ĐẠI HỌC HUẾ<br />
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT<br />
<br />
LÊ ANH TUẤN<br />
<br />
XỬ LÝ TÀI SẢN THẾ CHẤP QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT<br />
TRONG HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG<br />
<br />
Chuyên ngành: Luật Kinh tế<br />
Mã số: 838 01 07<br />
<br />
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC<br />
<br />
THỪA THIÊN HUẾ, năm 2017<br />
<br />
MỤC LỤC<br />
LỜI MỞ ĐẦU ..................................................................................................... 5<br />
1. Lý do chọn đề tài .............................................................................................. 5<br />
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài ........................................................................ 6<br />
3. Phạm vi nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu.................................................. 6<br />
4. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 7<br />
5. Bố cục đề tài ..................................................................................................... 7<br />
CHƢƠNG 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ XỬ LÝ TÀI SẢN THẾ CHẤP<br />
QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT TRONG HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG ....................... 7<br />
1.1. Khái niệm thế chấp tài sản và xử lý tài sản thế chấp. ................................... 7<br />
1.1.1. Khái niệm chung về thế chấp tài sản.......................................................... 7<br />
1.1.2. Khái niệm xử lý tài sản thế chấp. ............................................................... 8<br />
1.2. Các khái niệm liên quan đến xử lý tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất<br />
trong hợp đồng tín dụng. .................................................................................... 11<br />
1.2.1. Khái niệm về quyền sử dụng đất. ............................................................. 11<br />
1.2.2. Khái niệm về tổ chức tín dụng. ................................................................ 12<br />
1.2.3. Mối quan hệ giữa tổ chức tín dụng với hợp đồng bảo đảm. .................... 12<br />
1.3. Khái niệm, đặc điểm xử lý tài sản thế chấp quyền sử dụng đất theo hợp<br />
đồng tín dụng. ..................................................................................................... 14<br />
1.4. Nguyên tắc việc xử lý tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất. .................... 16<br />
CHƢƠNG 2. QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ XỬ LÝ TÀI SẢN THẾ CHẤP<br />
QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT TRONG HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG ..................... 19<br />
2.1. Phương thức xử lý tài sản thế chấp quyền sử dụng đất............................... 19<br />
2.1.1. Phương thức xử lý theo thoả thuận của các bên ....................................... 19<br />
2.1.1.1. Bán đấu giá tài sản................................................................................. 19<br />
2.1.1.2. Bên nhận tài sản thế chấp tự bán tài sản thế chấp ................................. 20<br />
2.1.1.3. Bên nhận thế chấp nhận chính tài sản thế chấp để thay thế cho việc thực<br />
hiện nghĩa vụ của bên thế chấp .......................................................................... 20<br />
2.1.1.4. Phương thức khác do các bên thoả thuận .............................................. 21<br />
2.1.2. Phương thức xử lý khi các bên không có thoả thuận ............................... 21<br />
2.2. Các trường hợp xử lý................................................................................... 22<br />
2.2.1. Tài sản bảo đảm được xử lý khi nghĩa vụ được bảo đảm đã đến hạn ...... 22<br />
2.2.2. Tài sản bảo đảm được xử lý trước thời hạn khi bên bảo đảm vi phạm<br />
nghĩa vụ theo thoả thuận hoặc theo quy định của pháp luật. ............................. 23<br />
2.2.3. Xử lý tài sản thế chấp trong trường hợp bên bảo đảm bị phá sản............ 23<br />
2.3. Quyền và nghĩa vụ của các bên ................................................................... 23<br />
2.3.1. Quyền và nghĩa vụ của bên thế chấp ........................................................ 23<br />
2.3.1.1. Quyền của bên thế chấp ........................................................................ 23<br />
2.3.1.2. Nghĩa vụ của bên thế chấp .................................................................... 24<br />
2.3.2. Quyền và nghĩa vụ của bên nhận thế chấp ............................................... 25<br />
<br />
2.3.2.1. Quyền của bên nhận thế chấp ................................................................ 25<br />
2.3.2.2. Nghĩa vụ của bên nhận thế chấp............................................................ 25<br />
2.3.3. Quyền và nghĩa vụ của người xử lý tài sản thế chấp (không phải là bên<br />
nhận thế chấp) ..................................................................................................... 26<br />
2.3.3.1 Quyền của người xử lý tài sản thế chấp ................................................. 26<br />
2.3.3.2. Nghĩa vụ của người tiến hành xử lý tài sản thế chấp ............................ 27<br />
2.4. Xác định thứ tự ưu tiên thanh toán sau khi xử lý tài sản ............................. 28<br />
2.5. Chuyển quyền sử dụng đất sau khi tiến hành xử lý .................................... 28<br />
CHƢƠNG 3. VƢỚNG MẮC VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH<br />
PHÁP LUẬT VỀ XỬ LÝ TÀI SẢN THẾ CHẤP QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT<br />
TRONG HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG .................................................................. 29<br />
3.1. Vướng mắc về việc áp dụng pháp luật về xử lý tài sản thế chấp quyền sử<br />
dụng đất trong hợp đồng tín dụng ...................................................................... 29<br />
3.1.1. Sự không thống nhất giữa các quy định về phương thức xử lý tài sản thế<br />
chấp là quyền sử dụng đất. ................................................................................. 29<br />
3.1.2. Vướng mắc khi khởi kiện ra Toà án......................................................... 31<br />
3.1.3 Vướng mắc trong cơ chế phối hợp với các cơ quan ................................. 32<br />
3.1.4. Vướng mắc về phương thức bán đấu giá tài sản thế chấp. ...................... 32<br />
3.1.5. Những vướng mắc khác ........................................................................... 33<br />
3.2. Những kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định của pháp luật về xử lý tài sản<br />
thế chấp quyền sử dụng đất. ............................................................................... 34<br />
3.2.1. Cần có sự thống nhất của pháp luật về xử lý tài sản thế chấp quyền sử dụng<br />
đất trong trường hợp các bên không có thoả thuận xử lý tài sản thế chấp. ............... 34<br />
3.2.2. Pháp luật cần quy định thủ tục tố tụng dân sự rút gọn khi việc xử lý tài<br />
sản thế chấp được tiến hành theo thủ tục tư pháp tại Tòa án. ............................ 35<br />
3.2.3. Pháp luật cần có quy định cụ thể về xử lý tài sản thế chấp khi bên thế<br />
chấp là pháp nhân bị phá sản. ............................................................................. 35<br />
3.2.4. Cần có quy định chặt chẽ hơn về phương thức bán đấu giá tài sản thế<br />
chấp. .................................................................................................................... 36<br />
3.2.5. Cần có những chế tài mạnh hơn khi yêu cầu sự phối hợp với của các cơ<br />
quan trong quá trình xử lý tài sản thế chấp. ....................................................... 36<br />
KẾT LUẬN ....................................................................................................... 37<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 38<br />
<br />
LỜI MỞ ĐẦU<br />
1. Lý do chọn đề tài<br />
Trong điều kiện của nền kinh tế thị trường hiện nay khi mà các giao dịch<br />
dân sự, thương mại được xác lập ngày càng nhiều thì các tranh chấp, kiện tụng<br />
cũng theo đó ngày một gia tăng. Thế chấp tài sản được coi là một trong những<br />
công cụ pháp lý hữu hiệu để hạn chế những rủi ro có thể nảy sinh từ các giao<br />
dịch vay vốn, tín dụng. Tài sản thế chấp và xử lý tài sản thế chấp là yếu tố cốt<br />
lõi của quan hệ thế chấp, xuyên suốt toàn bộ quá trình xác lập và thực hiện hợp<br />
đồng thế chấp, đảm bảo quyền lợi cho các bên trong quan hệ. Trong những năm<br />
trở lại đây, quyền sử dụng đất là tài sản được nhiều chủ thể đem thế chấp tại các<br />
tổ chức tín dụng, bởi vì đây là tài sản có giá trị. Vấn đề xử lý tài sản thế chấp là<br />
quyền sử dụng đất đã được pháp luật quy định ở các luật như: Bộ luật Dân sự<br />
năm 2015, cho đến các Nghị định như: Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày<br />
29/12/2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm, Nghị định số 11/2012/NĐ-CP<br />
về sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006,<br />
Nghị định 43/2014/NĐ-CP của Chính phủ về hướng dẫn thi hành Luật đất đai<br />
2013. Tuy nhiên, giữa các văn bản này không có được sự thống nhất về vấn đề<br />
xử lý tài sản thế chấp quyền sử dụng đất. Do đó, việc áp dụng các văn bản này<br />
vào việc xử lý quyền sử dụng đất trên thực tế lại gặp phải rất nhiều khó khăn.<br />
Thứ nhất, về việc áp dụng phương thức xử lý quyền sử dụng đất và tài sản<br />
gắn liền với đất trong trường hợp khi nghĩa vụ được bảo đảm đã đến hạn thực<br />
hiện nếu các bên không thoả thuận được về phương thức xử lý. Luật Đất đai<br />
năm 2013 không có quy định về xử lý tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất, tuy<br />
nhiên, trong nghị định 43/2014/NĐ-CP của Chính phủ về hướng dẫn thi hành<br />
Luật đất đai 2013 quy định ba phương thức xử lý: bên nhận thế chấp có quyền<br />
chuyển nhượng quyền sử dụng đất, yêu cầu cơ quan Nhà nước có thẩm quyền<br />
bán đấu giá hoặc khởi kiện tại Toà án. Bộ luật Dân sự 2005 quy định khởi kiện<br />
tại Toà án, Nghị định 163/2006/NĐ-CP và Nghị định 11/2012/NĐ-CP ngày<br />
22/2/2012 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 163/2006/NĐ-CP lại<br />
quy định bán đấu giá. Chính vì ở mỗi văn bản quy định những phương thức<br />
khác nhau nhưng lại cùng điều chỉnh một vấn đề là xử lý quyền sử dụng đất và<br />
tài sản gắn liền với đất nên đặt người có tài sản bảo đảm phải xử lý, người tiến<br />
hành xử lý và cơ quan Nhà nước có thẩm quyền rơi vào tình thế lúng túng<br />
không biết phải lựa chọn áp dụng văn bản nào cho phù hợp.<br />
Thứ hai, Bộ luật Dân sự 2005 cho phép bên thế chấp có thể thế chấp<br />
quyền sử dụng đất mà không thế chấp tài sản gắn liền với đất khi bên thế chấp<br />
đồng thời là chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất. Hệ quả phát sinh là khi xử lý<br />
quyền sử dụng đất nhưng lại không xử lý được tài sản gắn liền với đất do khối<br />
tài sản này không thuộc phạm vi thế chấp. Trong khi đó, Nghị định<br />
11/2012/NĐ-CP ngày 22/2/2012 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định<br />
163/2006/NĐ-CP về giao dịch bảo đảm lại cho phép xử lý tài sản gắn liền với<br />
5<br />
<br />