Mặt chủ quan của tội phạm với tư cách là một<br />
yếu tố cấu thành tội phạm<br />
Vũ Thùy Lân<br />
Khoa Luật<br />
Luận văn Thạc sĩ ngành: Luật Hình sự; Mã số: 60 38 40<br />
Người hướng dẫn: TS. Đỗ Đức Hồng Hà<br />
Năm bảo vệ: 2011<br />
Abstract: Trình bày lý luận về mặt chủ quan của tội phạm: khái niệm lỗi, động cơ và<br />
mục đích phạm tội; vị trí, vai trò, ý nghĩa của mặt chủ quan trong 4 yếu tố cấu thành<br />
tội phạm, trong việc định tội danh cũng như trong việc phân biệt tội phạm với vi phạm<br />
pháp luật khác. Làm rõ thực tiễn áp dụng các quy định về lỗi, động cơ và mục đích<br />
phạm tội - đặc biệt là chỉ ra được những bất cập, hạn chế, thiếu sót trong các quy định<br />
về mặt chủ quan của tội phạm - nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hiểu sai, hiểu không<br />
thống nhất về lỗi, động cơ và mục đích phạm tội; áp dụng sai hoặc không thống nhất<br />
tội danh; bỏ lọt tội phạm hoặc xử oan người vô tội. Đưa ra những giải pháp sát đúng,<br />
khả thi nhằm hoàn thiện các quy định về mặt chủ quan của tội phạm.<br />
Keywords: Luật hình sự; Tội phạm; Pháp luật Việt Nam<br />
Content<br />
MỞ ĐẦU<br />
1. Tính cấp thiết của đề tài<br />
Luật hình sự là một trong những ngành luật ra đời sớm nhất trong hệ thống pháp luật<br />
thế giới nói chung và pháp luật Việt Nam nói riêng. Ngay từ khi Nhà nước ta mới được thành<br />
lập cho đến nay, luật hình sự vẫn luôn nhận được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và nhân<br />
dân bởi pháp luật hình sự là một trong những công cụ quan trọng và hữu hiệu để đấu tranh<br />
phòng ngừa và chống tội phạm, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, quyền làm chủ của nhân dân,<br />
bảo vệ quyền bình đẳng giữa đồng bào các dân tộc, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi<br />
ích hợp pháp của công dân, tổ chức, bảo vệ trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa, chống mọi hành<br />
vi phạm tội; đồng thời giáo dục mọi người ý thức tuân theo pháp luật, đấu tranh phòng ngừa<br />
và chống tội phạm. Để luật hình sự ngày càng thực hiện tốt hơn nhiệm vụ của mình, việc hoàn<br />
thiện Bộ luật hình sự là một đòi hỏi tất yếu khách quan.<br />
Bộ luật hình sự Việt Nam tuy đã có những bước phát triển cùng với sự thay đổi của<br />
kinh tế - xã hội, sự hội nhập quốc tế mạnh mẽ, đòi hỏi gắt gao của cải cách tư pháp và xây<br />
<br />
dựng Nhà nước pháp quyền nên không tránh khỏi những bất cập, hạn chế, thiếu sót cần sớm<br />
được hoàn thiện. Một trong những bất cập, hạn chế, thiếu sót đó chính là các quy định về mặt<br />
chủ quan của tội phạm, mà cụ thể là còn thiếu quy định hoặc quy định chưa rõ về: khái niệm<br />
lỗi, động cơ, mục đích phạm tội; khái niệm lỗi cố ý, vô ý; dấu hiệu lỗi trong Bộ luật hình sự...<br />
Điều này dẫn đến hiểu sai, hiểu không thống nhất về lỗi, động cơ và mục đích phạm tội; áp<br />
dụng sai hoặc không thống nhất tội danh; bỏ lọt tội phạm hoặc xử oan người vô tội v.v.<br />
Xuất phát từ những lý do như đã nêu trên, tôi đã chọn đề tài “Mặt chủ quan của tội<br />
phạm với tư cách là một yếu tố cấu thành tội phạm” với mong muốn góp phần hoàn thiện<br />
các quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam, nhằm đáp ứng tốt hơn đòi hỏi của thực tiễn.<br />
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu<br />
- Đối tượng nghiên cứu là mặt chủ quan của tội phạm với tư cách là một yếu tố cấu<br />
thành tội phạm.<br />
- Phạm vi nghiên cứu là các quy định về mặt chủ quan của tội phạm trong Bộ luật hình<br />
sự năm 1999 dưới góc độ luật hình sự, cả lý luận và thực tiễn áp dụng ở Việt Nam, giai đoạn<br />
từ năm 2000 đến năm 2009.<br />
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu<br />
- Mục đích nghiên cứu đề tài nhằm tìm ra những điểm bất cập, chưa hợp lý trong các<br />
quy định về mặt chủ quan của tội phạm, trên cơ sở đó đưa ra những đề xuất thiết thực nhằm<br />
hoàn thiện các quy định của Bộ luật hình sự về mặt chủ quan của tội phạm.<br />
- Nhiệm vụ nghiên cứu: 1) Đưa ra được khái niệm cấu thành tội phạm và mặt chủ quan<br />
của tội phạm; khái niệm lỗi, động cơ và mục đích phạm tội; vị trí, vai trò, ý nghĩa của mặt chủ<br />
quan trong 4 yếu tố cấu thành tội phạm, trong việc định tội danh cũng như trong việc phân<br />
biệt tội phạm với vi phạm pháp luật khác. 2) Làm rõ thực tiễn áp dụng các quy định về lỗi,<br />
động cơ và mục đích phạm tội; đặc biệt là chỉ ra được những bất cập, hạn chế, thiếu sót trong<br />
các quy định về mặt chủ quan của tội phạm - nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hiểu sai, hiểu<br />
không thống nhất về lỗi, động cơ và mục đích phạm tội; áp dụng sai hoặc không thống nhất<br />
tội danh; bỏ lọt tội phạm hoặc xử oan người vô tội... 3) Đưa ra được những giải pháp sát<br />
đúng, khả thi nhằm hoàn thiện các quy định về mặt chủ quan của tội phạm, mà cụ thể là các<br />
quy định về lỗi, động cơ và mục đích phạm tội.<br />
4. Phương pháp nghiên cứu<br />
Cơ sở lí luận của Luận văn là quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí<br />
Minh; đường lối, chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam về Nhà nước và pháp luật, về tội<br />
phạm và hình phạt; những thành tựu của các ngành khoa học như: Triết học, Luật hình sự, Tội<br />
phạm học…<br />
<br />
2<br />
<br />
Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật<br />
lịch sử, Luận văn sử dụng các phương pháp hệ thống, lịch sử, phân tích, tổng hợp, so sánh,<br />
thống kê, khảo sát thực tiễn … qua đó rút ra những kết luận, đề xuất phù hợp nhằm hoàn thiện<br />
các quy định về mặt chủ quan của tội phạm.<br />
5. Kết cấu của luận văn<br />
Luận văn gồm phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục và 3<br />
chương:<br />
Chương 1: Lý luận về mặt chủ quan của tội phạm.<br />
Chương 2: Thực tiễn áp dụng các quy định về mặt chủ quan của tội phạm.<br />
Chương 3: Phương hướng hoàn thiện các quy định về mặt chủ quan của tội phạm.<br />
References<br />
1. Ban chỉ đạo tập huấn chuyên sâu BLHS - Tài liệu Hội nghị tập huấn chuyên sâu<br />
BLHS năm 1999, Hà Nội, 6/2000.<br />
2. Ban biên tập (2005), “Áp dụng tình tiết định khung hình phạt "giết trẻ em" (điểm c<br />
khoản 1 Điều 93 BLHS 1999)”, Tạp chí Tòa án nhân dân, (số 7).<br />
3. Phạm Văn Báu (2000), Nguyên tắc cá thể hoá hình phạt trong Luật hình sự Việt<br />
Nam, Luận văn Thạc sỹ Luật học, Trường đại học Luật Hà Nội.<br />
4. Phạm Văn Báu (2002), “Phạm tội đối với trẻ em - Những vấn đề lý luận và thực<br />
tiễn”, Tạp chí Luật học, (số 3).<br />
5. Nguyễn Đình Bình (2004), “Yếu tố định tội và định khung tăng nặng”, Tạp chí Tòa<br />
án nhân dân, (số 19).<br />
6. Bộ luật hình sự của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam năm 1999<br />
7. Bộ luật hình sự của nước Cộng hòa XHCN Việt nam năm 1985.<br />
8. Bộ Tư pháp, Viện Nghiên cứu Khoa học pháp lý (1999), Bình luận khoa học Bộ luật<br />
hình sự Việt Nam năm 1999, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội (xem bình luận các<br />
Điều 9, 10, 11 BLHS).<br />
9. Bộ Tư pháp, Viện Nghiên cứu Khoa học pháp lý (1999), Chuyên đề về: Tư pháp<br />
hình sự so sánh, Hà Nội.<br />
10. Bộ Tư pháp, Viện Nghiên cứu Khoa học pháp lý (2002), Chuyên đề: Những vấn đề<br />
cơ bản về Pháp luật hình sự của một số nước trên thế giới, Hà Nội, tr. 19-24, 43-45,<br />
54-58, 75-80, 100-112, 137-140.<br />
11. Nguyễn Văn Bốn (2002), “Việc định tội đối với hành vi giăng dây điện chống chuột<br />
gây hậu quả chết người”, Tạp chí Tòa án nhân dân, (số 10).<br />
<br />
3<br />
<br />
12. Lê Cảm (1998), "Hoàn thiện chế định lỗi trong Pháp luật hình sự Việt Nam hiện<br />
hành: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn", Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, (số 12).<br />
13. Lê Cảm (1999), "Hoàn thiện chế định lỗi trong Pháp luật hình sự Việt Nam hiện<br />
hành: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn", Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, (số 1).<br />
14. Lê Cảm (1999), “Về một số quy định của Phần chung dự án BLHS sửa đổi”, Tạp<br />
chí Nhà nước và Pháp luật, (số 4).<br />
15. Lê Cảm (1999), Hoàn thiện Pháp luật hình sự Việt Nam trong giai đoạn xây dựng<br />
Nhà nước pháp quyền, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, tr. 116-139.<br />
16. Lê Cảm (2000), Các nghiên cứu chuyên khảo về Phần chung luật hình sự (Tập IV),<br />
NXB. Công an nhân dân.<br />
17. Lê Cảm (1999), "Một số vấn đề cơ bản về nhập môn luật hình sự", Tạp chí Luật<br />
học, (số 6).<br />
18. Lê Cảm (1999), “Định tội danh: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn”, Tạp chí Tòa<br />
án nhân dân, (số 3, 4, 5, 6, 8,11).<br />
19. Lê Cảm (2004), "Khoa học luật hình sự: một số vấn đề cơ bản về khái niệm, các<br />
phương pháp nghiên cứu, thành tựu, hạn chế và những phương hướng", Tạp chí Nhà<br />
nước và Pháp luật, (số 8).<br />
20. Lê Cảm (2004), “ Lý luận CTTP trong khoa học LHS”, Tạp trí Luật học (số 2).<br />
21. Lê Cảm (2005), “Những vấn đề lý luận về bốn yếu tố cấu thành tội phạm (trên cơ<br />
sở các quy định của BLHS năm 1999)”, Tạp chí Tòa án nhân dân, (số 7).<br />
22. Lê Cảm (2005), Sách chuyên khảo sau đại học: Những vấn đề cơ bản trong khoa<br />
học luật hình sự (Phần chung), Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội.<br />
23. Nguyễn Chí Công (2003), “Áp dụng tình tiết định khung "giết trẻ em" trong trường<br />
hợp giết người với lỗi cố ý gián tiếp là có căn cứ, đúng pháp luật”, Tạp chí Tòa án<br />
nhân dân, (số 6).<br />
24. Trần Văn Dũng (2003), “Vũ Thị Hảo phạm mấy tội?”, Tạp chí Dân chủ và Pháp<br />
luật, (số 9).<br />
25. Trần Văn Dũng (2006), Tạp chí toà án nhân dân tháng, (số 12), tr 27-28<br />
26. Đại học Quốc gia Hà Nội (2003), Giáo trình luật hình sự Việt Nam (Phần chung),<br />
Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, PGS.TSKH. Lê Cảm chủ biên, tr. 196-219.<br />
27. Nguyễn Tiến Đạm (2002), "Phạm Văn Công không phải chịu Trách nhiệm hình<br />
sự", Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, (số 8).<br />
28. Đỗ Đức Hồng Hà (2005), "Phân biệt các loại tội cố ý gây thương tích trong trường<br />
hợp nạn nhân là người có lỗi và cũng có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe của<br />
<br />
4<br />
<br />
người phạm tội hoặc người thân thích của người phạm tội", Tạp chí Tòa án nhân<br />
dân, (số 24).<br />
29. Đỗ Đức Hồng Hà (2005), "Các tình tiết định khung tăng nặng trong tội giết người<br />
phản ánh mức độ lỗi và các đặc điểm về nhân thân người phạm tội", Tạp chí Tòa án<br />
nhân dân, (số 18).<br />
30. Đỗ Đức Hồng Hà (2006), "Việc định tội danh đối với các trường hợp phạm tội gây<br />
hậu quả chết người", Tạp chí Kiểm sát, (số 20).<br />
31. Đỗ Đức Hồng Hà (2006), "Các tình tiết định khung tăng nặng trong tội giết người<br />
phản ánh đối tượng bị xâm hại là đối tượng cần được bảo vệ đặc biệt", Tạp chí Nhà<br />
nước và Pháp luật, (số 10).<br />
32. Đỗ Đức Hồng Hà (2008), Bài tập tình huống hình sự và Tố tụng hình sự về các tội<br />
xâm phạm tính mạng, sức khoẻ của con nguời, Nxb. Tư pháp, Hà Nội, năm 2008.<br />
Giấy chấp nhận kế hoạch xuất bản 116-2008/CXB/89-10/TP được Cục Xuất bản<br />
xác nhận đăng ký ngày 28-01-2008 (Tổng số 269 trang).<br />
33. Đỗ Đức Hồng Hà (2008), Tội giết người và đấu tranh phòng, chống tội phạm giết<br />
người ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, (Sách chuyên khảo), Nxb. Tư pháp, Hà<br />
Nội, năm 2008 (328 trang). Số đăng ký KHXB: 438-2008/CXB/05-116/TP. Cục<br />
Xuất bản xác nhận đăng ký ngày 20-5-2008.<br />
34. Đỗ Đức Hồng Hà (2009), Bài tập Luật hình sự và tố tụng hình sự, Tập 1, Nxb. Tư<br />
pháp, Hà Nội, năm 2009. Giấy chấp nhận kế hoạch xuất bản 116-2009/CXB/8910/TP được Cục Xuất bản xác nhận đăng ký ngày 28-01-2009 (Tổng số 328 trang).<br />
35. Đỗ Đức Hồng Hà (2009), Dạy - học môn Luật hình sự Việt Nam theo tín chỉ, Nxb.<br />
Tư pháp, Hà Nội, năm 2009. Kế hoạch xuất bản số: 232-2009/CXB/50-52/TP được<br />
Cục Xuất bản xác nhận đăng ký ngày 18/3/2009 (Tổng số 444 trang).<br />
36. Đỗ Đức Hồng Hà (2009), Áp dụng pháp luật ở Việt Nam hiện nay - Một số vấn đề<br />
lý luận và thực tiễn, Nxb. Tư pháp, Hà Nội, năm 2009. Kế hoạch xuất bản số: 6982009/CXB/01-237/TP được Cục Xuất bản xác nhận đăng ký ngày 03/8/2009 (Tổng<br />
số 348 trang). Chủ biên: TS. Nguyễn Thị Hồi.<br />
37. Đỗ Đức Hồng Hà (2009), "Điểm mới của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ<br />
luật hình sự về sự chuẩn bị các điều kiện pháp lý hình sự để thực hiện các nghĩa vụ<br />
quốc tế mà Nhà nước ta đã cam kết", Tạp chí Tòa án nhân dân, (số 19), tr. 3-6.<br />
38. Đỗ Đức Hồng Hà (2009), "Hoàn thiện quy định của BLHS năm 1999 về các tội<br />
xâm phạm sở hữu - Phần 1", Tạp chí Nghề luật, (số 5), tr. 24-29.<br />
<br />
5<br />
<br />