intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tiểu luận:Quan hệ Việt Trung chuyển dần sang trang thái đối địch trong những năm 70 nguyên nhân của nó

Chia sẻ: Bcjxc Gdfgf | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:17

119
lượt xem
16
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Quan hệ Việt Nam-Trung Quốc là một trong những mối quan hệ địa chính trị lâu đời nhất trên thế giới còn tồn tại đến ngày nay. Nói “quan hệ địa chính trị” để nói về một phạm trù tổng quát hơn, bao trùm hơn phạm trù “quan hệ giữa hai quốc gia”. Bởi vì trong gần hai mươi hai thế kỷ lịch sử của nó, quan hệ Việt-Trung không phải lúc nào cũng là quan hệ giữa hai quốc gia,

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tiểu luận:Quan hệ Việt Trung chuyển dần sang trang thái đối địch trong những năm 70 nguyên nhân của nó

  1. HỌC VIỆN NGOẠI GIAO VIỆT NAM Khoa CHÍNH TRỊ QUỐC TẾ BÀI TẬP LỚN Đề tài: QUAN HỆ VIỆT- TRUNG CHUYỂN DẦN SANG TRẠNG THÁI ĐỐI ĐỊCH TRONG NHỮNG NĂM 70- NGUYÊN NHÂN CỦA NÓ Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị The Lớp : H33 Hà Nội, 04/2009
  2. LỜI NÓI ĐẦU Quan hệ Việt Nam-Trung Quốc là một trong những mối quan hệ địa chính trị lâu đời nhất trên thế giới còn tồn tại đến ngày nay. Nói “quan hệ địa chính trị” để nói về một phạm trù tổng quát hơn, bao trùm hơn phạm trù “quan hệ giữa hai quốc gia”. Bởi vì trong gần hai mươi hai thế kỷ lịch sử của nó, quan hệ Việt-Trung không phải lúc nào cũng là quan hệ giữa hai quốc gia, càng không phải lúc nào cũng là quan hệ giữa hai “nhà nước dân tộc có chủ quyền”, như ta vẫn quen hình dung về mối quan hệ giữa hai “nước” trong thế giới hiện đại. “Quan hệ Việt-Trung” ở đây được hiểu là mối quan hệ giữa hai thực thể địa chính trị. Mối quan hệ địa chính trị này trong từng thời kỳ có những thăng trầm khác nhau. Sự thăng trầm của nó đã khiến cho rất nhiều người quan tâm nghiên cứu để tìm ra lời lí giải Tại sao lại như vậy? Học về chính sách đối ngoại Việt Nam, tôi được tiếp xúc với quyển Quan hệ Việt Nam- Trung Quốc, những sự kiện 1961- 1970_ Viện Khoa học xã hội Việt Nam. Viện Nghiên cứu Trung Quốc_ TS. Nguyễn Đình Liêm ( chủ biên). Trong đó ghi lại những sự kiện đã diễn ra trong quan hệ ngoại giao của hai nước. Điều khiến tôi chú ý là sự kiện ngày 4/10/1967, Đoàn đại biểu Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam đến thăm Trung Quốc. Ngày 5/ 10 anh hùng Huỳnh Văn Đỉnh đã chuyển tới Chủ tịch Mao Trạch Đông bức trướng của Ủy ban Mặt trận giải phóng miền Nam dòng chữ thêu: “ Tình đoàn kết chiến đấu giữa nhân dân Việt Nam và nhân dân Trung Quốc đời đời bền vững”. Sự “ đoàn kết” và “ đời đời bền vững” ở đây đã khiến cho chúng ta khi đọc lại sẽ thắc mắc rằng Tại sao lại có tranh chấp lớn 1979? Tại sao có những mâu thuẫn trong vấn đề Hoàng Sa và Trường Sa? Phải chăng đó chỉ là HI VỌNG của phía Việt Nam? Chính vì thế tôi đã chọn Trung Quốc, và chọn nghiên cứu sâu hơn về diễn biến quan hệ với Việt Nam, tại sao lại có sự biến đổi đó? Trong thực tế lịch sử cho thấy, Việt Nam là một trong những nhân tố quan trọng nhất trong chiến lược toàn cầu của Trung Quốc. Do Việt Nam có vị trí rất quan trọng trong chiến lược của Pháp (1950), cũng như trong chiến lược của Mĩ ( 1970), nên Trung Quốc đã dùng “ con bài” Việt Nam để câu kết với bọn đế quốc, 2
  3. phục vụ cho ý đồ chiến lược bành trướng đại dân tộc và bá quyền nước lớn của họ. Đồng thời họ mưu toan một mình nắm cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước của nhân dân Việt Nam, một vấn đề trung tâm của đời sống chính trị quốc tế lúc bấy giờ, để giương cao chiêu bài “ chống chủ nghĩa đế quốc” hòng nắm quyền “ lãnh đạo cách mạng thế giới”, dìm ảnh hưởng của Liên Xô. Mặt khác Việt Nam nằm trong khu vực Đông Nam Á- là hướng bành trướng cổ truyền trong lịch sử Trung Quốc, với vị trí chiến lược ở Đông Nam Châu Á, Việt Nam trở thành khu vực mà từ lâu Trung Quốc có ý đồ thôn tính. Trong lịch sử, bọn bành trướng phong kiến Trung Quốc đã nhiều lần xâm lược Việt Nam, dùng Việt Nam thành bàn đạp để xâm lược các nước khác ở Đông Nam Á. Khi chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, trong các đảng cộng sản ở khu vực này chỉ có Đảng Cộng sản Việt Nam giành được chính quyền và thành lập Nhà nước công nông đầu tiên trong khu vực. Cách mạng Việt Nam có ảnh hưởng to lớn do đánh thắng được hai kẻ thù lớn là thực dân Pháp và đế quốc Mĩ. Phía lãnh đạo Trung Quốc âm mưu nắm Việt Nam để nắm toàn bộ bán đảo Đông Dương, mở đường xuống Đông- Nam Châu Á. Vì Trung Quốc “ lớn nhưng không có đường ra”, do đó mong muốn Việt Nam “ mở cho một đường mới xuống Đông- Nam Châu Á”. Nói tóm lại, những người lãnh đạo Trung Quốc coi Việt Nam là một trong những nhân tố quan trọng hàng đầu đối với chiến lược của họ, nên luôn tìm cách nắm Việt Nam. Tức là họ muốn Việt Nam phải là một nước không mạnh, bị chia cắt, không độc lập và lệ thuộc Trung Quốc. Song thực tế, sự vươn lên không ngừng của Việt Nam đã đi ngược lại với mong muốn của họ. Việt Nam không chỉ độc lập, thống nhất và giàu mạnh mà còn có đường lối độc lập, tự chủ và đường lối quốc tế đúng đắn. Điều này thật sự là một cản trở lớn cho chiến dịch toàn cầu của Trung Quốc. Mà trước tiên là cho chính sách bành trướng của họ ở Đông Nam Á. Đó là nguyên nhân vì sao trước đây Trung Quốc một mặt giúp đỡ, một mặt kiềm chế cách mạng Việt Nam, hay mỗi khi ta đánh thắng đế quốc thì Trung Quốc lại buôn bán thỏa hiệp với đế quốc; và vì sao từ chỗ chống nước ta một cách giấu mặt đến chỗ công khai thù địch và thậm chí trắng trợn tiến hành chiến tranh xâm lược Việt Nam. Như chúng ta đã biết, nguyên nhân của những sự kiện, những mâu thuẫn xung đột giữa hai nước Việt Nam và Trung Quốc đã được nhắc đến rất nhiều trong 3
  4. các bài viết hay trong các đánh giá, xem xét của các nhà lãnh đạo, cấp cao…của nước ta hoặc dưới góc độ nghiên cứu của nhiều độc giả trong và ngoài nước. Điều mà tôi quan tâm ở đây là căn nguyên của quá trình nảy sinh mâu thuẫn Việt- Trung như thế nào? Đặc biệt trong khoảng thời gian được coi là đỉnh điểm của nó là những năm 70. Mặt khác, lịch sử cho thấy quan hệ Việt- Trung đã trải qua rất nhiều thăng trầm. Có thể nói trong số các quốc gia có quan hệ ngoại giao với Việt Nam thì Trung Quốc là nước “ thăng- trầm” nhất. Dưới chế độ Phong kiến, các triều đại của Việt Nam đã phụ thuộc nhiều vào chế độ Phong kiến Trung Quốc. Trung Quốc như Thiên triều còn Việt Nam như Chư hầu. Bước sang lịch sử cận đại của thế kỉ 21, mối quan hệ này tiếp tục thăng trầm và biến động. Lúc thì đó là tình “ anh em”, lúc thì “muốn dạy cho Việt Nam một bài học”, lúc lại “láng giềng hữu nghị”…Sự bất thường ấy là vấn đề rất khó lường, khiến cho các nhà hoạch định chính sách của ta cũng phải khá đau đầu. Nếu như chỉ nhìn sự việc trên phương diện tách rời, không có sự phân tích hay nối kết chúng với nhau thì rất khó để hiểu được nó. Tôi băn khoăn rằng mặc dù Việt Nam và Trung Quốc đã bình thường hóa quan hệ ( 1991) song với bản tính cố hữu của Trung Quốc, với ước muốn bá quyền của họ, cũng không ai có thể dám khẳng định một cách chắc chắn rằng sẽ không có xung đột và mâu thuẫn, sẽ không có chiến tranh. Do vậy tự nhận thấy việc tìm hiểu một cách cặn kẽ nguyên do và những chuyển đổi từ đồng minh chiến lược sang trạng thái thù địch trong quan hệ hai nước là điều cần thiết. Nó không chỉ giúp chúng ta hiểu rõ vấn đề mà còn giúp chúng ta có những bước chuẩn bị và ứng phó kịp thời. Sự kiện dù đã là quá khứ song cũng nên hiểu rõ về nó. Nếu như kết quả giúp cho chúng ta có thể đánh giá, diễn biến giúp ta nhìn nhận vấn đề thì nguyên nhân cũng là một khía cạnh hết sức quan trọng. Nó giúp cho chúng ta hiểu được căn nguyên của vấn đề, từ đó hỗ trợ rất lớn trong việc tìm ra con đường ứng phó cũng như rút ra những kinh nghiệm đáng quý trong cách nhìn nhận, đáng giá và xử lí vấn đề. Chính vì vậy tôi đã quyết định đi sâu tìm hiểu đâu là câu trả lời cho câu hỏi : Tại sao quan hệ Việt Nam- Trung Quốc trong những năm 70 lại chuyển dần từ đồng minh chiến lược sang mâu thuẫn, thù địch? 4
  5. Để trả lời cho những băn khoăn này, trong bài tiểu luận tôi đã đi sâu vào tìm hiểu về hai khía cạnh lớn sau: Tình hình trong nước cũng như thế giới ảnh hưởng đến Quan hệ Việt Nam và Trung Quốc giai đoạn những năm 70 như thế nào? Nguyên nhân Quan hệ Việt Nam- Trung Quốc chuyển dần sang đối đầu trong những năm 70. Để thấy được sự chuyển biến sang trạng thái thù địch của quan hệ hai nước, trước hết phải tìm hiểu thực trạng trước đó như thế nào? Trong tư duy của những người lãnh đạo đã nhìn nhận và hành động ra sao? Những mầm mống phát sinh dần dần theo thời gian như thế nào? Cụ thể hóa những day dứt này, bài luận đã đưa ra và phân tích các khía cạnh liên quan: Tình thế thay đổi- CÁI NHÌN và hành động thay đổi giữa hai nước: Chính sách của các nhà nắm chính quyền của hai nước. Sự khác biệt trong cái nhìn đối với Liên Xô và Mĩ: Trong xử lí vấn đề Campuchia: Đối với các vấn đề biển đảo: Với vấn đề người Việt gốc Hoa: Hành động của Bắc Kinh đối với Việt Nam: Sau khi tự mình nghiên cứu các sách, báo, tài liệu tham khảo, và các bài đánh giá, phê bình hay nhận định trên mạng cùng với kiến thức có được sau khi kết thúc môn Chính sách đối ngoại, bài luận này giúp mọi người hiểu rõ hơn phần nào về quan hệ Việt- Trung, đặc biệt là sự chuyển biến trong những năm 70. Tất nhiên không thể tránh khỏi những sai sót nhất định, rất mong nhận được sự nhận xét, đánh giá và đóng góp của thầy cô và các bạn! Xin cảm ơn! 5
  6. I/ Những thay đổi của tình thế ảnh hưởng đến quan hệ hai nước. 1. Tình thế thay đổi- CÁI NHÌN và hành động thay đổi giữa hai nước: Sau Thế Chiến II, cả thế giới cùng công nhận mô hình Westphalia. Mô hình đó là cơ sở ý thức hệ của Liên Hợp Quốc (cấm xâm lược, mỗi nước một phiếu), cũng là chỗ bám để các nước thuộc địa đòi hỏi quyền tự quyết của mình. Chính trên căn bản này mà Ấn Độ và Trung Quốc đã đề ra “năm nguyên tắc chung sống hòa bình” (tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau, không xâm lược lẫn nhau, không can thiệp vào nội trị của nhau, bình đẳng cùng có lợi, chung sống hòa bình). Những nguyên tắc này cũng được Trung Quốc và Việt Nam coi như một căn bản trong quan hệ giữa hai quốc gia. Nói cách khác, mô hình thế giới truyền thống kiểu Trung Quốc mà các triều đình Việt Nam và Trung Hoa chia sẻ trước kia đã không còn hiệu lực pháp lý. Bên cạnh đó, nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa và nước Trung Hoa xã hội chủ nghĩa còn có chung một mô hình thế giới nữa. Theo đó, thế giới chia làm hai phe, xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa, trong đó Việt Nam và Trung Quốc cùng thuộc phe xã hội chủ nghĩa, tức là như “anh em một nhà”. Trong những năm 50 và 60, Việt Nam coi Liên Xô và Trung Quốc là hai nước đứng đầu phe xã hội chủ nghĩa, là “anh cả” và “anh hai”. Điều này có vẻ như Việt Nam trùng quan điểm với Trung Quốc (Liên Xô và Trung Quốc là anh cả và anh hai của phe xã hội chủ nghĩa), khác quan điểm với Liên Xô (Liên Xô một mình lãnh đạo phe xã hội chủ nghĩa). Nhưng thực chất có sự khác biệt quan trọng giữa ba quan điểm của ba nước. Trung Quốc vẫn công nhận phe xã hội chủ nghĩa lãnh đạo bởi Liên Xô, nhưng điểm mấu chốt mà Trung Quốc đòi hỏi là họ phải được độc lập, không bị phụ thuộc vào “anh cả”. Vì thế mà Mao muốn Liên Xô chia sẻ kỹ thuật làm bom nguyên tử với Trung Quốc. Nhưng Liên Xô muốn các nước xã hội chủ nghĩa phụ thuộc vào mình nên từ chối cho Trung Quốc công nghệ nguyên tử. Đây là nguyên nhân sâu xa và căn bản của sự “bất hòa” giữa hai nước trong những năm về sau. Về phía Việt Nam, để phục vụ mục tiêu hoàn toàn giải phóng miền Nam, Việt Nam cần cả hai cường quốc xã hội chủ nghĩa, còn chuyện họ có phụ thuộc vào nhau hay không thì không quan trọng. 6
  7. Tuy nhiên, trong giai đoạn Khrushchev cầm quyền ở Liên Xô, Hà Nội bất đồng với Mátxcơva trên hai điểm căn bản. Thứ nhất là chủ trương chung sống hòa bình giữa hai hệ thống xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa. Chính sách này làm Hà Nội bất mãn, vì họ không tin Mỹ cũng muốn chung sống hòa bình, bằng chứng của họ là việc Washington ngày càng can thiệp sâu vào miền Nam. Thêm nữa, chủ trương chung sống hòa bình đi ngược lại ý đồ của Hà Nội là quyết tâm giải phóng miền Nam, kể cả bằng vũ lực. Thứ hai là chủ trương xét lại các giáo điều của Lênin và Stalin. Điều này gây hoang mang, xáo trộn tư tưởng trong cán bộ, khi mà Hà Nội lại đang rất cần thống nhất và ổn định tư tưởng để tranh đấu ở miền Nam. Trong lúc đó thì Trung Quốc cũng chủ trương dùng đấu tranh vũ trang để chống Mỹ và giương ngọn cờ chống xét lại để tiếp tục bám giữ các giáo điều. Do đó, tại Hội nghị trung ương 9 khóa 3 Đảng Lao động Việt Nam, tháng 12/1963, cùng với một nghị quyết “giải phóng miền Nam” là một nghị quyết “chống chủ nghĩa xét lại” của Liên Xô như một sự “ngả về” Trung Quốc. Tuy nhiên, như W. R. Smyser (1980: 80) nhận định, vấn đề đối với Hà Nội không phải là theo Trung Quốc hay ngả về Liên Xô hay giữ một vị trí cân bằng giữa hai bên. Chính sách của Hà Nội theo đuổi một mục tiêu không đổi: giành sự kiểm soát hoàn toàn miền Nam. Và Hà Nội sẽ nghiêng về bên nào ủng hộ mục tiêu đó. Vào cuối những năm 60, đầu những năm 70, quan điểm và đường lối đại chiến lược của Việt Nam và Trung Quốc bắt đầu rời xa nhau. Bất đồng sâu sắc với Liên Xô mà không lôi kéo được phe xã hội chủ nghĩa theo mình, Trung Quốc quay ra giương cao ngọn cờ lãnh đạo các nước đang phát triển. Cuối những năm 60, Trung Quốc đưa ra viễn tượng “nông thôn thế giới bao vây thành thị thế giới”, trong đó “nông thôn thế giới” do Trung Quốc lãnh đạo, còn “thành thị thế giới” bao gồm cả Mỹ lẫn Liên Xô. Cũng trong khoảng thời gian này, Liên Xô đưa ra mô hình “ba dòng thác cách mạng thế giới”. Ba dòng thác ấy bao gồm chủ nghĩa xã hội ở các nước xã hội chủ nghĩa, phong trào công nhân ở các nước tư bản chủ nghĩa, và phong trào giải phóng dân tộc ở các nước đang phát triển. Theo thuyết của Liên Xô, nước này lãnh đạo phe xã hội chủ nghĩa và lực lượng xã hội chủ nghĩa là chủ lưu của ba dòng thác cách mạng. Như vậy, Liên Xô là lãnh đạo của lãnh đạo. Việt Nam không nhận được vai trò gì quan trọng trong viễn tượng thế giới của Trung Quốc, nhưng vẫn có thể có 7
  8. chỗ đứng danh giá trong mô hình của Liên Xô. Đó là một lý do vì sao Bí thư thứ nhất Lê Duẩn nhanh chóng tiếp thu lý luận “ba dòng thác cách mạng” của Suslov, đồng thời gắn vào đó hình ảnh Việt Nam là “tiền đồn của phe xã hội chủ nghĩa ở Đông Nam Á” và “mũi nhọn của phong trào giải phóng dân tộc trên toàn thế giới”. Ngoài ra, cũng trong khoảng thời gian cuối những năm 60, đầu những năm 70, một loạt biến cố quan trọng đã xảy ra trong chính sách và mối quan hệ của các nước lớn liên quan đến Việt Nam. Năm 1966, căng thẳng giữa Trung Quốc và Liên Xô bùng cháy thành xung đột biên giới. Năm 1967, Mỹ tổn thất nặng vì chiến tranh Việt Nam, Tổng thống Johnson không dám ra tranh cử tổng thống. Năm 1968, Nixon trúng cử tổng thống Mỹ, chuyển sang chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh. Cố vấn an ninh quốc gia Kissinger, một giáo sư sử học đặc biệt tâm đắc phương thức “cân bằng quyền lực” (balance of power), phương thức mà theo ông đã giúp châu Âu duy trì hòa bình trong suốt một thế kỷ (từ sau Chiến tranh Napoléon đến trước Thế chiến thứ 1), bí mật sang Trung Quốc thăm dò khả năng dùng nước này làm đối trọng với Liên Xô. Năm 1972, nhân chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Mỹ Nixon, hai nước ký Tuyên bố chung Thượng Hải, đặt nền móng cho liên minh chiến lược chống lại Liên Xô. Sự bắt tay của Trung Quốc với Mỹ càng làm Việt Nam xích lại gần Liên Xô. Như Eero Palmujoki (1997: 48) nhận xét, việc Hà Nội tiếp thu lý luận “ba dòng thác cách mạng” là để thể hiện chính sách thân Liên Xô, vì quan điểm “ba dòng thác cách mạng” mà Liên Xô đưa ra năm 1969 về cơ bản không khác gì quan điểm “ba lực lượng cách mạng thế giới” mà Hội nghị các đảng cộng sản và công nhân đã thông qua vào năm 1960. Sự leo thang của Mỹ tại chiến tranh Việt Nam trong năm 1964 và 1965 là mối đe dọa lớn cho an ninh của Trung Quốc. Lãnh đạo Trung Quốc phản ứng lại bằng một chính sách ba hướng. Thứ nhất, tăng viện trợ quân sự và kinh tế cho miền Bắc Việt Nam ngay trong mùa hè năm 1964, đối phó với sự leo thang của Mỹ vào tháng 8.1 Thứ hai, khi lính thủy đánh bộ của Mỹ đổ bộ vào miền Nam Việt Nam ngày 8-3- 1965, chính quyền Trung Quốc tỏ thái độ cho Washington biết rằng họ muốn giới hạn chiến tranh Việt Nam chỉ trong Đông Dương, nhưng vẫn chuẩn bị và sẵn sàng tham chiến nếu bị Mỹ tấn công. 8
  9. Mặt khác, trong thời kì này, tình hình nội bộ của Trung Quốc có rất nhiều vấn đề phức tạp. Cuộc đấu tranh giành quyền lực giữa các phe phái rất quyết liệt trước và sau khi Mao Trạch Đông qua đời. Nhưng về mặt ngoại giao thì họ vẫn tiếp tục cố gắng để nhanh chóng trở thành một siêu cường nhằm hỗ trợ cho cuộc đấu tranh trong nội bộ. 2. Chính sách của các nhà nắm chính quyền của hai nước. a/ Phía Việt Nam: Ngay từ thuở sơ khai trong quan hệ với Trung Quốc, Việt Nam luôn đặt Trung Quốc ở vị trí nước lớn, đôi khi đối xử một cách quá nhân nhượng, nhún nhường. Trong quan hệ ngày nay, khi Việt Nam đã có vị thế nhất định trên thế giới cũng như trong khu vực, quan hệ với Trung Quốc vẫn luôn được Đảng và Nhà nước ta chú trọng. Đối với Việt Nam, Trung Quốc không chỉ là láng giềng lân cận, mà còn là một nước lớn, có vị thế, sức mạnh và tiềm lực lớn. Do đó một mặt Việt Nam đối xử với Trung Quốc trong quan hệ nước nhỏ với nước lớn, một mặt thực hiện quan hệ bình đẳng trên quan hệ các nước xã hội chủ nghĩa, sẵn sàng đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc. Trong giai đoạn này, Các nhà lãnh đạo Việt Nam nhận thấy rằng chủ nghĩa xã hội đang trên đà phát triển, quan hệ quốc tế vẫn dựa trên cơ sở đấu tranh giữa hai hệ tư tưởng, hai hệ thống. Việt Nam đang đứng trước cơ hội hòa bình và phát triển. Mục tiêu mà Đảng và Nhà nước ta đặt ra là đưa Việt Nam “ tiến nhanh” lên chủ nghĩa xã hội là phù hợp nhất với tình hình của Việt Nam. Về cuối những năm 70, Chủ trương hợp tác toàn diện với các nước xã hội chủ nghĩa. Trong đó cân bằng quan hệ với Trung Quốc và Liên Xô. Đồng thời mở rộng quan hệ trên cơ sở các nguyên tắc quan hệ quốc tế. Chú trọng đấu tranh với Đế quốc, đặc biệt là Mĩ. Tuy nhiên trong giai đoạn này ta vẫn chú trọng đấu tranh và hợp tác một chiều, do đó không đánh giá đúng được chiến lược các nước lớn, gây ra mất cân bằng. Việt Nam coi Trung Quốc là nước xã hội chủ nghĩa, do đó chủ trương phát triển quan hệ với Trung Quốc như với các nước xã hội chủ nghĩa khác, giải quyết các vấn đề giữa hai nước qua thương lượng. Tuy nhiên trong quan hệ hai nước đã nảy sinh ra một số vấn đề, Việt Nam đã duy trì dùng ngoại giao đấu tranh lại. b/ Phía Trung Quốc: 9
  10. Quan điểm ăn sâu vào trong mỗi nhà lãnh đạo Trung Quốc đó là một Trung Quốc lớn mạnh trên thế giới, phải có vị thế xứng tầm. Do đó chủ trương của họ được ngụy biện trên góc độ nào hay được che giấu thế nào thì bản chất của nó vẫn là khát vọng bành trướng. Với vị thế ngày càng tăng cao của Việt Nam đã khiến cho các nhà lãnh đạo Trung Quốc phải dè chừng và không thỏa đáng. Tính toán của họ nhằm làm suy yếu Việt Nam về mọi mặt. Vì thế mà quan hệ với Trung Quốc, Việt Nam lại gặp những bước thăng trầm như vậy. Có lẽ Trung Quốc luôn tận dụng mọi cơ hội để hạn chế khả năng tiến xa hơn, ảnh hưởng lớn hơn của Việt Nam. Khi Đặng Tiểu Bình nổi lên trở thành người lãnh đạo quyền lực nhất Trung Quốc. Đặng nhìn thấy cả rắc rối lẫn cơ hội trong mối quan hệ khó khăn với Việt Nam và cho rằng cách tốt nhất để nắm lấy những cơ hội này là một hành động quân sự.Trong chuyến thăm Đông Nam Á tháng 12 năm 1978, tại một cuộc trả lời phỏng vấn được Trung Quốc truyền hình trực tiếp, Đặng Tiểu Bình tuyên bố: "Việt Nam là côn đồ, phải dạy cho Việt Nam bài học" mà ngày hôm sau báo chí chính thức của Trung Quốc cắt ngắn thành "phải dạy cho Việt Nam bài học" II/ Quan hệ Việt Nam- Trung Quốc chuyển dần sang đối đầu trong những năm 70. Tuy được sự giúp đỡ rất lớn của Trung Quốc trong chiến tranh Đông Dương và Chiến tranh Việt Nam, các rạn nứt trong quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam Dân chủ Cộng hoà và Trung Quốc đã bắt đầu thể hiện từ năm 1968. 1/ Sự khác biệt trong cái nhìn đối với Liên Xô và Mĩ: a. Với Liên Xô: Hà Nội nhất định cùng lúc giữ mối quan hệ nồng ấm với cả Moskva lẫn Bắc Kinh trong khi mâu thuẫn giữa Liên Xô và Trung Quốc đã lên cao. Từ những mâu thuẫn Xô- Trung bùng nổ, Trung Quốc luôn tìm mọi cách thậm chí gây sức ép để lôi kéo Việt Nam ủng hộ họ chống Liên Xô. Nhưng chủ trương nhất quyết của Việt Nam lại đi ngược lại với ý đồ của Trung Quốc. Việt Nam đấu tranh cho tình đoàn kết giữa các nước xã hội chủ nghĩa, trong phong trào cộng sản và công nhân thế giới. Mặc cho sự không hài lòng từ Trung Quốc, Việt 10
  11. Nam vẫn nhận sự giúp đỡ từ cả hai phía Trung Quốc và Liên Xô, dẫn đến chiến thắng hoàn toàn cho nhân dân Việt Nam. Khi Việt Nam ngày càng có quan hệ chặt chẽ hơn với Liên Xô, Trung Quốc thấy mình bị đe dọa từ hai phía. Đồng thời, Việt Nam cũng đang cố gắng xây dựng mối quan hệ đặc biệt chặt chẽ giữa 3 nước Đông Dương trong đó Việt Nam giữ vị thế đứng đầu. Cùng với thực tế rằng nước Việt Nam thống nhất đã trở thành một sức mạnh quan trọng trong vùng, làm giảm ảnh hưởng của Trung Quốc. Những điều này làm cho Trung Quốc lo ngại về một "tiểu bá quyền" Việt Nam và việc bị Liên Xô bao vây từ phía Nam. b. Với Đế quốc Mĩ: Trung Quốc luôn cho rằng “ Muốn chống Đế quốc phải chống xét lại”. Điều đó không đúng với thực tiễn trong cuộc chiến tranh chống Đế quốc Mĩ của Việt Nam. Do đó, Trung Quốc đã tìm mọi cách hạn chế vai trò và ảnh hưởng chiến thắng của Việt Nam. Bất đồng quan điểm giữa Hà Nội và Bắc Kinh về cách tiến hành cuộc chiến tại miền Nam Việt Nam trở nên rõ rệt. Bắc Kinh muốn lực lượng cộng sản tiếp tục chiến tranh du kích có giới hạn chống Mỹ, trong khi Hà Nội muốn chiến tranh quy mô truyền thống. Sau sự kiện Tết Mậu Thân, Hà Nội bắt đầu đàm phán với Mỹ, trong khi đó Bắc Kinh phản đối. Năm 1972, chuyến thăm của tổng thống Mỹ Nixon tới Bắc Kinh và thỏa thuận giữa Mỹ và Trung Quốc được Việt Nam Dân chủ Cộng hoà xem là một sự phản bội. Năm 1975, trong chuyến thăm Bắc Kinh, Lê Duẩn thẳng thừng từ chối đưa Việt Nam Dân chủ Cộng hoà vào liên minh chống Liên Xô của Trung Quốc, phủ nhận quan niệm của Trung Quốc rằng chủ nghĩa bành trướng của Liên Xô là mối đe dọa đối với các nước cộng sản châu Á. Ông rời Trung Quốc mà không tổ chức tiệc đáp lễ theo truyền thống, cũng không ký thỏa thuận chung. Cũng trong chuyến thăm này, Trung Quốc thông báo rằng sẽ không giữ mức viện trợ như đã hứa năm 1973. Bắc Kinh bắt đầu nói về một Việt Nam "hắc tâm", "vô ơn", "ngạo ngược". Viện trợ 11
  12. của Trung Quốc sau đó giảm mạnh và đến năm 1978 thì cắt toàn bộ. Điều kiện đầu tiên Trung Quốc đặt ra cho Việt Nam để nối lại viện trợ là phải từ chối tất cả các khoản viện trợ của Liên Xô. 2/ Trong xử lí vấn đề Campuchia: Một nước Campuchia chống Việt Nam đã trở thành một đồng minh quan trọng đối với Trung Quốc. Quan hệ Việt Nam - Campuchia ngày càng đi xuống, thể hiện ngay từ tháng 5 năm 1975 khi Khmer Đỏ cho quân đánh chiếm các đảo Phú Quốc và Thổ Chu và bắt đi hàng trăm dân thường, lên cao trào vào những năm 1977-1978 khi Khmer Đỏ nhiều lần đánh sâu vào lãnh thổ Việt Nam tàn sát hàng chục nghìn dân thường. Trong suốt thời gian đó và cả về sau, Trung Quốc luôn là nước viện trợ đắc lực cho Khmer Đỏ về vũ khí khí tài cũng như cố vấn quân sự.Cũng năm 1975, Trung Quốc cho Campuchia vay không lấy lãi 1 tỷ USD và kí kết một hiệp ước quân sự bí mật với chính quyền Khmer Đỏ vào tháng 2 năm 1976. Bên cạnh các nỗ lực ngoại giao không thành nhằm xoa dịu căng thẳng với Trung Quốc và Campuchia, Việt Nam tin rằng Trung Quốc đang sử dụng Campuchia để tấn công Việt Nam. Cuối năm 1978, căng thẳng giữa Việt Nam với cả Campuchia cũng như Trung Quốc đều lên một đỉnh mới. Ngày 23 tháng 12 năm 1978, Quân đội Việt Nam tổng phản công trên biên giới Tây Nam, đánh sang Campuchia lật đổ chính quyền Khmer Đỏ. Trung Quốc có được lý do để tuyên bố về cuộc chiến chống Việt Nam sắp tiến hành. 3/ Đối với các vấn đề biển đảo: Từ năm 1973, Liên Hiệp Quốc bắt đầu thảo luận về vấn đề chủ quyền của các quốc gia đối với vùng đặc quyền kinh tế trên biển. Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa quyết định tuyên bố chủ quyền với các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa dựa theo hiệp ước Pháp-Thanh kí kết năm 1887. Về phía Trung Quốc, với cuộc khủng hoảng dầu lửa những năm 1970 nước này đã tìm kiếm các nguồn khai thác dầu mỏ trên biển Đông sát với Việt Nam, một hành động mà theo Việt Nam là chiến lược bao vây đất nước họ. Tranh chấp giữa hai nước về hai quần đảo này đã bắt đầu ngay từ năm 1975 sau khi Việt Nam tuyên bố chủ quyền đối với hai quần đảo này. 12
  13. Nam Quan, hay Hữu Nghị Quan, cửa ải nằm tại biên giới Việt Nam-Trung quốc. Một lý do nữa khiến căng thẳng Việt Nam - Trung Quốc leo thang đó là vấn đề Hoa kiều tại Việt Nam. Trước năm 1975, có khoảng 1,5 triệu người gốc Hoa sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam, 15% sống ở phía Bắc vĩ tuyến 17 và 85% còn lại sinh sống ở miền Nam Việt Nam. Người Hoa đặc biệt có ảnh hưởng ở miền Nam Việt Nam, nơi họ hoạt động mạnh trong lĩnh vực kinh doanh thương mại. Năm 1956, chính quyền Ngô Đình Diệm đưa ra chính sách buộc người Hoa phải nhập quốc tịch Việt Nam hoặc họ sẽ bị trục xuất khỏi lãnh thổ, ngược lại, Hà Nội và Bắc Kinh đồng ý trên nguyên tắc về việc cho phép Hoa kiều tự chọn lựa quốc tịch của mình. Chính sách của Việt Nam từ năm 1976 đã bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi nhanh chóng của mối quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc, với nỗi e ngại rằng Trung Quốc có thể sử dụng Hoa kiều để ép Việt Nam theo các chính sách của mình. Vấn đề Hoa kiều được chính phủ Việt Nam xem là một thử thách đối với chủ quyền quốc gia hơn là một vấn đề nội bộ đơn thuần. Chính sách một quốc tịch bắt đầu, Hoa kiều nếu không nhập quốc tịch Việt Nam sẽ bị cho thôi việc, các báo và cơ sở giáo dục tiếng Hoa cũng bị đóng cửa. Từ năm 1977 đã có 70.000 Hoa kiều từ Việt Nam quay về Trung Quốc. Cho đến thời điểm xảy ra cuộc chiến đã có chừng 160.000 Hoa kiều hồi hương từ Việt Nam bằng đường biển hoặc đường bộ qua Cửa khẩu Hữu Nghị. 3. Với vấn đề người Việt gốc Hoa: Trước năm 1975, có khoảng 1.5 triệu người gốc Hoa sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam. Năm 1956, chính quyền Ngô Đình Diệm đưa ra chính sách buộc người Hoa phải nhập quốc tịch Việt Nam hoặc họ sẽ bị trục xuất khỏi lãnh thổ, ngược lại, Hà Nội và Bắc Kinh đồng ý trên nguyên tắc về việc cho phép Hoa kiều tự chọn lựa quốc tịch của mình. Chính sách của Việt Nam từ năm 1976 đã bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi nhanh chóng của mối quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc, với. Vấn đề Hoa kiều được chính phủ Việt Nam xem là một thử thách đối với chủ quyền quốc gia hơn là một vấn đề nội bộ đơn thuần, chính sách một quốc tịch ra đời. TQ cho rằng đó là một hành động vô ơn của người VN sau những cố gắng mà TQ đã giúp 13
  14. nhân dân ta trong hai cuộc kháng chiến. Theo tôi, đó chỉ là một trong những con bài của TQ để tạo thêm cớ để tiến hành chiến tranh đối với VN. 5/ Hành động của Bắc Kinh đối với Việt Nam: Sau khi kí Hiệp định Paris, Trung Quốc không còn có thể sử dụng vấn đề Việt Nam phục vụ cho chiến lược của mình, và vấn đề Việt Nam cũng không còn có ý nghĩa với lợi ích chiến lược của Trung Quốc. Lợi ích của hai nước không còn trùng hợp như trước, hơn nữa còn hoàn toàn trái ngược nhau ( như trong thái độ đối với Liên Xô), vì thế chính sách của Trung Quốc đối với Việt Nam nhanh chóng thay đổi: từ hữu nghị, ủng hộ chuyển sang kiềm chế và làm suy yếu ảnh hưởng của Việt Nam. Cố gắng của Việt Nam trong việc xây dựng quan hệ chặt chẽ giữa ba nước Đông Dương được Bắc Kinh xem là nỗ lực nhằm thống trị Đông Dương và là ví dụ về sự hỗn xược của Việt Nam. Từ tháng 8 năm 1975, Trung Quốc bắt đầu giảm mạnh viện trợ kinh tế cho Việt Nam, cắt hoàn toàn vào tháng 6 năm 1978. Chính sách ngoại giao của Trung Quốc với khu vực Đông Nam Á cũng được thay đổi theo hướng tăng cường quan hệ với khối ASEAN vốn ở thế đối đầu với các chính quyền cộng sản Đông Dương đồng thời cắt bỏ viện trợ của nước này đối với các đảng cộng sản ở Đông Nam Á. 14
  15. KẾT LUẬN Quan hệ Việt Nam-Trung Quốc, cũng như nhiều quan hệ địa chính trị khác, có hai mặt: hình thức và thực chất. Hai mặt này không phải bao giờ cũng tương đồng. Về mặt hình thức, quan hệ Việt-Trung được định vị trong khuôn khổ một mô hình thế giới có tính chuẩn tắc mà cả hai thế lực cầm quyền ở Trung Quốc và ở Việt Nam cùng công nhận. Song về thực chất, quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc phản ánh sự cọ sát, đụng độ hoặc thỏa hiệp giữa những viễn tượng khác nhau về trật tự thế giới, xét cho cùng là phản ánh tương quan lực lượng giữa các thế lực lãnh đạo đại diện cho các viễn tượng thế giới khác nhau. Sự chia sẻ và tranh chấp trật tự thế giới được thực hiện thông qua đại chiến lược và được thể hiện thông qua lễ nghi. Việc đi sâu tìm hiểu về cách cư xử, đối đáp giữa hai quốc gia Việt Nam- Trung Quốc trong bài luận đã đưa ra câu trả lời về tính chất và đặc điểm của mối quan hệ Việt-Trung. Mối quan hệ Việt-Trung , đặc biệt tập trung vào giai đoạn thập niên 70 đã chuyến sang một bước ngoặt mới, đưa quan hệ hai nước từ đồng minh chiến lược đến mâu thuẫn, đối đầu. Trung Quốc có vị thế khá đặc biệt đối với Việt Nam, có vị trí thân cận đối với Việt Nam và cũng có ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn tại hòa bình và phát triển của Việt Nam. Dù với nguyên nhân gì thì sự mâu thuẫn giữa hai nước cũng là điều cực kì bất lợi đối với mỗi nước. Do đó Việt Nam cũng cần thấy rõ rằng Trung Quốc có tầm quan trọng chiến lược đối với Việt Nam và sự cần thiết phải duy trì mối quan hệ hoà bình cùng phát triển với Trung Quốc. Nhất là khi tình trạng kinh tế trong nước kiệt quệ sau chiến tranh, lại bị bao vây cô lập về mọi mặt. Và cần thiết phải có đổi mới trong tư duy xác định bạn thù. Trung Quốc trước đây đã từng là đồng minh chiến lược, kề vai sát cánh cùng chúng ta trong cuộc chiến chống chủ nghĩa đế quốc nhưng lại tuyên bố “dạy cho Việt Nam một bài học.” Chúng ta phải tỉnh táo hơn trong quan hệ với các nước lớn, đồng thời cũng phải có sự đổi mới trong việc nhìn nhận, đánh giá tình hình thế giới và mối quan hệ Xô-Trung-Mĩ. Phải hết sức bén nhạy với cán cân quyền lực trong khu vực và phải lập tức mạnh dạn điều chỉnh chiến lược đối ngoại khi tương quan lực lượng trong khu vực biến đổi bất lợi cho Việt Nam. 15
  16. TÀI LIỆU THAM KHẢO - Chính sách đối ngoại Việt Nam, Tập I ( 1945-1975)_ Học viện Quan hệ Quốc tế. ThS. Vũ Đoàn Kết ( Biên soạn). Nxb Thế giới. - Lịch sử thế giới hiện đại _ Nguyễn Anh Thái_Nxb Gíao dục. - Lịch sử QHQT 1945-1990_ Trần Văn Đào, Phan Doãn Nam. Học viện Quan hệ Quốc tế_HN 2004. - Quan hệ Việt Nam- Trung Quốc. Những sự kiện 1961-1970_TS. Nguyễn Đình liêm ( Chủ biên). Viện KHXH Việt Nam. Viện Nghiên cứu Trung Quốc_Nxb Khoa học xã hội. - Lịch sử thế giới hiện đại từ 1945 đến 1995, Quyển A_Nguyễn Anh Thái ( Chủ biên). Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. - Sự thật về quan hệ Việt Nam- Trung Quốc trong 30 năm qua_ Nxb Sự Thật, Hà Nội 10/1979. - Lịch sử quan hệ Việt- Trung từ góc độ đại chiến lược_ Vũ Hồng Lâm. Số 2- tháng 7/2004 Tạp chí nghiên cứu Thời đại mới. - 30 năm ngày cuộc chiến tranh 17-02-1979_ Nguyễn Trung, http://www.viet- studies.info/NguyenTrung/NguyenTrung_17_02_1979.htm - Quan hệ Việt Nam- Trung Quốc_Việt Hoàng. Diễn đàn Bạn Trẻ và Du học sinh. http://72.14.235.132/search?q=cache:BqYe4QdHv0kJ:www.ykien.net/dhs44.html+ quan+h%E1%BB%87+Vi%E1%BB%87t+Trung+1975&cd=25&hl=fr&ct=clnk&gl =vn - Ba mươi năm chỉ thoáng như một giấc mơ_ Đất Vinh http://my.opera.com/trananhtuan/blog/2009/02/17/k-ni-m-30-nam-ngay - Ba mươi năm trước, Việt- Trung từ đồng chí thành kẻ thù. Theo BBC.17/02/2009 3:41:27. http://vietinfo.eu/HuuIch/Xem/10148 -Vị trí Hoa Kì và Trung Quốc trên bàn cờ ngoại giao Việt Nam. May/07/06. http://72.14.235.132/search?q=cache:lbGiBrjgBZEJ:www.vienxumagazine1.com/BinhLua n22.htm+quan+h%E1%BB%87+Vi%E1%BB%87t+Trung+1975&cd=37&hl=fr&ct=clnk &gl=vn 16
  17. 17
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2