intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Mô hình tăng trưởng dựa vào doanh nghiệp nhà nước: vấn đề chính sách qua nghiên cứu một số tình huống điển hình

Chia sẻ: Ganuongmuoimatong | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:58

26
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn có một số đóng góp sau: Tổng hợp lý thuyết và thực tiễn, từ đó đưa ra những nhận định về tính phù hợp khi thành lập một số TĐKTNN, dù chỉ mang tính thử nghiệm, tại Việt Nam; Đưa ra thang đo về khả năng tiếp cận tín dụng quốc tế để đánh giá ảnh hưởng tiêu cực mà TĐKTNN có thể gây ra cho nền kinh tế Việt Nam; và thực hiện mô hình kinh tế lượng SVAR để tìm hiểu về hiệu ứng chèn lấn khu vực kinh tế nhà nước có thể gây ra cho các thành phần kinh tế khác

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Mô hình tăng trưởng dựa vào doanh nghiệp nhà nước: vấn đề chính sách qua nghiên cứu một số tình huống điển hình

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM ---------------------------- NGUYỄN HOÀI NAM MÔ HÌNH TĂNG TRƯỞNG DỰA VÀO DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC: VẤN ĐỀ CHÍNH SÁCH QUA NGHIÊN CỨU MỘT SỐ TÌNH HUỐNG ĐIỂN HÌNH Chuyên ngành : Chính sách công Mã số : 60.34.04.02 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. VŨ THÀNH TỰ ANH TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2013
  2. i Lời cam đoan Tôi xin cam đoan luận văn này hoàn toàn do tôi thực hiện. Tất cả những đoạn văn và ý tưởng không phải của tôi đều được ghi chú nguồn gốc đầy đủ, các số liệu sử dụng trong luận văn đều được dẫn nguồn với độ chính xác cao nhất có thể trong phạm vi hiểu biết của tôi. Luận văn này không nhất thiết phản ánh quan điểm của Trường Đại học Kinh tế TPHCM và Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright. Hà Nội, ngày 21 tháng 06 năm 2013. Người hoàn thành đề tài Nguyễn Hoài Nam
  3. ii Lời cảm ơn Sài Gòn đón tôi bằng những cơn mưa rát mặt và thử thách lòng người đi xa bằng nỗi nhớ gia đình cứ nhói lên mỗi khi nghe một giọng Bắc nào đó cất tiếng. Dù con đường học hành đến nay đã khá dài, tôi chưa từng tìm được niềm vui học tập mãnh liệt như khi đến với Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright. Từng quên mất niềm vui hứng khởi khi đọc sách, tôi thấy lại đam mê của mình trong từng bài giảng kinh tế, trong mỗi vấn đề chính sách và trong những cuộc thảo luận hăng say trên lớp. Quá lâu rồi kể từ thời điểm chiếc đèn trên bàn học sáng lên mỗi tối, tôi như người khát nước cố kiếm lấy kiến thức còn thiếu từ những trang tài liệu, từ sự giúp đỡ của thầy cô, bạn bè và từ nỗ lực của bản thân. Được truyền đạt những phương pháp tiếp cận vấn đề mới, đam mê mới và cả những chân trời tri thức mới, suy nghĩ của tôi đã thay đổi theo chiều hướng tích cực hơn rất nhiều. Lời cảm ơn đầu tiên xin được gửi tới Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright vì tất cả những gì tốt đẹp nhất mà Chương trình dành cho học viên. Chưa từng nghĩ mình sẽ trở thành người giống như bản thân hiện nay, tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới thầy hướng dẫn Vũ Thành Tự Anh và quý thầy cô của Chương trình. Lời cảm ơn thậm chí cũng không đủ cho những bài giảng đầy nhiệt huyết, những nhận xét đầy trí tuệ và cả những đêm trắng không ngủ mà quý thầy cô mang tới. Sẽ không bao giờ hối hận vì thời gian dành cho nhau và sẽ luôn nhớ tới nơi này, tôi tin rằng Chương trình ngày càng phát triển lớn mạnh và quý thầy cô sẽ vẫn mãi là những bậc trí giả đáng ngưỡng vọng của nước nhà. Gia đình luôn là nguồn động lực lớn lao nhất để tôi phấn đấu. Những kết quả thể hiện trong luận văn này chính là lời cảm ơn đối với tình yêu và sự hỗ trợ từ những người mà tôi trân quý nhất. Hà Nội, hè 2013, Nguyễn Hoài Nam.
  4. iii Tóm tắt Gần bốn mươi năm sau khi chiến tranh trở thành quá vãng, Việt Nam đã vươn lên trở thành một điểm đến thú vị trên bản đồ thế giới. Hơn hai mươi năm kể từ ngày “Đổi mới”, Việt Nam đã thi hành nhiều chính sách và nỗ lực để dần chuyển mình từ một quốc gia có nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Nhiều cố gắng được thực thi và một số kết quả đáng khích lệ đã tới. Một nền kinh tế hướng thị trường đinh hướng xã hội chủ nghĩa còn non trẻ như Việt Nam, như cam kết khi gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), sau một thời gian phát triển vượt bậc từ những năm đầu 2000 trở lại đây, bắt đầu bộc lộ một số dấu hiệu cần xem xét kỹ lưỡng. Đầu tiên là mô hình tăng trưởng kinh tế dựa vào đầu tư thông qua các tập đoàn kinh tế nhà nước (TĐKTNN) cho thấy một số bất ổn. Những bất ổn này thậm chí có thể gây ảnh hưởng lớn tới nền kinh tế. Tiếp theo, việc thành lập một số TĐKTNN chưa cho thấy tính chất sửa chữa thất bại thị trường như lý thuyết kinh tế vẫn đề cập. Cuối cùng là hiệu ứng chèn lấn khi khu vực nhà nước trong ngắn hạn làm thu hẹp các khu vực kinh tế khác. Luận văn có một số đóng góp sau: (1) Tổng hợp lý thuyết và thực tiễn, từ đó đưa ra những nhận định về tính phù hợp khi thành lập một số TĐKTNN, dù chỉ mang tính thử nghiệm, tại Việt Nam; (2) Đưa ra thang đo về khả năng tiếp cận tín dụng quốc tế để đánh giá ảnh hưởng tiêu cực mà TĐKTNN có thể gây ra cho nền kinh tế Việt Nam; và (3) Thực hiện mô hình kinh tế lượng SVAR để tìm hiểu về hiệu ứng chèn lấn khu vực kinh tế nhà nước có thể gây ra cho các thành phần kinh tế khác. Kết quả cho thấy đầu tư khu vực nhà nước có ảnh hưởng chèn lấn đối với đầu tư khu vực tư nhân trong giai đoạn 1995 – 2011. Đây là điểm khác biệt so với một báo cáo năm 2007 của IMF về bài toán tương tự tại Việt Nam giai đoạn 1994 – 2006 khi kết quả trong nghiên cứu chỉ ra rằng không có hiện tượng chèn lấn.
  5. iv Mục lục Lời cam đoan ............................................................................................................................... i Lời cảm ơn ..................................................................................................................................ii Tóm tắt .......................................................................................................................................iii Mục lục ...................................................................................................................................... iv Danh mục từ viết tắt................................................................................................................... vi Danh mục bảng biểu .................................................................................................................vii Danh mục hình .........................................................................................................................viii Chương 1. Giới thiệu .............................................................................................................. 1 1.1. Bối cảnh chính trị, thể chế............................................................................................ 1 1.2. Bối cảnh kinh tế - xã hội .............................................................................................. 2 1.3. Một số phát hiện ........................................................................................................... 5 Chương 2. Vấn đề chính sách và phương pháp nghiên cứu ................................................... 6 2.1. Vấn đề chính sách ........................................................................................................ 6 2.2. Câu hỏi và phạm vi nghiên cứu.................................................................................... 7 2.2.1. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................... 7 2.2.2. Phạm vi nghiên cứu .............................................................................................. 7 2.3. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................................. 7 2.3.1. Đối với câu hỏi nghiên cứu thứ nhất..................................................................... 7 2.3.2. Đối với câu hỏi nghiên cứu thứ hai....................................................................... 8 2.3.3. Đối với câu hỏi nghiên cứu thứ ba ........................................................................ 8 Chương 3. Sự cần thiết của các tập đoàn kinh tế nhà nước ở Việt Nam ................................ 9 3.1. Lý thuyết về sự cần thiết của các tập đoàn kinh tế nhà nước ....................................... 9
  6. v 3.2. Đối sánh với trường hợp TĐKTNN Việt Nam .......................................................... 10 Chương 4. Ảnh hưởng tới bậc tín nhiệm quốc gia ............................................................... 16 4.1. Tiến trình hình thành, phát triển và không trả được nợ của Vinashin ....................... 17 4.2. Ảnh hưởng từ việc Vinashin không trả được nợ tới bậc tín nhiệm tín dụng quốc gia18 Chương 5. Ảnh hưởng chèn lấn của khu vực nhà nước tới khu vực tư nhân ....................... 24 5.1. Bối cảnh Việt Nam ..................................................................................................... 24 5.2. Hiệu ứng chèn lấn ...................................................................................................... 28 5.3. Phương pháp hồi quy đa biến có cấu trúc SVAR ...................................................... 30 5.4. Kết quả định lượng và nhận xét ................................................................................. 32 Chương 6. Phân tích và khuyến nghị .................................................................................... 34 6.1. Sự phù hợp của việc sử dụng TĐKTNN làm trụ cột tăng trưởng và điều tiết kinh tế vĩ mô 34 6.2. Trách nhiệm giải trình ................................................................................................ 36 6.2.1. Minh bạch ........................................................................................................... 36 6.2.2. Thanh tra và kiểm toán ....................................................................................... 37 6.2.3. Giám sát của Quốc hội ........................................................................................ 39 6.3. Khuyến nghị chính sách ............................................................................................. 39 Chương 7. Kết luận ............................................................................................................... 42 Tài liệu tham khảo .................................................................................................................... 44 Phụ lục A. Chi tiết mô hình định lượng .................................................................................... 47
  7. vi Danh mục từ viết tắt Từ viết tắt Giải thích DNNN Doanh nghiệp Nhà nước TĐKTNN Tập đoàn Kinh tế Nhà nước Vinacomin Tập đoàn Than và Khoáng sản Việt Nam Vinalines Tổng công ty Hàng hải Việt Nam Vinashin Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam Vinatex Tập đoàn Dệt may Việt Nam VRG Tập đoàn Cao su Việt Nam
  8. vii Danh mục bảng biểu Bảng 1.1. Danh sách các tập đoàn kinh tế nhà nước của Việt Nam. .......................................... 4 Bảng 3.1. Thất bại thị trường và khả năng sửa chữa của một số tập đoàn. .............................. 11 Bảng 3.2. So sánh sản lượng thép của Việt Nam và Hàn Quốc. .............................................. 14 Bảng 4.1. Dự kiến đầu tư cơ sở hạ tầng của Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020 ........................ 16 Bảng 4.2. Quá trình thanh, kiểm tra chính thức đối với Vinashin giai đoạn 2006 – 2009 ....... 17 Bảng 4.3. Trái phiếu Việt Nam trên thị trường quốc tế ............................................................ 21 Bảng 4.4. Tích tụ nguồn lực của các khu vực trong nền kinh tế .............................................. 21 Bảng 5.1. Các hệ số được ước lượng trong mô hình SVAR..................................................... 32 Bảng A.1. Kết quả kiểm định tính dừng của chuỗi sai phân bậc 1 biến ln𝐺𝐷𝑃 ....................... 48 Bảng A.2. Kết quả kiểm định tính dừng của chuỗi sai phân bậc 1 biến ln𝐺𝐼 .......................... 48 Bảng A.3. Kết quả kiểm định tính dừng của chuỗi sai phân bậc 1 biến ln𝑃𝐼 .......................... 48 Bảng A.4. Kết quả lựa chọn số độ trễ đưa vào mô hình. .......................................................... 49
  9. viii Danh mục hình Hình 1.1. GDP và tăng trưởng GDP của Việt Nam giai đoạn 1990 - 2011. ............................... 3 Hình 4.1. Quá trình hoạt động của Vinashin gắn với bậc tín nhiệm tín dụng quốc gia ............ 20 Hình 4.2. Lãi suất trái phiếu trung bình của Việt Nam trên thị trường quốc tế. ....................... 23 Hình 5.1. Mối liên hệ giữa đầu tư và tăng trưởng GDP của Việt Nam. ................................... 25 Hình 5.2. Tốc độ tăng trưởng đầu tư và tốc độ tăng trưởng GDP. ........................................... 25 Hình 5.3. Đầu tư của các thành phần kinh tế và GDP Việt Nam giai đoạn 1995 – 2011. ........ 26 Hình 5.4. Cơ cấu lao động tại các khu vực kinh tế. .................................................................. 27 Hình 5.5. Tình hình nợ công Việt Nam giai đoạn 2010 – 2011. .............................................. 27 Hình 6.1. Vốn đầu tư ngoài ngành của TĐKTNN và Tổng công ty nhà nước giai đoạn 2006 – 2011. ......................................................................................................................................... 35 Hình A.1. Các chuỗi dữ liệu chưa khử tính mùa vụ. ................................................................ 47
  10. 1 Chương 1. Giới thiệu Gần bốn mươi năm sau khi chiến tranh trở thành quá vãng, Việt Nam đã vươn lên trở thành một điểm đến thú vị trên bản đồ thế giới. Hơn hai mươi năm kể từ ngày “Đổi mới”, Việt Nam đã thi hành nhiều chính sách và nỗ lực để dần chuyển mình từ một quốc gia có nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Nhiều cố gắng được thực thi và một số kết quả đáng khích lệ đã tới. Tuy vậy, cũng giống như nhiều quốc gia chuyển đổi khác, Việt Nam, với nền kinh tế đang phát triển, cũng gặp phải nhiều vấn đề như kinh tế vĩ mô không ổn định, thể chế và quản trị chưa hiệu quả đi kèm với việc nâng cao an sinh xã hội hoặc chưa được chú ý đúng mức hoặc không đạt được kết quả như bài toán tối ưu đa mục tiêu mà tất cả các giai tầng trong xã hội mong muốn. Trong những vấn đề kể trên, quan trọng nhất có lẽ là bất ổn kinh tế vĩ mô và thể chế chưa hiệu quả. Đóng góp vào sự hiện diện của hai điểm yếu trên có lẽ có phần yếu tố doanh nghiệp nhà nước (DNNN) khi mô hình phát triển còn bất cập và nguồn vốn tại những doanh nghiệp này không được quản trị hiệu quả. 1.1. Bối cảnh chính trị, thể chế Ngay từ những ngày đầu khi bắt đầu tập trung phát triển kinh tế và đặc biệt là từ thời điểm mở cửa năm 1991, Việt Nam luôn coi trọng khu vực kinh tế nhà nước và xem đây là thành phần kinh tế chủ chốt cũng như động lực phát triển kinh tế. Văn kiện tại Đại hội đại biểu Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VII và VIII cũng như Văn kiện Hội nghị lần thứ tư Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII đã chỉ rõ điều này. Sau khi đất nước mở cửa được một thời gian, Luật doanh nghiệp ra đời năm 2005 chứng kiến số lượng doanh nghiệp đăng kí mới tăng lên nhanh chóng. Chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh cho rằng chính luật doanh nghiệp này đã cởi trói phần nào sức dân vốn dồi dào của Việt Nam.1 Bằng chứng là năm này nền kinh tế tăng trưởng rất cao, hơn 8%. Dù chắc chắn rằng nhiều yếu tố ảnh hưởng tới việc nền kinh tế mở rộng, nhưng có lẽ không nhiều người phủ 1 Phát biểu trong buổi nói chuyện tại Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright.
  11. 2 nhận vai trò của Luật doanh nghiệp trong việc hỗ trợ các thành phần kinh tế, đặc biệt là khu vực tư nhân. Tuy khu vực kinh tế tư nhân có thể được phát triển mạnh sau thời điểm 2005, cho tới cuối năm 2012 và có lẽ cả giai đoạn sau đó, đường lối phát triển kinh tế của Việt Nam vẫn sẽ dựa vào thành phần kinh tế nhà nước như trong Thông báo Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI kết thúc tháng 11 năm 2012 có ghi. Ngoài ra, việc lấy ý kiến sửa đổi Hiến pháp cũng không có nội dung soạn sẵn về việc giảm đi vai trò của kinh tế nhà nước. Do đó, có nhiều cơ sở để tin rằng kinh tế Việt Nam vẫn sẽ gắn liền với vai trò chủ đạo của khu vực kinh tế nhà nước. 1.2. Bối cảnh kinh tế - xã hội Thời điểm từ năm 2000 tới năm 2008 – khi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu nổ ra – Việt Nam có mức tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) khá ổn định đạt mức trung bình gần 7,5% mỗi năm. Nếu chỉ tính riêng thời điểm sau khi Luật doanh nghiệp ra đời năm 2005, tăng trưởng kinh tế còn cao hơn nữa. Quan sát trong Hình 1.1. có thể thấy từ năm 2000 đến nay tồn tại hai giai đoạn khác biệt. Giai đoạn 1 bắt đầu từ năm 2000 tới 2007 và giai đoạn 2 từ 2008 tới nay. Trong giai đoạn đầu, kinh tế Việt Nam tăng trưởng ổn định với hai đỉnh tại năm 2005 và 2007. Năm 2005 là năm ra đời Luật doanh nghiệp, còn 2007 là thời điểm Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) và dòng vốn đầu tư từ nước ngoài năm này tăng gấp đôi so với năm 20062 là một phần nguyên nhân giúp GDP tăng cao. Giai đoạn 2 bắt đầu bằng thời điểm cuộc khủng hoảng tài chính tại Mỹ diễn ra năm 2008 và có ảnh hưởng sâu rộng trên toàn cầu. Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ khi tăng trưởng cao 8,46% năm 2007 giảm xuống chỉ còn hơn 6% năm 2008 và rơi xuống đáy 5,32% vào năm 2009, thấp nhất trong giai đoạn 2000-2011. Tính từ 2008 tới nay, giai đoạn 3, đồ thị tăng trưởng của Việt Nam có dạng lên xuống thất thường. Theo ước tính của Chính phủ, năm 2012 tăng trưởng GDP của Việt Nam cũng chỉ xấp 2 Số liệu của Tổng Cục thống kê cho thấy năm 2007, lượng vốn đầu tư nước ngoài lên tới gần 130,000 tỷ đồng, gấp đôi con số khoảng 65,000 tỷ đồng của năm 2006.
  12. 3 xỉ năm 2009, đạt 5,5%. Tuy nhiên, theo công bố của Tổng cục Thống kê ngày 14 tháng 12 năm 2012, tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2012 chỉ đạt 5,03%, thấp nhất kể từ năm 2000 trở lại đây, nền kinh tế tăng trưởng chậm hơn cả đáy năm 2009 trước đó. 12% 140,0 tỷ USD 120,0 10% 100,0 8% 80,0 6% 60,0 4% 40,0 2% 20,0 0% - GDP (tỷ USD) Tăng trưởng GDP (%) Nguồn: WorldBank. Hình 1.1. GDP và tăng trưởng GDP của Việt Nam giai đoạn 1990 - 2011. Trở lại với vấn đề khu vực kinh tế nhà nước, trong giai đoạn kinh tế đang phát triển vượt bậc, các tập đoàn kinh tế nhà nước (TĐKTNN) lần lượt chính thức ra đời từ năm 2005. Trước đó, theo Quyết định 91/TTg của Thủ tướng Chính phủ năm 1994, các tổng công ty, tiền thân của các tập đoàn đã được hình thành. Đến năm 2005, những tập đoàn thử nghiệm đầu tiên bắt đầu được thành lập. Cho tới nay, có tổng cộng 11 Tập đoàn kinh tế do Nhà nước nắm 100% cổ phần hoặc cổ phần chi phối như liệt kê trong Bảng 1.1. Tuy vậy, thời gian gần đây, nhiều vấn đề nổi cộm được đặt ra đối với các TĐKTNN nói riêng và DNNN nói chung khi đồng vốn chưa được sử dụng hiệu quả (Ủy ban thường vụ Quốc
  13. 4 hội, 2008). Có thể kể ra trường hợp điển hình về sai lầm thuộc lĩnh vực đầu tư, mua bán và quản lý trong khối DNNN là Tổng công ty hàng hải Vinalines còn thuộc khối TĐKTNN là Tập đoàn công nghiệp tàu thủy Vinashin. Hai đơn vị này đều thua lỗ nặng nề3 đồng thời tạo ra nhiều tranh luận gay gắt trong dư luận xã hội. Việc nhiều đơn vị DNNN thua lỗ, đầu tư ngoài ngành, quản lý vốn không hiệu quả đặt ra những vấn đề về mặt chính sách cũng như mô hình phát triển mà Việt Nam đang theo đuổi. Bảng 1.1. Danh sách các tập đoàn kinh tế nhà nước của Việt Nam. Nguồn: Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương. Năm thành Sở hữu nhà nước Tên tập đoàn lập tại công ty mẹ 1. Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) 2005 100% 2. Tập đoàn Công nghiệp Than và Khoáng sản Việt Nam 2005 100% (VINACOMIN) 3. Tập đoàn Dệt may Việt Nam (VINATEX) 2005 100% 4. Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) 2006 100% 5. Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) 2006 100% 6. Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (VINASHIN) 2006 100% 7. Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (VRG) 2006 100% 8. Tập đoàn Tài chính - Bảo hiểm Bảo Việt (BaoViet Holdings) 2007 74.17% 9. Tập đoàn Viễn thông Quân đội (VIETTEL) 2009 100% 10.Tập đoàn Công nghiệp Hóa chất Việt Nam (VINACHEM) 2009 100% 11. Tập đoàn Công nghiệp xây dựng Việt Nam (VNNIC)* 2010 100% 12. Tập đoàn Phát triển nhà và Đô thị Việt Nam (HUD holdings)* 2010 100% 13. Tập đoàn xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) 2011 94.99% *: TĐKTNN vừa chuyển lại thành Tổng công ty theo Quyết định 1428/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 02 tháng 10 năm 2012. 3 Thanh tra Chính phủ báo cáo Thủ tướng chỉ riêng năm 2009, Vinashin đã lỗ tới hơn 5,000 tỷ đồng so với con số 1,700 tỷ đồng mà đơn vị này đưa ra. Còn theo nguồn số liệu mà VnExpress thu thập được từ báo cáo của Văn phòng Chính phủ thì Vinalines năm 2011 lỗ tới 2,600 tỷ, hơn gấp đôi so với con số 1,200 tỷ năm 2010 (truy xuất ngày 23 tháng 06 năm 2013 tại http://kinhdoanh.vnexpress.net/tin-tuc/vi-mo/tam-sao-that-ban-lo-lai-cua- vinalines-2720572.html).
  14. 5 Đặt trong bối cảnh chính trị và kinh tế - xã hội hiện tại, luận văn thực hiện nghiên cứu một số vấn đề chính sách phát triển dựa vào thành phần kinh tế nhà nước, đặc biệt là TĐKTNN, thông qua xem xét một số tình huống điển hình. 1.3. Một số phát hiện Sau quá trình thực hiện nghiên cứu, luận văn có một số đóng góp chủ yếu: Phát hiện 1. Việc thành lập thử nghiệm một số TĐKTNN không thỏa mãn đầy đủ tính chất kinh tế của việc thành lập một đơn vị kinh tế nhà nước. Ví dụ như Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex). Bên cạnh đó, việc thành lập và quản trị một số tập đoàn, dù cần thiết như lý thuyết kinh tế nêu, không được triệt để và dẫn tới một số kết quả không như mong muốn. Phát hiện 2. Chưa có cơ chế và thể chế quản lý hiệu quả đối với các TĐKTNN khiến hoạt động của những tập đoàn này ảnh hưởng tiêu cực tới hạng tín nhiệm quốc gia. Cụ thể, Việt Nam bị hạ bậc tín nhiệm do ảnh hưởng từ việc Vinashin không trả được nợ cho các trái chủ quốc tế làm hạn chế khả năng tiếp cận thị trường vốn quốc tế của nhiều doanh nghiệp trong nước, hoặc có tiếp cận được thì phải trả chi phí đắt đỏ hơn. Phát hiện 3. Hiệu ứng chèn lấn của khu vực kinh tế nhà nước đối với khu vực tư nhân trong nước đã xảy ra trong giai đoạn 1995 – 2011. Cụ thể, kết quả mô hình cho thấy đầu tư Chính phủ gia tăng thực sự làm giảm đầu tư của khu vực tư nhân. Phần tiếp theo của luận văn được tổ chức như sau: Chương 2. nêu lên vấn đề chính sách và câu hỏi chính sách cùng phương pháp nghiêm cứu; Chương 3. đi vào phân tích sự cần thiết của TĐKTNN trong bối cảnh Việt Nam; Chương 4. tìm hiểu ảnh hưởng của khu vực kinh tế nhà nước đối với nền kinh tế đồng thời nêu lên những nhận định từ các sự kiện và con số liên quan; Chương 5. xem xét ảnh hưởng của khu vực kinh tế nhà nước tới khu vực kinh tế tư nhân; Chương 6. đưa ra một số nguyên nhân khi các TĐKTNN gây ra ảnh hưởng tiêu cực đối với nền kinh tế; cuối cùng Chương 7. đưa ra những khuyến nghị chính sách và kết luận.
  15. 6 Chương 2. Vấn đề chính sách và phương pháp nghiên cứu 2.1. Vấn đề chính sách Việt Nam hiện vẫn là một quốc gia đang trong giai đoạn phát triển thấp, ngay khi chỉ so với một số quốc gia trong cùng khu vực Đông Nam Á như Thailand hay Malaysia.4 Tuy vậy, hoạt động của một số DNNN lại gây ra nhiều vấn đề dẫn tới hiệu quả sử dụng vốn đầu tư quốc gia không hiệu quả trong bối cảnh đất nước còn nghèo khiến dư luận bất bình. Năm 2008, vụ việc tập đoàn Vinashin – mở màn cho những tranh luận gay gắt trong xã hội về mô hình TĐKTNN – bắt đầu được dư luận biết tới. Với việc được đầu tư nhiều, đơn cử như khoản trái phiếu chính phủ 750 triệu USD năm 2005, Vinashin đã mở rộng với tốc độ khó kiểm soát và năm 2007 số lượng lao động tại Vinashin lên tới con số 74.000 người tại gần 260 công ty mẹ - con. Tại phiên thảo luận Quốc hội về “Tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2012, kế hoạch năm 2013”, con số nợ của Vinashin được Thanh tra Chính phủ nêu ra lên tới hơn 86.000 tỷ đồng, tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu vượt quá 11 lần và âm vốn điều lệ 5.000 tỷ đồng. Từ đây có thể thấy phần nào hiệu quả hoạt động của Vinashin không đáp ứng được yêu cầu đối với một doanh nghiệp. Về mặt kỹ thuật, Vinashin có thể được coi là phá sản khi không thể trang trải được các nghĩa vụ nợ đúng hạn. Tiếp theo trường hợp Vinashin là Tổng công ty hàng hải Vinalines. Có nhiều sai phạm và làm ăn thua lỗ lớn trong thời kỳ khó khăn, Vinalines trở thành tâm điểm mới của tranh luận cả trong xã hội lẫn tại nghị trường Quốc hội từ năm 2011 tới nay. Nhiều ý kiến (xem thêm (Trần Hùng Viện, 2013), (Trần Tiến Cường và Nguyễn Cảnh Nam, 2011)) cho rằng quá trình thành lập trước đây và tái cơ cấu DNNN trong thời điểm hiện tại cần phải hiểu rõ bản chất của việc hình thành DNNN cho tới khả năng duy trì hoạt động và trình độ quản trị đối với những doanh nghiệp này. Bên cạnh đó, cần phải đánh giá cụ thể hơn 4 GDP bình quân đầu người của Việt Nam năm 2011 là 1407 USD trong khi của Thailand là 4,972 USD và Malaysia là 9,977 USD.
  16. 7 về mô hình phát triển dựa vào vốn đầu tư Việt Nam đang tiến hành cũng như ảnh hưởng từ hoạt động của những TĐKTNN đối với nền kinh tế. Cùng có quan điểm trên và để hiểu rõ hơn quá trình thành lập – điều hành – quản trị TĐKTNN ảnh hưởng tới nền kinh tế ra sao, luận văn tập trung vào một số câu hỏi chính sách được trình bày trong phần tiếp theo đồng thời cố gắng đi tìm một phần nhỏ của câu trả lời. 2.2. Câu hỏi và phạm vi nghiên cứu 2.2.1. Câu hỏi nghiên cứu Trong bối cảnh kinh tế - xã hội đang có nhiều biến chuyển dần sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và đường lối phát triển kinh tế dựa vào khu vực nhà nước, luận văn quan tâm tới các vấn đề đặt ra dưới dạng những câu hỏi như sau: Câu hỏi 1. Sự ra đời của một số TĐKTNN trong giai đoạn 2006 – 2011 có thực sự cần thiết? Câu hỏi 2. Trong trường hợp thành lập TĐKTNN không cần thiết, nếu đơn vị đó gây ảnh hưởng tới bậc tín nhiệm quốc gia thì nền kinh tế bị ảnh hưởng như thế nào? Câu hỏi 3. Mô hình tăng trưởng dựa vào đầu tư, đặc biệt là khu vực nhà nước và thông qua DNNN, có gây ra hiệu ứng chèn lấn đối các thành phần kinh tế khác? 2.2.2. Phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu Luận văn tập trung vào tìm hiểu những ảnh hưởng của khu vực kinh tế nhà nước, đặc biệt là TĐKTNN, tới nền kinh tế. Phạm vi thời gian Luận văn sử dụng dữ liệu thu thập được cho giai đoạn 1995 tới 2011. 2.3. Phương pháp nghiên cứu 2.3.1. Đối với câu hỏi nghiên cứu thứ nhất Để trả lời về sự cần thiết của các TĐKTNN, luận văn sẽ so sánh tình hình thực tế của Việt
  17. 8 Nam với lý thuyết kinh tế để xem xét xem việc thành lập một số tập đoàn có thực sự cần thiết. Sau đó, luận văn sẽ tìm hiểu và so sánh trường hợp Việt Nam với thế giới để có cái nhìn đối sánh. 2.3.2. Đối với câu hỏi nghiên cứu thứ hai Nhằm trả lời câu hỏi này, luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu tình huống với trường hợp Tập đoàn công nghiệp tàu thủy Vinashin khi đơn vị này được coi là không trả được nợ vào năm 2010. Khi Vinashin không trả được nợ, bậc tín nhiệm của Việt Nam cũng đồng thời bị hạ bậc theo dẫn tới chi phí vốn đi vay của các doanh nghiệp Việt Nam trên trường quốc tế trở nên đắt đỏ hơn. 2.3.3. Đối với câu hỏi nghiên cứu thứ ba Ngoài việc phân tích những số liệu cụ thể, luận văn sẽ thực hiện một phân tích sâu sắc hơn thông qua việc sử dụng mô hình SVAR (tự hồi quy đa biến có cấu trúc) để ước lượng ảnh hưởng thực sự của đầu tư khu vực nhà nước tới đầu tư của khu vực tư nhân.
  18. 9 Chương 3. Sự cần thiết của các tập đoàn kinh tế nhà nước ở Việt Nam 3.1. Lý thuyết về sự cần thiết của các tập đoàn kinh tế nhà nước Một điều có thể thấy rõ ràng rằng hầu hết các quốc gia trên thế giới đều sở hữu DNNN, dù có thể với quy mô khác nhau. Ngay cả tại những quốc gia phát triển nhất như Mỹ, vẫn tồn tại các DNNN (United States General Accounting Office, 1995).5 Thậm chí một số doanh nghiệp tư nhân yếu hoặc có nguy cơ đổ vỡ đã được chính phủ Mỹ mua lại – quốc hữu hóa – sau đợt khủng hoảng tài chính năm 2008 như General Motors hay Fannie Mae và Freddie Mac. Tại khối các nước kinh tế phát triển nhất hiện nay là OECD, có tới 2057 DNNN (gồm cả doanh nghiệp nhà nước nắm 100% cổ phần lẫn doanh nghiệp nhà nước nắm một phần sở hữu) (Christiansen, 2011) hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau từ tài chính, viễn thông cho tới giáo dục. Từ thực tế trên, có thể thấy rằng việc hình thành và duy trì các DNNN ở Việt Nam vẫn có cơ sở thực tiễn nhất định. Thống kê của OECD cho thấy, các DNNN có mặt nhiều tại lĩnh vực giao thông vận tải, năng lượng và tài chính (Christiansen, 2011). Bên cạnh đó cũng có nhiều nghiên cứu chuyên sâu về những lĩnh vực mà các DNNN xuất hiện như (Nunnenkamp, 1986), (Toninelli, 2008), (FORFÁS, 2010) và (Efird, 2010). Tổng hợp lại, thường trong những lĩnh vực sau hoặc Chính phủ chắc chắn thành lập các DNNN hoặc sự xuất hiện của DNNN nhận được sự ủng hộ từ các nhà kinh tế hơn cả: o Những ngành năng lượng nơi Chính phủ cần nắm giữ quyền điều khiến để giữ vững an ninh năng lượng, chống lại sự chi phối từ bên ngoài hoặc loại trừ tình trạng độc quyền của tư nhân. Những ngành này có thể là điện, dầu khí, than, thép hay năng lượng hạt nhân. o Hàng hóa thiết yếu, truyền thông và vận tải. 5 Thời gian của tài liệu tham khảo là năm 1995, đã khá cũ. Vì vậy, để kiểm chứng rõ hơn, tác giả đã truy cập vào một số trang web của các công ty được liệt kê như Amtrak (tàu hỏa) hay USEC (năng lượng) và cho tới thời điểm truy cập tháng 04 năm 2013 đây vẫn là các DNNN.
  19. 10 o Dịch vụ tài chính như ngân hàng, bảo hiểm và bảo hiểm xã hội cũng là lĩnh vực mà Chính phủ các nước thường hay thành lập các DNNN để hoạt động. o Giáo dục (trường học) và y tế (bệnh viện công). Điểm chung mà các nhà kinh tế thừa nhận với nhau rằng việc thành lập các DNNN thực chất là để sửa chữa những thất bại của thị trường (độc quyền, bất cân xứng thông tin, ngoại tác và hàng hóa công). Nếu so sánh những thất bại thị trường với lĩnh vực mà các DNNN thường xuất hiện, có thể thấy một sự tương đồng nhất định. Ví dụ, sự độc quyền gây ra bởi lợi thế kinh tế theo quy mô trong ngành điện hoặc nước (đối với hệ thống phân phối) sẽ được các DNNN hoạt động trong lĩnh vực này loại bỏ hoặc cải thiện dần. Hay như hàng hóa tựa hàng hóa công mang tính khuyến dụng là giáo dục và chăm sóc sức khỏe cũng sẽ được các đơn vị DNNN cung cấp. Tất nhiên, sửa chữa thất bại thị trường không nhất thiết phải dùng công cụ nhà nước nhưng đó thường là những bước đi can thiệp đầu tiên (Musacchio & Flores-Macias, 2009). 3.2. Đối sánh với trường hợp TĐKTNN Việt Nam Để đơn giản, luận văn chỉ dừng lại ở việc so sánh đối với TĐKTNN do việc tổng hợp thông tin về lĩnh vực hoạt động của những TĐKTNN này có thể thực hiện được. Từ danh sách tại Bảng 1.1, có thể thấy các TĐKTNN hoạt động trong các lĩnh vực: o Bưu chính viễn thông (02 đơn vị gồm VNPT và Viettel); o Năng lượng và khai khoáng (04 đơn vị gồm EVN, PVN, Petrolimex và Vinacomin); o Tài chính, bảo hiểm, ngân hàng (01 đơn vị là BaoViet holdings); o Hóa chất cơ bản và phân bón (01 đơn vị là Vinachem); o Sản xuất và chế tạo (02 đơn vị gồm Vinashin và VRG); o Xây dựng và kinh doanh bất động sản (02 đơn vị gồm VNNIC và HUD holdings);6 o Dệt may (Vinatex). Từ góc độ thực tiễn, khi so sánh với những lĩnh vực mà các DNNN trên thế giới thường 6 Người viết vẫn thống kê hai tập đoàn chuyển đổi về mô hình Tổng công ty này do phạm vi thời gian xem xét là tới cuối 2011 và hai TĐKTNN này vẫn hoạt động theo mô hình TĐKTNN cho tới đầu tháng 10 năm 2012.
  20. 11 tập trung, các TĐKTNN của Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực sản xuất & chế tạo, xây dựng & kinh doanh bất động sản cùng với dệt may “có vẻ” không phù hợp. Quan trọng hơn cả, việc thành lập những tập đoàn này chưa cho thấy mục đích sửa chữa thất bại thị trường. Mục đích thành lập các DNNN nói chung và TĐKTNN nói riêng, như khẳng định tại Hội nghị lần thứ 3 Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa IX), là để sử dụng những đơn vị này như công cụ điều tiết kinh tế vĩ mô và thị trường của Nhà nước. Đặc biệt, các TĐKTNN được hướng tới trở thành những tập đoàn kinh tế mạnh, có khả năng cạnh tranh trên trường quốc tế. Điều này có vẻ không phù hợp với tư tưởng công cụ điều tiết phải là chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ và cơ cấu (Vũ Thành Tự Anh, 2012). Bảng 3.1. Thất bại thị trường và khả năng sửa chữa của một số tập đoàn. Thất bại thị trường Vinashin VRG VNNIC & HUD Vinatex Độc quyền do lợi thế ×* × × × kinh tế theo quy mô Bất cân xứng × × × × thông tin Ngoại tác × × × × Hàng hóa công/ × × × × khuyến dụng *: × thể hiện rằng tính chất tương ứng không xuất hiện trong dạng hàng hóa mà TĐKTNN đó cung cấp. Bảng 3.1 tổng hợp về các dạng thất bại thị trường đồng thời liệt kê một số TĐKTNN được thành lập thử nghiệm mà những TĐKTNN này không sửa chữa được dạng thất bại thị trường được liệt kê. Thật vậy, độc quyền tự nhiên do lợi thế kinh tế theo quy mô không xuất hiện trong lĩnh vực kinh doanh của Vinashin, VRG, VNNIC, HUD và Vinatex. Tương tự, lĩnh vực kinh doanh của những TĐKTNN trên cũng không phải dạng hàng hóa công/khuyến dụng cần Nhà nước thành lập tập đoàn để giải quyết.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2