước ..............................................................................................13 2.5.2 Các nghiên cứu nước ngoài ..............................................................................................14
- v CHƯƠNG 3 – MÔ HÌNH KINH TẾ LƯỢNG VÀ DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU ............ 17 3.1 Lựa chọn mô hình nghiên cứu.................................................................................... 17 3.2 Hàm chi phí Translog ................................................................................................. 17 3.3 Xây dựng mô hình nghiên cứu, dữ liệu nghiên cứu và phương pháp ước lượng ....... 18 3.3.1 Xây dựng mô hình nghiên cứu, giả thuyết và dữ liệu nghiên cứu ...................................18 3.3.2 Phương pháp ước lượng ...................................................................................................22 3.4 Các giả thuyết nghiên cứu .......................................................................................... 23 CHƯƠNG 4 – KẾT QUẢ PHÂN TÍCH VÀ THẢO LUẬN .......................................... 24 4.1 Tổng quan về thị trường xăng dầu ............................................................................. 24 4.2 Đường cung xăng dầu Việt Nam................................................................................ 26 4.3 Xác định độ co dãn của cầu xăng dầu theo giá riêng và độ co dãn thay thế giữa các yếu tố đầu vào .................................................................................................................. 27 4.4 Phân tích tác động của việc thay đổi chính sách thuế TTĐB lên giá bán lẻ của xăng và phúc lợi của nông dân.................................................................................................. 32 4.5 Phân tích chính sách thuế TTĐB lên mặt hàng xăng ................................................. 34 4.5.1 Phân tích về tính hiệu quả kinh tế của thuế TTĐB đối với hoạt động trồng trọt .............34 4.5.2 Phân tích tính công bằng của thay đổi chính sách thuế TTĐB đối với mặt hàng xăng đến nông hộ trồng trọt ......................................................................................................................35 4.5.3 Tính đơn giản của chính sách thuế TTĐB đối với xăng ..................................................36 4.6 Tóm tắt chương .......................................................................................................... 37 CHƯƠNG 5 – KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH ................................ 38 5.1 Kết luận ...................................................................................................................... 38 5.2 Khuyến nghị chính sách ............................................................................................. 38 5.3 Hạn chế của nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo ........................................... 39 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................. 40 PHỤ LỤC............................................................................................................................ 45
- vi DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Từ tiếng Anh Từ tiếng Việt CS Consumer Surplus Thặng dư người tiêu dùng PS Producer Surplus Thặng dư nhà sản xuất G Government’s Số thu thuế của chính phủ DWL Deadweight Loss Tổn thất vô ích của xã hội SUR Seemingly Unrelated Regression Hồi quy dường như không liên quan Thuế GTGT Thuế Giá trị gia tăng Thuế BVMT Thuế Bảo vệ môi trường Thuế TTĐB Thuế Tiêu thụ đặc biệt Thuế TNDN Thuế Thu nhập doanh nghiệp VAT Value Added Tax Thuế giá trị gia tăng CIF Cost, Insuranrce and Freight Giá thành, bảo hiểm và cước PSE Producer Support Estimate Ước tính hỗ trợ nhà sản xuất
- vii DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Giá bán lẻ và thuế TTĐB các quốc gia Đông Nam Á ........................................... 7 Bảng 3.1 - Các biến đưa vào mô hình.................................................................................. 19 Bảng 3.2 - Thống kê mô tả các dữ liệu đầu vào cho hoạt động trồng trọt ........................... 21 Bảng 4.1 - Nguồn cung xăng dầu Việt Nam giai đoạn 2010 - 2014 .................................... 24 Bảng 4.2-Tình hình sản xuất của nhà máy lọc dầu Dung Quất ........................................... 25 Bảng 4.3 - Kết quả hồi quy hệ phương trình ....................................................................... 28 Bảng 4.4 - Kết quả kiểm định Breusch-Pagan và kiểm định Chi-Square ............................ 30 Bảng 4.5 - Độ co dãn theo giá riêng của các đầu vào hoạt động trồng trọt ......................... 31 Bảng 4.6 - Độ co dãn thay thế của xăng dầu với các đầu vào khác ..................................... 31 Bảng 4.7 - Ước tính tác động kinh tế của việc thay đổi chính sách thuế TTĐB ................. 33
- viii DANH MỤC HÌNH Hình 2.1: Hai cách tiếp cận hàm chi phí sản xuất.................................................................. 9 Hình 2.2: Đường cung, cầu xăng dầu cả nước ..................................................................... 11 Hình 2.3: Tác động của thuế TTĐB khi cung hoàn toàn không co dãn .............................. 12 Hình 2.4: Tác động của thuế TTĐB khi cung co dãn hoàn toàn ......................................... 12 Hình 2.5: Tác động của thuế TTĐB khi cung co dãn .......................................................... 13 Hình: 4.1: Tương quan giữa giá dầu thô thế giới và giá bán lẻ xăng từ năm 2011 đến tháng 06/2017 ................................................................................................................................ 27 Hình 4.2: Đồ thị cung, cầu xăng dầu khi chính phủ mở rộng cơ sở tính thuế TTĐB .......... 32
- 1 CHƯƠNG 1 - GIỚI THIỆU 1.1 Bối cảnh nghiên cứu và xác định vấn đề chính sách Năng lượng được xem như chìa khóa quan trọng cho quá trình cơ giới hóa nông nghiệp, giúp tăng hiệu quả sản xuất, giảm tổn thất sau thu hoạch, nâng cao giá trị gia tăng và chất lượng sản phẩm nông nghiệp (CEMA, 2014). Phát triển nông nghiệp gắn với cơ giới hóa sản xuất sẽ phụ thuộc nhiều hơn vào giá xăng dầu khi lượng cầu xăng dầu sẽ càng tăng theo nhu cầu cơ giới hóa nông nghiệp (Agheli, 2015), đồng thời, xăng dầu lại đóng góp vào chi phí sản xuất các yếu tố đầu vào khác cho nông nghiệp như phân bón, thuốc trừ sâu, chất hóa học, máy móc nông nghiệp1 nên giá xăng dầu ảnh hưởng vừa trực tiếp, vừa gián tiếp lên chi phí sản xuất nông nghiệp của nông dân (Lambert and Gong, 2010). Xăng dầu là mặt hàng chịu sự ảnh hưởng mạnh từ giá xăng dầu thế giới2 và các chính sách thuế xăng dầu của chính phủ khi thường được sử dụng như một công cụ điều hành giá và đảm bảo nguồn thu ngân sách (Alper vàTorul, 2009). Trong đó, chính sách thuế TTĐB đối với xăng dầu được khá nhiều quốc gia trên thế giới áp dụng để khắc phục những ngoại tác tiêu cực mà nó gây ra đối với môi trường và sức khỏe con người. Hiện nay, chính phủ các nước có xu hướng áp thuế TTĐB trên giá bán ra của xăng với mục đích buộc người tiêu dùng phải là đối tượng gánh chịu thuế. Tại Việt Nam, người dân thường xuyên đối mặt với nhiều đợt điều chỉnh giá xăng dầu liên tiếp. Đặc biệt, đợt điều chỉnh ngày 05/09/2016 theo Nghị định 100/2016/NĐ-CP thay đổi cơ sở tính thuế TTĐB của mặt hàng xăng thay đổi từ việc áp thuế lên giá đầu vào sang áp lên giá bán ra (bao gồm chi phí kinh doanh định mức, lợi nhuận định mức và phần trích lập quỹ bình ổn giá xăng dầu) khiến giá bán lẻ xăng đội lên gần 200 đồng/lít xăng so với quy định cũ (Anh Minh, 2016). Trước thực trạng trên, một số ý kiến cho rằng việc tăng giá xăng do mở rộng cơ sở tính thuế TTĐB theo Nghị định 100/2016/NĐ-CP sẽ làm tăng gánh nặng chi phí cho khu vực sản xuất nông nghiệp, cụ thể là tác động đến phần lớn lao động trong cả nước hoạt động trong lĩnh vực này và nhu cầu phát triển nông nghiệp theo hướng cơ giới hóa. Với khoảng 47% dân số làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp (Tổng cục thống kê, 2015), giá xăng dầu 1 Theo nghiên cứu của Nguyễn Đức Thành (2008), xăng dầu chiếm trên 4% chi phí sản xuất phân bón hóa học, gần 10% trong chi phí sản xuất hóa chất. 2 Trên 60% lượng xăng dầu tiêu thụ nội địa có nguồn gốc từ nhập khẩu.
- 2 tăng do thay đổi chính sách thuế TTĐB có thể ảnh hưởng đến hoạt động sinh kế của nông dân, đối tượng chiếm 72,5% trong nhóm hộ nghèo cùng cực của Việt Nam (World Bank, 2012). Bên cạnh đó, mục đích hạn chế tiêu dùng bằng công cụ thuế TTĐB sẽ phần nào làm chậm tiến trình cơ giới hóa nông nghiệp và phát triển nông thôn. Hiện nay, để làm giảm chi phí cho khu vực sản xuất nông nghiệp, chính phủ các nước có nền nông nghiệp phát triển thường hỗ trợ tín dụng thuế hoặc hoàn thuế TTĐB trên lượng xăng dầu sử dụng cho hoạt động canh tác trong các trang trại. Tuy nhiên, Việt Nam và các quốc gia trong khu vực chưa từng thực hiện chính sách hỗ trợ thuế đối với xăng dầu cho mục đích sản xuất nông nghiệp, mà chỉ hỗ trợ thông qua các chính sách nông nghiệp. Vì thế, nghiên cứu này sẽ xác định mức độ tác động của việc mở rộng cơ sở thuế TTĐB đối với xăng lên sản xuất nông nghiệp; từ đó, xem xét liệu các chính sách hỗ trợ thuế cho sản xuất nông nghiệp có phù hợp để áp dụng tại Việt Nam hay không. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu của nghiên cứu này để đánh giá tác động của việc thay đổi cơ sở tính thuế TTĐB trên giá bán ra của xăng lên hoạt động sản xuất nông nghiệp và doanh thu thuế của nhà nước từ việc thay đổi cách đánh thuế TTĐB, từ đó đề xuất một số kiến nghị về phương án hỗ trợ cho hoạt động sản xuất của nông hộ, đặc biệt nông hộ trong khu vực trồng trọt. 1.3 Câu hỏi nghiên cứu Nghiên cứu tiến hành trả lời các câu hỏi sau: (1) Tác động của việc thay đổi chính sách thuế TTĐB lên giá bán lẻ của xăng? (2) Tác động của giá bán lẻ xăng tăng lên do thay đổi chính sách thuế đến thặng dư tiêu dùng của nông hộ sử dụng xăng làm đầu vào cho sản xuất nông nghiệp và doanh thu thuế tăng lên mà chính phủ thu được do mở rộng cơ sở tính thuế TTĐB? 1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu tập trung vào phân tích tác động của chính sách thuế TTĐB lên mặt hàng xăng đối với hoạt động trồng trọt trong nông nghiệp của nông hộ. Đồng thời, để đánh giá tác động của thuế TTĐB đối áp lên mặt hàng xăng đối với hoạt động trồng trọt, những yếu tố đầu vào khác như lao động, đất đai, máy móc cũng được đưa vào nghiên cứu.
- 3 1.5 Khung phân tích, phương pháp nghiên cứu và dữ liệu nghiên cứu Nghiên cứu chủ yếu sử dụng khung lý thuyết kinh tế học về thuế của Stiglitz (1986), đánh giá một chính sách thuế tốt phải đảm bảo ba khía cạnh: tính hiệu quả, tính công bằng và tính đơn giản. Nghiên cứu thực hiện phân tích định lượng thông qua mô hình kinh tế lượng để ước lượng được độ co dãn theo giá riêng và độ co dãn thay thế của xăng dầu và các đầu vào khác của hoạt động trồng trọt; từ đó, xác định ảnh hưởng phúc lợi của nông dân, nhà sản xuất, nhà phân phối xăng dầu và doanh thu thuế của chính phủ. Bộ dữ liệu điều tra chi tiêu hộ gia đình VHLSS 2014 được thu thập trên 9.399 hộ gia đình thuộc 63 tỉnh thành của Việt Nam do Tổng cục thống kê khảo sát và những thông tin khác được thu thập trên các website của Hiệp hội xăng dầu, Tổng cục thống kê, Tổ chức năng lượng thế giới và các trang thông tin có liên quan. 1.6 Ý nghĩa thực tiễn của nghiên cứu Nghiên cứu thực hiện đánh giá tác động của việc thay đổi chính sách thuế TTĐB lên mặt hàng xăng đến hoạt động sản xuất của nông hộ để xác định những tổn thất phúc lợi mà nông dân phải gánh chịu khi thay đổi giá tính thuế TTĐB làm tăng giá bán lẻ xăng trên thị trường và số thuế tăng lên mà chính phủ thu được do thay đổi chính sách thuế TTĐB. Để từ đó, các cơ quan quản lý nhà nước có thêm cơ sở để chính phủ thực hiện các chính sách hỗ trợ đối với khu vực sản xuất nông nghiệp. 1.7 Cấu trúc luận văn Luận văn bao gồm năm chương. Chương một giới thiệu về bối cảnh hình thành vấn đề chính sách, mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi chính sách, đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu. Chương hai trình bày khung lý thuyết vận dụng cho phân tích chính sách thuế và tác động của thuế đến sản xuất của nông hộ. Chương ba trình bày mô hình kinh tế lượng và các vấn đề ước lượng, dữ liệu nghiên cứu và cách thức xử lý biến. Chương bốn trình bày kết quả nghiên cứu và các thảo luận dựa trên khung phân tích kinh tế học về thuế. Chương năm thể hiện các kết luận của tác giả về thuế TTĐB và tác động của thuế TTĐB đối với sản xuất nông nghiệp và đề xuất một số khuyến nghị chính sách.
- 4 CHƯƠNG 2 – CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1 Khung lý thuyết kinh tế học về thuế Theo Stiglitz (1986), một sắc thuế tốt phải đạt được ba tiêu chí sau: (1) Tính hiệu quả kinh tế; (2) Tính công bằng và (3) Tính đơn giản. 2.1.1 Tính hiệu quả kinh tế Tính hiệu quả kinh tế thể hiện là hệ thống thuế gây ra tổn thất vô ích nhỏ nhất, không gây biến dạng thị trường. Khi chính phủ đánh thuế lên hàng hóa, người tiêu dùng bị thiệt do với một mức thu nhập cũ, họ phải đứng trước hai lựa chọn: (i) cắt giảm lượng tiêu thụ; hoặc (ii) chuyển sang sử dụng hàng hóa khác thay thế khi giá hàng hóa tiêu dùng đắt hơn một cách tương đối so với hàng hóa khác. Đây lần lượt là hai hiệu ứng mà người tiêu dùng phải đối mặt: hiệu ứng thu nhập và hiệu ứng thay thế. Như vậy, một hệ thống thuế hiệu quả khi sự can thiệp của thuế làm tối thiểu hóa tổn thất vô ích của xã hội. Tổn thất vô ích của xã hội được xác định không chỉ dựa trên độ co dãn của cung và cầu xăng mà thuế đánh trên xăng làm tăng giá cũng góp phần làm thay đổi phúc lợi của các thành phần của nền kinh tế. Theo Jr Hines (2007), những hàng hóa có cầu càng kém co dãn, tổn thất xã hội gây ra càng thấp do việc tăng thuế tác động không đáng kể đến hành vi của người tiêu dùng, ngược lại, tổn thất vô ích của xã hội sẽ càng cao nếu cầu hàng hóa càng co dãn, khi đó, người tiêu dùng sẽ phản ứng mạnh với sự tăng lên của giá hàng hóa do thuế. 2.1.2 Tính công bằng Theo Stiglitz (1986) một hệ thống thuế phải đảm bảo tính công bằng hàng ngang và công bằng hàng dọc. Tính công bằng hàng ngang khi những cá nhân như nhau trên mọi phương diện được đối xử như nhau. Tính công bằng hàng dọc khi những cá nhân ở vị thế đóng thuế cao hơn so với người khác nên đóng thuế cao hơn. Hay những người có khả năng chi trả cao hơn sẽ phải đóng thuế nhiều hơn khi sử dụng nhiều hàng hóa hơn. Những hàng hóa có độ co dãn của cầu theo thu nhập cao hơn càng đảm bảo tính công bằng hàng dọc. Thuế TTĐB đánh lên xăng mang tính chất thoái lui, khi thuế đánh trên tỷ lệ phần trăm trên giá bán, những người có thu nhập càng cao sẽ đối mặt với số thuế TTĐB chi trả trên tổng thu nhập càng thấp, ngược lại, những người tiêu dùng có thu nhập thấp, tỷ trọng thuế TTĐB
- 5 đối với xăng mà họ gánh chịu càng cao. Theo hàm phúc lợi xã hội Rawlsian, chính sách thuế đảm bảo tính công bằng khi chính phủ thực hiện tăng thuế suất đối với tất cả những mọi người, trừ những người thiệt thòi nhất. 2.1.3 Tính đơn giản Một hệ thống thuế đạt được tính khả thi về mặt hành chính khi đơn giản trong việc quản lý với chi phí thấp nhất, nhưng vẫn đảm bảo sự tuân thủ dễ dàng của người chịu thuế. Trong các khoản chi phí hành thu, những chi phí của việc tuân thủ thuế thường lớn hơn nhiều lần so với chi phí điều hành của cơ quan thuế. Chi phí tuân thủ càng cao khi hệ thống thuế càng phức tạp và khó hiểu đối với những người chịu ảnh hưởng của các quy định thuế. Đồng thời, một hệ thống thuế với nhiều mức thuế suất phân biệt sẽ càng giảm động cơ tuân thủ thuế dẫn đến những người chịu thuế có động cơ chuyển nghĩa vụ nộp thuế sang những mức thuế suất thấp hơn và gây thất thoát nguồn thu thuế của chính phủ. Ngược lại, một hệ thống thuế được thiết kế càng đơn giản và càng dễ hiểu thì các đối tượng chịu thuế sẽ biết được chính xác nghĩa vụ nộp thuế của họ, đồng thời hạn chế được những hành vi né thuế, hay chuyển sang những mức thuế suất thấp hơn. Như vậy, một chính sách thuế đạt được tính khả thi về mặt hành chính khi doanh thu thuế thu được cao hơn chi phí hành thu để thực hiện chính sách đó. 2.2 Thuế TTĐB và thuế TTĐB áp lên mặt hàng xăng dầu Thuế TTĐB là một loại thuế gián thu đánh vào lên một số hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế theo quy định của luật thuế TTĐB. Thuế TTĐB được cấu thành trong giá bán lẻ của hàng hóa, dịch vụ và do người tiêu dùng chịu khi mua hàng hóa, dịch vụ thuộc diện chịu thuế TTĐB. Thuế TTĐB được thiết kế để đánh lên những hàng hóa xa xỉ hoặc những hàng hóa không khuyến khích tiêu dùng như xăng dầu, ô tô, thuốc lá, bia, rượu,… mà việc sử dụng nó gây ra ngoại tác tiêu cực cho môi trường, sức khỏe người dân. Theo Jr Hines (2007), thuế TTĐB được nhiều quốc gia sử dụng bởi bốn nguyên nhân sau: (i) việc đánh thuế TTĐB sẽ làm tăng thu ngân sách của chính phủ; (ii) thuế TTĐB có thể được thay đổi để áp đặt gánh nặng thuế lên những người hưởng lợi từ các dịch vụ mà chính phủ tài trợ bằng thuế TTĐB; (iii) thuế TTĐB còn được dùng để kiểm soát ngoại tác tiêu cực, chẳng hạn như những loại
- 6 thuế hóa chất phá hủy tầng ozone; (iv) thuế TTĐB có thể được thiết kế để hạn chế sự tiêu thụ quá mức các hàng hóa có hại cho môi trường, sức khỏe cộng đồng, cá nhân. 2.2.1 Chính sách thuế TTĐB đối với mặt hàng xăng tại Việt Nam Tại Việt Nam, chính phủ áp thuế TTĐB lên cả khâu đầu vào và đầu ra của xăng dầu. Trong đó, thuế TTĐB đầu vào đánh trên nguyên liệu, hàng hóa đầu vào thuộc đối tượng chịu thuế TTĐB ở khâu sản xuất, nhập khẩu; thuế TTĐB đầu ra được áp lên giá bán xăng chưa có thuế BVMT và thuế GTGT. Trước khi Nghị định 100/2016/NĐ ra đời, thuế TTĐB chỉ áp lên khâu nhập khẩu theo hướng dẫn của Nghị định 195/2015/NĐ-CP (giá tính thuế TTĐB bao gồm giá tính thuế nhập khẩu cộng với thuế nhập khẩu). Sau đó, thuế TTĐB đối với xăng được tính trên giá bán đầu ra chưa bao gồm thuế GTGT và thuế BVMT cho cả xăng sản xuất trong nước và xăng nhập khẩu. Nhà sản xuất và nhập khẩu kê khai và nộp thuế TTĐB, được khấu trừ thuế TTĐB đã nộp ở khâu đầu vào khi xác định số thuế TTĐB phải nộp ở khâu bán ra. Đối với số thuế TTĐB không được khấu trừ, nhà sản xuất, nhập khẩu được tính vào chi phí khi xác định số thuế TNDN phải nộp. Hiện nay, chính phủ chỉ áp thuế TTĐB trên các mặt hàng xăng với mức thuế suất 10%, tuy nhiên, xăng sinh học có thuế suất thuế TTĐB thấp hơn3. (Xem chi tiết ở phụ lục 8) 2.2.2 Chính sách thuế TTĐB của các nước thành viên ASEAN Hầu hết các nước thuộc khu vực ASEAN đều áp thuế TTĐB lên các mặt hàng xăng dầu, ngoại trừ Indonesia, Malaysia và Brunei. Trong đó, các nước ASEAN chủ yếu áp dụng mức thuế tỷ lệ trên giá bán mỗi lít xăng dầu (Lào: từ 5% đến 25%; Myanmar: 8% và 10%; Việt Nam: 10%; Cambodia:20%) trong khi Phillipines, Thái Lan hay Singapore áp thuế đơn vị trên mỗi lít xăng bán ra. Theo thông tin từ World Bank, giá bán lẻ xăng dầu của Việt Nam thuộc hàng thấp nhất khu vực khi chỉ có hơn 9% giá bán lẻ xăng dầu được đóng góp từ thuế TTĐB, đây là một tỷ lệ khá nhỏ so với tỷ lệ bình quân các nước ASEAN (NTRC Tax Research Journal, 2017). 3 Theo Luật thuế TTĐB năm 2014, xăng sinh học E5 có mức thuế suất thuế TTĐB là 8%, xăng sinh học E10 có thuế suất thuế TTĐB là 7%. Xăng sinh học chỉ mới được bán từ tháng 12 năm 2014.
- 7 Bảng 2.1: Giá bán lẻ và thuế TTĐB các quốc gia Đông Nam Á Tỷ trọng thuế Giá bán lẻ Thuế TTĐB Quốc gia TTĐB trong giá (USD) bán lẻ (%) Phillipines 1,05 4,35 PhP 8,79 Lào 1,40 25% 22,72 Myanmar 1,14 10% 9,53 Việt Nam 1,04 10% 9,09 Cambodia 1,34 20% 18,19 Thái Lan 1,29 7 Bath 15,15 Singapore 1,58 7,1$/10 lít 31,56 Bình quân 1,26 - 16,43 (Nguồn: World Bank, 2014) Chính sách thuế TTĐB đối với xăng dầu ở các quốc gia thuộc khu vực ASEAN có nhiều điểm tương đồng. Thứ nhất, việc kê khai và nộp thuế TTĐB được thực hiện bởi nhà sản xuất hay nhà nhập khẩu. Thứ hai, giá tính thuế TTĐB cũng được phân tách riêng đối với xăng dầu sản xuất trong nước và xăng dầu nhập khẩu (giá tính thuế của xăng dầu sản xuất trong nước thường được tính bằng giá bán ra trên hóa đơn của các nhà sản xuất trong nước, giá tính thuế của xăng dầu nhập khẩu được tính dựa trên giá nhập khẩu và các khoản chi phí vận chuyển, bảo hiểm về cảng và thuế nhập khẩu xăng dầu). Cuối cùng, xăng sinh học được chính phủ các nước khuyến khích sử dụng nên có mức thuế suất thuế TTĐB thấp hơn so với các loại xăng dầu khác bị áp thuế TTĐB như Việt Nam, Thái Lan, Singapore, Myanmar4. Hiện nay, một số nước trong khu vực có xu hướng chuyển sang áp thuế TTĐB từ đầu vào sang giá bán ra của xăng dầu. Ví dụ, chính phủ Thái Lan vừa ban hành Luật Thuế TTĐB mới vào ngày 18/3/2017 thay đổi căn cứ tính thuế TTĐB áp trên giá bán lẻ đề nghị thay vì 4 Myanmar áp thuế suất thuế TTĐB lên xăng sinh học là 8% trong khi đối với các loại xăng khác là 10%, ở Singapore, xăng sinh học là loại xăng được áp mức thuế suất thuế TTĐB thấp nhất trong các loại xăng dầu bị áp thuế TTĐB. Việt Nam, xăng sinh học E5 (8%) và E10 (7%) có mức thuế suất thuế TTĐB thấp hơn xăng A92 và A95 (10%).
- 8 theo giá xuất xưởng theo Luật Thuế TTĐB cũ5. Trong đó, giá bán lẻ đề nghị được các nhà sản xuất, nhập khẩu đề xuất bao gồm các chi phí sản xuất, chi phí quản lý và lợi nhuận định mức, sau đó Vụ Tiêu dùng phê duyệt và dựa trên mức giá bán lẻ đề xuất để xác định giá bán lẻ xăng dầu áp dụng trên thị trường. Ngoài ra, chính phủ Campuchia cũng áp thuế TTĐB trên giá bán ra của các loại xăng dầu dùng cho các phương tiện giao thông vận tải (cả thông thường và cao cấp) và các loại dầu với giá tính thuế của xăng dầu sản xuất trong nước là giá trên hóa đơn mà nhà sản xuất bán ra trên thị trường, trong khi đó, cơ sở tính thuế của xăng dầu nhập khẩu bao gồm tất cả các chi phí nhập khẩu, thuế nhập khẩu và các nghĩa vụ thuế khác, chưa bao gồm thuế TTĐB và thuế tiêu thụ. 2.3 Lý thuyết hàm sản xuất Hàm sản xuất biểu hiện mối quan hệ về mặt kỹ thuật giữa các yếu tố sản xuất khác nhau theo một công nghệ đã lựa chọn nhất định để tối đa hóa đầu ra với dạng tổng quát như sau: Q = f(x1, x2,…, xn) Với Q là sản lượng đầu ra, và x1, x2,…, xn là các yếu tố sản xuất đầu vào. Hàm sản xuất Cobb – Douglas được Charles Cobb and Paul Douglas (1928) chứng minh bằng dữ liệu thống kê trong giai đoạn 1899-1922 để mô phỏng sự tăng trưởng của nền kinh tế Mỹ dựa trên hàm chi phí sản xuất của Knut Wicksell đề xuất để mô tả mối quan hệ giữa các sản lượng đầu ra với hai yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất là lao động (L) và vốn (K) tương ứng với một trình độ kỹ thuật nhất định. Với một lượng đầu vào không đổi, nếu kỹ thuật được cải tiến sẽ cho mức sản lượng đầu ra cao hơn. Dạng hàm sản xuất Cobb – Douglas có dạng Q = f(K,L)= a. Trong đó: Q là tổng sản lượng đầu ra (giá trị tiền tệ của tất cả hàng hóa sản xuất ra trong một năm) L là lao động đầu vào (tổng số giờ lao động trên số người làm việc trong một năm) K là vốn đầu vào (tổng giá trị tiền tệ cho tất cả các máy móc, thiết bị, và vật kiến trúc) a là tổng các nhân tố sản xuất là độ co dãn đầu ra của vốn và lao động. 5 Giá xuất xưởng bao gồm giá nhập khẩu và các chi phí vận chuyển, bảo hiểm hàng hóa.
- 9 Hàm chi phí sản xuất Cobb – Douglas được xây dựng dựa trên hai cách tiếp cận cho bài toán tối ưu hóa sản xuất. Cách thứ nhất, tối đa hóa sản lượng đầu ra với các yếu tố đầu vào cố định theo các cách kết hợp K và L với hàm sản xuất được xây dựng là Max Q=Q(K,L) với điều kiện ràng buộc là wl+rk=C0. Cách tiếp cận thứ hai theo hướng tối thiểu hóa chi phí với các cách kết hợp K và L sao cho chi phí sản xuất là nhỏ nhất cho một mức sản lượng đầu ra cố định. Hàm sản xuất có dạng: Min C = wl + rk với điều kiện ràng buộc là Q (K,L)=Q0. Điều kiện tối ưu được đảm bảo khi đường đẳng phí tiếp xúc với đường đẳng lượng và độ dốc đường đẳng phí bằng với độ dốc của đường đẳng lượng. dK/dL = -w/r , MRTSLK=w/r , MPL/w = MPK/r Hình 2.1: Hai cách tiếp cận hàm chi phí sản xuất (Nguồn: Đặng Văn Thanh, 2011) 2.4 Tác động của thuế TTĐB lên cung cầu xăng dầu 2.4.1 Tác động của thuế TTĐB lên cung, cầu xăng dầu cả nước Đánh thuế TTĐB lên giá bán ra sẽ làm tăng giá bán lẻ mà người tiêu dùng phải trả (hoặc làm tăng chi phí đầu vào của các hoạt động sản xuất sử dụng xăng làm nhiên liệu), có khả năng làm thay đổi lượng tiêu dùng, tùy thuộc vào độ co dãn cung, cầu xăng. Hiện nay, nguồn cung xăng dầu trong nước bao gồm: xăng dầu sản xuất trong nước và nhập khẩu.
- 10 Chính vì thế, đường tổng cung xăng dầu bao gồm đường cung sản xuất trong nước và đường cung nhập khẩu. Đường cung sản xuất trong nước: Cung xăng dầu trong nước hiện nay chỉ được sản xuất và cung ứng bởi nhà máy lọc dầu Dung Quất (thuộc Công ty TNHH MTV lọc hóa dầu Bình Sơn – đơn vị trực thuộc Tổng công ty dầu Việt Nam PV Oil – Tập đoàn dầu khí Việt Nam PVN). Xăng dầu sản xuất bởi Dung Quất được phân phối thông qua các đầu mối kinh doanh xăng dầu. Do đó đường cung sản xuất trong nước chính là đường chi phí biên của nhà máy lọc dầu Dung Quất. Đường cung của nhà sản xuất trong nước cắt đường giá đầu vào của hệ thống phân phối để xác định mức sản lượng sản xuất của nhà máy. Đường cung của nhà nhập khẩu: Do Việt Nam là nước nhỏ, xăng dầu thành phẩm sản xuất trong nước lại chỉ được bán trong thị trường nội địa nên không ảnh hưởng đến giá xăng dầu thế giới, ngược lại, giá xăng trong nước được xác định theo giá xăng dầu thế giới6 nên đường cung xăng dầu nhập khẩu chính là đường giá thế giới. Điều này phù hợp theo quy định của liên Bộ Tài chính – Công thương khi giá xăng dầu nhập khẩu được tính theo giá được giao dịch trên thị trường Singapore (theo quy định của Nghị định 84/2009/NĐ-CP). Đường giá bán lẻ xăng dầu trong nước: Giá bán lẻ được quyết định dựa trên giá cơ sở mà các đầu mối kinh doanh xăng dầu đề xuất. Chênh lệch giữa giá bán lẻ và khoản chiết khấu cho từng cấp đại lý phân phối chính là giá bán buôn của đầu mối kinh doanh xăng dầu, hoặc các đơn vị phân phối ở cấp cao hơn. Lợi nhuận của các trung gian phân phối là phần chênh lệch giữa mức giá bán ra với giá bán buôn đầu vào và các khoản chi phí sau khi loại trừ các nghĩa vụ thuế đối với nhà nước. 6 Giá xăng dầu thế giới để xác định giá cơ sở của xăng dầu là theo giá của thị trường Singapore theo quy định của Bộ Tài chính.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp ở tỉnh Hải Dương
119 p | 68 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững ở huyện Phú Tân, tỉnh An Giang
81 p | 88 | 19
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách trợ giúp xã hội đối với người khuyết tật trên địa bàn huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội
130 p | 65 | 17
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách tài khóa và cân đối ngân sách địa phương của tỉnh An Giang
83 p | 95 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực thi chính sách đối với người có công trên địa bàn thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội
115 p | 73 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách phát triển du lịch trên địa bàn thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang
83 p | 83 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn huyện Châu Phú, tỉnh An Giang
72 p | 49 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách thi đua khen thưởng tại Viện sức khỏe nghề nghiệp và môi trường
115 p | 63 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn Quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh
70 p | 78 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách đối với người có công với cách mạng ở huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam
87 p | 74 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Châu Phú, tỉnh An Giang
73 p | 37 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang
77 p | 50 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách thông tin cơ sở trên địa bàn huyện Châu Thành, tỉnh An Giang
65 p | 61 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách an sinh xã hội cho đồng bào dân tộc Chăm trên địa bàn tỉnh An Giang
77 p | 46 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách xử phạt vi phạm hành chính tại tỉnh An Giang
79 p | 32 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách tổ chức, khai thác sử dụng tài liệu lưu trữ từ thực tiễn Trung tâm Lưu trữ lịch sử tỉnh Cao Bằng
78 p | 33 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách thi đua, khen thưởng ở huyện Châu Phú, tỉnh An Giang
70 p | 48 | 5
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niên trên địa bàn thành phố Phúc Yên- tỉnh Vĩnh Phúc
24 p | 51 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn