intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tiểu luận: Phân tích Chiến lược Dân số và Sức khỏe sinh sản Việt Nam giai đoạn 2011-2020 về khả năng áp dụng tại huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định

Chia sẻ: Làng đình Bình | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:35

292
lượt xem
72
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Ở Việt Nam công tác dân số kế hoạch hóa gia đình đã bắt đầu t ừ.năm 1961. Trải qua hơn 50 năm, bằng sự quyết tâm của Đảng, Nhà nước.cùng với sự tự nguyện tham gia của toàn dân cùng với sự cố gắng không ngừng của những người trực tiếp thực hiện Chiến lược này,

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tiểu luận: Phân tích Chiến lược Dân số và Sức khỏe sinh sản Việt Nam giai đoạn 2011-2020 về khả năng áp dụng tại huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định

  1. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Dân số là một trong những yếu tố quyết định sự phát triển bền v ững của đất nước. Công tác dân số trong giai đoạn hiện nay là một nội dung quan trọng của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nâng cao ch ất lượng cu ộc s ống của từng người, từng gia đình và toàn xã hội [15]. Do vậy công tác dân số và kế hoạch hóa gia đình là nhiệm vụ của mỗi người, mỗi gia đình và m ỗi xã hội cần không ngừng nâng cao. Ở Việt Nam công tác dân số kế hoạch hóa gia đình đã bắt đầu t ừ năm 1961. Trải qua hơn 50 năm, bằng sự quyết tâm của Đảng, Nhà nước cùng với sự tự nguyện tham gia của toàn dân cùng với sự cố gắng không ngừng của những người trực tiếp thực hiện Chiến lược này, cho nên đến nay công tác dân số kế hoạch hóa gia đình đã đạt được những kết quả đáng kể. Theo Tổng cục Thống kê về Điều tra biến động DS-KHHGĐ 2011 thì dân số nước ta đã có 87,8 triệu người [16]. Tỷ suất sinh đã giảm khá nhanh từ 3,8 con năm 1989 xuống 2,33 con năm 1999 xuống còn 2,0 con vào năm 2010 và đang đạt mức sinh thay thế nhưng chưa thực s ự v ững ch ắc. T ỷ l ệ sử dụng biện pháp tránh thai tính đến năm 2011 là 78,2%. Tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên giảm chậm, từ 21,7% năm 2002 xuống 20,8% năm 2005, 16,7% năm 2007 và 15,1% năm 2010 [16]. Hiện nay, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược Dân s ố và sức khỏe sinh sản Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020, với mục tiêu t ổng quát là “ Nâng cao chất lượng dân số, cải thiện tình trạng s ức khỏe sinh s ản, duy trì mức sinh thấp hợp lý, giải quyết tốt những vấn đề về cơ cấu dân số và phân bố dân số, góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước “ [15].
  2. 2 Trong thời gian qua, Tỉnh Bình Định nói chung và huyện Vân Canh nói riêng đã có nhiều cố gắng thực hiện Chiến lược Dân số và Kế hoạch hóa gia đình và đã mang lại nhiều kết quả tốt, góp phần vào sự phát triển nền kinh tế - xã hội của tỉnh cũng như của huyện. Tuy nhiên, Vân Canh là một huyện miền núi, một trong 62 huy ện nghèo. Diện tích 800km2, dân số 24.661 người, mật độ dân số 31 người/km2. Gồm có ba dân tộc chính sinh sống, đó là dân tộc kinh (14.709 người), dân tộc Bana (4.650 người), dân tộc Chăm (5.157 người) [9]. Đ ồng bào dân tộc thiểu số sinh sống ở điều kiện địa hình núi cao, độ dốc l ớn, thời tiết khắc nghiệt, phần lớn là gia đình nghèo, phong tục tập quán còn lạc hậu đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc thực hiện kế hoạch hóa gia đình [12]. Trong những năm gần đây tỷ lệ sinh con thứ ba giảm chậm và không ổn định: 12,27% (2009); 15,17% (2010); 11,51% (2011) [17], [18], [19]. Đồng thời, trước những yêu cầu ngày càng cao của Chương trình, công tác tổ chức thực hiện kế hoạch hóa gia đình cũng còn nhi ều thách thức. Xuất phát từ những lý do nêu trên, cũng như góp phần hoàn thành mục tiêu Chiến lược Dân số và Sức kh ỏe sinh sản Việt Nam giai đo ạn 2011-2020 của Chính phủ, chúng tôi tiến hành th ực hiện chuyên đ ề: “Phân tích Chiến lược Dân số và Sức khỏe sinh sản Việt Nam giai đoạn 2011-2020 về khả năng áp dụng tại huyện Vân Canh, t ỉnh Bình Đ ịnh “ nhằm hai mục tiêu sau: 1. Phân tích các mục tiêu của Chiến lược Dân số và Sức khỏe sinh sản Việt Nam giai đoạn 2011-2020 về khả năng áp dụng t ại huy ện Vân Canh, tỉnh Bình Định trong thời gian tới. 2. Đề xuất các giải pháp thực hiện theo tình hình th ực t ế c ủa đ ịa phương.
  3. 3 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. CƠ SƠ LÝ LUẬN VÀ Ý NGHĨA CỦA CHƯƠNG TRÌNH DÂN SỐ - KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH Năm 2002, Vụ dân số Liên hiệp quốc dự báo dân số th ế giới năm 2050 sẽ đạt 8,9 tỷ người, nhưng theo một báo cáo mới đây gửi cho 47 thành viên của Ủy ban Dân số và Phát triển Liên hiệp quốc, dân s ố th ế gi ới sẽ đạt 7 tỷ người vào năm 2012 và 9 tỷ người vào năm 2050. Dân số Việt Nam cho tới những năm cuối thế kỷ XIX, sự gia tăng rất chậm chạp. Từ đầu thế kỷ XX trở lại đây tốc độ gia tăng dân số nhanh. Nếu chỉ tính từ năm 1975 đến 1990 số dân nước ta tăng thêm khoảng 18,6 triệu người, trong khi đó ở Châu Âu chỉ tăng thêm 20 triệu. Như v ậy s ự bùng nổ dân số ở nước ta đã diễn ra rất dữ dội. Dân s ố Vi ệt Nam năm 1999 khoảng 76,3 triệu người, đứng thứ mười ba trên thế giới, đến năm 2009 là 85.846.997 người [16]. Quy mô dân số quá l ớn s ẽ ảnh h ưởng t ới s ự phát tri ển kinh t ế xã hội, hủy hoại tài nguyên, suy thoái môi tr ường … và đe d ọa s ự s ống còn của con người. Con người là chủ thể của mọi hoạt động trong xã hội. Mọi hoạt động đều có vai trò của con người tham gia, con người s ản xuất ra c ủa c ải vật chất, đồng thời chính con người trở lại tiêu th ụ những sản phẩm đó. Nếu kế hoạch dân số bị phá vỡ, khả năng tiêu thụ lớn hơn nhiều lần so với sản xuất thì sẽ kéo theo hàng loạt các khó khăn khác cho n ền kinh t ế - xã hội, đó là: sự mất cân đối giữa tài nguyên đất đai, gi ữa nhu c ầu h ọc
  4. 4 hành, chăm sóc sức khỏe …, sự rối loạn về trật tự xã hội, đặc bi ệt s ự gia tăng dân số lớn sẽ là người bạn đồng hành của đói nghèo. Dân số là đối tượng quản lý của mỗi quốc gia, nhà nước nào cũng không thể không đặt vấn đề dân số là động lực, mục tiêu của chính sách kinh tế - xã hội, Ăngghen đã khẳng định: “ Xã h ội nào làm đ ược vi ệc đi ều chỉnh sự sản sinh ra con người như điều chỉnh kinh tế thì mới lãnh đạo chủ động được xã hội”. Dân số phù hợp với sự phát triển là yếu tố cơ bản đ ể xóa đói, gi ảm nghèo, giảm tình trạng thất nghiệp, sử dụng ngày công lao động th ấp, giảm suy dinh dưỡng, giảm mù chữ, nâng cao trình độ học vấn, nâng cao vị thế của người phụ nữ, nhất là phụ nữ người dân tộc thiểu số vùng đặc biệt khó khăn, giảm rủi ro về môi trường, mở rộng dịch vụ y t ế và xã h ội, huy động được nguồn lực để đầu tư cho phát triển sản xuất kinh doanh, khoa học và công nghệ và đảm bảo công bằng xã hội. Chiến lược Dân số và Sức khỏe sinh sản Việt Nam giai đo ạn 2011 - 2020 dựa trên quan điểm [15]: - Là một nội dung quan trọng của Chiến lược phát tri ển kinh t ế - xã hội của đất nước, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nâng cao chất lượng cuộc sống của từng người, từng gia đình và toàn xã hội; - Giải quyết đồng bộ các vấn đề về dân số, sức khỏe sinh sản, tập trung nâng cao chất lượng dân số, cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ em, phát huy lợi thế của cơ cấu “dân số vàng”, chủ động điều chỉnh tốc độ tăng dân số và kiểm soát tỷ số giới tính khi sinh; - Giải pháp cơ bản để thực hiện công tác dân số, chăm sóc s ức kh ỏe sinh sản là sự kết hợp đồng bộ, hiệu quả giữa vận động, giáo d ục, truy ền thông chuyển đổi hành vi, cung cấp dịch vụ dự phòng tích cực, chủ động, công bằng, bình đẳng và chế tài kiên quyết, hiệu quả đối với các đơn vị, cá
  5. 5 nhân hoạt động dịch vụ vi phạm các quy định về chẩn đoán và lựa ch ọn giới tính thai nhi; - Đầu tư cho công tác dân số, chăm sóc sức khỏe sinh sản là đầu tư cho phát triển bền vững, mang lại hiệu quả trực tiếp v ề kinh t ế, xã h ội và môi trường. Tăng mức đầu tư từ ngân sách nhà nước, tích cực tranh thủ các nguồn viện trợ và huy động sự đóng góp của nhân dân; ưu tiên nguồn lực cho vùng sâu, vùng xa, miền núi, vùng ven biển và hải đảo; - Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng và chính quyền; nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước; huy động sự tham gia của toàn xã hội; tiếp tục kiện toàn hệ thống tổ chức bộ máy để thực hiện có hiệu quả công tác dân số, sức khỏe sinh sản. Đồng thời, Chiến lược Dân số và sức khỏe sinh sản Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 cũng đưa ra mục tiêu tổng quát: Nâng cao chất l ượng dân số, cải thiện tình trạng sức khỏe sinh sản, duy trì mức sinh th ấp h ợp lý, giải quyết tốt những vấn đề về cơ cấu dân số, góp phần thực hiện th ắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước [15]. 1.2. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH Kế hoạch hóa gia đình là chủ động có con theo ý muốn của các cặp vợ chồng, nhằm điều chỉnh số con và khoảng cách giữa các lần sinh. Không để phải dẫn đến phá thai, hoặc đẻ quá nhiều con, đẻ quá dày, đẻ khi còn quá trẻ hoặc đẻ khi đã nhiều tuổi. KHHGĐ không chỉ bao hàm việc lựa chọn sử dụng biện pháp tránh thai mà còn là những cố gắng của các cặp vợ chồng để có thai và sinh con (trong trường hợp khuyến khích sinh). Thực hiện KHHGĐ sẽ mang lại lợi ích kinh tế, sức kh ỏe, học hành c ủa con cái, góp phần ổn định quy mô dân số, xã h ội ph ồn vinh… Vì v ậy, m ỗi cá nhân, mỗi cặp vợ chồng cần thực hiện KHHGĐ. Để th ực hi ện KHHGĐ, đối tượng cần được thông tin đầy đủ về các phương tiện tránh thai, lựa chọn và sử dụng đúng cách biện pháp tránh thai phù hợp.
  6. 6 1.2.1. Trên thế giới Hiện nay dân số thế giới tăng lên với tỷ lệ chưa từng có, năm 2009, dân số thế giới là 6,8 tỷ người, tăng 83 triệu so với năm 2008. Dân số th ế giới đạt 7 tỷ người vào cuối năm 2011, với hầu hết mức tăng diễn ra t ại các quốc gia nghèo nhất. Từ nay đến năm 2050, dân s ố các n ước kém phát triển ở Châu Phi, Châu Á, Mỹ La Tinh và vùng Caribe dự kiến sẽ tăng thêm 50%, trong đó ở những quốc gia nghèo nhất, dân số sẽ tăng gấp đôi. Năm 2011 TFR của thế giới là 2,5 con. Nếu chia theo mức độ phát triển của các nước thì TFR của nhóm nước phát triển là 1,7 con, trong khi nhóm nước kém phát triển là 4,5 con, còn nhóm nước đang phát triển là 2,6- 3,0 con. Như vậy, khoảng cách về mức sinh giữa các nước phát tri ển và các nước đang phát triển là rất lớn. Trong khi nhóm các nước đang phát triển và kém phát triển chưa đạt mức sinh thay thế thì đối với các nước phát triển mức sinh đã dưới mức sinh thay thế rất nhiều. Nếu chia theo khu vực địa lý thì khu vực có TFR thấp nhất là châu Âu v ới 1,6 con và cao nh ất là châu Phi với 4,7 con. Tại khu vực Đông Bắc Á và Đông Nam Á, do thực hi ện t ốt chính sách dân số nên một số nước đã thu được kết quả tốt . - Ở Hàn Quốc: Năm 1962 bắt đầu thực hiện chương trình DSKHHGĐ, năm 1970 bình quân mỗi phụ nữ trung bình sinh 4,7 con thì năm 1997 chỉ còn 1,7 con và năm 2011 là 1,2 con. - Ở Trung Quốc: Năm 1962 bắt đầu thực hiện chương trình DSKHHGĐ, năm 1970 bình quân mỗi phụ nữ sinh 5,8 con thì đến năm 1997 chỉ còn 1,8 con, đến 2011TFR đã giảm còn 1,5 con. - Ở Thái Lan: 1970 bắt đầu thực hiện chương trình DSKHHGĐ, năm 1970 bình quân mỗi phụ nữ sinh 5,1 con thì đến năm 1997 ch ỉ còn 1,9 con, trong giai đoạn 2000-2005 là 1,93 con và 2011 là 1,6 con.
  7. 7 - Ở Indonesia: Năm 1964 bắt đầu thực hiện chương trình DSKHHGĐ, năm 1970 bình quân mỗi phụ nữ sinh 5,2 con thì đến năm 1997 còn 2,9 con và 2,35 con trong giai đoạn 2000-2005, đến 2011 là 2,3 con. 1.2.2. Tại Việt Nam Tại Việt Nam, thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà Nước ra đời từ những năm 1961, công tác KHHGĐ đã có nh ững chuy ển biến đáng kể. Mức sinh giảm nhanh và tiến đến mức sinh thay thế. Số con trung bình của một phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ (15-49) tới 6,79 con vào năm 1960, tức là tương ứng với mức sinh tiềm tàng. Sau 14 năm thực hiện việc sinh đẻ đã có hướng dẫn, TFR xuống còn 5,2 con vào năm 1975, đến năm 1995 TFR giảm còn 3,95 con. Đặc biệt kể từ khi th ực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa VII, TFR giảm xuống rất nhanh còn 3,1 con vào năm 1994, 2,3 con vào năm 1999, 2,25 con vào năm 2002 và 2,23 con vào năm 2004. Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009 thì trong những năm đầu của thập kỷ qua, tổng tỷ suất sinh có tăng và giảm với biên đ ộ dao động nhỏ (dưới 6%), nhưng từ năm 2006 đến nay xu thế giảm sinh là khá vững chắc và đã đạt dưới mức sinh thay thế. Đây được coi là thành công quan trọng trong việc thực hiện m ục tiêu đầu tiên của Chiến lược Dân số - Kế hoạch hóa gia đình 2001 - 2010. Thành công này không những giúp Việt Nam giảm được tốc độ gia tăng dân số nhanh mà còn là cơ sở để tạo ra một bước chuyển đổi có tính căn bản trong lĩnh vực sinh sản, chuyển từ sinh sản tự nhiên, v ới m ức sinh r ất cao sang sinh đẻ tự chủ hay còn gọi là “sinh đẻ có kế hoạch”, với mức sinh hợp lý, tiến tới đạt mức sinh duy trì trạng thái cân bằng của dân số. Sự khác biệt về mức sinh giữa thành thị và nông thôn, năm 2009 bình quân mỗi phụ nữ nông thôn có nhiều hơn 0,3 con so với phụ nữ thành thị. Nguyên nhân của tình trạng này có thể là do tâm lý thích đông con nhi ều
  8. 8 cháu vẫn còn đang khá phổ biến ở một số khu vực nông thôn và kh ả năng tiếp cận dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe sinh sản và kế hoạch hóa gia đình ở nông thôn, đặc biệt vùng sâu, vùng xa còn kém hơn ở thành th ị, khi ến một số phụ nữ vẫn còn gặp khó khăn trong việc h ạn ch ế mang thai và sinh con ngoài ý muốn. Ngoài ra tỷ lệ chết sơ sinh và chết trẻ em ở thành th ị thấp hơn ở nông thôn, cũng tác động làm giảm nhu cầu sinh thay th ế ở khu vực này. TFR, Trong 10 năm 1999 - 2009, của khu vực nông thôn gi ảm khá ngoạn mục, từ 2,57 con/1 phụ nữ xuống còn 2,14 con/1 phụ nữ, gần đạt mức sinh thay thế. Trong khi con số đó của khu vực thành thị gần như không thay đổi đáng kể xung quanh 1,80 con/1 phụ nữ. Trong 10 năm qua chất lượng cuộc sống được nâng cao và cơ hội tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản được cải thiện. Việc cung cấp thông tin v ề hiệu qu ả của lợi ích sinh ít con đối với phụ nữ ở khu vực nông thôn được coi là m ột trong những nguyên nhân cơ bản góp phần thu hẹp khoảng cách khác biệt về mức sinh giữa thành thị và nông thôn. Điều này một lần nữa khẳng định sự thành công của chương trình dân số - kế hoạch hóa gia đình và rất nhiều ch ương trình, chi ến d ịch chăm sóc sức khỏe cộng đồng, đặc biệt là chăm sóc sức khỏe sinh sản ở khu vực nông thôn trong những năm qua. Dẫu vậy, mức sinh ở khu vực nông thôn vẫn còn cao hơn khá nhiều so với ở thành thị, nên trong thời gian tới vẫn cần nhiều nỗ lực trong công tác chăm sóc sức kh ỏe sinh sản, k ế hoạch hóa gia đình kết hợp với việc đầu tư cơ sở hạ tầng kinh t ế - xã h ội h ướng v ề khu vực nông thôn nhiều hơn nữa để giảm bớt khoảng cách sinh giữa hai khu vực, nhằm có được thành công hơn nữa trong công cuộc phát triển nông thôn nói chung, và trong công tác giảm sinh và chăm sóc s ức kh ỏe nói riêng.
  9. 9 Tỷ lệ phụ nữ sinh con thứ 3 trở lên ở Việt Nam từ năm 2001 đến năm 2010 trong cả nước giảm từ 21,7% năm 2002 xuống 20,8% năm 2005, 16,7% năm 2007 và 15,1% năm 2010 [16]. Trải qua một th ập kỷ, t ỷ l ệ sinh con thứ 3 trở lên ở nông thôn cao hơn 2 lần so v ới ở thành th ị nh ưng t ỷ l ệ này ở nông thôn có xu hướng giảm nhanh so với khu v ực thành th ị. Hay có thể nói, tỷ lệ phụ nữ thôi không sinh con sau khi có từ 1 đến 2 con ở c ả hai khu vực thành thị và nông thôn đều tăng lên, góp ph ần tích cực làm gi ảm mức sinh ở Việt Nam, đưa nước ta trở thành một nước đ ạt m ức sinh d ưới mức thay thế. Xu hướng này giúp Việt Nam có cơ hội ổn đ ịnh dân s ố, t ạo thời cơ thuận lợi cho Việt Nam thực hiện các mục tiêu phát tri ển kinh t ế - xã hội bền vững [16]. 1.2.3. Tại tỉnh Bình Định Trong những năm qua, tỉnh Bình Định đã có nhiều cố gắng trong việc thực hiện Chiến lược Dân số Việt Nam giai đoạn 2001 - 2010. Với phương châm đa dạng hóa các biện pháp tránh thai, từng b ước đ ưa d ịch v ụ KHHGĐ đến gần người dân, đảm bảo an toàn, thuận tiện và dễ tiếp cận, chương trình DSKHHGĐ đang tiếp tục triển khai có hiệu quả trên di ện rộng. Theo kết quả Tổng điều tra Dân số và Nhà ở của Bình Định, dân s ố tỉnh Bình Định vào thời điểm 0 giờ ngày 01/4/2009 là 1.446.465 người. Từ năm 1999 đến năm 2009 dân số toàn tỉnh tăng 25.738 người, bình quân mỗi năm tăng 2.574 người. Tốc độ tăng dân số năm 2009 so với năm 1999 là 1,8%, bình quân thời kỳ 1999-2009 tăng 0,2%/năm, đây là thời kỳ có tỷ l ệ tăng dân số thấp nhất trong vòng 30 năm qua. Các tỷ lệ này c ủa th ời kỳ 1979-1989 là 8,3% và 0,8%/năm; thời 1989-1999 là 17,3% và 1,6%/năm. Ba huyện miền núi có kinh tế và văn hóa kém phát triển, người dân tộc thiểu số khá đông (chiếm 36,2% tổng dân số ba huyện), mức sinh cao, dân s ố ổn
  10. 10 định. Năm 2009, tuy dân số chỉ chiếm 5,2% tổng số dân toàn tỉnh, nhưng có tốc độ tăng 9,7% và tỷ lệ tăng bình quân cao nh ất, đạt 0,9%. Trong th ời kỳ 1999-2009, người Bana, người Chăm có dân số ổn định, mức xuất cư ra khỏi tỉnh không đáng kể và có mức sinh khá cao nên người Bana có t ốc đ ộ tăng bình quân hàng năm 1,8%, người Chăm tăng 2% [9]. Tổng tỷ suất sinh của tỉnh đã giảm mạnh, từ 2,67 con/phụ nữ năm 1999 xuống còn 2,22 con/phụ nữ năm 2009. Tuy nhiên, có sự khác biệt rất lớn về mức sinh giữa thành thị và nông thôn. Năm 2009 ở khu v ực thành th ị là 1,89 con/phụ nữ thấp hơn nhiều so với 2,39 con/phụ nữ ở khu v ực nông thôn. Nguyên nhân của sự khác biệt này đó là: ở khu vực thành th ị ti ếp c ận các nguồn thông tin dễ dàng, có nhận thức tốt hơn về lợi ích của gia đình sinh ít con, các cơ sở y tế cung cấp các dịch vụ kế hoạch hóa gia đình tốt hơn giúp họ tránh mang thai và sinh con ngoài ý muốn [11]. Tỷ lệ phụ nữ sinh con thứ ba trở lên của tỉnh giảm từ 24,86% năm 2006 xuống còn 19,18% năm 2009. Tỷ lệ phụ nữ sinh con thứ ba trở lên ở nông thôn cao gần gấp hai lần ở khu vực thành thị (21,71% so với 12,27%). Nhưng so với năm 2006, ở khu vực nông thôn lại có xu h ướng gi ảm nhanh hơn ở khu vực thành thị (từ 29,75% xuống còn 21,7%). Hay có thể nói, tỷ lệ phụ nữ thôi không sinh con khi đã có từ một đến hai con ở cả khu vực thành thị và nông thôn đều tăng lên góp phần tích cực làm giảm mức sinh của tỉnh [11]. Đến năm 2010, theo Báo cáo công tác Dân số - Kế hoạch hóa gia đình năm 2010 và Kế hoạch năm 2011 của Sở Y tế tỉnh Bình Đ ịnh thì TFR toàn tỉnh là 2,22 con, tỷ lệ sử dụng biện pháp tránh thai hiện đại là 80,1%, t ỷ l ệ sinh con thứ 3 giảm còn 16,6%, nhưng vẫn còn cao ở các huyện miền núi. Bảng 1.1. Kết quả thực hiện chỉ tiêu các biện pháp tránh thai Chỉ tiêu Kế hoạch Thực hiện Tỷ lệ % so sánh
  11. 11 năm 2010 Năm 2010 với kế hoạch Triệt sản (người) 400 332 83,0 Vòng tránh thai (người) 20.000 19.223 96,1 Thuốc uống tránh thai 25.000 26.630 104,4 (người) Thuốc tiêm tránh thai (người) 12.500 11.193 90,0 Thuốc cấy tránh thai (người) 500 376 75,2 Bao cao su (người) 31.000 34.651 111,8 Tổng các biện pháp tránh 88.900 92405 103,9 thai Nguồn: Báo cáo công tác Dân số - Kế hoạch hóa gia đình năm 2010 và Kế hoạch năm 2011 của Sở Y tế tỉnh Bình Định. 1.2.4. Tại huyện Vân Canh Huyện Vân Canh là một huyện miền núi, nằm về phía Tây Nam t ỉnh Bình Định. Phía Nam giáp huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên, phía Tây giáp huyện Kongchoro, tỉnh Gia Lai, phía Bắc giáp huyện An Nh ơn và huy ện Tây Sơn, phía Đông giáp huyện Tuy Phước và Thành phố Quy nhơn. Di ện tích: 800km2. Mật độ dân số 31 người/km2. Theo Kết quả tổng hợp Điều tra toàn bộ Tổng điều tra Dân s ố và Nhà ở 01/4/2009 của Chi cục thống kê huyện Vân Canh: - Dân số: tính đến 0 giờ ngày 01/4/2009 là 24.661 người, trong đó n ữ 12.501 người, nam 12.160 người. Tỷ lệ tăng dân số thời kỳ 1999-2009 là 15,4%, tăng dân số bình quân hàng năm là 1,4%. Tổng tỷ suất sinh năm 2009 là 2,29 con/phụ nữ. - Tỷ lệ hộ nghèo: 52%. - Đơn vị hành chính: gồm 1 Thị trấn Vân Canh và 6 xã: Canh Vinh, Canh Hiển, Canh Hiệp, Canh Thuận, Canh Hòa và Canh Liên. - Gồm có 3 dân tộc chính sinh sống, đó là Kinh (14.709 người), Chăm (5.157 người) và Bana (4.650 người).
  12. 12 Bảng 1.2. Dân số chia theo dân tộc và giới tính Tổng số STT Dân tộc Tổng số Nam Nữ Tổng số 24,661 12,160 12,501 1 1. Kinh 14,709 7,238 7,471 2 2. Tày 9 4 5 3 3. Thái 80 41 39 4 4. Mường 35 21 14 5 5. Khơ Me 1 1 - 6 7. Nùng 4 3 1 7 9. Dao 1 1 - 8 10. Gia Rai 1 1 - 9 11. Ê Đê 1 - 1 10 12. Ba Na 4,650 2,309 2,341 11 13. Chăm 5,157 2,532 2,625 12 15. Cơ Ho 3 3 - 13 17. Sán Dìu 1 1 - 14 18. Hrê 5 3 2 15 21. Thổ(4) 2 1 1 16 22. Xtiêng 1 - 1 17 44. Chứt 1 1 -
  13. 13 Nguồn: Kết quả tổng hợp điều tra toàn bộ Tổng điều tra dân số và nhà ở của Chi cục Thống kê huyện Vân Canh. - Tôn giáo phần lớn là không tôn giáo (22.871 người), tiếp theo là Phật giáo (1.049 người). Bảng 1.3. Dân số chia theo tôn giáo và giới tính: Tổng số STT Tôn giáo Tổng số Nam Nữ Tổng số 24,661 12,160 12,501 1 1. Phật giáo 1,049 513 536 2 2. Công giáo 423 205 218 3 5. Cao Đài 306 156 150 4 8. Tin Lành 12 6 6 5 20. Không tôn giáo 22,871 11,280 11,591 Nguồn: Kết quả tổng hợp điều tra toàn bộ Tổng điều tra dân số và nhà ở của Chi cục Thống kê huyện Vân Canh - Đồng bào dân tộc thiểu số sống phân bố rải rác theo vùng nhỏ, cách xa nhau với điều kiện địa hình núi cao, độ dốc lớn, giao thông ph ần l ớn chưa được thông suốt, đời sống vật chất còn nhiều khó khăn nên đã tác động lớn đến phát triển giáo dục và chăm sóc sức kh ỏe c ủa c ộng đ ồng [12]. Công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình trong thời gian qua đã triển khai và có nhiều cố gắng trong tổ chức thực hiện, từng bước đã nâng cao chất lượng dịch vụ và đa dạng hóa. Năm 2011, theo Báo cáo tổng k ết công tác năm 2011 của Trung tâm Dân số - Kế hoạch hóa gia đình huy ện Vân Canh trong ba năm gần đây thì các chỉ tiêu h ầu h ết đ ều đ ạt và v ượt so v ới kế hoạch. Tuy nhiên so với toàn tỉnh thì một số chỉ tiêu chưa đạt.
  14. 14 + Tỷ lệ sử dụng biện pháp tránh thai hiện đại là 108,5% (2009); 101,2% (2010); 91,18% (2011) [17], [18], [19]. + Tỷ lệ sinh con thứ ba trở lên là 12,27% (2009); 15,17% (2010); 11,51% (2011) [27], [28], [29]. 1.3. HƯỚNG ĐẾN TƯƠNG LAI Dưới đây là những nét chính của Chiến lược DS-SKSS Việt Nam giai đoạn 2011-2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quy ết định số 2013/QĐ-TTg ngày 14 tháng 11 năm 2011 1.3.1. Những vấn đề dân số và sức khỏe sinh sản 1.3.1.1. Chất lượng dân số Chất lượng dân số còn hạn chế, chỉ số phát triển con người của nước ta tuy được cải thiện dần, nhưng vẫn ở mức thấp. Sức khỏe và th ể lực của người Việt Nam còn hạn chế, đặc biệt là chiều cao, cân nặng và sức bền. Tỷ lệ chết trẻ em dưới 1 tuổi ở một số khu vực còn cao. C ơ cấu bệnh tật có xu hướng chuyển dần từ các bệnh nhiễm khuẩn là ch ủ y ếu sang các bệnh rối loạn chuyển hoá, di truyền và hậu quả của tai nạn thương tích. Tình trạng trẻ em thừa cân, rối nhiễu tâm trí, tự kỷ, ti ểu đường có xu hướng gia tăng. Nước ta có 16 dân tộc có dân số dưới 10.000 người với nhiều vấn đề cần quan tâm. Một số bệnh như sốt rét, bướu cổ, phong... chiếm tỷ lệ cao ở vùng đồng bào dân tộc ít người. Một số dân tộc có nguy cơ suy thoái do tảo hôn, kết hôn cận huyết thống còn phổ biến. Kiến thức và kỹ năng chăm sóc BMTE còn nhiều hạn chế dẫn đến tỷ lệ vô sinh, t ỷ l ệ ch ết ở tr ẻ em còn cao. Mức độ hưởng thụ các dịch vụ y tế, DS và SKSS, dịch vụ xã hội cơ bản thấp.
  15. 15 Lạm dụng và sử dụng chất gây nghiện như thuốc lá, rượu bia, ma túy và những vấn đề căng thẳng về tâm lý bao gồm cả tự tử, gây thương tích, vi phạm pháp luật ngày càng trở nên nghiêm trọng đối với giới trẻ. 1.3.1.2. Sức khoẻ sinh sản Tình trạng sức khỏe bà mẹ còn hạn chế. Tai biến sản khoa và tử vong mẹ tuy đã giảm, nhưng còn có sự khác biệt giữa các vùng, miền. Khả năng tiếp cận và chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khỏe bà mẹ trước, trong và sau sinh, chăm sóc sơ sinh còn hạn chế ở khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa; không có cán bộ được đào tạo đỡ đẻ còn khá phổ biến ở một số vùng đồng bào dân tộc ít người. Tỷ lệ thăm khám bà m ẹ và trẻ s ơ sinh sau đẻ còn thấp. Cung ứng PTTT gặp khó khăn. Những năm tới, do số phụ nữ bước vào độ tuổi sinh đẻ tiếp tục tăng, nhu cầu sử dụng các BPTT, đặc biệt là cácBPTT sẽ tăng và luôn giữ ở mức cao. Hầu hết PTTT phải nhập kh ẩu, trong khi nguồn quốc tế viện trợ PTTT không còn. Nhà nước cần đầu tư hàng trăm tỷ đồng mỗi năm để mua PTTT. Số trường hợp phá thai và vô sinh còn nhiều. Tỷ lệ phá thai, kể cả phá thai ở thanh niên, vị thành niên còn cao. Tình trạng phá thai lặp lại, phá thai không an toàn khá phổ biến. Tỷ lệ vô sinh, nhất là vô sinh thứ phát khá cao, nhưng khả năng tiếp cận dịch vụ hỗ trợ cho người vô sinh còn hạn chế. Tình trạng nhiễm khuẩn đường sinh sản khá phổ biến , bệnh lây truyền qua đường tình dục - HIV và ung thư đường sinh sản còn cao . Việc khám, phát hiện, điều trị, theo dõi và tư vấn sau điều trị chưa được quan tâm. Việc sàng lọc và phát hiện sớm ung thư đường sinh sản chưa được triển khai rộng rãi. Sự liên kết hệ thống dịch vụ CSSKSS và phòng chống HIV còn hạn chế. Tỷ lệ phụ nữ nhiễm HIV từ chồng và bạn tình có xu hướng tăng. Sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục ở các nhóm đối tượng
  16. 16 đặc thù có nhiều thách thức. Quan hệ tình dục không an toàn, mang thai ngoài ý muốn và phá thai, mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục ở VTN/TN có xu hướng tăng. Hiểu biết, hành vi về SKSS, SKTD của VTN/TN còn nhiều hạn chế. Kiến thức, thái độ và hành vi về DS/SKSS trong cộng đồng và ngay cả cán bộ y tế còn hạn chế. Dịch vụ CSSKSS nam giới, người cao tuổi, người di cư chưa sẵn có, chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng. Tình dục được coi là vấn đề tế nhị và nhạy cảm và còn hạn chế thảo luận trên phương tiện thông tin đại chúng và trong các chương trình nghị sự. Nhận thức về giới trong cộng đồng rất hạn chế, thiếu hiểu biết về ảnh hưởng của bạo lực tình dục tới SKSS, SKTD của nạn nhân; thiếu hiểu biết về mối liên quan giữa lạm dụngch ất gây nghi ện và bạo hành giới; quan niệm lạc hậu về vai trò của nam và nữ, phụ nữ thiếu hiểu biết về quyền. 1.3.1.3. Cơ cấu dân số Dân số trong độ tuổi lao động (15-59 tuổi) tăng nhanh cả v ề t ỷ trọng và số lượng (khoảng 65 triệu người vào năm 2020). Đây là cơ h ội cho phát triển song cũng tạo ra những thách thức lớn về giáo dục, đào tạo ngh ề, t ạo việc làm cho người lao động, đặc biệt là thanh niên. Di cư diễn ra với cường độ ngày càng mạnh, đặc biệt là dịch chuyển lao động giữa các vùng đòi hỏi phải tăng cường quản lý dân số, đổi m ới phương thức quản lý và đáp ứng nhu cầu dịch vụ xã hội cơ bản cho hàng triệu người di cư. Tỷ số giới tính khi sinh tăng nhanh và liên tục, năm 2011 đã lên tới 111,9. Từ kinh nghiệm quốc tế, nếu không có giải pháp tích cực thì tỷ s ố này có thể vượt trên mức 120 vào năm 2020. Tình trạng này sẽ tác động xấu đến trật tự, an ninh xã hội, gây khó khăn trong vi ệc xây d ựng gia đình của các thế hệ tương lai.
  17. 17 Dân số Việt Nam đang trong quá trình già hóa, số lượng người cao tuổi ngày càng tăng, cùng với bôi canh mức sinh thấp, quy mô gia đinh nho, ́ ̉ ̀ ̉ chủ yếu là gia đình hạt nhân gồm cha mẹ và con cái thì các lo ại hình chăm soc, nuôi dưỡng người cao tuôi phù hợp ngày càng bức thiết. ́ ̉ 1.3.1.4. Quy mô, mật độ dân số và mức sinh Năm 2011, nước ta có 87,8 triệu người (TCTK. Điều tra biến động DSKHHGĐ 2011), mật độ 260 người/km2 31 thuộc những nước có quy mô dân số lớn và mật độ dân số rất cao. Mặc dù Việt Nam đã đạt được mức sinh thay thế, nhưng dân số nước ta vẫn đang trong giai đoạn nh ạy c ảm với các yếu tố tác động, chưa loại trừ được khả năng mức sinh tăng trở lại. Mặt khác, ở một số địa phương có mức độ đô thị hóa cao, m ức sinh đã tương đối thấp, nếu tiếp tục thực hiện chính sách DSKHHGĐ như trước, sẽ có khả năng làm cho mức sinh giảm xuống quá thấp. Để tránh những biến động bất lợi cho việc ổn định quy mô dân số ở mức phù hợp, có được cơ cấu dân số hợp lý và kéo dài thời gian của cơ cấu “dân số vàng”, cầ phả duy trì mức sinh thấp, hợp lý và cần có chính sách linh ho ạt, thích ứng v ới những diễn biến của mức sinh. 1.3.1.5. Năng lực kế hoạch hóa, lồng ghép biến dân số Dân số và phát triển có mối quan hệ chặt ch ẽ và tương h ỗ l ẫn nhau. Việc lồng ghép các biến dân số vào kế hoạch phát triển KT-XH là yêu c ầu khách quan. Tuy nhiên, việc lồng ghép các biến dân số của các bộ, ngành, địa phương vào kế hoạch phát triển KT-XH chưa thực sự tốt và ch ưa được quan tâm đúng mức. Điều này dẫn đến tình trạng vừa lãng phí vừa thi ếu hụt trong đầu tư, phát triển KT-XH. 1.3.2. Quan điểm, mục tiêu 1.3.2.1. Quan điểm: 1.3.2.1.1. Chiến lược Dân số và Sức khỏe sinh sản Việt Nam giai đo ạn 2011 - 2020 là một nội dung quan trọng của Chiến lược phát tri ển kinh t ế -
  18. 18 xã hội của đất nước, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nâng cao chất lượng cuộc sống của từng người, từng gia đình và toàn xã hội. 1.3.2.1.2. Giải quyết đồng bộ các vấn đề dân số, sức khỏe sinh sản, tập trung nâng cao chất lượng dân số, cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ em, phát huy lợi thế của cơ cấu “dân số vàng”, chủ động điều chỉnh tốc độ tăng dân số và kiểm soát tỷ số giới tính khi sinh. 1.3.2.1.3. Giải pháp cơ bản để thực hiện công tác dân số, chăm sóc s ức khỏe sinh sản là sự kết hợp đồng bộ, hiệu quả giữa vận động, giáo dục, truyền thông chuyển đổi hành vi, cung cấp dịch vụ dự phòng tích c ực, ch ủ động, công bằng, bình đẳng và chế tài kiên quyết, hiệu quả đ ối v ới các đơn vị, cá nhân hoạt động dịch vụ vi phạm các quy định về chẩn đoán và lựa chọn giới tính thai nhi. 1.3.2.1.4. Đầu tư cho công tác dân số, chăm sóc sức khỏe sinh sản là đầu tư cho phát triển bền vững, mang lại hiệu quả trực tiếp v ề kinh t ế, xã h ội và môi trường. Tăng mức đầu tư từ ngân sách nhà nước, tích c ực tranh th ủ các nguồn viện trợ và huy động sự đóng góp của nhân dân; ưu tiên nguồn lực cho vùng sâu, vùng xa, miền núi, vùng ven biển và hải đảo. 1.3.2.1.5. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng và chính quyền; nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước; huy động sự tham gia của toàn xã hội; tiếp tục kiện toàn hệ thống tổ chức bộ máy để thực hiện có hiệu quả công tác dân số, chăm sóc sức khỏe sinh sản. 1.3.2.2. Mục tiêu: 1.3.2.2.1. Mục tiêu tổng quát: Nâng cao chất lượng dân số, cải thiện tình trạng sức khỏe sinh sản, duy trì mức sinh thấp hợp lý, giải quyết tốt những vấn đề về cơ cấu dân số và phân bố dân số, góp phần th ực hi ện th ắng l ợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. 1.3.2.2.2. Các mục tiêu cụ thể:
  19. 19 - Mục tiêu 1: Phấn đấu tốc độ tăng dân số ở mức khoảng 1% vào năm 2015 và ổn định ở mức khoảng 1% vào năm 2020; chỉ số phát triển con người (HDI) ở mức trung bình cao của thế giới vào năm 2020. - Mục tiêu 2: Nâng cao sức khỏe, giảm bệnh, tật và tử vong ở trẻ em, thu hẹp đáng kể sự khác biệt về các chỉ báo sức khỏe trẻ em giữa các vùng, miền. + Chỉ tiêu 1: Giảm tỷ suất chết trẻ em dưới 5 tuổi xuống 19,3‰ vào năm 2015 và xuống 16‰ vào năm 2020. + Chỉ tiêu 2: Tỷ lệ bà mẹ mang thai được sàng lọc trước sinh đ ạt 15% vào năm 2015 và 50% vào năm 2020. + Chỉ tiêu 3: Tỷ lệ trẻ sơ sinh được sàng lọc đạt 30% vào năm 2015 và 80% vào năm 2020. - Mục tiêu 3: Nâng cao sức khỏe bà mẹ, thu hẹp đáng kể sự khác biệt về các chỉ báo sức khỏe bà mẹ giữa các vùng, miền. + Chỉ tiêu: Giảm tỷ lệ tử vong bà mẹ liên quan đến thai sản xu ống 58,3/100.000 trẻ đẻ sống vào năm 2015 và xuống dưới 52/100.000 vào năm 2020. - Mục tiêu 4: Giảm mạnh tốc độ tăng tỷ số giới tính khi sinh, đ ặc bi ệt t ập trung vào các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có tình trạng mất cân bằng nghiêm trọng về tỷ số giới tính khi sinh, tiến tới đưa t ỷ s ố này tr ở l ại mức 105 - 106 trẻ sơ sinh trai/100 trẻ sơ sinh gái khoảng năm 2025. + Chỉ tiêu: Tỷ số giới tính khi sinh dưới mức 113 trẻ s ơ sinh trai/100 tr ẻ s ơ sinh gái vào năm 2015 và dưới mức 115/100 vào năm 2020. - Mục tiêu 5: Duy trì mức sinh thấp h ợp lý, đáp ứng đ ầy đủ nhu c ầu k ế hoạch hóa gia đình của người dân, tăng khả năng tiếp cận dịch vụ hỗ trợ sinh sản có chất lượng.
  20. 20 + Chỉ tiêu 1: Tổng tỷ suất sinh (số con trung bình của một cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ) giảm xuống 1,9 con vào năm 2015 và 1,8 con vào năm 2020. + Chỉ tiêu 2: Quy mô dân số không vượt quá 93 triệu người vào năm 2015 và 98 triệu người vào năm 2020. - Mục tiêu 6: Giảm tỷ lệ phá thai, cơ bản loại trừ phá thai không an toàn. + Chỉ tiêu: Giảm tỷ lệ phá thai xuống 27/100 trẻ đẻ s ống vào năm 2015 và xuống dưới 25/100 vào năm 2020. - Mục tiêu 7: Giảm nhiễm khuẩn đường sinh sản, nhiễm khuẩn lây truy ền qua đường tình dục; chủ động phòng ngừa, phát hiện và điều trị sớm ung thư đường sinh sản, chú trọng sàng lọc ung thư đường sinh sản ở phụ nữ trong độ tuổi 30 - 54 tuổi. + Chỉ tiêu 1: Giảm 15% số trường hợp nhiễm khuẩn đường sinh s ản vào năm 2015 và 30% vào năm 2020. + Chỉ tiêu 2: Giảm 10% số trường hợp nhiễm khuẩn lây truy ền qua đ ường tình dục vào năm 2015 và 20% vào năm 2020. + Chỉ tiêu 3: Tỷ lệ phụ nữ ở độ tuổi 30 - 54 tuổi được sàng l ọc ung th ư c ổ tử cung đạt 20% vào năm 2015 và 50% vào năm 2020. + Chỉ tiêu 4: Tỷ lệ phụ nữ trên 40 tuổi được sàng lọc ung thư vú đạt 20% vào năm 2015 và 50% vào năm 2020. - Mục tiêu 8: Cải thiện sức khỏe sinh sản của người ch ưa thành niên và thanh niên. + Chỉ tiêu 1: Tăng tỷ lệ điểm cung cấp dịch vụ chăm sóc s ức khỏe sinh s ản thân thiện với người chưa thành niên và thanh niên lên 50% tổng số điểm cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản vào năm 2015 và 75% vào năm 2020.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2