intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

TIỂU LUẬN: Mô hình tăng trưởng kinh tế Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore. Những điểm tương đồng và khác biệt

Chia sẻ: Lotus_123 Lotus_123 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:37

1.215
lượt xem
181
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

TIỂU LUẬN Mô hình tăng trưởng kinh tế Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore. Những điểm tương đồng và khác biệt 1 .LỜI MỞ ĐẦU Tăng trưởng kinh tế là một trong những mục tiêu quan trọng mà bất kì quốc gia nào cũng muốn đạt đến. Tuy nhiên, mỗi quốc gia, không hoàn toàn giống nhau về những điều kiện để phát triển. Có những quốc gia rất được ưu ái, có nhiều thuận lợi để phát triển, đặc biệt là về mặt tự nhiên, họ có nguồn tài nguyên phong phú, tạo bước đẩy đưa nền kinh tế phát triển cao. Bên...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: TIỂU LUẬN: Mô hình tăng trưởng kinh tế Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore. Những điểm tương đồng và khác biệt

  1. TIỂU LUẬN Mô hình tăng trưởng kinh tế Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore. Những điểm tương đồng và khác biệt 1
  2. LỜI MỞ ĐẦU Tăng trưởng kinh tế là một trong những mục tiêu quan trọng mà bất kì quốc gia nào cũng muốn đạt đến. Tuy nhiên, mỗi quốc gia, không hoàn toàn giống nhau về những điều kiện để phát triển. Có những quốc gia rất được ưu ái, có nhiều thuận lợi để phát triển, đặc biệt là về mặt tự nhiên, họ có nguồn tài nguyên phong phú, tạo bước đẩy đưa nền kinh tế phát triển cao. Bên cạnh đó cũng có rất nhiều những quốc gia được xếp vào danh sách những nước nghèo tài nguyên, mà Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore,…là những ví dụ điển hình. Như chúng ta biết, thực tế hiện nay đã cho thấy những sự thật rất trái ngược nhau, ở một nước có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển đất nước thì lại có nền kinh tế chưa thật sự phát triển như những gì mong đợi, nói một cách thẳng thắn hơn, họ vẫn còn trong tình trạng kém phát triển. Nhưng những gì mà bạn nhìn thấy ở Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore,..thì đây lại là một khác biệt lớn. Họ có một nền kinh tế phát triển cao, nằm trong nhóm những con rồng châu á, GDP bình quân đầu người cao,…Vậy, con đường phát triển mà họ đi ra sao? Họ đã chọn mô hình tăng trưởng kinh tế nào để có được những thành công như ngày hôm nay? Có những điểm tương đồng hay khác biệt nào giữa những con đường phát triển ở những quốc gia Đông Á này? Đi tìm lời giải cho những bài toán trên, nhóm chúng tôi đã chọn đề tài: “ Mô hình tăng trưởng kinh tế Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore. Những điểm tương đồng và khác biệt” 2
  3. CHƯƠNG I: CÁC LÝ THUYẾT VỀ MÔ HÌNH TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ: 1.1 Giới thiệu chung: Kinh tế thị trường là mô hình kinh tế phổ biến của thế giới hiện nay. Tuy nhiên trong nền kinh tế thế giới, con đường phát triển kinh tế thị trường là muôn hình, muôn vẻ. Có những quốc gia phát triển kinh tế thị trường theo con đường cổ điển hay tuần tự như các nước Âu- Mỹ, nhưng cũng có những quốc gia phát triển kinh tế thị trường theo con đường rút ngắn. Các nhà kinh tế học đã chỉ ra các kiểu rút ngắn, chẳng hạn như Nhật Bản là rút ngắn cổ điển, còn NICs là rút ngắn hiện đại. Mỗi quốc gia có một mô hình tăng trưởng riêng của nó. Trong đó có sự nổi lên của các quốc gia Đông Á, được ví như những con rồng châu Á với tốc độ tăng trưởng vượt bậc. Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore là một trong những con rồng đó. Đề tài của chúng tôi nghiên cứu về mô hình tăng trưởng kinh tế của Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore qua các thời kỳ đồng thời tìm ra những điểm tương đồng và khác biệt nhằm đưa ra cái nhìn rõ hơn về sự phát triển thần kỳ của các nước trên. 1.2 Khái niệm tăng trưởng kinh tế: Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng của tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hoặc tổng sản lượng quốc gia (GNP) hoặc quy mô sản lượng quốc gia tính bình quân trên đầu người (PCI) trong một thời gian nhất định. Nói cách khác tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng tổng sản phẩm xã hội (tính toàn bộ hay tính bình quân đầu người) trong một thời gian nhất định. Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Products, GDP) hay tổng sản sản phẩm trong nước là giá trị tính bằng tiền của tất cả sản phẩm và dịch vụ cuối cùng được sản xuất, tạo ra trong phạm vi một nền kinh tế trong một thời gian nhất định (thường là một năm tài chính). Tổng sản phẩm quốc gia (Gross National Products, GNP) là giá trị tính bằng tiền của tất cả sản phẩm và dịch vụ cuối cùng được tạo ra bởi công dân một nước trong một thời gian nhất định (thường là một năm). Tổng sản phẩm quốc dân bằng tổng sản phẩm quốc nội cộng với thu nhập ròng. Tăng trưởng kinh tế là sự mở rộng sản lượng bởi một sự gia tăng các hoạt động kinh tế sử dụng các công nghệ sản xuất hiện có. Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng giá trị sản lượng hàng hóa và dịch vụ của một nước ở một thời điểm nào đó trong điều kiện có công ăn việc làm đầy đủ. Tăng trưởng kinh tế thể hiện sự thay đổi về lượng của nền kinh tế. Tuy vậy ở một số quốc gia, mức độ bất bình đẳng kinh tế tương đối cao nên mặc dù thu nhập bình quân đầu người cao nhưng nhiều người dân vẫn sống trong tình trạng nghèo khổ. 1.3 Mô hình tăng trưởng Kinh tế: Mô hình tăng trưởng kinh tế, có thể hiểu một cách nôm na, đó là cách thức tổ chức huy động và sử dụng các nguồn lực để đảm bảo có sự tăng trưởng về kinh tế qua các năm, với một tốc độ hợp lý. “Cách thức” nói ở đây là rất đa dạng, bao gồm cả đầu vào (là gia công, sản xuất, chế biến hay dịch vụ là chủ yếu); đầu ra (hướng nội hay hướng ngoại 3
  4. là chủ yếu); phát triển các vùng, miền, các loại hình doanh nghiệp, tập đoàn; sự phối hợp giữa Nhà nước và thị trường trên từng lĩnh vực… Lựa chọn theo cách nào, áp dụng mô hình nào là tùy thuộc vào điều kiện, đặc điểm, tình hình cụ thể ở mỗi nước trong mối quan hệ với thế giới đương đại và được quyết định bởi ý chí chủ quan của lãnh đạo mỗi nước. Quá trình tăng trưởng kinh tế có thể có nhiều mô hình khác nhau như tăng trưởng kinh tế hướng nội, tăng trưởng kinh tế hướng ngoại hoặc sự kết hợp của cả hai mô hình này tùy điều kiện và sự lựa chọn chiến lược của các quốc gia. Thực tiễn tăng trưởng kinh tế đã chứng minh những nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao và thể hiện được tính thần kỳ trong lịch sử phát triển là các nền kinh tế hướng ngoại như trường hợp của Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Singapore,...Trong khoảng thời gian ngắn, các nền kinh tế này được công nghiệp hoá nhanh chóng. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của các nước này có thể đạt tới hai con số trong nhiều năm liên tục và nhanh chóng biến các nước này thành các nước công nghiệp hoá. Hiện tại, trường hợp của Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil và Nga (nhóm BRIC) đang thể hiện sự quá trình tăng trưởng cao tiềm tàng và ổn định trong nền kinh tế toàn cầu hoá. Nguồn lực tăng trưởng của các nước này là điều kiện nhân khẩu thuận lợi, cải cách mạnh cơ cấu kinh tế và khai thác triệt để động lực của toàn cầu hoá. Như vậy tăng trưởng kinh tế là quá trình tích luỹ giá trị gia tăng của một nền kinh tế từ các nguồn lực trong và ngoài nước và nó phải được thúc đẩy bằng những động lực đủ mạnh của chính sách, lòng tự hào dân tộc hoặc những yếu tố khác trong điều kiện toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế. Tăng trưởng kinh tế cao là mục tiêu mà nhiều quốc gia kỳ vọng trong vòng chưa đến 10 năm tổng sản phẩm quốc nội tăng lên gấp đôi như trường hợp của nền kinh tế Hoa Kỳ trong hoảng thời gian 1992- 2000, tổng sản phẩm quốc nội của nước này đã tăng lên gấp đôi nhờ dựa vào việc chuyển dịch mạnh cơ cấu từ cơ cấu kinh tế công nghiệp sang cơ cấu kinh tế tri thức. Tuy nhiên, quá trình tăng trưởng của các quốc gia không phải lúc nào cũng thành công. Có những quốc gia thực hiện chiến lược tăng trưởng hướng nội không thành công như Băng-la-đét, Mi-an-ma...Có những quốc gia thực hiện tăng trưởng hướng ngoại nhưng chủ yếu dựa vào vay nợ nước ngoài sử dụng thiếu hiệu quả đã rơi vào gánh nặng nợ nước ngoài đặc biệt là các nước châu Mỹ La tinh như Ác-hen-ti-na...Có quốc gia thực hiện tăng trưởng nhưng rơi vào bẫy thu nhập trung bình và chưa có sự cải thiện đáng kể thu nhập như Thái Lan, Phi-lip-pin, Ma-lai-xi-a... Một trường hợp khác của tăng trưởng không thành công là trường hợp quốc gia công nghiệp hoá cao (điển hình là Hà Lan vào những năm 1970) tìm thấy một mỏ dầu và do yêu cầu của khai thác dầu là mặt hàng có lợi nhuận cao cho nên một khối lượng lớn các nguồn lực từ các ngành công nghiệp có trình độ công nghệ cao đã di chuyển sang ngành dầu mỏ là ngành có trình độ công nghệ trung bình. Điều này mặc dù có làm tăng GDP song cơ cấu kinh tế đã bị lệch lạc thể hiện ở các ngành không phải công nghệ cao được mở rộng trong khi các ngành công nghệ cao được mở rộng không tương xứng với mục tiêu đặt ra của công nghiệp hoá. Đây là quá trình tăng trưởng ngược so với mong đợi trong công nghiệp hoá hay còn gọi là tăng trưởng không có tương lai. Mà một điển hình có thể nhắc đến là Gha-na, một đất nước đối mặt với điều kiện đặc thù trong lựa chọn chiến lược phát triển. Vào đầu những năm 1960, thu nhập bình quân đầu người của Gha- 4
  5. na và Hàn Quốc ngang nhau. Song sau 30 năm, Hàn Quốc trở thành một nước công nghiệp hoá mới trong khi đó Gha-na vẫn là một nước chậm phát triển. Nguyên nhân của tình hình này là do Gha-na chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ một nền kinh tế phát huy có hiệu quả các ngành có lợi thế so sánh sang một nền kinh tế phát huy các ngành không có lợi thế so sánh. Trong khi đó, Hàn Quốc lại tập trung phát triển mạnh các ngành có lợi thế so sánh và sử dụng có hiệu quả chính sách thương mại chiến lược. Mô hình nhà nước tăng trưởng: Đây có thể được hiểu là một sự phối hợp giữa nhà nước, các ngành kinh tế và các thể chế tài chính. Trong đó, Nhà nước hướng dẫn, chỉ đạo, điều tiết hoạt động kinh tế nhưng vẫn tuân thủ luật chơi của nền kinh tế thị trường.sử dụng hợp lí các nguồn lực, các yếu tố phục vụ cho sự phát triển của đất nước để tạo ra một sự tăng trưởng cao trong tương lai. CHƯƠNG II: TỔNG QUAN VỀ MÔ HÌNH TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ CỦA NHẬT BẢN, HÀN QUỐC VÀ SINGAPORE: 2.1 Nhật Bản: 2.1.1 Tổng quan: Tổng quan về Nhật Bản: • Vị trí địa lý: Diện tích 377, 835 km2; Thủ đô Tokyo; Địa hình bao gồm hải đảo và miền núi; Khí hậu từ cận nhiệt tới ôn hòa. • Dân cư: dân số khoảng 127,08 triệu người (năm 2010); Tỷ lệ dân số biết chữ 99%; Tỷ trọng các ngành: dịch vụ 70%, công nghiệp 26%, nông nghiệp 4%. 5
  6. • Chính phủ: Hiến pháp chế độ quân chủ với một chính phủ nghị viện. Chính trị bên: Dân chủ Đảng của Nhật Bản (DPJ), Xã hội Dân chủ Đảng (SDP), New nhân dân Đảng (PNP), Tự do Dân chủ Đảng (LDP), New sạch Chính phủ Đảng (Komeito), Nhật Bản Cộng sản Đảng (JCP), nhóm của bạn ( YP). • Kinh tế: Theo thống kê năm 2010, GDP đạt 5,391 nghìn tỷ USD, tốc độ tăng trưởng 3%. Tài nguyên thiên nhiên khan hiếm bao gồm cá và một vài tài nguyên khoáng sản. Nông nghiệp chủ yếu sản xuất lúa, rau, trái cây, sữa, thịt, cá,... Công nghiệp sản xuất các loại máy móc, thiết bị, thép, kim loại màu, dệt may, oto, hóa chất, thiết bị điện, điện tử, đóng tàu và các loại thực phẩm chế biến. 2.1.2 Mô hình tăng trưởng kinh tế của Nhật Bản: Kinh tế thị trường Nhật Bản đã tiến triển qua nhiều giai đoạn khác nhau và trở thành một trong những nền kinh tế thị trường hiện đại mà nhiều người coi là mẫu mực cho các nước phát triển sau noi theo. Đánh dấu sự thay đổi mạnh mẽ nhất của kinh tế Nhật Bản là thời Phục Minh Trị. Đây là thời kỳ đã thực hiện những cải cách phi thường về chính trị, kinh tế và xã hội. Trước hết, hệ thống chính trị phi tập trung hóa được bãi bỏ để tạo ra sự thống nhất về chính trị của đất nước.Một nhà nước tập trung được thành lập. Về kinh tế và xã hội, sự phân chia xã hội thành các đẳng cấp cha truyền con nối bị thủ tiêu, thay vào đó là một xã hội hướng vào thành tựu.Những người có tài và có năng lực đều có cơ hội tiến thân trong xã hội, bất chấp nguồn gốc xuất thân của họ. Song song với việc thủ tiêu hệ thống đẳng cấp, các quy tắc và luật lệ phong kiến hạn chế quyền tự do kinh tế cũng được bãi bỏ, các biện pháp tích cực thúc đẩy cơ sở hạ tầng được thực hiện, đặc biệt là hệ thống giao thông vận tải, đẩy mạnh việc cải cách hệ thông tài chính- tiền tệ, trong đó đặc biệt là cải cách hệ thông thuế, thuế hiện vật được thay bằng thuế tiền, chế độ tiền tệ Tokagaoa được thay thế bằng một đồng tiền hợp lý và chuẩn hóa cho cả nước, việc phát hành tiền thuộc độc quyền của Chính phủ Trung ương; Nhà nước tập trung mạnh cho đầu tư giáo dục; Chính phủ đồng thời khuyến khích tư nhân đầu tư phát triển các ngành công nghiệp hiện đại gắn liền với thực hiện tư nhân hóa các doanh nghiệp Nhà nước; mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại để tiếp thu tư tưởng và kỹ thuật mới nhằm hiện đại hóa đất nước. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, kinh tế Nhật Bản phục hồi và đạt được sự tăng trưởng “thần kỳ“.Giai đoạn này gọi là nền kinh tế thị trường có hướng dẫn. Đặc trưng cơ bản của nền kinh tế Nhật Bản thời kỳ này là: • Thứ nhất, Chính phủ vừa thực hiện chính sách tạo điều kiện cho tư nhân tư do kinh doanh thuận lợi; vừa loại bỏ những yếu tố không hoàn thiện của thị trường. • Thứ hai, Chính phủ đảm trách chi phí đầu tư cho những ngành công nghiệp hkông có lãi nhưng rất cần thiết cho sự phát triển kinh tế như: xây dựng cơ sở hạ tầng, văn hóa, giáo dục… • Thứ ba, sự hợp tác giữa Chính phủ và tư nhân trong phát triển kinh tế được thực hiện một cách thường xuyên và chặt chẽ. 6
  7. • Thứ tư, Chính phủ coi trọng công cụ kế hoạch hóa gián tiếp trong điều tiết, quản lý nền kinh tế quốc dân. Tuy vậy, thời gian gần đây người ta bắt đầu đặt vấn đề về sự can dự quá nhiều của Chính phủ vào những lĩnh vực cơ sở hạ tầng và dịch vụ công cộng vì tính hiệu quả giảm sút của sự can dự này. Các giai đoạn phát triển kinh tế: 2.1.2.1 Giai đoạn 1946 - 1950: Khôi phục kinh tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai: Sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai, Nhật Bản là một trong những nước bại trận, sự phát triển kinh tế thị trường Nhật Bản nổi lên mấy vấn đề cơ bản sau đây: • Thực hiện dân chủ hóa kinh tế gắn liền với dân chủ hóa chính trị và xã hội. • Kinh tế thị trường không có nghĩa là nền kinh tế vô Chính phủ. Vì vậy cần có sự can thiệp, điều tiết của Nhà nước. Thời kỳ đầu tiên phát triển kinh tế thị trường, Chính phủ Nhật Bản can thiệp trực tiếp rộng rãi và khá sâu vào nền kinh tế, nhưng sự can thiệp đó của Nhà nước càng về sau càng giảm dần. • Ngoài việc bồi thường tổn thất cho những nước thắng trận, Nhật Bản còn bị lệ thuộc vào nước ngoài. • Tình hình kinh tế: • Kinh tế bị tàn phá nặng nề, sản xuất bị gián đoạn: 34% máy móc, 25% công trình xây dựng, 81% tàu biển bị phá hủy, sản xuất công nghiệp năm 1946 bằng 1/4 trước chiến tranh… • Số người thất nghiệp năm 1946 là 13,1 triệu người. • Tổng cầu vượt tổng cung khiến cho lạm phát tăng tốc nhanh chóng. Nạn đói tuy được ngăn chặn song thức ăn tồi và thiếu đã gây ra nạn suy dinh dưỡng và ngộ độc ở nhiều nơi. • Tình hình trên buộc Nhật Bản phải nhờ “Viện trợ” của Mỹ để phục hồi kinh tế. Từ 1945- 1950, Nhật Bản vay Mỹ 14 tỷ USD và nền kinh tế phụ thuộc chặt chẽ vào Mỹ. Cải cách: • Cuối 1945, Tư lệnh Lực lượng Đồng minh Quân quản ra lệnh cải cách ruộng đất ở nông thôn, tạo ra cơ sở để tăng năng suất nông nghiệp và để ổn định các vùng nông thôn. • 1945, lệnh giải tán các zaibatsu (các tập đoàn tài phiệt) được đưa ra. • 1947, luật chống độc quyền được ban hành. Tiếp theo là luật thủ tiêu tình trạng tập trung quá mức sức mạnh kinh tế được ban hành bổ sung cho luật chống độc quyền. • Chính phủ tiến hành phân phối lương thực, kiểm soát hành chính đối với giá cả, chống nạn đầu cơ, "đông lạnh" tiền gửi ngân hàng, đổi tiền, phát hành trái phiếu chính phủ, tập trung sức khôi phục và phát triển một số ngành ưu tiên như than, thép, phân bón, điện lực, v.v... • Những cải cách dân chủ hóa kinh tế này có tác dụng nâng cao vị trí của tư bản công nghiệp, khuyến khích tinh thần kinh doanh và đầu tư. 7
  8. 2.1.2.2 Giai đoạn 1951 – 1973: Giai đoạn phát triển thần kỳ: Đây là thời kỳ mà nền kinh tế Nhật Bản có tốc độ tăng trưởng rất cao. GDP thực tế theo giá so sánh hàng năm (năm gốc là 1965) của Nhật Bản trong thời kỳ này hầu hết đều có tốc độ tăng lên tới hai chữ số. Chính trong thời kỳ này, kinh tế Nhật Bản đã đuổi kịp các nền kinh tế tiên tiến của thế giới. Nếu vào năm 1950, GNP của Nhật còn nhỏ hơn của bất cứ nước phương Tây nào và chỉ bằng vài phần trăm so với của Mỹ, thì đến năm 1960 nó đã vượt qua Canada, giữa thập niên 1960 vượt qua Anh và Pháp, năm 1968 vượt Tây Đức. Năm 1973, GNP của Nhật Bản bằng một phần ba của Mỹ và lớn thứ hai trên thế giới. So sánh tốc độ tăng GNP bình quân đầu người của Nhật Bản giữa các thời kỳ: • Tổng sản phẩm trong nước: • Tốc độ tăng GDP những năm 1950-1960 trung bình là 8,5% đến 1960-1969 là 10,8%. • Năm 1968, vượt qua các nước Tây Âu, đứng sau Mỹ với 183 tỷ USD. • Năm 1973, đạt 402 tỷ USD. Nếu so với 1950 đã tăng lên 20 lần, khoảng cách so với Mỹ chỉ còn 1/5. Công nghiệp: • 1950 – 1960, tốc độ tăng trưởng công nghiệp trung bình hàng năm là 15,9%, gấp 6 lần Mỹ (2,6%). • 1961 – 1970, tốc độ tăng trưởng công nghiệp hàng năm là 13,5%. • Đứng đầu thế giới về nhiều sản phẩm công nghiệp: sản lượng tàu biển, xe hơi, xe máy, máy điện tử,… Nông nghiệp: • Phát triển theo hướng thâm canh với trình độ cơ giới hóa, hóa học hóa, thủy lợi hóa và điện khí hóa rất cao. • Năm 1969, tổng giá trị sản phẩm nông, lâm, ngư nghiệp là 9 tỷ đồng, lao động nông nghiệp giảm xuống còn 8,9 triệu (1960, 14,5 triệu). • 1967 – 1969: Sản lượng lương thực đủ cung cấp hơn 80% nhu cầu trong nước, chăn nuôi 2/3 nhu cầu thịt, sữa, đánh cá sau Pêru 86 kg/người/năm. 8
  9. Xuất khẩu: đẩy mạnh xuất khẩu hàng tiêu dùng lâu bền và chuyển sang xuất khẩu máy móc như ô tô, thiết bị điện tử cao cấp như máy tính. • 1970, 72,4% kim ngạch xuất khẩu của Nhật Bản là nhờ các sản phẩm công nghiệp nặng và hóa chất. • Năm 1960, Nhật Bản bắt đầu tự do hóa thương mại. • Năm 1963, Nhật Bản trở thành thành viên của Quỹ Tiền tệ Quốc tế. • Năm 1964, Nhật Bản trở thành thành viên của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế, câu lạc bộ của những quốc gia tiên tiến. Nhật trở thành một trong ba trung tâm kinh tế, tài chính của thế giới tư bản. Là nước phụ thuộc gần như hoàn toàn vào dầu lửa nhập khẩu và nhu cầu nước ngoài nên cuộc khủng hoảng 1973-1975 đã làm kinh tế Nhật Bản rơi vào tình trạng đình lạm sâu sắc. Mức độ khủng hoảng căn cứ vào tốc độ tăng trưởng GDP thực tế và sản lượng công nghiệp của Nhật Bản nghiêm trọng nhất trong các nước công nghiệp phát triển và nghiêm trọng hơn cả hồi Đại khủng hoảng. Những ngành công nghiệp sử dụng nhiều năng lượng như đóng tàu, luyện thép, hóa dầu, dệt, gia công kim loại bị khủng hoảng nặng nề. Tác động nghiêm trọng của cú sốc dầu lửa 1973-1975 đã khiến Nhật Bản phải tích cực triển khai chương trình tiết kiệm năng lượng, đồng thời chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng của khu vực dịch vụ. Trong khu vực chế tạo, giảm tỷ trọng của các ngành dùng nhiều năng lượng, tăng tỷ trọng của các ngành có hàm lượng tri thức cao (như sản xuất máy tính, máy bay, người máy công nghiệp, mạch tổ hợp,...), các ngành sản xuất theo mốt (quần áo chất lượng cao, đồ điện dân dụng, thiết bị nghe nhìn,...) và công nghiệp thông tin. Nhật Bản nhấn mạnh hơn nữa nghiên cứu khoa học cơ bản để có thể chuyển sang các ngành kinh tế mới. Nguyên nhân tăng trưởng và chính sách chính phủ: • Điều kiện quốc tế thuận lợi (Cách mạng khoa học kĩ thuật; Chiến tranh Triều Tiên, Đông Dương…). • Duy trì được tỷ lệ tích lũy vốn cao (khoảng 30 -35 %), chiến lược sử dụng vốn hiệu quả: đầu tư cho khoa học kỹ thuật, các nghành kinh tế mũi nhọn, cơ sở hạ tầng,... • Truyền thống văn hóa- giáo dục phát triển cao, được kế thừa và phát huy, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. • Hệ thống quản lí các công ty Nhật có sức cạnh tranh cao, tập trung vào các ngành trọng điểm. • Nhà nước đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế: lựa chọn chiến lược phát triển, nắm bắt thời cơ… • Nhân tố con người: Có trình độ, kỉ luật, cần cù… • Chính sách đối ngoại: Chủ trương đặt lợi ích dân tộc lên hàng đầu, mục tiêu lớn nhất là đưa nước Nhật trở thành một siêu cường kinh tế. Vì vậy, Nhật Bản tiến hành giành thị trường khắp nơi, nhất là Đông Nam Á và Đông Bắc Á. 2.1.2.3 Giai đoạn 1974-1985: Không ổn định: Thời kỳ này có đặc trưng là tốc độ tăng GDP không ổn định và nhìn chung thấp bằng nửa thời kỳ tăng trưởng thần kì ở giai đoạn trước. 9
  10. Tình hình kinh tế: • Hai cuôc khủng hoảng kinh tế 1973- 1975 và 1980- 1982 làm cho kỷ nguyên tăng trưởng nhanh chấm dứt, nền kinh tế bị suy thoái nghiêm trọng. • Kinh tế tăng trưởng âm trong năm 1974. Trong giai đoạn 1974-1982, tốc độ tăng sản phẩm quốc dân hàng năm chỉ 3,7%. • Năm 1974, Nhật Bản lâm vào siêu lạm phát, giá cả tăng 30 lần so với năm 1973 (dẫn đầu các nước TBCN). • Sản xuất bị đình đốn, tổng sản phẩm quốc dân năm 1974 ở chỉ số âm (–1,3%). Từ 1973 – 1975, 1/3 thiết bị nhà máy phải ngừng hoạt động do thiếu năng lượng… • Nhật phải nhập khẩu 90% nhu cầu năng lượng. Giải pháp: • Năm 1975 Chính phủ công bố hàng loạt các biện pháp phục hồi kinh tế, giải quyết đồng thời cả lạm phát và phát triển sản xuất trên cơ sở thực hiện việc chuyển cơ cấu công nghiệp từ phát triển các ngành cần nhiều nguyên liệu sang các ngành tốn ít nguyên liệu, đồng thời chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng của khu vực dịch vụ. • Bảo tồn và tiết kiệm năng lượng cùng với việc tạo ra những nguồn năng lượng mới. • Khuyến khích tăng thị trường trong nước, nước ngoài và tăng xuất khẩu. • Nhà nước tài trợ 61,1 tỷ yên cho chương trình nghiên cứu năng lượng “Ánh sáng mặt trời”... • Nhờ vậy, nhập khẩu dầu mỏ từ 1973 đến 1984 giảm 34,2 %. 2.1.2.4 Giai đoạn 1986- 1990: Thời kỳ bong bóng kinh tế: Thời kỳ bong bóng kinh tế của Nhật Bản kéo dài 4 năm 3 tháng, từ tháng 12 năm 1986 đến tháng 2 năm 1991. Kinh tế Nhật Bản thời kỳ này có những đặc điểm như đồng Yên cao giá so với Dollar Mỹ, tốc độ tăng trưởng GDP thực tế cao, tỷ lệ lạm phát cao, tỷ lệ thất nghiệp thấp, giá tài sản (bất động sản lẫn tài sản tài chính) cao, tiêu dùng mạnh. Kinh tế: • Tốc độ tăng trưởng GDP thực tế cao, tỷ lệ lạm phát cao, tỷ lệ thất nghiệp thấp. • Đồng Yên cao giá so với Dollar Mỹ, giá tài sản (bất động sản lẫn tài sản tài chính) cao, tiêu dùng mạnh. Nguyên nhân: Đồng Yên lên giá sau Thỏa ước Plaza (năm 1985) gây khó khăn cho các nhà xuất khẩu của Nhật Bản và đe dọa tăng trưởng kinh tế của nước này. Giải pháp:Ngân hàng Nhật Bản đã thực hiện chính sách tiền tệ nới lỏng (hạ lãi suất), nên tính thanh khoản cao quá mức hình thành. Thành tựu: • Nhật Bản đã tạo được những loại động cơ, các thiết bị tiêu dùng hết sức tiết kiệm năng lượng. Ví dụ: Một chiếc máy lạnh dung tích 260 lít dùng điện mỗi tháng giảm từ 76,6 kw (1973) xuống còn 26 kw (1987). Nhờ vậy, sản phẩm vừa tiết kiệm vừa có tính cạnh tranh cao để xuất khẩu. 10
  11. • Bước sang thập kỉ 80, nhất là từ nửa sau những năm 80, Nhật có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, ổn định và tiếp tục khẳng định vị trí siêu cường kinh tế thứ hai thế giới. • Năm 1987, tổng sản phẩm quốc dân bình quân đầu người của Nhật Bản đã vượt Mĩ, đến năm 1988 đạt 27.000 USD (Mỹ 22.000 USD). Năm 1968 con số này bằng 30% Mỹ, sau 20 năm bằng 120% Mỹ. • Sản xuất công nghiệp: Nhật đứng đầu các ngành công nghiệp đóng tàu, luyện thép, ôtô, ti vi màu, chất bán dẫn, điện tử tiêu dùng, người máy… • Tài chính: Nhật Bản đứng “Số 1 thế giới”. Nhật có dự trữ vàng và ngoại tệ lớn nhất thế giới, gấp 3 lần Mỹ, gấp 1,5 lần Tây Đức. Năm 1986 trong số 500 ngân hàng lớn nhất thế giới, Nhật Bản có 98 ngân hàng. Trong 20 ngân hàng đứng đầu thế giới, Nhật Bản có 14 ngân hàng, xếp thứ tự 1-2-3-4-5 và 9-10. Tài sản ở nước ngoài của Nhật Bản chiếm 36 % toàn thế giới (Mỹ 14%). • Khoa học- kĩ thuật: Từ 1978 – 1988 chi cho nghiên cứu khoa học tăng 2,7 lần chiếm 9- 10% ngân sách. Năm 1984 có 17.800 viện nghiên cứu với 32 vạn cán bộ nghiên cứu (sau Liên Xô và Mỹ). Năm 1987 đứng đầu thế giới danh sách người được nhận bằng sáng chế nước ngoài ở Mỹ (17.288 bằng) gấp 2 Tây Đức (8.039) gấp 6 Pháp (2.990). Hạn chế: • Mất cân đối trong nền kinh tế (công nghiệp – nông nghiệp), tập trung ở 3 trung tâm Tôkyô, Ôsuka, Nagôia với 60 triệu dân và 1,25 % diện tích. • Khó khăn về năng lượng, nguyên liệu, lương thực. • Già hóa dân số: Năm 1988 có 40,7 triệu người/123 triệu dân từ 45 tuổi trở lên. • Chênh lệch giàu nghèo, ùn tắc giao thông. • Sự cạnh tranh gay gắt của Mỹ, Tây Âu, NICs. 2.1.2.5 Giai đoạn 1991-2000: Sự đổ vỡ của nền kinh tế bong bóng: Sau khi bong bóng kinh tế vỡ đầu thập niên 1990, kinh tế Nhật Bản chuyển sang thời kỳ trì trệ kéo dài. Tốc độ tăng trưởng GDP thực tế bình quân hàng năm của giai đoạn 1991-2000 chỉ là 0,5% - thấp hơn rất nhiều so với các thời kỳ trước. Tình hình kinh tế: 11
  12. Thiểu phát và giảm phát trong thời kỳ trì trệ kinh tế kéo dài. Sau thời kì kinh tế "bong bóng" 1986-1990, từ năm 1991 kinh tế Nhật Bản phát triển ì ạch. Trong những năm 1992- 1995, tốc độ tăng trưởng hằng năm chỉ đạt 1,4%, năm 1996 là 3,2%. Từ 1997- 1998, kinh tế Nhật bị lâm vào suy thoái nghiêm trọng nhất kể từ sau cuộc khủng hoảng dầu lửa năm 1974 đến nay, với những biểu hiện: Sản xuất trì trệ (kể cả những ngành công nghiệp mũi nhọn: xe hơi, điện tử, thông tin,..) và sự phá sản dồn dập của các công ty làm cho tỉ lệ thất nghiệp đạt con số kỷ lục trong 45 năm nay (5,5% tháng 12 năm 2002). Năm 1997, GDP thực chất - 0,7%, năm 1998 là -1,8%. Khủng hoảng hệ thống tài chính tiền tệ, đồng Yen, chứng khoán giảm giá mạnh, nợ xấu khó đòi tăng cao. Tỷ lệ thâm hụt ngân sách ở mức cao nhất trong nhóm G7 (chiếm 45% GDP) và nợ nước ngoài chiếm tới 140% GDP. Giải pháp: • Đẩy mạnh đầu tư cho nghiên cứu và phát triển, thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu kinh tế. • Cải cách hệ thống hành chính quốc gia, nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan công quyền. • Thưc hiện những biện pháp kích cầu mạnh mẽ, tập trung đầu tư vào lĩnh vực công nghệ thông tin, tin học. • Thúc đẩy các công ty cải cách cơ cấu tổ chức quản lý, điều hành. • Tiến hành cải cách nền giáo dục và hệ thống bảo hiểm xã hội. Chính trị: • Cho đến năm 1993, Đảng Dân chủ tự do (LDP) vẫn tiếp tục cầm quyền. Điều này một mặt góp phần tạo sự ổn định, song mặt khác, nó cũng tạo ra “tam giác tham nhũng”: Công ty – bộ máy quan liêu – quan chức Chính phủ. Do đó, cả cựu chủ tịch Đảng LDP cũng phải ra hầu tòa vì tội trốn thuế. 12
  13. • Tháng 8/1993: Chính phủ liên hiệp 7 đảng phái thành lập. Từ đây bắt đầu tình trạng bất ổn định chính trị kéo dài ở Nhật cho đến năm 2001. Đối ngoại: • Nhật Bản duy trì chính sách đối ngoại kinh tế, tìm cách thâm nhập mở rộng thị trường, đặc biệt là thị trường Châu Á – Thái Bình Dương. Dựa vào đó, tháng 8/1987, Thủ tướng Nhật Bản là Fucuda đã đưa ra học thuyết Fucuda tại Manila với 3 nội dung: • Nhật Bản cam kết không bao giờ trở thành cường quốc quân sự. Nhật Bản cố gắng thiết lập quan hệ hợp tác thành công và hữu nghị với các nước Đông Nam Á, hợp tác với ASEAN để tăng cường tính độc lập của các nước này và qua đó góp phần vào việc gìn giữ hòa bình, thịnh vượng ở Đông Nam Á. • Nhật Bản đã cố gắng tham gia nhiều hơn vào những hoạt động bảo vệ hòa bình và hợp tác nhiều mặt với LHQ cũng như với các nước trên thế giới.Nhờ đó, Nhật Bản đã nâng cao được vị trí trên trường quốc tế và đã trở thành ủy viên không thường trực Hội đồng bảo an LHQ. 2.1.2.6 Giai đoạn 2001 – nay: Thoát khỏi suy thoái, cải tiến và phát triển kinh tế: Kinh tế: • Tốc độ tăng trưởng của GDP những năm 2000 đến năm 2011 (dự kiến) là 2,9%; 0,2%; 0,3%; 1,4%; 2,7%; 1,9%; 2%; 2,4%; -1,2%; -6,3%; 3,9%; 1,4%. • Tháng 3/2002 tổng mức nợ xấu là 440 tỷ USD. Số vụ phá sản hàng năm ở mức cao làm cho nạn thất nghiệp cũng tăng theo (5,4% ở năm 2003 so với trước đây chỉ khoảng 3%). • Cuối 2005, nền kinh tế bắt đầu phục hồi bền vững. Tăng trưởng GDP là 2,8%, với việc tăng quý thứ tư hàng năm là 5,5%, vượt qua tốc độ tăng trưởng của Mỹ và Liên minh châu Âu trong cùng thời kỳ. • Tốc độ tăng trưởng kinh tế các năm 2003, 2004 lần lượt là 2,5% và 4,4%. • Năm 2008 cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và sự sụp đổ nhu cầu trong nước đã chứng kiến nền kinh tế co lại 1,2%. Trong năm 2008, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản vẫn còn có lãi suất thấp nhất trong các nước phát triển, giảm phát vẫn chưa được loại bỏ, tổng nợ quốc gia cao nhất thế giới chiếm 225% của GDP đạt 10,55 nghìn tỷ USD. • Trong năm 2010, tổng GDP tăng trưởng 3,9%, một tốc độ tăng trưởng cao nhất trong khoảng 20 năm. Nhưng nền kinh tế của Nhật Bản đã bị gián đoạn, khi vào tháng 3/2011 do thiên tai “kép”, đó là trận động đất và ảnh hưởng của sóng thần . Chính sách kinh tế: • Thực hiện chính sách nới lỏng tiền tệ, bên cạnh thưc hiện chính sách thắt chặt tài chính. • Tiếp tục cải cách khu vực dịch vụ tài chính. • Mở rộng thị trường xuất khẩu hàng hóa, đăc biệt là thị trường Mỹ và Trung Quốc. 2.1 Hàn Quốc: 2.2.1 Tổng quan: 13
  14. Địa lý: Hàn Quốc nằm trên Bán đảo Triều Tiên, ở phần đông bắc của lục địa châu Á, nơi hải phận của bán đảo tiếp giáp với phần cực tây của Thái Bình Dương. Phía bắc bán đảo tiếp giáp với Trung Quốc và Nga. Phía đông của bán đảo là Biển Đông, xa hơn nữa là nước láng giềng Nhật Bản. Ngoài bán đảo chính còn có hơn 3.200 đảo nhỏ. Tổng diện tích của bán đảo Triều Tiên là 222.154 km2.Diện tích đất canh tác là 99.617 km2, chiếm 45% tổng diện tích.Địa hình núi non chiếm khoảng hai phần ba diện tích lãnh thổ, giống Thổ Nhĩ Kỳ, Hungary hoặc Ai-len. Kinh tế: • Kinh tế Hàn Quốc là nền kinh tế phát triển, đứng thứ 3 ở châu Á và đứng thứ 10 trên thế giới theo GDP năm 2006. Sau Chiến tranh Triều Tiên, kinh tế Hàn Quốc đã phát triển nhanh chóng, từ một trong những nước nghèo nhất thế giới trở thành một trong những nước giầu nhất. • Cuối thế kỷ 20, Hàn Quốc là một trong những nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh nhất trong lịch sử thế giới hiện đại.GDP (PPP) bình quân đầu người của đất nước đã nhẩy vọt từ 100 USD vào năm 1963 lên mức kỉ lục 10.000 USD vào năm 1995 và 25.000 USD vào năm 2007. Bất chấp các ảnh hưởng nặng nề từ cuộc khủng hoảng kinh tế châu Á 1997, nước này đã khôi phục kinh tế rất nhanh chóng và vững chắc. Sự phát triển thần kỳ về kinh tế của Hàn Quốc được coi như là "Huyền thoại sông Hàn". • Hàn Quốc cũng là một nước phát triển có sự tăng trưởng kinh tế nhanh nhất, với tốc độ tăng trưởng GDP bình quân là 5% mỗi năm. Một phân tích gần đây nhất bởi Goldman Sachs năm 2007 đã chỉ ra Hàn Quốc sẽ trở thành nước giầu thứ 3 trên thế giới vào năm 2025 với GDP bình quân đầu người là 52.000 USD và tiếp 25 năm sau nữa sẽ vượt qua tất cả các nước ngoại trừHoa Kỳ để trở thành nước giàu thứ hai trên thế giới, với GDP bình quân đầu người là 81.000 USD. 14
  15. • Năm 1996, Hàn Quốc trở thành thành viên của OECD, một mốc quan trọng trong lịch sử phát triển của đất nước. Giống như các quốc gia phát triển khác, ngành dịch vụ đã tăng nhanh, chiếm khoảng 70% GDP. Cùng với sự phát triển về kinh tế, đời sống của nhân dân được nâng cao rất nhanh trở nên ngang bằng thậm chí cao hơn các quốc gia phát triển khác ở châu Âu và các nước Bắc Mỹ. Chỉ số phát triển con người (HDI) đạt 0,912 vào năm 2006. • Hiện nay, thu nhập và tài sản của Hàn Quốc đang tăng một phần là do sự đầu tư và xuất khẩu công nghệ cao sang các nước đang phát triển như Trung Quốc, Việt Nam, và Indonesia. • Hàn Quốc là một nước có số giờ làm việc cao nhất thế giới. 2.2.2 Các mô hình tăng trưởng kinh tế trong từng giai đoạn: 2.2.2.1Giai đoạn 1945- 1959: Giai đoạn tái kiến thiết đất nước: Thực trạng: Do ảnh hưởng của chiến tranh Thế giới lần thứ ba, kinh tế Hàn Quốc gặp nhiều khó khăn. Thủ đô Seoul và nhiều thành phố khác; nhiều nhà máy, hầm mỏ, tàu thuyền, nhà cửa, làng mạc,… bị tàn phá nặng nề. Công nghiệp lạc hậu, thiếu cơ sở vật chất và đội ngũ lao động có tay nghề. Diện tích đất nước nhỏ hẹp, đất đai cằn cỗi, tài nguyên khan hiếm. Dân số đông, nghèo đói, thất nghiệp tràn nan. Theo thống kê, có khoảng 100 nghìn trẻ em mồ côi và 300 nghìn quả phụ chiến tranh. Chính trị bất ổn định. Tuy nhiên, bên cạnh những khó khăn, kinh tế Hàn Quốc cũng gặp một số thuận lợi. Trong thời kì này, Mỹ lợi dụng Hàn Quốc để xây dựng lực lượng quân sự tại Đông Á nên có nhiều chính sách viện trợ và vận động các nước khác thông qua các tổ chức của Liên hợp quốc viện trợ cho Hàn Quốc. Trong thời kì này chỉ xuất hiện hình thức viện trợ, chưa xuất hiện hình thức đầu tư trực tiếp của Mỹ cho Hàn Quốc, do Mỹ thấy khó tìm được cơ hội kinh doanh tại đất nước mới bị tàn phá nặng nề bởi chiến tranh. Trong bối cảnh kinh tế- xã hội khó khăn, người dân Hàn Quốc luôn có quyết tâm cao độ trong sự nghiệp phục hưng đất nước, vượt qua sự đói nghèo, lạc hậu để phát triển. Các biện pháp của nhà nước và thành quả đạt được: Công nghiệp: Chính phủ Syn Man Rhee tiếp nhận các lý thuyết phát triển công nghiệp muộn bằng cách thay thế dần nhập khẩu để củng cố tư tưởng hướng nội và tạo tiền đề cho một nền kinh tế công nghiệp. Hàn Quốc ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp thay thế nhập khẩu vốn không lớn, tập trung lao động, thu hồi vốn nhanh như công nghiệp nhẹ, hàng tiêu dùng công nghiệp nặng quy mô nhỏ (phân bón, hóa chất). Chính phủ đánh thuế cao và hạn chế nhập khẩu để bảo vệ nền công nghiệp trong nước. Nông nghiệp: Thúc đẩy quan hệ hàng- tiền phát triển trong lĩnh vực nông nghiệp. Cải cách ruộng đất áp dụng chế độ sở hữu đất đai bình quân, mỗi địa chủ chỉ sở hữu khoảng 3ha/hộ; chế độ phát canh thu tô bị thủ tiêu; chính phủ thực hiện một số chính sách kích 15
  16. thích tăng trưởng nông nghiệp như cơ giới hóa nông nghiệp, thành lập Ngân hàng nông nghiệp (1956). Một số thành quả: • Nền kinh tế Hàn Quốc dần dần phục hồi, khởi sắc và hòa nhập vào nền kinh tế tư bản chủ nghĩa nhà nước. Trong khi đó, các nước Âu- Mỹ giai đoạn này thường phát triển mô hình tư bản chủ nghĩa tự do. Nền kinh tế tư bản chủ nghĩa nhà nước đề cao vai trò của nhà nước qua các thiết chế, công cụ, biện pháp kinh tế, hành chính. • Hàn Quốc bắt đầu phát triển kinh tế bằng mô hình kinh tế hướng nội với chiến lược công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu, trước hết phải đi vào truyền thống lịch sử- văn hóa đã tiềm ẩn trong tư duy, tâm lí, tính cách, lối sống của người dân. • Quy trình thực hiện mô hình kinh tế hướng nội của Hàn Quốc có điểm tương đồng và khác biệt so với một số nước đang phát triển khác. Điểm tương đồng: thực hiện nền kinh tế hướng nội trong bối cảnh quốc tế tương đối thuận lợi về nhiều mặt như thương mại quốc tế, nguồn vốn tài chính cho vay, chính sách bảo hộ mậu dịch; Đồng thời, khi mới bắt đầu thực hiện chiến lược gặp tình trạng thiếu vốn, kỹ thuật, công nghệ, tri thức khoa học, thu nhập bình quân đầu người thấp; lợi thế so sánh là lực lượng lao động đông, giá rẻ. Điểm khác biệt: Hàn Quốc không có lợi thế về tài nguyên thiên nhiên như Indonexia, Thái Lan, Malaixia, Braxin,… hay vị trí địa lí (thương mại, chuyển khẩu) như Singapore. Hàn Quốc tập trung vốn cao cho công nghiệp, nông nghiệp không được chú trọng. Hàn Quốc có ưu thế về địa lí- chính trị trong thời kì đối đầu Đông- Tây nên được ủng hộ tích cực của Mỹ về tài chính và nhiều lĩnh vực khác. Từ 1945- 1953, Mỹ viện trợ về kinh tế cho Hàn Quốc tổng cộng gần 1.2 tỷ USD; từ 1953- 1962, con số này lên đến 2 tỷ USD và viện trợ cho quân sự gần 1 tỷ USD; hơn 80% hàng nhập khẩu của Hàn Quốc được Mỹ trợ giúp. • Trong quá trình thực hiện nền kinh tế hướng nội, Hàn Quốc có một số hạn chế như thương mại thiếu hụt, nợ nước ngoài tăng, bổ sung ngoại tệ kém, trì trệ lạc hậu do không tiếp thu khoa học- công nghệ từ bên ngoài. Tốc độ tăng trưởng GDP của Hàn Quốc giảm dần qua các năm: từ 7.7% năm 1957 xuống 5.2% năm 1958, 3.9% năm 1959 và 1.9% năm 1960. 2.2.2.2 Giai đoạn 1960- 1980: Giai đoạn cất cánh kinh tế lần thứ nhất: Thực trạng: Nền cộng hòa thứ hai của Hàn Quốc được thiết lập (tháng 8/1960), đứng đầu là tổng thống Yun Po-Son và Thủ tướng Chang Myon thuộc đảng Dân không phải do nỗ lực của chính đảng, không do nhân dân ủy nhiệm; chính quyền không kiên quyết trong việc thực hiện các chính sách. Tình hình chính trị bất ổn, nhiều cuộc nổi dậy chớp nhoáng nổ ra. Năm 1961, chính quyền Park Chung Hee nắm quyền, thực thi nhiều chính sách giúp kinh tế phát triền vượt bậc. Các biện pháp của nhà nước và kết quả đạt được: 16
  17. Hàn Quốc dưới thời chính phủ Park chủ trương dồn toàn sức cho phát triển kinh tế; hiện đại hóa nhanh thay thế cho quan điểm phát triển tự lực và ổn định, đồng thời tận dụng và khai thác triệt để sự bảo trợ quân sự của Mỹ, hạn chế chi tiêu cho quốc phòng, tích lũy cho phát triển kinh tế. Chính phủ phát triển kinh tế hướng ngoại thay cho hướng nội, tăng lợi thế so sánh trong môi trường kinh doanh quốc tế và sự phân công lao động quốc tế mới. Mô hình kinh tế được xác định trong giai đoạn này là mô hình hướng ngoại với chiến lược công nghiệp hóa hướng về xuất khẩu, đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa dựa vào sự khai thác thị trường thế giới và lien kết quốc tế nhằm hạn chế bế tắc về thị trường tiêu thụ sản phẩm, thu hút đầu tư, tiếp thu khoa học- công nghệ của giai đoạn trước để lại. Thành lập nhiều chaebol, công ty xuyên quốc gia TNC, công ty đa quốc gia MNC trong quá trình sản xuất, lưu thông, phân phối, tiêu thụ tạo điều kiện đầu tư thuận lợi, thiết lập các khu chế xuất để xuất khẩu nhằm tăng ngoại tệ. Có 6 vấn đề nổi bật về sự phát triển kinh tế của Hàn Quốc giai đoạn 1960- 1980: • Mở rộng chức năng của nhà nước và thực hiện cải cách hành chính, trong sạch hóa bộ máy chính phủ: Chính phủ khẳng định sự mở rộng can thiệp của chính phủ và sử dụng công cụ kế hoạch hóa kiểu XHCN không phương hại đến con đường phát triển tư bản chủ nghĩa và phát triển tư bản tư nhân. Chính phủ Park thành lập Cơ quan kế hoạch hóa trung ương EPB, Hội đồng kinh tế trung ương CEC và cơ quan giải quyết tranh chấp MEPM • Thực hiện các kế hoạch kinh tế bằng các kế hoạch 5 năm: lần 1 từ 1962- 1966, lần 2 từ 1967- 1971, lần 3 từ 1972- 1976, lần 4 từ 1977- 1981. Các kế hoạch 5 năm chính là kế hoạch công nghiệp hóa của Hàn Quốc, hướng tới mục tiêu chung là tăng trưởng kinh tế, tăng năng suất, tăng nhanh từng bước công nghiệp hóa để ổn định kinh tế, chính trị xã hội, phát triển kinh tế gắn liền phát triển xã hội. Các kế hoạch 5 năm đều gắn liền mô hình công nghiệp hóa hướng về xuất khẩu, khai thác thị trường nước ngoài; khuyến khích thu hút đầu tư nước ngoài bằng các chính sách cải thiện về hành chính, cơ sở hạ tầng; liên tục cải cách cơ cấu nền kinh tế và cơ cấu ngành: vị trí các ngành khu vực I giảm đi trong khi tăng tỷ trọng khu vực II và III; đồng thời giai đoạn này chính quyền Park tăng cường vay nợ nước ngoài Kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1962- 1966): kế hoạch bản lề có tính chất hướng Hàn Quốc chuyển sang chiến lược công nghiệp hóa hướng về xuất khẩu. Kế hoạch 5 năm lần thứ hai (1967- 1971): đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp với mô hình đầu vào- đầu ra (input- output). Kế hoạch 5 năm lần thứ ba (1972- 1976): kế hoạch nâng cấp công nghiệp thông qua công nghiệp nặng và hóa chất; chú trọng chính sách phân định vốn quốc gia có hiệu quả hơn là dựng lại mô hình vĩ mô. Kế hoạch 5 năm lần 4 (1977-1981): tiếp tục phát triển các ngành đã định với các quy định chi tiết hơn, phi tập trung hóa hơn. • Mở rộng thu hút nước ngoài và đẩy mạnh xuất khẩu: Hàn Quốc ít nhất đã 2 lần tranh thủ nguồn đầu tư nước ngoài trong những hoàn cảnh khác biệt. Lần thứ nhất là tranh thủ cơ sở vật chất- kỹ thuật và kinh nghiệm quản lí của 17
  18. Nhật Bản sau 35 năm thống trị (1910- 1945); lần thứ hai là sự viện trợ của Mỹ bắt đầu từ năm 1945, tăng nhanh và đạt hiệu quả cao từ 1970 trở đi. Chính phủ Hàn Quốc bắt đầu vay nợ từ 1959 và tăng dần qua các năm. Hai luồng đầu tư lớn vào Hàn Quốc là Mỹ và Nhật Bản. Việc gia nhập GATT và cho ra đời Hiệp định thể chế kinh tế đã đánh dấu việc Hàn Quốc hội nhập với nền kinh tế toàn cầu. • Nâng cấp công nghiệp với sự phát triển của công nghiệp nặng và công nghiệp hóa chất tạo nguồn hàng mới cho xuất khẩu, trong đó các chaebol đóng góp phần quan trọng: Giai đoạn này có thể chia công cuộc phát triển làm hai thời kì: Từ 1968- 1976, chủ yếu chọn các ngành sản xuất sản phẩm trung gian cơ bản cung cấp cho đầu vào của ngành khác, chủ yếu phục vụ thị trường trong nước và một phần nhỏ cho xuất khầu: sắt thép, xi măng, phân bón, dầu lửa. Từ 1977- 1979, đầu tư lớn cho các ngành công nghiệp nặng như đóng tàu, oto, hóa dầu,... Nhân tố đóng góp lớn cho quá trình tăng trưởng là các chaebol khổng lồ như Huyndai, Samsung, Daewon,... • Tích cực phát triển khoa học- kĩ thuật để góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đất nước: Tích cực đưa công nghệ nước ngoài vào trong nước để đồng hóa và cải tiến, phát triển năng lực bên trong theo phương châm “sáng tạo” hơn là “bắt chước”. Giai đoạn đầu, Hàn Quốc chủ trương liên minh tạm thời với các công ty nước ngoài và thực hiện các hợp đồng kiểu “chìa khóa trao tay” để từng bước khắc phục tình trạng lạc hậu. Năm 1969, nhà nước bãi bỏ các hợp đồng trên để phát triển thực lực. Hàng loạt viện nghiên cứu đã xuất hiện dưới sựu tài trợ của chính phủ như Viện Khoa học và Công nghệ, Viện nghiên cứu đóng tàu, Viện nghiên cứu công nghệ điện tử, Viện máy móc,... • Từng bước đẩy mạnh công cuộc hiện đại hóa nông thôn: Chính phủ thực hiện nhiều biện pháp thúc đẩy nông nghiệp, tìm cách giữ giá nông sản thấp nhằm ổn định kinh tế, duy trì mức lương thấp. Tuy nhiên đường lối này không khuyến khích nông dân sản xuất, dẫn đến thiếu hụt nông sản trong nước và xuất khẩu, làm thiếu hụt cán cân thanh toán quốc tế, tăng khoảng cách thu nhập nông thôn- thành thị. Năm 1971, chính phủ phát động phong trào xây dựng làng mới, trợ cấp giá thu mua nông sản, nâng cao giá lương thực, ưu tiên cho nông dân vay vốn, bán vật tư nông nghiệp cho nông dân với giá rẻ. Kinh tế Hàn Quốc đã bắt đầu “cất cánh” và bước vào hàng ngũ NICs. Bên cạnh những kết quả đã đạt được, Hàn Quốc phải đối mặt với những vấn đề sau: Mất cân đối trong nền kinh tế giữa công nghiệp nặng- công nghiệp nhẹ, cân bằng cung- cầu, nhu cầu lao động lành nghề- đào tạo. Nợ nước ngoài tăng nhanh, đến năm 1979 là 20,3 tỷ USD. Sự ưu tiên quá mức của chính phủ đối với các chaebol dẫn đến tình trạng độc quyền về kinh tế và khuynh đảo về chính trị. Do đầu tư lớn dẫn đến lạm phát ở mức 2 con số và liên tục tăng lên. 18
  19. Nông nghiệp trong nước tăng nhưng vẫn luôn đứng ở vị trí thấp trong nền kinh tế nông nghiệp. Kinh tế Hàn Quốc có dấu hiệu trì trệ, xuất khẩu lần đầu tiên giảm vào năm 1972. 2.2.2.3 Giai đoạn 1980- 1993: Giai đoạn cất cánh kinh tế lần thứ hai: Thực trạng: Mậu dịch, cạnh tranh quốc tế ngày càng tăng, lãi suất cho vay tăng và khủng hoảng dầu mỏ năm 1980 gây không ít khó khăn cho kinh tế Hàn Quốc. Nhiều nước xã hội chủ nghĩa chuyển sang nền kinh tế thị trường tạo điều kiện cho việc trao đổi và hợp tác trên phạm vi toàn cầu. Cái chết của Park Chung Hee (10/1979) tăng thêm sự bất ổn chính trị- xã hội dẫn đến việc giảm đầu tư và sức tiêu thụ cũng như khả năng đối phó của giới chủ đối với yêu cầu tiền công cao. Hàn Quốc lúc này phải lựa chọn giữa hai thái cực là hướng đến một nền dân chủ hay quay ngược lại thời kì độc tài trong quá khứ. Chính trị bất ổn làm kinh tế Hàn Quốc gặp khó khăn trong việc đưa ra và thực hiện chính sách. Các biện pháp của nhà nước và thành quả đạt được: Giảm tương đối sự can thiệp của chính phủ vào quá trình phát triển kinh tế, chủ trương nhà nước phải hoạt động trong khuôn khổ kinh tế thị trường, chú trọng “sáng kiến cá nhân”, đề cao vai trò kinh tế tư bản tư nhân. Các kế hoạch 5 năm gắn liền tăng trưởng kinh tế với mô hình công nghiệp hóa hướng về xuất khẩu và thu hút đầu tư nước ngoài, liên tục cải cách kinh tế và cơ cấu ngành. Các kế hoạch 5 năm lần 1, 2 và 3 theo đuổi mô hình tăng trưởng mất cân đối. Từ kế hoạch 5 năm lần thứ 5 trở đi theo đuổi mô hình tăng trưởng cân đối, chú ý đến tăng trưởng kinh tế tiềm năng và phát triển xã hội vì ổn định kinh tế. Nhà nước vạch ra những chiến lược mới 3 mục tiêu kết hợp: ổn định giá cả, tăng cường tự do hóa kinh tế, đẩy mạnh kinh tế; cải thiện phân phối, thu nhập thông qua tăng trưởng kinh tế một cách cân đối, bền vững hơn. Chính phủ khuyến khích các công ty dùng nhiều lao động, tiền lương thấp của họ ra nước ngoài, trong nước chỉ tập trung vào các công ty dùng vốn lớn và có lao động tay nghề cao. Quá trình này vừa thúc đẩy các chaebol vừa kéo theo các công ty vừa và nhỏ. Chủ trương đầu tư vào cả thị trường có giá lao động cao ở các nước phát triển, tập trung ở nhóm G7 và trên một số mặt hàng như sản xuất oto, điện tử, đóng tàu,... Tiếp tục công cuộc cơ giới hóa, hiện đại hóa nông thôn nhằm rút ngắn khoảng cách giữa thành thị- nông thôn, tăng đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, chú trọng cải tạo ruộng đất, xây dựng cơ sở hạ tầng; từng bước mở cửa thị thị trường nông nghiệp hạn chế nhập khẩu. Với những nỗ lực của nhà nước và tư nhân, Hàn Quốc có những thành tựu đáng kể: Nền kinh tế giữ tốc độ tăng trưởng GDP, GNP cao. Trong 14 năm (1977- 1991), tốc độ tăng trưởng GNP mỗi năm là 8,1%, tăng 4,1 lần so với năm 1979. 19
  20. Sản xuất công nghiệp có sự phát triển theo chiều sâu, tỷ trọng các ngành công nghiệp đều tăng qua các năm. Bước vào thập niên 1990, một số ngành công nghiệp của Hàn Quốc đã xếp hạng cao và tỷ lệ sản lượng trong thị phần thế giới khá lớn. Về ngoại thương, Hàn Quốc trở thành nước xuất khẩu tiêu biểu trong các nước NICs với tốc độ gia tăng xuất khẩu bình quân hằng năm là 30%. Xuất khẩu giữ vị trí đặc biệt quan trọng trong đóng góp GDP, quan trọng hơn so với giai đoạn cất cánh lần thứ nhất. Có thể cạnh tranh với nhiều nước phát triển trên thế giới về nhiều lĩnh vực như điện tử, sản xuất oto, hóa chất,... do giá thành rẻ và chất lượng sản phẩm cao. Khoa học- kỹ thuật cũng phát triển cao thể hiện trong công nghệ vi điện tử, chế tạo robot, tàu cao tốc, hóa sinh,... Diện tích nông nghiệp và sản lượng nông sản tăng. Mặc dù vẫn phải xuất khẩu lương thực nhưng sự tăng gấp đôi của sản lượng đã đánh giá phần nào sự phát triển của nông nghiệp. Nông nghiệp trở thành khu vực kinh tế độc lập, phần nào chủ động trong tự túc lương thực thực phẩm và góp phần ổn định cho môi trường phát triển kinh tế. Bên cạnh những thành tựu, Hàn Quốc cũng gặp những vấn đề sau: Hàn Quốc không còn được Mỹ và Nhật Bản ưu đãi như trước.Sản phẩm xuất khẩu chịu sự cạnh tranh gay gắt từ các đối thủ phát triển và đang phát triển. Nền kinh tế còn phụ thuộc nước ngoài trên nhiều lĩnh vực như nguyên nhiên liệu và vốn. Lạm phát cao, đạt tới 9,7% năm 1991, thâm hụt ngân sách tăng, đầu tư nước ngoài giảm. Nhu cầu nhập khẩu lao động từ các nước đang phát triển của Hàn Quốc tăng lên. Dân số nông thôn giảm dẫn đến thiếu lao động trong nông nghiệp. 2.2.2.4 Giai đoạn 1993- nay: Giai đoạn phát triển: Thực trạng: Đây là thời kì Hàn Quốc phục hồi, ổn định để phát triển. Vào giữa thập niên 1990, Hàn Quốc có nền tảng kinh tế vĩ mô tương đối tốt ngoại trừ việc đồng Won Hàn Quốc không ngừng lên giá với Dollar Mỹ trong thời kỳ từ sau năm 1987. Điều này làm cho tài khoản vãng lai của Hàn Quốc suy yếu vì giá hàng xuất khẩu của Hàn Quốc trên thị trường hàng hóa quốc tế tăng. Trong hoàn cảnh đó, Hàn Quốc lại theo đuổi một chế độ tỷ giá hối đoái neo lỏng lẻo và chính sách tự do hóa tài khoản vốn. Vì thế, thâm hụt tài khoản vãng lai được bù đắp lại bằng việc các ngân hàng của nước này đi vay nước ngoài mà phần lớn là vay nợ ngắn hạn và nợ không tự bảo hiểm rủi ro. Vào thời điểm khủng hoảng bùng phát ở Thái Lan, Hàn Quốc có một gánh nặng nợ nước ngoài khổng lồ. Các công ty nợ ngân hàng trong nước, còn ngân hàng trong nước lại nợ ngân hàng nước ngoài. Một vài vụ vỡ nợ đã xảy ra.Khi thị trường châu Á bị khủng hoảng, tháng 11 các nhà đầu tư bắt đầu bán ra chứng khoán của Hàn Quốc ở quy mô lớn. Ngày 28 tháng 11 năm 1997, tổ chức đánh giá tín dụng Moody đã hạ thứ hạng của Hàn Quốc từ A1 xuống A3, sau đó vào ngày 11 tháng 12 lại hạ tiếp xuống B2. Điều này góp phần làm cho giá chứng khoán của Hàn Quốc thêm giảm giá.Riêng trong ngày 7 tháng 11, thị trường chứng khoán Seoul tụt 4%. Ngày 24 tháng 11 lại tụt 7,2% do tâm lý lo sợ IMF sẽ đòi Hàn Quốc phải áp dụng các chính sách khắc khổ. 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0