Tiểu luận:Quan hệ Việt Trung giai đoạn từ năm 1995
lượt xem 19
download
Quan hệ Việt Trung giai đoạn từ năm 1995 sau khi Việt Nam gia nhập ASEAN, với mục đích nghiên cứu sự biến chuyển vị và thế của Việt Nam trong tương quan với Trung Quốc, cũng như chính sách của nước này đối với Việt Nam.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tiểu luận:Quan hệ Việt Trung giai đoạn từ năm 1995
- Tiểu luận Quan hệ Việt Trung giai đoạn từ năm 1995 1
- TÓM TẮT TIỂU LUẬN Bài tiểu luận tập trung tìm hiểu quan hệ Việt Trung giai đoạn từ năm 1995 sau khi Việt Nam gia nhập ASEAN, với mục đích nghiên cứu sự biến chuyển vị và thế của Việt Nam trong tương quan với Trung Quốc, cũng như chính sách của nước này đối với Việt Nam. Thông qua phân tích tình hình và số liệu thực tế, tiểu luận đã làm rõ những thành tựu, khó khăn và thuận lợi của Việt Nam khi quan hệ với Trung Quốc dưới tư cách một thành viên ASEAN, cũng như bước đầu đánh giá chính sách đối ngoại của ta với nước này sau khi mở rộng quan hệ ngoại giao đa phương. Bài tiểu luận gồm 3 phần chính: Mở đầu, Nội dung chính và Kết luận. 2
- MỞ ĐẦU Do đặc điểm địa lý tự nhiên cũng như tương quan chính trị, trong suốt tiến trình lịch sử ngoại giao Việt Nam, quan hệ với Trung Quốc luôn là vấn đề được đặt lên hàng đầu. Người “láng giềng tốt, đồng chí tốt” khổng lồ này luôn đặt Việt Nam dưới tầm ảnh hưởng của mình, tạo ra một áp lực không nhỏ với các nhà cầm quyền Việt Nam ngay cả trong những giai đoạn quan hệ hai nước bình ổn và tốt đẹp nhất. Trong xu thế hoà bình và hợp tác hiện nay, chính phủ Trung Quốc đã tỏ ra thức thời khi là một trong những nước lớn đầu tiên đề xướng chính sách thân thiện hợp tác cùng có lợi với các nước xung quanh, lên tiếng chống lại chính trị cường quyền kiểu Mỹ. Cũng giai đoạn này, chính sách đối ngoại của Việt Nam cũng chuyển sang giai đoạn đa phương hoá, đa dạng hoá, mà sự kiện điển hình nhất là việc gia nhập Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN). Sự kiện trọng đại này đã được nghiên cứu dưới nhiều góc độ, tuy nhiên, trong phạm vi tiểu luận này, chúng tôi đã hướng vấn đề vào khía cạnh: Việc gia nhập ASEAN đã ảnh hưởng thế nào đến quan hệ Việt Trung, theo hướng tích cực hay tiêu cực? Nếu tích cực thì lợi là bao nhiêu và có hạn chế nào hay không? Thiết nghĩ, đây là một câu hỏi thiết thực, qua đó, giúp chúng ta đánh giá chính xác hơn mối quan hệ Việt Trung cũng như việc triển khai chính sách đối ngoại của ta trong giai đoạn mới; đồng thời, góp phần nhận rõ tầm ảnh hưởng của ngoại giao đa phương đối với các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. 3
- NỘI DUNG CHÍNH 1. Khái lược quan hệ Việt Trung trước và trong thời điểm Việt Nam gia nhập ASEAN Năm 1990, 3 nước cuối cùng của ASEAN 6 là Inđônêxia, Xingapo và Brunây chính thức thiết lập hay bình thường hoá quan hệ ngoại giao chính thức với Trung Quốc. Tiếp đến, năm 1991, Trung Quốc lần đầu tiên được mời tham dự Hội nghị cấp Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN với tư cách là quan sát viên; Và cũng năm đó (1991), Trung Quốc đặt tên "năm ASEAN" đầu tiên trong chính sách đối ngoại của mình. Sự tác động của quan hệ ASEAN-Trung Quốc đến bang giao Việt- Trung đến giữa những năm 90 là chưa lớn lắm. Nhu cầu mở cửa, cải cách kinh tế trong nước và cùng nhau chống lại nguy cơ "diễn biến hoà bình" là nguyên nhân chính làm cho quan hệ Việt-Trung được bình thường hoá khá nhanh ở nửa đầu thập niên 90. Trong bối cảnh quốc tế mới và nhu cầu đổi mới nền kinh tế theo hướng thị trường, hội nhập quốc tế, cả Việt Nam và Trung Quốc thấy cần thiết phải nhanh chóng bình thường hoá quan hệ hữu nghị láng giềng. Bước ngoặt cho quá trình này là cuộc thăm chính thức Trung Quốc của Đảng và nhà nước Việt Nam tháng 11-1991, trong đó hai nước đã ký hàng loạt các thoả thuận và chương trình phục hồi quan hệ kinh tế-thương mại. Do quan hệ chính trị được cải thiện, thương mại đối lưu hai chiều Việt Nam-Trung Quốc tăng rất nhanh, từ con số 32 triệu USD năm 1991 lên 1150 triệu USD năm 1996. Trung Quốc bình thường hoá với Việt Nam, một mặt nhằm góp phần tạo môi trường xung quanh ổn định để tập trung cho phát triển kinh tế, phục vụ cho yêu cầu mở cửa ven biên giới Trung Quốc; mặt khác, không muốn Việt Nam thoát ra ngoài sự chi phối của họ, càng không muốn Việt Nam bị lôi kéo bởi những đối thủ của họ trong việc tranh giành vai trò kiểm soát khu 4
- vực Thái Bình Dương. Trung Quốc luôn thực hiện chính sách 2 mặt trong quan hệ với Việt Nam, tuỳ theo lợi ích khác nhau mà điều chỉnh lúc tranh thủ, lúc kiềm chế. Từ ý đồ chính sách thương mại, từ những năm 90 trở đi, Trung Quốc tiếp theo việc tăng cường quan hệ chính trị, Trung Quốc bắt đầu coi trọng quan hệ hợp tác kinh tế và thương mại với Việt Nam hơn trước. 2. Việt Nam gia nhập ASEAN và quan hệ Việt Trung - từ góc nhìn chính sách 2.1. Từ phía Việt Nam Ngày 28-7-1995, Việt Nam chính thức trở thành thành viên của ASEAN (Hiệp hội các nước Đông Nam Á). Việc Việt Nam gia nhập ASEAN là kết quả của việc thực hiện đường lối đối ngoại rộng mở, đa dạng hóa, đa phương hóa, chủ động tích cực hội nhập khu vực và thế giới mà Đảng và Nhà nước ta đã vạch ra; đã mở ra một trang mới trong lịch sử ASEAN, chấm dứt tình trạng chia rẽ, đối đầu trong khu vực. Xét riêng về quan hệ Việt Trung, việc gia nhập ASEAN rõ rang sẽ khiên Việt Nam bớt đơn độc hơn trong quan hệ với Trung Quốc, có thêm thế và lực để đàm phán trao đổi song phẳng giữa hai nước về các vấn đề lợi ích; đồng thời, khi đưa các vấn đề ra một diễn đàn chung, chúng ta cũng hạn chế được đáng kể việc Trung Quốc gia tăng sức ép và ảnh hưởng. Mong muốn mở rộng quan hệ hợp tác với ASEAN cũng khiến Trung Quốc phải coi trọng hơn quan hệ với Việt Nam. Riêng về kinh tế, việc sử dụng thương hiệu và sức mạnh chung của cộng đồng ASEAN sẽ tăng sức cạnh tranh của Việt Nam. Xét tầm với của các nước lớn hiện nay và trong tương lai gần thì Việt Nam có thể trở nên quan trọng hơn đối với ba nước là Trung Quốc, Mỹ và Nhật Bản; trong tầm trung và dài hạn, Việt Nam còn có khả năng nằm trong bàn cờ chiến lược của cả Nga và Ấn Độ. Sự cạnh tranh chiến lược trên đang làm tăng vị thế địa - chính trị của Việt Nam. Việt Nam có thể trở thành "đầu mối" của các nỗ lực hợp tác và liên kết kinh tế cho khu vực và thế giới với tư cách là cửa ngõ ra biển cho vùng Tây Nam Trung Quốc, "đầu cầu" trên đất 5
- liền, trên biển và trên không giữa Đông - Bắc Á và Đông - Nam Á, giữa Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, giữa Âu - Mỹ và các nước trong khu vực. 2.2. Từ phía Trung Quốc Việt Nam chiếm vị trí quan trọng trong chiến lược của Trung Quốc ở Đông Nam Á. Mục tiêu nhất quán của Trung Quốc là gắn quan hệ với Việt Nam trong việc phục vụ những yêu cầu chiến lược trong nưóc, Ðông Nam Á và trên thế giới. Sau khi gia nhập ASEAN Việt Nam trở thành đối tác quan trọng gắn liền Trung Quốc với ASEAN. Trước xu hướng phát triển của thế giới, Trung Quốc phải suy xét, tính toán hợp tác có ý đồ để vừa xâm nhập thị trường Việt Nam là thị trường tiêu thụ trung bình, có nhiều lĩnh vực có thể sử dụng hàng hoá kỹ thuật của Trung Quốc, vừa thông qua Việt Nam để vào các thị trường khác trong ASEAN nhất là Lào và Camphuchia. Vị thế chính trị của Asean trên trường quốc tế gia tăng một phần vì khả năng của khối duy trì được thế cân bằng liên quan đến quyền lợi của các nước lớn trong vùng. Lãnh đạo Asean đã kêu gọi được ba nước Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc vào cơ cấu Asean+3, rồi mở rộng cho Ấn Độ, Australia và New Zealand tham gia, hình thành Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á (East Asean Summit). Trong khi các quốc gia dọc sông Mekong là Lào, Campuchia và Việt Nam đang nhận được các khoản đầu tư lớn lao từ khối công ty và chính phủ Trung Quốc, Thái Lan và Philippines có vẻ nghiêng về Mỹ qua các hiệp ước phòng thủ truyền thống ký với Washington. Với chính sách mới công bố của Mỹ về Asean, và quan tâm của Hoa Kỳ muốn ký Hiệp ước Hòa hoãn và Hợp tác, (Treaty for Amity and Cooperation) tiền đề để gia nhập diễn đàn Thượng đỉnh Đông á, Mỹ đang muốn gây ảnh hưởng nhiều hơn trong khối Asean. Diễn đàn này là một trong nhiều cuộc họp cấp cao hàng năm của vùng Đông Nam Á mà Hoa Kỳ bỏ ngỏ, để cho Trung Quốc trở thành cường quốc duy nhất tham dự. 6
- 3. Thực tiễn ảnh hưởng của việc Việt Nam ASEAN đối với quan hệ Việt Trung từ 1995 đến nay Kể từ khi Việt Nam chính thức gia nhập ASEAN (1995) và Trung Quốc trở thành nước đối thoại đầy đủ của tổ chức này (1996), quan hệ giữa hai nước được phát triển thêm một bước mới. Từ giai đoạn này trở đi, Trung Quốc trở nên chủ động và linh hoạt trong việc mở rộng hợp tác với ASEAN, trong đó có Việt Nam. Về phía Việt Nam, với tư cách là thành viên của ASEAN, láng giềng gần gũi, cùng chia sẻ ý thức hệ với Trung Quốc, lại đang trên đà tăng trưởng kinh tế nhanh, càng có nhu cầu nhiều hơn trong phát triển quan hệ với quốc gia khổng lồ này. 3.1. Về kinh tế Trong một thập kỷ qua, ngay sau khi gia nhập ASEAN, Việt Nam đã tích cực chủ động tham gia mọi chương trình hợp tác kinh tế của ASEAN. Sự gia tăng hợp tác ASEAN-Trung Quốc làm tăng nhanh thương mại và đầu tư hai chiều, thúc đẩy hợp tác tiểu vùng sông Mê Kông; mở rộng, hợp tác giữa các tỉnh phía Bắc của Việt Nam với hai tỉnh Vân Nam và Quảng Tây của Trung Quốc, tái tạo và làm sống động trở lại hai hành lang lưu thông là Côn Minh-Hà Nội-Hải Phòng-Quảng Ninh và Nam Ninh-Hà Nội. Hai nước có thể khai thác lợi thế địa lý là gần cảng biển của nhau để cung cấp dịch vụ vận tải quá cảnh cho các vùng lãnh thổ nội địa sâu của Trung Quốc và đến các nước ASEAN khác. Trong số này có ý nghĩa hơn cả đối với quan hệ Việt-Trung là hành lang thông thương Côn Minh-Hà Nội-Hải Phòng, Hành lang lưu thông Nam Ninh- Hà Nội-Hải Phòng và Vòng kinh tế khép kín Vịnh Bắc Bộ gồm các tỉnh Đông Bắc Việt Nam, tỉnh Quảng Tây và đặc khu Hongkong của Trung Quốc. Rõ ràng, thông qua các hành lang kinh tế trên, những cơ hội mới đã và đang mở ra cho các nhà doanh nghiệp hai nước. Nếu như thương mại hai chiều Việt Nam-Trung Quốc giữa những năm 90 đạt mức trên dưới 1 tỷ USD, thì con số đó tăng lên xấp xỉ 2,5 tỷ và đạt gần 4,9 tỷ USD năm 2003. 7
- Theo nhiều đánh giá khác nhau, thương mại Việt-Trung năm 2005 có thể đạt khoảng 6 tỷ USD, vượt mức kế hoạch mà lãnh đạo hai nước đặt ra cách đây 2 năm (theo kế hoạch đến năm 2005 đạt 5 tỷ và đến 2010 đạt 10 tỷ). Tuy mức nhập siêu của Việt Nam có giảm hơn những năm 90, nhưng vấn ở mức cao (năm 2003 tỷ lệ khoảng 40/60, xuất là 1,74 tỷ và nhập là 3,15 tỷ). Điều này là ngược lại với 6 nước ASEAN ban đầu. Việt Nam chủ yếu xuất khẩu các mặt hàng nhiên liệu, nông nghiệp sơ chế, nhập khẩu nguyên liệu phục vụ cho sản xuất, các máy móc thiết bị v.v. Hiện nay không chỉ các sản phẩm công nghiệp nhẹ Trung Quốc chiếm thị phần lớn tại Việt Nam, mà còn cả những mặt hàng có hàm lượng kỹ thuật cao như cơ khí, điện tử cũng đang phát triển mạnh. Về lĩnh vực đầu tư, nếu như giữa những năm 90, vốn đầu tư của Trung Quốc tại Việt Nam chỉ mới đạt khoảng 60 triệu USD, thì con số đó lên tới 132 triệu và đến đầu thế kỷ XXI tăng hơn gấp đôi, đạt đạt tới 614 triệu với 310 dự án vào cuối năm 2004 (con số tính đến tháng 11-2004). Tính đến thời điểm này, Trung Quốc vươn lên, đứng thứ 15 trong số 68 nước, vùng lãnh thổ đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Nếu so với các nước khác trong khu vực, đầu tư trực tiếp của Trung Quốc tại Việt Nam thường là quy mô nhỏ, tập trung vào các ngành công nghiệp, và mới chỉ chiếm tỷ lệ khiêm tốn, khoảng 1,3% trong tổng 45,5 tỷ USD FDI của Việt Nam(8). Trung Quốc đã tái giúp đỡ Việt Nam về mặt tài chính và kỹ thuật cho việc sửa chữa và nâng cấp nhiều nhà máy trước đây do Trung Quốc xây dựng như khu gang thép Thái Nguyên và nhà máy phân đạm Hà Bắc. Ngoài ra, còn tham gia đấu thầu, xây dựng nhiều hạng mục công trình cơ sở tại Việt Nam như nâng cấp quốc lộ 1, xây dựng sân vận động Mỹ Đình v.v. Về phía Việt Nam, những năm gần đây cũng có nhiều nhà doanh nghiệp lớn sang Trung Quốc tìm hiểu môi trường đầu tư, ký kết liên doanh, liên kết. 3.2. Về văn hoá – khoa học Do sự phát triển nhanh chóng của Trung Quốc và quan hệ Việt-Trung không ngừng được cải thiện, thập niên gần đây, hàng năm có hàng trăm học 8
- sinh, sinh viên, nghiên cứu sinh Việt Nam và Trung Quốc được gửi đến các trường của hai nước để học tập. Đặc biệt số người học tiếng Trung và tiếng Việt gia tăng với tỷ lệ lớn. Ngoài ra, số khách du lịch là công dân của hai nước đến với nhau ngày một nhiều. Xét trên khía cạnh chính trị học văn hoá, việc sát cánh cùng ASEAN cũng là một động thái thể hiện sự độc lập của Việt Nam về chính sách, nhắc nhở và khẳng định sự khác biệt đặc thù về văn hoá giữa Đông Á và Đông Nam Á, hạn chế quan niệm truyền thống về ảnh hưởng của văn hoá Hán ở Việt Nam. Nhưng có vẻ điều này chưa thực sự thành công, khi mà hầu hết các nghiên cứu Việt Nam học ở Trung Quốc và Đông Nam Á vẫn nghiêng về xu thế truyền thống. 3.3 Về chính trị Tháng 2/1999, hai nước đã đi đến nhất trí lấy phương châm 16 chữ vàng "Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai" làm cơ sở chỉ đạo cho quan hệ Việt-Trung trong giai đoạn mới. đồng thời với sự gia tăng vai trò của Việt Nam trong ASEAN, quan hệ chính trị hai nước ngày càng được coi trọng. Việt Nam đã và đang đóng vai trò tích cực trong việc duy trì hòa bình, ổn định và hòa giải khu vực, góp phần củng cố vị thế của ASEAN trên trường quốc tế. Tại các diễn đàn ASEAN, các sáng kiến và tiếng nói của Việt Nam luôn được lắng nghe. Cùng với quan hệ Việt -Trung được cải thiện nhanh chóng trong thập niên qua, vị thế địa lý chiến lược và sự phát triển năng động của Việt Nam thực sự đã và đang đóng góp phần quan trọng làm cho ASEAN-Trung Quốc xích lại gần nhau hơn, hiểu biết và hợp tác nhiều hơn. Hơn nữa, cùng với sự lớn mạnh của ASEAN, Việt Nam đã đóng vai trò không nhỏ trong cân bằng chiến lược và ảnh hưởng giữa các nước lớn, đặc biệt là trong cân bằng chiến lược Mỹ-Trung. Đây là vấn đề lớn, có ý nghĩa trong việc duy trì hòa bình, ổn định và hợp tác ở Đông Nam Á. 9
- Việt Nam cũng đóng vai trò không nhỏ trong cân bằng chiến lược và ảnh hưởng giữa các nước lớn, đặc biệt là trong cân bằng chiến lược Mỹ-Trung. Đây là vấn đề lớn, có ý nghĩa trong việc duy trì hòa bình, ổn định và hợp tác ở Đông Nam Á. Sự gia tăng giành ưu thế kiểm soát địa-chính trị giữa các nước lớn tại Đông Nam Á, đặc biệt là giữa Mỹ và Trung Quốc cũng mở rộng cơ hội hợp tác và tăng sức “mặc cả” của ASEAN trong các vấn đề quốc tế khu vực. Điều này sẽ có lợi cho Việt Nam - nước có vị trí chiến lược, đang thu hút sự chú ý của các nước lớn. 3.4. Về biên giới và quốc phòng an ninh Trước đây, khi phải đơn thương độc mã đối mặt với Trung Quốc trong vấn đề an ninh quốc phòng, Việt Nam luôn ở trong tình thế phải nhượng bộ hoặc nguy cơ xung đột căng thẳng. Tuy nhiên, với tư cách thành viên ASEAN, vấn đề đã ít nhiều thay đổi. Cùng với những đòi hỏi và những hành động đối với Hoàng Sa, Trường Sa, Trung Quốc còn thể hiện quyết tâm đòi hỏi phần lớn diện tích Biển Đông. Phần Biển Đông mà họ đòi hỏi nằm trong các đường gạch nối trên Biển Đông, được đưa ra đầu tiên vào năm 1947, có hình chữ U hay hình lưỡi bò và do vậy thường được gọi là “đường lưỡi bò” hay “ranh giới lưỡi bò” chiếm khoảng 75% diện tích trên Biển Đông, để lại khoảng 25% cho tất cả các nước Philippines, Malaysia, Brunei, Indonesia, và Việt Nam, tức mỗi nước được trung bình 5%. Đường lưỡi bò của Trung Quốc xâm phạm đến chủ quyền của các nước khác trong ASEAN. Do vậy, trong khuôn khổ ASEAN, Việt Nam tận dụng ưu thế thành viên của mình để vận động cho một tiếng nói chung. Với tư cách là Chủ tịch ARF nhiệm kỳ 2000-2001, Việt Nam đã phối hợp chặt chẽ với các nước khác trong ASEAN duy trì những nguyên tắc của ASEAN. Việt Nam đưa ra sáng kiến kiên trì thương lượng với Trung Quốc để có một “Tuyên bố về nguyên tắc ứng xử biển Đông” vào năm 2002. Gần đây, Việt Nam đã tích cực và chủ động đóng góp vào nội dung “Tuyên bố 10
- Bali II” và “Dự thảo Cộng đồng ASEAN” nhằm hình thành Tuyên bố và Kế hoạch hành động của Cộng đồng An ninh ASEAN. Sự thiết lập Cộng đồng An ninh ASEAN (ASC) góp phần tạo ra sự thăng bằng trong hợp tác khu vực và quốc tế, giúp ASEAN vừa tăng cường tính mở, vừa duy trì được bản sắc, phong cách ứng xử truyền thống của mình, làm tăng khả năng phòng ngừa và tiến tới giải quyết các xung đột có thể xảy ra trong tương lai. Điều này phù hợp với chính sách và lợi ích trước mắt cũng như lâu dài của Việt Nam. Tháng 12-1999, Việt Nam – Trung Quốc tiến hành ký "Hiệp định Biên giới trên đất liền"; tháng 12-2000, ra Tuyên bố chung về hợp tác toàn diện, cụ thể hoá phương châm 16 chữ vàng thành những phương hướng cụ thể, đã ký 2 Hiệp định mang tính lịch sử là "Hiệp định phân định lãnh hải, vùng đặc quyền khu kinh tế và thềm lục địa trong vịnh Bắc bộ" và "Hiệp định hợp tác nghề cá ở vịnh Bắc bộ". Tháng 12-2001, hai nước đã tiến hành lễ cắm cột mốc biên giới đầu tiên trên đất liền tại Móng Cái và Đông Hưng, chính thức bắt đầu công tác phân giới cắm mốc trên toàn tuyến biên giới trên đất liền. Trên đây đã đưa ra những con số về sự ảnh hưởng tích cực của việc gia nhập ASEAN tới quan hệ Việt Trung. Tuy nhiên nhìn vào những con số này, một điều dễ dàng nhận thấy là sự phát triển trong quan hệ chủ yếu trong lĩnh vực kinh tế. Quan hệ chính trị tạm thời có thể coi là hoà hảo, nhưng về thực chất, tất cả những vấn đề tiềm ẩn nguy cơ xung đột chưa hề được giải quyết, mà, như chủ trương của phía Trung Quốc: “Chủ quyền thuộc về ta, tạm gác tranh chấp cùng khai thác”. Đó cố nhiên không phải một giải pháp lâu dài, mà chỉ là sách lược tạm thời khi mà không nước nào có đủ thế và lực để đứng ra giải quyết dứt điểm. Đó là chưa kể, Trung Quốc đang trở thành đối thủ cạnh tranh chủ yếu của các nước ASEAN tại thị trường Nhật Bản, Mỹ và EU. Trong một số tình huống, có thể Việt Nam sẽ rơi vào thế khó xử khi kẹt giữa những mâu thuẫn giữa ASEAN và Trung Quốc, trước tiên về kinh tế, nhưng cũng không ngoại trừ khả năng phát sinh vấn đề chính trị. Thuyết “mối đe doạ từ Trung Quốc” hiện nay vẫn có ảnh hưởng tại không ít các nước ASEAN, và cũng không 11
- hoàn toàn vô căn cứ. Việc xử lý sao cho không bị rơi vào cô lập một lần nữa cũng là bài toán mà chúng ta phải sớm tính đến. 12
- TẠM KẾT Nằm ở vị trí địa-chiến lược, cầu nối giữa Trung Quốc và các nước Đông Nam Á, lại có quan hệ gần gũi, sâu đậm về lịch sử và văn hoá, nên Việt Nam luôn là đối tượng quan trọng trong chính sách đối ngoại và bang giao của ASEAN và Trung Quốc. Nếu như ở nửa đầu những năm 90, tác động của việc gia nhập ASEAN đến cải thiện quan hệ Việt-Trung còn khiêm tốn, thì sau đó càng mạnh và sâu sắc hơn trên tất cả các lĩnh vực. Đồng thời, quan hệ Việt-Trung được cải thiện trong thời gian qua đã và đang đóng góp phần to lớn, làm cho ASEAN và Trung Quốc xích lại gần nhau, hiểu biết và hợp tác nhiều hơn. Rõ ràng, việc gia nhập ASEAN là lựa chọn sáng suốt, mà thể hiện rõ ràng của nó là việc Việt Nam đã thuận lợi hơn rất nhiều trong quan hệ với Trung Quốc - mối quan hệ phức tạp nhất trong lịch sử Việt Nam. Để thúc đẩy hơn nữa hợp tác giữa hai nước, đặc biệt là khu vực biên giới, tạo dựng cầu nối hoà bình và phát triển giữa Trung Quốc và Đông Nam Á, hai nước nên tạo dựng thêm những khuôn khổ pháp lý, ưu tiên cho các tỉnh biên giới có những cơ chế, chính sách đặc thù theo hướng lập nên khu kinh tế mở, hay mậu dịch tự do giữa các tỉnh biên giới. Tiếp tục gắng sức cải thiện cơ sở hạ tầng, tăng cường hợp tác, giao lưu giữa các bộ ngành, đoàn thể, kể cả các trường đại học và cơ quan nghiên cứu, thúc đẩy ngoại giao nhân dân phát triển trên tinh thần tôn trọng độc lập chủ quyền, cùng có lợi. Về phía Việt Nam, chúng ta cần tận dụng nhiều hơn nữa vị thế một trong những thành viên chủ chốt của ASEAN trong quan hệ với Trung Quốc, tăng cường hợp tác đa phương để bảo vệ tối đa lợi ích quốc gia của mình, song cũng không thể quá thiên lệch để mất đi mối quan hệ truyền thống với Trung Quốc cũng như không đánh mất lợi thế từ những điểm tương đồng về lịch sử, chế độ xã hội, văn hoá giáo dục - những điều còn chưa sâu sắc giữa các nước ASEAN. Có như vậy, chúng ta mới duy trì được cân bằng và ổn định trong khu vực, đồng thời tránh rơi vào cô lập, khó xử trong quan hệ quốc tế. 13
- TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Trần Quốc Hùng, Trung Quốc và ASEAN trong hội nhập: thử thách mới, cơ hội mới. NXB Trẻ, Tp. HCM, 2003. 2. Trần Khánh, Tác động của sự gia tăng hợp tác ASEAN – Trung Quốc tới quan hệ Việt trung thời kỳ hậu chiến tranh lạnh. Nghiên cứu Đông Nam Á số 1/2005, tr.3-12. 3. Nguyễn Văn Lịch, Phát huy vai trò cầu nối Việt Nam - Quảng Tây để thúc đẩy quan hệ thương mại Trung Quốc – ASEAN. Tạp chí Thương mại số 43/2004, tr. 5-6. 4. Nhiều tác giả, Phát triển hành lang một vành đai kinh tế Việt Trung trong khuôn khổ hợp tác ASEAN – Trung Quốc. NXB KHXH, H., 2007. 5. Trần Anh Phương, Vị thế của Việt Nam trong hợp tác ASEAN - Nhật Bản – Trung Quốc. Nghiên cứu quốc tế số 3/2005, tr. 31-39. 6. Nguyễn Khắc Thanh, Việt Nam trong quan hệ ASEAN –Trung Quốc. Tạp chí Lý luận chính trị số 2/2006, tr. 61-65. 7. Viện nghiên cứu bảo vệ hoà bình và an ninh Nhật Bản, Về vấn đề an ninh ở khu vực Đông Nam Á. NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội 1994. Website: www.vietnamnet.com www.baidu.com www.guoxue.com www.dangcongsan.org 14
- MỤC LỤC TÓM TẮT TIỂU LUẬN .............................................................................. 2 MỞ ĐẦU ...................................................................................................... 3 NỘI DUNG CHÍNH..................................................................................... 4 1. Khái lược quan hệ Việt Trung trước và trong thời điểm Việt Nam gia nhập ASEAN .............................................................................................. 4 2. Việt Nam gia nhập ASEAN và quan hệ Việt Trung - từ góc nhìn chính sách ............................................................................................................ 5 2.1. Từ phía Việt Nam ............................................................................. 5 2.2. Từ phía Trung Quốc ......................................................................... 6 3. Thực tiễn ảnh hưởng của việc Việt Nam ASEAN đối với quan hệ Việt Trung từ 1995 đến nay ................................................................................ 7 3.1. Về kinh tế ......................................................................................... 7 3.2. Về văn hoá – khoa học ..................................................................... 8 3.3 Về chính trị ....................................................................................... 9 3.4. Về biên giới và quốc phòng an ninh ............................................... 10 TẠM KẾT .................................................................................................. 13 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................... 14 15
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tiểu luận "Quan hệ phân phối ở nước ta và những giải pháp hoàn thiện quan hệ phân phối"
26 p | 767 | 231
-
Tiểu luận:Quan hệ chính trị Việt Nam – Trung Quốc (1991 đến nay)
17 p | 655 | 92
-
Tiểu luận: Vấn đề Hoàng Sa- Trường Sa trong chính sách đối ngoại của Việt Nam với Trung Quốc
12 p | 326 | 84
-
Tiểu luận:Chính sách đối ngoại của Việt Nam với Trung Quốc giai đoạn 2010-2020
12 p | 440 | 79
-
Tiểu luận: Bình thường hóa quan hệ Việt – Trung 1979-1991
16 p | 311 | 47
-
Tiểu luận: Chính sách đối ngoại của Việt Nam đối với Trung Quốc trong giai đoạn 1975-1978
17 p | 215 | 41
-
Tiểu luận:Quá trình bình thường hóa quan hệ Việt Nam -Trung Quốc giai đoạn 1979-1991
14 p | 217 | 40
-
Tiểu luận:Quan hệ thương mại Việt Nam- Trung Quốc trong giai đoạn từ 1975 đến nay
13 p | 331 | 36
-
Tiểu luận:Quan hệ kinh tế - thương mại Việt Nam – Trung Quốc từ năm 1991 đến nay
17 p | 130 | 34
-
Khóa luận tốt nghiệp: Ảnh hưởng của văn hoá kinh doanh Đan Mạch đến quan hệ thương mại của Đan Mạch với Việt Nam
86 p | 152 | 32
-
Tiểu luận:Quan hệ Việt Nam-Trung Quốc từ khi bình thường hóa đến nay 1999
18 p | 218 | 30
-
Tiểu luận:Bình thường hóa quan hệ Việt Trung 1991
17 p | 167 | 29
-
Tiểu luận:Các nhân tố tạo nên sự vận động trong quan hệ Việt - Trung giai đoạn 1986-1991
16 p | 116 | 16
-
Tiểu luận: Giải pháp cho bình thường hóa quan hệ Việt Nam – Trung Quốc
15 p | 153 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Quan hệ quốc tế: Chiến lược hai hành lang, một vành đai kinh tế trong quan hệ Việt Nam – Trung Quốc
90 p | 129 | 16
-
Tiểu luận:Chính sách thương mại cảu Việt Nam với Trung Quốc thời kỳ kháng chiến chống Mỹ 1954-1975
13 p | 97 | 8
-
Tiểu luận: Giải pháp đỏ” là gì? Bối cảnh lúc bấy giờ để “giải pháp đỏ” ra đời? cũng như thái độ của các bên đối với “giải pháp đỏ” và vị trí của nó đối với quan hệ Việt – Trung
14 p | 72 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn