Tiểu luận: Phẩm chất nhà lãnh đạo
lượt xem 116
download
Đề tài Phẩm chất nhà lãnh đạo trình bày dù nhìn nhận theo cách nào, thì một nhà lãnh đạo phải đảm bảo được 3 yếu tố: khả năng tạo tầm nhìn, khả năng truyền cảm hứng và khả năng gây ảnh hưởng. Hiểu một cách đơn giản, nhà lãnh đạo là người có khả năng tạo ra tầm nhìn cho một tổ chức hay một nhóm và biết sử dụng quyền lực của mình để gây ảnh hưởng cho những người đi theo thực hiện tầm nhìn đó.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tiểu luận: Phẩm chất nhà lãnh đạo
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA SAU ĐẠI HỌC CHUYÊN NGÀNH Q UẢN TRỊ KINH DOANH --------o0o------- TI ỂU LUẬN M ÔN H ỌC Phẩm chất nhà lãnh đạo Sinh viên thực hiện : TRỊNH BÁ TRANG STT : 115 Lớp : QTKD K6.2 GVHD : TS. LÊ THỊ THU THỦY
- Phần 1: Nhà lãnh đạo.................................................................................................................1 1.1. Định nghĩa nhà lãnh đạo ................................................................................................1 1.2. Định nghĩa nhà lãnh đạo doanh nghiệp........................................................................2 Phần 2: Các phẩm chất của một nhà lãnh đạo........................................................................4 2.1. Tự tin:...............................................................................................................................4 2.2. Tham vọng .......................................................................................................................4 2.3. Quyết đoán: .....................................................................................................................4 2.4. Tính kỷ luật......................................................................................................................4 2.5. S ự kiên trì ........................................................................................................................5 2.6. Can đảm ...........................................................................................................................5 2.6.1. Phải biết thừa nhận sai lầm của mình....................................................................5 2.6.2. Chấp nhận thách thức .............................................................................................6 2.7. Có tầm nhìn xa ................................................................................................................6 2.8. Biết lắng nghe – khiêm tốn.............................................................................................7 2.9. Khả năng đánh giá con người ........................................................................................9 2.10. Biết quan tâm, động viên, cổ vũ cấp dưới ...................................................................9 2.11. Khả năng phân công công việc và giải quyết các xung đột .....................................11 2.12. Có tính tuân thủ triệt để .............................................................................................11 Phần 3: Kết luận.......................................................................................................................13 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................................14
- Kỹ năng lãnh đạo 1 ================================================================= Phần 1: Nhà lãnh đạo 1.1. Định nghĩa nhà lãnh đạo Dù nhìn nhận theo cách nào, thì một nhà lãnh đạo phải đảm bảo được 3 yếu tố: khả năng tạo tầm nhìn, khả năng truyền cảm hứng và khả năng gây ảnh hưởng. Hiểu một cách đơn giản, nhà lãnh đạo là người có khả năng tạo ra tầm nhìn cho một tổ chức hay một nhóm và biết sử dụng quyền lực của mình để gây ảnh hưởng cho những người đi theo thực hiện tầm nhìn đó. - Tùy theo từng khía cạnh nghiên cứu mà các nhà nghiên cứu có các định nghĩa khác nhau về nhà lãnh đạo. Theo Stogdill (1974), nhà lãnh đạo phải luôn được định nghĩa cùng với sự ràng buộc của tính cách , cách ứng xử, ảnh hưởng đối với người khác, các chuỗi hoạt động tương tác, quan hệ, vị trí quản lý, và nhìn nhận của người khác về tính hợp pháp của quyền lực và sự tạo dựng ảnh hưởng. House (2004) định nghĩa rằng nhà lãnh đạo là cá nhân có khả năng gây ảnh hưởng, kích thích và khuyến khích người khác đóng góp vào các hoạt động có hiệu quả và thành công của tổ chức họ trực thuộc. Theo Maxwell thì đ ịnh nghĩa nhà lãnh đạo là người có khả năng gây ảnh hưởng. - Trong bất cứ tình huống nào, một nhóm từ hai người trở lên luôn luôn có một người có ảnh hưởng nổi bật, người đó là lãnh đạo. Vì vậy, mỗi chúng ta đều gây ảnh hưởng và bị ảnh hưởng từ người khác. Điều này có nghĩa là: tất cả chúng ta lãnh đạo người khác trong một vài lĩnh vực; ngược lại, ở một số lĩnh vực khác chúng ta được người khác dẫn dắt. Không ai nằm ngoài quy luật này: hoặc là nhà lãnh đạo hoặc là người bị lãnh đạo. Nhà lãnh đạo có thể xuất hiện ở mọi vị trí, từ những người có chức vụ quan trọng đến những người có vị trí bình thường như chủ tịch nước, tổng thống, vua, các bộ trưởng, chủ tịch các tập đoàn đa quốc gia, giám đốc, kế toán trưởng, trưởng phòng, nhân viên, thuyền trưởng, cha xứ, giáo chủ một giáo phái, hay thậm chí là đội trưởng đội bóng, cha mẹ trong gia đình, trưởng nhóm trong một nhóm bạn học... Có thể thấy lãnh đạo luôn xuất hiện trong các nhóm hoặc tổ chức với tư cách là người đại diện, dẫn ================================================================= Trịnh Bá Trang- Cao học QTKD K6.2
- Kỹ năng lãnh đạo 2 ================================================================= đầu, có khả năng đề xướng hướn đi cho mọi người, và quyết định cho các hoạt động nội bộ. - Chúng ta nên chú ý tới hai cụm từ: “lãnh đạo” và “Nhà lãnh đạo”. Lãnh đạo là động từ, chỉ hoạt động, còn nhà lãnh đạo là danh từ chỉ chủ thể thực hiện hành động. Nhưng lãnh đạo và nhà lãnh đạo không phải bao giờ cũng gắn với nhau. Đôi khi người được mệnh danh là nhà lãnh đạo thì không thực hiện được công việc lãnh đạo. Vì vậy, trong thực tế, thường có hai kiểu nhà lãnh đạo: nhà lãnh đạo chức vị và nhà lãnh đạo thật sự. Nhà lãnh đạo chức vị có quyền hành do vị trí, nghi thức, truyền thống và các cơ cấu tổ chức đem lại. Nhà lãnh đạo này sử dụng chức vụ để gây ảnh hưởng lên người khác khi mất chức rồi thì không còn gây ảnh hưởng lên người khác được nữa. Mọi người sẽ không phục tùng nhà lãnh đạo này nếu sự việc nằm ngoài thẩm quyền của ông ta. Nhà lãnh đạo thât sự là nhà lãnh đạo dùng tài năng, phẩm chất của mình để gây ảnh hưởng tới mọi người, lôi cuối mọi người đi theo con đường của họ. Đây mới là những nhà lãnh đạo có giá trị bền vững, sức mạnh của họ đến tự nhiên xuất phát từ con người họ chứ không phải từ cái gì bên ngoài họ. 1.2. Định nghĩa nhà lãnh đạo doanh nghiệp Trong doanh nghiệp, nhà lãnh đạo được xác định từ vị trí, nhiệm vụ và hoạt động của họ đối với doanh nghiệp. Nhà lãnh đạo có thể xuất hiện ở mọi cấp trong cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp, như lãnh đạo toàn bộ doanh nghiệp có tổng giám đốc, giám đốc, lãnh đạo phòng có trưởng phòng, lãnh đạo nhóm làm việc có trưởng nhóm...Càng ở vị trí cao, nhà lãnh đạo càng có quyền lực chức vị và trách nhiệm công việc càng lớn. Nhà lãnh đạo thường là người có vị trí dẫn đầu tại cấp độ lãnh đạo mà họ đảm nhiệm trong doanh nghiệp. Lãnh đạo cao nhất của doanh nghiệp là tổng giám đốc hoặc giám đốc. Họ là người đại diện cho doanh nghiệp trước pháp lý, trước lợi ích chung của doanh nghiệp và kết quả cuối cùng mà doanh nghiệp đạt được. Họ duy trì và phát triển doanh nghiệp trong môi trường kinh tế cạnh tranh, ảnh hưởng đến tính hiệu quả ================================================================= Trịnh Bá Trang- Cao học QTKD K6.2
- Kỹ năng lãnh đạo 3 ================================================================= của tài chính, cách phát sinh tiền lời cho đơn vị, nâng cao năng suất và hiệu quả lao động, sự hài lòng của nhân viên và khách hàng… Khi lãnh đạo một doanh nghiệp cụ thể, nhà lãnh đạo doanh nghiêp thường thực hiện những hoạt động sau: * Xác định tầm nhìn rõ ràng, chính xác cho doanh nghiệp và lịch trình để đạt được mục tiêu đó. * Huy động và thúc đẩy cấp dưới thực hiện mục tiêu. Nhà lãnh đạo tập trung vào yếu tố con người. Họ kêu gọi, lôi kéo những người dưới quyền đi theo mình, hướng tới thực hiện mục tiêu chung của doanh nghiệp. * Liên kết giữa các bộ phận trong doanh nghiệp và giữa doanh nghiệp với hệ thống bên ngoài. * Thực hiện công việc của một nhà quản lý cấp cao: Xây dựng, thực thi chiến lược, Lập kế hoạch, phân bổ nguồn lực, lực của công ty. Kiểm tra, đánh giá mức độ thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp. ================================================================= Trịnh Bá Trang- Cao học QTKD K6.2
- Kỹ năng lãnh đạo 4 ================================================================= Phần 2: Các phẩm chất của một nhà lãnh đạo 2.1. Tự tin: Tự tin là hoàn toàn tin tưởng vào bản thân, là nhận thức và nắm rõ được bản thân mình, chứ không có nghĩa là tin tưởng bản thân một cách mù quáng. Sự tự tin là đặc điểm đầu tiên mà mọi người thấy ở bạn. Việc phát huy sự tự tin luôn là bước khởi đầu để trở thành một nhà lãnh đạo giỏi. Hiểu chính bản thân mình và tin tưởng chắc chắn vào chính mình, vào khả năng của chính mình. Thể hiện sự tự tin trong khả năng của bạn để hoàn thành các nhiệm vụ khó khăn hoặc đáp ứng những thử thách. Nhưng đừng quá tự tin quá mức vì đây là bước đầu tiên dẫn tới sự kiêu ngạo. 2.2. Tham vọng Những người lãnh đạo giỏi là những người có cái đầu chứa đầy tham vọng về quyền lực, những người muốn tạo ra được một cái gì đó còn tồn tại lâu hơn chính bản thân họ. Điều này khác với mong muốn làm nổi bật bản thân. Tham vọng này tạo ra một động lực và nỗi ám ảnh không ngừng về việc phải thực hiện xuất sắc các nhiệm vụ của mình – đây là những tố chất cần thiết của người lãnh đạo. 2.3. Quyết đoán: Quyết đoán không phải là độc đoán và quyết đoán cũng không phải là hiếu chiến hay bắt nạt người khác... Nó chỉ đơn giản là một cách để bạn có thể đứng trên quan điểm của mình và không để bị chi phối bởi những người có thể lợi dụng bạn. Đồng thời quyết đoán là tôn trọng cảm xúc và ý kiến người khác… Là người đứng đầu, bạn được trông chờ trong việc đưa ra những quyết định quan trọng trong khi những người khác thường cố gắng tránh xa nó. Bởi vậy, cho dù những quyết định này đôi khi sẽ tạo ra những tác động lớn ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa bạn và những người xung quanh mình thì bạn cũng phải sẵn sàng chấp nhận điều đó. Sự do dự, cả nể trong cách đưa ra quyết định có thể dẫn bạn đến những sai lầm khi tạo tiền lệ xấu dẫn đến việc làm mất đi cái “uy” trong vị thế là người lãnh đạo của bạn. Đôi khi bạn cũng cần nhẫn tâm một chút trong việc sa thải một nhân viên nào đó vì hành động của anh ta gây tổn hại lớn đến lợi ích của công ty. 2.4. Tính kỷ luật ================================================================= Trịnh Bá Trang- Cao học QTKD K6.2
- Kỹ năng lãnh đạo 5 ================================================================= Khi nói đến tính kỷ luật, nhiều người cho rằng: người có tính kỷ luật luôn cứng nhắc và thiếu linh hoạt. Thế nhưng thực ra, kỷ luật là một trong những thuộc tính tích cực nhất mà con người có được. Người ta cũng đã đưa ra định nghĩa về tính kỷ luật như sau: "Kỷ luật là sự rèn luyện giúp chúng ta tự sửa chữa, tạo khuôn nếp, tạo sự mạnh mẽ hoặc giúp chúng ta trở nên hoàn hảo hơn". Tất cả mọi người chúng ta ai cũng có thể thử nghiệm điều này. Khi tự giác áp dụng kỷ luật với bản thân, chúng ta sẽ nhận ra rằng mình đang kiểm soát những hành động và cả suy nghĩ của chính mình. Chính bản thân chúng ta có thể quyết định mình sẽ làm gì, làm như thế nào và khi nào sẽ hoàn thành những mục tiêu đã đặt ra. Nhà triết học Erich Fro mm từng nói: “Không có tính kỷ luật, cuộc sống của chúng ta sẽ trở nên chao đảo và thiếu tập trung. Nếu hành động của chúng ta tùy theo tâm trạng và ý thích của chúng ta thì tất cả những điều đó không hơn gì một thú tiêu khiển”. Ông còn nói rằng, chúng ta sẽ chẳng bao giờ trở nên xuất sắc nếu ta không thực hiện những điều chúng ta đặt ra, những mục tiêu mà chúng ta hướng tới với tinh thần kỷ luật tự giác cao. Là một người lãnh đạo, để có thể “lãnh đạo” được người khác, hiển nhiên chúng ta phải “lãnh đạo bản thân” chúng ta-điều này chỉ thực hiện được khi chúng ta có được tính kỷ luật trong các hoạt động của bản thân. Nâng cao tính kỷ luật trong mọi hoạt động sẽ giúp ta sống mạnh mẽ hơn, làm cho mọi người xung quanh nể phục, tin tưởng vào chúng ta hơn. 2.5. Sự kiên trì Người lãnh đạo không bao giờ đầu hàng khó khăn khi chưa thật sự đối đầu với nó. Mọi thứ không phải luôn luôn dễ dàng đối với bạn và bởi vì bạn là người đứng đầu nên bạn cần biết thử trải nghiệm thật nhiều cho đến khi nào thành công thì thôi. 2.6. Can đảm 2.6.1. Phải biết thừa nhận sai lầm của mình Dù là người lãnh đạo tài giỏi đi nữa thì đôi khi sai lầm vẫn xảy ra. Những lúc như vậy người lãnh đạo cần thừa nhận sai lầm của mình một cách khéo léo để không mất đi cái uy nhưng vẫn giữ được sự chân thành. Khi đó nhân viên sẽ cảm thấy thông cảm với sếp và nhanh chóng cùng sếp giải quyết khó khăn. ================================================================= Trịnh Bá Trang- Cao học QTKD K6.2
- Kỹ năng lãnh đạo 6 ================================================================= Người lãnh đạo không nên quá phụ thuộc vào nhận xét hay đánh giá của nhân viên để điều chỉnh mình. Cần phải thể hiện rõ vai trò của mình khi đối mặt với các vấn đề quan trọng sống còn. Điều cốt yếu là tin tưởng vào những điều đúng đắn rồi nhân viên sẽ tự thấy họ đã không chọn lầm người lãnh đạo. 2.6.2. Chấp nhận thách thức Người lãnh đạo luôn chấp nhận thách thức, thử thách với hiện thực. Họ tìm kiếm những hướng đi mới, ngày càng nâng cao quy trình hoạt động của mình, chấp nhận rủi ro và chấp nhận cả những thất bại. Nhiều người không dám mạo hiểm bởi vì họ sợ phải nhận lấy thất bại. Tuy nhiên, nếu bạn là một người lãnh đạo có tham vọng, bạn cần phải tự hỏi chính mình rằng liệu sự mạo hiểm đó có đáng giá hay không? Nếu cảm thấy sự liều lĩnh của mình là đáng bõ công, bạn cần biết vượt qua rào cản tâm lý lo sợ, e ngại và dũng cảm đương đầu với thử thách. Nếu thử thách là quá khó, hãy dành thời gian cho việc lên kế hoạch “tác chiến”, càng có nhiều sự chuẩn bị, mức độ mạo hiểm trong tình huống của bạn càng được giảm bớt. 2.7. Có tầm nhìn xa Người lãnh đạo có tầm nhìn xa là người tiên liệu được những vấn đề có tính “đón đầu” trước khi những vấn đề này trở thành “phổ biến” trên thương trường. Họ phải là người giỏi "thuật tính nước cờ" trong việc vạch chiến lược trên thương trường cho doanh nghiệp. Các nhà quản lý phải học! Phải học không ngừng nghỉ trong suốt thời gian đảm đương vai trò nhà quản lý và trong cả cuộc đời. Việc cập nhật kịp thời những kiến thức hiện đại và thông tin xã hội, thông tin thương trường liên quan đến công việc kinh doanh là một đòi hỏi bắt buộc đối với các nhà quản lý trong thế giới phẳng nếu họ không muốn bị cuộc chơi đào thải. Sự thành bại của doanh nghiệp phụ thuộc tài năng của nhà lãnh đạo bởi sự quyết đoán và tầm nhìn xa trông rộng của người lãnh đạo. Bởi xã hội có nhiều biến chuyển, xu thế phát triển có nhiểu mới mẻ đòi hòi nhà lãnh đạo phải có tầm nhìn chiến lược thực tế, vạch địch rõ ràng mục tiêu và những khó khăn, thuận lợi trước mắt để đưa ra ================================================================= Trịnh Bá Trang- Cao học QTKD K6.2
- Kỹ năng lãnh đạo 7 ================================================================= kế hoạch tiến triển công việc. Nếu không có khả năng phán đoán tương lai thì sẽ rất khó để đưa ra tầm nhìn, chiến lược phát triển lâu dài cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó, tính quyết đoán trong mọi công việc sẽ giúp cho họ có những quyết định kịp thời và sáng suốt. 2.8. Biết lắng nghe – khiêm tốn Trên thực tế, lắng nghe là một trong những điều quan trọng nhất mà tất cả các nhà lãnh đạo đều cần phải có. Khả năng này còn quan trọng hơn các kỹ năng khác mà song hành với diễn thuyết, phát biểu. Bởi vì lắng nghe chứng tỏ một hình thức tổ chức khá thuận lợi cho việc phát biểu trước quần chúng. Nếu biết cách lắng nghe thì bạn sẽ nhận được ý kiến phản hồi từ rất nhiều người mà bạn có thể quan tâm đến trong công việc hay chính cương vị lãnh đạo mà bạn đang gánh vác. Dành thời gian lắng nghe ý kiến của các nhân viên là cách dễ dàng nhất giúp lãnh đạo thể hiện được sự quan tâm và quan hệ thân thiện giữa sếp và nhân viên. Đó cũng là cách tốt nhất để phá bỏ rào cản giữa quan hệ cấp trên và cấp dưới. Biết là thế nhưng không phải ông sếp nào cũng làm được. Lắng nghe tích cực Trước hết, bạn phải hiểu rằng mọi người đều có nhu cầu được lắng nghe, và bạn là lãnh đạo bạn càng cần phải lắng nghe. Bởi vì, khi bạn lắng nghe tích cực và tham gia vào câu chuyện thì bạn sẽ biết chuyện gì đang xảy ra, hơn nữa nhân viên của bạn sẽ không có cảm giác rằng bạn là người cái gì cũng biết và không chịu nghe ai cả. Vậy làm thế nào để có thể lắng nghe tích cực? Kỹ năng lắng nghe có thể học hỏi dần dần. Trước hết, bạn hãy khuyến khích nhân viên của bạn nói. Khi họ kết thúc câu chuyện của họ, bạn đừng vội quay câu chuyện về phía mình mà t iếp tục câu chuyện của nhân viên bằng ánh mắt, nụ cười, thái độ, nét mặt của bạn, hỏi những câu hỏi xung quanh câu chuyện mà hai người đang trao đổi. Cử chỉ thân thiện, ánh mắt nhìn thẳng vào người đang nói chuyện, hay đặt câu hỏi là thể hiện sự quan tâm của bạn, là cách nghe hiệu quả nhất. Người đối diện sẽ biết rằng bạn thực sự quan tâm tới những gì mà họ đang trình bày. Rất có thể trong khi họ đang nói hay đang tranh luận về một vấn đề những ý tưởng chợt loé lên trong đầu bạn, bạn cần ================================================================= Trịnh Bá Trang- Cao học QTKD K6.2
- Kỹ năng lãnh đạo 8 ================================================================= phải kiểm soát được những ý nghĩ này. Tốt nhất là tập trung được 100% vào những gì mà nhân viên nói, nếu không cũng phải kiểm soát những ý nghĩ trong đầu của bạn. Bạn có thể thể hiện sự quan tâm bằng cách nói : "điều đó nghe có vẻ thú vị đấy, hãy nói cho tôi nghe về vấn đề đó sâu hơn một chút được không, tôi rất quan tâm tới những trình bày của bạn, nói chuyện với anh lúc nào cũng thú vị, tại sao bạn nghĩ họ sẽ đưa ra quyết định như vậy?... " Trở thành người lắng nghe tích cực là bạn đồng thời thể hiện qua lời nói, cử chỉ và cảm xúc trên khuôn mặt bạn. Bạn không thể nói bạn quan tâm tới câu chuyện của ai đó mà khuôn mặt bạn căng thẳng và cau có, hay lơ đễnh. Tuy nhiên lắng nghe tích cực cũng có nghĩa là bạn biết điểm dừng của cuộc nói chuyện. Một khi bạn đã nổi tiếng là người lắng nghe tích cực thì nhân viên sẽ xếp hàng dài để trình bày những ý tưởng của họ, thậm chí là đơn giản chỉ cần một người lắng nghe họ mà thôi. Có nhiều phương pháp để lắng nghe mà vẫn không bị quá tải, không tiêu tốn nhiều thời gian và không làm ảnh hưởng tới công việc trong bộ phận của bạn. Bạn có thể nói với nhân viên : - Cảm ơn anh đã trao đổi vấn đề này với tôi! - Thật hay là anh đã cho tôi biết điều đó, xin cảm ơn anh! - Tôi sẽ suy nghĩ về đề xuất của anh và sẽ báo lại với anh sớm nhất có thể. Đôi khi bạn thấy cấp trên của bạn đang trao đổi với bạn về một vấn đề gì đó, họ đưa tay đặt lên chiếc điện thoại mặc dù không có tín hiệu cuộc gọi nào cả, hành động này là một cách nói gián tiếp: "Tôi sẽ phải gọi điện thoại ngay khi bạn rời khỏi văn phòng của tôi“. Một cách khác là trong quá trình chuyện trò thỉnh thoảng bạn cứ cầm một tờ giấy lên xem, như vậy cũng ngầm nói với người nhân viên nên kết thúc câu chuyện, bởi vì lãnh đạo còn có việc khác cần giải quyết. Cách nữa là bạn có thể kéo ghế và gần như chuẩn bị đứng dậy. Nếu nhân viên quá nhiệt tình hứng thú với câu chuyện bạn có thể kéo ghế và đứng lên. Hành động này có vẻ như rất thẳng thắn và hơi bất nhã, song bạn không còn sự lựa chọn nào khác. Nếu tất cả các cách trên vẫn chẳng có tác dụng gì, bạn nên nói thẳng với nhân viên của mình: "Tôi thực sự vui khi trao đổi với anh/chị về vấn đề đó song tôi nghĩ là tôi còn có công ================================================================= Trịnh Bá Trang- Cao học QTKD K6.2
- Kỹ năng lãnh đạo 9 ================================================================= việc khác phải hoàn thành và bạn cũng vậy". Nếu bạn đã có một thời gian dài giao tiếp với một ai đó và họ luôn nói rất nhiều, thì hãy đặt ra quy định về thời gian, và nói trước với họ. Giả sử trong khoảng thời gian đó công việc vẫn chưa được giải quyết hết, bạn hãy xin lỗ i và hẹn dịp khác khi cả hai có nhiều thời gian hơn. Ai cũng thích nói chuyện với người biết lắng nghe. Là lãnh đạo, điều này càng đúng! 2.9. Khả năng đánh giá con người Một trong những nhiệm vụ quan trọng của người lãnh đạo là dành thời gian của mình để tìm hiểu người làm việc cùng mình. Phán đoán xem ai sẽ là người làm việc hiệu quả nhất trong vị trí nào. Giống như rất nhiều khía cạnh khác của loại nghề nghiệp đỉnh cao này, việc phán đoán đòi hỏi người lãnh đạo phải huy động cả trực giác lẫn kinh nghiệm của bản thân. 2.10. Giỏi phát triển nhân tài Giỏi phát triển nhân tài là một phẩm chất cần thiết của người lãnh đạo. Người ta thường học được nghệ thuật lãnh đạo từ một cố vấn dày dạn kinh nghiệm chứ không phải từ một cuốn sách hay. Vì vậy, một người lãnh đạo có tài không chỉ cần phát hiện nên sử dụng những năng khiếu nào của một cá nhân cụ thể mà còn phải là một giáo viên giỏi có khả năng truyền đạt được kỹ năng của mình cho những người xung quanh đồng thời khuyên khích những người khác cũng truyền đạt kinh nghiệm cho các đồng nghiệp của họ. Đó là một phương pháp hữu hiệu để tạo ra những người lãnh đạo ở các cấp khác nhau trong bất kỳ một tổ chức nào. 2.10. Biết quan tâm, động viên, cổ vũ cấp dưới Là lãnh đạo, bạn có biết nhân viên có cống hiến hết mình cho thành công chung không? Họ có biết ý nghĩa và tầm quan trọng của công việc họ đang làm không? Họ có cảm thấy được đánh giá đúng với năng lực bản thân hay không? Hàng ngày họ có đi làm với lòng nhiệt tình và say mê công việc không? Xây dựng một môi trường làm việc chuyên nghiệp, năng động để kích thích nhân viên làm việc t ích cực, hiệu quả luôn là điều mà các tổ chức ngày nay hướng tới. ================================================================= Trịnh Bá Trang- Cao học QTKD K6.2
- Kỹ năng lãnh đạo 10 ================================================================= Có thể, bạn bề bộn với trăm ngàn công việc, nhưng đừng quên một cấp trên tốt là phải biết quan tâm đến cấp dưới của mình. Mỗi một nhân viên là một kho tàng tri thức độc đáo, mà nếu cấp trên khéo léo sẽ biết khai thác để đóng góp cho tổ chức. Để hiểu xem họ muốn gì, cần gì? Lãnh đạo nên gặp trực tiếp và nói chuyện với nhân viê, hiểu họ cần gì, muốn gì, và đảm bảo cho họ tất cả những gì họ cần để làm công việc của họ cũng là một phương pháp để bạn có thể dành sự tin tưởng của nhân viên, và vì thế họ sẽ nỗ lực hết mình cho công việc. Trong một tập thể nhân viên của một tổ chức, trước khi đến làm cho bạn, họ là những con người hoàn toàn xa lạ. Nguyên nhân nào đã gắn kết họ lại cùng lao động, cùng vì một mục tiêu phát triển của tổ chức. Không ai khác đó chính là bạn - người lãnh đạo. Ngày nay các tổ chức thường đòi hỏi kỹ năng làm việc theo nhóm ở nhân viên của mình. Nhưng khi chưa có cơ hội hiểu nhau, hiểu về phương pháp và chuyên môn của nhau, nhân viên của bạn sẽ kết hợp thế nào? Và lúc này đây, những hoạt động tập thể, đôi khi là hoạt động ngoài trời sẽ gắn kết mọi người với nhau hơn. Bên cạnh đó, hãy đảm bảo rằng những nhân viên của bạn s ẽ được đào tạo những kỹ năng cần thiết để giúp họ có mối quan hệ tốt hơn, không chỉ với cấp trên, mà còn với cả đồng nghiệp và khách hàng nếu có. Truyền đạt những điều bạn mong muốn và hy vọng ở họ cũng là việc mà những nhà lãnh đạo nên làm. Bạn mong muốn gì ở nhân viên của bạn, chỉ là hoàn thành công việc được giao hay còn hơn thế? Vậy hãy để họ hiểu rằng họ ở tổ chức để làm gì, công việc họ làm có ý nghĩa thế nào đến sự thành công của công ty. Thường xuyên trao đổi công việc không chỉ mang lại hiệu quả cao mà còn giúp bạn và cấp dưới của mình có mối quan hệ thân thiết. Sức mạnh của đoàn kết cũng chính là thành công của tổ chức đó. Mỗi nhân viên là một cá nhân riêng biệt, có tính cách và trình độ khác nhau. Từ những ý tưởng, rồi sự nhạy bén và tâm huyết với công việc, tất cả đó là những gì họ có thể làm để giúp doanh nghiệp thành công và phát triển. Nhân viên là tài sản quý nhất ================================================================= Trịnh Bá Trang- Cao học QTKD K6.2
- Kỹ năng lãnh đạo 11 ================================================================= của tổ chức. Hãy là nhà lãnh đạo khéo léo, để nhân viên của bạn sẽ hết lòng vì công việc, vì thành công chung của tổ chức. Một kiểu giao tiếp vượt cấp khác cũng hay được áp dụng là tiếp viên định kỳ mỗi tháng, mỗi quý một lần. Giám đốc quy định một ngày cố định trong kỳ dành riêng để tiếp nhân viên và công bố cho mọi nhân viên dưới quyền biết. Trong ngày ấy, mọi người có thể xin gặp giám đốc để trình bày những vấn đề có liên quan đến bản thân và công việc. Kiểu giao tiếp vượt cấp này là một con dao hai lưỡi, cần rất thận trọng khi sử dụng. Nó sẽ phát huy tác dụng vô cùng to lớn nếu gặp được giám đốc thực sự quan tâm đến cấp dưới, giải quyết những nguyện vọng chính đáng của họ khi những vấn đề này nằm trong thẩm quyền và vừa sức. Ngược lại, khi giám đốc chỉ tiếp nhân viên lấy lệ thì kiểu giao tiếp này lại gây bất lợi cho giám đốc. 2.11. Khả năng phân công công việc và giải quyết các xung đột Công việc của nhân viên được phân công đảm bảo rằng ở lĩnh vực đó họ có khả năng phát huy được tất cả những kỹ năng của họ, làm việc hiệu quả cao. Do vậy là 1 nhà lãnh đạo cần phải nhận biết được sở trường, s ở đoản của nhân viên từ đó phân công công việc 1 cách hợp lý. Thêm vào đó nhân sự giữa các bộ phận cũng phải được đảm bảo, không xảy ra tình trạng thừa thiếu cục bộ. Trong hoạt động tập thể thì xung đột là kết quả hoàn toàn tự nhiên và không thể tránh khỏi. Nó có thể là xung đột mang lại tác dụng tích cực nếu mục tiêu của nhóm được thực hiện và cải thiện hoạt động của nhóm. Nó có thể là tiêu cực nếu nó cản trở tới mục tiêu và quá trình hoàn thành mục tiêu. Và điều này phụ thuộc vào khả năng xử lý giải quyết xung đột của người lãnh đạo. 2.12. Có tính tuân thủ triệt để Những nhà lãnh đạo thành công là những người hiểu biết sâu sắc về văn hoá tổ chức và biết cách tuân thủ nó. Họ coi mình là một phần của văn hóa tổ chức, hay chính là một người trong cuộc. Điều quan trọng nhất trong cách tuân thủ những nguyên tắc mang màu sắc văn hóa doanh nghiệp ở những nhà lãnh đạo này là sự kết hợp hài hòa thái độ tôn trọng những gì đã có và bản chất lãnh đạo đích thực của mình. Họ thường thích nghi bản thân mình với những nguyên tắc và văn hoá tổ chức bằng cách thể hiện ================================================================= Trịnh Bá Trang- Cao học QTKD K6.2
- Kỹ năng lãnh đạo 12 ================================================================= thái độ tôn trọng, đồng thời thu hút sự chú ý của những người xung quanh vào tính chuyên nghiệp trong cách lãnh đạo của mình. Song cũng có nhiều CEO đã rất thành công trong việc thay đổi nền văn hoá của cả một tổ chức. Điều đó có nghĩa là họ đã phải thách thức, đương đầu với những nguyên tắc cũ. Tuy nhiên, hiếm có CEO nào lại thực thi tiến trình cải cách bằng những thay đổi đột ngột hoặc thành công một cách nhanh chóng. Họ khó có thể thực hiện sự cải tổ trong bất kỳ một lĩnh vực nào, nếu chưa có hiểu biết sâu sắc về văn hoá của tổ chức đó. Thực tế cho thấy, những vị giám đốc “tồn tại” được sau cuộc cải tổ phải trải qua những nỗ lực ghê gớm. Họ đã biết cách khéo léo thích nghi với những mối quan hệ chằng chịt trong tổ chức của mình. Sự thành công của họ cho thấy, ít nhất họ cũng đã được chấp nhận như là một thành viên của tổ chức. Khi một khi nền văn hoá khước từ nhà lãnh đạo mới, có nghĩa là CEO này đã không tìm ra được phương thức lãnh đạo thích ứng và phù hợp. Ngược lại, một nhà lãnh đạo nhất nhất tuân thủ những nguyên tắc của nền văn hoá cũ, cũng sẽ gặp nhiều nguy hiểm. Họ rất dễ đánh mất tính chất đặc trưng trong phong cách lãnh đạo của mình. Vậy nếu là một nhà lãnh đạo, bạn cần làm gì để thành công trong vai diễn cân bằng đầy khó khăn này? Một mặt, bạn cần tiếp tục duy trì được tố chất cá nhân trong phong cách lãnh đạo của mình và biết thể hiện con người thực của mình một cách khéo léo: bạn là ai, bạn từ đâu đến, điều gì đã làm nên thành công của bạn ngày hôm nay? Ai sinh ra cũng đều có cội nguồn. Cuộc sống thì không ngừng nảy sinh những tình huống mới, môi trường mới phức tạp và cũng nhiều thử thách. Nhưng điều quan trọng là bạn đừng đánh mất nguồn gốc của mình, “ép mình” một cách khuôn mẫu vào môi trường mới, văn hoá mới, bạn sẽ thất bại. Bên cạnh việc tiếp tục duy trì “cái tôi” trong lãnh đạo, bạn cần phải có những hành động, dù là nhỏ nhất để thể hiện sự tôn trọng những nguyên tắc, văn hoá vốn có của tổ chức. Đó chính là cách mà những nhà lãnh đạo thành công chinh phục môi trường làm việc mới và cấp dưới của mình. ================================================================= Trịnh Bá Trang- Cao học QTKD K6.2
- Kỹ năng lãnh đạo 13 ================================================================= Phần 3: Kế t luận Tiến sĩ John Maxwell, tác giả của cuốn sách “21 Phẩm chất vàng của nhà lãnh đạo”, đã khẳng định: “ Mọi thành bại đều do nghệ thuật lãnh đạo, song biết cách lãnh đạo mới chỉ làm nên một nửa cuộc chiến. Hiểu nghệ thuật lãnh đạo và thật sự lãnh đạo là hai việc hoàn toàn khác nhau.” Chìa khóa biến mỗi chúng ta từ người nắm vững nguyên tắc lãnh đạo thành nhà lãnh đạo đích thực nằm ngay trong tính cách của mỗi chúng ta. Những phẩm chất, tính cách sẽ khơi nguồn, thúc đẩy tài năng lãnh đạo, và tạo dựng thành công cho chúng ta. Một phần năng lực phát triển mà nhà lãnh đạo có được là nhờ học hỏi các nguyên tắc. Đó là các công cụ rất hiệu quả. Nhưng muốn đạt đến cấp độ lãnh đạo cao nhất, chúng ta phải dựa vào sức mạnh nội tại- phẩm chất làm nên con người chúng ta. Dựa vào sức mạnh nội tại- phẩm chất làm nên con người chúng ta là chìa khóa để đạt được thành công trong việc lãnh đạo tổ chức của chúng ta. ================================================================= Trịnh Bá Trang- Cao học QTKD K6.2
- Kỹ năng lãnh đạo 14 ================================================================= TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. “21 Phẩm chất vàng của nhà lãnh đạo”- JOHN C. MAXWELL 2. Bài giảng phát triển kỹ năng lãnh đạo: TS. Lê Thị Thu Thủy 3. Các bài viết trên báo điện tử: vietnamleader.com; vietbao.com; dantri.com ================================================================= Trịnh Bá Trang- Cao học QTKD K6.2
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề án “Phát triển nguồn nhân lực thông qua công tác đào tạo nghề xây dựng tại địa bàn tỉnh Nam Định"
25 p | 1611 | 596
-
Tiểu luận kỹ năng lãnh đạo: Những phẩm chất tạo nên một nhà lãnh đạo
21 p | 1246 | 234
-
Tiểu luận phẩm chất nhà lãnh đạo giỏi
20 p | 595 | 196
-
Tiểu luận Quản trị kinh doanh: Những phẩm chất của nhà lãnh đạo giỏi
20 p | 667 | 189
-
Tiểu luận: Một số bài học từ phong cách lãnh đạo của người Nhật
19 p | 951 | 169
-
TIỂU LUẬN: Thực trạng và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA
44 p | 233 | 89
-
Tiểu luận: Những phẩm chất tạo nên một nhà lãnh đạo
15 p | 334 | 81
-
TIỂU LUẬN:Giải pháp tăng cường công tác quản lý thu thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội
89 p | 199 | 61
-
Tiểu luận: Phân tích chân dung nhà tích quản trị Donald Trump
21 p | 268 | 58
-
Tiểu luận: Phẩm chất tạo nên một nhà lãnh đạo
15 p | 235 | 47
-
TIỂU LUẬN:Thu nhập của người lao động tại công ty Dệt 8/3. Thực trạng và giải pháp.Lời nói đầuĐại hội Đảng lần thứ IX đánh dấu 11 năm thực hiện công cuộc đổi mới do Đảng phát động và lãnh đạo, đó cũng là khoảng thời gian chúng ta thực hiện chuyển đổ
94 p | 146 | 45
-
Tiều luận: Những yêu cầu đối với nhà báo viết về kinh tế trong quá trình hội nhập toàn cầu
14 p | 153 | 31
-
Tiểu luận: L-E-A-D-E-R Phẩm chất để trở thành người lãnh đạo tài ba
17 p | 206 | 30
-
Phẩm chất, tâm lý cá nhân của nhà lãnh đạo
27 p | 178 | 27
-
Thuyết trình: Nhà lãnh đạo thế kỷ 21
20 p | 170 | 22
-
Tiểu luận: Đặc điểm thành công của nhà lãnh đạo thế kỷ 21
18 p | 148 | 19
-
Thuyết trình: Phương pháp trở thành nhà quản lý giỏi
24 p | 120 | 15
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn