TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ<br />
Đề tài : “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác Thanh tra, kiểm tra Người nộp<br />
thuế tại Cục Thuế Nam Định ”<br />
Tác giả luận văn<br />
<br />
: Trần Quốc Hưng<br />
<br />
Người hướng dẫn<br />
<br />
: TS. Vũ Quang<br />
<br />
Khóa: 2010B<br />
<br />
1. Nội dung tóm tắt: Thuế là công cụ quan trọng của quản lý Nhà nước trong việc đảm<br />
bảo số thu cho Ngân sách Nhà nước, điều tiết vĩ mô nền kinh tế và thực hiện các mục tiêu<br />
khác. Quản lý thuế là hoạt động quản lý chuyên ngành, là hoạt động tác động và điều<br />
hành hoạt động đóng thuế của Người nộp thuế. Quản lý thuế hiệu quả; mà trong đó, công<br />
tác thanh, kiểm tra là một nội dung quan trọng; là nhân tố quyết định đảm bảo nguồn thu<br />
vào Ngân sách Nhà nước; góp phần hoàn thiện chính sách, pháp luật thuế và thực hiện<br />
kiểm soát, điều tiết các hoạt động kinh tế của các tổ chức, cá nhân trong xã hội. Đề tài đưa<br />
ra các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác Thanh tra, kiểm tra tại Cục Thuế tỉnh Nam<br />
Định. Để công tác quản lý thuế nói chung và công tác Thanh tra, kiểm tra nói riêng đạt<br />
hiệu quả hơn<br />
2. Lý do chọn đề tài: Tổ chức quản lý thuế theo mô hình chức năng thực hiện theo cơ<br />
chế tự khai, tự nộp là mô hình được áp dụng rộng rãi ở các nước có nền kinh tế phát triển.<br />
Mô hình này cũng phù hợp với thực tiễn Việt Nam về quản lý hành chính, kinh tế, ngân<br />
sách, về trình độ của Người nộp thuế, của cơ quan Thuế trong giai đoạn hiện nay và khả<br />
năng chuyển đổi trong giai đoạn sắp tới; đáp ứng hội nhập quốc tế, tạo điều kiện thuận lợi<br />
để tăng cường hợp tác, trao đổi kinh nghiệm với thế giới và các nước trong khu vực. Tuy<br />
nhiên, để công tác quản lý thuế nói chung và công tác kiểm tra, thanh tra thuế nói riêng<br />
đạt hiệu quả hơn tôi đã lựa chọn đề tài “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác<br />
Thanh tra, kiểm tra Người nộp thuế tại Cục Thuế Nam Định ” làm luận văn thạc sĩ.<br />
3. Mục đích nghiên cứu: Hoạt động quản lý Nhà nước chính là sự tác động có định<br />
hướng của chủ thể quản lý (cơ quan thuế) tới các đối tượng quản lý (Người nộp thuế)<br />
nhằm đạt được mục tiêu động viên một phần thu nhập quốc dân vào ngân sách nhà nước.<br />
Do vậy Thanh tra, kiểm tra chính là một công đoạn và là một yếu tố cấu thành của hoạt<br />
-1-<br />
<br />
động Lãnh đạo quản lý Nhà nước của cơ quan thuế. Hoạt động quản lý của cơ quan thuế<br />
bao gồm từ việc xây dựng các mục tiêu kế hoạch trong giai đoạn nhất định đến việc tổ<br />
chức để thực hiện các mục tiêu kế hoạch đó và sau cùng là tiến hành kiểm tra, thanh tra<br />
thuế, việc thực hiện đó như thế nào để từ đó tác động ngược trở lại từ khâu xác định chủ<br />
trương kế hoạch có hợp lý hay không nhằm đảm bảo cho hoạt động của cơ quan thuế đạt<br />
được hiệu quả cao. Thanh tra, kiểm tra là một trong bốn chức năng cơ bản của quản lý<br />
thuế theo mô hình chức năng. Bên cạnh việc tôn trọng kết quả tự tính, tự khai tự nộp thuế<br />
của Người nộp thuế, cơ quan thuế thực hiện các biện pháp giám sát hiệu quả vừa đảm bảo<br />
khuyến khích sự tuân thủ tự nguyện, vừa đảm bảo phát hiện ngăn ngừa các trường hợp vi<br />
phạm pháp luật thuế. Thanh tra, kiểm tra là một biện pháp hữu hiệu nhằm phát hiện ngăn<br />
ngừa vi phạm, giúp Người nộp thuế nhận thấy luôn có một hệ thống giám sát hiệu quả tồn<br />
tại và kịp thời phát hiện các hành vi vi phạm của họ và đưa ra các giải pháp để áp dụng<br />
vào thực tiễn, nâng cao hiệu quả công tác Thanh tra, kiểm tra Người nộp thuế tại Cục<br />
Thuế Nam Định.<br />
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu: Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài là<br />
những vấn đề lý luận và thực tiễn công tác Thanh tra, kiểm tra thuế trên địa bàn tỉnh Nam<br />
Định trong thời gian qua.<br />
Về mặt lý thuyết: Đề tài đã hệ thống hóa một số vấn đề cơ bản về hoạt động Thanh<br />
tra, kiểm tra Người nộp thuế.<br />
Về mặt thực tiễn: Đề tài tiến hành xem xét, đánh giá thực trạng thực hiện công tác<br />
Thanh tra, kiểm tra Người nộp thuế trên địa bàn Tỉnh Nam Định, đồng thời đưa ra một số<br />
giải pháp nhằm nâng cao công tác Thanh tra, kiểm tra Người nộp thuế.<br />
5. Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu như:<br />
Phương pháp logic, đối chiếu so sánh; phương pháp phân tích tổng hợp. phát huy ưu điểm<br />
và khắc phục những tồn tại của các mô hình quản lý thuế trên, nhiều nước trên thế giới áp<br />
dụng mô hình quản lý thuế kết hợp các nguyên tắc quản lý: theo chức năng, theo nhóm<br />
đối tượng và theo sắc thuế.<br />
<br />
-2-<br />
<br />
6. Những đóng góp mới của luận án<br />
6.1.Về lý luận: Luận văn đã đưa ra sự cần thiết phải đổi mới cơ chế thanh, kiểm tra<br />
từ đó đề xuất một số giải pháp cơ bản và điều kiện thực hiện các giải pháp đó.<br />
6.2.Về đánh giá thực tiễn: Nâng cao vai trò Nhà nước về cơ chế thanh, kiểm tra<br />
đối với người nộp thuế tự khai, tự nộp trong đó tập trung vào nội dung đổi mới, sửa đổi<br />
bổ sung hoàn chỉnh phương pháp trên nền tảng lý luận.<br />
6.3. Về đề xuất các giải pháp: Luận văn đã đảm bảo các giải pháp được thực thi<br />
một cách hiệu quả nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người nộp thuế, bảo đảm công bằng<br />
xã hội trong việc kê khai nộp thuế.<br />
7. Kết luận: Đề tài nghiên cứu đã thực hiện được mục đích nghiên cứu đề ra ban đầu là<br />
phân tích, đánh giá thực trạng công tác thanh, kiểm tra thuế đã chỉ ra những tồn tại, hạn<br />
chế, nguyên nhân từ đó để hoàn thiện cơ chế thanh, kiểm tra ở Cục Thuế Nam Định.<br />
Chương 1 : Đã đưa ra Luật Quản lý thuế có vai trò bảo đảm cho chính sách thuế được<br />
thực thi nghiêm chỉnh trong thực tiễn đời sống kinh tế xã hội. Chính sách thuế thường<br />
được thiết kế nhằm thực hiện những chức năng của thuế như điều tiết kinh tế vĩ mô phục<br />
vụ mục tiêu tăng trưởng của đất nước hay phân phối thu nhập nhằm bảo đảm sự công<br />
bằng giữa các tầng lớp dân cư trong xã hội.<br />
Công tác thanh tra, kiểm tra thuế đã góp phần tích cực trong việc chống thất thu<br />
ngân sách nhà nước, nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật của nguời nộp thuế, tạo lập công<br />
bằng về nghĩa vụ thuế, thúc đẩy cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp…Quản lý<br />
thuế là hoạt động tổ chức, điều hành và giám sát của cơ quan thuế nhằm đảm bảo Người<br />
nộp thuế chấp hành nghĩa vụ nộp thuế vào Ngân sách Nhà nước theo quy định của pháp<br />
luật.<br />
Chương 2: Đã đưa ra thực trạng công tác Thanh tra, kiểm tra tại Cục thuế tỉnh Nam Định.<br />
Tập hợp thông tin, đánh giá rủi ro lựa chọn các ngành, đơn vị có rủi ro cao theo hệ thống<br />
tiêu thức đánh giá của Tổng cục thuế để lập kế hoạch kiểm tra, thanh thuế hàng năm. Ứng<br />
dụng phần mềm tin học phục vụ công tác Thanh tra, kiểm tra: ứng dụng phần mềm báo<br />
cáo cáo tài chính doanh nghiệp và ứng dụng phần mềm báo cáo kết quả kiểm tra, thanh<br />
-3-<br />
<br />
tra. Thực hiện kiểm tra, thanh tra theo quy trình mới của Tổng cục thuế trên cơ sở thu<br />
thập thông tin, phân tích đánh giá để lựa chọn các đơn vị có thất thu, gian lận thuế cao để<br />
đưa vào kế hoạch kiểm tra, thanh tra; trước khi kiểm tra, thanh tra phải chuẩn bị tốt các<br />
thông tin về đối tượng kiểm tra, thanh tra. Tổ chức tập hợp, phân tích thông tin thanh tra<br />
theo ngành và sắc thuế để tổng kết, xây dựng tài liệu tập huấn thanh tra chuyên sâu ngành,<br />
lĩnh vực và sắc thuế cho cán bộ thanh tra, kiểm tra ở ngành thuế Nam Định. Tăng cường<br />
thanh tra nội bộ đối với việc thực hiện các qui trình nghiệp vụ gắn liền với công tác<br />
phòng, chống tham nhũng, qua đó phát hiện và xử lý ngay những vi phạm chưa đúng quy<br />
định của ngành, vừa góp phần chấn chỉnh đội ngũ cán bộ, vừa phát hiện tăng thu cho ngân<br />
sách nhà nước<br />
Chương 3: Đã đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, thanh tra thuế<br />
tại Cục thuế tỉnh Nam Định. Công tác Thanh tra, kiểm tra: Xây dựng hệ thống các tiêu chí<br />
đánh giá rủi ro về thuế và các thang điểm tương ứng với từng loại rủi ro kết hợp ứng<br />
dụng tin học để tổng hợp kết quả đánh giá rủi ro và xếp loại rủi ro từ cao xuống thấp để<br />
lựa chọn Người nộp thuế để kiểm tra, thanh tra. Nâng cao hiệu quả các biện pháp nghiệp<br />
vụ khi tiến hành kiểm tra, thanh tra tại cơ sở của Người nộp thuế Thường xuyên đào tạo<br />
và đào tạo lại, nâng cao năng lực cán bộ kiểm tra, thanh tra, chú trọng đào tạo theo từng<br />
kỹ năng chuyên sâu, tăng cường công tác giáo dục cán bộ công chức có phẩm chất đạo<br />
đức tốt, tránh gây phiền hà cho người nộp thuế. Xây dựng các phần mềm hỗ trợ cho công<br />
tác kiểm tra, thanh tra thuế: Phần mềm phân tích hồ sơ khai thuế và phần mềm trả lời xác<br />
minh hóa đơn. Tổ chức tốt công tác xử lý sau kiểm tra, thanh tra. Định kỳ hàng quý, năm<br />
Cục Thuế tỉnh Nam Định nên có báo cáo chuyên đề về công tác kiểm tra, thanh tra thuế.<br />
Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đối với tất cảc các hoạt động của các bộ phận<br />
quản lý một cách trung thực và khách quan.<br />
Công tác quản lý thuế: Triển khai thực hiện đề án cơ chế “một cửa” tập trung tại bộ<br />
phận tuyên truyền- hỗ trợ người nộp thuế.<br />
Nối mạng trao đổi thông tin giữa Thuế-Kho bạc-Tài chính. Thiết kế lại trang<br />
website Cục thuế Nam Định theo hướng khoa học hơn, xây dựng phần mềm ứng dụng<br />
-4-<br />
<br />
khai thác dữ liệu thuế. Hoàn thiện hơn công tác truyên tuyền và hỗ trợ người nộp thuế.<br />
Chú trọng hơn đến việc phát động phong trào nghiên cứu, sáng kiến trong quản lý thuế<br />
nói chung và Thanh tra, kiểm tra nói riêng. Nâng cao hiệu quả đào tạo cán bộ thuế. Tăng<br />
cường công tác phối hợp với các ban ngành trong việc điều tra, phối hợp xử lý và giải<br />
quyết các vụ việc liên quan tới Người nộp thuế. Sớm hoàn thiện và đưa trụ sở mới xây<br />
dựng vào hoạt động, nhằm đáp ứng yêu cầu về cơ sở vật chất phục vụ cho công tác quản<br />
lý thuế.<br />
<br />
-5-<br />
<br />