Tiểu luận: Lý luận tuần hoàn tư bản và chu chuyển tư bản của C.Mác. Ý nghĩa của nó đối với hoạt động huy động và sử dụng vốn ở nước ta trong giai đoạn hiện nay
lượt xem 66
download
Thế kỷ 21 được đánh dấu bằng những thành tựu khoa học kỹ thuật vượt trội trong các lĩnh vực điện tử - tin học – y học…mở ra một trang mới trong công cuộc làm chủ thế giới của loài người. toàn nhân loại đang đứng trước những vận hội mới, thách thức mới. Trong sự luôn chuyển mang tính tuần hoàn ấy của loài người. Việt Nam chúng ta không thể nào đứng ngoài cuộc. Hơn một thập kỷ trôi qua kể từ khi nước ta bước vào nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa -...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tiểu luận: Lý luận tuần hoàn tư bản và chu chuyển tư bản của C.Mác. Ý nghĩa của nó đối với hoạt động huy động và sử dụng vốn ở nước ta trong giai đoạn hiện nay
- Tiểu luận Lý luận tuần hoàn tư bản và chu chuyển tư bản của C.Mác. Ý nghĩa của nó đối với hoạt động huy động và sử dụng vốn ở nước ta trong giai đoạn hiện nay
- LỜI MỞ ĐẦU Thế kỷ 21 được đánh dấu bằng những thành tựu khoa học kỹ thuật vượt trộ i trong các lĩnh vực điện tử - tin học – y học…mở ra một trang mới trong công cuộc làm chủ thế giới của loài người. toàn nhân loại đang đứng trước những vận hội mới, thách thức mới. Trong sự luôn chuyển mang tính tuần hoàn ấy của loài người. Việt Nam chúng ta không thể nào đứng ngoài cuộc. Hơn một thập kỷ trôi qua kể từ khi nước ta bước vào nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa - bây giờ là nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa (KTTT XHCN), chúng ta đã trải qua bao nhiêu khó khăn thử thách, đồng thời cũng đạt được những thành tựu đáng kể trong sự nghiệp phát triển nền kinh tế quốc dân. Đất nước đang bước vào thời kỳ đổi mới mà sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa là mục tiêu và nhiệ m vụ hàng đầu. Để thực hiện nhiệm vụ này, việc huy động và sử dụng vốn một cách hiệu quả là hết sức quan trọng. Bởi lẽ vốn là một hoạt động vật chất quan trọng cho mọi hoạt động của nền kinh tế, nhu cầu về vốn nổi lên như mộ t hoạt động cấp bách. Thực tế trong những năm qua nước ta đã đạt được những thành tựu đáng ghi nhận về việc quản lý và sử dụng vốn, song bên cạnh đó còn tồn tại nhiều bất cập cần được giải quyết: Tình trạng ứ đọng vốn ở các ngân hàng, thiếu vốn kinh doanh ở các doanh nghiệp, việc sử dụng vốn bữa bãi, lãng phí còn diễn ra phổ biến. Vì vậy việc nghiên cứu và vận dụng lý luận tuần hoàn tư bản và chu chuyển tư bả n của C.Mác để tim ra phương thức huy động và sử dụng vốn hợp lý là hết sức cần thiết. Nhằm góp phần nhận thức đúng đắn hơn về nhiệm vụ xây dựng CNXH và nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, chúng tôi đã lựa chọn đề tài “ Lý luận tuần hoàn tư bản và chu chuyển tư bản của C.Mác. Ý nghĩa của nó đối với hoạt động huy động và sử dụng vốn ở n ước ta trong giai đoạn hiện nay” . Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng huy động và sử dụng vốn có hiệu quả, cách thức vận dụng thực tế của học thuyết tuần ho àn tư bản và chu chuyển tư bản vào nền kinh tế và đưa ra một số biện pháp để huy động vốn hiệu quả và nâng cao hiệu quả vốn đầu t ư. Với đề tài này chúng tôi mong muốn người đọc sẽ hiểu
- được tầm quan trọng của lý luận kinh tế chính trị Mác – Lênin và có cái nhìn khách quan hơn quá trình huy động và sử dụng vốn ở nước ta hiện nay. Kết cấu đề tài bao gồm hai chương (ngoài phần mở đầu và kết luận): Chương I: Lý luận tuần hoàn tư bản và chu chuyển tư bản của C.Mác Chương II: Ý nghĩa của việc nghiên cứu lý luận tuần ho àn và chu chuyển tư bản đối với quá tr ình huy động và sử dụng vốn ở nước ta trong giai đoạn hiện nay.
- Chương I Lý luận tuần hoàn tư bản và chu chuyển tư bản của C.Mác Sản xuất tư bản chủ nghĩa là sự thống nhất biện chứng giữa quá tr ình sản xuất và quá trình lưu thông c ủa tư bản, giữa quá tr ình tạo ra giá trị thặng d ư và quá trình thực hiện giá trị thăng d ư. Bởi vậy sau khi nghiên cứu quá trình sản xuất cần tiếp tục nghien cứu quá tr ình lưu thông của tư bản, xác định rõ vị trí vai trò c ủa lưu thông, hiểu ddaayd đủ quá trình vận động của t ư bản cũng như quan hệ bóc lột được biểu hiện trong quá trình vận động đó. Lưu thông tư bản hiểu theo nghĩa hẹp là quá trình chuyển từ hình thái tiền tệ sang hình thái hàng hóa và t ừ hình thái hàng hóa chuyển thành hình thái tiền tệ. Qua trình đó gồm việc mua hàng hóa (T – H) và bán hàng hóa (H – T) được diễn ra trên thị trường. Lưu thông của tư bản hiệu hiểu theo nghĩa rộng là sự vận động của tư bản làm cho tư bản ngày một lớn lên, nhờ đó mà giá tr ị thặng dư được sản xuất ra nhiều hơn. Sự vận động của tư bản như vậy cũng chính là sự tuần hoàn và chu chuyển tư bản. I. Tư bản Tư bản là giá tr ị mang lại giá trị thặng dư bằng cách bóc lột sức lao động của người là thuê. 1. Công thức chung của tư bản 1.1 Vị trí của tiền Lưu thông hàng hóa là khởi điểm của tư bản. Tiền là sản vật cuối cùng của lưu thông hàng hóa, đồng thời cũng là biểu hiện đầu tiên của tư bản. Mọi tư bản lúc đầu đều biểu hiện dưới hình thái một số tiền nhất định,nhưng bản thân tiền lạ i không phải là tư bản. Tiền chỉ biến thành tư bản trong những điều kiện nhất định khi chúng được sử dụng để bóc lột sức lao động của người khác. Tiền có hai phương thức vận động.
- Trong lưu thông hàng hóa giản đơn, tiền được coi là tiền thông thường vận động theo công thức: H-T-H (hàng-tiền-hàng) nghĩa là sự chuyển hóa của hàng hóa thành tiền, rồi tiền lại chuyển thành hàng hóa. Ở đây tiền tệ không phải là tư bản, mà chỉ là tiền tệ thông thường với đúng nghĩa của nó, và chỉ là phương tiện để đạt tới một mục đích bên ngoài lưu thông. Người sản xuất hàng hóa bán hàng hóa của mình lấy tiền tệ, rồi lại dùng tiền tệ đó để mua hàng hóa khác phục vụ cho những nhu cầu tiêu dùng nhất định của mình. Hay nói cách khác, mục đích của nó là giá trị sử dụng nên vòng lưu thông chấm dứt ở giai đoạn mua (T-H) khi những người trao đổi đã có được những giá trị sử dụng mà họ cần. Nên sự vận động có giới hạn. Trong lưu thông tư bản tiền được coi là tư bản, vận động theo công thức T-H-T (tiền- hàng-tiền) tức là sự chuyển hóa của tiền thành hàng hóa, rồi hàng hóa lại chuyển hóa ngược lại thành tiền. Mục đích của nó là giá trị và sự lớn lên của giá trị là giá trị thặng dư, nên sự vận động của nó không có giới hạn vì sự lớn lên của giá trị là không có giới hạn. 1.2 So sánh hai công thức H-T-H và T-H-T Công thức lưu thông hàng hóa giản đơn H – T - H và công thức lưu thông tư bản T – H - T là biểu hiện của nền sản xuất hàng hóa ở hai mức độ khác nhau. Nhưng giữa chúng lại có những điểm giống và khác nhau: Điể m giống nhau: hai công thức lưu thông trên đều cấu tạo bởi hai yếu tố hàng (H) và tiền (T); đều chứa đựng hai hành vi đối lập nhau là mua và bán; đều biểu hiện kinh tế giữa người mua và người bán; và đều diễn ra trên thị trường. Điể m khác nhau: lưu thông hàng hóa giản đơn (H-T-H): bắt đầu bằng hành vi bán (H-T) và kết thúc bằng hành vi mua (T-H). Điểm bắt đầu và kết thúc đều là hàng hóa; tiền chỉ đóng vai trò trung gian, mục đích là giá trị sử dụng. Nhưng ngược lại trong lưu thông tư bản (T-H-T): bắt đầu bằng hành vi mua (T-H) và kết thúc bằng hành vi bán (T-H). Tiền vừa là điểm xuất phát vừa là điểm kết thúc, còn hàng hóa chỉ đóng vai trò trung gian,Tiền ở đây không phải là chi ra dứt khoát mà chỉ là ứng ra thu về. Mục đích của lưu thông tư bản là giá trị và giá trị lớn hơn.
- 1.3 Công thức chung của tư bản Như chúng ta đã biết, mục đích của lưu thông tư bản không phải là giá trị sử dụng mà là giá trị, hơn nữa là giá trị tăng thêm. Vì vậy, nếu số tiền thu về bằng số tiền ứng ra thì quá trình vận động trở nên vô nghĩa. Do đó số tiền thu về phải lớ n hơn số tiền ứng ra, nên công thức vận động đầy đủ của tư bản hay tiền chuyển hóa thành tư bản theo công thức: T-H-T’ trong đó T’=T+ ∆ . ∆T là số tiền trội hơn so với số tiền đã ứng ra C.Mac gọi là giá trị thặng dư-kí hiệu là m. T ban đầu ứng ra với mục đích thu được giá trị thặng dư trở thành tư bản. Công thức T-H-T’ với T’=T+m được C.Mac gọi là công thức chung của tư bản vì vận động của mọi tư bản đều biểu hiện trong lưu thông dưới dạng khái quát đó, dù là tư bản thương nghiệp tư bản công nghiệp hay tư bản cho vay, nói cách khác mọi tư bản đều vận động như vậy nhằm mang lại giá trị thặng dư. Điều này rất dễ nhận thấy trong thực tiễn, bởi vì hình thức vận động của tư bản thương nghiệp là mua vào để bán ra đắt hơn, rất thích hợp với công thức trên. Tư bản công nghiệp vận động phức tạp hơn nhưng dù sao cũng không thể tránh khỏi những giai đoạn T-H và H-T. Còn sự vận động của tư bản cho vay để lấy lãi chẳng qua cũng chỉ là công thức trên được rút ngắn lại T-T’. C.Mac chỉ rõ: “Vậy T-H-T thực sự là công thức chung của tư bản đúng như nó trực tiếp thể hiện ra trong lĩnh vực lưu thông. 2. Mâu thuẫn trong công thức chung của tư bản 2.1 Mâu thuẫn của cộng thức chung của tư bản Tại sao quá trình lưu thông lại thu về được T', nguồn gốc thực sự của số tiền tăng thêm này từ đâu? Nó được tăng lên trong phạ m vi lưu thông hoặc ngoài lưu thông. Trong lưu thông: Trường hợp trao đổi ngang giá: chỉ có sự thay đổi hình thái giá trị, còn tổng số giá trị cũng như phần giá trị nằm trong tay mỗi bên tham gia trao đổi trước sau vẫn ko thay đổi.
- Trường hợp trao đổi ko ngang giá: có thể xảy ra 3 trường hợp sau. Thứ nhất, bán hàng hóa cao hơn giá trị: nhà tư bản sẽ đc khi bán cao và sẽ mất khi mua. Thứ hai là bán hàng hóa thấp hơn giá trị: nhà tư bản sẽ được do mua rẻ & sẽ bị mất khi bán. Thứ ba là nhà tư bản chuyên mua rẻ, bán đắt. Nhưng xét trong tổng giá tr ị toàn xã hội cũng không hề tăng lên, ở đây chỉ có sự phân phối lại lượng giá trị có sẵn trong xã hội mà thôi. Như vậy trong lưu thông dù trao đổi ngang giá hay không ngang giá đều không tạo ra giá trị thặng dư cho các nhà TB. Trở lại ngoài lưu thông chúng ta xem xet hai trường hợp: Xét các yếu tố tiền: nếu tiền làm phương tiện cất trữ, không tiếp xúc gì với lưu thông, thì tiền cũng ko tự lớn lên được. Xét các yếu tố hàng: nếu người trao đổi vẫn đứng một mình với hàng hóa của anh ta, thì giá trị của hàng hóa ấy không tăng lên Tóm lại, xét trong lưu thông hay ngoài lưu thông với các trường hợp ở trên đều không tạo ra giá trị thặng dư cho các nhà tư bản. Mâu thuẫn của công thức chung của tư bản là giá trị thặng dư không được tạo ra trong lưu thông & cũng không thể xuất hiện bên ngoài lưu thông. Như C.Mác khẳng định “Vậy là tư bản không thể xuất hiệ từ lưu thông và cũng không thể xuất hiện ngoài lưu thông. 2.2 Cách thức giải quyết mâu thuẫn trong công thức chung của TB Các Mác là người đầu tiên phân tích & giải quyết mâu thuẫn trong công thức của TB bằng lý luận về hàng hóa sức lao động. Sự chuyển hóa của số tiền cần phải chuyển hóa thành tư bản không thể xảy ra rong bản than số tiền đó, mà chỉ có thể xảy ra ở số hàng hóa được mua vào. C.Mác đã nhận tháy đó không phải là một hàng hóa thông thường mà là một hàng hóa đặc biệt mà giá trị của nó là nguồn gốc tạo ra giá trị thặng dư. Thứ hàng hóa đó là sức lao động mà nhà tư bản đã tìm thấy trên thị trường. Sức lao động là toàn bộ các thể lực và trí lực ở trong than thể một con người trong nhân cách sinh động của con người, thể lực và trí lực con người phải làm cho hoạt động để sản xuất ra những vật có ích. Nhà TB khi đưa tiền vào lưu thông đã
- dùng tiền mua được hàng hóa đặc biệt là hàng hóa sức lao động, để sử dụng nó (không phải bán nó), sẽ tạo ra giá trị thặng dư cho nhà TB. Hàng hóa đặc biệt này có đặc điểm về giá trị sử dụng là nguồn gốc tạo ra giá trị thặng dư cho các nhà tư bản. Sử dụng hàng hóa sức lao động tức là quá trình người công nhận tiến hành lao động, là sự kết hợp sức lao động của công nhân với tư liệu sản xuất; trong quá trình lao động = lao động trừu tượng - sự hao phí thể lực , trí lực mới sẽ tạo giá trị mớ i cho hàng hóa, lượng giá trị mới này lớn hơn giá trị của bản thân nó. Tóm lại tư bản là giá trị mang lại giá trị thặng dư bằng cách bó lột sức lao động của công nhân làm thuê. Mâu thuẫn trong công thức chung của tư bản là: Tư bản không thể xuất hiện từ lưu thông cũng không thể xuất hiện ngoài lưu thông. Nó phải xuất hiện trong lưu thông đồng thời không phải trong lưu thông. Bằng việc chỉ ra hàng hóa sức lao động C.Mác đã giải quyết được mâu thuẫn trong công thức chung của tư bản. 3. Lý luận tuần hoàn tư bản và chu chuyển tư bản. 1. Lý luận tuần hoàn tư bản Tuần hoàn của tư bản là sự vận động liên tục của tư bản trải qua ba giai đoạn, lần lượt mang ba hình thái khác nhau, thể hiện ba chức năng khác nhau để rồi quay trở về hình thái ban đầu có kèm theo giá trị thặng dư. 1.1 Ba giai đoạn vận động của tư bản và sự biến hóa hình thái của tư bản. Mọi tư bản sản xuất trong qúa trình vận động đều trải qua 3 giai đoạn, tồn tại dưới ba hình thức và thực hiện ba chức năng.Giai đoạn thứ nhất: Nhà tư bản xuất hiện trên thị trường với tư cách người mua, thực hiện hành vi T - H, tức là mua.Giai đoạn thứ hai: Nhà tư bản tiêu dùng sản xuất các hàng hoá đã mua, tức tiến hành sản xuất, kết quả là nhà tư bản có được một hàng hoá có giá trị lớn hơn giá trị các yếu tố sản xuất ra hàng hoá đó.Giai đoạn thứ ba: Nhà tư bản trở lại thị trường với tư cách là người bán, thực hiện hành vi H' - T', tức là bán. a) Giai đoạn thứ nhất: T – H
- T - H ở đây chỉ là hành vi mua bán thông thường, tiền tệ được sử dụng làm phương tiện mua như mọi số tiền khác trong lưu thông. Tiền tuy làm phương tiện mua nhưng phải mua được hàng hoá sức lao động và tư liệu sản xuất nhằm mục đích sản xuất giá trị thặng dư. Hành vi T - H không chỉ đơn thuần biểu thị việc chuyển hoá một món tiền thành hàng hoá, mà nó đã bước vào 9 giai đoạn vận động tuần hoàn của tư bản.Hơn nữa, việc mua tư liệu sản xuất và sức lao động không những phải phù hợp với loại sản phẩm cần chế tạo, mà phải tỉ lệ thích hợp với nhau về số lượng. Tỉ lệ đó nhằm bảo đả m cho quá trình sản xuất được tiến hành bình thường và nhất là để sử dụng được triệt để toàn bộ thời gian lao động của công nhân. Nếu thiếu tư liệu sản xuất thì công nhân không không đủ việc làm. Ngược lại, thiếu công nhân thì tư liệu sản xuất cũng không được tận dụng để tạo ra sản phẩ m. Do đó, lòng thèm khát lao động thặng dư của nhà tư bản cũng không được thoả mãn.Quá trình này thể hiện như sau: SLĐ T-H TLSX Rõ ràng, trong quá trình này hành vi T - Slđ (việc mua sức lao động) là yếu tố đặc trưng khiến tiền xuất hiện ngay từ đầu với tư cách là tư bản. Hành vi T - Tlsx chỉ cần thiết để sức lao động đã mua có thể hoạt động được song T - Slđ được coi là nét đặc trưng của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa không phải do tính chất tiền tệ của mối quan hệ đó. Tiền đã xuất hiện rất sớm để mua cái được gọi là sự phục vụ, nhưng tiền lúc ấy vẫn không biến thành tư bản tiền tệ. Nét đặc trưng không phải ở chỗ người ta có thể mua sức lao động bằng tiền, mà sức lao động biến thành hàng hoá. Đây là một việc mua bán, một quan hệ hàng hoá tiền tệ, những người mua là nhà tư bản - kẻ chiếm hữu tư liệu sản xuất và người bán là người lao động làm thuê bị tách rời hoàn toàn với tư liệu sản xuất và tư liệu sinh hoạt. Vậy không phải bản chất của tiền tệ đã đẻ ra mối quan hệ tư bản chủ nghĩa; trái lại, chính sự tồn tại của quan hệ tư bản chủ nghĩa mới làm cho chức năng của tiền tệ là công cụ của lưu thông hàng hoá nói chung biến thành chức năng của tư bản. Do đó, trên cơ sở tư liệu sản xuất và sức lao động đã hoàn toàn bị tách rờ i
- nhau, quan hệ giai cấp giữa nhà tư bản và người lao động làm thuê đã có rồi, thì tiền của nhà tư bản ứng ra để thực hiện hành vi: SLD T-H TLSX Hoàn thành quá trình này, giá trị tư bản đã trút bỏ hình thái tiền tệ và mang hình thái các yếu tố của sản xuất TBCN: tư liệu sản xuất và sức lao động, tức là hình thái tư bản sản xuất. Như vậy, kết quả của giai đoạn thứ 1' là tư bản tiền tệ biến thành tư bản sản xuất. a) Giai đoạn thứ hai: Tư bản ứng ra mua hàng hoá s ức lao động tư liệu sản xuất nhằm mục đích thu về một tư bản có gía trị lớn hơn. Mục đích đó không thể thực hiện được bằng cách bán ngay các hàng hoá đã mua mà chỉ có thể đạt được bằng cách sử dụng các hàng hoá ấy sản xuất ra một hàng hoá mới. Do đó, tiếp theo giai đoạn thứ 1' (mua sức lao động và tư liệu sản xuất) tất yếu dẫn đến giai đoạn thứ hai - giai đoạn sử dụng các hàng hoá đã mua, tức sản xuất. Quá trình này có thể biển diễn như sau: SLĐ H …....SX....H' TLSX Quá trình sản xuất ở đây diễn ra cũng giống như quá trình sản xuất của mọi hình thái xã hội khác, là sự kết hợp của hai yếu tố sức lao động và tư liệu sản xuất. Phương thức kết hợp đặc thù này không chỉ là kết quả, mà còn là yêu cầu của sự vận động tư bản, qúa trình sản xuất vì vậy trở thành một chức năng của tư bản, trở thành quá trình sản xuất tư bản chủ nghĩa. Trong khi thực hiện chức năng của mình, tư bản sản xuất tiêu dùng các thành phần của nó để biến thành một khối lượng sản phẩm có giá trị lớn hơn. Kết quả là một hàng hoá mới được tạo ra khác cả về giá trị sử dụng và lượng giá trị so với các hàng hoá cấu thành tư bản sản xuất. Hàng hoá mới này là hàng hoá mang giá trị thặng dư, đã trở thành H', có giá tr ị bằng giá trị của tư bản sản xuất hao phí ra nó cộng với gía trị thặng dư (m) do tư
- bản sản xuất ấy đẻ ra. Nhờ vậy kết quả của giai đoạn thứ hai là tư bản sản xuất biế n thành tư bản hàng hoá. b) Giai đoạn thứ ba: H ' - T' Sản xuất hàng hoá, tư bản chưa thể ngừng vận động nhà tư bản đang tồn tại dưới hình thức hàng hoá, cần phải đem bán để thu tiền về. Quá trình này có thể biểu hiện bằng công thức H' - T'. Không khác gì hàng hoá thông thường, hàng hoá tư bản đưa ra lưu thông cũng chỉ thực hiện chức năng vốn có của hàng hoá là bán để lấy tiền. Nhưng nó là tư bản hàng hoá người ngay sau khi quá trình sản xuất, nó đã là hàng hoá, có giá trị bằng giá trị tư bản ứng trước và giá trị thặng dư. Nhờ vậy, tiến hành trao đổi theo đúng quy luật giá trị của nó thu về được T', nghĩa là thu về được số tiền trội hơn so với số tiền ứng ra ban đầu. Chức năng của H' không chỉ là chức năng của mọi sản phẩm hàng hoá, mà quan trọng hơn còn là chức năng thực hiện giá trị thặng dư được tạo ra trong qúa trình sản xuất. Kết thúc giai đoạn này, tư bản hàng hoá đã biến thành tư bản tiền tệ. Đến đây, mục đích của tư bản được thực hiện. Tư bản trở lại hình thái ban đầu, vớ i số lượng lớn hơn trước.Tổng hợp quá trình vận động của tư bản trong cả ba giai đoạn, ta có công thức: SLĐ …......sản xuất..........H'-T' T-H TLSX Trong công thức này, với tư cách là một giá trị, tư bản đã trải qua một chuỗi biến hoá hình thái có quan hệ với nhau, qui định lẫn nhau; có bao nhiêu biến hoá hình thái là có bấy nhiêu thời kỳ hay giai đoạn của quá trình vận động từ tư bản. Trong giai đoạn đó, có hai giai đoạn thuộc lĩnh vực lưu thông và một giai đoạn thuộc lĩnh vực sản xuất. Sự vận động của tư bản trải qua đoạn, lần lượt mang ba hình thái rồi quay trở về hình thái ban đầu với giá trị không chỉ được bảo tồn mà còn tăng lên, gọi là sự tuần hoàn của tư bản.Tuần hoàn của tư bản chỉ có thể tiến hành bình thường chừng nào các giai đoạn khác nhau của nó không ngừng chuyển tiếp. Mặt khác, bản thân sự tuần hoàn của tư bản lại làm cho tư bản phải nằm lại ở
- mỗi một giai đoạn tuần hoàn trong một thời gian nhất định. Do đó, sự vận động tuần hoàn của tư bản là sự vận động đứt quảng không ngừng. Chính trong s ự vậ n động mâu thuẫn đó mà tư bản tự bảo tồn, chuyển hoá giá trị và không ngừng lớ n lên. Điều kiện để cho tuần hoàn TB được bình thường: Sự vận động của TB chỉ diễn ra bình thường khi các giai đoạn của nó được diễn ra liên tục, kế tiếp nhau. Mỗi sự gián đoạn ở bất kỳ giai đoạn nào cũng khiến cho sự tuần hoàn này bị đình trị. Mặt khác, TB phải tồn tại dưới cả ba hình thái là TB tiền tệ, TB sản xuất, TB hàng hoá. 1.2 Sự thống nhất của 3 hình thái tuần hoàn của tư bản công nghiệp. Quá trình vận động của tư bản chủ nghĩa trải qua 3 giai đoạn, tư bản lần lượt khoác lấy 3 hình thái: tư bản tiền tệ, tư bản sản xuất và tư bản hàng hóa. Mỗi một hình thái đều có thể xem là điểm xuất phát, đồng thời là điểm hồi quy của nó. Tư bản công nghiệp là loại hình tư bản vận động đồng thời cùng một lúc dưới cả 3 dạng tuần hoàn: tuần hoàn của tư bản tiền tệ, tuần hoàn của tư bản sản xuất, tuần hoàn của tư bản hàng hóa. Sau đây, ta đi sâu xem xét cụ thể từng dạng tuần hoàn đó. a) Tuần hoàn của tư bản tiền tệ. Tuần hoàn của tư bản tiền tệ vận động theo công thức: SLĐ T–H …SX… H’ – T’ TLSX Theo tuần hoàn này điểm xuất phát là T và điểm kết thúc là T’ ( với T’ > T). Do đó tuần hoàn của tư bản tiền tệ biểu thị một cách rõ rệt nhất động cơ và mục đích của tư bản là giá trị tăng thêm giá trị, tiền đẻ ra tiền lớn hơn. Trong tuần hoàn này T là phương tiện ứng ra trong lưu thông và T’ là mục đích đạt được trong lưu thông nên hình như lưu thông đẻ ra giá trị lớn hơn, còn giai đoạn sản xuất chỉ là khâu trung gian không thể tránh được, chỉ là một “tai vạ” cần thiết để làm ra tiền, để tăng thêm giá trị. Chính vì vậy mà hình thái tuần hoàn của tư bản tiền tệ là hình thái nổi bật nhất, đặc trưng nhất của tuần hoàn tư bản công nghiệp, đồng thời cũng
- là hình thức phiến diện nhất, che dấu bản chất bóc lột của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa. b) Tuần hoàn của tư bản sản xuất. Tuần hoàn của tư bản sản xuất vận động theo công thức : SX…H’ – T’ – H … SX Tuần hoàn tư bản sản xuất nói lên sự vận động của tư bản được lặp đi lặp lại, theo chu kỳ của tư bản sản xuất. Ở đây tư bản hàng hóa được sinh ra từ quá trình sản xuất. còn tư bản tiền tệ chỉ là phương tiện mua, chuẩn bị các điều kiện cho sản xuất, tức chỉ làm điều kiện cho tư bản hàng hóa chuyển thành tư bản sản xuất. Tuần hoàn tư bản sản xuất đã vạch rõ nguồn gốc của tư bản đều tư sane xuất mà ra. Dù trong quá trình tái sản xuất giản đơn, hay trong quá trình tái sản xuất mở rộng. Nhưng tuần hoàn của tư bản sản xuất lại không biểu thị được việc sản xuất ra giá trị thặng dư, vì nó không hề chỉ ra mục đích của quá trình làm gia tăng thêm giá trị. Ở đây mục đích chỉ là sản xuất thật nhiều, thật rẻ và nó cũng không nói rõ sẽ có hiện tượng sản xuất thừa tương đối. c) Tuần hoàn của tư bản hàng hóa Tuần hoàn của tư bản hàng hóa vận động theo công thức: H’ – T’ – H…SX… H’ Khác với mọi hình thái tuần hoàn trên tuần hoàn của tư bản hàng hóa có điể m xuất phát bao giờ cũng là H’ – Một giá trị tư bản ứng trước đã chứa đựng giá trị thặng dư. Bởi vậy, tuần hoàn của tư bản hàng hóa có những đặc điểm sau: Một là: nó biểu thị hình thái hàng hóa được sản xuất từ trong quá trình sản xuất tư bản chủ nghĩa.Nên nó bao hàm cả tiêu dung trong sản xuất và tiêu dung cá nhân. Hai là: điể m kết thúc của quá trình vận động là H’ vẫn dưới hình thái là hàng hóa. Nó chưa được chuyenr hóa lại thành tiền đã tăng thêm giá trị T’. Bởi vậy nó sẽ là một hình thái chưa hoàn thành, nó còn phải tiếp tục vận động,nên nó bao gồm quá trình tái sản xuất. Ba là: tuần hoàn tư bản của hàng hóa làm nổi bật sự lien tục của lưu thông. Điể m bắt đầu tuần hoàn H’, ddiemr kết thúc tuần hoàn cũng là H’, điểm bắt đầu
- tuần hoàn đỏi hỏi lưu thông, thì điểm điể m kết thúc cũng đòi hỏi một quá trình lưu thông mới. Bốn là: hình thái tuần hoàn tư bản hàng hóa còn trực tiếp biểu hiện mối quan hệ giữa những người sản xuất hàng hóa với nhau. Bởi ai nấy cũng đều sản xuất hàng hóa rồi ném chúng vào lưu thông để thu tiền về sẽ gặp nhiều khó khăn hơn và quá trình sản xuất tiếp theo sẽ bị hạn chế lại. Tóm lại nếu xét riêng từng hình thái tuần hoàn thì mỗi hình thái chỉ phản ánh hiện thực nền sản xuất tư bản chủ nghĩa một cách phiến diện. Fo đó khi làm nổi bật bản chất này thì lại che dấu mặt bản chất khác của sự vận động của tư bản công nghiệp. Vì vậy ta phải xem xét đồng thời cả ba hình tái tuần hoàn mới hiểu hết được đầy đủ sự vận động của tư bản, mới hiểu được bản chất của mối quan hệ tư bản chủ nghĩa đưpcj biểu hiện trong sự vận động đó. Trong thực tế, chỉ có sự thống nhất cả ba hình thái tuần hoàn thì quá trình vậ n động mới có thể tiến hành một cách lien tục không ngừng. Tuần hoàn của tư bản chỉ được tiến hành bình thường khi cả ba giai đoạn chuyển tiếp một cách trôi chảy. Nếu một gia đoạn nào đó bị ngừng trệ thi toàn bộ quá trình tuần hoàn sẽ bị phá hoại. 2. Lý luận chu chuyển tư bản Sự vận động biến hóa hình thái của tư bản không chie diễn ra một lần mà nó không ngừng lặp đi lặp lại đó chính là chu chuyển của tư bản. Chu chuyển tư bản chính là sự lặp đi lặp lại của tư bản có tính định kỳ. 2.1 Thời gian chu chuyển của tư bản Thời gian chu chuyển của tư bản là khoảng thời gian từ khi tư bản được ứng ra dưới một hình thái nào đó cho đén khi thu về cũng dưới hình thái ấy, nhưng có kèm theo giá trị thặng dư. Thời gian chu chuyển tư bản chính là khoảng thời gian mà tư bản trải qua các giai đoạn lưu thông và sản xuất trong quá trình tuần hoàn. Nó bao gồm thời gian lưu thông cộng thời gian sản xuất. Thời gian sản xuất
- Thời gian sản xuất của tư bản là thời gian tư bản nằm trong lĩnh vực sản xuất. Thời gian sản xuất bao gồm: - Thời gian lao động, tức là thời gian người lao động sử dụng tư liệu tác đọng vào đối tượng lao động để tạ ra sản phẩm. Đây là thời gian duy nhất tạo ra giá tr ị và giá trị thặng dư cho nhà tư bản. - Thời gian gián đoạn lao động, tức là thời gian đối tượng lao động bán ra thành phẩm, chịu sự tác động của thiên nhiên mà không cần tác động của con người vào. Ví dụ: ngâm thóc giấm thành mạ gieo,gạch để phơi khô, gạo để ủ men… - Thời gian dự trữ sản xuất, tức thời gian tư bản sản xuất đã sẵn sang làm điều kiện cho quá trình sản xuất, nhưng chưa đưa vào sản xuất. Bộ phận tư bản này là tư bản ở góa, nó là điều kiện cho quá trình sản xuất không ngừng. Thời gian gián đoạn lao động và thời gian dự trữ sản xuất không tạo ra giá trị thặng dư. Do đó rút ngắn các thời gian này là vấn đề có ý nghĩa quan trọng đối vớ i quá trình sản xuất ra hàng hóa. Thời gian sản xuất của tư bản dài hay ngắn do tác động của nhiều nhân tố, chủ yếu là bốn nhân tố sau: Một là: tính chất của nghành sản xuất. Hai là: vật sản xuất chịu tác động của quá trình tự nhiên dài hay ngắn. Ba là: Trình độ phát triển của khoa học ký thuật cai hay thấp. Bốn là: Dự trữ sản xuất đủ hay thiếu. Thời gian lưu thông Thời gian lưu thông là thời gian mà tư bản nằm trong lĩnh vực lưu thông. Thời gian lưu thông dai fhay ngắn sẽ làm cho quá trình sản xuất được lặp đi lặp lai nhanh hay chậm, khối lượng tư bản làm chức năng tư bản sản xuất được nhiều lần hay ít, do đó hiệu quả tư bản tức là việc sản xuất ra giá trị thặng dư cao hay thấp. Thời gian lưu thông bao gồ m thời gian mua và thời gian bán, trong đó thời gian bán là quan trọng hơn và khó khăn hơn. Thời gian lưu thông phụ thuộc vào ba nhân tố sau: Một là: tình hình thị trường.
- Hai là: giao thông và phương tiện giao thông. Ba là: khoảng cách thị trường. 2.2 Số vòng chu chuyển của tư bản Do chịu ảnh hưởng của hàng loạt các nhân tố nên thời gian sản xuất và thời gian lưu thông của các tư bản không thể giống nhau. Do đó thời gian chu chuyển của tư bản trong các nghành khác nhau cũng như trong cùng một nghành rất khác nhau. Thời gian chu chuyển của tư bản dài, ngắn khác nhau như vậy, nên muốn tinhd toán so sánh với nhau người ta tính tốc độ chu chuyển của các tư bản trong một thời gian nhất định(một năm) xem tư bản đã quay được mấy vòng. Ta có công thức tính số vòng chu chuyển của tư bản như sau: n = CH/ch Trong đó n: số vong chu chuyển của tư bản. CH: thời gian một năm Ch: thời gian chu chyển một vong của tư bản Thí dụ: một tư bản chu chuyển mootn vòng mất 6 tháng thi số vòng chu chuyển sẽ là n = 12 tháng/6 tháng.Vậy số vòng chu chuyển của tư bản sẽ là 2 vòng. 2.3 Tư bản cố định và tư bản lưu động Thời gian chu chuyển tư bản bao gồ m thời gian chu chuyển của các bộ phận tư bản ứng ra để sản xuất. Nhưng do phương thức chu chuyển của các bộ phận tư bản không giống nhau, nên vòng chu chuyển của bọn chúng cũng rất khác nhau. Căn cứ vào phương thức chu chuyển của các bộ phận tư bản, người ta phân chia bộ phận tư bản thành tư bản cố định và tư bản lưu động. a) Tư bản cố định Tư bản cố định là tư bản tham gia toàn bộ vào quá trình sản xuất, nhưng giá trị của nó chỉ chuyển từng phàn sang sản phẩm.
- Tư bản cố định trước hết là bộ phận tư bản tồn tại dưới hình thái tư liệu sản xuất (máy móc, thiết bị, nhà xưởng…) trong quá trình sản xuất nó chuyển dần giá trị vào sản phẩ m. Phần giá trị cố định như vậy trong tư liệu lao động không ngừng giả m cho đén khi tư liệu lao động không dùng được nữa. Tư liệu lao động càng bền, càng chậm hao mòn bao nhiêu thì thì giá trị của nó càng được biểu hiện dưới hình thức sử dụng lâu bấy nhiêu. Xếp vào bộ phận tư bản cố định còn có bộ phận tư bản chất dung để cải taojddaats có tác dụng lâu daiftrong nhiều chu kỳ sản xuất… giá trị của nó cũng được chuyển dần vào sản phẩ m. b) Tư bản lưu động Tư bản lưu động là bộ phận tư bản khi tham gia vào quá trình sản xuất thì chuyển toàn bộ giá trị sang sản phẩm. Đó là bộ phận tư bản bất biến tiêu dung trong quá trình sản xuất như nguyên liệu, phụ liệu, nhiên liệu… và bộ phận tư bản khả biến (v) cũng có phương thức chuyển dịch giá trị như trên, nên cũng được xếp vào tư bản lưu động. Việc phân chia tư bản sản xuất thành các bộ phận tư bản cố định và tư bản lưu động chỉ có tính chất tương đối. Vì có những tư liệu sản xuất khi là tư bản cố định khi là tư bản lưu động tùy theo chức năng của nó trong quá trình sản xuất. Thí dụ, trâu bò dùng trong việc kéo cày là tư bản cố định nhưng trâu bò dung để giết thịt thì lại là tư bản lưu động. c) Hao mòn hữu hình vào hao mòn vô hình. Trong qúa trình sản xuất tư bản cố định bị hao mòn dần về mặt giá trị sử dụng. Đi đôi với quá trình hao mòn về vật chất, giá trị của nó cũng giảm dần do chuyể n từng phần sang sản phẩ m. Quá trình hao mòn về mặt giá trị đó gọi là hao mòn hữu hình (hao mòn do sử dụng trong sản xuất, do phá hoại của thiên nhiên sinh ra như máy móc bị han rỉ). Ngoài hao mòn hữu hình, tư bản cố định còn bị hao mòn vô hình, tức là hao mòn thuần túy về mặt giá trị, hao mòn vô hình do các nguyên nhân sau gây ra:
- Một là: Do năng suất lao động tăng lên làm giảm giá trị của các máy móc cũ tuy giá trị sử dụng của chúng vẫn còn nguyên vẹn hoặc mới gao mòn một phần. Hai là: Do tiến bộ của khoa học kỹ thuật giúp con người sản xuất được những máy móc tối tân hơn, công suất cao hơn các máy cũ. Vì vậy, làm cho máy cũ tuy giá trị sử dụng vẫn còn nguyên vẹn, nhưng giá trị của nó lại bị giảm đi nhiều. Hao mòn hữu hình và hao mòn vô hình của tư bản cố định đều được tính chuyển giá trị vào sản phẩm hình thành nên quỹ khấu hao dung để đổi mới tư bả n cố định. Để phát huy hiệu quả của tư bản, quỹ này có thể được đưa ra mua sắ m thêm máy móc để mở rộng sản xuất theo chiều rộng hoặc cải tiến máy móc nhằ m tăng thêm hiệu suất (phát triển theo chiều sâu). Tư bản cố định phải được bảo quản chu đáo để tránh những hao mòn bất thường, nâng cao hiệu quả sử dụng của nó. Ngoài việc bảo quản tư bản cố định phải được bảo dưỡng, tu bổ, sửa chữa có định kỳ. Những phí dung cho việc bảo quản, sửa chữa cố định đó được tính vào giá cả sản phẩm sản xuất ra. Trong quá trình sản xuất, để hạ được giá thành sản phẩm cần hết sức tránh những hao mòn vô ích trên đây. 2.4 Tác dụng và phương pháp làm tăng tốc độ chu chuyển của tư bản Trong quá trình sản xuất, tổng tư bản ứng trước cần được tăng tốc độ chu chuyển. Tốc độ chu chuyển của tổng tư bản ứng trước được tính bằng tốc độ chu chuyển trung bình của tư bản cố định và tư bản lưu động. Theo công thức sau: Giá trị chu Giá trị chu chuyển Tốc độ chu chuyển của tư bản cố định + của tư bản lưu động chuyển của tổng = tư bản ứng trước Tổng số tư bản úng trước (trong năm) Thí dụ: tổng số tư bản ứng trước là 100.000 USD. Trong đó: tư bản cố định là 80.000 USD được sử dụng trong vòng 10 năm. Tư bản lưu động là 20.000 USD cứ hai tháng chu chuyển một lần. Vậy tốc độ chu chuyển của tổng tư bản ứng trước bằng:
- (80.000 USD :10) + (20.000 x 6) 128.000 = 1,28 lần. = 100.000 100.000 Có thể rút ra nguyên lý: tốc độ chu chuyển của tư bản ứng trước tỷ lệ thuận với tổng giá trị của tư bản cố định và tư bản lưu động, tỷ lệ nghịch với giá trị của tổng tư bản ứng trước. Vì vậy tăng tốc độ của tư bản sẽ làm tăng được hiệu quả sản xuất,có thể tránh được thiệt hại do hao mòn vô hình và tăng được quỹ khấu hao vào việc mở rộng và cải tiến sản xuất. Đặc biệt đối với tư bản lưu động, tăng tốc độ chu chuyển của tư bản có ý nghĩa rất lớn. Như đối với bộ phận bất biến lưu động (nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu…) nếu chu chuyển nhanh sẽ tiết kiệ m được tư bản ứng trước. Hoặc đối với tư bản khả biến lưu động việc tăng tốc độ chu chuyển tư bản càng hết sức quan trọng, nó có ý nghĩa quyết định làm tăng thêm giá trị thặng dư. Thí dụ: có hai tư bản A và B, có lượng tư bản khả biến ứng ra bằng nhau là 20.000 USD có tỷ suất giá trị thặng dư như nhau m’ = 100%. Nhưng tư bản A mỗ i năm chu chuyển được một vòng, tư bản B mỗi năm chu chuyển được hai vòng. Kết quả: Số lượng giá trị thặng dư tư bản A thu được: 20.000 USD x 100% = 20.000 USD Số lượng thặng dư tư bản B thu được (20.000 USD x 2) x 100% = 40.000 USD Vậy số lượng giá trị thặng dư hai tư bản thu được là khác nhau và tỷ suất giá trị thặng dư hằng năm của hai tư bản cũng khác nhau. Cụ thể: Tỷ suất giá trị thặng dư của tư bản A bằng: m’(A) = 20.000/20.000 x 100% = 100% Tỷ suất giá trị thạng dư hằng năm của tư bản B bằng: m’(B) = 40.000/20.000 x 100% = 200%
- Rút ra nhận xét: hai tư bản khả biến ứng trước như nhau, nhưng có tốc độ chu chuyển khác nhau, vì vậy tư bản khả biến sử dụng cũng khác nhau và mặc dù tỷ suất giá trị thặng dư thực tế bằng nhau nhưng tỷ suất giá trị thặng dư hàng năm khác nhau. Thời gian chu chuyển của tư bản của tư bản gồm có thời gian sản xuất và thờ i gian lưu thông, nên muốn tăng tốc đọ chu chuyển của tư bản càn hết sức rút ngắn được các thời gian đó. Phương pháp để rút ngắn thời gian sản xuất thực hiện bằng cách áp dụng k ỹ thuật mới, cải tiến cách thức sản xuất, mở rộng phạm vi phân công hiệp tác, cải tiến tổ chức quản lý lao động, tăng cường lao động… Có như vậy mới rút ngắ n được thời gian lao động, rút ngắn quá trình tác động của tự nhiên vào đối tượng lao động, rút ngắn được thời gian dự trữ sản xuất. Thời gian lưu thông có thể rút ngắn bằng cách cải tiến chất lượng hàng hóa,cải tiến mặt hàng, cải tiến mạng lưới và phương thức bán hàng. Đặc biệt phải phát triển mạnh nghành giao thông vận tải, tăng cường việc thông tin quảng cáo dướ i nhiều hình thức khác nhau… Tóm lại lý luận tuần hoàn tư bản và chu chuyển tư bản vạch rõ sự vận động cá biệt về cả mặt chất và lượng vận động của tư bản. Đồng thời lý luận tuần hoàn và chu chuyển tư bản vạch rõ những phương thức chuyển dịch giá trị các bộ phận tư bản cấu thành nên tư bản sản xuất. Trên cơ sở đó lý luận tuần hoàn tư bản đã rút ra những nguyên lý luận, những phương pháp tổ chức quản lý thích hợp nhằm rút ngắn thời gian sản xuất ra sản phẩ m, tăng vòng quay của tư bản… Đó cũng là những bài học vận dụng quý báu trong sản xuất kinh doanh đối với chúng ta hiệ n nay.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tiểu luận “Học thuyết của Mác tuần hoàn và chu chuyển tư bản và sự vận dụng nó vào nền kinh tế nước ta”
35 p | 2974 | 650
-
Tiểu luận Lý luận tuần hoàn và chu chuyển tư bản với việc sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn trong doanh nghiệp của nhà nước
23 p | 369 | 121
-
Luận án tiến sỹ kinh tế: Hoàn thiện quản lý thu thuế của nhà nước nhằm nâng cao sự tuân thủ thuế của doanh nghiệp
238 p | 336 | 112
-
Tiểu luận: Lý luận tuần hoàn và chu chuyển tư bản với việc sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn trong doanh nghiệp của nhà nước
27 p | 401 | 106
-
Tiểu luận: Lý luận tuần hoàn và chu chuyển tư bản của C.Mác. Ý nghĩa của nó đối với vấn đề huy động và sử dụng vốn ở nước ta hiện nay
31 p | 822 | 76
-
Tiểu luận: Lý luận tuần hoàn & chu chuyển của tư bản, vận dụng vào các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp của Việt Nam trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN
23 p | 253 | 59
-
Tiểu luận: Phân tích các giai đoạn vận động tuần hoàn của tư bản công nghiệp. Ý nghĩa nghiên cứu
15 p | 464 | 54
-
TIỂU LUẬN " Cấp nước tuần hoàn và tái sử dụng nước thải "
17 p | 254 | 44
-
LUẬN VĂN: Trình bày lý thuyết tuần hoàn và chu chuyển của tư bản. ý nghĩa thực tiến rút ra khi nghiên cứu lý thuyết này đối với việc quản lý các doanh nghiệp của nước ta khi chuyển sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa
31 p | 197 | 36
-
Tiểu luận: Học thuyết tuần hoàn và chu chuyển tư bản và sự vận dụng nó vào nền kinh tế thị trường thời kỳ quá độ ở nước ta
25 p | 154 | 16
-
Tiểu luận Lý thuyết tuần hoàn và chu chuyển trung bình
29 p | 70 | 14
-
Tiểu luận Lý thuyết tuần hoàn và chu chuyển trung bình 2
43 p | 123 | 13
-
Luận văn: “Học thuyết tuần hoàn và chu chuyển tư bản (TB), sự vận dụng trong quản lý các doanh nghiệp ở Việt Nam”
22 p | 111 | 11
-
Tiểu luận Lý thuyết tuần hoàn và chu chuyển trung bình 1
29 p | 79 | 9
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Xây dựng mô hình quản lý rác thải nhựa theo định hướng nền kinh tế tuần hoàn tại TP Đà Nẵng
26 p | 12 | 9
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu tác dụng bảo vệ cơ tim và ảnh hưởng lên huyết động của sevofluran và propofol ở bệnh nhân phẫu thuật tim mở dưới tuần hoàn ngoài cơ thể
27 p | 12 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý công: Đạo đức công chức cấp xã vùng Bắc Trung bộ Việt Nam
27 p | 6 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn