Tiểu luận Luật Kinh tế: Các quy định pháp luật hiện hành về xử lý tài chính và xác định giá trị tài sản doanh nghiệp cổ phần hóa
lượt xem 74
download
Tiểu luận Luật Kinh tế "Các quy định pháp luật hiện hành về xử lý tài chính và xác định giá trị tài sản doanh nghiệp cổ phần hóa" có kết cấu nội dung gồm 3 chương, nội dung tiểu luận giới thiệu đến các bạn những nội dung về cơ sở lý luận và quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam, các quy định pháp luật hiện hành về xử lý tài chính và xác định giá trị tài sản doanh nghiệp cổ phần hóa,... Mời các bạn cùng tham khảo.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tiểu luận Luật Kinh tế: Các quy định pháp luật hiện hành về xử lý tài chính và xác định giá trị tài sản doanh nghiệp cổ phần hóa
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC TIỂU LUẬN LUẬT KINH TẾ ĐỀ TÀI 5: CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VỀ XỬ LÝ TÀI CHÍNH VÀ XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ TÀI SẢN DOANH NGHIỆP CỔ PHẦN HÓA. GVHD: TS. Lê Văn Hưng Nhóm thực hiện: Nhóm 5 L ớp h ọc ph ần: 15D1CBTC51003 Danh sách nhóm 5: 1. Hoàng Tâm Vân Anh MSHV: 7701241299A 2. Hoàng Trọng Quốc Bảo MSHV: 7701241321A 3. Nguyễn Thị Ni Na MSHV: 7701240515A 4. Hoàng Thị Hồng Nhạn MSHV: 7701240894A 5. Vũ Phương Thảo MSHV: 7701240491A 6. Trần Thanh Trúc MSHV: 7701240415B 7. Huỳnh Trương Ngọc Vy MSHV: 7701241264B
- 8. Đinh Vũ Thụy Vy MSHV: 7701240708A Tp. Hồ Chí Minh, 05/2015
- XỬ LÝ TÀI CHÍNH VÀ XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ DOANH NGHIỆP CỔ PHẦN HÓA Mục lục Nhóm 5Lớp học phần: 15D1CBTC51003 Trang 3
- XỬ LÝ TÀI CHÍNH VÀ XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ DOANH NGHIỆP CỔ PHẦN HÓA Lời mở đầu Quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước đã và đang tiến hành ở nước ta từ năm 1992 đến nay. Việc ban hành các quy định pháp luật về cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước là một việc làm hết sức quan trọng. Việc hoàn thiện cơ chế chính sách cổ phần hóa, khung pháp lý phù hợp sẽ khuyến khích, thúc đẩy cổ phần hóa, đa dạng các hình thức sở hữu, đổi mới quy trình cổ phần hóa, có cơ chế chính sách phù hợp để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần trong các doanh nghiệp Việt Nam. Ngoài ra việc hoàn thiện các cơ chế, chính sách, khung pháp lý còn để các doanh nghiệp nhà nước thực sự hoạt động trong môi trường cạnh tranh công khai, minh bạch, xóa bỏ độc quyền và đặc quyền sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước. Để hiểu rõ hơn các quy định của pháp luật hiện hành về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước nhóm chúng tôi xin chọn đề tài: “ QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VỀ XỬ LÝ TÀI CHÍNH VÀ XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ DOANH NGHIỆP KHI CỔ PHẦN HÓA” Mặc dù nhóm chúng tôi đã cố gắng tìm hiểu, song do thời gian có hạn, kiến thức còn nhiều hạn chế chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong thầy chủ nhiệm bộ môn góp ý bổ sung để nhóm có thể hoàn thiện thêm kiến thức của mình. Nhóm 5Lớp học phần: 15D1CBTC51003 Trang 4
- XỬ LÝ TÀI CHÍNH VÀ XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ DOANH NGHIỆP CỔ PHẦN HÓA Chương 1: Cơ sở lý luận và quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam 1.1 Cơ sở lý luận 1.1.1 Định nghĩa công ty cổ phần, cổ phần hóa 1.1.1.1 Công ty cổ phần Theo điều 110 Luật Doanh nghiệp 2015 (của Việt Nam), công ty cổ phần được định nghĩa như sau: Công ty cổ phần là doanh nghiệp, trong đó: Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần; Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối đa; Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp; Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 119 và khoản 1 Điều 126 của Luật này. Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Công ty cổ phần có quyền phát hành cổ phần các loại để huy động vốn. 1.1.1.2 Cổ phần hóa Cổ phần hóa là cách gọi tắt của việc chuyển đổi các doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần ở Việt Nam. Chương trình cổ phần hóa bắt đầu được Việt Nhóm 5Lớp học phần: 15D1CBTC51003 Trang 5
- XỬ LÝ TÀI CHÍNH VÀ XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ DOANH NGHIỆP CỔ PHẦN HÓA Nam thử nghiệm trong các năm 19901991 và chính thức được thực hiện từ năm 1992, được đẩy mạnh từ năm 1996. Nhóm 5Lớp học phần: 15D1CBTC51003 Trang 6
- XỬ LÝ TÀI CHÍNH VÀ XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ DOANH NGHIỆP CỔ PHẦN HÓA 1.2 Quá trình cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam từ năm 1992 đến nay 1.2.1 Tính tất yếu của việc tiến hành cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước Một thực tế cho thấy rằng kinh nghiệm trên thế giới các nước có thành phần kinh tế công càng lớn thì tốc độ tăng trưởng cao cần có sự cơ cấu lại thành phần kinh tế này ta muốn duy trì tốc độ tăng trưởng cao cần có sự cơ cấu lại thành phần kinh tế này. Cổ phần hóa sẽ giúp sàng lọc doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả, tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp đã có những người chủ thực sự. Việc cổ phần hóa cũng giảm gánh nặng cho Ngân sách Nhà nước một con số đáng kể. Mặt khác, thông qua cổ phần hóa Nhà nước thu lại được phần giá trị tài sản Nhà nước trước đây đã giao cho các doanh nghiệp quản lý nhưng sử dụng kém hiệu quả. Tất cả các khoản tiền này sẽ được dùng để tài trợ cho các dự án mang tầm quốc gia phục vụ lợi ích cho toàn dân tộc như: giáo dục, y tế, xây dựng cơ sở hạ tầng. Tác động gián tiếp của việc cổ phần hóa cũng có mặt hạn chế của nó chẳng hạn; cổ phần hóa là tiềm ẩn của sự gia tăng thất nghiệp tăng áp lực về số lượng lao động dư thừa trong xây dựng. Vậy việc cổ phần hóa cần có chính sách cụ thể rõ ràng cho người lao động trong tình trạng thất nghiệp. Bên cạnh những lý do đã nêu, thì hiện nay thị trường chứng khoán hay thị trường tài chính phát triển ngày càng lớn và nhu cầu có nguồn hàng cung cấp cho thị trường thứ cấp đang khan hiếm chính vì thế, cổ phần hóa là cách giúp cho thị trường giải quyết lượng hàng khan hiếm này, tránh gây ra hiện tượng cổ phiếu thiếu gây ra tình trạng làm giảm giá trên thị trường gây rối loạn thị trường đang trỗi dậy trong khoảng mấy năm trở lại đây. Một cái nhìn khách quan hơn cho thấy công cuộc cổ phần hóa là một giải pháp tích cực để hạn chế tình trạng tham nhũng, nâng cao dân chủ và công bằng xã hội. Các doanh nghiệp sau khi cổ phần hóa hoạt động theo Luật doanh nghiệp khi đó có mọi hoạt động theo cơ chế thị trường chi phối bởi quy luật cung cầu và pháp luật, Nhóm 5Lớp học phần: 15D1CBTC51003 Trang 7
- XỬ LÝ TÀI CHÍNH VÀ XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ DOANH NGHIỆP CỔ PHẦN HÓA và chủ doanh nghiệp là toàn thể cổ đông không còn hiện tượng tham nhũng, mọi hoạt động của doanh nghiệp đều được công khai đối với cổ đông. Công ty cổ phần có: Khả năng huy động vốn lớn nhờ phát hành cổ phiếu và trái phiếu. Được tổ chức quản lý chặt chẽ Gắn người lao động với kết quả cuối cùng Để mở rộng tầm hoạt động sản xuất kinh doanh bằng cách gọi thêm vốn dưới dạng cổ phiếu và trái phiếu. 1.2.2 Quá trình cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam từ năm 1992 đến nay 1.2.2.1 Bối cảnh Đổi mới tư duy quản lý kinh tế bắt đầu diễn ra mạnh sau Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam diễn ra vào tháng 12 năm 1986. Một trong những tư duy quản lý đã thay đổi đó là cải cách khu vực doanh nghiệp nhà nước, bao gồm tăng quyền tự chủ cho các doanh nghiệp, yêu cầu phải chuyển sang hình thức kinh doanh hạch toán kinh tế, lời ăn lỗ chịu. Để có thể tiến hành cải cách kinh tế bắt đầu từ nửa sau của thập kỷ 1990, Việt Nam đã đề nghị sự giúp đỡ về tài chính và kỹ thuật của các thể chế tài chính toàn cầu như Nhóm Ngân hàng Thế giới, Quỹ Tiền tệ Quốc tế, Ngân hàng Phát triển châu Á và các nhà tài trợ mà hầu hết là những nước có nền kinh tế thị trường phát triển. Một trong những cái giá Việt Nam phải trả là phải tiến hành một số cải cách theo đề nghị của những tổ chức và nhà tài trợ những cải cách mà vào thời điểm đầu thập niên 1990 Việt Nam còn chưa nhận thức đầy đủ sự cần thiết và do đó rất miễn cưỡng thực hiện. Trong số những cải cách miễn cưỡng này có tư nhân hóa các doanh nghiệp nhà nước. Để tránh gây ra mâu thuẫn sâu sắc với bộ phận cán bộ và nhân dân lo ngại về sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân, Chính phủ Việt Nam đã quyết định sẽ không bán đứt các doanh nghiệp của mình cho các cá nhân, thay vì Nhóm 5Lớp học phần: 15D1CBTC51003 Trang 8
- XỬ LÝ TÀI CHÍNH VÀ XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ DOANH NGHIỆP CỔ PHẦN HÓA đó tiến hành chuyển các doanh nghiệp nhà nước thành doanh nghiệp cổ phần. Tài sản của doanh nghiệp được chia thành các cổ phần bán cho cán bộ công nhân trong doanh nghiệp và phần còn lại do nhà nước sở hữu. Tùy từng doanh nghiệp, phần cổ phần do nhà nước sở hữu có thể nhiều hay ít, từ 0% tới 100%. 1.2.2.2 Các giai đoạn cổ phần hóa doanh nghiêp nhà nước a. Giai đoạn thí điểm rụt rè Cổ phần hóa ở Việt Nam được thực hiện theo đường lối thử và sửa (try and fix). Năm 1990, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) ra Quyết định số 143/HĐBT ngày 10 tháng 5 năm 1990 lựa chọn một số doanh nghiệp nhỏ và vừa để thử chuyển đổi thành công ty cổ phần. Kết quả là có 2 doanh nghiệp trong năm 19901991 được cổ phần hóa. Năm 1991, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng lại ra Quyết định số 202 ngày 8 tháng 6 năm 1992 yêu cầu mỗi bộ ngành trung ương và mỗi tỉnh thành chọn ra từ 12 doanh nghiệp nhà nước để thử cổ phần hóa. Kết quả là đến tháng 4 năm 1996, có 3 doanh nghiệp nhà nước do trung ương quản lý và 2 doanh nghiệp nhà nước do địa phương quản lý được cổ phần hóa. Trừ Công ty dịch vụ vận tải mà Nhà nước chỉ còn giữ 18% tổng số cổ phần, 4 công ty khác Nhà nước đều giữ khoảng 30% tổng số cổ phần. Các nhà đầu tư bên ngoài chỉ mua được cao nhất là gần 35% tổng số cổ phần trong trường hợp Công ty cổ phần Giày Hiệp An, còn lại đều ở khoảng 20%. b. Giai đoạn thí điểm mở rộng Từ kinh nghiệm của 7 trường hợp cổ phần hóa nói trên, năm 1996 Chính phủ quyết định tiến hành thử cổ phần hóa ở quy mô rộng hơn. Nghị định 28/CP được Chính phủ ban hành ngày 7 tháng 5 năm 1996 yêu cầu các bộ, ngành trung ương và các chính quyền tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương lập danh sách doanh nghiệp nhà nước do mình quản lý sẽ được cổ phần hóa cho đến năm 1997. Tinh thần của Nhóm 5Lớp học phần: 15D1CBTC51003 Trang 9
- XỬ LÝ TÀI CHÍNH VÀ XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ DOANH NGHIỆP CỔ PHẦN HÓA Nghị định 28/CP là chọn những doanh nghiệp mà Nhà nước thấy không còn cần thiết phải nắm giữ 100% vốn nữa làm đối tượng. Nghị định số 25/CP ngày 26 tháng 3 năm 1997 của Chính phủ cho phép các lãnh đạo bộ, ngành, địa phương có thêm quyền hạn trong việc tiến hành cổ phần hóa các doanh nghiệp được chọn làm thử. Theo đó, đối với doanh nghiệp có vốn từ 10 tỷ đồng trở xuống thì lãnh đạo bộ, ngành, địa phương có quyền tự tổ chức thực hiện cổ phần hóa trên cơ sở Nghị định số 28/CP. Kết quả của giai đoạn thí điểm cổ phần hóa mở rộng này là có 25 doanh nghiệp nhà nước đã được chuyển thành công ty cổ phần. c. Giai đoạn đẩy mạnh Sau hai giai đoạn cổ phần hóa thí điểm trên, Chính phủ Việt Nam quyết định chính thức thực hiện chương trình cổ phần hóa. Ngày 29 tháng 6 năm 1998, Chính phủ ban hành Nghị định số 44/1998/NĐCP về chuyển doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần. Nghị định này quy định rằng đối với cổ phần phát hành lần đầu của doanh nghiệp được chuyển đổi nhưng Nhà nước vẫn muốn nắm quyền chi phối, cá nhân không được phép mua quá 5% và pháp nhân không được phép mua quá 10%. Đối với doanh nghiệp mà Nhà nước không cần nắm quyền chi phối, cá nhân được phép mua tới 10% và pháp nhân được phép mua tới 20% tổng cổ phần phát hành lần đầu. Riêng đối với các doanh nghiệp mà Nhà nước hoàn toàn không còn muốn sở hữu, cá nhân và pháp nhân được phép mua không hạn chế. Tiền thu được từ bán cổ phần sẽ được sử dụng để đào tạo lại lao động, sắp xếp việc làm cho lao động dư thừa, bổ sung vốn cho các doanh nghiệp nhà nước khác. Sau khi Nghị định 44/1998/NĐCP được áp dụng cho đến ngày 31 tháng 12 năm 2001, có 548 doanh nghiệp nhà nước được cổ phần hóa. d. Giai đoạn tiến hành ồ ạt Nhóm 5Lớp học phần: 15D1CBTC51003 Trang 10
- XỬ LÝ TÀI CHÍNH VÀ XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ DOANH NGHIỆP CỔ PHẦN HÓA Tháng 8 năm 2001, Hội nghị lần thứ 3 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa IX họp về doanh nghiệp nhà nước và ra nghị quyết của Trung ương Đảng về tiếp tục sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước. Để triển khai Nghị quyết trung ương này, Thủ tướng Chính phủ ra Chỉ thị số 04/2002/CTTTg ngày 08 tháng 02 năm 2002 về việc tiếp tục sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước, và Chính phủ ra Nghị định số 64/2002/NĐCP ngày 19 tháng 6 năm 2002 về chuyển doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần. Các văn kiện pháp lý này đã mở ra một giai đoạn mới của cổ phần hóa giai đoạn tiến hành ồ ạt. Theo Nghị định số 64/2002/NĐCP có một số hình thức cổ phần hóa sau: 1. Giữ nguyên vốn nhà nước hiện có tại doanh nghiệp, phát hành cổ phiếu thu hút thêm vốn. 2. Bán một phần vốn nhà nước hiện có tại doanh nghiệp. 3. Bán toàn bộ vốn nhà nước hiện có tại doanh nghiệp. 4. Thực hiện các hình thức 2 hoặc 3 kết hợp với phát hành cổ phiếu thu hút thêm vốn. Đối với cổ phần phát hành lần đầu, các nhà đầu tư trong nước được phép mua không hạn chế. Các nhà đầu tư nước ngoài không được phép mua quá 30%. Tháng 1 năm 2004, Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa IX họp phiên thứ IX, tại đó có thảo luận và quyết định đẩy mạnh cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước. Cuối năm 2004, Chính phủ ra Nghị định số 187/2004/NĐ CP về chuyển công ty nhà nước thành công ty cổ phần, theo đó cả các công ty thành viên của các tổng công ty nhà nước và ngay cả chính tổng công ty nhà nước nào mà Nhà nước không muốn chi phối đều có thể trở thành đối tượng cổ phần hóa. Điểm mới quan trọng nữa trong Nghị định này là quy định việc bán cổ phần lần đầu phải được thực hiện bằng hình thức đấu giá tại các trung tâm giao dịch chứng khoán nếu là công ty có số vốn trên 10 tỷ đồng, tại các trung tâm tài chính nếu là công ty có số Nhóm 5Lớp học phần: 15D1CBTC51003 Trang 11
- XỬ LÝ TÀI CHÍNH VÀ XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ DOANH NGHIỆP CỔ PHẦN HÓA vốn trên 1 tỷ đồng, và tại công ty nếu công ty có số vốn không quá 1 tỷ đồng. Bán đấu giá khiến cho giá cổ phiếu phát hành lần đầu của nhiều công ty nhà nước được đẩy vọt lên, đem lại những nguồn thu rất lớn cho Nhà nước. Chẳng hạn, đợt đấu giá cổ phần của 5 công ty nhà nước được cổ phần hóa là Công ty cổ phần kỹ nghệ thực phẩm, Nhà máy thiết bị bưu điện, Nhà máy thủy điện Vĩnh Sơn Sông Hinh, Công ty điện lực Khánh Hòa, Công ty sữa Việt Nam, Nhà nước đã thu vượt dự kiến 450 tỷ đồng. Mặt khác, bán đấu giá cổ phần của các doanh nghiệp cổ phần hóa còn trở thành một động lực cho sự phát triển của thị trường cổ phiếu niêm yết ở Việt Nam. Trong số 30 công ty niêm yết cổ phiếu tại Trung tâm Giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh (nay là Sở Giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh) vào ngày 31 tháng 10 năm 2005, có 29 công ty là doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa. Quá trình cổ phần hóa kiểu này đến 2008, đã thực hiện ở khoảng trên 3.000 doanh nghiệp nhà nước vừa và nhỏ được cổ phần hóa. Còn khoảng 2.000 doanh nghiệp nhà nước vừa và lớn như BIDV, Vietinbank, VMSMobiFone, Vinaphone,... dự trù sẽ cổ phần hóa đến năm 2010. Chính phủ Việt Nam cũng khẳng định quyết tâm cổ phần hóa các trường đại học. Các cơ sở giáo dục ở Việt Nam muốn tránh nguy cơ bị biến dạng do đưa các hoạt động giáo dục thành các dịch vụ đơn thuần, mang nặng tính thương mại, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sứ mệnh và mục tiêu của trường nên sẽ có quá trình tách bạch và phân định rõ các bộ phận thương mại hay phi thương mại hóa. Nhóm 5Lớp học phần: 15D1CBTC51003 Trang 12
- XỬ LÝ TÀI CHÍNH VÀ XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ DOANH NGHIỆP CỔ PHẦN HÓA Nhóm 5Lớp học phần: 15D1CBTC51003 Trang 13
- XỬ LÝ TÀI CHÍNH VÀ XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ DOANH NGHIỆP CỔ PHẦN HÓA Chương 2: Các quy định pháp luật hiện hành về xử lý tài chính và xác định giá trị tài sản doanh nghiệp cổ phần hóa Các văn bản pháp luật hiện hành về xử lý tài chính và xác định giá trị tài sản doanh nghiệp cổ phần hóa (đang còn hiệu lực): 1. Thông tư số 127/2014/TTBTC hướng dẫn xử lý tài chính và xác định giá trị doanh nghiệp khi thực hiện chuyển doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước thành công ty cổ phần, trong đó, đáng chú ý là quy định về các nguyên tắc khi thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp. 2. Nghị định số 59/2011/NĐCP của Chính phủ: Về chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần 3. Nghị định số 189/2013/NĐCP ngày 20/11/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sungmột số điều của Nghị định số 59/2011/NĐCP ngày 18/7/2011 của Chính phủ về chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần”. 4. Nghị định số 44/2014/NĐCP quy định về giá đất 5. Luật Doanh nghiệp ngày 29 tháng 11 năm 2005. 6. Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001; 7. Luật Doanh nghiệp ngày 29 tháng 11 năm 2005; 8. Luật Chứng khoán ngày 29 tháng 6 năm 2006; Quy định pháp luật về xử lý tài chính và xác định giá trị tài sản doanh nghiệp cổ phần hóa được hướng dẫn cụ thể trong Thông tư số 127/2014/TTBTC ngày 05 tháng 09 năm 2014 về việc Hướng dẫn xử lý tài chính và xác định giá trị doanh nghiệp khi thực hiện chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần. Thông tư 127/2014 có hiệu lực từ ngày 20 tháng 10 năm 2014 và thay thế thông tư số 202/2011/TTBTC ngày 30/12/2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn Nghị định số Nhóm 5Lớp học phần: 15D1CBTC51003 Trang 14
- XỬ LÝ TÀI CHÍNH VÀ XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ DOANH NGHIỆP CỔ PHẦN HÓA 59/2011/NĐCP ngày 18/07/2011 của Chính phủ về việc chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần. Nhóm 5Lớp học phần: 15D1CBTC51003 Trang 15
- XỬ LÝ TÀI CHÍNH VÀ XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ DOANH NGHIỆP CỔ PHẦN HÓA Sau đây là những điểm mới của TT127/2014 so với TT202/2011 & phần trích dẫn cụ thể TT127/2014: Điểm khác biệt của TT127/2014/BTC so với TT202/2011/BTC: Điều 4 Mục phân loại tài sản đã được kiểm kê ngoài các khoản mục đã nêu thì được bổ sung thêm 3 khoản mục tài sản là Tài sản của các đơn vị sự nghiệp, hoạt động sự nghiệp; Tài sản chờ quyết định xử lý và Các khoản đầu tư tài chính bằng giá trị quyền sử dụng đất. Điều 5, khoản 1, điểm a) bổ sung thêm việc Xác định rõ trách nhiệm về các khoản nợ phải thu không có khách nợ xác nhận. Điều 5, khoản 1, điểm b) theo TT202/2011 trước đây khi DN nợ quá hạn nhiều năm mà các chủ nợ không đến đối chiều hoặc xác nhận thì DN CPH phải thực hiện việc thông báo đến chủ nợ và thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng trước thời điểm kiểm kê 5 ngày làm việc, còntheo TT127 mới ban hành thì được nâng lên thành 10 ngày làm việc. Điều 9, khoản 1 Tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp, doanh nghiệp cổ phần hóa không phải thực hiện trích lập các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, tổn thất các khoản đầu tư tài chính, nợ phải thu khó đòi, bảo hành sản phẩm, hàng hóa, công trình xây lắp; không phải trích trước chi phí sửa chữa tài sản cố định (Đây là điểm mới so với TT202/2011) Điều 9, khoản 2, điểm c. Quy định cụ thể cách xử lý tài sản của các đơn vị sự nghiệp có thu là điểm mới so với TT202/2011. Thông tư cũng quy định cụ thể về tài sản chờ quyết định xử lý của cơ quan có thẩm quyền đến thời điểm tổ chức xác định giá trị doanh nghiệp mà chưa có quyết định xử lý thì loại trừ không tính vào giá trị doanh nghiệp và thực hiện chuyển giao cho các đơn vị theo khoản 2 điều 14 Nghị định số 59/2011/NĐCP. Ngoài ra khi xác định giá trị doanh nghiệp, doanh nghiệp CPH được loại trừ khoản đầu tư tài chính (góp vốn liên doanh, góp vốn thành lập công ty TNHH, các Nhóm 5Lớp học phần: 15D1CBTC51003 Trang 16
- XỬ LÝ TÀI CHÍNH VÀ XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ DOANH NGHIỆP CỔ PHẦN HÓA hoạt động góp vốn khác) bằng giá trị quyền sử dụng đất trong trường hợp thống nhất được với các bên góp vốn để thực hiện chuyển giao cho doanh nghiệp nhà nước nắm giữ 100% vốn khác làm đối tác. Trường hợp không chuyển giao được cho doanh nghiệp 100% vốn nhà nước khác làm đối tác thì doanh nghiệp tiếp tục kế thừa tính vào giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa theo nguyên tắc quy định tại Điều 33 Nghị định số 59/2011/NĐCP. Về các khoản dự phòng, lỗ hoặc lãi, thông tư cũng quy định rõ sau khi thực hiện các giải pháp mà kết quả kinh doanh vẫn còn lỗ thì doanh nghiệp CPH phải báo cáo nguyên nhân dẫn đến lỗ với cơ quan quyết định CPH để xử lý trách nhiệm tập thể, cá nhân có liên quan. Số lỗ còn lại trừ vàoo phần vốn nhà nước khi xác định giá trị thực tế vốn nhà nước tại doanh nghiệp Điều 10, khoản 1 Báo cáo tài chính lập tại thời điểm chính thức chuyển thành công ty cổ phần, doanh nghiệp cổ phần hóa không phải trích lập dự phòng các khoản giảm giá hàng tồn kho, tổn thất các khoản đầu tư tài chính, nợ phải thu khó đòi, bảo hành sản phẩm, hàng hóa, công trình xây lắp; không phải trích trước chi phí sửa chữa tài sản cố định. (Thông tư 202/2011 không có quy đình). Về việc lựa chọn tổ chức tư vấn định giá để xác định giá trị doanh nghiệp + Thông tư 127, Điều 12, khoản 2: Cơ quan quyết định cổ phần hóa lựa chọn tổ chức tư vấn định giá thực hiện tư vấn xác định giá trị doanh nghiệp theo nguyên tắc: a) Đối với các gói thầu tư vấn định giá có giá trị không quá 500 triệu đồng thì cơ quan có thẩm quyền quyết định phương án cổ phần hóa có thể lựa chọn hình thức chỉ định thầu để lựa chọn tổ chức tư vấn định giá trong danh sách do Bộ Tài chính công bố; trường hợp xét thấy cần phải tổ chức đấu thầu thì thực hiện đấu thầu theo quy định của pháp luật về đấu thầu. b) Đối với gói thầu tư vấn định giá có giá trị từ 500 triệu đồng đến không quá 3 tỷ đồng thì cơ quan quyết định phương án cổ phần hóa có thể lựa chọn hình thức Nhóm 5Lớp học phần: 15D1CBTC51003 Trang 17
- XỬ LÝ TÀI CHÍNH VÀ XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ DOANH NGHIỆP CỔ PHẦN HÓA chỉ định thầu để lựa chọn tổ chức tư vấn định giá trong danh sách do Bộ Tài chính công bố sau khi có ý kiến của Thủ tướng Chính phủ. c) Đối với các gói thầu tư vấn không thuộc quy định trên thì cơ quan có thẩm quyền quyết định phương án cổ phần hóa quyết định tổ chức đấu thầu lựa chọn đơn vị thực hiện tư vấn định giá theo quy định. + Thông tư 202: Căn cứ danh sách các tổ chức tư vấn định giá được công bố, cơ quan quyết định cổ phần hóa lựa chọn tổ chức tư vấn định giá và chịu trách nhiệm về lựa chọn của mình. Trường hợp có từ 2 tổ chức tư vấn định giá đăng kí tham gia cung cấp dịch vụ tư vấn định giá xác định giá trị doanh nghiệp trở lên thì cơ quan quyết định cổ phần hóa thực hiện hình thức đấu thầu để lựa chọn tổ chức tư vấn định giá. Về việc điều chỉnh giá trị doanh nghiệp + Thông tư 127, Điều 16, khoản 2, điểm b: Trường hợp sau 18 tháng kể từ thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp mà doanh nghiệp chưa thực hiện việc bán cổ phần, cơ quan quyết định cổ phần hóa phải yêu cầu doanh nghiệp đình chỉ các bước triển khai phương án cổ phần hóa được duyệt, làm rõ nguyên nhân, xử lý trách nhiệm đối với tập thể và cá nhân có liên quan. Đồng thời chỉ đạo Ban chỉ đạo cổ phần hóa tổ chức triển khai xác định lại giá trị doanh nghiệp và điều chỉnh phương án cổ phần hóa (nếu cần), chi phí cho việc xác định lại giá trị doanh nghiệp và điều chỉnh phương án cổ phần hóa (sau khi trừ đi các khoản bồi thường của cá nhân có liên quan) được trừ vào tiền thu từ cổ phần hóa doanh nghiệp. + Thông tư 202: Khoảng thời gian là sau 12 tháng, chứ không phải 18 tháng như thông tư 127 Xác định giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa theo phương pháp tài sản + Bổ sung trường hợp xác định giá trị vốn đầu tư dài hạn vào công ty cổ phần niêm yết, đăng ký giao dịch trên thị trường chứng khoán. Cụ thể, giá trị vốn được xác định theo giá đóng cửa của cổ phiếu giao dịch trên thị trường chứng khoán tại Nhóm 5Lớp học phần: 15D1CBTC51003 Trang 18
- XỬ LÝ TÀI CHÍNH VÀ XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ DOANH NGHIỆP CỔ PHẦN HÓA thời điểm gần nhất với thời điểm tổ chức thực hiện xác định giá trị doanh nghiệp. Đối với giá trị vốn góp vào công ty cổ phần chưa niêm yết, chưa đăng ký giao dịch trên thị trường chứng khoán thì căn cứ kết quả xác định của cơ quan tư vấn theo quy định tại khoản 1Điều 33 Nghị định số 59/2011/NĐCP, Ban Chỉ đạo cổ phần hóa doanh nghiệp xem xét trình cơ quan có thẩm quyền quyết định giá trị doanh nghiệp quyết định (Điều 18, khoản 8). + Điều 18, khoản 9, TT127/2014: Xác định giá trị quyền sử dụng đất: được thực hiện quy định tại khoản 6 Điều 1 Nghị định số 189/2013/NĐCP ngày 20/11/2013 của Chính phủ (thông tư 202 thực hiện theo quy định tại Điều 31 Nghị định số 59/2011/NĐCP) + Bổ sung Nguyên tắc khấu trừ giá trị lợi thế vị trí địa lý vào thông tư 127, thông tư 202 không có hướng dẫn (Điều 25 TT127/2014/BTC) 2.1 Xử lý tài chính khi cổ phần hóa 2.1.1 Kiểm kê tài sản, đổi chiểu công nợ (Trích dẫn từ Mục I, Chương II, TT127/2014/BTC) Điều 4. Kiểm kê, phân loại tài sản. 1. Khi nhận được quyết định cổ phần hóa của cơ quan có thẩm quyền doanh nghiệp cổ phần hóa có trách nhiệm kiểm kê, phân loại tài sản, các nguồn vốn và quỹ doanh nghiệp đang quản lý, sử dụng tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp. 2. Lập bảng kê xác định đúng số lượng, chất lượng và giá trị của tài sản hiệncó; kiểm quỹ tiền mặt, đối chiếu số dư tiền gửi ngân hàng; xác định tài sản, tiền mặt thừa, thiếu so với sổ kế toán, nếu có bị thiếu sót thì phân tích nguyên nhân cũng như trách nhiệm của người có liên quan. 3. Tài sản đã kiểm kê được phân loại theo các nhóm sau: a) Tài sản doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng. b) Tài sản không cần dùng, tài sản ứ đọng, tài sản chờ thanh lý. c) Tài sản hình thành từ nguồn quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi (nếu có). Nhóm 5Lớp học phần: 15D1CBTC51003 Trang 19
- XỬ LÝ TÀI CHÍNH VÀ XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ DOANH NGHIỆP CỔ PHẦN HÓA d) Tài sản thuê, mượn, giữ hộ, gia công, đại lý, ký gửi, góp vốn liên doanh, liên kết và các tài sản khác không phải của doanh nghiệp. đ) Tài sản gắn liền với đất thuộc diện phải xử lý theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc sắp xếp lại, xử lý nhà, đất thuộc sở hữu nhà nước. e) Tài sản của các đơn vị sự nghiệp có thu (bệnh viện, trường học, viện nghiên cứu), tài sản hoạt động sự nghiệp. g) Tài sản chờ quyết định xử lý của các cơ quan có thẩm quyền. h) Các khoản đầu tư tài chính (vớicác hoạt động góp vốn) bằng giá trị quyền sử dụng đất. Điều 5. Đối chiếu, xác nhận và phân loại các khoản công nợ 1. Nợ phải thu: a) Đối chiếu, xác nhận toàn bộ các khoản nợ phải thu theo từng khách nợ, bao gồm: Các khoản nợ phải thu chưa đến hạn và nợ phải thu đã quá hạn thanh toán. Phân tích rõ các khoản nợ khó, đã quá hạn thanh toán ghi trên hợp đồng kinh tế. Nợ phải thu chưa đến thời hạn thanh toán nhưng tổ chức kinh tế đã lâm vào tình trạng phá sản hoặc đang làm thủ tục giải thể; người nợ mất tích, bỏ trốn, đang bị các cơ quan pháp luật truy tố, giam giữ, xét xử, đang thi hành án hoặc đã chết. Xác định rõ trách nhiệm về các khoản nợ phải thu không có khách nợ xác nhận. Các khoản nợ phải thu không có khả năng thu hồi phải có đủ tài liệu chứng minh là không thu hồi được. b) Rà soát các hợp đồng kinh tế để xác định các khoản đã trả trước cho người cung cấp hàng hóa dịch vụ nhưng đã hạch toán toàn bộ giá trị trả trước vào chi phí kinh doanh như: tiền thuê nhà, tiền thuê đất, tiền lương, tiền công.... 2. Nợ phải trả bao gồm các khoản nợ vay, nợ thuế và các khoản phải nộp ngân sách nhà nước: Nhóm 5Lớp học phần: 15D1CBTC51003 Trang 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tiểu luận “Một số vấn đề về phá sản doanh nghiệp”
21 p | 2875 | 1069
-
Tiểu luận: Luật Kinh tế
28 p | 2399 | 569
-
Tiểu luận Luật kinh tế: Giải quyết tranh chấp trong kinh doanh thương mại
21 p | 1006 | 202
-
Tiểu luận các quy luật kinh tế trong triết học
5 p | 834 | 103
-
Tiểu luận: Thực trạng áp dụng luật đầu tư hiện nay tại Việt Nam
7 p | 666 | 73
-
Tiểu luận Pháp luật kinh tế: Trình bày về các khái niệm vốn điều lệ, cổ phần, cổ phiếu, cổ tức, trái phiếu của công ty cổ phần
6 p | 463 | 63
-
Bài thuyết trình Luật kinh tế: Địa vị pháp lý của công ty cổ phần
48 p | 466 | 49
-
Ý nghĩa việc nghiên cứu và nắm bắt các quy luật kinh tế nhất là trong thời kì quá độ - 1
9 p | 632 | 43
-
LUẬN VĂN: Kinh tế hàng hoá và sự cần thiết phải khôi phục và phát triển kinh tế hàng hoá ở Việt Nam
30 p | 174 | 41
-
Tiểu luận: Các giải pháp hoàn thiện luật đầu tư trong tình hình hội nhập quốc tế và toàn cầu hóa
7 p | 242 | 40
-
Tiểu luận: Ảnh hưởng của luật đầu tư 2005 đối với đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài ở các khu công nghiệp, khu chế xuất tại Việt Nam
41 p | 288 | 40
-
Tiểu luận: Các nội dung pháp lý cơ bản của luật tố tụng hình sự EU
18 p | 212 | 27
-
Tiểu luận Luật kinh tế: Thực trạng pháp luật và thực tiễn thực hiện pháp luật về cơ cấu tổ chức và hoạt động của Công ty Cổ phần Kinh Đô
18 p | 68 | 23
-
Tiểu luận: Các giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện luật đầu tư trong tình hình hội nhập quốc tế và toàn cầu hóa
9 p | 178 | 19
-
Tiểu luận: Ảnh hưởng của luật đầu tư 2005 đối với đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài tại các khu công nghiệp, khu chế xuất (trong phần này có nêu kinh nghiệm thực hiện luật đầu tư tại một số nước)
9 p | 167 | 17
-
Thuyết trình: Luật kinh tế
21 p | 120 | 14
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Thu hồi đất vì mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội - Pháp luật và thực tiễn tại tỉnh Cà Mau hiện nay
93 p | 24 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn