Tiểu luận: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến huy động vốn của Ngân hàng thương mại. Các giải pháp gia tăng nghiệp vụ huy động
lượt xem 19
download
Tiểu luận: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến huy động vốn của Ngân hàng thương mại. Các giải pháp gia tăng nghiệp vụ huy động nhằm trình bày các nhân tố ảnh hưởng đến huy động vốn của Ngân hàng thương mại. Giải pháp gia tăng nghiệp vụ huy động ngân hàng thương mại.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tiểu luận: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến huy động vốn của Ngân hàng thương mại. Các giải pháp gia tăng nghiệp vụ huy động
- Tiểu luận Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đế n huy động vốn của Ngân hàng thương mại. Các giải pháp gia tăng nghiệ p vụ huy động
- 1. Các nhân tố ảnh hưởng đến huy động vốn của Ngân hàng thương mại 1.1 Nhóm các yếu tố khách quan 1.1.1 Yếu tố pháp lý Kinh doanh ngân hàng là một trong những ngành chịu sự giám sát chặt chẽ của pháp luật và các cơ quan chứ c năng của chính phủ. Hoạt động ngân hàng đư ợc điều chỉnh rất chặt chẽ bởi các quy định của p háp luật. M ôi trư ờng pháp lý đem lại cho ngân hàng hàng loạt các cơ h ội và thách thức. Ví dụ như việc dỡ bỏ các hạn ch ế về huy động vốn tièn gử i nội tệ sẽ mở đư ờng cho các ngân hàng nư ớc ngoài phát triển các sản phẩm để huy động tiền gửi nội tệ và các sản phẩm về cho vay nội tệ. Ngoài ra ngân hàng còn chịu sự điều chỉnh của r ất nhiều bộ luật: luật dân sự, luật NH TƯ, các quy định của chính phủ... Do đó hoạt động huy động vốn của n gân hàng cũng bị ảnh hư ởng bởi chính sách pháp luật của nhà nư ớc, chính sách của NHTƯ như: chính sách tiền tệ, lãi suất, tài chính, tín dụng... 1.1.2 Yếu tố kinh tế Môi trường kinh tế có ý nghĩa rất quan trọng, nó ảnh hưởng đến khả năng thu nhập, chi tiêu, thanh toán và nhu cầu về vốn và gử i tiền của dân cư và ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động huy động của ngân hàng. Sự thay đổi của các yếu tố: tốc độ t ăng trư ởng kinh tế, tỷ lệ lạm phát, thu nhập bình quân đầu ngư ời thay đổi, chính sách đầu tư, tiết kiệm của chính phủ... sẽ ảnh hưởng đến khả năn g tiêu dùng và tiết kiệm của d ân cư và từ đó ảnh hưởng đến khả năng thu hút vốn của NH TM . Ví dụ khi thu nhập bình quân đầu ngư ời tăng thì tiêu dùng và t iết kiệm t ăng và người dân gử i tiền vào ngân hàng t ăng và ngư ợc lại. 1.1.3 Yếu tố Chính trị Một quốc gia có tình hình chính trị ổn định, an toàn sẽ tạo sự an tâm cho người dân làm ăn sinh sống. Do đó, người dân không phải tích lũy, dự trữ nhiều cho những trường hợp đặc biệt. Qua đó, NHTM có khả năn g huy động được n hiều vốn hơn. Trái lại, với một số quốc gia có tình hình chính trị bất ổn như T hái Lan, Campuchia… sẽ gây tâm lý hoang m ang lo sợ cho người dân. Do vậy, họ sẽ tích trữ nhiều của cải làm giảm đi khả năng huy động vốn của NHTM. 1.1.4 Yếu tố văn hoá xã hội Mỗi quốc gia đều có một nền văn hoá riêng, văn hoá chính là yếu tố tạo nên bản sắc của các dân tộc như: tập quán, thói quen, t âm lý... Đối với ngân hàng hoạt động huy động
- vốn là hoạt động chịu nhiều ảnh hưởng của môi trường văn hoá. Cụ thể ở các nước phát triển người dân có thói quen gửi tiền vào ngân hàng để hưởng những t iện ích trong thanh toán, hưởng lãi và trong tiềm thức họ ngân hàng là một phần không thể thiếu đư ợc , là một phàn tất yếu của nền kinh tế. Do vậy ngân hàng gặp không m ấy khó khăn trong việc huy động vốn nhàn rỗi trong dân cư và t ổ chức kinh t ế. N gư ợc lại ở những nước đang phát triển như Việt Nam việc huy độn vốn của ngân hàn g gặp rất nhiều khó khăn vì ngư ời dân Việt Nam hiện nay vẫn chư a quen sử dụng các dịch vụ ngân hàng. N gư ời dân thiếu hiểu biết về các dịch vụ ngân hàng nên vẫn còn xảy ra tình trạng vốn nhàn rỗi trong dân cư. 1.1.5 Yếu tố dân cư Quy mô dân cư, chất lượng đời s ống của người dân không chỉ là yếu tố ảnh hưởng đến số lượng kết cấu các sản phẩm dịch vụ của NHTM mà nó còn là yếu tố quan trọng để xây dựng và điều chỉnh hoạt động huy động vốn của ngân hàng. Ví dụ như: • Khu vự c t hành thị như Tp .HCM và Hà Nội … có quy mô dân cư đông đúc, với mức sống cao sẽ là một thị trường vốn tiềm năng. Vì vậy, số lượng NHTM tập trung vào khu vực này sẽ cao nhằm cạnh tranh thu hút nguồn vốn nhàn rỗi. • Ngư ợc lại, khu vự c xa xôi hẻo lánh với mứ c sống thấp thì khả năng họ tiếp cận với nhữ ng dịch vụ ngân hàng ít hơn và tiềm năng về nguồn vốn nhàn rỗi sẽ thấp hơn. 1.1.6 Yếu tố công nghệ Sự thay đổi về công nghệ có tác động m ạnh mẽ tới nền kinh t ế và xã hội. Hoạt động ngân hàng là m ột trong nhữ ng hoạt động chịu sự tác động mạnh mẽ của công nghệ, hoạt động ngân hàng là hoạt động không thể tách rời khỏi sự phát triển của công nghệ đặc biệt là công nghệ thông tin. Công nghệ có ảnh hưởng lớn đến quá trình phát triển của ngân hàng, nó m ang lại cho ngân hàng nhiều cơ hội nhưng cũng mang lại hàng loạt những thách thức mới. C ông nghệ mới cho phép ngân hàng đổi mới quy trình nghiệp vụ, cách thức phân phối sản phẩm, phát triển các sản phẩm m ới... nhờ có công nghệ mà hoạt động huy động vốn đư ợc cải tiến, phất triển, rút n gắn thời gian giao dịch và thực hiện nghiệp vụ chính xác... giúp ngân hàng có khả năng thu hút được nhiều vốn, nhiều khách hàng và tăng thu nhập và uy tín của ngân hàng. 1.2 Nhóm yếu tố chủ quan 1.2.1 Các hình thức huy động vốn và chất lượng các dị ch vụ do ngân hàng cung ứng, và hệ thống màng lưới
- Hình thứ c huy động vốn của ngân hàng đưa ra càng phong phú, đa dạng linh hoạt và thuận tiện thì khả năng thu hút vốn trong nền kinh tế càng lớn, xuất phát từ sự khác nhau về nhu cầu và tâm lý trong dân cư. Chính sự đa dạng hoá các hình thức huy động vốn của Ngân hàng đã giúp cho mỗi người dân, m ỗi doanh nghiệp tìm đư ợc cho mình một hình thứcđầu tư hợp lý nhất. Khi các ngân hàng thư ơng m ại đưa ra các hình thức huy động vốn ngày càng đa dạng và hợp lý, cùng với việc m ở rộng hệ thống màng lưới hoạt động, áp dụng công nghệ tiên tiến, đội ngũ nhân viên có năng lự c nhằm nâng cao chất lượng hoạt động các dịch vụ ngân hàng, từ đó thu hút ngày càng nhiều khách hàng đến với ngân hàn g, tạo điều kiện thuận lợi cho ngân hàng trong việc huy động vốn. Ngư ợc lại khi các hình thức huy động vốn của ngân hàng chưa đa dạng, phong phú, chất lượng hoạt động dịch vụ chư a cao, hệ thống màng lưới còn ít, chư a thuận lợi cho khách hàng trong việc giao dịch với ngân hàng, thì nó sẽ ảnh hưởng không tốt tới huy động vốn của ngân hàng. 1.2.2 Chính sách lãi suất cạnh tranh Chính sách lãi suất cạnh tranh bao gồm lãi suất cạnh tranh huy động và lãi suất cạnh tranh cho vay là một chính sách quan trọng của n gân hàn g. Việc d uy trì lãi suất cạnh tranh huy động là đặc biệt quan trọng khi lãi suất thị trường đang ở mứ c tư ơng đối cao. Các NHTM không chỉ cạnh tranh giành vốn với nhau m à còn cạnh tranh với các tổ chức tiết kiệm v à n gười ph át hành các công cụ khác nhau tr ên thị trường vốn. Đặc b iệt trong thời kỳ khan hiếm tiền tệ, dù cho sự khác biệt tương đối nhỏ về lãi suất cũng sẽ thúc đẩy nhữ ng ngư ời tiết kiệm v à đầu tư chuy ển vốn từ công cụ mà họ đang có sang tiết kiệm và đầu tư hoặc từ một tổ chứ c tiết kiệm này sang tổ chức tiết kiệm khác. 1.2.3 Chất lượng sử dụng vốn Hoạt động sử dụng vốn của ngân hàng đóng vai trò quan trọng trong việc huy động tiền gửivào hệ thống ngân hàng, nghiệp vụ huy động vốn làm nhiệm vụ khơi tăng các nguồn vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế, thì nghiệp vụ sử dụng vốn thự c hiện sử dụng các nguồn vốn đó vào sản xuất, kinh doanh, dịch vụ...để đem lại khả năng sinh lời, thu lợi nhuận về cho ngân hàng. Do vậy nếu nghiệp vụ sử dụng vốn không hiệu quả tất yếu dẫn đến việc huy động vốn bị thu hẹp lại. Khi sử dụng vốn kém h iệu quả, làm thất thoát vốn nhiều dẫn đến lòng t in của d ân chúng vào ngân hàn g bị giảm đi. Từ đó sẽ rất khó khăn cho các hình thức huy động các nguồn vốn nhàn rỗi. M ặt khác sử dụng vốn có hiệu quả tạo cho các doanh nghiệp, các tổ chứ c kinh tế kinh doanh có hiệu quả, thu nhập xã hội ngày càng tăng, tỷ lệ thất nghiệp giảm, đời sống của dân cư ngày càng nâng cao, nguồn
- vốn nhàn rỗi ngày càng tăng, tạo cho nguồn vốn ngân hàng huy động ngày càng t ăng trưởng để thực hiện đầu tư cho các chu kỳ sản xuất tiếp theo. 1.2.4 Uy tín của ngân hàn g Uy tín bao gồm uy tín của ngân hàng trong toàn hệ thống, của các thành viên trong hội đồng quản trị, ban giám đốc. Sự nổi tiếng của ngân hàng là tài sản quý trong công tác huy động vốn vì trong lòng thị trườngngân hàng đã tạo một hình ảnh riêng, khi đó khách hàng sẽ tin tưởng vào ngân hàng, giúp ngân hàng có khả năn g ổn định khối lượng vốn huy động, tiết kiệm chi phí huy động. 1.2.5 Chiến lược kinh doanh của ngân hàn g Đề cập đến chiến lược kinh doanh, điều kiện tiên quyết chính là khả năng quản lý tốt về tài sản nợ, tài sản có. Tứ c là trong quá trình hoạt động kinh doanh của mình, ngân hàng dự đoán đư ợc nhữ ng rủi ro xảy ra, dự đoán được môi trường đầu tư của mình có hiệu quả hay không t hì quá trình hoạt động của ngân hàng đảm bảo đư ợc an toàn vốn, tăng uy tín, tạo điều kiện thu hút khách hàng gửi tiền cũng như vay tiền. Sau khi đã có được nền tảng về khả năng quản lý, mỗi ngân hàng có thể xây dự ng cho mình một chiến lược kinh doanh cụ t hể. Chiến lược kinh doanh được xây dựng dựa trên việc n gân hàng xác định vị trí hiện tại của m ình trong hệ thống, thấy được điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội t hách thức đồng thời dự đoán được sự thay đổi của môi trường kinh doanh trong tương lai. Thông qua chiến lược kinh doanh ngân hàng sẽ có thể quyết định thu hẹp hay mở rộng việc huy động vốn về mặt quy mô, có thể thay đổi tỷ lệ các loại nguồn, tăng hay giảm chi phí huy động. Với tác dụng to lớn như vậy, nếu chiến lược kinh doanh được lự a chọn đúng đắn, các nguồn vốn được khai thác một cách tối đa thì công tác huy động vốn sẽ phát huy được hiệu quả. Từ đó, NHTM có thể áp dụng nghệ thuật thông tin quảng cáo, các hình thứ c khuyến mãi… T hông tin quảng cáo, tiếp thị khuyến mại, các dịch vụ hậu mãi rõ ràng sẽ phát triển mạnh mẽ trong cơ chế thị trường. Và tuỳ vào chu kỳ sống của sản phẩm d ịch vụ mà ngân hàng cung cấp để các nhà quản trị ngân hàng chọn thời điểm, thời gian sử dụng,chiến lược quảng cáo khuyến mãi cũng như hậu mãi phù hợp. 2. Các giải pháp gia tăng nghiệ p vụ huy động vốn của Ngân hàng thương mại 2.1 Tiếp tục đa dạng hoá các hình thức huy động vốn , tăng nhanh nguồn vốn kinh doanh
- Chứng khoán hoá các khoản tiền gử i cho phép khách hàng có thể chuyển nhượng chúng. Đây là một biện pháp hữu hiệu giúp ngân hàng có thể nâng cao tỷ trọng nguồn vốn trung, dài hạn. Với hình thức này ngân hàng có th ể phát hành các thẻ t iết kiệm vô danh có thời hạn từ 1 - 5 năm với lãi suất luỹ tiến theo thời hạn gửi tiền. N gân hàng không phát hành đồng loạt như phát hành giấy tờ có giá m à sẽ phát hành thể khi khách hàng có nhu cầu gửi tiền vào ngân hàng. Hình thứ c tiết kiệm bằng t ài khoản mà khách hàng có thể gửi đều đặn đến khi rút. Lãi suất của hình thức n ày được tính t heo lãi suất kép, mứ c lãi suất hợp lý sẽ kích thích ngư ời dân gửi tiền. Hình thứ c n ày phù hợp với công nhân viên, ngư ời có thu nhập đều đặn... Sử dụng mức lãi suất luỹ tiến theo số lượng tiền gửi. Cùng một kỳ hạn nhưng nếu khách hàng nào gửi tiền với số lượng lớn hơn sẽ đư ợc hưởng mức lãi suất cao hơn. Hình thức này rất có lợi thế vì hiện nay ngân hàng chỉ áp dụng lãi suất luỹ tiến cho khách hàng gửi tiền cío kỳ hạn dài. Điều này s ẽ khuy ến khích khách hàng gử i tiền với số lượng lớn hơn. Hình thứ c gử i tiền một lần và đư ợc r út một phần trước hạn mà không phải rút toàn bộ s ố tiền đã gửi. Phần rút trước hạn sẽ đư ợc tính theo lãi suất không kỳ hạn, phần còn lại vẫn đư ợc tính theo lãi suất bình thường. Hình thức này rất có lợi thế vì hiện nay nếu muốn rút trước hạn khách hàng phải rút toàn bộ số tiền đã gửi và tính lãi không kỳ hạn khiến người gử i tiền chia nhỏ số tiền muốn gử i ra làm nhiều kỳ hạn để đề phòng phải rút trước hạn m ột phần, điều này gây khó khăn cho cả khách hàng và ngân hàng: tốn kém thủ tục, giấy tờ, lãi suất không cao, ngân hàng không huy động đư ợc khối lượng vốn lớn nhất... Vì thế hình thức này sẽ giúp ngân hàng tăng được lượng t iền gử i có kỳ hạn dài hơn. 2.2 Áp dụng chính sách lãi suất linh hoạt Do tầm quan trọng của lãi suất m à việc xây dựng chính sách lãi suất được đặt lên hàng đầu. Hiện nay các nhà quả lý đang phải đối mặt với cá khó khăn trong việc định giá các dịch vụ có liên quan đến tiền gửi - nguồn vốn quan trọng nhất của ngân hàng. M ột mặt ngân hàng phải đưa r a mức lãi suất đủ lớn để có thể thu hút khách hàng gửi tiền vào ngân hàng . M ặt khác phải cố gắng hết sứ c không trả lãi quá cao để đảm bảo lợi nhuận cho ngân hàng. Ngày nay sự cạnh tranh gay gắt trong thị trường cung cấp các dịc vụ tài chính càng làm cho vấn đề nêu trên phức tạp hơn vì cạnh tranh có xu hướng làm tăng chi phí trả lãi tiền gử i, trong khi làm giảm thu nhập dự kiến của ngân hàng. Thự c tế trong một thị trường cạnh tranh như hiện nay không m ột ngân hàng nào có thể kiểm soát đư ợc
- lãi suất do đó giá cả do thị trường quyết định lãi suất. Các NHTM dựa vào những đặc điểm về nguồn vốn và khách hàng của mình để dư a r a mứ c lãi suất nhưng mức lãi suất này không chênh lệch với mức lãi suất của các ngân hàng khác là mấy. T rong trường hợp này các nhà quản lý cần xem xét có nên nâng cao m ặt bằng lãi suất nhằm tăng khả năng huy động vốn hay nên chấp nhận tổn thất về quy mô tiền gửi do duy trì một mứ c lãi suất thấp hơn mức bình quân trên thị trường. Các nhà quản lý luôn phải lự a chọn giữ a hai m ục tiêu là tăng trư ởng và sinh lời. Trả lãi cao hơn cho các khoản tiền gử i và nguồn vốn giúp ngân hàng có thể tăng nguồn vốn nhưng lại làm giảm lợi nhuận của ngân hàng. M ột chính sách lãi suất đư ợc coi là hợp lý khi nó thoả mãn các yêu cầu sau: • Có thể giúp ngân hàng huy động được đủ nguồn vốn cho hoạt động và đ ảm bảo cơ cấu vốn hợp lý. • Đảm bảo tính cạnh tranh. • Đảm bảo lợi nhuận hợp lý cho ngân hàng. • Phù hợp với chính sach lãi suất của NHTƯ và xu hướng thay đổi lãi suất trên thị trường. 2.3 Nâng cao chất lượng sử dụng vốn Để khai thác và sử dụng tối đa n guồn vốn huy động thì ngân hàng cần phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vì nó là yếu tố quyết định đến hoạt động huy động vốn. Sử dụng vốn có hiệu quả thì m ới kích thích hoạt động huy động vốn, có tạo được v ốn thì mới có thể sử dụng vốn và ngư ợc lại. Vì vậy ngân hàng chỉ có thể hoạt động tốt trên cơ sở kết hợp hài hoà giữa huy động vốn và sử dụng vốn. Đẩy mạnh hoạt động tín dụng là một biện pháp để nuôi dưỡng nguồn vốn cho tương lai. N gân hàng không chỉ quan t âm đến việc hiện nay thu hút được bao nhiêu nguồn vốn mà còn phải tìm cách nuôi dưỡng nguồn vốn cho tương lai. Để đảm bảo nuôi dưỡng nguồn vốn cho tương lai ngân hàng cần làm tốt công tác tín dụng, nâng cao chất lượng tín dụng giúp cho ngân hàng hạn chế rủi ro, đảm bảo thu hồi vốn đúng thời hạn để tiếp tục cho vay. Những thông tin về nhu cầu mở rộng tín dụng cần chính xác để trên cơ sở đó ngân hàng luôn có đủ vốn cho kinh doanh, tránh tác động xấu của việc ứ đọng vốn hoặc thiếu vốn. Để thự c hiện được yêu cầu đó chất lư ợng của công tác t hẩm định cũng phải không ngừng được nâng cao . 2.4 Mở rộng và cải tiến các dịch vụ Ngày nay các ngân hàng luôn chú ý phát triển các dịch vụ và tỷ trọng thu nhập từ hoạt động dịch vụ của ngân hàng ngày càng t ăng trong tổng thu nhập của ngân hàng. Các
- dịch vụ của ngân hàng luôn được đổi mới do áp dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ m ới, thông qua hoạt động cung ứ ng các dịch vụ cho khách hàng ngân hàng s ẽ nắm bắt đư ợc nhữ ng thông t in về khách hàng, nguồn vốn của khách hàng, biết được lúc nào khách hàng thừa hay thiếu vốn để có biện pháp giúp đỡ. 2.5 Nâng cao chất lượng phục vụ, củng cố uy tín của ngân hàng. Chất lượng dịch vụ của n gân hàng t hể hiện ở nhiều yếu tố: Mức độ phong phú của các dịch vụ, th ời gian phục vụ, thái độ phục vụ, trình độ nghiệp vụ, các tiện ích mà sản phẩm, dịch vụ ngân hàng m ang lại cho khách hàng... Muốn có được uy tín cao trên thị trường ngân hàng nên làm các việc sau: • Luôn giữ chữ t ín với khách hàng, đảm boả đủ khả năng thanh toán khi khách hàng có yêu cầu. • Thực hiện tốt quy trình nghiệp vụ, giảm thiểu sai sót, nếu có sai sót phải xử lý kịp thời và bồi thư ờng tho ả đáng nếu sai sót gây thiệt hại cho khách hàng. • Hiện đại hoá công nghệ ngân hàng: trong thời đại ngày nay việc áp dụng công nghệ, khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực ngân hàng đã trở thành vấn đề sống còn và đã làm cho bộ mặt các NHTM thay đổi. Đặc b iệt là trong lĩnh vự c thanh toán, nếu tốc độ thanh toán nhanh sẽ góp phần đẩy nhanh tốc độ luân chuy ển vốn, làm tăng hiệu quả kinh doanh của k hách hàng, qua đó nâng cao uy tín của ngân hàng. Công tác thanh toán không dùng tiền mặt đư ợc thự c hiện tốt s ẽ thu hút các tổ chứ c kinh tế, các thành phần dân cư mở tài khoản tiền gửi và thanh toán qua ngân hàng. • Nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ: Con người luôn là yếu tố trung tâm quyết định mọi sự thành bại của ngân hàn g. Ngân hàng cần phải xây dựng một chiến lược con ngư ời phù hợp bắt đầu từ khâu tuy ển dụng, sắp xếp và bố trí công tác đến việc đào tạo cán bộ, cử cán bộ đi học, tập huấn. Thường xuyên mở các cuộc hội thảo, mời chuy ên gia đến giảng daỵ... • Tăng cường công tác tuyên truyền, quảng cáo: Để có được hình ảnh tốt trong tâm trí của khách hàng, trư ớc hết ngân hàng phải được khách hàng biết đến. Một trong nhữ ng giải pháp cần làm là tăng cư ờng công t ác tuyên truyền quảng cáo. Thông qua hoạt động tuyên truyền quảng cáo khách hàng có thể lựa chọn, so sánh, thấy đư ợc lợi ích khi giao dịch với ngân hàng. Khách hàng chỉ tin tưởng và đến với ngân hàng khi họ thực sự hiểu biết về ngân hàng. Do đó các NHTM cần tăng cư ờng công t ác tuyên truyền, quảng cáo dưới mọi hình thức giúp khách hàng hiểu biết được những lợi ích m à khách hàng có thể có khi giao dịch với ngân hàng.
- CÂU 2: Trình bày các sản phẩm huy động vốn của ngân hàng thương m ại Việt Nam hiện nay. Sản phẩm nào được xem là sản phẩm huy động vốn chủ lực? Theo Nghị định 49/2000/NĐ-CP ngày 12/09/2000 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của ngân hàng thư ơng m ại thì ngân hàng thư ơng mại được huy động vốn dưới các hình thứ c sau: • Nhận tiền gửi của các tổ chức, cá nhân và các tổ chức tín dụng khác dư ới các hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn và các loại tiền gử i khác. • Phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu và giấy tờ có giá khác để huy động vốn của tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước khi đư ợc Thống đốc N gân hàn g nhà nước chấp thuận. • Vay vốn từ các tổ chức tín dụng khác hoạt động tại Việt Nam và của các tổ chứ c tín dụng nước ngoài. • Vay vốn ngắn hạn của Ngân hàng nhà nư ớc theo quy định của Luật ngân hàng Nhà Nước Việt Nam. Nghiệp vụ huy động vốn của Ngân hàng thư ơng m ại có thể huy động vốn theo th ời gian như Vốn ngắn hạn Thời gian huy động dưới 12 tháng. Để t hoả m ãn nhu cầu của k hách hàng thì ngân hàng có thể chia ra nhiều kỳ hạn nhỏ: Dưới 1 tháng, 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng, 12 tháng, hoặc khách hàng có thể rút ra bất kỳ khi nào nếu họ cần. Chủ yếu sử dụng để cho vay ngắn hạn, nếu muốn cho vay dài hơn thì ngân hàng thường phải chuyển đổi kỳ hạn tương ứng.
- Nguồn vốn huy động ngắn hạn m ang tính chất nhạy cảm cao, chi phí lớn nhưng lại luôn thu hút đư ợc nhiều vì nó phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Vốn trung hạn Thời hạn huy động lớn hơn 12 tháng và đến 5 năm. Nguồn này chủ yếu phục v ụ cho các khoản vay trung hạn, t ạo ra các sản phẩm với mức kỳ hạn từ 1 năm đến 5 năm cho ngân hàng. Đây là nguồn rất quan trọng cho khách hàng và ngân hàng thường phải đặt ra các hình thứ c huy động rất hấp dẫn để thu hút nguồn vốn này. Vốn dài hạn Vốn dài hạn là nhữ ng khoản tiền mà ngân hàng huy động có thời hạn từ 5 năm trở lên, được sử dụng cho các dự án dài hạn. Đây là nguồn vốn ổn định, ngân hàng có thể sử dụng trong thời gian dài. Tuy nhiên việc huy động nó cũng gặp nhiều khó khăn và chi phí mà họ bỏ ra cũng tương đối lớn. Nguồn này thư ờng chiếm tỷ trọng nhỏ so với tổng nguồn huy động của ngân hàng. Việc xác định huy động vốn theo thời gian có vai trò quan trọng trong việc xác định kỳ hạn của các khoản cho vay hay đầu tư của ngân hàng. Lượng vốn huy động ngắn hạn, trung hạn hay dài hạn sẽ quyết định xem ngân hàng có thể cho vay với mức thời gian nào là hợp lý và lư ợng vay là bao nhiêu, và bên cạnh đó để đảm bảo khả năng thanh toán cho khách hàng. 1. Các nguồn vốn huy động của Ngân hàng thương mại hiện nay 1.1 Huy động từ tiền gửi 1.1.1 Tiền gửi không kỳ hạn Định nghĩa: Tài khoản t iền gửi không kỳ hạn là t ài khoản thanh toán do người sử dụng dịch vụ thanh toán mở tại các N gân hàn g với mục đích gửi, giữ tiền hoặc thự c hiện các giao dịch thanh toán qua Ngân hàng bằng các phương tiện thanh toán. Phương thức, đối tượng: Tuỳ theo từng đối tượng khách hàng, tài khoản tiền gửi có thể m ở theo các hình t hức sau đây: • Tài khoản tiền gửi của tổ chứ c: là tài khoản m à chủ t ài khoản là người đại diện theo pháp luật hoặc đại diện t heo uỷ quyền của tổ chứ c mở tài khoản. • Tài khoản tiền gử i của các đồng chủ tài khoản: là tài khoản có ít nhất hai ngư ời trở lên cùng đứ ng tên mở tài khoản. Đồng chủ tài khoản có thể là cá nhân hoặc n gư ời đại diện hợp pháp của Tổ chức. • Tài khoản t iền gử i của cá nhân: là t ài khoản mà chủ tài khoản là một cá nhân độc lập đứng tên m ở t ài khoản.
- Đặc điểm: • Mỗi khách hàng có quy ền mở một hay nhiều tài khoản tiền gử i ở một hay nhiều nơi, có t hể là nơi cư trú, nơi đặt trụ s ở chính hay nơi khác tuỳ theo nhu cầu sử dụng trừ trường hợp có quy định khác. • Loại tiền: VND , ngoại t ệ mà NHTM có huy động. • Lãi suất: không kỳ hạn. • Chủ tài khoản có thể sử dụng các giao dịch thanh toán: nộp tiền, chuyển tiền, phong tỏa đảm bảo thanh t oán, … t hông qua các cách thức giao dịch: tại quầy, kênh thanh toán ngân hàng điện tử (internet banking, phone banking, sms banking …) • Đối với ngân hàng: đây là kênh huy động vốn giá thấp, tuy nhiên số dư không ổn định … 1.1.2 Tiền gửi có kỳ hạn Định nghĩa: Tài khoản tiền gửi có kỳ hạn là tài khoản thanh toán do người sử dụng dịch vụ thanh toán m ở t ại các Ngân hàng với mục đích gử i, giữ tiền hoặc thực hiện các giao dịch thanh toán qua Ngân hàng bằng các phương tiện thanh toán. Khách hàng đư ợc rút ra sau một thời hạn nhất định t heo kỳ hạn đã thỏa thuận khi gửi tiền. Lưu ý: Tiền gửi có kỳ hạn đư ợc mở và tuân thủ t heo quy chế Tiền gửi thanh toán của NHNN . Phương thức: do chịu chi phối bởi quy chế tiền gửi thanh toán nên Tiền gửi có kỳ hạn có phương thứ c m ở tương tự tài khoản thanh toán. Đặc điểm • Mỗi khách hàng có quy ền mở một hay nhiều tài khoản tiền gử i ở một hay nhiều nơi, có t hể là nơi cư trú, nơi đặt trụ s ở chính hay nơi khác tuỳ theo nhu cầu sử dụng trừ trường hợp có quy định khác. • Loại tiền: VND , ngoại t ệ mà NHTM có huy động. • Lãi suất: tùy kỳ hạn gởi theo thỏa thuận giữa khách hàng và NH TM.
- • Rút trư ớc hạn: đư ợc hưởng lãi suất không kỳ hạn th ấp nhất theo niêm yết của NHTM tại thời điểm rút. (Thông tư 19/NHNN). 1.1.3 Tiền gửi tiết kiệm Định nghĩa: là khoản tiền của cá nhân đư ợc gửi vào tài khoản tiền gửi tiết kiệm, được xác nhận trên thẻ tiết kiệm , đư ợc hư ởng lãi theo quy định của tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm và đư ợc bảo hiểm theo quy định của pháp luật về bảo hiểm t iền gửi. Là loại tiết kiệm người gử i t iền được ngân hàng cấp cho m ột sổ dùng để gửi tiền vào và rút tiền ra, đồng thời nó còn xác nhận số tiền đã gửi. Phân loại • Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn là tiền gửi tiết kiệm m à ngư ời gửi tiền có thể rút tiền theo y êu cầu mà không cần báo trước vào bất kỳ ngày làm việc nào của tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm. • Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn là tiền gửi tiết kiệm m à người gửi tiền chỉ có thể rút tiền sau một kỳ hạn gửi tiền nhất định theo thỏa thuận với tổ chứ c nhận tiền gửi tiết kiệm. Đối tượng • Các cá nhân Việt Nam và cá nhân nước ngoài đang sinh sống và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam. • Các cá nhân người cư trú. Phương thức gửi Người gửi tiền là ngư ời thự c hiện giao dịch liên quan đến tiền gửi tiết kiệm. Ngư ời gửi tiền có thể là chủ sở hữu tiền gửi tiết kiệm, hoặc đồng chủ sở hữ u tiền gửi tiết kiệm, hoặc ngư ời giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật của chủ sở hữ u tiền gửi tiết kiệm, của đồng chủ sở hữu tiền gử i tiết kiệm. Chủ sở hữu t iền gửi tiết kiệm là người đứng tên trên t hẻ tiết kiệm . Đặc điểm • Kỳ hạn: có kỳ hạn hoặc không kỳ hạn. • Tài khoản tiền gử i tiết kiệm là tài khoản đứng tên một cá nhân hoặc một số cá nhân và được sử dụng để thự c hiện một số giao dịch thanh toán
- • Kỳ hạn gử i đối với tiết kiệm có kỳ hạn: 01, 02, 03, 04, 05, 06, 07, 08, 09, 10, 11, 12, 15, 18, 24, 36. Loại tiền: VND hoặc ngoại tệ ngân hàng có huy động. • Lĩnh lãi: định kỳ hoặc cuối kỳ tùy thỏa thuận giữa NHTM và Khách hàng. • Tiền gử i tiết kiệm là loại tiền gửi phi giao dịch, khách hàng chỉ thực hiện giao dịch nộp hoặc rút không thự c hiện các giao dịch thanh toán qua Ngân hàng. Biểu đồ: Cơ cấu huy động tiền gửi có kỳ hạn và không kỳ hạn tại một số ngân hàng năm 2011 1.2 Huy động từ nguồn vốn vay Ngoài việc huy động vốn qua tài khoản tiền gửi tài khoản thanh to án và t ài khoản tiết kiệm , các tổ chức tín dụng nói chung và ngân hàng thư ơng mại còn có thể huy động vốn bằng nhiều cách khác như phát hành giấy tờ có giá hoặc vay từ các tổ chứ c tín dụng khác hoặc từ Ngân hàng nhà nư ớc. 1.2.1 Huy động vốn qua phát hành công cụ nợ (gi ấy tờ có giá )
- Quy chế pháp lí của hoạt động phát hành giấy tờ có gi á của TCTD theo pháp luật hiện hành Theo pháp luật Việt Nam hiện hành thì hoạt động phát hành giấy tờ có giá của C ác TCTD được quy định tại: Quyết định số 07/2008/Q Đ-NHNN ngày 24/3/2008 ban hành Quy chế phát hành giấy tờ có giá trong nước của tổ chứ c tín dụng. Thông tư số 16/ 2009/TT-NHNN ngày 11/08/2009 sử a đ ổi bổ sung một số điều quy chế phát hành giấy tờ có giá trong nư ớc của TCTD ban hành kèm theo quyết định số 07/2008/QĐ-NHNN ngày 24 tháng 3 năm 2008 của Thống đốc Ngân hàng nhà nước. Khái niệm Phát hành giấy tờ có giá là hình thức huy động vốn không thư ờng xuyên của ngân hàng thông qua việc phát hành chứng khoán nợ. Giấy tờ có giá là chứng nhận của tổ chức tín dụng phát hành để huy động vốn trong đó xác nhận nghĩa vụ trả nợ một khoản tiền trong một thời hạn nhất định, điều kiện trả lãi và các điều khoản cam kết giữa tổ chứ c tín dụng và người mua. (Quy chế phát hành giấy tờ có giá trong nư ớc của TCTD đư ợc ban hành kèm theo Quyết định của Ngân hàng Nhà nước s ố 07/2008/QĐ -NHNN ngày 24 tháng 3 năm 2008 ban hành quy chế phát hành giấy tờ có giá trong nước của tổ chức tín dụng) Nội dung: Một giấy tờ có giá thư ờng kèm theo các thuộc tính sau: Tên tổ chức tín dụng phát hành; Tên gọi giấy tờ có giá (kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn, chứng chỉ tiền gửi dài hạn, trái phiếu...); Mệnh giá: là số tiền gốc được in sẵn hoặc ghi trên giấy tờ có giá phát hành kèm theo hình thức chứng chỉ hoặc ghi trên giấy chứ ng nhận quyền sở hữu đối với giấy tờ có giá phát hành theo hình thức ghi sổ; Thời hạn phát hành: là khoản thời gian từ ngày tổ chứ c tín dụng nhận nợ đến hết ngày cam kết thanh toán toàn bộ khoản nợ; Ngày phát hành; Ngày đến hạn thanh toán; Lãi suất được hưởng: là lãi suất áp dụng để t ính lãi cho người mua giấy tờ có giá được hưởng. Bao gồm: • Lãi suất cố định là lãi suất không t hay đổi đư ợc áp dụng suốt thời hạn của giấy tờ có giá. • Lãi suất có điều chỉnh định kì là lãi suất thay đổi định kì theo thị trường do Ngân hàng thỏa thuận với người mua khi phát hành. Hình thức trả lãi; Thời điểm, địa điểm trả lãi;
- Địa điểm thanh toán tiền gốc giấy tờ có gi á; Ghi rõ là giấy tờ có giá ghi danh hoặc vô danh: Trư ờng hợp là giấy tờ có giá ghi danh ghi rõ: T ên tổ chức, số giấy phép thành lập hoặc giấy phép đăng ký kinh doanh, địa chỉ của tổ chứ c mu a giấy tờ có giá (nếu người mua là tổ chức); Tên, số chứng m inh nhân dân hoặc hộ chiếu, địa chỉ của người m ua giấy tờ có giá (nếu người mu a là cá nhân). Đối với giấy tờ có giá phát hành theo hình thức ghi sổ, các yếu tố trên đư ợc ghi vào trong giấy chứng nhận quyền sở hữ u giấy tờ có giá. Đối với trường hợp giấy tờ có giá trả lãi the o định kì, phiếu trả lãi kèm theo giấy tờ có giá phải có các các chi tiết liên quan đến giấy tờ có giá (số sê – ri, m ệnh giá), lãi suất, số tiền được lĩnh, kì hạn tính lãi. Phương thức phát hành giấy tờ có giá • Trực tiếp phát hành giấy tờ có giá. • Bảo lãnh phát hành. • Đại lí phát hành. • Đấu thầu giấy t ờ có giá. Trực tiế p phát hành giấy tờ có giá: là việc tổ chức t ín dụng trực tự tổ chức t hực hiện việc phát hành giấy tờ có giá cho ngư ời mua giấy tờ có giá. Bảo lãnh phát hành: là việc tổ chứ c bảo lãnh phát hành cam kết với Tổ chức tín dụng phát hành thực hiện các thủ tục trước khi phát hành giấy tờ có giá nhận mua một phần hay toàn bộ giấy tờ có giá của Tổ chức tín dụng để bán lại hoặc m ua s ố giấy tờ có giá còn lại chưa được phân phối hết của Tổ chức tín dụng phát hành hoặc hỗ trợ Tổ chức tín dụng phát hành trong việc phân phối giấy tờ có giá. Việc bảo lãnh phát hành giấy t ờ có giá có thể do một hoặc một số tổ chức đồng thời thực hiện. Nếu có nhiều tổ chức cùng thực hiện việc bảo lãnh phát hành giấy tờ có giá thì sẽ thực hiện theo phương thứ c đồng bảo lãnh phát hành giấy t ờ có giá. Việc bảo lãnh này được thực h iện trên một cam k ết bảo lãnh giữa tổ chức bảo lãnh với Tổ chứ c tín dụng có trả chi phí bảo lãnh của Tổ chức tín dụng. Ví dụ: năm 2010, VDB sẽ phát hành 30.000 tỷ đồng trái phiếu. Cụ thể: sẽ có 4.400 tỷ đồng kỳ hạn 2 năm , 6.000 tỷ đồng kỳ hạn 3 năm, 8.000 tỷ đồng kỳ hạn 5 năm , 5.000 tỷ đồng kỳ hạn 10 năm và 6.600 tỷ đồng kỳ hạn 15 năm. Đại lí phát hành gi ấy tờ có giá: Là việc tổ chứ c đại lí phát hành thực hiện việc bán giấy tờ có giá theo sự ủy quyền của Tổ chức tín dụng phát hành. Tổ chức tín dụng có thể ủy quyền cho một hoặc m ột số tổ chức cùng làm nhiệm vụ phát hành giấy tờ có giá. Theo đó tổ chức đại lí phát hành thực hiện bán giấy tờ có giá cho ngư ời mua giấy tờ có giá theo đúng cam kết với Tổ chức tín dụng phát hành.
- Số giấy tờ có giá không bán hết, tổ chứ c đại lí phát hành được trả lại cho Tổ chức tín dụng đã p hát hành giấy tờ có giá đó. Chi phí đại lí phát hành giấy tờ có giá do Tổ chứ c tín dụng phát hành thỏa thu ận với tổ chứ c đại lí phát hành giấy tờ có giá. Các t ổ chức bảo lãnh phát hành giấy tờ có giá, tổ chứ c đại lí phát hành giấy tờ có giá bao gồm các T ổ chứ c tín dụng, công ty chứ ng khoán được phép hoạt động bảo lãnh phát hành chứ ng khoán và các định ch ế tài chính khác theo quy định t ại giấy phép hoạt động. Riêng đối với ngân hàng thư ơng mại thự c h iện việc b ảo lãnh phát hành ra công chúng phải đư ợc Ủy ban chứng khoán Nhà nước chấp thuận theo điều kiện do Bộ Tài chính quy định. Đấu thầu giấy tờ có giá: là việc lựa chọn các tổ chức cá nhân tham gia dự thầu đáp ứng đủ yêu cầu của T ổ chức tín dụng phát hành. Tổ chức tín dụng được phép lự a chọn các phương thứ c đấu thầu sau: • Đấu thầu trực tiếp tại tổ chứ c tín dụng phát hành giấy tờ có giá. • Đấu thầu thông qua các tổ chức tài chính trung gian. • Đấu thầu thông qua trung t âm giao dịch chứng khoán, Sở giao dịch chứng khoán. Việc lựa chọn hình thức đ ấu thầu nào là do Tổ chức tín dụng phát hành giấy tờ có giá lựa chọn sao cho phù hợp với đặc điểm, điều kiện kinh doanh của đơn vị mình và các văn bản pháp luật có liên quan. Tuy nhiên, việc tổ chức đấu thầu của các Tổ chức tín dụng vẫn phải đảm bảo các yêu cầu về giữ bí m ật về t hông t in của của các tổ chức, cá nhân tham gia dự thầu và phải đảm bảo đư ợc sự bình đẳng giữ a các tổ chức, cá nhân tham gia đấu thầu, không đư ợc t ìm cách làm mất sự bình đẳng của các chủ thể tham gia đấu thầu. Phí đấu t hầu giấy t ờ có giá do TCTD phát hành giấy tờ có giá thỏa thuận với tổ chứ c đư ợc ủy quyền tổ chức đấu thầu giấy tờ có giá. Ví dụ: Tron g th áng 8/2012, VDB sẽ phối hợp với Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội và Trung tâm Lưu ký Chứ ng khoán Việt Nam t ổ chức đấu thầu trái phiếu đư ợc Chính phủ bảo lãnh. Dự kiến đợt này, VDB sẽ phát hành trái phiếu với tổng khối lượng gọi thầu là 3.000 tỉ đồng, trong đó kỳ hạn 2 năm l à 1.000 tỉ đồng, kỳ hạn 3 năm l à 1.000 tỉ đồng và kỳ hạn 5 năm là 1.000 tỉ đồng. Phân loại Giấy tờ có giá có t hể phân thành nhiều loại khác nhau Căn cứ vào thời hạn • Giấy tờ có giá ngắn hạn: là giấy tờ có giá có thời hạn dư ới 1 năm. • Giấy tờ có giá dài hạn: là giấy tờ có giá có thời hạn trên 1 năm. Căn cứ vào quyền sở hữu
- • Giấy tờ có giá ghi danh. • Giấy tờ có giá vô danh. Giấy tờ có giá Giấy tờ có giá ghi danh vô danh Hình thứ c phát hành Chứng chỉ hoặc ghi sổ Chứ ng chỉ không ghi có tên người sở hữ u. tên người sở hữu. Quyền s ở hữu Người sở hữ u là người Thuộc quyền s ở hữu được ghi tên tr ên giấy tờ có của người nắm giữ nó. giá. Đối tượng áp dụng Áp dụng đối với người Áp dụng đối với ngư ời mua là cá nhân. mua là cá nhân và tổ chức. Căn cứ vào hình th ức phát hành • Chứ ng chỉ. • Chứ ng nhận quyền s ở hữu: Giấy tờ có giá phát hành theo hình thứ c ghi sổ. Căn cứ vào loại hình sản phẩm Chứng chỉ tiền gửi. Tín phiếu: ngày 15 và 16/3/2012 N gân hàng nhà nư ớc đã liên tục phát hành tín phiếu hút vốn về. Cụ thể, • Phát hành 1.843 tỷ đồng tín phiếu kỳ hạn 28 ngày, lãi suất 11,5%/năm ; • Phát hành 1.456 tỷ đồng tín phiếu kỳ hạn 91 ngày, lãi suất 12%/năm; • Phát hành 1.740 tỷ đồng tín phiếu kỳ hạn 182 ngày, với lãi suất 12,5% /năm. • Kỳ phiếu. Trái phiếu: N gày 02/08/2012, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đã phát hành thành công trái phiếu đợt 1/2012. Cụ thể, BID V đã huy động thành công 2.030 tỷ đồng trái ph iếu, với kỳ hạn 2 năm và 3 năm. Đây là loại trái phiếu không có bảo đảm và không phải là nợ thứ cấp của tổ chứ c phát hành. Hình thức thanh toán giấy tờ có giá Thanh toán đúng hạn Vốn gốc: Ngân hàn g thanh toán tiền gốc một lần cho người mua giấy tờ có giá khi giấy tờ có giá đến hạn thanh toán.
- Trả lãi: có thể được thực hiện theo nhiều cách, cụ thể như: Trả lãi trước, trả lãi sau, trả lãi theo định kì. Cách thức Công thức tính Giá phát hành thanh toán Thanh toán số tiền Giá phát hành Trả lãi thấp hơn m ệnh giá. bằng m ệnh giá khi đến Tiền lãi = Mệnh giá * trước hạn thanh toán. số ngày tính lãi cần thanh toán * Thanh toán một lần khi đến hạn thanh toán lãi suất phát hành Trả lãi sau cùng với tiền gốc (m ệnh (theo ngày) giá). Giá phát hành bẳng mệnh giá. Việc trả lãi căn cứ Tiền lãi = Mệnh giá * vào phiếu trả lãi theo số ngày tính lãi Trả định kì 6 tháng hoặc 1 của 1 kỳ hạn * lãi định kỳ năm đối với các giấy tờ lãi suất phát hành có giá dài hạn. ( theo ngày) Thanh toán không đúng hạn
- Việc thanh toán trư ớc hạn giấy tờ có giá hoặc khi đến hạn thanh toán khách hàng không đến nhận thì tùy vào từng N gân hàng mà có các quy định phù hợp với quy định quản trị rủi ro và đảm bảo an toàn cho hoạt động của Ngân hàng đó. Ví dụ: Tại Chi nhánh Ngân hàng NN&PTNT An phú quy định: Thanh toán trước hạn đối với giấy tờ có giá o Khách hàng không được rút trước hạn. o Khách hàng đư ợc rút trước hạn và sẽ được trả lãi suất không kỳ hạn tại thời điểm rút vốn tính trên số ngày thự c gử i và số tiền thực nộp. Nếu là giấy tờ có giá trả lãi trước, khách hàng đư ợc h ưởng lãi suất tiết kiệm không kỳ hạn tính trên số tiền thực nộp khi mua. Thanh toán sau hạn: nếu khách hàn g không đến nhận khi đến hạn N gân hàng sẽ chuyển toàn bộ số tiền gốc sang tiền gử i tiết kiệm không kỳ hạn thông t hường, tiền lãi sẽ theo dõi riêng và không hưởng lãi. Đối với giấy tờ có giá thanh toán lãi theo định kỳ: nếu khách hàng không đến nhận lãi khi đến kỳ thanh toán, lãi sẽ được trả vào kỳ tiếp theo. 1.2.2 Huy động vốn từ các tổ chức tín dụng khác và từ Ngân hàng nhà nước Nhìn vào Bảng CĐTS phần nguồn vốn có thể nhận thấy ngân hàng t hương mại có phần nguồn vốn huy động từ các tổ chức tín dụng khác và phần vốn vay từ N gân hàng nhà nước. Các ngân hàn g trong cùng địa bàn thường mở một tài khoản tại ngân hàng bạn, khi có nhu cầu thanh toán với kh ách hàng họ có thể bù trừ cho nhau một cách nhanh gọn và thuận t iện nhất. Đây chính là một biện pháp tăng vốn hữu hiệu nhất cho ngân hàng. Đồng thời họ cũng có thể vay mư ợn lẫn nhau trên thị trư ờng thứ cấp và lãi suất sẽ tuân th eo quy định của N gân hàng nhà nư ớc. Bên cạnh đó, N gân hàn g nhà nư ớc cũng có thể là nơi cung cấp vốn cho ngân hàng thương mại dưới hình thứ c cho vay. Ví dụ: Thông tư số 24 sửa đổi, bổ sung Điều 1 do Ngân hàng Nhà nước ban hành ngày 23/08 thay thế Thông tư số 11 ngày 29/4/2011 của Thống đốc quy định về chấm dứt huy động và cho vay vốn bằng vàng của tổ chức tín dụng. Điểm m ới của thông tư sửa đổi là Thống đốc N gân hàng N hà nước sẽ xem xét, quyết định việc thự c hiện vay và cho vay bằng vàng giữa m ột số tổ chức tín dụng với nhau trong các trư ờng hợp đặc biệt, để đảm bảo an toàn hoạt động ngân hàng, thay vì cấm hoàn toàn như trước đây. Quyết định 1081/QD-NHNN ngày 25/05/2012, quy định Điều 1. Quy định các mức lãi suất của N gân hàng Nhà nư ớc Việt Nam như sau: 1. Lãi suất tái cấp vốn: 12,0%/năm. 2. Lãi suất tái chiết khấu: 10,0%/năm.
- 3. Lãi suất cho vay qua đêm trong t hanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt trong thanh toán bù trừ của N gân hàng Nhà nư ớc Việt Nam đối với các ngân hàng: 13,0%/năm. Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 28 tháng 5 năm 2012 và thay thế Quyết định số 693/QĐ-NHNN ngày 10 tháng 4 năm 2 012 về lãi suất tái cấp vốn, lái suất tái chiết khấu, lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt trong thanh toán bù trừ của Ngân hàng Nhà nư ớc Việt Nam đối với các ngân hàng. Kết luận: Tùy theo tình hình của nền kinh tế, năng lự c tài chính, cơ cấu nguồn vốn cũng như chính sách kinh doanh của từng ngân hàng mà các ngân hàng xác định nguồn vốn huy động chủ lự c khác nhau cho ngân hàng của mình. Tuy nhiên hiện nay phần lớn tại các Ngân thương mại thì tỷ trọng tiền gửi có kỳ hạn của cá nhân và hộ gia đình chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng vốn huy động và là nguồn vốn chủ yếu để ngân hàng cho vay. Ví dụ: Theo như Bảng báo cáo trên tính đến cuối tháng 06/2012 tại ACB, Tiền gửi của khách hàng là 145,616 tỷ đồng. Trong đó chủ yếu gồm: • Tiền gửi tiết kiệm 101,298 tỷ đồng. • Tiền gửi có kỳ hạn 23,667 tỷ đồng. • Tiền gửi không kỳ hạn 14,415 tỷ đồng • Phần còn lại là tiền gử i ký quỹ và tiền gửi vốn chuyên dụng là 6,236 tỷ đồng. Như vậy, có thể thấy nguồn tiền huy động chủ lực của ACB đến từ khu vực dân cư khi tiền gửi tiết kiệm chiếm tới gần 70% tổng vốn huy động khách hàng. Đây là điều khá bất lợi cho ACB khi khu vực dân cư thường dễ nhạy cảm với thông tin xấu.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tiểu luận: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến mực độ hài lòng của nhân viên trong tổ chức
28 p | 791 | 201
-
Tiểu luận: Phân tích chính sách động viên nhân viên trong tổ chức
15 p | 1247 | 165
-
Tiểu luận hành vi tổ chức: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của nhân viên trong tổ chức
18 p | 598 | 130
-
Bài tiểu luận: Phân tích môi trường quản trị nhân lực bên trong trong hoạch định nguồn nhân lực Công ty Thế giới di động
13 p | 951 | 121
-
Báo cáo tiểu luận: Phân tích hạt nhân phóng xạ
50 p | 429 | 85
-
Tiểu luận Phân tích chiến lược của ngân hàng ACB
26 p | 538 | 78
-
Tiểu luận: Phân tích công việc tại Công ty cổ phần chuyển phát nhanh TTC Kerry
14 p | 565 | 73
-
Tiểu luận: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến huy động vốn của Ngân hàng thương mại (NHTM)? Đề ra giải pháp gia tăng nguồn vốn huy động
10 p | 561 | 71
-
Tiểu luận: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới tỉ suất lợi nhuận, ý nghĩa thực tiễn
9 p | 1070 | 65
-
Tiểu luận: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến huy động vốn của NHTM. Giải pháp gia tăng huy động vốn
17 p | 223 | 34
-
Bài tập nhóm: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến huy động vốn của Ngân hàng thương mại (NHTM)? Đề ra giải pháp gia tăng nguồn vốn huy động
11 p | 175 | 30
-
Tiể u luận: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến huy động vốn của Ngân hàng thương mại. Các giải pháp gia tăng nghiệp vụ huy động
27 p | 135 | 18
-
Tiểu luận: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến huy động vốn của NHTM? Giải pháp
12 p | 160 | 18
-
Tiểu luận: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến huy động vốn của Ngân hàng thương mại? giải pháp gia tăng vốn huy động
13 p | 134 | 14
-
Tiểu luận Phân tích thiết kế hệ thống thông tin: Phân tích thiết kế hệ thống quản lý bán vé tàu
57 p | 45 | 14
-
Luận văn tốt nghiệp Quản trị kinh doanh: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty trách nhiệm hữu hạn Xây dựng và Trang trí Nội thất Thành Công
72 p | 21 | 10
-
Tiểu luận: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến huy động vốn của NHTM. Giải pháp gia tăng nguồn vốn huy động
8 p | 140 | 9
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn