Tiểu luận: Phân tích tác động của thuế nhập khẩu
lượt xem 132
download
Tiểu luận: Phân tích tác động của thuế nhập khẩu nhằm trình bày cơ sở lý luận về thuế nhập khẩu, đánh giá thực trạng thuế nhập khẩu Việt Nam, giải pháp hoàn thiện thuế nhập khẩu Việt Nam.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tiểu luận: Phân tích tác động của thuế nhập khẩu
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TPHCM KHOA ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA THUẾ NHẬP KHẨU GVHD : PGS.TS NGUYỄN NGỌC HÙNG HVTH : TRỊNH THỊ QUỲNH TRANG LỚP : NH ĐÊM 6 – K20 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, THÁNG 8 NĂM 2012
- Mục Lục Lời Mở Đầu .......................................................................................................................... 1 Chương I: Cơ sở lý luận về Thuế nhập khẩu ................................................................. 2 1.Định nghĩa thuế Thuế nhập khẩu ..................................................................................... 2 2.Vai trò của Thuế nhập khẩu .............................................................................................. 2 3.Tác động của thuế Thuế nhập khẩu .................................................................................. 3 Chương II: Đánh giá thực trạng của thuế Thuế nhập khẩu tại Việt Nam ................ 7 1.Cơ sở pháp lý của thuế Thuế nhập khẩu .......................................................................... 7 2.Xác định trị giá tính thuế ................................................................................................... 7 3.Phương pháp tính thuế Thuế nhập khẩu .......................................................................... 9 4. Những tác động của Thuế nhập khẩu tại Việt Nam sau khi gia nhập WTO............... 10 5.Những tồn tại trong chính sách thuế Thuế nhập khẩu tại Việt Nam ............................ 11 Chương III: Giải pháp hoàn thiện Thuế nhập khẩu tại Việt Nam ........................... 13 Kết Luận ............................................................................................................................. 18
- Danh mục tài liệu tham khảo 1. PGS.TS. Sử Đình Thành và TS. Bùi Thị Mai Hoài, “Tài chính công và phân tích chính sách thuế”, Nhà xuất bản Lao Động năm 2010. 2. Robert S.Pindyck và Daniel L.Rubinfeld , “Kinh tế học Vi Mô” , Nhà xuất bản thống kê 1999 3. ThS. Nguyễn Thu Hiền, ThS Nguyễn Thị Bình Minh và Th.S Khúc Đình Nam, “ Thuế, nhà xuất bẩn Lao Động 2012 4. Website : http://www.tapchithue.com/ 5. Website : http://www.mof.gov.vn 6. Website : http://gso.gov.vn
- Phân tích tác động của Thuế Nhập Khẩu LỜI MỞ ĐẦU Thuế đóng vai trò là công cụ quan trọng của nhà nước để điều tiết quản lý sản xuất kinh doanh, cũng như phân phối tiêu dùng thúc đẩy kinh tế phát triển. Có một hệ thống chính sách thuế phù hợp, đồng bộ hoàn thiện và luôn theo kịp sự phát triển với thực tiễn là điều kiện cấp bách. Trong quá trình vận hành và đổi mới nền kinh tế, nước ta đã rất chú trọng đến cải cách hệ thống thuế, bao gồm chính sách và bộ máy hành thu để đảm bảo hệ thống pháp luật thuế luôn luôn phù hợp và thực thi có hiệu quả. Đặc biệt trong xu thế quốc tế hóa đời sống kinh tế thế giới và khu vực, nước ta đã và đang từng bước hòa mình để phát triển kinh tế và quan hệ kinh tế đối ngoại. Việc có thể quản lý được hoạt động mua bán giữa các nước, nhà nước đã có nhiều biện pháp, trong đó thuế nhập khẩu là một công cụ chủ yếu. Đây là loại thuế gián thu đánh vào hàng hóa nhập khẩu, tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước, khuyến khích đầu tư trong nước, là công cụ hữu hiệu bảo vệ sản xuất nội địa, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thực hiện đường lối đối ngoại về mặt kinh tế của quốc gia nhằm mục tiêu thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Do đó việc hoàn thiện hệ thống thuế nhập khẩu là một việc làm rất cần thiết. Hiện nay thuế nhập khẩu ở nước ta vẫn còn có những mặt tồn tại và hạn chế như: thiếu tính khả thi, chưa đồng bộ, nhất quán, thiếu tính đơn giản rõ ràng, biểu thuế nhập khẩu còn quá nhiều mức... Đứng trước thực trạng đó việc hoàn thiện chính sách thuế nhập khẩu phù hợp với sự phát triển của đất nước luôn được chú trọng quan tâm xây dựng. Đứng trước thực trạng đó của nền kinh tế đất nước, đặc biệt trong thời kỳ mở cửa hội nhập kinh tế thế giới thì việc tìm hiểu về thuế nhập khẩu trở nên rất cần thiết. Chính vì vậy trong đề tài này tôi xin được đề cập đến vấn đề “ PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA THUẾ NHẬP KHẨU” 1
- Phân tích tác động của Thuế Nhập Khẩu Chương I: Cơ sở lý luận về Thuế nhập khẩu 1. Định nghĩa thuế Thuế nhập khẩu Theo quan niệm chung, thuế là khoản tiền do các tổ chức, cá nhân nộp cho nhà nước để góp phần chia sẻ gánh nặng chi tiêu với Nhà nước trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Theo đó, có nhiều cách hiểu khác nhau về khái niệm thuế nhập khẩu, tùy thuộc vào từng góc độ tiếp cận. + Xét về phương diện kinh tế, thuế nhập khẩu được quan niệm là khoản đóng góp bằng tiền của tổ chức, cá nhân vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật, khi họ có hành vi nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ qua biên giới một nước. + Xét về phương diện pháp lý, thuế nhập khẩu có thể hiểu như là một quan hệ pháp luật phát sinh giữa nhà nước (người thu thuế) với tổ chức, cá nhân (người nộp thuế), về việc tạo lập và việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ pháp lý cho các bên trong quá trình thu thuế nhập khẩu. So với các loại thuế nội địa thì thuế nhập khẩu có nhiều điểm khác biệt. Đó là: - Thuế nhập khẩu có đối tượng chịu thuế là các hàng hóa được phép vận chuyển qua biên giới. - Thuế nhập khẩu không hoàn toàn là thuế trực thu hay thuế gián thu. - Thuế nhập khẩu có chức năng đặc trưng là bảo hộ sản xuất trong nước và điều tiết hoạt động nhập khẩu. 2. Vai trò của Thuế nhập khẩu Cũng giống như bất kỳ loại thuế nào, thuế nhập khẩu cũng thể hiện ba vai trò cơ bản: + Tạo nguồn thu cho ngân sách; điều tiết hoạt động kinh tế. + Thuế nhập khẩu là công cụ thuế quan để bảo hộ ngành sản xuất trong nước, tạo điều kiện để các sản phẩm trong nước có thể xuất khẩu ra nước ngoài và điều tiết cung - cầu hàng hóa trong nước. Nguyên nhân chính là do thuế nhập khẩu cấu 2
- Phân tích tác động của Thuế Nhập Khẩu thành trong giá cả hàng hóa, làm tăng giá hàng hóa, do đó có tác dụng điều tiết nhập khẩu và hướng dẫn tiêu dùng trong xã hội. + Tuy nhiên, xuất phát từ đặc trưng của thuế nhập khẩu là đánh vào các hàng hóa nhập khẩu và sau đó được cấu thành trong giá cả của hàng hóa nên loại thuế này còn có một vai trò khá đặc thù, đó là bảo hộ nền sản xuất trong nước và chống lại xu hướng cạnh tranh không cân sức giữa hàng hóa trong nước với hàng hóa ngoại nhập. Giúp cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh còn non trẻ trong nước có thời gian trưởng thành và sinh lời để từ đó có thể cạnh tranh với hàng hóa nhập khẩu. 3. Tác động của thuế Thuế nhập khẩu Khi đánh Thuế nhập khẩu, người sản xuất hàng trong nước được lợi nhưng người tiêu dùng bị thiệt hại vì nó làm tăng giá của hàng nhập khẩu từ mức giá thế giới lên bằng với giá thế giới cộng với thuế nhập khẩu. Tóm lại, thuế nhập khẩu dẫn đến thu nhập chuyển giao từ người tiêu dùng sang chính phủ và nhà sản xuất trong nước đồng thời gây tổn thất lợi ích ròng của toàn xã hội. Do những tác động ấy, nó khuyến khích sản xuất phi hiệu quả trong nước, làm cho người tiêu dùng giảm sút độ thoả dụng do phải tiêu dùng ít đi nhưng nó tạo ra nguồn thu cho chính phủ. Nhiều nước sử dụng Thuế nhập khẩu để giữ cho giá trong nước của một sản phẩm cao hơn mức giá thế giới và do đó tạo cho ngành sản xuất trong nước hưởng lợi nhuận cao hơn so với trường hợp tự do hóa thương mại. Như chúng ta sẽ thấy cái giá mà xã hội phải trả cho sự bảo hộ này có thể cao, do thiệt hại của người tiêu dùng vượt quá phần lợi thu được của người sản xuất. Trong trường hợp không có thuế nhập khẩu, một nước có thể nhập một sản phẩm khi giá thế giới thấp hơn giá cả trên thị trường khi không có nhập khẩu. Hình A sẽ minh họa điều đó. S và D là những đường cung và cầu trong nước. Nếu không có nhập khẩu , giá và số lượng cân bằng trong nước sẽ là P0 và Q0 . Nhưng do giá thế giới Pw thấp hơn P 0 người tiêu dùng trong nước có động cơ mua hàng 3
- Phân tích tác động của Thuế Nhập Khẩu nước ngoài và họ sẽ làm điều này nếu nhập khẩu không bị hạn chế. Nhập khẩu làm cho giá trong nước sẽ giảm xuống bằng với giá thế giới Pw và ở mức đó sản xuất trong nước sẽ giảm xuống còn Qs và tiêu dùng sẽ tăng lên Qd. Do đó lượng nhập khẩu sẽ là số chênh lệch giữ tiêu dùng trong nước và số sản xuất được ở trong nước (Qd - Qs). Hình A P S P0 A B C PW D Qs Q0 Qw Q Nhập khẩu 4
- Phân tích tác động của Thuế Nhập Khẩu Nhập khẩu cũng có thể được giảm tới không bằng cách áp dụng một mức thuế đủ cao. Mức thuế phải bằng hoặc lớn hơn số chênh lệhc giữa P0 và Pw. Với mức thuế như vậy, sẽ không có nhập khẩu nữa và chính phủ sẽ không có thu nhập từ thuế nhập khẩu. Ảnh hưởng đối với người tiêu dùng và người xuất khẩu như sau: + Tổng thay đổi trong thặng dư người tiêu dùng ΔCS = - A - B - C + Thặng dư nhà sản xuất tăng thêm một lượng biểu thị bằng hình thang A : ΔPS = A Thay đổi trong tổng thặng dư ΔCS + ΔPS = - B – C. Đây là phần mất không, phần thiệt hại của những người tiêu dùng lớn hơn phần đựoc lợi của nhà sản xuất. Thông thường, chính sách của Chính phủ nhằm hạn chế nhập khẩu chứ không thủ tiêu nhập khẩu. Chính sách này được thể hiện qua Hình B. Với tự do hóa thương mại, giá trong nước sẽ bằng với giá thế giới Pw và số nhập khẩu sẽ bằng (Qd - Qs). Gỉa sử mức thuế nhập khẩu là T đôla cho một đơn vị hàng hóa nhập khẩu. Trong trường hợp này giá trong nước sẽ tăng đến P* (mức giá thế giới cộng với thuế nhập khẩu): sản xuất trong nước sẽ tăng, và tiêu dùng trong nước sẽ giảm. Với mức thuế nhập khẩu này: + Thặng dư tiêu dùng thay đổi là: ΔCS = -A - B - C - D + Thặng dư sản xuất ẫn thay đổi là: ΔPS = A 5
- Phân tích tác động của Thuế Nhập Khẩu Hình B P S P* T A B D C Pw D Qs Qs* Qd* Qd Q Chính phủ sẽ thu được một khoản bằng mức thuế nhập khẩu nhân với số lượng hàng hóa nhập khẩu, chính là hình chữ nhật D. Tổng thay đổi trong phúc lợi bằng ΔCS + ΔPS – Doanh thu từ thuế của Chính phủ = - A - B - C - D + A + D = - B - C . Tam giác B và C biểu thị phần mất không do hạn chế nhập khẩu (B biểu thị phần mất do sản xuất quá mức ở trong nước và C là phần mất do tiêu dùng quá ít). 6
- Phân tích tác động của Thuế Nhập Khẩu Chương II: Đánh giá thực trạng của thuế Thuế nhập khẩu tại Việt Nam 1. Cơ sở pháp lý của thuế Thuế nhập khẩu * Đối tượng chịu thuế nhập khẩu: Đối tượng chịu thuế nhập khẩu là những Hàng hoá được phép nhập khẩu qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam, kể cả hàng hoá từ khu chế xuất đưa ra thị trường trong nước, đều là đối tượng chịu thuế nhập khẩu Trừ các loại hàng hóa thuộc trường hợp sau đây không thuộc diện chịu thuế nhập khẩu, sau khi làm đầy đủ thủ tục hải quan: Hàng vận chuyển quá cảnh hoặc mượn đường qua biên giới Việt Nam; Hàng chuyển khẩu; Hàng viện trợ nhân đạo. * Căn cứ tính thuế nhập khẩu: + Căn cứ để tính thuế nhập khẩu là số lượng hàng hóa, giá tính thuế và thuế suất của mặt hàng nhập khẩu. + Số lượng hàng hóa nhập khẩu căn cứ tính thuế là số lượng từng mặt hàng thực tế nhập khẩu. * Đối tượng nộp thuế nhập khẩu: Đối tượng nộp thuế là các tổ chức, cá nhân có hàng hoá thuộc đối tượng chịu thuế khi nhập khẩu đều phải nộp thuế nhập khẩu. 2. Xác định trị giá tính thuế. + Nguyên tắc: Trị giá tính thuế của hàng Nhập khẩu là giá trị thực tế phải trả tính đến cửa khẩu nhập đầu tiên (giá CIF) + Phương pháp: a/ Phương pháp trị giá giao dịch: 7
- Phân tích tác động của Thuế Nhập Khẩu Trị giá giao dịch là giá mà người mua thực tế đã thanh toán hay sẽ phải thanh toán cho người bán để mua hàng hóa nhập khẩu, sau khi đã được điều chỉnh. Điều kiện áp dụng: * Người mua không bị hạn chế quyền định đoạt hoặc quyền sử dụng hàng hóa sau khi nhập khẩu, trừ các hạn chế như: hạn chế do pháp luật Việt Nam, hạn chế về nơi tiêu thụ hàng hóa sau nhập khẩu và hạn chế khác không ảnh hưởng đến giá trị hàng hóa. * Gía cả hoặc việc bán hàng hóa không phụ thuộc vào những điều kiện hay các khoản thanh toán mà vì chúng không xác định đựơc trị giá của hàng hóa cần xác định trị giá tính thuế. * Sau khi bán lại, chuyển nhượng hoặc sử dụng hàng hóa, người mua không phải trả thêm bất kỳ khoản tiền nào từ số tiền thu được do việc định đoạt hàng hóa nhập khẩu mang lại. * Người mua và người bán không có mối quan hệ đặc biệt hoặc nếu có thì mối quan hệ đặc biệt đó không ảnh hưởng đến trị giá giao dịch. Công thức tính trị giá giao dịch: Trị giá giao dịch = Gía mua trên hóa đơn + Các khỏan tiền người mua phải trả nhưng chưa tính vào giá mua ghi trên hóa đơn + Các khoản điều chính cộng - Các khoản điều chỉnh trừ. b/ Phương pháp trị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu giống hệt: Hàng hóa nhập khẩu giống hệt là những hàng hóa nhập khẩu giống nhau về mọi phương diện như đặc điểm vật chất, chất lượng, thương hiệu, xuất xứ. Phương pháp xác định tương tự như phương pháp trị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu tương tự nhau. c/ Phương pháp trị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu tương tự: 8
- Phân tích tác động của Thuế Nhập Khẩu Hàng hóa nhập khẩu tương tự là những hàng hóa mặc dù không giống nhau về mọi phương diện nhưng có các đặc trưng cơ bản giống nhau như: làm từ các nguyên liệu, vật liệu tương đương; có cùng phương pháp chế tạo; có cùng chức năng, mục đích sử dụng; chất lượng tương đương; có thể hoán đổi cho nhau trong giao dịch thương mại và sản xuất ở cùng một nước. Phương pháp trị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu tương tự sẽ chọn hàng hóa tương tự có cùng các điều kiện mua bán, điều kiện về thới gian nhập khẩu với hàng hóa nhập khẩu đang xác định trị giá tính thuế. Trong trường hợp không tìm được lô hàng nhập khẩu tương tự có cùng điều kiện mua bán thì lựa chọn lô hàng nhập khẩu tương tự khác về điều kiện mua bán, nhưng phải được điều chỉnh về cùng điều kiện mua bán. d/ Phương pháp khấu trừ : Trị giá tính thuế = Đơn giá bán hàng hóa nhập khẩu, hàng hóa nhập khẩu giống hệt hoặc tương tự - chi phí hợp lý - lợi nhuận e/ Phương pháp trị giá tính toán: Gía tính thuế = Chi phí trực tiếp để sản xuất ra hàng hóa nhập khẩu + chi phí chung và lợi nhuận + các chi phí vận tải, bảo hiểm và các chi phí có liên quan đến việc vận tải. f/ Phương pháp suy luận: Phương pháp suy luận là phương pháp xác định giá trị tính thuế bằng cách áp dụng tuần tự và linh hoạt các phương pháp xác định trị giá tính thuế đã nêu trên và dừng ngay tại phương pháp xác định được trị giá tính thuế, với điều kiện phải dựa vào các tài liệu, số liệu, thông tin sẵn có tại thời điểm xác định trị giá tính thuế. 3. Phương pháp tính thuế Thuế nhập khẩu: 3.1 Hàng hóa áp dụng thuế suất theo tỷ lệ phần trăm: 9
- Phân tích tác động của Thuế Nhập Khẩu Thuế nhập khẩu phải nộp = Số lượng đợn vị từng mặt hàng thực tế nhập khẩu ghi trong tờ khai hải quan x Giá tính thuế đơn vị x Thuế suất của từng mặt hàng 3.2 Hàng hóa áp dụng thuế suất tuyệt đối: Thuế nhập khẩu phải nộp = Số lượng đơn vị từng mặt hàng thực tế nhập khẩu trong tờ khai hải quan x Mức thuế tuyệt đối quy định trên mỗi đơn vị hàng hóa. 4. Những tác động của Thuế nhập khẩu tại Việt Nam sau khi gia nhập WTO 4.1 Tác động của cam kết thuế nhập khẩu Việc cắt giảm thuế nhập khẩu, giảm bảo hộ sẽ thúc đẩy cơ cấu lại nền kinh tế phát triển theo hướng hiệu quả, chuyên môn hoá và sản xuất quy mô lớn tăng, phát huy tốt hơn các lợi thế so sánh về lao động, tài nguyên. Các dự án đầu tư sản xuất thay thế NK dựa trên bảo hộ cao sẽ phải định hướng lại sản xuất. Tín hiệu rất tốt đối với các nhà đầu tư nước ngoài, tăng niềm tin vào định hướng mở cửa và tiềm năng phát triển của Việt Nam. Cùng với việc thực hiện cam kết WTO, trong thời gian tới tiến trình AFTA sẽ được đẩy nhanh, việc đi vào thực hiện các thoả thuận về cắt giảm thuế đối với một số khu vực mậu dịch tự do khác với các đối tác thương mại chính của Việt Nam (ASEAN-Trung Quốc từ năm 2006, ASEAN-Hàn Quốc từ năm 2008, các khu vực mậu dịch tự do khác vào năm 2008-2009) sẽ đồng thời tạo ra sức ép cạnh tranh rất lớn đối với các doanh nghiệp trong nước. Cần khẩn trương có điều chỉnh thích hợp trong các ngành đang được bảo hộ cao và sẽ có cắt giảm thuế nhiều như: dệt may, điện-điện tử, thực phẩm chế biến, thép, ôtô/xe máy, giấy, hàng chế tạo khác... Một số ngành bị ảnh hưởng bất lợi có thể sẽ phải thu hẹp hoặc chuyển hướng sản xuất có thể dẫn đến một số biến động cục bộ về về sản xuất, lao động- việc làm. 10
- Phân tích tác động của Thuế Nhập Khẩu 4.2 Tác động đến NSNN Việc cắt giảm thuế nhập khẩu theo các cam kết gia nhập WTO sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp tới nguồn thu ngân sách nhà nước (NSNN). Tuy nhiên thực hiện cam kết này về trung hạn và dài hạn sẽ không có nhiều khả năng gây tác động tiêu cực cho nguồn thu ngân sách. Kim ngạch nhập khẩu thực tế chịu ảnh hưởng của việc cắt giảm thuế chỉ chiếm khoảng 20% tổng kim ngạch nhập khẩu hàng năm. Bên cạnh đó nếu tính tác động giảm thuế dẫn đến tăng kim ngạch thương mại nói chung dẫn đến tăng thu thuế nhập khẩu th́ tác động tổng cộng của việc giảm thuế của hội nhập kinh tế quốc tế đến tổng thu NSNN sẽ thấp. Theo ước tính sơ bộ, tác động trực tiếp về cắt giảm thuế suất sẽ làm số thu giảm khoảng 10% tổng số thu thuế từ hoạt động xuất nhập khẩu. Tuy nhiên, tác động gián tiếp của việc gia nhập WTO noí riêng và hội nhập KTQT nói chung về ngắn hạn có thể sẽ tác động đến tính ổn định và cơ cấu thu ngân sách. Số thu từ khu vực kinh tế trong nước, nhất là các doanh nghiệp nhà nuớc (DNNN), có thể bị ảnh hưởng lớn trước tác động của cạnh tranh quốc tế cũng như quá trình cải cách DNNN. 5. Những tồn tại trong chính sách thuế Thuế nhập khẩu tại Việt Nam: Trong thập niên 90 tình hình kinh tế, chính trị, xã hội thế giới đã có nhiều thay đổi nên đã tác động đến mô hình chiến chiến lược công nghiệp hóa của một số nước, trong đó có Việt Nam, chuyển từ chiến lược công nghiệp hóa thay thế hàng nhập khẩu sang chiến lược công nghiệp hóa hướng về xuất khẩu với quan điểm mới là khuyến khích sản xuất hàng xuất khẩu thay vì khuyến khích sản xuất hàng thay thế nhập khẩu. Để khuyến khích xuất khẩu theo định hướng công nghiệp hoá, chính sách thuế đã có những thay đổi theo hướng khuyến khích xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu. Thuế nhập khẩu là công cụ quan trọng trong việc quản lý, điều chỉnh các hoạt động ngoại thương, thúc đẩy đầu tư phát triển, hội nhập kinh tế quốc tế, tạo nguồn 11
- Phân tích tác động của Thuế Nhập Khẩu thu cho ngân sách nhà nước. Chính sách thuế nhập khẩu của Việt Nam trong thời gian đã mạng lại nhiều thành quả. Tuy nhiên trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế sắc thuế này cũng đã bộc lộ một số tồn tại như: + Thông tin về giá tham khảo tính thuế còn nhiều hạn chế, chưa cập nhật kịp thời; + Quy định về thời gian ân hạn thuế dẫn đến tình trạng nợ đọng thuế nhiều; + Phân loại hàng hoá trong danh mục biểu thuế nhập khẩu với danh mục mô tả mã hàng hoá chưa thống nhất dẫn đến việc áp mã, áp mức thuế suất trong một số trường hợp còn nhầm lẫn gây thất thu cho ngân sách nhà nước hoặc ngược lại gây thiệt hại cho người nhập khẩu; + Công cụ bảo hộ sản xuất trong nước như thuế chống bán phá giá, thuế tự vệ chưa thật sự phát huy trong điều kiện hội nhập WTO. 12
- Phân tích tác động của Thuế Nhập Khẩu Chương III: Giải pháp hoàn thiện Thuế nhập khẩu tại Việt Nam Khi gia nhập WTO, Việt Nam đã phải tiến hành cắt giảm thuế Nhập khẩu theo cam kết, tổng hợp toàn bộ các cam kết về thuế của Việt Nam có một số nét như sau: Việt Nam cam kết ràng buộc với toàn bộ biểu thuế nhập khẩu hiện hành gồm 10.600 dòng, thuế suất cam kết cuối cùng có mức bình quân giảm từ 17,4% xuống còn 13,4%. Thời gian thực hiện sau 5-7 năm. Trong toàn bộ biểu cam kết, Việt Nam sẽ cắt giảm thuế với khoảng 3.800 dòng thuế (chiếm 35,5% dòng thuế trong biểu thuế), ràng buộc ở mức thuế hiện hành khoảng 3.700 dòng thuế chiếm (34,5%), ràng buộc ở mức thuế trần cao hơn mức thuế suất hiện hành với 3.170 dòng chiếm 30% chủ yếu là đối với các nhóm hàng như xăng dầu, kim loại, hoá chất, một số phương tiện vận tải. Một số mặt hàng đang có thuế suất cao từ 20%, 30% sẽ được cắt giảm ngay khi gia nhập như: dệt may, gỗ, giấy, máy móc thiết bị điện tử, hàng chế tạo khác. Đối với lĩnh vực nông nghiệp, mức cam kết bình quân vào thời điểm gia nhập là 16,1% và mức cắt giảm cuối cùng sẽ là 12,6%. Hiện nay đối với Việt Nam, thuế nhập khẩu là biện pháp quan trọng để bảo hộ sản xuất trong nước. Nhưng theo cam kết với WTO và AFTA thì thuế nhập khẩu của Việt Nam bắt buộc phải cắt giảm, theo đó mức độ bảo hộ sản xuất trong nước sẽ giảm. Để tận dụng những lợi thế do hội nhập mang lại nhưng cũng hạn chế thấp nhất những tác động tiêu cực, luật thuế về nhập khẩu cần hoàn thiện theo hướng + Giá tính thuế: Việt Nam triển khai áp dụng xác định giá tính thuế nhập khẩu theo hiệp định Hải quan GATT/WTO từ 1/1/2004, cách tính này đã tạo điều kiện chủ động cho đơn vị nhập khẩu trong việc xác định giá tính thuế vì giá tính thuế được tính theo trị giá giao dịch. Giá tính thuế nhập khẩu là một trong những yếu tố rất quan trọng trong 13
- Phân tích tác động của Thuế Nhập Khẩu việc xác định số thuế nhập khẩu phải nộp, giá tính thuế có tác động mạnh đến số thu ngân sách, số thuế phải nộp và cũng là tâm điểm chú ý của các đơn vị, tổ chức quốc tế có quan hệ kinh tế với Việt Nam nên giá tính thuế mang tính nhạy cảm và có ảnh hưởng đến mở việc rộng quan hệ thương mại quốc tế. Thông thường gian lận qua giá là đơn vị nhập khẩu sẽ kê khai giá tính thuế thấp hơn giá mua thực tế, do đó, việc nắm bắt thông tin liên quan đến thương mại quốc tế như giá mua, giá bán các mặt hàng trên thế giới, các mối quan hệ của người mua, người bán để từ đó hình thành nên một ngân hàng dữ liệu về giá của hàng hoá nhập khẩu để cơ quan hải quan có thể tham vấn, đối chiếu với giá do nhà nhập khẩu khai báo là quan trọng. Căn cứ vào giá tham vấn sẽ có thể phát hiện ra các trường hợp gian lận về thuế nhập khẩu của doanh nghiệp nhập khẩu hoặc phát hiện sự móc ngoặc giữa của nhân viên hải quan với người nhập khẩu để chiếm đoạt tiền thuế của Nhà nước. Nguồn thông tin chủ yếu được cơ quan Hải quan sử dụng trong việc kiểm tra đối chiếu là từ giá chào hàng trên internet, giá thị trường, hệ thống thông tin về dữ liệu giá trong nội bộ ngành Hải quan. Tuy nhiên, việc xây dựng ngân hàng dữ liệu về giá của hàng hoá nhập khẩu của ngành Hải Quan chưa đáp ứng yêu cầu đặt ra, dữ liệu về giá còn sơ sài, chưa cập nhật kịp thời nên gây trở ngại cho công tác tham vấn về giá. Hiện nay Việt Nam đã hội nhập sâu rộng trong quan hệ thương mại quốc tế thì số lượng, chủng loại hàng hoá nhập khẩu ngày càng đa dạng nên áp lực càng tăng đối với công tác quản lý giá tính thuế. Để thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước trong quá trình phát triển kinh tế là khuyến khích đầu tư, tạo môi trường đầu tư thông thoáng, công bằng giữa các đối tượng, đồng thời hạn chế thất thu ngân sách thì công tác quản lý giá tính thuế nhập khẩu cần được hoàn thiện: Nhanh chóng hiện đại hoá ngành hải quan, trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, nối mạng toàn ngành trong nước, yêu cầu hải quan các địa phương nhanh chóng 14
- Phân tích tác động của Thuế Nhập Khẩu cập nhật thông tin dữ liệu về giá đối với những lô hàng đã thông quan ở địa phương vào ngân hàng dữ liệu giá để Hải quan trong cả nước có thể tham vấn. Xây dựng chiến lược mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế trong lĩnh vực hải quan, tranh thủ tối đa sự giúp đỡ của hải quan thế giới và tiến đến nối mạng quốc tế để xây dựng và hoàn thiện ngân hang giữ liệu về giá của ngành hải quan. Kết hợp chặt chẽ giữa bộ phận kiếm tra giá nhập khẩu và bộ phận kiểm tra sau thông quan để giảm bớt thủ tục khai báo. Théo đó, bộ phận kiểm tra giá nhập khẩu nếu có nghi ngờ về giá nhập khẩu nhưng chưa đủ cơ sở để bác bỏ thì vẫn tiến hành làm thủ tục thông quan lô hàng đó, nhưng đồng thời chuyển những hồ sơ này cho bộ phận sau thông quan để bộ phận kiểm tra sau thông quan lên kế hoạch kiểm tra. + Danh mục biểu thuế: Mỗi loại hàng hoá được sản xuất ra đều có tên gọi nhất định. Ở mỗi quốc gia, vùng lãnh thổ tuy cùng một mặt hàng nhưng có thể có những tên gọi, cách gọi khác nhau. Việc thống nhất tên gọi một loại hàng hoá khi nhập khẩu có ý nghĩa rất quan trọng trong việc xác định đúng mã hàng hoá nhập khẩu để áp dụng đúng mức thuế suất thuế nhập khẩu. Việt Nam đã xây dựng danh mục hàng hoá nhập khẩu dựa trên cơ sở Hệ thống điều hoà mô tả và mã hoá hàng hoá của tổ chức Hải quan thế giới (gọi tắt là danh mục HS) và việc nhận diện đúng tên hàng, đúng mã số trong biểu thuế Nhập khẩu ưu đãi là yêu cầu cơ bản của việc ban hành Danh mục HS. Tuy nhiên biểu thuế nhập khẩu hiện hành đã không theo kịp sự đa dạng về hàng hoá trong hoạt động xuất nhập khẩu, mã số giữa biểu thuế nhập khẩu so với mã số theo danh mục HS ngày càng bộc lộ nhiều điểm chưa thống nhất. Chỉ một sản phẩm nhưng có thể các cơ quan chức năng lại xác định khác nhau. Để hạn chế tình trạng cùng một loại hàng hoá nhập khẩu nhưng lại có nhiều cách áp mã khác nhau thì biểu thuế nhập khẩu cần được cập nhật bổ sung chi tiết, cụ thể phù hợp với danh mục HS trong điều kiện hàng hoá nhập khẩu ngày càng nhiều. + Kê khai nộp thuế: 15
- Phân tích tác động của Thuế Nhập Khẩu Trong thời gian tới nên nâng cao hiệu quả cơ chế tự khai tự nộp thuế. Theo kinh nghiệm của các nước tiên tiến, nếu thực hiện triệt để cơ chế tự khai, tự nộp thuế sẽ nâng cao ý thức tự giác, đề cao trách nhiệm trước pháp luật của đối tượng nộp thuế, giảm bớt chi phí thông báo thuế, rút ngắn thủ tục hành chính, tạo khung pháp lý minh bạch và thuận tiện đối với hoạt động nhập khẩu, bởi vì một trong những yếu tố gây cản trở lớn và làm giảm đi tính hấp dẫn là sự kém minh bạch trong chính sách và việc mất quá nhiều thời gian trong việc giải quyết các vấn đề thủ tục hành chính, đây là thuộc nhóm vấn đề các rào cản vô hình và tạo ra những chi phí cơ hội, chi phí không đoán trước đối với doanh nghiệp. Cùng với thực hiện cơ chế tự khai tự nộp đòi hỏi phải tăng cường công tác tuyên truyền, cung cấp các dịch vụ hỗ trợ thuế, tăng cường công tác thanh tra kiểm tra việc chấp hành chính sách thuế để ngăn ngừa và trừng phạt kịp thời các trường hợp lợi dụng cơ chế tự khai tự nộp để gian lận thuế. Theo quy định hiện hành, để khuyển khích nhập khẩu máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu… phục vụ cho sản xuất xuất khẩu quy định hiện hành cho phép một số trường hợp đơn vị nhập khẩu được nợ thuế nhập khẩu từ 30 đến 270 ngày, thực chất đây là hình thức Nhà nước tài trợ cho doanh nghiệp thông quan phương thức cho vay vốn nhưng không thu lãi để doanh nghiệp tạm thời không mất đi một khoản vốn lưu động để nộp thuế Nhập khẩu, quy định này đã tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, một số doanh nghiệp đã lợi dụng quy định này để nhập khẩu hàng hoá về tiêu thụ rồi bỏ trốn, không thực hiện nghĩa vụ thuế của mình, nhất là trong điều kiện hiện nay số lượng doanh nghiệp tham gia hoạt động nhập khẩu ngày càng tăng thì tình trạng gian lận nợ thuế cũng gia tăng, gây thất thu cho ngân sách Nhà nước, trong khi đó biện pháp thu hồi tiền thuế không đủ mạnh để có thể thu được tiền thuế bị thất thoát. Để khắc phục tình trạng gian lận đồng thời vẫn duy trì chính sách khuyến khích của Nhà nước, thời gian ân hạn nộp thuế nhập khẩu cần được sửa đổi theo hướng: 16
- Phân tích tác động của Thuế Nhập Khẩu đơn vị nhập khẩu phải nộp thuế ngay trước khi hàng hoá được thông quan, nếu trường hợp doanh nghiệp không thể nộp thuế Nhập khẩu ngay thì doanh nghiệp có thể ký quỹ, thế chấp, cầm cố với ngân hàng để ngân hàng đứng ra bảo lãnh cho doanh nghiệp về khoản tiền thuế Nhập khẩu phải nộp và sau khi đã được ngân hàng bảo lãnh thì doanh nghiệp có thể được thông quan hàng hoá. Sau đó, khi đến hạn nộp thuế nhập khẩu nếu doanh nghiệp không nộp thuế nhập khẩu thì ngân hang sẽ thay doanh nghiệp nộp tiền thuế nhập khẩu vào ngân sách nhà nước theo thông báo của cơ quan hải quan mà không cần có sự đồng ý của doanh nghiệp. Khi áp dụng biện pháp này có thể hạn chế được tình trạng nợ thuế, trốn lậu thuế diễn ra phổ biến như hiện nay và cũng đảm bảo được lượng vốn lưu động cần thiết cho doanh nghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh. 17
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Phân tích tác động của môi trường vi mô đến việc kinh doanh mỹ phẩm Thefaceshop
10 p | 2311 | 286
-
Tiểu luận: Phân tích thiết kế hệ thống bán hàng qua mạng
30 p | 828 | 116
-
Thuyết trình: Phân tích tác động và hành vi sai lỗi
28 p | 462 | 83
-
Tiểu luận: Phân tích tác động của thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản
23 p | 221 | 60
-
Tiểu luận: Phân tích thực trạng hoạt động bảo hiểm Xã hội ở Việt Nam hiện nay – Nêu và lấy ví dụ, phân tích một số trường hợp của bảo hiểm Thai sản
54 p | 386 | 60
-
Luận văn: Phân tích tác động đòn bẩy lên lợi nhuận và rủi ro của công ty cổ phần đầu tư và xây dựng DELTA AGF
62 p | 205 | 51
-
Chuyên đề ngoại thương: Phân tích tác động của Hiệp định thương mại Việt Mỹ đến tình hình xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang Hoa Kỳ
33 p | 300 | 49
-
Tiểu luận: Phân tích tác hại nghề nghiệp và biện pháp phòng tránh tại phân xưởng chế tạo phôi
7 p | 340 | 28
-
Tiểu luận: Phân tích tác động của rào cản thương mại trong vấn đề xuất khẩu thanh long ở Việt Nam
12 p | 101 | 17
-
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế đối ngoại: Phân tích hoạt động marketing của ngành hàng vật liệu xây dựng tại Công ty Cổ phần Vật tư Hậu Giang
93 p | 27 | 10
-
Khóa luận tốt nghiệp Tài chính Ngân hàng: Phân tích tác động của đòn bẩy đến rủi ro và lợi nhuận tại Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu và đầu tư Thừa Thiên Huế
95 p | 48 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phân tích tác động lợi nhuận và cổ tức lên giá cổ phiếu tại thị trường chứng khoán Việt Nam
82 p | 38 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phân tích tác động của thiên tai đến tăng trưởng kinh tế và lạm phát tại VN
209 p | 73 | 8
-
Tóm tắt Luận án tiến sĩ Kinh tế: Phân tích tác động của thiên tai đến tăng trưởng kinh tế và lạm phát tại Việt Nam
24 p | 90 | 7
-
Khoá luận tốt nghiệp: Phân tích tác động của đô thị hóa đến ý định sản xuất nông nghiệp trên đất nông nghiệp của nông hộ ở vùng ven đô thành phố Hồ Chí Minh
86 p | 10 | 6
-
Tiểu luận giữa kì môn Kinh tế học quốc tế 2: Phân tích tác động của trợ cấp xuất khẩu nông sản Mỹ lên Mexico
24 p | 25 | 6
-
Bài tiểu luận: Phân tích hiện tượng sống thử trong giới trẻ Việt Nam từ góc độ tâm lý học xã hội và đề xuất giải pháp
13 p | 53 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Thống kê kinh tế: Phân tích tác động của chỉ tiêu năng suất nhân tố tổng hợp (TFP) đến tăng trưởng kinh tế tỉnh Quảng Ngãi
129 p | 5 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn