intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tiểu luận: Chính sách đối ngoại của Việt Nam đối với Trung Quốc trong giai đoạn 1975-1978

Chia sẻ: Bcjxc Gdfgf | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:17

216
lượt xem
41
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Việt Nam- Trung Quốc là hai đất nước nằm ngay sát nhau, có những đặc điểm lịch sử,những nét văn hoá tương đồng nhau. Có thể nói, mối quan hệ giữa Việt-Trung quốc là một trong những mối quan hệ địa chính trị lâu đời nhất trên thế giới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tiểu luận: Chính sách đối ngoại của Việt Nam đối với Trung Quốc trong giai đoạn 1975-1978

  1. Tiểu luận Chính sách đối ngoại của Việt Nam đối với Trung Quốc trong giai đoạn 1975-1978. 1
  2. MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU………………………………………………………………………...2 Phần I: Nguyên nhân của sự rạn nứt trong quan hệ Việt-Trung giai đoạn 1975-1978……….3 Phân II: Chính sách của Việt nam đối với Trung Quốc giai đoạn 1975-1978……………….13 KẾT LUẬN…………………………………………………………………………...15 TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………………………….16 2
  3. LỜI MỞ ĐẦU Việt Nam- Trung Quốc là hai đất nước nằm ngay sát nhau, có những đặc điểm lịch sử,những nét văn hoá tương đồng nhau. Có thể nói, mối quan hệ giữa Việt-Trung quốc là một trong những mối quan hệ địa chính trị lâu đời nhất trên thế giới. Trong hai cuộc chiến tranh giải phóng đất nước của nhân dân Việt Nam, nhân dân Trung Quốc đã giúp đỡ to lớn và có hiệu quả cho nước ta. Tuy nhiên với hàng nghìn năm tồn tại, mối quan hệ giữa hai nước cũng đã trải qua những bước thăng trầm. Một trong những giai đoạn đó là giai đoan 1975-1978. Đây là giai đoạn mà quan hệ giữa hai nước xuất hiện sự rạn nứt về nhiều vấn đề và điều này ảnh hưởng trực tiếp đến chính sách đối ngoại của mỗi nước. Một câu hỏi đặt ra là tại sao trong giai đoạn này mối quan hệ giữa Việt Nam- Trung quốc trở nên xấu đi? Liệu sự thay đổi chính sách của các nước lớn có ảnh hưởng gì đến quan hệ hai nước? và chính sách của ta trong giai đoạn này là gi? chống đối hay hoà dịu với Trung Quốc? Trong phạm vi giới hạn của bài viết, em xin trình bày bài theo hệ thống các ý chính sau: - Nguyên nhân sự rạn nứt trong quan hệ Việt-Trung giai đoạn 1975-1978. - Chính sách đối ngoại của Việt Nam đối với Trung Quốc trong giai đoạn 1975-1978. Bài viết có thể còn nhiều thiếu sót, chưa đầy đủ. Em mong thầy cô và các bạn góp ý để em rút kinh nghiệm cho những bài làm tiếp theo. 3
  4. Phần I: Nguyên nhân của sự rạn nứt trong quan hệ Việt-Trung giai đoạn 1975-1978 1. Bối cảnh: - Quan hệ Trung -Mỹ Quan hệ Trung-Mỹ trong thập kỉ 70 trở nên gần gũi. Trung Quốc thực hiện chính sách thân Mỹ, đẩy mạnh mối quan hệ với Mỹ. Sự kiện đánh dấu mối quan hệ Trung- Mỹ ngày càng được hâm nóng sau chiến tranh Việt Nam là Bản tuyên bố của Bộ Ngoại Giao nước CHND Trung Hoa trong đó có nguyên tắc:”chung sống hoà bình”. Bên cạnh đó Mỹ sẽ đồng ý một số quyền lợi trên trường quốc tế cho Trung Quốc để đẩy mạnh tốc độ” mở của” của Trung Quốc. Sự gần gũi này không phải là điều ngẫu nhiên mà cả hai nước đều có lý do. Trung Quốc và Mỹ vào thời điểm này cùng thấy có lợi khi hợp tác với nhau. Trung Quốc,sau cuộc chiến tranh biên giới với Liên Xô 1969 thì quan hệ với Mỹ trở thành mối quan tâm lớn trong chính sách đối ngoại của nước này bởi các nhà lãnh đạo Trung Quốc cho rằng việc cải thiện quan hệ với Mỹ sẽ có lợi cho họ trong việc kiềm chế sự ảnh hưởng của Liên Xô,nhất là trong khu vực Đông Nam Á trong giai đoạn này. Về phía Mỹ việc cải thiện quan hệ với Trung Quốc sẽ giúp Mỹ mở rộng sự ảnh hưởng ở Đông nam Á để giải quyết vấn đề VIệt nam,Lào và Campuchia và nếu như trung Quốc đồng ý liên minh với Mỹ, điều này sẽ mang lại một lợi ích lớn cho Mỹ trong việc thực hiện tham vọng “ bá chủ thế giới”,tranh giành quyền lực đối với Liên Xô. Hơn nữa Trung Quốc còn là một thị trường tiềm năng của Mỹ. Chính vì vậy việc củng cố quan hệ với Trung Quốc sẽ có lợi cho Mỹ cả về kinh tế lẫn chính trị.Ngoài ra, cả Mỹ và Trung Quốc đều đóng vai trog là trung gian hoà giải trong vấn đề Pakistan và Romani. Tháng hai năm 1972 Mỹ và Trung Quốc đã ký Thông cáo Thượng Hải,một thông cáo chung giữa hai nước. Trong thông cáo này, cả hai bên đã cam kết tăng cường thúc 4
  5. đẩy mối quan hệ giữa hai nước.Tháng 5 năm 1973 trong nỗ lực bình thường hoá quan hệ ngoại giao, Mỹ và Trung quốc đã thiết lập cơ quan thông tin liên lạc tại Bắc Kinh và Washington,DC. Năm 1975 tổng thống Mỹ Gerald Ford đã đến thăm Trung Quốc và tái khẳng định lại lợi ích của Mỹ trong việc bình thường hoá quan hệ với bắc Kinh.Như vậy,một loạt các hoạt động cấp quốc gia giữa hai nước trong giai đoạn này thể hiện rõ ràng rằng cả Mỹ và Trung Quốc,vì lợi ích của riêng mình, đều muốn mối quan hệ giữa hai nước trở nên tốt đẹp hơn.  Việc Mỹ và Trung quốc xích lại gần nhau có ảnh hưởng gì đến Việt Nam? Việc Mỹ và Trung Quốc tăng cường thúc đẩy quan hệ giữa hai nước đã có những ảnh hưởng đến Việt Nam. Việt Nam lúc này nhận ra “bộ mặt thật” của Trung Quốc khi nước này ngang nhiên chuyển hướng hợp tác với Mỹ. Điều này một phần khiến cho việc bình thường hoá quan hệ giữa ta với Mỹ bị gián đoạn. Hơn nữa, trong giai đoạn này,việc Trung Quốc tăng cường quan hệ với Mỹ làm cho ta lo ngại rằng Trung quốc đang cố gắng tập hợp lực lượng, điều này đe doạ đến an ninh của ta. Mặt khác, một điều có thể nhận thấy là việc Mỹ-Trung bình thường hoá quan hệ là đều có chung một mục đích chống lại sự ảnh hưởng của Liên Xô. Mà Liên Xô lại là một đồng minh chiến lược của Việt nam trong cả hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ của nhân dân Việt Nam. Mỹ và Trung Quốc thân nhau, chống Liên Xô. Liên Xô lại luôn ủng hộ Việt nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ sự bất đồng giữa Việt Nan và Trung Quốc. - Quan hệ Mỹ- Xô: Thời kỳ này, quan hệ Mỹ-Xô đang trong giai đoạn hoà dịu tuy nhiên hai siêu cường vẫn không ngừng tranh giành ảnh hưởng với nhau ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương. Liên Xô lợi dụng thế yếu của Mỹ( những tổn thất lớn của Mỹ sau cuộc chiến ở Việt nam) đã mở rộng ảnh hưởng của mình ra khắp các khu vực Á-Âu, đưa quân vào Afghanistan và thực hiện chính sách bao vây Trung Quốc. Còn về phía Mỹ so sánh lực lượng đã thay đổi không cho phép Mỹ dùng ưu thế về vũ khí chiến lược để uy hiếp và đe doạ Liên Xô như trước. Mặt khác, lúc này phong trào giải phóng dân tộc phát triển rất mạnh mẽ, đang trở thành nguy cơ trực tiếp đe doạ chủ nghĩa đế quốc, thực dân. Mỹ 5
  6. lo ngại sự lớn mạnh của Liên Xô sẽ là bước cản trở lớn cho âm mưu bá quyền thế giới của Mỹ nên trong giai đoạn này, Mỹ đã quyết định thay đổi chính sách của mình, thực hiện chủ trương hoà hoãn với Liên Xô, và hoà dịu với Trung Quốc để tập trung đối phó với phong trào giải phóng dân tộc, khoét sâu mâu thuẫn Xô-Trung vốn tồn tại từ trước nhằm cản trở sự phát triển ảnh hưởng của Liên Xô ở khu vực Đông Nam Á1. Như vậy quan hệ giữa Mỹ và Liên Xô sau năm 1975 tuy đang ở trong thời kỳ hoà dịu của chiến tranh lạnh nhưng vẫn đang ở hai thái cực khác nhau, tranh giành lợi ích nhưng vẫn cùng tồn tại hoà bình.  Việt Nam và Liên Xô đều cùng nằm trong hệ thống các nước XHCN trong đó Việt Nam luôn coi Liên Xô là một nước “ anh cả” trong hệ thống XHCN. Việc Mỹ tranh giành tầm ảnh hưởng đối với Liên Xô ở khu vực Đông nam Á it nhiều đều ảnh hưởng đến các chính sách của Vịêt nam đối với hai nước. Trong lúc đó việc bình thường hoá quan hệ với Mỹ không thành công khiến Việt Nam có xu hướng nghiêng về Liên Xô. Cả Liên Xô và Mỹ đều muốn dùng Việt Nam là “vật trung gian” để tạo ảnh hưởng ở Đông Dương và Đông Nam Á. - Quan hệ Xô-Trung: Quan hệ Xô-Trung không chỉ bộc lộ những mâu thuẫn, căng thẳng từ sau năm 1975 mà từ nhiều năm trước đó mối quan hệ này đã có nhiều rạn nứt do những chồng chéo vì lợi ích giữa hai siêu cường này. Đặc biệt là những cuộc tranh chấp biên giới giữa hai nước trong cuối thập niên 60 đầu thập niên 70 càng làm cho mối quan hệ Xô-Trung xấu đi. Hai nước không ngừng trang bị vũ khí chiến đấu và quân đội dọc đường biên giới chung. Quan hệ Xô-Trung cho tới năm 1975 là rất căng thẳng. Năm 1973, gần như Liên Xô có gấp đôi quân số của mình hiện diện tại biên giới so với năm 1969. Trung Quốc tiếp tục lên án "chủ nghĩa đế quốc xã hội Xô Viết" và tố cáo Liên Xô là kẻ thù của Cách mạng Thế giới. 1 Trần Văn Đào, Phan Doãn Nam, Giáo trình Lịch sử quan hệ quốc tế 1945-1990, Học viện Quan hệ Quốc tế, 2001, trg 211 6
  7. Bắt đầu từ năm 1978 đã có những biến chuyển đặc biệt về tập hợp lực lượng trong quan hệ Xô-Trung. Trung Quốc cố gắng thiết lập quan hệ với Mỹ và Nhật Bản,bình thường hoá quan hệ với Mỹ vào 1/1979 và vào năm 1978 cùng với Nhật Bản cho ra đời một hiệp ước phê phán chính sách ngoại giao của Liên Xô tại khu vực Châu Á.Trong suốt thập niên 70, quan hệ Xô-Trung vẫn duy trì trong tình trạng căng thẳng. Trong giai đoạn này,Moscow đã cố gắng đưa Bắc kinh vào đàm phán về một hiệp định mới mà có thể dùng để thay thế cho hiệp ước Trung-Xô 1950. Bắt đầu năm 1960 và 1970, Moscow đề nghị hai bên cam kết sẽ không tấn công lẫn nhau, và đặc biệt là không bao giờ được sử dụng đến vũ khí hạt nhân. Trong khi Bắc Kinh không tỏ ra hứng thú gì đối với bản hiệp ước này, tuy nhiên trong năm 1971, Moscow lại đề nghị hai bên ký một hiệp định sẽ từ bỏ sử dụng vũ lực một cách hoàn toàn. Sau đó, năm 1973 Moscow đưa ra một đề nghị đặc biệt rằng Liên Xô và Trung Quốc sẽ ký một hiệp ước không xâm lược( non-aggression pact) nhưng Bắc Kinh vẫn tiếp tục lờ đi đề nghị của Liên Xô. Quan hệ Trung-Xô tiếp tục căng thẳng kéo dài. Tại khu vực Đông Nam Á,Liên Xô thực hiện chính sách cô lập Trung Quốc, thiết lập quan hệ với các nước trong khu vực,một mặt nhằm mở rộng ảnh hưởng trong khu vực mặt khác kiềm chế sự “bành trướng” của Trung Quốc. Có thể nhận thấy rằng, cả Trung Quốc và Liên Xô đều là những nước XHCN, cả hai đều muốn trở thành những nước” đàn anh” trong hệ thống XHCN để lãnh đạo các nước khác. Chính vì thế chính sách của hai nước trong giai đoạn này là tranh thủ tập hợp lực lượng để kiềm chế lẫn nhau  căng thăng quan hệ Xô- Trung ngày càng trở nên gay gắt.  Mối quan hệ Xô-Trung trong giai đoạn này có ảnh hưởng gì đến Viêt nam? Việt Nam đứng trước khó khăn trong việc nên đứng về bên nào. Nêú đứng về phía Trung Quốc thì đồng nghĩa với việc theo Mỹ,chống lại Liên Xô. Còn nếu nghiêng về Liên Xô thì cùng một lúc chống lại hai nước lớn là Trung Quốc và Mỹ. Chính trong lúc này đây 7
  8. thì Việt nam cần tỉnh táo và sáng suốt trong việc nên đứng về bên nào để bảo đảm lợi ích quốc gia một cách toàn vẹn. Như vậy, trong giai đoan 1975-1978 các nước lớn vì có sự thay đổi trong lợi ích nên đã có sự thay đổi chính sách rõ rêt. Cụ thể Trung Quốc chuyển sang thân Mỹ, chống Liên Xô,muốn tranh thủ Mỹ để tăng thêm sức mạnh để thực hiện tham vọng bá quyền vốn tồn tại từ lâu trong ý thức hệ của những nhà lãnh đạo Trung Quốc.Còn Mỹ lại dùng Trung Quốc để kiềm chế Liên Xô.Mâu thuẫn giữa Liên Xô và Trung Quốc là mâu thuẫn không thể dung hoà. Chính sách của Liên Xô vẫn là tập hợp lực lượng bằng cách tăng cường mối quan hệ với các nước, đặc biệt là các nước trong khu vực Đông Nam Á nhằm ngăn chặn tầm ảnh hưởng của Mỹ và Trung Quốc trong khu vực này. Việt Nam có xu hướng nghiêng về Liên Xô tạo nên sự đối đầu giữa Việt Nam và Trung Quốc. 2. Quan hệ Viêt- Trung- nguyên nhân rạn nứt quan hệ: Tuy rằng trong chiến tranh Đông Dương và chiến tranh Việt Nam( chống Pháp và Mỹ), nhân dân Việt Nam luôn biết ơn công lao to lớn của Trung Quốc trong việc giúp đỡ,viện trợ quân và dân ta chống kẻ thù song các rạn nứt trong quan hệ ngoại giao giữa hai nước đã bắt đầu từ năm 1968. Trong cách tiến hành cuộc chiến tại miền nam Việt nam cũng thể hiện những bất đồng quan điểm giữa Hà Nội và Bắc Kinh. Cụ thể là phía Bắc Kinh muốn lực lượng cộng sản tiếp tục chiến tranh du kích có giới hạn chống Mỹ,trong khi đó phía bên Hà Nội lại muốn một cuộc chiến tranh quy mô truyền thống. Hà Nội không làm theo như đề nghị của Bắc kinh. Sự rạn nứt nảy sinh. Sau này khi Hà Nội bắt đầu đàm phán với Mỹ sau tết mậu thân 1972, Trung Quốc kịch liệt phản đối. Mối quan hệ giữa Việt- Trung ngày càng leo thang sau sự kiện năm 1972, tổng thống Mỹ lúc bấy giờ là Nixon tới thăm Bắc Kinh và đã thoả thuận với Mỹ( hai nước ký Tuyên Bố chung Thượng Hải) và sự kiện này được Việt Nam Dân chủ Cộng hoà xem như là một hành động phản bội của Trung Quốc và lên án kịch liệt. Sang năm 1975, trong chuyến thăm đên Bắc Kinh 1975, Lê Duẩn đã từ chối việc đưa VNDCCH vào liên minh chống Liên Xô của Trung Quốc. Sự kiện này khiến Trung Quốc quay 8
  9. sang nói xấu Việt Nam, bắt đầu nói Việt nam”vô ơn”, “bạo ngược” và bắt đầu cắt giảm mạnh viện trợ của nước này cho Việt Nam. Đến năm 1978 thì không còn viện trợ nữa. Một trong những điều kiện phía bên Trung Quốc đưa ra để nối lại viện trợ là Việt Nam phải từ chối tất cả những khoản viện trợ của Liên Xô. Việt Nam không đáp ứng lời đề nghị này của Trung Quốc. Điều này nghiễm nhiên làm cho Trung Quốc”khó chịu” và mâu thuẫn nảy sinh trong quan hệ hai nước. Sau năm 1975 Việt nam có quan hệ chặt chẽ hơn với Liên Xô, điều này khiến Trung Quốc lo ngại và cảm thấy bị đe doạ. Cùng lúc đó, Việt nam sau chiến tranh muốn củng cố và xây dựng mối quan hệ với các nước Đông Dương( Lào và Campuchia). Trong 3 nước Đông Dương thì Việt Nam có vị trí đứng đầu. Trung Quốc lo sợ Việt Nam với cái uy là thắng Mỹ sẽ làm giảm ảnh hưởng của Trung Quốc nên Trung Quốc ngấm ngầm liên minh với bọn Khmer Đỏ( PolPot) ở Campuchia để chống lại Việt Nam. Tháng 5 n ăm 1975 Khmer Đỏ cho quân đánh chiếm các đảo Phú Quốc và Thổ Chu thuộc Việt Nam, bắt giữ hàng trăm dân thường. Những năm 1977-1978 khi Khmer Đỏ nhiều lần đánh sâu vào lãnh thổ Việt nam,tàn sát hàng chục nghìn dân thường. Trong suôt khoảng thời gian đó thì chính Trung Quốc lại là kẻ đứng sau dật dây và viện trợ cho Khmer Đỏ về vũ khí cũng như cố vấn quân sự. Vấn đề này khiến Việt Nam tin rằng Trung Quốc đang có một âm mưu sử dụng Campuchia để tấn công Việt Nam quan hệ Việt Nam- Trung Quốc càng ngày càng đi xuống. Về vấn đề biên giới lãnh thổ: Năm 1945 Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà được thành lập, quan hệ giữa hai nước về vấn đề biên giới tương đối hoà bình. Đường biên giới hai nước lúc đó là đường biên giới được hoạch định trong công ước Pháp- Thanh năm 1887,gồm tổng cả 333 cột mốc. Song những cột mốc này không được bảo vệ cẩn thận, một số cột mốc bị hư hại dẫn đến sự dịch chuyển đường biên giới về phía Nam. Nhưng trong giai đoạn đó, Việt nam đang tập trung vao cuộc chiến chống Pháp,Tưởng và phía bên Trung Quốc nói rằng vấn đề biên giới này không phải là vấn đề lớn, hai bên hoàn toàn có thể giải quyết sau này. 9
  10. Sang đến thập niên 70,tình hình có nhiều thay đổi, Trung Quốc tỏ ý muốn giải quyết vấn đề biên giới theo hướng có lợi cho họ. Một trong những nguyên nhân đó là Trung Quốc muốn dùng vấn đề biên giới để thăm dò thái độ cuả Việt Nam đối với Trung Quốc trong tương quan lực lượng với Lỉên Xô. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc cho rằng nếu như những tranh chấp biên giới giữa hai nước được giải quyết cũng như chủ quyền trên các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thì sẽ nâng cao uy tín và vị thế cuả Trung Quốc trên trường quốc tế nói chung và trong mối quan hệ Việt-Xô-Trung nói riêng. Trong năm 1974 hải quân Trung Quốc đụng độ với hải quân Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà,kết quả là hải quân Trung Quóc chiếm đóng các đảo này. Tới đầu tháng hai năm 1974, đến lượt hải quân Việt Nam Cộng hòa đổ bộ và chiếm giữ sáu đảo thuộc quần đảo Trường Sa.Có thể thấy rằng chấp lãnh thổ giữa Việt Nam và Trung Quốc đã âm ỉ diễn ra từ năm 1974. Tới sau năm 1975, Việt Nam muốn đàm phán lại đường biên giới được phân định theo Hiệp định Pháp-Thanh. Yêu cầu này của Việt Nam khiến Trung Quốc bực tức, góp phần làm quan hệ hai nước trở nên xấu đi. Cho tới đầu năm 1978, đã có hàng trăm vụ xung đột vũ trang trên biên giới diễn ra, với mật độ ngày càng cao. Cuộc khủng hoảng Hoa Kiều: Một lý do nữa khiến sự rạn nứt trong quan hệ VIệt Nam- Trung Quốc nghiêm trọng hơn đó là vấn đề Hoa Kiều. Trước năm 1975 ước tính có khoảng 1.5 triệu người gốc Hoa sinh sống trên lãnh thổ Việt nam,chủ yếu sinh sống bằng lĩnh vực thương mại. Tháng 8/1956,chính quyền Ngô Đình Diệm đưa ra chính sách buộc người Hoa sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam phải từ bỏ quốc tich Tàu,nhập quốc tịch Việt Nam hoặc nếu không,họ sẽ bị trục xuất. Tháng 5 năm 1957 Trung Quốc phản đối việc này và coi đây là “sự xâm nhập tàn nhẫn các quyền hợp pháp của người 10
  11. Hoa”.2 Đầu năm 1977 Viêt-Hoa căng thẳng khi chính quyền Hà Nội đuổi người Hoa sống tại các tỉnh biên giới về Trung Quốc.  Như vậy quan hệ Việt- Trung đến năm 1978 luôn trong tình trạng căng thẳng. Tuyên bố chủ quyền của nước Việt nam thống nhất năm 1975 đối với các quần đảo Hoàng Sa và Trường Da; cách ứng xử của Việt nam đối với những người Việt gốc Hoa; các cuộc tranh chấp biên giới trên bộ giữa hai nước; và cố gắng của Việt Nam tỏng việc xây dựng quan hệ chặt tchẽ giữa các nước Đông Dương được Bắc Kinh xem là nỗ lực nhằm thống trị Đông Dương và luôn coi đó là “sự hỗn xược của Việt Nam”. Chính những nguyên nhân như vậy đã làm cho quan hệ Việt-Trung, vốn đã tồn tại nhiều mâu thuẫn trước đó nhưng thực sự bắt đầu xuất hiện sự rạn nứt từ sau 1975. Từ tháng 8 năm 1975, Trung Quốc bắt đầu cắt giảm mạnh viện trợ kinh tế cho Việt nam,rút hết chuyên gia đang làm việc tại Việt nam về nước, cắt hoàn toàn vào tháng 6 năm 1978 với lý do cắt giảm viên trợ là hỗ trợ Hoa kiều hồi hương. Bên cạnh đó trên các phương tiện thông tin đại chúng, đài báo, Trung Quốc luôn rêu rao những lời buộc tội,tố cáo Việt nam là” hỗn xược” và ý định “ dạy cho Việt Nam” một bài học. Những hành động này của Trung Quốc thể hiện một điều rằng họ đang tìm mọi cách để chống lại Việt Nam. Nếu nghĩ một cách sâu xa thì phải chăng mối quan hệ Viêt-Trung xuất hiện sự ran nứt là do ý đồ “bá quyền” của Trung Quốc.Trong bất kì một thời kì lịch sử nào thì Trung Quốc cũng muốn mở rộng tầm ảnh hưởng tại khu vực Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng. Việt Nam với vị trí địa-chính trị luôn có vị trí quan trọng trong chiến lược của Trung Quốc. Trung Quốc coi Việt Nam là chiếc cầu nối giữa nước này với khu vực Đông Nam Á và các nước Đông Dương. Hơn thế, Việt Nam lại là một đất nước có nguồn tài nguyên phong phú, có đường bờ biển dài,là cửa ngõ giao thông trong khu vực…Đây là điều mà Trung Quốc “thèm muốn” từ lâu và mong muốn”nắm giữ” Việt Nam từ xa xưa.Như vậy,có thể thấy, va chạm lợi ích căn bản giữa 2 Grant Evans (1984). Red Brotherhood at War - Indochina since the Fall of Saigon 11
  12. Việt Nam và Trung Quốc đều có thể ảnh hưởng đến quan hệ hai nước. Hay nói cách khác đó là một cuộc chiến giữa một bên là tham vọng bá quyền( Trung Quốc), một bên là chống bá quyền ( Việt Nam). Ngay cả trong cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ của nhân dân Việt nam thì cuộc đấu tranh giữa bá quyền và chống bá quyền vẫn chưa chấm dứt. Trung Quốc,mặc dù là một nước cộng sản,luôn miệng tuyên bố là thực hiện theo “tinh thần quốc tế vô sản” khi giúp đỡ Việt Nam đánh Pháp và Mĩ nhưng đó chỉ là cái cớ để Trung Quốc che đậy tham vọng bá quyền của họ tại khu vực Đông Nam Á. Họ đã từng ngăn cản việc Việt Nam thống nhất sau hiệp định Geneve năm 1954 và từng không đồng ý với việc Việt Nam thắng Mĩ quá nhanh năm 1975. Việc Trung Quốc giúp đỡ,viện trợ cho Việt Nam trong hai cuộc chiến là không ngoài mục đích là giữ cho Việt Nam đủ mạnh để đánh lâu dài với Pháp, Mĩ nhưng không mong Việt Nam chiến thắng vì nếu Việt Nam độc lập sẽ là một cản trở với nước này ở khu vực Đông Nam Á. Khi Việt Nam đánh thắng người Mĩ, thống nhất đất nước và sức mạnh được tăng cường rõ rệt (đặc biệt là sức mạnh quân sự khi thu được kho vũ khí khổng lồ của người Mĩ để lại) thì rõ ràng, lợi ích của Trung Quốc đã bị ảnh hưởng. Một khi lợi ích bị ảnh hưởng mà nguyên nhân là Việt Nam thì lẽ dĩ nhiên, Trung Quốc sẽ không chịu đứng yên. Những rạn nứt rõ nét giữa Việt Nam và Trung Quốc đã xuất hiện. Như đã nói ở trên thì việc Việt Nam ngả theo Liên Xô đã hạn chế khả năng bá quyền của Trung Quốc trong khối XHCN,khiến nước này thiếu đi một đồng minh thân cận ngay bên cạnh, đồng thời còn giúp Liên Xô mở rộng ảnh hưởng xuống khu vực Đông Nam Á sau khi Mĩ rút đi. Lẽ dĩ nhiên, khi đối thủ của mình hợp tác với một nước ngay cạnh mình như vậy sẽ khiến Trung Quốc cảm thấy bị đe doạ nghiêm trọng về cả an ninh lẫn ảnh hưởng. - Ngày 3 tháng 11 năm 1978, Việt Nam và Liên Xô đã ký "Hiệp ước hữu nghị và hợp tác". Hiệp định naỳ thể hiện rõ rằng sự tăng cường quan hệ đồng minh quân sự giữa hai nước.Trong hiệp định này có ghi “hai bên ngay lập tức sẽ trợ giúp lẫn nhau….trong trường hợp một trong hai bên bị đe dọa tấn công….nhằm mục đích ngăn 12
  13. chặn nguy cơ đó”. Không dừng ở mức độ phòng thủ, hiệp ước còn mở đường cho Việt Nam và Liên Xô tăng cường khả năng tấn công quân sự ngay ở phía sau Trung Quốc. Đó là việc Việt Nam chấp nhận cho Liên Xô được quyền sử dụng các căn cứ không quân và hải quân của họ kể cả căn cứ hải quân ở Cam Ranh. Có nghĩa là lực lượng hải quân của Liên Xô sẽ được quyền có mặt tại khu vực biển Đông (mà Trung Quốc gọi là Nam Hoa) và điều này tạo ra mối đe dọa cận kề với lực lượng hải quân của Trung Quốc vốn rất yếu vào thời điểm đó. Sự kiện tiếp theo là vào tháng 9 năm 1978, Liên Xô đã chuyển cho Việt Nam một số lượng vũ khí khá lớn bao gồm cả xe tăng, máy bay, tên lửa hành trình…3 Điều này làm cho phía Trung Quốc có chút”lo sợ” về sự đe doạ của Liên Xô đối với an ninh của nước này. Chính vì vậy, mâu thuẫn giữa Việt Nam và Trung Quốc càng ngày càng nghiêm trọng và những vết nứt trong quan hệ hai nước càng ngày càng lan rộng và phức tạp. 3 Bruce Elleman, Sino-Soviet Relations and the February 1979 Sino-Vietnamese Conflict 13
  14. Phần II: Chính sách của Việt Nam đối với Trung Quốc trong giai đoạn 1975-1978. Trước sự rạn nứt ngày càng nghiêm trọng trong quan hệ giữa hai nước cũng như những nguy cơ đe doạ lợi ích,an ninh của Việt Nam từ phía Trung Quốc thì Việt Nam đã có những chính sách gì để đối phó với vấn đề này? - Việt Nam thi hành chính sách” xa rời” Trung Quốc,nghiêng về Liên Xô để tranh thủ tập sự đồng tình, ủng hộ của Liên Xô để đối phó với Trung Quốc. Cuối tháng 6/1977 Hội nghị TW Đảng Cộng Sản Việt Nam trong đó về mặt đối ngoại, Hà Nội quyết định đi sát theo Liên Xô. - Chính sách đối với Hoa Kiều tại Việt nam cũng là một trong những chính sách mà Việt Nam sử dụng nhằm cảnh báo ý đồ” bá quyền” của Trung Quốc trong giai đoạn này. Lượng người Hoa sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam trước 1975 là tương đối nhiều (khoảng 1.5 triệu người) nhưng đáng lo ngại hơn là những Hoa Kiều này lại có ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh thương mại ở miền Nam. Sau 1975 mối quan hệ Viêt-Trung rạn nứt, lượng Hoa Kiều tại Việt Nam lúc này tăng thì vấn đề Hoa Kiều được chính phủ Việt Nam xem như là một thách thức lớn đối với chủ quyền quốc gia. Chính vì vậy Việt Nam đã áp dụng chính sach” một quốc tịch” đối với Hoa kiều nhằm giảm bớt lượng người Việt gốc Hoa trên lãnh thổ Việt Nam, giảm bớt mối lo ngại rằng Trung Quốc có thể dử dụng Hoa kiều để ép Việt nam theo các chính sách của họ. - Đối với việc Trung Quốc liên tục cắt giảm viện trợ (đây là một phần trong chính sách của Trung Quốc chống Việt Nam), Việt Nam đã có những chính sách đấu tranh quyết liệt bằng nhiều con đường trong đó chủ yếu là đấu tranh ngoại giao. Phía Việt Nam nhiều lần gửi công hàm của Chính phủ cho Trung Quốc nhằm vạch trần bộ mặt cũng như mục đích xấu xa của Trung Quốc. Cụ thể: ngày 18/5/1978 Chính phủ ta gửi công hàm cho chính phủ Trung Quốc với mục đích tố cáo mục đích phía Trung Quốc cắt giảm viện trợ là phục vụ cho mục tiêu chống phá Việt Nam, đưa ra điều kiện chỉ nối lại viện trợ khi Việt Nam đồng ý không nhận viện trợ từ phía Liên Xô.Ta kiên quyết bác 14
  15. bỏ yêu cầu này và một lần nữa khẳng định đường lối độc lập tự chủ và chủ trương luôn muốn duy trì quan hệ tốt với Trung Quốc. Công hàm của chính phủ ta ngày 17/6/1978 một lần nữa nêu cao lòng biết ơn của nhân dân Việt Nam đối với sự ủng hộ và giúp đỡ của nhân dân Trung Quốc trong cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam. Nhưng việc Trung Quốc đột ngột cắt viện trợ với những lý do không đúng sự thật, rằng đó chỉ là cái cớ để thực hiện chính sách chống Việt Nam, là “ mưu toan thâm độc đối với Việt Nam”. Đấu tranh ngoại giao thời kỳ này còn nhằm bác bỏ cái mà Trung Quốc cho rằng: “ Việt Nam ráo riết chống Trung Quốc và bài Hoa”. - Đối với vấn đề Trung Quốc khiêu khích biên giới 1975-1978, phía Việt nam chủ trương sử dụng ngoại giao để giải quyết vấn đề còn tồn tại về đường biên giới giữa hai nước, tố cáo việc Trung Quốc khiêu khích biên giới là nằm trong chính sách chống Việt nam nhằm gây mất ổn định, tạo cớ để xâm lược Việt Nam. Đối với đường biên giới trên bộ và trên biển, ta đề nghị các cuộc đàm phán giữa hai bên song đàm phán không có kết quả do quan điểm hai bên quá xa nhau. 15
  16. KẾT LUẬN Giai đoạn 1975-1978 tuy không phải là dài nhưng đây lại là giai đoạn thể hiện rõ nét nhất sự rạn nứt trong quan hệ Việt-Trung và tác động trực tiếp lên chính sách của Viêt nam trong giai đoạn này. Đây là giai đoạn tổng hợp những mâu thuẫn tồn tại từ trước đó đến cuối năm 1978 giữa hai nước để rồi biến thành cuộc chiến tranh biên giới 1979. Đó là một kết quả tất yếu của sự rạn nứt “không thể tránh khỏi”.Dù nhìn dưới góc độ nào thì nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự rạn nứt trong quan hệ Viêt-Trung là so có sự va chạm lợi ích giữa hai nước. Trung Quốc với ý đò”bá quyền thế giới” tồn tại từ xa xưa có thể làm bất cứ điều gì để đạt được mục tiêu của minh. Vấn đề đặt ra là Việt Nam phải làm thế nào để một mặt bảo vệ lợi ích quốc gia,giữ vững chủ quyền. mặt khác tránh sự va cham lợi ích với Trung Quốc. Đây vẫn là vấn đề buộc các nhà lãnh đạo, các nhà hoạch định chính sách phải nghiên cứu, không chỉ cho riêng giai đoan 1975-1978 mà còn cho đến tận bây giờ. 16
  17. TÀI LIỆU THAM KHẢO http://www.bulletin.vnu.edu.vn/ttsk/Vietnamese/C2088/2007/11/N19941/?35 http://www.foreignaffairs.com/articles/35509/huan-xiang/on-sino-us-relations http://www.country-data.com/cgi-bin/query/r-12681.html Edward C. O'dowd (2007). Chinese Military Strategy in the Third Indochina War King C. Chen (1987). China's War with Vietnam, 1979: Issues, Decisions, and Implications . 17
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2