intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tiểu luận Luật kinh tế: Thực trạng pháp luật và thực tiễn thực hiện pháp luật về cơ cấu tổ chức và hoạt động của Công ty Cổ phần Kinh Đô

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:18

74
lượt xem
24
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tiểu luận "Thực trạng pháp luật và thực tiễn thực hiện pháp luật về cơ cấu tổ chức và hoạt động của Công ty Cổ phần Kinh Đô" có nội dung gồm 3 chương. Chương 1: Thực trạng pháp luật về cơ cấu và hoạt động của công ty cổ phần. Chương 2: Thực tiễn thực hiện pháp luật về cơ cấu tổ chức và hoạt động của Công ty Cổ phần Kinh Đô. Chương 3: Nhận xét về cơ cấu tổ chức và hoạt động của Công ty Cổ phần Kinh Đô. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tiểu luận Luật kinh tế: Thực trạng pháp luật và thực tiễn thực hiện pháp luật về cơ cấu tổ chức và hoạt động của Công ty Cổ phần Kinh Đô

  1. lOMoARcPSD|16911414 TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG – XÃ HỘI KHOA LUẬT TIỀU LUẬN MÔN: LUẬT KINH TẾ HỌC KỲ 2 NĂM HỌC 2020 - 2021 CHỦ ĐỀ: 2. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐỀ TÀI: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN KINH ĐÔ Họ và Tên sinh viên : Bùi Tấn Thành Mã sinh viên : 1114050078 Lớp niên chế : D14QK02 Số thứ tự : 49 Giảng viên hướng dẫn : Nguyễn Thanh Hải Lớp tín chỉ : D15QK07 Hà Nội, Tháng 08/2021 Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
  2. lOMoARcPSD|16911414 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1 NỘI DUNG 1 CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN 1 1.1. Khái quát về công ty cổ phần cổ phần 1 1.2. Quy định pháp luật về cơ cấu tổ chức và hoạt động của công ty cổ phần 2 CHƯƠNG II: THỰC TIỄN THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN KINH ĐÔ 6 2.1. Lịch sử hình thành và phát triển 6 2.2 Cơ cấu tổ chức và hoạt động của công ty cổ phần Kinh Đô 8 CHƯƠNG 3: NHẬN XÉT VỀ CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN KINH ĐÔ 13 3.1. Ưu điểm 13 3.2. Nhược điểm 13 3.3. Giải pháp 13 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 16 Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
  3. lOMoARcPSD|16911414 1 LỜI MỞ ĐẦU Cùng với sự mở cửa của nền kinh tế thị trường thì ngày càng có nhiều doanh nghiệp tư nhân của Việt Nam ra đời. Các doanh nghiệp muốn đứng vững trên thị trường thì phải tận dụng mọi tiềm năng của chính mình và năng lực quản lý có thể là chiếc cầu nối giúp cho doanh nghiệp có thể đạt được mục tiêu của mình. Đối diện sự "lấn sân" và chi phối của đối thủ cạnh tranh, Công ty cổ phần Kinh Đô đã có những định hướng nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững. Đặc biệt yếu tố cơ cấu tổ chức và hoạt động của công ty là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống vận hành và phát triển đó. Với ý nghĩa đó, em xin được chọn chủ đề 2: “Thực trạng pháp luật và thực tiễn thực hiện pháp luật về cơ cấu tổ chức và hoạt động của Công ty cổ phần Kinh Đô” làm đề tài tiểu luận kết thúc học phần môn Luật Kinh tế. NỘI DUNG CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN 1.1. Khái quát về công ty cổ phần cổ phần Theo Điều 111 Luật Doanh Nghiệp 2020 (LDN), công ty cổ phần (CTCP) được định nghĩa như sau: “1. Công ty cổ phần là doanh nghiệp, trong đó: a) Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần; b) Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối đa; c) Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp; d) Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 120 và khoản 1 Điều 127 của Luật này. Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
  4. lOMoARcPSD|16911414 2 2. Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. 3. Công ty cổ phần có quyền phát hành cổ phần, trái phiếu và các loại chứng khoán khác của công ty”. Các doanh nghiệp mới thường lựa chọn loại hình doanh nghiệp công ty cổ phần để thành lập bởi những nguyên nhân sau: - Các cổ đông chỉ phải chịu trách nhiệm hữu hạn về các khoản nợ của mình trong phạm vi phần vốn góp nên sẽ hạn chế tối đa nhất về rủi ro cho các cổ đông; - Khả năng huy động vốn của công ty cổ phần dễ dàng thông qua việc phát hành cổ phiếu; - Việc chuyển nhượng phần vốn góp của công ty cổ phần khá dễ dàng; - Đối tượng tham gia mua cổ phiếu của công ty công ty cổ phần cũng khá rộng rãi, ngay cả cán bộ công chức cũng không bị hạn chế; - Cơ cấu vốn của công ty cổ phần khá linh hoạt, tạo điều kiện thuận lợi cho nhiều người cùng kinh doanh; - Khả năng hoạt động của công ty cổ phần hầu hết trong tất cả các lĩch vực, ngành nghề; 1.2. Quy định pháp luật về cơ cấu tổ chức và hoạt động của công ty cổ phần 1.2.1 Cơ cấu tổ chức Về cơ cấu tổ chức quản lý công ty cổ phần theo Điều 137 của Luật Doanh Nghiệp năm 2020: “1. Trừ trường hợp pháp luật về chứng khoán có quy định khác, công ty cổ phần có quyền lựa chọn tổ chức quản lý và hoạt động theo một trong hai mô hình sau đây: a) Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Trường hợp công ty cổ phần có dưới 11 cổ đông và các cổ đông là tổ chức sở hữu dưới 50% tổng số cổ phần của công ty thì không bắt buộc phải có Ban kiểm soát; Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
  5. lOMoARcPSD|16911414 3 b) Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Trường hợp này ít nhất 20% số thành viên Hội đồng quản trị phải là thành viên độc lập và có Ủy ban kiểm toán trực thuộc Hội đồng quản trị. Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của Ủy ban kiểm toán quy định tại Điều lệ công ty hoặc quy chế hoạt động của Ủy ban kiểm toán do Hội đồng quản trị ban hành. 2. Trường hợp công ty chỉ có một người đại diện theo pháp luật thì Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật của công ty. Trường hợp Điều lệ chưa có quy định thì Chủ tịch Hội đồng quản trị là người đại diện theo pháp luật của công ty. Trường hợp công ty có hơn một người đại diện theo pháp luật thì Chủ tịch Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc đương nhiên là người đại diện theo pháp luật của công ty”. Như vậy, theo quy định của Luật doanh nghiệp, công ty cổ phần có hai cách tổ chức quản lý, trừ trường hợp pháp luật về chứng khoán có quy định khác: - Mô hình thứ nhất gồm: Đại hội đồng cổ đông; Hội đồng quản trị; Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và Ban kiểm soát. - Mô hình thứ hai gồm: Đại hội đồng cổ đông; Hội đồng quản trị; Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Trong Hội đồng quản trị có Thành viên độc lập và Ban kiểm soát (Ban Kiểm soát không được quy định là một thành phần riêng). Cả hai mô hình trên mặc dù có những điểm khác nhau về cơ cấu tổ chức, song về cơ bản pháp luật đều quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng cơ quan quản lý, nghĩa vụ của người quản lý công ty, mối quan hệ giữa các cơ quan quản lý với cổ đông và với những người có lien quan đến công ty, những quy định về điều hành, về thủ tục ra các quyết định, hiệu lực của các quyết định, quyền khởi kiện… 1.2.2. Cơ cấu hoạt động Ở mô hình thứ hai là cách tổ chức không có Ban kiểm soát chỉ áp dụng trong trường hợp công ty có dưới 11 cổ đông. Và các cổ đông là tổ chức sở hữu dưới 50% Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
  6. lOMoARcPSD|16911414 4 tổng số cổ phần hoặc ít nhất 20% số thành viên Hội đồng quản trị là thành viên độc lập và có Ban kiểm toán nội bộ trực thuộc Hội đồng quản trị. Khi đó cơ cấu tổ chức quản lý của công ty cổ phần bao gồm: Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Trong đó: Đại hội đồng cổ đông bao gồm tất cả cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan quyết định cao nhất của công ty cổ phần.Đại hội đồng cổ đông bao gồm tất cả cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan quyết định cao nhất của công ty cổ phần. quyền và nghĩa vụ của đại hội đồng cổ đông được quy định chi tiết tại Khoản 2 Điều 138 LDN 2020. Đại hội đồng cổ đông họp thường niên mỗi năm một lần. Ngoài cuộc họp thường niên, Đại hội đồng cổ đông có thể họp bất thường. Địa điểm họp Đại hội đồng cổ đông phải ở trên lãnh thổ Việt Nam (theo Khoản 1 Điều 139 Luật Doanh Nghiệp 2020). Trường hợp cuộc họp Đại hội đồng cổ đông được tổ chức đồng thời ở nhiều địa điểm khác nhau thì địa điểm họp Đại hội đồng cổ đông được xác định là nơi chủ tọa tham dự họp. Đại hội đồng cổ đông phải họp thường niên trong thời hạn 04 tháng, kể từ ngày kết thúc năm tài chính. Theo đề nghị của Hội đồng quản trị, Cơ quan đăng ký kinh doanh có thể gia hạn, nhưng không quá 06 tháng, kể từ ngày kết thúc năm tài chính (theo Khoản 2 Điều 139 Luật Doanh Nghiệp 2020). Thủ tục triệu tập họp đại hội đồng cổ đông, điều kiện, nội dung, thể thức tiến hành họp và ra quyết định của đại hội cổ đông được thực hiện theo quy định tại các Điều từ 140 đến Điều 152 Luật Doanh Nghiệp 2020. Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định, thực hiện quyền và nghĩa vụ của công ty, trừ các quyền và nghĩa vụ thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. Hội đồng quản trị có quyền và nghĩa vụ được quy định chi tiết tại Khoản 2 Điều 153 LDN 153. Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là người điều hành công việc kinh doanh hằng ngày của công ty. Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty do Hội đồng quản trị bổ nhiệm một người trong số họ hoặc thuê người khác, chịu sự giám sát của Hội đồng quản trị và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và trước pháp luật về việc thực Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
  7. lOMoARcPSD|16911414 5 hiện các quyền và nhiệm vụ được giao. Trường hợp Điều lệ công ty không quy định Chủ tịch Hội đồng quản trị là người đại diện theo pháp luật thì Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật của công ty. Nhiệm kỳ của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc không quá 05 năm; có thể được bổ nhiệm lại với số nhiệm kỳ không hạn chế (Khoản 2 Điều 162 LDN 2020). Quyền và nghĩa vụ của Giám đốc và Tổng giám đốc được quy định rõ tại Khoản 3 Điều 162 LDN 2020. Đối với cách tổ chức ở mô hình 2 tương tự với cách tổ chức công ty cổ phần ở mô hình 1, tuy nhiên, trong cơ cấu của công ty có thêm một bộ phận nữa là Ban kiểm soát tồn tại độc lập. Ban kiểm soát có chức năng giám sát Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc trong việc quản lý và điều hành công ty (Khoản 1 Điều 170 Luật Doanh nghiệp năm 2020). Công ty cổ phần có trên 11 cổ đông phải có ban kiểm soát từ 03 đến 05 thành viên, nhiệm kỳ của Kiểm soát viên không quá 05 năm và Kiểm soát viên có thể được bầu lại với số nhiệm kỳ không hạn chế. Các Kiểm soát viên bầu một người trong số họ làm Trưởng Ban kiểm soát theo nguyên tắc đa số. Quyền và nghĩa vụ của Trưởng Ban kiểm soát do Điều lệ công ty quy định. Ban kiểm soát phải có hơn một nửa số thành viên thường trú ở Việt Nam. Trưởng Ban kiểm soát phải là kế toán viên hoặc kiểm toán viên chuyên nghiệp và phải làm việc chuyên trách tại công ty, trừ trường hợp Điều lệ công ty quy định tiêu chuẩn khác cao hơn. Trường hợp Kiểm soát viên có cùng thời điểm kết thúc nhiệm kỳ mà Kiểm soát viên nhiệm kỳ mới chưa được bầu thì Kiểm soát viên đã hết nhiệm kỳ vẫn tiếp tục thực hiện quyền và nghĩa vụ cho đến khi Kiểm soát viên nhiệm kỳ mới được bầu và nhận nhiệm vụ. Những quy định khác về Kiểm soát viên và Ban kiểm soát được quy định cụ thể từ Điều 171 đến 176 Luật doanh nghiệp 2020. Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
  8. lOMoARcPSD|16911414 6 CHƯƠNG II: THỰC TIỄN THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN KINH ĐÔ 2.1. Lịch sử hình thành và phát triển Công ty cổ phần Kinh Đô hiện là công ty sản xuất và chế biến bánh kẹo hàng đầu tại thị trường Việt Nam với 7 năm liên tục được người tiêu dùng bình chọn là Hàng Việt Nam chất lượng cao. Hệ thống phân phối của Kinh Đô trải khắp 64 tỉnh và thành phố với 150 nhà phân phối và trên 40.000 điểm bán lẻ.Sản phẩm của Kinh Đô đã được xuất khẩu sang thị trường trên thế giới như Mỹ, châu Âu, Úc, Trung Đông, Singapore, Đài Loan, với kim ngạch xuất khẩu phấn đấu đạt 10 triệu USD vào năm 2003. TCP Kinh Đô (KDC) xuất phát điểm là một cơ sở nhỏ được thành lập từ năm 1993 là Công ty TNHH Xây dựng và Chế biến Thực phẩm Kinh Đô. Đây là một xưởng sản xuất nhỏ với 70 công nhân và vốn đầu tư 1.4 tỷ đồng chuyên sản xuất và kinh doanh bánh snack. Chính quyết định táo bạo mang tính chiến lược này đã làm bước đệm quan trọng cho sự phát triển của Kinh Đô sau này. Doanh số trong năm đầu tiên này của Kinh Đô đạt 10 tỷ đồng. Sau đó, vào năm 1994, KDC tăng vốn lên 14 tỷ đồng và nhập dây chuyền sản xuất từ Nhật Bản. Từ năm 1996 đến 2002, đánh dấu bước phát triển thần tốc khi Kinh Đô lần lượt xây dựng thêm các nhà máy và đầu tư các dây chuyền sản xuất bánh Cookies, bánh mì tươi, bánh Trung Thu, bánh Cracker, bánh bông lan, kem, sữa chua... Đến năm 2001, Kinh Đô bắt đầu bắt đầu vươn ra thị trường thế giới bằng cách đẩy mạnh xuất khẩu sang các nước Mỹ, Pháp, Canada, Đức, Đài Loan, Singapore, Nhật Bản… Đồng thời, cũng trong năm này, Kinh Đô thành lập CTCP Chế biến Thực phẩm Kinh Đô miền Bắc, khẳng định bước ngoặt mở rộng hoạt động của công ty cùng hành trinh mang “vị hạnh phúc” phục vụ người tiêu dùng trên cả nước. Bằng nội lực và uy tín thương hiệu, Kinh Đô cũng ghi dấu ấn tiên phong, nhạy bén trong hoạt động M&A với hàng loạt thương vụ hợp tác cùng các đối tác lớn cả trong và ngoài nước. Đánh dấu chặng đường mười năm thành lập công ty, Kinh Đô Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
  9. lOMoARcPSD|16911414 7 một lần nữa tạo tiếng vang bằng việc mua lại nhà máy sản xuất kem Wall’s của Unilever vào năm 2003, để mở rộng ngành hàng sản xuất kinh doanh. Với việc sở hữu nhà máy kem Wall’s, Kinh Đô trở thành một trong những doanh nghiệp trong nước đầu tiên mua lại nhà máy của một công ty đa quốc gia, khẳng định sự tiên phong và sức mạnh vượt trội của Kinh Đô. Đến nay, Kido’s vẫn giữ 60% thị phần kem trung và cao cấp, đồng thời mở rộng ra những ngách riêng của thị trường với các sản phẩm sữa chua dành cho trẻ em, kem ăn với các hương vị truyền thống phù hợp với khẩu vị người tiêu dùng Việt Nam. Vào năm 2004, nhận thấy khả năng huy động vốn trên thị trường chứng khoán, CTCP Chế biến Thực phẩm Kinh Đô miền Bắc đã chính thức được niêm yết trên HOSE và làm bước đệm cho việc niêm yết Kinh Đô sau này. Sau khi Kinh Đô miền Bắc niêm yết thành công, Kinh Đô cũng chính thức lên sàn giao dịch với mã chứng khoán KDC. Cổ phiếu KDC chào sàn đã kéo theo nhiều biến chuyển mạnh mẽ. Kinh Đô liên tục nhận được sự đầu tư từ các quỹ lớn. đánh dấu bước chuyển mình cho giai đoạn Kinh Đô tăng tốc và mở rộng qui mô như hiện nay. Năm 2006, nhà máy Kinh Đô Bình Dương được khởi công xây dụng với tổng vốn đầu tư 660 tỷ đồng và đưa vào hoạt động trong năm 2008. Bước ngoặt tiếp theo đánh dấu chặng đường phát triển từ năm 2010-2012, Kinh Đô chính thức sáp nhập CTCP Kinh Đô Miền Bắc (NKD) và Công ty Kido vào CTCP Kinh Đô (KDC) và sau đó sáp nhập tiếp Vinabico. Trong thời gian này, KDC đã ký kết đối tác chiến lược với Công ty Ezaki Glico của Nhật Bản. Đến năm 2013, sau 20 năm hình thành và phát triển, Kinh Đô đã sở hữu mạng lưới với 300 nhà phân phối, 200,000 điểm bán lẻ và hệ thống phân phối hàng lạnh trên toàn quốc cùng 4 nhà máy và 5 công ty về thực phẩm tại Việt Nam. Ngoài ra, sản phẩm Kinh Đô đã thâm nhập và phân phối rộng rãi đến hơn 30 quốc gia trên thế giới. Cùng với sự phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh, Kinh Đô đã đóng góp tích cực cho sự phát triển của đất nước, chia sẻ “Vị hạnh phúc” đến cộng đồng bằng các chương trình xã hội thiết thực. Hai mươi nămvới sứ mệnh mang “Vị hạnh phúc” phục vụ mọi người, Kinh Đô đã trở thành Thương Hiệu Quốc Gia, là biểu tượng cho sản phẩm Việt Nam chất lượng cao, ngày càng gần gũi và gắn bó với sự lựa chọn Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
  10. lOMoARcPSD|16911414 8 hàng đầu của người tiêu dùng. Cùng với sự lớn mạnh về qui mô, Công ty cũng đã xây dựng những bước đi chắc chắn cho chặng đường tăng trưởng tiếp theo và cả hành đưa thương hiệu Kinh Đô vươn ra quốc tế. Hiện thị phần các sản phẩm của Kinh Đô bao gồm bánh cookies (bánh bơ) chiếm 27%, bánh crackers 56%, bánh mì tươi 55% và đặc biệt bánh trung thu chiếm đến 76% toàn thị trường. Trong suốt 20 năm hoạt động, Kinh Đô luôn duy trì tốc độ tăng trưởng bình quân từ 20 - 30%/năm, và được đánh giá là công ty hoạt động hiệu quả nhất trong ngành bánh kẹo của Việt Nam. Công ty cổ phần Kinh Đô là một trong những công ty tư nhân có lợi nhuận vào hàng cao nhất trong các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán tại Việt Nam. Các thành viên hội đồng quản trị công ty được các báo chí Việt Nam bình chọn là những cá nhân giàu nhất Việt Nam dựa trên tài sản chứng khoán. 2.2 Cơ cấu tổ chức và hoạt động của công ty cổ phần Kinh Đô Công ty cổ phần Kinh Đô (hay Tập đoàn KIDO) là một công ty cổ phần được thành lập theo Luật Doanh nghiệp của Việt Nam theo Giấy Chứng nhận Đăng ký Kinh doanh số 4103001184 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh cấp ngày 6 tháng 9 năm 2002. Công ty không thuộc sở hữu của nhà nước. Số cổ phần của công ty cổ phần Kinh Đô có 21.66% thuộc sở hữu nước ngoài và 78.34% thuộc sở hữu khác. Công ty Cổ phần Kinh Đô xây dựng cơ cấu tổ chức và hoạt động theo mô hình thứ Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
  11. lOMoARcPSD|16911414 9 Sơ đồ cơ cấu tổ chức Công ty cổ phần Kinh Đô: HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ BAN TỔNG GIÁM ĐỐC BAN KIỂM SOÁT KHỐI DOANH THU KHỐI CHI PHÍ KHỐI HỖ TRỢ - Sales - Sản xuất - Kế toán - Marketing - Mua hàng - Nhân sự - R&D - Logistics - IT Cơ cấu tổ chức và hoạt động Công ty: Đại hội đồng cổ đông: Đại hội đồng cổ đông là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Công ty Cổ phần Kinh Đô. Đại hội cổ đông có quyền và nhiệm vụ thông qua định hướng phát triển, quyết định các phương án, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh; quyết định sửa đổi, bổ sung vốn điều lệ của Công ty; bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát; và quyết định tổ chức lại, giải thể Công ty và các quyền, nhiệm vụ khác theo quy định của Điều lệ Công ty. Công ty có hơn 28 cổ đông, Trong đó một số cổ đông quan trọng như: Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
  12. lOMoARcPSD|16911414 10 - Chủ tịch Hội đồng quản trị: Trần Kim Thành (với 276.000 cổ phần chiếm 0,10%). Ông được báo chí Việt Nam bình chọn là người giàu thứ 10 Việt Nam dựa trên chứng khoán. Gia tộc nhà ông cũng sở hữu một trong số những tài sản chứng khoán nhiều nhất nước, được nhiều người ví giống như "Gia đình Walton" sở hữu tập đoàn Wal-Mart của Mỹ. - Tổng giám đốc: Trần Lệ Nguyên (với 30.933.667 cổ phần chiếm 11,06%). Ông là em trai của ông Trần Kim Thành, đứng thứ 24 trong bảng xếp hạng trên. - Công ty TNHH MTV PPK với 20.890.514 cổ phần chiếm 7,47% do ông Trần Kim Thành làm chủ tịch và sở hữu 100% vốn Hội đồng quản trị là tổ chức quản lý cao nhất của Công ty Cổ phần Kinh Đô. Hội đồng quản trị nhân danh Công ty quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích và quyền lợi của Công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại Hội đồng cổ đông. Hội đồng quản trị có trách nhiệm giám sát hoạt động của Giám đốc và những cán bộ quản lý khác trong Công ty. Quyền và nghĩa vụ của Hội đồng quản trị do Pháp luật, Điều lệ Công ty và Nghị quyết Đại Hội đồng cổ đông quy định. Thành viên Hội đồng quản trị bao gồm: 1. Trần Kim Thành (Chủ tịch HĐQT) 2. Trần Lệ Nguyên 3. Trần Tiến Hoàng 4. Vương Ngọc Xiềm 5. Vương Bửu Linh 6. Trần Quốc Nguyên 7. Nguyễn Gia Huy Chương 8. Nguyễn Đức Trí 9. Nguyễn Văn Thuận Ban Tổng giám đốc: Ban Tổng Giám đốc do Hội đồng quản trị bổ nhiệm, có nhiệm vụ tổ chức điều hành và quản lý mọi hoạt động sản xuất kinh doanh hàng ngày của Công ty theo những chiến lược và kế hoạch đã đƣợc Hội đồng quản trị và Đại hội đồng cổ đông thông qua. Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
  13. lOMoARcPSD|16911414 11 Thành viên Ban Tổng giám đốc bao gồm: 1. Trần Lệ Nguyên (P.Chủ tịch HĐQT – Tổng giám đốc) 2. Trần Tiến Hoàng (Phó giám đốc) 3. Vương Ngọc Xiềm (Phó giám đốc) 4. Vương Bửu Linh (Phó giám đốc) Tổng giám đốc là người điều hành cao nhất mọi hoạt động hàng ngày của công ty, trực tiếp kiểm tra hoạt động của công ty, trực tiếp kiểm tra hoạt động của các phòng ban, các xí nghiệp và các đội trực thuộc. P. Tổng giám đốc do HĐQT bổ nhiệm theo đề xuất của Tổng giám đốc có nhiệm vụ tham mưu giúp việc cho Tổng giám đốc, chuyên trách từng lĩnh vực kinh doanh. Ban kiểm soát: Ban kiểm soát của Công ty Cổ phần Kinh Đô bao gồm 03 thành viên do Đại hội đồng cổ đông bầu ra. Nhiệm kỳ của Ban kiểm soát là 05 (năm) năm; thành viên Ban kiểm soát có thể được bầu lại với số nhiệm kỳ không hạn chế. Thành viên Ban kiểm soát bao gồm: 1. Nguyễn Thị Ngọc Chi (Trưởng ban) 2. Lương Quang Hiển 3. Lương Mỹ Duyên Cơ cấu: Trưởng ban kiểm soát là cán bộ của TCT, 1 thành viên là cán bộ công đoàn công ty, 1 thành viên là chuyên viên phòng Tài vụ công ty. Ban kiểm soát họp định kỳ một quý một lần. Nội dung các cuộc họp thường kỳ là lấy ý kiến các thành viên của Ban để xem xét việc chấp hành của Công ty Cổ phần Kinh Đô theo các chính sách, chế độ của Nhà nước; tính hợp lý của các số liệu được trình bày trên báo cáo tài chính; thực hiện việc kiểm soát theo các chuẩn mực kế toán. Các phòng ban nghiệp vụ của công ty bao gồm: - Phòng Vật tư - Phòng Tài vụ - Phòng Kỹ thuật và phát triển - Phòng Kế toán - Phòng Nhân sự Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
  14. lOMoARcPSD|16911414 12 - Phòng Sản xuất Mỗi phòng ban thực hiện những nhiệm vụ khác nhau để tránh được tình trạng phụ thuộc vào nhau. Đồng thời giữa các phòng ban cũng có mối liên hệ thúc đẩy nhau cùng làm việc giúp cho ban giám đốc công ty hoàn toàn yên tâm tin tưởng vào bộ máy quản lý của mình. Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
  15. lOMoARcPSD|16911414 13 CHƯƠNG 3: NHẬN XÉT VỀ CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN KINH ĐÔ Công ty cổ phần bánh kẹo Kinh Đô có một cơ cấu tổ chức khá chặt chẽ và có hệ thống, là yếu tố quan trọng dẫn đến sự thành công của công ty. Tuy nhiên chưa đạt được mức độ đồng bộ, giữa các phó giám đốc và các phòng ban đưa ra nhiều ý kiến cho cùng một công việc sẽ dẫn đến mâu thuẫn. Do đó để khắc phục điều này, trước các cuộc họp thì Tổng giám đốc yêu cầu mỗi Phó giám đốc, mỗi phòng ban trình lên phương án của mình để tổng giám đốc xem xét và đưa ra quyết định cuối cùng. 3.1. Ưu điểm Cấu trúc tổ chức phát huy được năng lực chuyên môn của các bộ phận chức năng, có đầy đủ các bộ phận đảm bảo các chức năng cơ bản của tổ chức. Tập trung và phi tập trung ở các cấp hợp lý, tạo ra tính năng động, sáng tạo cho hoạt động tác nghiệp. Tính hiệu quả tương đối do có quyết định quản lý tập trung từ ban giám đốc (nơi các nguồn thông tin hội tụ). 3.2. Nhược điểm Chi phí cho việc ra quyết định quản trị rất lớn. Theo cơ cấu tổ chức trên thì cho thấy công ty có quá nhiều phòng ban khác nhau dẫn đến tình trạng khó quản lý đối với các phòng ban và chưa đạt đến mức độ đồng bộ cao nhất dẫn đến tình trạng hoạt động sản suất kinh doanh kém hiệu quả. 3.3. Giải pháp Để khắc phục những nhược điểm trên ta cần có những biện pháp hoàn thiện cơ cấu tổ chức, và đưa ra một sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy mới cho công ty. Sơ đồ cơ cấu tổ chức này nhỏ gọn hơn mà vẫn phải đảm bảo cho công ty có được sự quản lý chặt chẽ. Mệnh lệnh ban ra được thi hành ngay, nhanh chóng giải quyết các vấn đề cấp bách để công ty tận dụng được tốt các cơ hội kinh doanh, khắc phục những rủi ro một cách nhanh chóng. Đồng thời phát huy được tối đa sự hợp tác, phân công giữa Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
  16. lOMoARcPSD|16911414 14 các phòng ban, bộ phận trong công ty. Sự phối hợp giữa các bộ phận nhịp nhàng và các thành viên trong công ty luôn được hưởng những quyền lợi chính đáng, Được quan tâm đúng lúc chính điều này đã giúp cho các chỉ thị được thực hiện có trách nhiệm và đoàn kết. Đây cũng là sức mạnh tạo nên lợi thế cạnh tranh của công ty. Như vậy để đưa ra được cơ cấu tổ chức mới hoàn thiện hơn, phù hợp hơn với mục tiêu phát triển của công ty, có thể hạn chế được những nhược điểm của cơ cấu tổ chức cũ, ta sử dụng phương pháp tương tự, phương pháp này hình thành cơ cấu tổ chức mới dựa vào việc thừa kế những kinh nghiệm thành công và gạt bỏ những yếu tố bất hợp lý của cơ cấu tổ chức có sẵn. Những cơ cấu tổ chức có sẵn này có những yếu tố tương tự với cơ cấu tổ chức mới hình thành. Cơ sở phương pháp luận để xác định sự tương tự là sự phân loại các đối tượng quản trị căn cứ vào những dấu hiệu nhất định. Ưu điểm của cơ cấu hình thành theo phương pháp này là chi phí thiết kế cơ cấu ít, sự hình thành cơ cấu này nhanh, thừa kế có phân tích những kinh nghiệm quý báu của quá khứ. Tuy nhiên sự sao chép máy móc kinh nghiệm thiếu sự phân tích những điều kiện thực tế của cơ cấu tổ chức sắp hoạt động là khuynh hướng cần ngăn ngừa và loại bỏ ngay lập tức, tránh tình trạng một cơ cấu tổ chức mới đưa ra không phù hợp với công ty. Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
  17. lOMoARcPSD|16911414 15 KẾT LUẬN Quy định về công ty cổ phần của Luật Doanh Nghiệp qua nhiều lần sửa đổi, bổ sung về nội dung không có nhiều sự thay đổi. Cơ cấu tổ chức và hoạt động mà pháp luật đặt ra là một cơ cấu tương đối hoàn thiện và hợp lý. Việc có hai mô hình tổ chức cho các doanh nghiệp lựa chọn, thể hiện tính linh hoạt cho từng doanh nghiệp cụ thể. Các chủ doanh nghiệp có thể tùy theo tính chất, cơ cấu về vốn và cổ đông của công ty mình để lựa chọn mô hình phù hợp nhất. Công ty Cổ phần bánh kẹo Kinh Đô đã đạt được những thành tựu tương đối lớn, năng suất lao động ngày càng cao, hiệu quả kinh doanh ngày càng lớn. Qua đó đã thể hiện một phần cơ cấu tổ chức có sự hài hòa hợp lý, tổ chức lao động tương đối tốt, biết cách khuyến khích người lao động hăng say làm việc, góp phần vào sự phát triển chung của công ty. Ông Trần Lệ Nguyên – Tổng giám đốc Công ty cổ phần Kinh Đô khi được phỏng vấn bởi trang tin tức VnExpress cho rằng sự phát triển bền vững của một doanh nghiệp được xây dựng trên hai nền tảng. Thứ nhất là tập trung khai thác tốt ngành hàng kinh doanh cốt lõi. Thứ hai là có chiến lược quản trị tốt, hệ thống vận hành tốt. Thật vậy, Công ty cổ phần Kinh Đô với 28 năm hình thành và phát triển đã đạt không ít thành tựu trên thị trường ngành thực phẩm. Ngoài lý do chú trọng và đa dạng hoá sản phầm thì việc kiểm soát chặt chẽ về cổ đông hay ban lãnh đạo, đảm bảo phù hợp với Luật Doanh Nghiệp 2020 có ý nghĩa rất lớn, góp phần không nhỏ đến sự phát triển này. Các quyết định của công ty đều có sự tham gia của tất cả cổ đông, hội đồng quản trị và ban kiểm soát quản lý, điều hành để có những chính sách sáng suốt nhất tạo ra giá trị đúng với định hướng mà công ty mong muốn. Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
  18. lOMoARcPSD|16911414 16 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Luật Doanh Nghiệp 2020; 2. Trường Đại học Luật Hà Nội (2020), Giáo trình Luật Thương mại tập 1, Nhà xuất bản Tư pháp; 3. Tập đoàn KIDO/ Viết tiếp câu chuyện 20 năm của Kinh Đô https://www.kdc.vn/bai-viet/viet-tiep-cau-chuyen-20-nam-cua-kinh-do 4. KDC/Ban lãnh đạo/ Danh sách thành viên ban lãnh đạo của doanh nghiệp https://www.stockbiz.vn/Stocks/KDC/CompanyOfficers.aspx 5. vnExpress.net Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2