LUẬN VĂN: Trình bày lý thuyết tuần hoàn và chu chuyển của tư bản. ý nghĩa thực tiến rút ra khi nghiên cứu lý thuyết này đối với việc quản lý các doanh nghiệp của nước ta khi chuyển sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa
lượt xem 36
download
Phát triển kinh tế là một yêu cầu đòi hỏi cho mỗi quốc gia, mỗi dân tộc. Nhưng một nền kinh tế phát triển nhanh hay chậm lại phụ thuộc vào những chính sách cụ thể của từng quốc gia và các bộ, ngành ở quốc gia đó. Vì mục tiêu “Dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng văn minh” Đảng và Nhà nước cùng các bộ, ngành đã nỗ lực cố gắng đưa ra các chính sách đúng đắn và các biện pháp giải quyết phù hợp để đưa nền kinh tế nước ta phát triển nhanh,...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: LUẬN VĂN: Trình bày lý thuyết tuần hoàn và chu chuyển của tư bản. ý nghĩa thực tiến rút ra khi nghiên cứu lý thuyết này đối với việc quản lý các doanh nghiệp của nước ta khi chuyển sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa
- LUẬN VĂN: Trình bày lý thuyết tuần hoàn và chu chuyển của tư bản. ý nghĩa thực tiến rút ra khi nghiên cứu lý thuyết này đối với việc quản lý các doanh nghiệp của nước ta khi chuyển sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa
- Lời nói đầu Phát triển kinh tế là một yêu cầu đòi hỏi cho mỗi quốc gia, mỗi dân tộc. Nhưng một nền kinh tế phát triển nhanh hay chậm lại phụ thuộc vào những chính sách cụ thể của từng quốc gia và các bộ, ngành ở quốc gia đó. Vì mục tiêu “Dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng văn minh” Đảng và Nhà nước cùng các bộ, ngành đã nỗ lực cố gắng đưa ra các chính sách đúng đắn và các biện pháp giải quyết phù hợp để đưa nền kinh tế nước ta phát triển nhanh, mạnh. Trong nội dung đề án này đề cập đến một góc độ làm cho nền kinh tế có thể suy thoái, có thể phát triển nhanh hay chậm. Đề tài: “Trình bày lý thuyết tuần hoàn và chu chuyển của tư bản. ý nghĩa thực tiến rút ra khi nghiên cứu lý thuyết này đối với việc quản lý các doanh nghiệp của nước ta khi chuyển sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa” là một đề tài rộng lớn và phức tạp. I. Mở đầu. 1. Cơ sở lý luận. Sản xuất tư bản chủ nghĩa là sự thống nhất biện chứng giữa quá trình sản xuất và quá trình lưu thông, giữa quá trình tạo ra giá trị thặng dư và quá trình thực hiện giá trị thặng dư. Vì vậy, sau khi đã nghiên cứu các quá trình khác, cần nghiên cứu quá trình lưu thông để xác định rõ hơn nữa vị trí của lưu thông và tác dụng tích cực của nó đối với sản xuất cũng như đối với nền kinh tế góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển nhanh, mạnh đưa đất nước ra khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu để nhân dân ta được no, ấm hơn và thoả mãn các nhu cầu khác cao hơn.
- Việc nghiên cứu quá trình lưu thông của tư bản còn cung cấp cho chúng ta một số cơ sở lý luận chung về vấn đề này để nghiên cứu nền kinh tế xã hội chủ nghĩa, chẳng hạn như lý luận về tư bản cố định và tư bản lưu động, thời gian sản xuất, thời gian lưu thông,... Vì lưu thông tư bản là quá trình biến tư bản từ hình thái tiền tệ sang hình thái hàng hoá và từ hình thái hàng hoá sang hình thái tiền tệ. Theo nghĩa rộng thì lưu thông tư bản chính là sự vận động của tư bản qua bai giai đoạn: hai giai đoạn lưu thông và một giai đoạn sản xuất, cho nên lưu thông là khâu quan trọng mà chúng ta đề cập tới. Nếu xử lý tốt khâu này thì nền kinh tế sẽ thuận lợi trong việc sử dụng vốn, rút ngắn thời gian chu kỳ vốn quay vòng, các khâu trao đổi và mua bán khác,... Nước ta đang có nguy cơ bị tụt hậu xa hơn về kinh tế so với nhiều nước trong khu vực do điểm xuất phát thấp, lại phải đi lên trong môi trường cạnh tranh gay gắt, nên nghiên cứu vấn đề này sẽ góp phần rút ngắn khoảng cách tụt hậu ngày một gần hơn. 2. Cơ sở thực tiễn. Nghiên cứu tự tuần hoàn và chu chuyển của tư bản có ý nghĩa thực tiễn đối với chúng ta. Vì nước ta đã chuyển sang nền kinh tế thị trường nên trong sản xuất kinh doanh đòi hỏi chúng ta phải quay vòng vốn nhanh, sử dụng vốn một cách hợp lý có hiệu quả. Có như vậy mới nâng cao được lợi nhuận, góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển nhanh hơn. Dựa vào nhu cầu về vốn và việc sử dụng vốn của các doanh nghiệp có hiệu quả hay không, Nhà nước và các bộ, ngành có thể đưa ra các chính sách thoả đáng nhằm thu hút vốn ở trong nước hoặc đầu tư nước ngoài về để đáp ứng nhu cầu vốn và có các chính sách cụ thể đối với từng doanh nghiệp, xây dựng công cụ quản lý các doanh nghiệp. Nhà kinh tế A.Smith vì: “tiền là dầu mỡ bôi trơn cỗ xe kinh tế, là bánh xe vĩ đại của lưu thông”. Vì vậy nghiên cứu vấn đề lưu thông có ý nghĩa thực tiễn đối với chúng ta trong khi nền kinh tế thị trường đang diễn ra náo nhiệt, sôi động.
- II. Nội dung. A. Tuần hoàn tư bản. 1. Ba giai đoạn của sự vận động của tư bản và sự biến hoá hình thái của tư bản. Mọi tư bản đều xuất hiện trước hết dưới hình thức một số lượng tiền tệ nhất định và được sử dụng để mang lại tiền tệ phụ thêm bằng cách bóc lột lao động làm thuê. Để đạt được kết quả ấy, tư bản phải vận động qua ba giai đoạn: a. Giai đoạn thứ nhất: Nhà tư bản xuất hiện trên thị trường với tư cách là người mua, thực hiện hành vi T- H. Mới nhìn thì T-H cũng chỉ là một hành vi mua bán thông thường. Tiền tệ ở đây được sử dụng làm phương tiện mua như mọi tiền tệ khác trong lưu thông. Nhưng nếu xét kỹ các loại hàng hoá mà nhà tư bản đã mua thì tiền tệ đóng vai trò khác hẳn. Hàng hoá mua được ở đây là tư liệu sản xuất và sức lao động, tức là những nhân tố vật chất và người của sản xuất hàng hoá. Dĩ nhiên là đặc tính của các nhân tố này phải phù hợp với loại sản phẩm cần chế tạo. Ngoài sự phù hợp về tính chất ra, sức lao động và tư liệu sản xuất còn phải phù hợp với nhau về mặt số lượng nữa. Tư liệu sản xuất phải bảo đảm đầy đủ cho việc sử dụng triệt để toàn bộ thời gian lao động tất yếu và lao động thặng dư của sức lao động. Quá trình này có thể trình bày theo công thức: TLSX T - H SLĐ Trong đó: + SLĐ: sức lao động + T: là tiền tệ + H: là hàng hoá + TLSX: tư liệu sản xuất
- Ta thấy trong quá trình này, hành vi T - SLĐ là yếu tố đặc trưng khiến tiền xuất hiện là tư bản. Hành vi T - TLSX chỉ cần thiết để cho sức lao động đã mua có thể hoạt động được. Song T - SLĐ được coi là nét đặc trưng của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa không phải là vì tính chất tiền tệ của mối quan hệ đó. Tiền đã xuất hiện rất sớm để mua cái gọi là những sự phục vụ, nhưng mặc dầu thế, tiền lúc ấy vẫn không biến thành tư bản tiền tệ. Nét đặc trưng ở đây không phải là ở chỗ người ta có thể mua được sức lao động bằng tiền, mà là ở chỗ sức lao động xuất hiện thành hàng hoá. Đây là một việc mua bán, một quan hệ tiền tệ, nhưng trong đó người mua là nhà tư bản, họ chiếm hữu tư liệu sản xuất và người bán là người lao động làm thuê đã tách rời hoàn toàn với tư liệu sản xuất và tư liệu sinh hoạt. Vậy không phải bản chất của tiền tệ đẻ ra mối quan hệ tư bản chủ nghĩa, trái lại, chính sự tồn tại của mối quan hệ đó mới làm cho chức năng đơn giản của tiền biến thành chức năng của tư bản. Do đó, chính trên cơ sở tư liệu sản xuất và sức lao động hoàn toàn tách rời nhau, quan hệ giai cấp giữa nhà tư bản và người lao động làm thuê đã có, mà tiền của nhà tư bản ứng ra để thực hiện hành vi TLSX T - H SLĐ là tư bản tiền tệ. Song quá trình này, giá trị tư bản đã lột bỏ “chiếc áo khoác” hình thái tiền tệ để tồn tại dưới hình thái hiện vật là sức lao động và tư liệu sản xuất, dưới hình thái các yếu tố của sản xuất tư bản chủ nghĩa, tức là hình thái tư bản sản xuất. Như vậy, kết quả của giai đoạn thứ nhất là tư bản tiền tệ biến thành tư bản sản xuất. b. Giai đoạn thứ hai. Nhà tư bản tiêu dùng sản xuất các hàng hoá đã mua, tức là tiến hành sản xuất. Kết quả là nhà tư bản có được một hàng hoá có giá trị lớn hơn giá trị của các yếu tố sản xuất hàng hoá đó. Quá trình này có thể được mô tả như sau: TLSX H .... SX H ’ SLĐ
- Quá trình sản xuất diễn ra ở đây cũng giống như mọi quá trình sản xuất của mọi hình thái xã hội là do kết hợp hai yếu tố người lao động và tư liệu sản xuất lại mà có. Song sự kết hợp hai yếu tố vốn hoàn toàn tách rời nhau này là do công lao của các nhà tư bản đã ứng tư bản của mình ra để thực hiện. Vì vậy sức lao động và tư liệu sản xuất trở thành hình thái tồn tại của giá trị tư bản ứng trước, chúng phân thành những yếu tố khác nhau của tư bản sản xuất. Phương thức kết hợp đặc thù đó không chỉ là kết quả mà còn là yêu cầu của sự vận động của tư bản, quá trình sản xuất vì vậy trở thành quá trình sản xuất tư bản chủ nghĩa. Trong khi làm chức năng của mình, tư bản sản xuất tiêu dùng các thành phần của bản thân nó để biến các thành phần ấy thành một khối lượng sản phẩm có giá trị lớn hơn. Kết quả của quá trình là một hàng hoá mới được tạo ra, khác về giá trị sử dụng và cả về lượng giá trị so với các hàng hoá cấu thành tư bản sản xuất. Hàng hoá mới này là hàng hoá đã mang giá trị thặng dư, nó đã trở thành H’ có giá trị bằng sản xuất + m tức là bằng giá trị của tư bản sản xuất hao phí để chế tạo ra nó, cộng với giá trị thặng dư (m) do tư bản sản xuất ấy đẻ ra. Như vậy kết quả của giai đoạn thứ hai là tư bản sản xuất biến thành tư bản hàng hoá. c. Giai đoạn thứ ba: H’ - T’ Sản xuất ra hàng hoá song tư bản chưa thể ngừng sự vận động của nó lại được. Tư bản bây giờ tồn tại dưới hình thái hàng hoá nên cần phải đem bán hàng hoá để thu tiền về thì mới tiếp tục công việc kinh doanh được. Quá trình này có thể trình bày bằng công thức: H’ - T’. Hàng hoá tư bản đưa vào lưu thông cũng không có gì phân biệt với hàng hoá thông thường, nó cũng chỉ thực hiện chức năng vốn có của hàng hoá là trao đổi để lấy tiền. Nhưng sở dĩ nó là tư bản hàng hoá vì ngay sau quá trình sản xuất, nó đã là H’, đã mang trong mình nó giá trị của tư bản ứng trước và giá trị thặng dư. Vì vậy, chỉ cần tiến hành trao đổi theo đúng quy luật giá trị như các hàng hoá thông thường và nếu bán được toàn bộ H’ đảm bảo thu được T’ nghĩa là thu được số tiền trội hơn so với tiền ứng ra ban đầu. Chức năng của H’, do đó là chức năng của mọi sản phẩm hàng hoá, song đồng thời lại là chức năng thực hiện giá trị thặng dư được tạo ra trong quá trình sản xuất. Kết thúc giai đoạn này, tư bản hàng hoá đã biến thành tư bản tiền tệ.
- Đến đây, mục đích của tư bản đã được thực hiện, tư bản đã trở lại hình thái ban đầu trong tay chủ của nó nhưng với số lượng lớn hơn trước. Tổng hợp quá trình vận động của tư bản trong cả ba giai đoạn ta có công thức sau: TLSX T - H .... SX .... H SLĐ ’ - T’ ở công thức này, tư bản biểu hiện thành một giá trị thông qua một chuỗi biến hoá hình thái quan hệ lẫn nhau, quyết định lẫn nhau. Trong các giai đoạn thì có hai giai đoạn lưu thông và một giai đoạn trong lĩnh vực sản xuất. Sự vận động của tư bản trải qua ba giai đoạn, lần lượt mang ba hình thái để rồi lại trở về hình thái ban đầu với giá trị không những được bảo tồn mà còn tăng lên, đây chính là sự tuần hoàn của tư bản. Tuần hoàn của tư bản chỉ có thể tiến hành một cách bình thường chừng nào các giai đoạn khác nhau của nó không ngừng chuyển từ giai đoạn này sang giai đoạn khác. Mặt khác, bản thân sự tuần hoàn lại làm cho tư bản phải nằm lại ở mỗi một giai đoạn tuần hoàn trong một thời gian nhất định. Do đó, sự vận động tuần hoàn của tư bản là một sự vận động liên tục không ngừng, đồng thời là sự vận động đứt quãng không ngừng, chính trong sự vận động mâu thuẫn đó mà tư bản tự bảo tồn, chuyển hoá giá trị và không ngừng lớn hơn. 2. Sự thống nhất của ba hình thái tuần hoàn của tư bản công nghiệp. Tư bản trong quá trình vận động trải qua ba giai đoạn, lần lượt khoác lấy các hình thái tư bản tiền tệ, tư bản sản xuất, tư bản hàng hoá và ở mỗi hình thái tư bản tiền tệ, tư bản sản xuất, tư bản hàng hoá và ở mỗi hình thái như thế, nó hoàn thành một chức năng thích hợp, tư bản đó là tư bản công nghiệp. Công nghiệp với ý nghĩa bao quát mọi ngành sản xuất kinh doanh theo phương thức tư bản chủ nghĩa. Sở dĩ như vậy là vì tư bản công nghiệp là hình thái tồn tại duy nhất của tư bản, mà chức năng của nó không phải chỉ là chiếm lấy giá trị thặng dư, mà còn là tạo ra giá trị thặng dư. Do đó, tư bản tiền tệ, tư bản hàng hoá và tư bản sản xuất đều không phải là những loại tư bản độc lập. ở đây, các tư bản ấy chỉ là những hình thái chức năng đặc thù của tư bản công nghiệp; tư bản này lần lượt mang ba hình thái ấy, và nếu xét trong quá trình vận
- động liên tục thì mỗi một hình thái đều có thể xem là điểm xuất phát đồng thời là điểm hồi quy của nó, tuần hoàn của tư bản công nghiệp, vì vậy có thể xem là dạng tuần hoàn của tư bản sản xuất, hoặc cũng có thể là dạng tuần hoàn của tư bản hàng hoá. a. Tuần hoàn của tư bản tiền tệ. Từ công thức T - H ... SX .... H’ - T’, với điểm xuất phát là T và điểm kết thúc là T’, đã hiển thị một cách rõ rệt nhất động cơ, mục đích vận động của tư bản là giá trị tăng thêm giá trị, tiền đẻ ra tiền và tích luỹ tiền. Trong tuần hoàn này, T là phương tiện ứng ra trong lưu thông và T’ là mục đích đạt được trong lưu thông, nên hình như là lưu thông đẻ ra giá trị lớn hơn, còn giai đoạn sản xuất chỉ là khâu trung gian không thể tránh được một loại cần thiết để làm ra tiền. Chính do đó mà hình thái tuần hoàn của tư bản tiền tệ là hình thái nổi bật nhất và đặc trưng nhất của tuần hoàn của tư bản công nghiệp. Song cũng chính do đó mà nó là hình thái phiến diện nhất, che dấu nhất quan hệ bóc lột tư bản chủ nghĩa. b. Tuần hoàn của tư bản sản xuất. Từ công thức: SX .... H’ - T’ - H’ .... SX nói lên sự hoạt động lặp đi lặp lại một cách chu kỳ của tư bản sản xuất. Hình thái tư bản hàng hoá trong tuần hoàn này cho thấy rất rõ là nó từ quá trình sản xuất, còn hình thái tiền tệ của tư bản đã kết thúc sự thực hiện tư bản hàng hoá (H’) - là phương diện mua, chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho sản xuất, tức là chỉ làm môi giới cho tư bản hàng hoá chuyển hoá thành tư bản sản xuất. Tuần hoàn này cũng đã vạch rõ được nguồn gốc của tư bản. Dù là tái sản xuất giản đơn hay tái sản xuất mở rộng, nguồn tư bản đều từ quá trình sản xuất mà ra. Song tuần hoàn này lại không biểu thị việc sản xuất ra giá trị thặng dư. Dù là sản xuất giản đơn hay sản xuất mở rộng liên tục, nó cũng chỉ xuất hiện dưới hình thái cần thiết để làm chức năng tư bản sản xuất, thực hiện quá trình tái sản xuất, nó không hề chỉ ra mục đích của quá trình làm tăng thêm giá trị. Do đó, nó làm cho người ta dễ lầm lẫn rằng mục đích của nó chỉ là bản thân sản xuất, trung tâm của vấn đề chỉ là cố gắng sản xuất thật nhiều và thật rẻ, có trao đổi cũng chỉ là trao đổi sản phẩm để tiến hành sản xuất được liên tục, nên không có hiện tượng sản xuất thừa. c. Tuần hoàn của tư bản hàng hoá.
- Công thức: H’ - T’ - H ... SX .... H’ khác hẳn các hình thức tuần hoàn khác ở chỗ: điểm xuất phát bao giờ cũng bắt đầu bằng H’, bằng một giá trị đã tăng thêm giá trị, một giá trị tư bản ứng trước đã chứa đựng giá trị thặng dư với bất kỳ quy mô như thế nào. Điểm này làm cho nó có một số đặc điểm khác là: Một là, ngay từ điểm đầu, nó đã biểu hiện ra là hình thái của sản xuất hàng hoá tư bản chủ nghĩa, nên từ đầu nó là hình thái của sản xuất hàng hoá tư bản chủ nghĩa, nên từ đầu nó đã bao gồm cả tiêu dùng sản xuất và tiêu dùng cá nhân. Hai là, kết thúc bằng H’, chưa chuyển hoá trở lại thành tiền đã tăng thêm giá trị (T’), nó là hình thái chưa hoàn thành và còn phải tiếp tục tiến hành, vì vậy nó đã bao hàm tái sản xuất. Ba là, nó là hình thái làm nổi bật lên sự liên tục của lưu thông. H’ điểm bắt đầu tuần hoàn và H’ điểm kết thúc tuần hoàn đều biểu hiện một khối lượng giá trị sử dụng được sản xuất ra để bán. Do đó nếu H’ điểm bắt đầu tuần hoàn đòi hỏi lưu thông thì điểm H’ cũng đòi hỏi ngay một quá trình lưu thông mới. Bốn là, hình thái tuần hoàn này còn trực tiếp bộc lộ mối quan hệ giữa người sản xuất hàng hoá với nhau. Mỗi nhà tư bản đều ném H’ vào lưu thông và dùng T’ đã thu được để mua các hàng hoá tiêu dùng sản xuất và tiêu dùng cá nhân. Cả hai loại hàng hoá này đều nằm trong lưu thông và cũng do các nhà tư bản công nghiệp cung cấp cho nhau. Do đó hình thái tuần hoàn này không chỉ là một hình thái vận động chung cho mọi tư bản công nghiệp cá biệt mà đồng thời còn là hình thái vận động của tổng số những tư bản cá biệt, tức là hình thái vận động của tổng tư bản của giai cấp tư bản, là một vận động trong đó vận động của mỗi một tư bản công nghiệp cá biệt, chỉ biểu hiện thành vận động bộ phận chằng chịt với vận động của các tư bản khác và bị chế ước bởi những vận động này. Như vậy là hình thái tuần hoàn H’ ... H’ đã vạch rõ rằng sự thực hiện hàng hoá là điều kiện thường xuyên của quá trình sản xuất - song cũng do quá nhấn mạnh tính liên tục của lưu thông hàng hoá, nên người ta có ấn tượng rằng tất cả mọi yếu tố của quá trình sản xuất đều là do lưu thông hàng hoá mà ra và chỉ gồm có hàng hoá mà thôi. Tóm lại, nếu xét riêng từng hình thái tuần hoàn thì mỗi hình thái chỉ phản ánh hiện thực tư bản chủ nghĩa một cách phiến diện, mỗi hình thái đều làm nổi bật mặt bản chất này và lại che dấu mặt bản chất khác của sự vận động của tư bản công nghiệp. Do đó
- phải xem xét đồng thời cả ba hình thái tuần hoàn mới nhận thức được đầy đủ sự vận động thực tế của tư bản, mới hiểu biết đúng đắn bản chất của mối quan hệ giai cấp mà tư bản biểu hiện trong sự vận động của nó. Trong thực tế, cũng chỉ có sự thống nhất của cả ba hình thái tuần hoàn thì quá trình vận động của tư bản mới có thể tiến hành một cách liên tục không ngừng, tuần hoàn của tư bản chỉ tiến hành được khi nào tư bản trải qua cả ba giai đoạn một cách trôi chảy. Nếu một giai đoạn nào đấy bị ngừng trệ thì toàn bộ sự tuần hoàn sẽ bị phá hoại. Song muốn bảo đảm được sự tuần hoàn không ngừng của tư bản, muốn đảm bảo cho tư bản liên tục chuyển hoá hình thái của các giai đoạn chuyển tiếp kế tục nhau thì phải có đủ hai điều kiện: Thứ nhất, là toàn bộ tư bản phải phân ra ba bộ phận tồn tại đồng thời ở cả ba hình thái. Thứ hai, mỗi bộ phận tư bản ở mỗi hình thái khác nhau đều phải không ngừng liên tục trải qua ba hình thái. Hai điều kiện này ràng buộc chặt chẽ nhau, là tiền đề khăng khít của nhau. Chỉ khi nào có sự sắp xếp kề nhau của các bộ phận tư bản tồn tại đồng thời ở cả ba hình thái thì mới có sự kế tục nhau của bộ phận tư bản ấy; ngược lại, cũng chỉ khi nào các hình thái tư bản kế tục nhau không ngừng thì tư bản mới tồn tại đồng thời ở cả ba hình thái được. B. Chu chuyển của tư bản. 1. Thời gian chu chuyển và số vòng chu chuyển của tư bản. Sự tuần hoàn của tư bản nói lên sự biến hoá hình thái của các giai đoạn lưu thông và sản xuất. Nhưng tư bản không phải chỉ biến hoá hình thái một lần rồi dừng lại mà “tư bản là một sự vận động, chứ không phải là một vật đứng yên”. Tư bản nếu muốn tồn tại là tư bản thì phải không ngừng đi vào lưu thông, tiếp tục thực hiện liên tục quá trình biến hoá hình thái, tức là tiếp tục sự tuần hoàn liên tục không ngừng. Sự tuần hoàn của tư bản được lặp đi lặp lại nhiều lần và có định kỳ, đó là sự chu chuyển của tư bản. Mác nói: “Tuần hoàn của tư bản, khi được coi là một quá trình định kỳ, chứ không phải một quá trình bị cô lập, thì gọi là vòng chu chuyển của tư bản”.
- Thời gian chu chuyển của tư bản là khoảng thời gian kể từ khi nhà tư bản ứng tư bản ra dưới một hình thái nào đó cho đến khi thu về cũng dưới hình thái ấy có kèm theo giá trị thặng dư. Chu chuyển của tư bản chỉ là tuần hoàn tư bản xét trong một quá trình định kỳ nên thời gian chu chuyển của tư bản cũng là tổng số thời gian lưu thông và thời gian sản xuất. a. Thời gian sản xuất của tư bản. Thời gian sản xuất của tư bản là thời gian tư bản nằm trong lĩnh vực sản xuất. Thời gian sản xuất lại bao gồm: - Thời gian lao động, tức là thời gian mà người lao động sử dụng tư liệu lao động tác động vào đối tượng lao động để tạo ra sản phẩm. Đây là thời gian duy nhất tạo ra giá trị thặng dư của nhà tư bản. - Thời gian gián đoạn lao động, là thời gian để đối tượng lao động hoặc bán thành phẩm chịu tác động của tự nhiên mà không cần lao động của con người góp sức. Đó là những trường hợp của thóc giống đã gieo, rượu để cho lên men, gỗ, gạch để phơi khô,... chẳng hạn. - Thời gian dự trữ sản xuất, tức là thời gian mà tư bản sản xuất đã sẵn sàng làm điều kiện cho quá trình sản xuất, nhưng chưa phải là yếu tố hình thành sản phẩm, cũng chưa phải là yếu tố hình thành giá trị. Bộ phận tư bản này là ở hàng hoá, nhưng tình trạng này là điều kiện để tiến hành không ngừng quá trình sản xuất. - Thời gian gián đoạn lao động và thời gian dự trữ sản xuất là thời gian không hề tạo ra giá trị và giá trị thặng dư. Do đó, rút ngắn các thời gian này cũng giảm bớt sự chênh lệch giữa thời gian sản xuất với thời gian lao động là vấn đề có ý nghĩa quan trọng đối với các xí nghiệp tư bản chủ nghĩa. - Thời gian sản xuất của tư bản dài hay ngắn là do tác động của nhiều nhân tố, chủ yếu là bốn nhân tố sau đây: + Tính chất của ngành sản xuất: ví dụ như: thời gian sản xuất trong ngành công nghiệp đóng tàu dài hơn thời gian sản xuất trong ngành công nghiệp nhẹ như dệt, thực phẩm,... + Năng suất lao động cao hay thấp.
- + Vật sản xuất chịu nhiều tác động của quá trình tự nhiên dài hay ngắn. + Dự trữ sản xuất nhiều hay ít. b. Thời gian lưu thông của tư bản. Nó là khoảng thời gian mà tư bản nằm trong lĩnh vực lưu thông. Trong thời gian lưu thông, tư bản không làm chức năng tư bản sản xuất, do đó không sản xuất ra hàng hoá và cũng không sản xuất ra giá trị thặng dư. Thời gian lưu thông dài hay ngắn khiến cho quá trình sản xuất lặp đi lặp lại nhanh hay chậm, khiến cho khối lượng một tư bản nhất định làm chức năng tư bản sản xuất được tăng thêm hay bị rút bớt đi, do đó mà năng xuất của tư bản, tức là việc tư bản đẻ ra giá trị thặng dư lớn lên hay giảm đi. Thời gian lưu thông gồm có thời gian mua và thời gian bán, trong đó thời gian bán là quan trọng và khó khăn hơn, thời gian lưu thông dài hay ngắn chủ yếu là do ba nhân tố sau: + Tình hình thị trường tốt hay xấu. + Khoảng cách thị trường xa hay gần. + Phương tiện giao thông khó khăn hay thuận lợi. Do chịu ảnh hưởng của hàng loạt nhân tố nên độ dài của thời gian sản xuất và thời gian lưu thông của các tư bản không thể giống nhau. Do đó, thời gian chu chuyển của các tư bản trong các ngành khác nhau và cả những tư bản trong một ngành cũng rất khác nhau. Thời gian chu chuyển của các tư bản dài ngắn khác nhau như vậy nên muốn tính toán và so sánh với nhau được thì phải có một đơn vị đo lường thống nhất. Đơn vị đó là năm. Dùng năm làm đơn vị đo lường tốc độ chu chuyển của tư bản có nghĩa là muốn xác định tư bản đã quay được mấy vòng trong một năm. Với n là số lần chu chuyển; CH là năm đơn vị đo lường, và ch là thời gian chu chuyển một vòng của tư bản thì sẽ có công thức tính số vòng của chu chuyển tư bản là: n = Error!
- 2. Tư bản cố định và tư bản lưu động. Thời gian chu chuyển của tư bản bao gồm toàn bộ thời gian chu chuyển của các bộ phận tư bản phải ứng ra để tiến hành sản xuất. Nhưng phương thức chu chuyển của các bộ phận tư bản không giống nhau. Căn cứ vào phương thức chu chuyển khác nhau, người ta chia các bộ phận tư bản ra thành tư bản cố định và tư bản lưu động. Tư bản cố định là bộ phận tư bản tham gia toàn bộ vào quá trình sản xuất, nhưng giá trị của nó thì chuyển từng phần sang sản phẩm. Được xếp vào tư bản cố định, trước hết là bộ phận tư bản tồn tại dưới hình thái tư liệu lao động (máy móc, thiết bị, nhà xưởng,...) đang được sử dụng trong quá trình sản xuất. Hình thái giá trị sử dụng của bộ phận tư bản này luôn luôn được duy trì, tồn tại như lúc nó mới gia nhập vào quá trình lao động. Chức năng tư liệu lao động trong quá trình sản xuất giữ chúng lại đó, và do đó bộ phận giá trị tư bản ứng ra được cố định lại dưới hình thái ấy. Bộ phận tư bản này lưu thông không phải dưới hình thái giá trị sử dụng của nó, chỉ có giá trị của nó lưu thông thôi và lưu thông dần dần từng phần một theo nhịp độ mà giá trị đó được chuyển vào sản phẩm. Phần giá trị cố định như vậy không ngừng giảm cho đến khi tư liệu lao động trở thành vô dụng. Tư liệu lao động càng bền bao nhiêu càng chậm hao mòn bao nhiêu thì giá trị tư bản bất biến sẽ được cố định dưới hình thái sử dụng ấy trong một thời gian càng lâu bấy nhiêu. Xếp vào tư bản cố định còn có bộ phận tư bản tồn tại dưới hình thái các tư liệu sản xuất mà xét về mặt giá trị, do đó về phương thức lưu thông giá trị cũng như tư liệu lao động nói trên. Ví dụ trường hợp những chất dùng để cải tạo chất đất, những chất này đem vào trong đất những nguyên tố hoá học và tác dụng kéo dài trong nhiều thời kỳ sản xuất, trường hợp này không phải chỉ có một bộ phận giá trị của tư bản cố định được chuyển vào sản phẩm mà cả giá trị sử dụng của bộ phận giá trị ấy cũng được chuyển vào sản phẩm. Tư bản lưu động là bộ phận tư bản khi tham gia vào quá trình sản xuất thì chuyển toàn bộ giá trị sang sản phẩm. Đó là bộ phận tư bản bất biến dưới hình thái nguyên liệu, vật liệu phụ, nhiên liệu,... tiêu dùng trong quá trình lao động. Bộ phận tư bản khả biến, xét về phương thức chu chuyển cũng giống như bộ phận tư bản bất biến lưu động nói trên, nên cũng được sắp xếp vào tư bản lưu động.
- Sự phân chia tư bản thành bộ phận cố định và bộ phận lưu động là đặc điểm riêng của tư bản sản xuất. Chỉ có tư bản sản xuất mới có sự phân chia này, và căn cứ của sự phân chia là phương thức chu chuyển của tư bản. Do đó có những tư liệu sản xuất khi được coi là tư bản cố định, khi được coi là tư bản lưu động tuỳ theo chức năng của nó trong quá trình sản xuất. Ví dụ như: trâu bò cầy kéo là tư bản cố định nhưng trâu bò thịt lại là tư bản lưu động trong quá trình sản xuất, tư bản cố định bị hao mòn dần dần từ một chiếc máy mới nguyên vẹn, nó bị hao mòn dần và cuối cùng chỉ là đống sắt vụn, đó là hao mòn về mặt giá trị sử dụng. Đồng thời với sự hao mòn vật chất, giá trị của nó cũng giảm dần do đã chuyển từng phần một sang sản phẩm. Đó là hao mòn về mặt giá trị. Những sự hao mòn đó được gọi là hao mòn hữu hình, những hao mòn này là do sử dụng vào sản xuất, do sức phá hoại của thiên nhiên gây nên. Ví dụ như: máy móc bị gỉ,... Ngoài hao mòn hữu hình, tư bản cố định còn bị hao mòn vô hình. Hao mòn vô hình là những sự hao mòn thuần tuý về mặt giá trị, trong khi giá trị sử dụng mới hao mòn một phần hoặc còn nguyên vẹn. Hao mòn vô hình xảy ra do các nguyên nhân sau: - Do năng suất lao động tăng lên, do đó làm giảm giá trị của những chiếc máy cũ, tuy giá trị sử dụng của những chiếc máy này còn nguyên vẹn hay đã bị hao mòn một phần. - Kỹ thuật cải tiến nên người ta sản xuất được những máy móc tuy có giá trị bằng giá trị của máy cũ hoặc cao hơn chút ít, nhưng lại có công xuất vượt xa công suất của máy cũ. Hao mòn hữu hình và hao mòn vô hình bình quân của tư bản cố định đều được tính chuyển giá trị vào sản phẩm, lưu thông cùng sản phẩm, chuyển hoá thành tiền và trở thành quỹ dự trữ tiền tệ để đổi mới tư bản cố định khi đến kỳ tái tạo ra tư bản đó dưới hình thái hiện vật. Đó là quỹ khấu hao của tư bản. Để phát huy hiệu quả của tư bản bộ phận quỹ khấu hao này có thể được đưa ra sử dụng để mở rộng doanh nghiệp tức tăng quy mô theo chiều rộng hoặc cải tiến máy móc nhằm làm cho máy móc tăng thêm hiệu suất, tức tăng quy mô theo chiều sâu. Vậy là có thể thực hiện được tái sản xuất mở rộng mà không cần có sự tích luỹ tư bản thực sự. Để tránh những hao mòn bất thường và bảo đảm phát huy hiệu quả cao, tư bản cố định đòi hỏi những chi phí bảo quản đặc biệt. Việc bảo quản ấy được thực hiện một phần ở bản thân quá trình lao động sử dụng nó, bảo tồn nó và chuyển giá trị của nó vào sản
- phẩm. Việc bảo quản này là một cống hiến của tự nhiên không mất tiền của lao động sống. Nhưng để bảo quản tốt, tư bản cố định còn đòi hỏi phải thực sự chi phí sức lao động nữa. Máy móc yêu cầu thỉnh thoảng phải được lau chùi. Đấy là một công việc phụ, nhưng nếu không làm thì máy móc sẽ nhanh hỏng. Ngoài việc cần được bảo quản, tư bản cố định còn cần được tu bổ, sữa chữa cần thiết, do đó đòi hỏi phải có những khoản chi về tư bản và lao động. Thông thường, mỗi tư bản cố định đầu tư trong một ngành công nghiệp nhất định đều được dự tính theo kinh nghiệm những công việc lau chùi, những yêu cầu tu sửa sau những quãng thời gian hoạt động nhất định cũng như sửa chữa thông thường và bất thường có thể xảy ra. Những chi phí cho những khối lượng công việc bảo quản và sửa chữa đó được phân phối bình quân vào suốt cuộc đời phục vụ trung bình của tư bản và được tính vào giá cả sản phẩm được sản xuất ra. Như vậy là những chi phí đó đã được dự tính trước để phân phối đồng đều cho các vòng chu chuyển của tư bản ngay từ vòng đầu. Số tư bản chi ra cho công việc bảo quản và sửa chữa, xét về nhiều mặt, là một thứ tư bản có tính chất đặc biệt, không thể xếp vào tư bản lưu động cũng không thể xếp vào tư bản cố định, nhưng vì nó là một bộ phận trong chi phí thường ngày nên người ta xếp nó vào tư bản lưu động. Trên thực tế, ranh giới giữa những việc thực sự là sửa chữa và thay thế, giữa chi phí bảo quản và chi phí đổi mới có phần nào không rõ. Trong nông nghiệp chưa sử dụng cơ khí, sự phân biệt giữa thay thế và bảo quản tư bản cố định trong thực tiễn không thể làm được và cũng không cần. Để tránh hao mòn vô ích, nhất là tránh hao mòn vô hình, cũng như ra sức tiết kiệm các chi phí bảo quản và sửa chữa, tăng cường hiệu suất của tư bản, các nhà tư bản càng tìm mọi cách để thu hồi tư bản về nhanh và thu nhiều lợi nhuận hơn nữa. Ngoài các thủ đoạn thông thường như tăng cường độ lao động, kéo dài ngày lao động, thực hiện chế độ ca,...các nhà tư bản còn bóc lột cả thời gian nghỉ ngơi của công nhân; buộc công nhân lao động trong điều kiện vô cùng cực khổ, thậm chí không bảo đảm an toàn lao động cho công nhân. Mâu thuẫn giai cấp trong xã hội tư bản cho nên tăng thêm gay gắt trong mục đích của sản xuất dưới chế độ xã hội chủ nghĩa hoàn toàn khác hẳn so với dưới chủ nghĩa tư bản, nhưng việc tận dụng khả năng công xuất của máy móc thiết bị để tránh hao mòn vô hình và hao mòn hữu hình, chú ý bảo quản sửa chữa, tiết kiệm các chi phí về vốn cố
- định và vốn lưu động cũng là một yêu cầu khách quan trong việc quản lý nền kinh tế xã hội chủ nghĩa. ở miền Bắc nước ta hiện nay, việc cố gắng đưa hết máy móc vào sản xuất, tận dụng công xuất của máy,... không chỉ có tác dụng tránh hao mòn, mà còn có tác dụng đẩy năng suất lao động xã hội lên một bước cao, và nhất là tránh được tình trạng lãng phí nghiêm trọng về sử dụng vốn cố định. 3. Tác dụng của việc tăng tốc độ chu chuyển của tư bản và phương pháp làm tăng tốc độ ấy. Tốc độ chu chuyển của tổng tư bản ứng trước được tính bằng tốc độ chu chuyển trung bình của tư bản cố định và tư bản lưu động. Công thức tính tốc độ chu chuyển của tổng tư bản ứng trước được tính bằng giá trị chu chuyển của tư bản cố định và giá trị chu chuyển của tư bản lưu động trong năm chia cho tổng tư bản ứng trước. Tốc độ chu chuyển của tổng tư bản là tỷ lệ thuận với tổng giá trị chu chuyển của tư bản cố định và tư bản lưu động và tỷ lệ nghịch với giá trị của tổng tư bản ứng trước. Tăng tốc độ chu chuyển của tư bản thì sẽ tăng được hiệu suất sản xuất và mang lại giá trị thặng dư nhiều hơn cho nhà tư bản. Tăng tốc độ chu chuyển của tư bản cố định thì nhà tư bản có thể tránh được thiệt hại hao mòn vô hình và còn có thể tăng cường sử dụng được quỹ khấu hao vào mở rộng và cải tiến kỹ thuật sản xuất. Đặc biệt đối với tư bản lưu động, tăng tốc độ chu chuyển sẽ có tác dụng rất lớn. Đối với bộ phận tư bản bất biến lưu động, tức là bộ phận tư bản bỏ ra mua nguyên liệu, nhiên liệu và vật liệu,... Nếu chu chuyển nhanh thì sẽ tiết kiệm được tư bản ứng trước, hoặc nếu giữ số tư bản lưu động ấy như cũ thì sẽ có điều kiện mở rộng được sản xuất. Đối với tư bản khả biến lưu động, tác dụng của việc tăng tốc độ chu chuyển càng hết sức quan trọng và có ý nghĩa quyết định trong việc tăng thêm giá trị thặng dư. Giả định có hai tư bản A và B, có lượng tư bản khả biến ứng ra như nhau là 20.000đ, có tỷ suất bóc lột như nhau là 100% nhưng tốc độ chu chuyển của tư bản A mỗi năm chỉ một lần, còn tư bản B được hai lần thì số lượng giá trị thặng dư của hai tư bản ấy thu được sẽ khác nhau tư bản A thu được: 20.000 x 100% = 20.000đ. Còn tư bản B thu được 20.000đ x 2 x 100% = 40.000đ. Do đó mà tỷ suất giá trị thặng dư hàng năm của hai tư bản cũng sẽ khác nhau.
- Tư bản A đạt tỷ suất bóc lột giá trị thặng dư là: Error! x 100 = 100% Tư bản B đạt tỷ suất bóc lột là: Error! x 100 = 200% Sở dĩ có tình hình đó là vì tuy hai tư bản khả biến ứng trước như nhau nhưng do chu chuyển khác nhau nên tư bản khả biến thực tế sử dụng lại khác nhau, và do đó tuy tỷ suất giá trị thặng dư thực tế như nhau lại dẫn đến tỷ suất giá trị thặng dư hàng năm khác nhau. Thời gian chu chuyển các tư bản gồm có thời gian sản xuất và thời gian lưu thông nên muốn tăng tốc độ chu chuyển của tư bản thì phải ra sức rút ngắn các khoảng thời gian này lại. Phương pháp rút ngắn thời gian sản xuất được thực hiện bằng cách áp dụng kỹ thuật mới, cải tiến cách thức sản xuất, mở rộng phạm vi phân công hợp tác, cải tiến tổ chức và quản lý lao động, kéo dài ngày lao động và tăng cường độ lao động,... tất cả các cách đó đều nhằm việc rút ngắn thời gian lao động, rút ngắn quá trình chịu ảnh hưởng tự nhiên của vật sản xuất cũng như rút ngắn và giảm bớt được dự trữ sản xuất. Song các phương pháp đó lại buộc các nhà tư bản phải tăng thêm tư bản ứng trước, và nhất là phải tăng thêm bóc lột cho nên lại làm tăng thêm mâu thuẫn trong nền sản xuất tư bản chủ nghĩa. Phương pháp rút ngắn thời gian lưu thông có thể thực hiện bằng cách cải tiến chất lượng hàng hoá, cải tiến mặt hàng cải tiến mạng lưới và phương pháp thương nghiệp, đặc biệt là phát triển ngành giao thông vận tải,... Song việc rút ngắn thời gian lưu thông của tư bản lại gặp rất nhiều trở ngại. Sản xuất càng phát triển, phạm vi thị trường cần mở rộng thì càng làm tăng thêm tính chất cạnh tranh vô Chính phủ trong xã hội tư bản khiến hàng hoá lưu thông hỗn loạn, có nhiều hiện tượng bất hợp lý, lãng phí do đầu cơ mù quáng và quảng cáo phô trương, hình thức gây ra. Mặt khác, đông đảo quần chúng lao động bị bóc lột thậm tệ, thu nhập ngày càng giảm nên sức mua ngày càng giảm sút. Như vậy là do mâu thuẫn đối kháng của bản thân chủ nghĩa tư bản, việc rút ngắn thời gian sản xuất và thời gian lưu thông của tư bản, do đó đẻ ra cả việc tăng tốc độ chu chuyển của tư bản đã vấp phải rất nhiều khó khăn, trở ngại. Tình trạng năng lực sản xuất
- thường xuyên không được sử dụng hết ở các nước đế quốc cùng mức độ cạnh tranh, giành giật gay gắt thị trường giữa các nước này hiện nay càng xác minh rõ điều đó, tăng tốc độ chu chuyển và tìm mọi biện pháp để tăng tốc độ chu chuyển vốn là yêu cầu chung của mọi nền sản xuất. Vậy nên, nền kinh tế xã hội chủ nghĩa càng yêu cầu và có đầy đủ khả năng để thực hiện tốt vấn đề đó. Để quản lý tốt nền kinh tế, phát huy hiệu quả cao của đồng vốn các doanh nghiệp nước ta phải biết vận dụng nhưng nguyên lý trên một cách linh hoạt và sáng tạo. C. Sự vận dụng ở nước ta trong việc quản lý các doanh nghiệp. 1. Việc huy động vốn. a. Huy động vốn trong nước. Đây là nguồn vốn đóng vai trò quyết định. Trong khi đất nước còn nghèo, khả năng tích luỹ còn thấp thì tiết kiệm những chi tiêu có thể tiết kiệm được không chỉ là quốc sách mà cần phải có giải pháp đi thẳng vào thực tế, tức là phải có biện pháp khuyến khích tiết kiệm ở tất cả các khu vực: Nhà nước, doanh nghiệp, hộ gia đình, các tổ chức tài chính,... phải gắn tiết kiệm với tích luỹ dưới tác động của các nhân tố kích thích về lợi ích kinh tế đã huy động tối đa các nguồn vốn trong nước thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá, cụ thể là: + Đổi mới và kiện toàn hệ thống các tổ chức trung gian tài chính: Phải đảm bảo tính đồng bộ của hệ thống bao gồm các ngân hàng thương mại, các công ty tài chính, hợp tác xã tín dụng, quỹ bảo hiểm, quỹ trợ cấp và hưu trí, các công ty đầu tư,... Hệ thống này phải là những nhân tố tích cực kích thích tiết kiệm và huy động tối đa các nguồn vốn trong nước. Muốn vậy cần khẩn trương: - Mở rộng mạng lưới hoạt động của các tổ chức nói trên đến mọi khu vực thành thị và nông thôn, kể cả các xã vùng sâu, vùng xa và hải đảo trong nước. - Đa dạng hoá việc huy động vốn thông qua mở rộng và phát triển nhiều hình thức như: phát hành các loại chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu có mục đích, có khả năng chuyển nhượng và thanh toán linh hoạt, phổ cập hình thức gửi tiền một nơi rút nhiều nơi; thực hiện cá nhân mở tài khoản, phát triển các hình thức tiết kiệm giáo dục, tiết kiệm bậc
- thang,... phát triển các loại cổ phiếu, trái phiếu ở các cấp: chính phủ, địa phương và công ty; mở rộng hoạt động của các công ty bảo hiểm, quỹ hưu trí, quỹ đầu tư,... kết hợp các hình thức huy động vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. - Cải tiến chất lượng hoạt động của các trung gian tài chính bằng cách đa dạng hoá, hiện đại hoá các công cụ thanh toán, đảm bảo tính tiện lợi nhanh chóng, bí mật, an toàn cho người có vốn. - Thực hiện chế độ bảo toàn các loại tiền gửi, trước hết là tiền gửi có kỳ hạn của nhân dân tại Ngân hàng thương mại. + Nâng cao hiệu quả huy động vốn qua ngân sách: Thu ngân sách, đặc biệt là thu từ thuế có độ nhạy cảm rất cao đối với sản xuất kinh doanh, cho nên điều chỉnh thuế suất làm tăng nguồn vốn cho ngân sách và định hướng các hoạt động kinh tế phải được coi là một nội dung quan trọng để nâng cao ngân sách. Phương hướng thực hiện điều chỉnh thuế xuất là nâng cao tỷ suất thu trong GDP với mức phổ biến của nước ta hiện nay, chống thất thu mà mở rộng diện thu. Để thực hiện phương hướng này cần phải: - Đổi mới sắc thuế: phải trên cơ sở tỷ lệ động viên GDP chung của nền kinh tế để thiết kế hệ thống thuế và mức độ động viên của từng sắc thuế. Hệ thống thuế phải bao quát mọi nguồn thu phát sinh trong kinh tế thị trường. Phải đơn giản các sắc thuế và thuế suất, khắc phục tình trạng thiếu rõ ràng, chồng chéo và quá phức tạp của các sắc thuế hiện hành. Đổi mới cơ chế quản lý thuế để thống nhất nguồn thu vào một đầu mối - tổng kết thí điểm và triển khai rộng rãi việc cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà nước nếu xét thấy không cần phải giữ lại 100% vốn thuộc sở hữu Nhà nước,... - Đổi mới cơ chế quản lý ngân sách và các hoạt động chi trên ngân sách đảm bảo cho ngân sách thực sự đóng vai trò điều chỉnh có hiệu quả nền kinh tế phát triển theo định hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Kiên quyết không tham nhũng và lãng phí trong sử dụng ngân sách. Tiếp tục cơ cấu lại một cách hợp lý bộ máy Nhà nước, giảm biên chế hành chính. + Khuyến khích các doanh nghiệp tạo vốn:
- Tạo điều kiện cho mọi doanh nghiệp đều có quyền huy động đảm bảo cho doanh nghiệp phải có mức vốn cần thiết trước khi tham gia các hoạt động sản xuất kinh doanh. Phát triển thị trường vốn để tạo môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp huy động vốn, thực hiện đa dạng hoá nguồn vốn trong các doanh nghiệp. Nhà nước cần đảm bảo những điều kiện về cơ sở hạ tầng và những nguyên vật liệu thiết yếu để các doanh nghiệp hoạt động. Tài trợ mức cần thiết để kích thích và hướng hoạt động của các doanh nghiệp vào các ngành, lĩnh vực cần ưu tiên trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Chấn chỉnh công tác kế toán doanh nghiệp theo luật kế toán mới, tổ chức thi tuyển giám đốc, tìm người có đủ năng lực điều hành doanh nghiệp. b. Thu hút vốn từ nước ngoài. + Đối với đầu tư trực tiếp: Do quyền quản lý và sử dụng không tách rời quyền sở hữu về vốn của các chủ đầu tư nước ngoài, nên việc thu hút nguồn này không chỉ tuỳ thuộc vào sự hoàn thiện môi trường đầu tư của nước ta mà còn tuỳ thuộc vào sự tính toán của chủ đầu tư nước ngoài. Mặt khác để thu nhận một lượng vốn nước ngoài, chí ít trong nước phải có một lượng vốn tương đương. Hơn nữa chúng ta lại bị khá nhiều đối thủ trong khu vực và trên thế giới cạnh tranh thu hút nguồn vốn này. Vì vậy, cần phải chủ động lập các dự án để giới thiệu và gọi vốn đầu tư nước ngoài. Các dự án phải có tính chất khả thi cao. Mở rộng các hình thức đầu tư trong cả nước. Đối với các dự án liên doanh đầu tư với nước ngoài, phải phấn đấu: ngoài phần đóng góp về đất cần huy động liên kết nhiều đơn vị thuộc mọi thành phần kinh tế, nâng tỷ suất góp vốn trong nước bằng 50% số vốn trong các dự án, cùng với chính sách ưu đãi có biện pháp giới thiệu hướng dẫn, cung cấp thông tin để người Việt Nam sống ở nước ngoài đầu tư về nước mình. Đối với đầu tư gián tiếp, giải pháp để thu hút mạnh mẽ nguồn vốn này không chỉ ở chỗ cần làm tốt hơn nữa công việc vận động cá nhân, các tổ chức tiền tệ quốc tế và chính phủ các nước giúp đỡ vốn phù hợp với yêu cầu của nước ta, mà còn phải hết sức coi trọng việc quản lý và nâng cao hiệu quả của việc sử dụng vốn, phải tính đến khả năng trả nợ đúng hạn và những yêu cầu khác về việc đảm bảo độc lập, chủ quyền về kinh tế và chính trị. Đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá, hoạt động dịch vụ, thực hiện tỷ giá hối đoái linh hoạt hợp lý, có chính sách thích hợp đảm bảo huy
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ ngành Lý thuyết xác suất và thống kê toán học: Các phương pháp lấy mẫu và xử lý mẫu
5 p | 235 | 37
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Xử lý quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất trong hợp đồng thế chấp tại tổ chức tín dụng
38 p | 169 | 30
-
Luận văn thạc sĩ Lý luận văn học: Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Dạ Ngân
15 p | 167 | 28
-
Luận văn Thạc sĩ Lý luận và phương pháp dạy học âm nhạc: Dạy học Piano cho trẻ em tại Trung tâm Music Talent bằng bộ giáo trình John Thompson’s
131 p | 214 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ ngành Lý thuyết xác suất và thống kê Toán học: Ước lượng cho mô hình độ biến động ngẫu nhiên có bước nhảy
5 p | 133 | 17
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ: Kiểm soát chi phí xây lắp tại Công ty Cổ phần xây dựng Bình Định
26 p | 104 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác Thanh tra, kiểm tra Người nộp thuế tại Cục Thuế Nam Định
116 p | 82 | 15
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác Thanh tra, kiểm tra Người nộp thuế tại Cục Thuế Nam Định
5 p | 89 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Giải quyết tranh chấp hợp đồng trong lĩnh vực kinh doanh thương mại từ thực tế xét xử sơ thẩm của Tòa án nhân dân thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang
90 p | 68 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Giải pháp chống gian lận thuế thu nhập doanh nghiệp trên địa bàn quận Lê Chân
121 p | 52 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ trên địa bàn huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông
90 p | 33 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Lý luận và phương pháp dạy học Âm nhạc: Dạy học âm nhạc hệ trung cấp Sư phạm mầm non tại trường Trung cấp Tổng hợp Hà Nội
132 p | 58 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp: Phương pháp phần tử hữu hạn tính toán ổn định uốn dọc của thanh có xét đến biến dạng trượt ngang
72 p | 51 | 5
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Quản trị quan hệ khách hàng tại ngân hàng Co-op Bank tỉnh Hà Nam
26 p | 53 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp: Tính toán ổn định của khung có xét đến biến dạng trượt ngang bằng phương pháp phần tử hữu hạn
79 p | 41 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Luật hình sự và Tố tụng hình sự: Tranh luận của kiểm sát viên tại phiên tòa sơ thẩm hình sự từ thực tiễn thành phố Biên Hòa tỉnh Đồng Nai
98 p | 36 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Véctơ phân cực của các nơtron tán xạ hạt nhân trên bề mặt tinh thể phân cực trong điều kiện có nhiễu xạ bề mặt
51 p | 24 | 3
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ: Một số giải pháp chiến lược Marketing cho việc kinh doanh căn hộ chung cư của Công ty cổ phần Sông Đà - Thăng Long đến năm 2020
3 p | 68 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn