Tiểu luận Luật thuế: Áp dụng thuế cho hộ kinh doanh
lượt xem 13
download
Tiểu luận Luật thuế "Áp dụng thuế cho hộ kinh doanh" trình bày những nội dung về: lý luận và quy định của pháp luật về thuế cho hộ kinh doanh; các loại thuế hộ kinh doanh phải đóng theo qui định của pháp luật hiện hành; thực trạng (thực tiễn) áp dụng; những hạn chế và các giải pháp đối với áp dụng thuế cho hộ kinh doanh;... Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tiểu luận Luật thuế: Áp dụng thuế cho hộ kinh doanh
- DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM STT TÊN MSSV 1 NGUYỄN TRẦN VY TRANG ĐÀI 18DH380100 2 LÊ THÀNH ĐẠT 18DH380448 3 LÊ HOÀNG ĐỨC 18DH380095 4 THÁI NGUYỄN TRÀ GIANG 18DH380062 5 NGUYỄN THU HÀ 18DH380339 CHUYÊN ĐỀ: Áp dụng thuế cho hộ kinh doanh: Thực trạng Bất cập Kiến nghị
- BÀI TIỂU LUẬN MÔN LUẬT THUẾ NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………
- BÀI TIỂU LUẬN MÔN LUẬT THUẾ …………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………
- BÀI TIỂU LUẬN MÔN LUẬT THUẾ I. LÝ LUẬN VÀ QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ THUẾ CHO HỘ KINH DOANH Khái quát về thuế: a. Khái niệm: Là một khoản phí tài chính bắt buộc hoặc một số loại thuế khác áp dụng cho người nộp thuế (một cá nhân hoặc pháp nhân) phải trả cho một tổ chức chính phủ để tài trợ cho các khoản chi tiêu công khác nhau. Việc không trả tiền, cùng với việc trốn tránh hoặc chống lại việc nộp thuế, sẽ bị pháp luật trừng phạt. Ngoài ra, một khái niệm khác về thuế cũng khá phổ biến là: “Thuế là hình thức phân phối thu nhập tài chính của nhà nước để thực hiện chức năng của mình, dựa vào quyền lực chính trị, tiến hành phân phối sản phẩm thặng dư của xã hội một cách cưỡng chế và không hoàn lại”. Từ 2 khái niệm trên có thể hiểu thuế là khoản thu nộp mang tính bắt buộc mà tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân phải nộp cho nhà nước theo quy định của pháp luật Việt Nam. b. Đặc điểm: Thuế là khoản thu bắt buộc vào ngân sách Nhà nước Thuế thể hiện quyền lực nhà nước Thuế không hoàn trả trực tiếp và không mang tính đối giá c. Vai trò: Thuế tạo nguồn thu ngân sách nhà nước, được xem là khoản thu quan trọng nhất trong xã hội, có tính ổn định lâu dài và khi nền kinh tế càng phát triển thì khoảng thu này càng lớn. Vì vậy, nếu không có thuế thì nhà nước không thể hoạt động vững mạnh. Là công cụ góp phần điều chỉnh các mục tiêu kinh tế vĩ mô: thuế góp phần thực hiện chức năng kiểm soát, kiểm kê, quản lý hướng dẫn và khuyến khích phát triển sản xuất, mở rộng lưu thông đối với mọi thành phần kinh tế theo hướng phát triển trong kế hoạch do nhà nước đề ra, góp phần tích cực trong việc điều chỉnh các mặt mất cân đối lớn trong nền kinh tế của một quốc gia. Có chức năng điều tiết nền kinh tế quốc dân. Hai mặt trong nền kinh tế mà thuế tham gia điều tiết là: kích thích và hạn chế. Nhà nước thông qua các chính sách thuế để tác động lên cung cầu nhằm điều chỉnh chu kỳ kinh tế – đặc trưng của nền kinh tế thị trường.
- BÀI TIỂU LUẬN MÔN LUẬT THUẾ Đảm bảo công bằng xã hội: nhà nước thông qua thuế để điều tiết phần chênh lệch thu nhập giữa người giàu và người nghèo bằng cách trợ cấp hoặc cung cấp hàng hóa công cộng. Khái quát của hộ kinh doanh theo qui định của pháp luật hiện hành: a. Khái niệm: Theo điều 49 NĐ 43/2010 về đăng kí doanh nghiệp: 1. Hộ kinh doanh do một cá nhân là công dân Việt Nam hoặc một nhóm người hoặc một hộ gia đình làm chủ, chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng không quá mười lao động, không có con dấu và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh. 2. Hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối và những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, làm dịch vụ có thu nhập thấp không phải đăng ký, trừ trường hợp kinh doanh các ngành, nghề có điều kiện. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định mức thu nhập thấp áp dụng trên phạm vi địa phương. 3. Hộ kinh doanh có sử dụng thường xuyên hơn mười lao động phải chuyển đổi sang hoạt động theo hình thức doanh nghiệp. b. Đặc điểm: Chủ hộ kinh doanh có thể là cá nhân hoặc hộ gia đình Phải thực hiện kinh doanh tại một địa điểm Sử dụng không quá 10 lao động, Không có tư cách pháp nhân, không có con dấu riêng Chịu trách nhiệm vô hạn trong hoạt động kinh doanh Hộ kinh doanh phải đăng ký kinh doanh và được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh tại Phòng Tài chính – Kế hoạch thuộc Uỷ ban nhân dân cấp huyện => Theo khoản 4 điều 88 NĐ 01/2021 tên riêng của hộ kinh doanh được bảo hộ theo địa hạt ( phạm vi cấp huyện ). Hộ kinh doanh không phải là doanh nghiệp nên không được áp dụng các quy định của pháp luật về phá sản doanh nghiệp. c. Vai trò: Hộ kinh doanh có vai trò quan trọng cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho xã hội, cải thiện đời sống cho dân cư. Theo số liệu thống kê, hộ kinh doanh chỉ nắm giữ 3% tổng nguồn vốn kinh doanh nhưng tạo ra hơn 13% doanh thu c ủa các tổ chức kinh doanh có đăng ký (gồm hộ kinh doanh và các doanh nghiệp chính thức). d. Phân loại hộ kinh doanh:
- BÀI TIỂU LUẬN MÔN LUẬT THUẾ Dựa trên tiêu chí chủ hộ kinh doanh, ta chia hộ kinh doanh làm 2 loại: Hộ kinh doanh cá thể Hộ kinh doanh gia đình Hoạt động quản lí thuế của Nhà nước: a. Khái niệm: Quản lí thuế là việc Nhà nước xác lập cơ chế, biện pháp để đảm bảo quyền và nghĩa vụ của chủ thể nộp thuế, cơ quan thu thuế và các tổ chức cá nhân có liên quan trong quá trình thu, nộp thuế. b. Nguyên tắc: Mọi tổ chức, hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân có nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của pháp luật; quản lý thuế đảm bảo công khai, minh bạch bình đẳng và đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của người nộp thuế; áp dụng nguyên tắc quản lý thuế theo thông lệ quốc tế trong đó có nguyên tắc bản chất hoạt động, giao dịch quyết định nghĩa vụ thuế; nguyên tắc quản lý rủi ro và các nguyên tắc khác phù hợp với điều kiện của Việt Nam. c. Nội dung: Theo quy định tại Điều 4 Luật Quản lý thuế 2019 có quy định như sau: 1. Đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế, ấn định thuế. 2. Hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế, không thu thuế. 3. Khoanh tiền thuế nợ; xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt; miễn tiền chậm nộp, tiền phạt; không tính tiền chậm nộp; gia hạn nộp thuế; nộp dần tiền thuế nợ. 4. Quản lý thông tin người nộp thuế. 5. Quản lý hóa đơn, chứng từ. 6. Kiểm tra thuế, thanh tra thuế và thực hiện biện pháp phòng, chống, ngăn chặn vi phạm pháp luật về thuế. 7. Cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế. 8. Xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế. 9. Giải quyết khiếu nại, tố cáo về thuế. Chủ trương phân loại hộ kinh doanh để đánh thuế của Bộ Tài Chính Bộ Tài chính dự kiến phân loại hộ kinh doanh quy mô lớn để áp dụng hình thức quản lý thuế phù hợp, tạo khuôn khổ pháp lý về thuế thúc đẩy hộ kinh doanh quy mô lớn chuyển đổi thành doanh nghiệp.
- BÀI TIỂU LUẬN MÔN LUẬT THUẾ Bộ Tài chính vừa đưa ra lấy ý kiến về Dự thảo Luật Quản lý thuế (sửa đổi), trong đó điểm đáng chú ý là các quy định mới nhằm siết chặt việc quản lý thuế đối với các hộ kinh doanh. Theo đó, đơn vị này dự kiến phân loại hộ kinh doanh dựa theo quy mô, ngành nghề để tăng cường hiệu quả công tác quản lý thuế đối với hộ kinh doanh. Cụ thể Thứ nhất, sẽ phân loại hộ kinh doanh quy mô lớn để áp dụng hình thức quản lý thuế phù hợp như áp dụng chế độ kế toán đơn giản tương ứng với doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ; áp dụng chế độ hóa đơn điện tử, khai thuế điện tử, nộp thuế điện tử. Mục tiêu là để hạn chế tối đa sự lợi dụng mô hình hộ kinh doanh nhằm mục đích trốn thuế, tạo khuôn khổ pháp lý về thuế thúc đẩy hộ kinh doanh quy mô lớn chuyển đổi thành doanh nghiệp. Thứ hai, phân loại hộ kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ có giao dịch thanh toán bằng tiền mặt với người tiêu dùng để áp dụng các biện pháp không dùng tiền mặt trong giao dịch kinh doanh bán lẻ, nhà hàng, cửa hàng dịch vụ ăn uống, dịch vụ vui chơi giải trí... "Trên cơ sở đó cần có biện pháp quản lý đối với việc bán hàng phải xuất hoá đơn, hoặc thanh toán không dùng tiền mặt nhằm đẩy mạnh sử dụng hoá đơn điện tử, kết nối thông tin doanh thu bán hàng thông qua máy tính tiền hoặc các thiết bị chấp nhận thẻ thanh toán", Bộ Tài chính cho biết. Thứ ba, phân loại hộ kinh doanh quy mô nhỏ để áp dụng hình thức thuế khoán, tăng cường tinh minh bạch, tăng cường vai trò, trách nhiệm của chính quyền địa phương và các tổ chức có liên quan trên địa bàn. Mục đích là để hạn chế tối đa việc khoán thuế không sát thực tế, hạn chế tối đa việc phát sinh thỏa thuận ngầm giữa hộ kinh doanh và cán bộ thuế gây bất bình trong xã hội. Ngoài ra, Bộ Tài chính cũng đề xuất xây dựng giải pháp quay xổ số nhằm khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia giám sát doanh thu kinh doanh của người nộp thuế (bao gồm cả doanh nghiệp và hộ kinh doanh) đảm bảo người nộp thuế kê khai doanh thu đúng thực tế. Các loại thuế hộ kinh doanh phải đóng theo qui định của pháp luật hiện hành 1. Thuế môn bài. Thông tư 96/2002/TTBTC tại Mục I, Khoản 2 quy định như sau:
- BÀI TIỂU LUẬN MÔN LUẬT THUẾ – Các đối tượng khác, hộ kinh doanh cá thể nộp thuế Môn bài theo 6 mức bao gồm: – Hộ sản xuất kinh doanh cá thể. Người lao động trong các Doanh nghiệp (Doanh nghiệp NQD, Doanh nghiệp nhà nước, Doanh nghiệp hoạt động theo Luật ĐTNN...) nhận khoán tự trang trải mọi khoản chi phí, tự chịu trách nhiệm về kết quả sản xuất kinh doanh. Nhóm người lao động thuộc các Doanh nghiệp nhận khoán cùng kinh doanh chung thì nộp chung thuế Môn bài theo qui định tại điểm 1.d nêu trên. Trường hợp nhóm cán bộ công nhân viên, nhóm người lao động nhận khoán nhưng từng cá nhân trong nhóm nhận khoán lại kinh doanh riêng rẽ thì từng cá nhân trong nhóm còn phải nộp thuế môn bài riêng. Các cơ sở kinh doanh trên danh nghĩa là Doanh nghiệp nhà nước, Doanh nghiệp hoạt động theo Luật ĐTNN, các Công ty cổ phần, Công ty TNHH... nhưng từng thành viên của đơn vị vẫn kinh doanh độc lập, chỉ nộp một khoản tiền nhất định cho đơn vị để phục vụ yêu cầu quản lý chung thì thuế Môn bài thu theo từng thành viên. Riêng xã viên, nhóm xã viên HTX ( gọi chung là xã viên HTX ) nhận nhiệm vụ HTX giao nếu đáp ứng đủ điều kiện quy định tại tiết c điểm 1 phần II của Thông tư số 44/1999/TTBTC ngày 26 tháng 4 năm 1999 của Bộ Tài chính hướng dẫn về ưu đãi thuế đối với Hợp tác xã, thì không phải nộp thuế Môn bài riêng; nếu không đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định thì phải nộp thuế Môn bài riêng.
- BÀI TIỂU LUẬN MÔN LUẬT THUẾ Biểu thuế Môn bài áp dụng đối với các đối tượng nêu trên như sau: Đơn vị: đồng Bậc thuế Thu nhập 1 tháng Mức thuế cả năm 1 Trên 1.500.000 1.000.000 2 Trên 1.000.000 đến 1.500.000 750.000 3 Trên 750.000 đến 1.000.000 500.000 4 Trên 500.000 đến 750.000 300.000 5 Trên 300.000 đến 500.000 100.000 6 Bằng hoặc thấp hơn 300.000 50.000 Căn cứ theo quy định trên hộ cá nhân kinh doanh nộp thuế môn bài theo các mức sau: – Thu nhập trên 1.500.000 đồng nộp thuế môn bài cả năm là 1.000.000 đồng. – Thu nhập trên 1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng nộp thuế môn bài cả năm là 750.000 đồng. – Thu nhập trên 750.000 đồng đến 1.000.000 đồng nộp thuế môn bài cả năm là 500.000 đồng. – Thu nhập trên 500.000 đồng đến 750.000 đồng nộp thuế môn bài cả năm là 300.000 đồng. – Thu nhập trên 300.000 đồng đến 500.000 đồng nộp thuế môn bài cả năm là 100.000 đồng. – Thu nhập bằng hoặc thấp hơn 300.000 đồng nộp thuế môn bài cả năm là 50.000 đồng. 2. Thuế GTGT.
- BÀI TIỂU LUẬN MÔN LUẬT THUẾ a. Đối với hộ kinh doanh có doanh thu 1 năm dưới 100 triệu đồng/ năm. Thông tư 219/2013/TTBTC tại Điều 4, Khoản 25 quy định đối tượng không chịu thuế GTGT như sau: “25. Hàng hóa, dịch vụ của hộ, cá nhân kinh doanh có mức doanh thu hàng năm từ một trăm triệu đồng trở xuống. Việc xác định hộ, cá nhân kinh doanh thuộc hay không thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT thực hiện theo hướng dẫn của pháp luật về quản lý thuế.” Căn cứ theo quy định trên thì doanh nghiệp thuê xe của cá nhân kinh doanh mà có mức doanh thu từ 100 triệu đồng trở xuống thì thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT. b. Đối với hộ kinh doanh có doanh thu 1 năm trên 100 triệu đồng/ năm. Thông tư 219/2013/TTBTC tại Điều 13, Khoản 2 quy định về phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng như sau: “2. Số thuế giá trị gia tăng phải nộp theo phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng bằng tỷ lệ % nhân với doanh thu áp dụng như sau: a) Đối tượng áp dụng: – Hộ, cá nhân kinh doanh; b) Tỷ lệ % để tính thuế GTGT trên doanh thu được quy định theo từng hoạt động như sau: – Phân phối, cung cấp hàng hoá: 1%; – Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu: 5%; – Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hoá, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu: 3%; – Hoạt động kinh doanh khác: 2%.” Căn cứ theo quy định trên thuế GTGT của doanh nghiệp có doanh thu trên 100 triệu/ năm phải nộp thuế GTGT bằng tỷ lệ % nhân với doanh thu đối với các ngành như sau: – Phân phối, cung cấp hàng hoá: 1%. – Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu: 5%.
- BÀI TIỂU LUẬN MÔN LUẬT THUẾ – Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hoá, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu: 3%. – Hoạt động kinh doanh khác: 2%. 3. Thuế thu nhập cá nhân. a. Đối với hộ cá nhân kinh doanh có doanh thu 1 năm dưới 100 triệu đồng. Căn cứ Khoản 5, Điều 21, Chương II Thông tư 156/2013/TTBTC quy định như sau: “ Hộ nộp thuế khoán có mức doanh thu bằng hoặc dưới mức doanh thu không phải nộp thuế theo quy định của pháp luật về thuế giá trị gia tăng không phải nộp thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân theo phương pháp khoán.” Căn cứ theo quy định trên hộ cá nhân kinh doanh có doanh thu hàng năm dưới 100 triệu đồng/ năm thì không phải nộp thuế TNCN. b. Đối với hộ cá nhân kinh doanh có doanh thu 1 năm từ 100 triệu đồng trở lên. Nghị định 12/2015/NđCP tại điều 2, Khoản 7 sửa đổi, bổ sung Điều 6 Nghị định 65/2013/NđCP như sau: “1. Cá nhân kinh doanh nộp thuế thu nhập cá nhân theo tỷ lệ phần trăm (%) trên doanh thu tương ứng với từng lĩnh vực, ngành nghề sản xuất kinh doanh. Cá nhân kinh doanh nhiều lĩnh vực, ngành nghề thực hiện khai và tính thuế theo thuế suất áp dụng đối với từng lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh. Trường hợp cá nhân kinh doanh không khai hoặc khai không phù hợp với thực tế kinh doanh thì cơ quan thuế ấn định theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.….. 4. Thuế suất đối với thu nhập từ kinh doanh đối với từng lĩnh vực, ngành nghề sản xuất, kinh doanh như sau: a) Phân phối, cung cấp hàng hóa: 0,5%. b) Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu: 2%. Riêng hoạt động cho thuê tài sản, đại lý bảo hiểm, đại lý xổ số, bán hàng đa cấp: 5%. c) Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu: 1,5%. d) Hoạt động kinh doanh khác: 1%.”
- BÀI TIỂU LUẬN MÔN LUẬT THUẾ Căn cứ theo quy định trên đối với hộ cá nhân kinh doanh có doanh thu từ 100 triệu đồng trở lên thì phải nộp thuế thu nhập cá nhân theo tỷ lệ % trên doanh thu tương ứng với từng lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh như sau: – Phân phối, cung cấp hàng hóa: 0,5%. – Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu: 2%. Riêng hoạt động cho thuê tài sản, đại lý bảo hiểm, đại lý xổ số, bán hàng đa cấp: 5%. – Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu: 1,5%. – Hoạt động kinh doanh khác: 1%. Lưu ý: + Nếu hộ cá nhân kinh doanh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ thì phải nộp thuế theo phương pháp khoán. Căn cứ vào tài liệu khai thuế của hộ nộp thuế khoán về doanh thu, thu nhập, sản lượng, cơ sở dữ liệu của cơ quan thuế, kết quả điều tra doanh thu thực tế, cơ quan thuế xác định doanh thu và mức thuế khoán. + Nếu hộ cá nhân kinh doanh thực hiện đầy đủ chế độ kế toán hóa đơn, chứng từ thì doanh thu được xác định theo quy định của pháp luật và tính thuế trên doanh thu thực tế. II. THỰC TRẠNG (THỰC TIỄN) ÁP DỤNG: SỐ HỘ KINH DOANH ĐANG HOẠT ĐỘNG TẠI THỜI ĐIỂM 31/12 HÀNG NĂM
- BÀI TIỂU LUẬN MÔN LUẬT THUẾ DOANH THU , MỨC THUẾ CỦA HỘ KINH DOANH CÁ THỂ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN PHÚ THIỆN NĂM 2011 ĐVT : triệu đồng Nghành Hộ ổn Hộ kê khai nghề định Số Doanh Thuế Số Doanh Thuế Hộ thu Phát Hộ thu Phát Sinh sinh Sản xuất 204 19.032 168 32 2.238 47 Xây dựng 6 84 99 Vận tải 11 1.872 2 Ăn uống 70 5.508 84 2 1.222 62 Thương nghiệp 455 327.072 1.068 6 7.719 60 Dịch vụ 99 8.868 132 1 252 12 Nghành khác 30 2.604 5 Cộng 875 365.040 1.558 41 11.431 181 Bình quân doanh số / hộ / 35 23 tháng 0,148 0,268 Bình quân thuế hộ / tháng
- BÀI TIỂU LUẬN MÔN LUẬT THUẾ III. NH ỮNG HẠN CHẾ VÀ CÁC GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI ÁP DỤNG THUẾ CHO HỘ KINH DOANH 3.1 NHỮNG HẠN CHẾ TRONG CÔNG TÁC THU THUẾ ĐỐI VỚI HỘ KINH DOANH 3.1.1 Những hạn chế a. Về kinh tế xã hội, tuyên truyền: Nguồn thu từ phát sinh kinh tế còn yếu, chưa đạt như dự báo Hình thức tuyên truyền còn đơn điệu, chưa được đổi mới; phương pháp, hiệu quả chưa cao, thiếu sức thu hút mạnh.. Chênh lệnh giữa hộ thực tế kinh doanh và đang quản lý. b. Về chính sách, quy trình và cơ chế quản lý thuế đối với hộ kinh doanh: Chính sách thuế về cơ bản đã được cải cách đồng bộ, có tính hệ thông theo hướng đơn giản minh bạch và tạo điều kiện thuận lợi cho hộ kinh doanh trong thực hiện. Tuy nhiên vẫn còn nhiều bất cập trong quá trình quản lý c. Về tổ chức quản lý thuế: Tổ chức bộ máy quản lý thuế còn nhiều trở ngại, cồng kềnh, các công việc chuyển giao chồng chéo qua nhiều tầng nấc gây tốn thời gian đồng thời chưa chặt chẽ. Tốn kém nhân lực, chi phí cao nhưng không đạt hiệu quả tốt. Còn nhiều thiếu sót và lúng túng trong khâu tổ chức thu nộp thuế. d. Công tác ủy nhiệm thu thuế: Mặc dù công tác ủy nhiệm thu đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận, tạo được mối quan hệ phối hợp tốt giữa cơ quan thuế với cấp ủy, chính quyền địa phương. Tuy nhiên vẫn còn những mặt hạn chế nhất định. Công tác ủy nhiệm thuế khó phân định trách nhiệm rạch ròi nên nhiều nơi sử dụng nguồn lực còn lãng phí. e. Công tác phối hợp giữa cơ quan ban, ngành và cơ quan thuế: Vẫn còn một số cấp ủy, chính quyền địa phương chưa quan tâm đúng mức và chưa thực sự coi công tác thu thuế là nhiệm vụ của địa phương mình. f. Về công tác thu nợ thuế:
- BÀI TIỂU LUẬN MÔN LUẬT THUẾ Công tác quản lý thu nợ thuế tại Chi cục còn hạn chế, chưa thực hiện đầy đủ các bước của quy trình. Công tác kiểm tra nội bộ mới dừng ở kiểm tra quy chế, quy trình nghiệp vụ. Chủ yếu kiểm tra roát hộ tạm nghỉ, nghỉ hẳn. Chất lượng của công tác kiểm tra hay việc nợ khó thu hằng năm vẫn cao. 3.1.2. Nguyên nhân của những hạn chế a. Tình hình kinh tế xã hội: Tăng trưởng nhưng chưa bền vững, mặt bằng kinh doanh không thuận lợi, diện tích đất hẹp. b. Về cơ chế, chính sách: Chính sách thuế trong thời gian qua có nhiều sửa đổi, bổ sung và ban hành mới nhưng còn chậm nên việc triển khai hướng dẫn đôi lúc chưa kịp thời so với thực tế tình hình phát triển ủa hộ kinh doanh. Công tác tham mưu triển khai còn lúng túng, chưa chủ động. c. Về phía cơ quan thuế: Sự phối hợp của bộ phận tuyên truyền với các bộ phận chức năng khác trong quá trình quản lý thuế còn thiếu chặt chẽ. Phương thức quản lý, năng lực, trình độ của cán bộ thuế chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu quản lý thuế hiện đại, khoa học. Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý thuế chưa được triển khai thực hiện đồng bộ giữa các Đội thuế. Một số Đội thuế liên xã, phường có trụ sở đặt tại Uỷ ban nhân dân xã, phường nên không kết nối được mạng nội bộ tại Chi cục nên đã gây khó khăn hoặc chậm trễ cho công tác đôn đốc thu nhộp thuế. Công tác cán bộ còn thiếu vẫn tồn tại sự “ thỏa thuận” hay chỉ đơn giản chưa mạnh tay giữa cán bộ thuế và hộ kinh doanh. d. Về công tác phối hợp: Công tác phối hợp quản lý thuế giữa các ngành, Uỷ ban nhân dân cấp xã, phường với cơ quan Thuế chưa chặt chẽ, thiếu đồng bộ. e. Về phía hộ kinh doanh:
- BÀI TIỂU LUẬN MÔN LUẬT THUẾ Đặc điểm quy mô hộ kinh doanh nhỏ, sự linh hoạt thay đổi nhanh chóng, ngành nghề đa dạng, trải khắp, chưa thật sự quan tâm đến nghĩa vụ thuế. Ý thức và thói quen sử dụng hóa đơn. Ý thức tuân thủ pháp luật thuế của hộ kinh doanh. 3.2 GIẢI PHÁP QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI HỘ KINH DOANH 3.2.1 Nâng cao công tác tuyên truyền và hỗ trợ việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế: Tăng cường tuyên truyền trách nhiệm và pháp luật về thuế đến với từng hộ kinh doanh Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế theo hướng đa dạng, phong phú về hình thức Đánh giá công tác tuyên truyền hỗ trợ hằng năm Bố trí nguồn nhân lực chuyên nghiệp và giỏi nghiệp vụ cho việc cung cấp dịch vụ ban đầu cho hộ kinh doanh. Tuyên truyền, quảng cáo, quảng bá lợi ích của việc trực tiếp nộp thuế tại các ngân hàng thương mại; hướng dẫn các hộ kinh doanh trong công tác thu nộp thuế qua ngân hàng. Chính quyền địa phương và các ngành cần tạo môi trường đầu tư thông thoáng, tạo điều kiện thuận lợi, hỗ trợ phát triển sản xuất kinh doanh. Xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng, đẩy mạnh đô thị hóa, hỗ trợ tín dụng, khuyến khích phát triển hộ kinh doanh ở nông thôn, hỗ trợ đào tạo nghề, nâng cao năng lực quản lý. Chính quyền địa phương và các ngành tăng cường tuyên truyền hướng dẫn pháp luật để nâng cao ý thức pháp luật cho người dân. 3.2.2 Giải pháp hoàn thiện quy trình thu thuế a. Về kiện toàn tổ chức bộ máy và nguồn nhân lực: Tổ chức bộ máy: + Sắp xếp, kiện toàn cơ cấu tổ chức bộ máy Chi cục theo hướng tính gọn, đảm bảo thực hiện các chức năng quản lý thuế. + Tổ chức, sắp xếp, phân bố lại hợp lý nhân sự giữa các đội
- BÀI TIỂU LUẬN MÔN LUẬT THUẾ + Sáp nhập tạo đội thuế liên phường Chính Gián Siêu thị Thạc Gián, tạo điều kiện cho 1 cán bộ chuyên trách cho chợ Siêu Thị. + Tăng cường chăm đời sống công chức + Nâng cao năng lực và phẩm chất đội ngũ cán bộ thuế + Giám sát chặt chẽ đạo đức nghiệp vụ của một số cán bộ trực tiếp quản lý hộ kinh doanh. Tiếp tục thực hiên tốt việc luân phiên, chuyển đổi vị trí công tác + Công tác đánh giá cán bộ hằng năm gắn với kết quả quản lý. Nguồn nhân lực: +Tập trung nguồn nhân lực cho những địa bàn trọng điểm có số thu lớn. +Cơ cấu nguồn nhân lực phù hợp với nhiệm vụ quản lý thuế, đẩy mạnh phân cấp quản lý cán bộ, xây dựng đội ngũ cán bộ công chức thuế chuyên nghiệp, trong sạch, trung thực; tăng cường kiểm tra, giám sát thực thi công vụ của cán bộ, công chức thuế. b. Về nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác thu thuế đối với hộ kinh doanh: Tiến hành rà soát lại danh bạ người nộp thuế để đảm bảo quản lý được hết các hộ kinh doanh trên địa bàn. Tăng cường công tác kiểm tra chống thất thu ngân sách. Đẩy mạnh áp dụng các biện pháp thu nợ và cưỡng chế nợ thuế nhằm hạn chế nợ mới phát sinh, động viên kịp thời nguồn nhân lực, phấn đấu tỷ lệ tổng nợ đến 31/12 hàng năm sao với số thực hiện thu không quá 5%. Tăng cường công tác quản lý hộ kinh doanh thông qua việc quản lý danh sách hộ kinh doanh để nắm kịp thời và chính xác các hộ ngừng, nghỉ, hộ mới ra kinh doanh, không bỏ sót hộ trong quản lý thu thuế trên địa bàn. Công khai mức thuế phải nộp, số thuế miễn giảm, số thuế tồn đọng. Đơn giản hóa thủ tục hành chính. Bám sát chỉ đạo của Cục thuế để xây dựng, chương trình, kế hoạch thực hiện triển khai dự toán năm 2021 Tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa việc triển khai ủy nhiệm thu thuế đối với hộ kinh doanh theo phương pháp khoán (cả với sử dụng hóa đơn).
- BÀI TIỂU LUẬN MÔN LUẬT THUẾ Tạo sự đơn giản trong công tác nộp thuế tuy sự thay đổi biểu mẫu không nên quá thường xuyên (hầu như không có sự thay đổi đáng kể) gây trở ngại công tác nộp thuế. Hạn chế việc tạo ra quá nhiều tiểu mục có thể gây nhầm lẫn Nộp thuế điện tử 3.2.3 Giải pháp hoàn thiện công tác tổ chức thực hiện quản lý thuế: a. Đăng ký thuế và quản lý người nộp thuế Chi cục Thuế cần phối hợp với Chính quyền các phường tập trung rà soát đối tượng kinh doanh trên từng địa bàn để thống kê toàn bộ các đối tượng thực tế có kinh doanh kể cả đối tượng đã được cấp mã số thuế và chưa được cấp mã số thuế để đưa vào diện quản lý thu thuế. Chi cục Thuế phối hợp với phòng Thống kê của ủy ban nhân dân quận tiến hành thông kê và lập sơ đồ tên hộ kinh doanh chi tiết ngõ xóm, đường phố, hẻm… quản lý địa bàn báo cáo lãnh đạo Đội Thuế tình hình tăng giảm, biến động ngành nghề của hộ kinh doanh để có phương án dự kiến mức thuế lập bộ, thông qua tập thể Đội, Lãnh đạo phụ trách lập bộ chính thức để quản lý trong tháng. Tổ chức đối chiếu và tìm hiểu nguyên nhân chênh lệch giữa số lượng hộ kinh doanh đã được cấp mã số thuế với số lượng đối tượng được phản ánh trên sổ bộ thuế chấm dứt tình trạng hộ quản lý trên bộ thuế thấp hơn số hộ đã được cấp mã số thuế. Hướng đến chuyển sang chế độ liên thông một cửa như đối với đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế như đối với doanh nghiệp. b. Doanh thu Ở lĩnh vực hộ kinh doanh tập trung chỉ đạo các Đội thuế tham mưu UBND phường chỉ đạo các ban ngành của phường phối hợp cùng đội thuế để triển khai các biện pháp quản lý khai thác nguồn thu, nhất là khai thác triệt để các nguồn thu phát sinh ngoài bộ từ cho thuê mặt bằng, xây dựng tư nhân... Đối với những ngành nghề còn thất thu lớn: Tiến hành rà soát lại các ngành nghề mang tính đặc thù như: vận tải, karaoke, massage... Tổ chức điều tra doanh thu thực tế của hộ kinh doanh trên địa bàn để điều chỉnh bậc môn bài, GTGT, TNCN, TTĐB của hộ kinh doanh phát sinh một cách hợp lý.
- BÀI TIỂU LUẬN MÔN LUẬT THUẾ Đề ra những giải pháp để hạn chế thấp nhất những rủi ro, thất thoát có thể xảy ra. Căn cứ vào những thông tin, dữ liệu được cung cấp bởi các cơ quan Thuế trước đây. Vào thông tin từ công tác rà soát doanh thu hằng năm theo từng ngành nghề. Dựa vào hệ thống hính trị ở cơ sở bao gồm chính quyền và hội đồng tư vấn thuế phường, xã để có được những thông tin doanh thu của hộ kinh doanh, nhất là các cá nhân kinh doanh. Hoàn thiện quy trình quản lý thuế đối với hộ kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán theo hướng xây dựng bộ cơ sở dữ liệu về doanh thu khoán và mức thuế khoán trên địa bàn theo các chỉ tiêu kinh doanh như: ngành nghề, diện tích, thời gian, số lượng lao động, số lượng hóa đơn sử dụng, theo địa bàn đường phố, phường/quận, thôn, xã/ huyện... Giảm tối đa việc tiếp xúc với hộ kinh doanh 3.2.4 Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện quản lý thuế Công việc kiểm tra cần phải tiền hành theo phương thức hiệu quả nhất: như kiểm tra theo kế hoạch, kiểm tra theo điểm kinh doanh, kiểm tra từng vụ việc, kiểm tra thường xuyên hay kiểm tra đột xuất ngoài giờ hành chính Quản lý rủi ro hộ kinh doanh là một vấn đề cần quan tâm. Tạo nên một cơ sở dữ liệu về hộ kinh doanh Xây dựng bộ tiêu chí rủi ro để quản lý thuế đối với Hộ kinh doanh theo các đối tượng như: Cá nhân kinh doanh có mức doanh thu tính thuế bất hợp lý so với chi phí (diện tích kinh doanh, thuê địa điểm, giá trị tài sản, trang thiết bị, cửa hàng, kho tàng, chi phí điện, chi phí nước,...); so với số phương tiện vận tải đang sử dụng; so với số lượng lao động; so với hàng hoá (hàng hoá mua vào, hàng hoá trưng bày, hàng hoá tồn kho,...) 3.2.5 Tăng cường công tác thu nợ đọng thuế Phân loại nợ chính xác cho từng đối tượng nộp thuế, cho từng loại tính chất nộp thuế. Xây dựng kế hoạch cưỡng chế nợ thuế với hộ kinh doanh có mức nợ thuế nhiều, cố tình không chấp hành; Giao chỉ tiêu thu nợ trên tổng số nợ có khả năng thu đến từng đội, từng cán bộ thuế quản lý, kết quả thu nợ thuế làm căn cứ bình xét thi đua cuối năm.
- BÀI TIỂU LUẬN MÔN LUẬT THUẾ Cần gắn liền lợi ích của bản thân ủy nhiệm thu với công tác nợ thuế đưa ra những chỉ tiêu nợ đọng được giao không được quá 5% và có cam kết rõ ràng giữa các bên thực hiện thể hiện qua hợp đồng . Xây dựng các biện pháp hữu hiệu để có thể thu được tiền nợ thuế,thành lập đoàn liên ngành để đôn đốc, thu hồi số thuế nợ đọng. 3.2.6 Các giải pháp khác: a. Hành lang pháp lý về thuế đối với hộ kinh doanh Đưa ra các văn bản đối với đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế, quản lý thuế. Cần phải hoàn thiện chính sách thuế theo hướng đơn giản, tăng tính minh bạch Tiếp tục ban hành, hoàn thiện, triển khai đồng bộ quyết liệt các quy định của pháp luật về “siết chặt” hóa đơn bán lẻ của các hộ kinh doanh. Hoàn thiện các văn bản về công tác ủy nhiệm thu quy định rõ ràng quyền và trách nhiệm giữa các bên : CQTUNTngân hàng kho bạc Mở cho hoạt động kinh doanh nhiều nơi b. Về công tác phối kết hợp giữa các ban, ngành quản lý Phối kết hợp chặc chẽ đối với các phòng ban, với ủy ban nhân dân quận, phường. Hỗ trợ tăng cường con người trong công tác quản lý thuế kinh doanh và hỗ trợ thông tin lẫn nhau để nắm bắt kịp thời, tăng cường kiểm tra, kiểm soát việc chấp hành các quy định về đăng ký kinh doanh. III.3 NHỮNG KIẾN NGHỊ IV.KẾT LUẬN Sự phát triển mạnh mẽ của hộ kinh doanh là động lực tích cực thúc đẩy Chi cục Thuế ngày càng phát triển hiện đại, chuyên nghiệp hơn; công tác quản lý thuế đối với hộ kinh doanh đảm bảo chặt chẽ, khoa học hơn; trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của công chức quản lý thuế ngày càng nâng cao hơn. Tuy nhiên, sự phát triển mạnh mẽ, đa dạng của hộ kinh doanh đã tạo ra sức ép, làm bộc lộ những hạn chế, yếu kém trong công tác quản lý thuế, đó là: hộ kinh doanh chưa được quản lý thuế kịp thời, đầy đủ; công tác lập dự toán thuế, tính thuế đối với hộ kinh doanh nộp thuế khoán chưa phù hợp với thực tế và chưa đảm bảo công bằng tương đối cho các hộ kinh doanh trong nghĩa vụ nộp thuế; công tác thu nộp thuế, quản lý nợ thuế chưa thực hiện theo quy định, chưa được quan tâm đúng mức dẫn đến tiền thuế nợ
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn tốt nghiệp "Hợp đồng thuê nhà xưởng tại công ty Quan hệ quốc tế - Đầu tư sản xuất (CIRT), chế độ pháp lý và thực tiễn áp dụng"
93 p | 501 | 125
-
Luận văn hay: Hợp đồng thuê nhà xưởng tại công ty Quan hệ quốc tế - Đầu tư sản xuất (CIRT), chế độ pháp lý và thực tiễn áp dụng
83 p | 141 | 25
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô – qua thực tiễn áp dụng tại tỉnh Bình Dương
151 p | 123 | 21
-
Luận văn :Hợp đồng thuê nhà xưởng tại công ty Quan hệ quốc tế - Đầu tư sản xuất (CIRT), chế độ pháp lý và thực tiễn áp dụng
65 p | 121 | 18
-
Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Pháp luật thuế đối với hộ kinh doanh ở Việt Nam hiện nay
89 p | 22 | 18
-
Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Pháp luật về ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam
69 p | 66 | 17
-
Khóa luận tốt nghiệp Kế toán-Kiểm toán: Thực trạng công tác kế toán thuế GTGT và thuế TNDN tại công ty TNHH MTV Huế Trường Hải
110 p | 76 | 14
-
Luận văn về: Hợp đồng thuê nhà xưởng tại công ty Quan hệ quốc tế - Đầu tư sản xuất (CIRT), chế độ pháp lý và thực tiễn áp dụng
78 p | 118 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Đấu thầu quyền sử dụng đất
131 p | 53 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Pháp luật về Cho thuê lại lao động từ thực tiễn các doanh nghiệp tại tỉnh Bình Dương
92 p | 25 | 10
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp theo pháp luật Việt Nam và thực tiễn áp dụng tại thành phố Hải Dương
26 p | 77 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Pháp luật về cho thuê đất đối với doanh nghiệp - Thực tiễn thi hành tại tỉnh Bình Dương
105 p | 12 | 8
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về khấu trừ và hoàn thuế giá trị gia tăng đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu qua thực tiễn áp dụng tại tỉnh Đồng Nai
30 p | 21 | 5
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, qua thực tiễn tại tỉnh Quảng Ngãi,
29 p | 11 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Vận dụng kỹ thuật kiểm toán vào hoạt động thanh tra sai lệch thuế tại Cục Thuế tỉnh Bình Dương
139 p | 17 | 4
-
Tiểu luận: Đảng ta vận dụng Quy luật Quan hệ sản xuất phù hợp lực lượng sản xuất trong Công nghiệp hóa hiện đại hóa hiện nay (part 2)
13 p | 103 | 3
-
Lý luận Công nghiệp hóa Hiện đại hóa và vai trò của nó trong XHCN - 5
5 p | 77 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn