intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tiểu luận:Chính sách đối ngoại của Việt Nam về chính trị an ninh với ASEAN 10 năm đầu thế kỷ 21 (2000-2010) "

Chia sẻ: Hoang Bao Lan | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:16

917
lượt xem
292
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Kể từ khi được thành lập ngày 8 tháng 8 năm 1967 đến nay, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã có 10 nước thành viên và trở thành một thể chế chính trị có tiếng nói ở khu vực Châu Á- Thái Bình Dương nói riêng và thế giới nói chung. Đối với Việt Nam, việc gia nhập ASEAN là một trong những quyết sách hết sức quan trọng của Đảng và Nhà nước trong việc thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa dạng hoá, đa phương hoá, chủ động hội nhập kinh tế khu vực và...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tiểu luận:Chính sách đối ngoại của Việt Nam về chính trị an ninh với ASEAN 10 năm đầu thế kỷ 21 (2000-2010) "

  1. BỘ NGOẠI GIAO HỌC VIỆN NGOẠI GIAO BÀI TẬP TIỂU LUẬN NHÓM Bộ môn: Chính sách đối ngoại Việt Nam II Đề tài: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA VIỆT NAM VỀ CHÍNH TRỊ - AN NINH VỚI ASEAN 10 NĂM ĐẦU THẾ KỶ 21 (2000-2010) Các thành viên: lớp CT36C 1. Bùi Quốc Khánh (nt) 2. Vũ Văn Tô 3. Hoàng Thị Diễm 4. Hoàng Thiên Trang 5. Phạm Thị Hồng Linh 6. Lakhon Vongxulit Hà Nội, 2011 1   
  2. MỤC LỤC: Trang LỜI MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 2 I. BỐI CẢNH 10 NĂM ĐẤU THẾ KỶ XXI ............................................................ 3 1. Bối cảnh thế giới..................................................................................................... 3 2. Bối cảnh khu vực .................................................................................................... 3 3. Bối cảnh Việt Nam ................................................................................................. 4 II. ĐỊNH HƯỚNG CHÍNH SÁCH CỦA VIỆT NAM VỀ CHÍNH TRỊ - AN NINH VỚI ASEAN ................................................................ 5 III. QUÁ TRÌNH TRIỂN KHAI CHÍNH SÁCH VỀ CHÍNH TRỊ - AN NINH CỦA VIỆT NAM ĐỐI VỚI ASEAN 1. Chủ trương và đóng góp của Việt Nam trong việc xây dựng cộng đồng an ninh- chính trị ASEAN đến 2015 .................................... 6 2. Ứng xử của Việt Nam về biển Đông trong giữ gìn an ninh ở khu vực Đông Nam Á ......................................................................................... 7 3. Việt Nam và các cơ chế đối thoại trong ASEAN và giữa ASEAN với bên ngoài 3.1 Việt Nam và các cơ chế đối thoại trong ASEAN............................................. 9 a. ARF và đóng góp của Việt Nam ................................................................ 9 b. Việt Nam và đóng góp cho kênh 2 ............................................................ 10 3.2 Đóng góp của Việt Nam trong đối thoại giữa ASEAN và bên ngoài ............ 10 4. Nhân tố Mỹ, Trung Quốc trong việc triển khai chính sách chính trị- an ninh Việt Nam- ASEAN ................................................. 11 5. Những điểm nổi bật trong về hợp tác chính trị- an ninh với ASEAN trong năm Việt Nam làm chủ tịch ASEAN 2010 ............................. 13 IV. ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH TRIỂN KHAI CHÍNH SÁCH VỀ CHÍNH TRỊ - AN NINH VIỆT NAM – ASEAN TRONG 10 NĂM VỪA QUA ..................... 14 DANH MỤC THAM KHẢO ........................................................................................... 16 2   
  3. LỜI MỞ ĐẦU K ể từ khi được thành lập ngày 8 tháng 8 năm 1967 đến nay, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã có 10 nước thành viên và trở thành một thể chế chính trị có tiếng nói ở khu vực Châu Á- Thái Bình Dương nói riêng và thế giới nói chung. Đối với Việt Nam, việc gia nhập ASEAN là một trong những quyết sách hết sức quan trọng của Đảng và Nhà nước trong việc thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa dạng hoá, đa phương hoá, chủ động hội nhập kinh tế khu vực và thế giới. Phó Thủ tướng, bộ trưởng Ngoại giao Phạm Gia Khiêm nhấn mạnh: “Trong 15 năm qua, Việt Nam là một bộ phận không thể tách rời, và là thành viên chủ động, tích cực, có trách nhiệm trong ngôi nhà chung Đông Nam Á”(1). Hiện nay, Việt Nam và các quốc gia Đông Nam Á đang cố gắng xây dựng Cộng đồng ASEAN dựa trên ba trụ cột là chính trị, kinh tế và văn hoá- xã hội(2). Tuy nhiên bài viết này chỉ tập trung vào phân tích nhân tố chính trị- an ninh trong quan hệ giữa Việt Nam và ASEAN vì theo đánh giá chung của các nhà nghiên cứu về ASEAN ở khu vực và trên thế giới, thành tựu lớn nhất mà tổ chức ASEAN đạt được là ở lĩnh vực chính trị và an ninh. Xét thời điểm thành lập ASEAN và quá trình thành lập, vấn đề hợp tác về chính trị - an ninh là rất quan trọng ở khu vực. Vào thời điểm ngay sau khi gia nhập ASEAN năm 1995, Việt Nam còn tỏ ra khá bị động và chưa tham gia nhiều vào hoạt động của ASEAN do chưa có sự hiểu biết đầy đủ về các nước trong khu vực. Tuy nhiên, từ sau Hội nghị cấp cao ASEAN VI tổ chức tại Việt Nam năm 1998, chúng ta đã tham gia chủ động và tích cực vào các hoạt động của khối và để lại nhiều dấu ấn đáng kể. Đến năm 2010, Việt Nam là chủ nhà của hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ XVI và XVII, lúc này Việt Nam đã trở thành thành viên quan trọng và có tầm ảnh hưởng nhất định trong khu vực. Vì vậy, trong 10 năm hội nhập và phát triển với khu vực trên lĩnh vực chính trị- an ninh, chúng ta cần một cái nhìn tổng quan và rút ra những bài học kinh nghiệm cho những năm tiếp theo trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực biến đổi phức tạp không ngừng. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ đi sâu phân tích bối cảnh thế giới và khu vực 10 năm đầu thế kỷ 21 để thấy được cơ sở mà nước ta hoạch định chính sách với ASEAN trong lĩnh vực chính trị- an ninh, cũng như việc triển khai những chính sách đó vào thực tế. Ở phần cuối bài viết là những nhận định, đánh giá kết quả của quá trình triển khai chính sách đối ngoại của ta với ASEAN về chính trị- an ninh.                                                              (1)  Phát biểu của phó thủ tướng, bộ trưởng bộ Ngoại giao Phạm Gia Khiêm trong buổi hội thảo “ Việt Nam- ASEAN: quá khứ- hiện tại- tương lai” nhân dịp 15 năm Việt Nam gia nhập ASEAN tại HV Ngoại giao.  (2)  Nội dung trong Tuyên bố hòa hợp ASEAN II ( Tuyên bố Bali II - 2003 )  3   
  4. Từ lâu, trong công việc nội bộ của một quốc gia nói riêng cũng như quan hệ quốc tế nói chung, vấn đề chính trị luôn đi cùng an ninh. Có thể hiểu chính trị theo nghĩa giản đơn là những vấn đề về tổ chức và điều khiển bộ máy nhà nước và về quan hệ chính thức giữa các quốc gia với nhau; còn an ninh là trạng thái yên ổn về mặt chính trị, về trật tự xã hội. Vì vậy các quốc gia khi muốn phát triển một cách bền vững cần một thể chế chính trị ổn định, luôn cố gắng đảm bảo an ninh, khi đó các lực lượng lao động trong xã hội sẽ có khả năng phát huy tối đa những năng lực để xây dựng đất nước. Trong bối cảnh toàn cầu hóa, các yếu tố gây bất ổn ngày càng trở nên đa dạng, khó lường; việc hợp tác giữa các quốc gia trên cơ sở cùng mục tiêu về chính trị- an ninh trong khu vực và trên toàn thế giới trở thành một nhu cầu tất yếu. Việt Nam và ASEAN cũng nằm trong xu thế chung đó. I. Bối cảnh 10 năm đầu thế kỷ XXI 1. Bối cảnh thế giới Toàn cảnh chính trị thế giới trong những năm đầu thế kỷ XXI có nhiều biến đổi đa dạng và phức tạp. Bên cạnh các vấn đề an ninh truyền thống vẫn còn tồn tại như cuộc khủng hoảng trên bán đảo Triều tiên, vấn đề eo biển Đài Loan, chạy đua vũ trang; thì các vấn đề an ninh phi truyền thống liên tiếp nổi lên thu hút sự chú ý của các nước như buôn lậu, ma túy, buôn bán phụ nữ và trẻ em, cướp biển, khủng bố, buôn lậu vũ khí, rửa tiền, tội phạm kinh tế quốc tế và tội phạm công nghệ cao. Thế kỷ XXI bắt đầu cũng đánh dấu quy mô của chủ nghĩa khủng bố đã lan rộng ra quy mô toàn thế giới, biểu hiện là cuộc tấn công vào Mỹ ngày 11/9/2001 và các cuộc đánh bom vào khu vực du lịch Bali Indonexia vào tháng 10/2002. Ngoài ra, xu thế toàn cầu hóa vẫn tiếp tục phát triển mạnh, mọi hoạt động quốc tế đều không thể biệt lập. Do đó, cuộc khủng hoảng kinh tế bắt đầu từ Mỹ năm 2008 đã lan nhanh và có tác động xấu đến cả đời sống kinh tế và chính trị toàn cầu. Như vậy để đối phó với những khó khăn của thế kỷ mới một cách có hiệu quả cần có sự hợp tác, liên hết toàn khu vực và quốc tế dưới nhiều hình thức, dựa trên cơ sở có nguyên tắc và luật pháp quốc tế. Về phía Việt Nam cần phải tăng cường hợp tác giữa các nước, các khu vực trên những lợi ích chung trong đời sống chính trị quốc tế. 2. Bối cảnh khu vực Môi trường chính trị an ninh ở khu vực Đông Nam Á trong những năm đầu thế kỉ 21 đã có nhiều biến đổi theo hướng bất lợi cho hòa bình và ổn định khu vực so với môi trường chính tri an ninh ở Đông Nam Á những năm 90 của thế kỉ trước. Phong trào li khai đã được kích trở lại từ sự kiện Đông Timor rời khỏi Indonesia để trở thành một quốc gia độc lập. Sự có mặt của Mỹ ở một số nước Đông Nam Á làm cho Mỹ và các đồng minh của Mỹ trở thành một trong những kẻ thù của các lực lượng hồi giáo li khai. 4   
  5. Những diễn biến trên trong tình hình khu vực Đông Nam Á đã được các lực lượng khủng bố quốc tế xem là cơ hội thuận lợi để biến vùng này trở thành địa bàn hoạt động quan trọng trong cuộc chiến chống Mỹ và các đồng minh. Các hoạt động khủng bố trong khu vực ngày càng gia tăng về số lượng và mức độ tàn bạo trong mấy năm gần đây bởi có sự kết hợp giữa các lực lượng khủng bố quốc tế và khu vực mà điển hình là cuộc đánh bom ở khu du lịch Bali, Indonesia. Bên cạnh đó còn nhiều thách thức an ninh phi truyền thống đang gia tăng và trở nên trầm trọng như buôn lậu vũ khí, ma túy, phụ nữ và trẻ em ngày càng trở nên dễ dàng trong bối cảnh khu vực hóa đang diễn ra mạnh mẽ. Các vấn đề có "tác động lan toả" ảnh hưởng đến an ninh toàn khu vực do hệ quả của sự lệ thuộc lẫn nhau ngày càng tăng về kinh tế, chính trị và an ninh của các quốc gia trong khu vực. Đó là các vấn đề liên quan đến nội trị của một số nước, vấn đề tăng cường vũ trang trong khu vực và các vấn đề an ninh phi quân sự như năng lượng, lương thực, môi trường... Lấy vấn đề tăng cường mua sắm vũ khí trong khu vực trong thời gian gần đây làm ví dụ. Mặc dù có nhiều nguyên nhân để lý giải hiện tượng này, nhưng ở khía cạnh nào đó, việc này thể hiện sự lo ngại lẫn nhau và thiếu lòng tin của các nước trong khu vực về môi trường an ninh trong tương lai. 3. Bối cảnh Việt Nam Trong 10 năm từ 2000 đến 2010, Việt Nam đã tranh thủ thời cơ, thuận lợi, vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, nhất là những tác động tiêu cực của hai cuộc khủng hoảng tài chính - kinh tế khu vực và toàn cầu, đạt được những thành tựu to lớn và rất quan trọng, đất nước đã ra khỏi tình trạng kém phát triển, bước vào nhóm nước đang phát triển có thu nhập trung bình. Các lĩnh vực văn hoá, xã hội đạt thành tựu quan trọng trên nhiều mặt, nhất là xóa đói, giảm nghèo. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện rõ rệt; dân chủ trong xã hội tiếp tục được mở rộng. Chính trị - xã hội ổn định; quốc phòng, an ninh được giữ vững. Công tác đối ngoại, hội nhập quốc tế được triển khai sâu rộng và hiệu quả, góp phần tạo môi trường hòa bình, ổn định và tăng thêm nguồn lực cho phát triển đất nước.Diện mạo của đất nước có nhiều thay đổi. Thế và lực của nước ta vững mạnh thêm nhiều; vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế được nâng lên, tạo ra những tiền đề quan trọng để đẩy nhanh công nghiệp hoá, hiện đại hóa và nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân. Tuy nhiên, những thành tựu đạt được chưa tương xứng với tiềm năng, vẫn đang tiềm ẩn những yếu tố gây mất ổn định chính trị - xã hội và đe dọa chủ quyền quốc gia. Chính sự nhìn nhận khách quan, trung thực về bối cảnh thế giới, khu vực và trong nước này đã giúp Việt Nam thấy được sự cần thiết của hợp tác và liên kết với ASEAN trên các mặt, đặc biệt là chính trị- an ninh. 5   
  6. II. Định hướng chính sách của Việt Nam về chính trị - an ninh với ASEAN Mười năm đầu thế kỷ XXI đánh dấu một bước chuyển biến lớn trong định hướng chính sách đối ngoại của Đảng ta với ASEAN, đặc biệt về lĩnh vực chính trị - an ninh. Đại hội IX và X ghi nhận những bước tiến quan trọng trong nhận thức của Đảng về quan hệ Việt Nam – ASEAN. Trong lĩnh vực chính trị - an ninh, từ Đại hội IX, Đảng ta luôn xác định “Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, rộng mở, đa phương hoá, đa dạng hoá các quan hệ quốc tế. Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển”. Đại hội Đảng chỉ ra Việt Nam cần đưa các quan hệ quốc tế đã được thiết lập vào chiều sâu, ổn định, bền vững. Phát triển quan hệ với tất cả các nước, các vùng lãnh thổ trên thế giới và các tổ chức quốc tế theo các nguyên tắc: tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau; không dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực; giải quyết các bất đồng và tranh chấp thông qua thương lượng hòa bình; tôn trọng lẫn nhau, bình đẳng và cùng có lợi. Đặc biệt coi trọng vai trò của ASEAN, xác định ASEAN là một đối tác quan trọng trong hợp tác chính trị - an ninh, trong các văn kiện Đại hội Đảng, chúng ta cũng nhấn mạnh đến chính sách đối ngoại đối với ASEAN. Văn kiện Đại hội IX nêu rõ: “Coi trọng và phát triển quan hệ hữu nghị, hợp tác với các nước xã hội chủ nghĩa và các nước láng giềng. Nâng cao hiệu quả và chất lượng hợp tác với các nước ASEAN. Tiếp tục mở rộng quan hệ với các nước bạn bè truyền thống”. Đến Đại hội X, Đảng vẫn khẳng định: “ Nâng cao hiệu quả và chất lượng hợp tác với các nước ASEAN, cùng xây dựng Đông Nam Á thành một khu vực hoà bình, không có vũ khí hạt nhân, ổn định, hợp tác cùng phát triển”. Trong xác định phương hướng, nhiệm vụ kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2001 – 2005 tại Đại hội IX, Việt Nam cũng nêu rõ tầm quan trọng của hợp tác an ninh – chính trị khu vực Đông Nam Á: “Tích cực thực hiện các cam kết đối với các cơ chế hợp tác song phương và đa phương mà nước ta đã tham gia, đặc biệt chú ý tới các cam kết trong khuôn khổ ASEAN (như AFTA, AICO, AIA), APEC, ASEM”. Đứng trước những thay đổi của tình hình thế giới và khu vực 10 năm đầu thế kỉ XXI, Việt Nam đã bắt đầu chủ động hơn trong quan hệ với ASEAN. Khác với Đại hội VIII năm 2006, chỉ nêu chung chung về việc hợp tác và tham gia vào các tổ chức khu vực: “Tiếp theo việc gia nhập ASEAN và chuẩn bị cho việc tham gia Khối mậu dịch tự do (AFTA), cần xúc tiến việc tham gia Diễn đàn kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC), Tổ chức thương mại quốc tế (WTO)”, từ Đại hội IX, chúng ta đã bắt đầu coi trọng hơn đến chính sách đối ngoại với ASEAN: “Thúc đẩy quan hệ hợp tác toàn diện và có hiệu quả với các nước ASEAN, các nước châu Á - Thái Bình Dương”. Trong các phát biểu quan trọng, các nguyên thủ quốc gia nước ta cũng nhấn mạnh đến chính sách đối ngoại an ninh – chính trị của Việt Nam với ASEAN: “Việt Nam sẽ tiếp tục làm hết sức mình vì sự nghiệp xây dựng Cộng đồng ASEAN vào năm 2015 và đặc biệt là để hoàn thành trách nhiệm Chủ tịch ASEAN (1)”.                                                              (1)   Trích lời đại sứ Vũ Đăng Dũng, Trưởng Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam tại ASEAN phát biểu trong lễ kỉ niệm lần thứ 43 ngày thành lập ASEAN  6   
  7. Như vậy, chính sách đối ngoại của Việt Nam về chính trị - an ninh với ASEAN 10 năm đầu thế kỉ XXI đã có những định hướng thay đổi theo từng thời kỳ, tạo cơ sở và nền tảng cho việc triển khai vào thực tế. Những định hướng đúng đắn đó đã góp phần quan trọng vào việc nâng cao vị thế của Việt Nam trong ASEAN suốt 10 năm qua. III. Quá trình triển khai chính sách về chính trị - an ninh giữa Việt Nam - ASEAN Trong quãng thời gian 10 năm, đã có rất nhiều hoạt động triển khai chính sách đối ngoại của Việt Nam trong mảng chính trị- an ninh với ASEAN. Sau đây là những vấn đề và sự kiện nổi bật trong mối hợp tác giữa Việt Nam và ASEAN trong lĩnh vực này. 1. Chủ trương và đóng góp của Việt Nam trong việc xây dựng cộng đồng an ninh- chính trị ASEAN đến 2015 Tháng 11/2003, tại hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ 9 họp tại Bali, Indonesia, các nhà lãnh đạo ASEAN đã thông qua tuyên bố hòa hợp ASEAN II, trong đó đề ra mục tiêu là thành lập Cộng Đồng ASEAN dựa trên 3 trụ cột là Cộng đồng An ninh ASEAN (ASC), cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC), cộng đồng Văn hóa – xã hội ASEAN (ASCC). Việt Nam luôn xác định là một bộ phận không tách rời của gia đình ASEAN và chủ trương tham gia hợp tác ASEAN với phương châm chủ động, tích cực, và có trách nhiệm, góp phần xây dựng một ASEAN liên kết chặt chẽ, vững mạnh và là hạt nhân trong cấu trúc mới đang định hình ở khu vực. Phát biểu tại lễ kỷ niệm lễ kỷ niệm niệm 43 năm thành lập ASEAN, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định “Việt Nam đã và sẽ tiếp tục cùng các nước ASEAN, các nước bạn bè, đối tác, phấn đấu vì một Cộng đồng ASEAN đoàn kết, liên kết chặt chẽ và thịnh vượng, vì một Đông Nam Á và một Đông Á hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển” (1) Trong hợp tác về lĩnh vực an ninh – chính trị, Việt Nam xác định rõ duy trì hoà bình và an ninh khu vực Đông Nam Á và Châu Á-Thái Bình Dương là nguyện vọng thiết tha và quyết tâm mạnh mẽ của các nước thành viên ASEAN cũng như các nước khác trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương. ASEAN cần phát huy hơn nữa vai trò là nhân tố quan trọng hàng đầu thúc đẩy đối thoại và hợp tác về các vấn đề chính trị-an ninh, vì hoà bình, ổn định và thịnh vượng ở khu vực. Phó thủ tướng kiêm bộ trưởng bộ Ngoại giao Phạm Gia Khiêm cho rằng: “ Cộng đồng an ninh ASEAN ko nhằm tạo ra khối phòng thủ chung, mà mục tiêu là tạo dựng một môi trường hòa bình và an ninh cho phát triển ở khu vực Đông Nam Á thông qua việc nâng cao hợp tác chính trị - an ninh ASEAN lên tầm cao mới,                                                              (1) Báo “Thế Giới và Việt Nam” online; Bài “ASEAN: Vai trò và giá trị được khẳng định”  7   
  8. với sự tham gia, đóng góp xây dựng của các đối tác bên ngoài”(1). Quan điểm của Việt Nam là ASC không phải là một khối phòng thủ chung như NATO hiện nay hay như SEATO trước đây. Khái niệm này của Việt Nam hoàn toàn phù hợp với khái niệm của ASC. Đối với ASC, Việt Nam đã tích cực tham gia vào việc hoàn thiện Chương trình hành động về ASC và đăng cai tổ chức hội nghị các quan chức cấp cao SOM về cộng đồng này. Chương trình hành động ASC đã chấp nhận quan điểm an ninh toàn diện do Việt Nam đề xuất với việc khẳng định sự ổn định chính trị - xã hội, tăng trưởng kinh tế cùng với việc thu hẹp khoảng cách phát triển, xoá đói giảm nghèo là nền tảng và cơ sở bảo đảm sự phát triển bền vững của ASC. Việt Nam cũng đã cùng với các nước ASEAN khác vận động, đưa vào nội dung Chương trình hành động việc ngăn chặn sự can thiệp quân sự từ bên ngoài vào dưới bất kỳ hình thức nào, đặc biệt không cho phép dùng lãnh thổ của một nước vào mục đích chống phá các nước thành viên khác. Để tránh tình trạng khi xảy ra tranh chấp, các nước thành viên ASEAN đưa vấn đề của họ lên tòa án Lahay nhờ phân xử, làm giảm vai trò của ASEAN với tư cách một tổ chức hợp tác giữa các nước Đông Nam Á, Việt Nam đã cùng các nước thành viên khác soạn thảo quy chế hoạt động của Hội đồng tối cao nhằm nâng cao vai trò của nó trong việc giải quyết các tranh chấp khu vực. Trong hội đồng tối cao, Việt Nam luôn “nhấn mạnh vai trò chủ đạo của ASEAN, tránh biến hội đồng tối cao thành một tòa án khu vực, trong đó, một vài nước có thể đóng vai trò khống chế các quyết định của hội đồng”(2). Việt Nam đã tham gia kí kết và phê chuẩn ngay từ đầu Hiệp Ước Đông Nam Á không có vũ khí hạt nhân(SEAN – WFZ) nhằm xây dựng Đông Nam Á thành một khu vực hoàn toàn không có vũ khí hạt nhân. Khi đảm nhiệm vai trò chủ tịch ASC và ARF, Việt Nam đã chủ động nêu sáng kiến và tổ chức thành công cuộc họp tham khảo ý kiến giữa các nước ASEAN với 5 nước có vũ khí hạt nhân về một số nội dung trong nghị định thư và vận động các nước này sớm tham gia nghị định thư của SEANWFZ. Như vậy, những đóng góp và nỗ lực của Việt Nam trong việc hướng tới xây dựng Cộng đồng ASEAN, trong đó có ASC, trong suốt 10 năm qua thực sự đáng ghi nhận và thực tế, nó đã được ghi nhận bởi các nước thành viên của Hiệp hội. Những việc làm và hành động này của Việt Nam là hoàn toàn phù hợp với chính sách đối ngoại mà ta đã vạch ra đối với ASEAN. Tuy nhiên, để tiếp tục “nâng cao vị thế trong khu vực và trên thế giới”, Việt Nam cần nỗ lực hơn nữa và phải có những đóng góp thực sự nổi trội hơn nữa trong ASEAN, đặc biệt trong việc xây dựng Cộng đồng ASEAN.                                                              (1)  Trích lời phó thủ tướng Phạm Gia Khiêm trong bài viết : “hợp tác chính trị - an ninh ASEAN: VN sẽ nỗ lực hết mình”. Đặc san báo thế giới và Việt Nam  (2)  Tạp chí nghiên cứu Đông Nam Á số 7(100)/ 2008 - Viện khoa học xã hội Việt Nam/ nghiên cứu Đông Nam Á. Bài viết “Việt Nam và công cuộc xây dựng cộng đồng Asean” – Nguyễn Thu Mỹ / Lê Phương Hòa. Tr12  8   
  9. 2. Ứng xử của Việt Nam về biển Đông trong giữ gìn an ninh ở khu vực Đông Nam Á Biển Đông là một vùng biển rất quan trọng về tài nguyên và đường hàng hải. Nhưng cũng là một vùng biển ẩn chứa những của những xung đột tiềm tàng giữa các quốc gia có tuyên bố chủ quyền chồng lấn trên biển Đông, các tuyên bố chủ quyền gồm tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc, Đài Loan, Malaysia, Phillipin, Việt Nam và Brunây, làm cho tình hình trên biển Đông càng thêm phức tạp. Thậm chí, trong lịch sử đã có những đụng độ bằng quân sự. Bất cứ một hành động đơn phương nghiêm trọng nào trên biển Đông có thể gây căng thẳng, mất ổn định an ninh chính trị trong khu vực vốn rất nhạy cảm này. Việt Nam cũng là một trong các bên tranh chấp. Vậy chính sách củaViệt Nam như thế nào để vừa thể hiện được quan điểm, lập trường của mình vừa đảm bảo xung đột không xảy ra, giữ được sự ổn định về an ninh chính trị? Việt Nam đã có những nỗ lực nhằm giải quyết các vấn đề về biển Đông, chủ trương giải quyết các bất đồng thông qua thương lượng hòa bình dựa trên việc tôn trọng luật pháp quốc tế, Tuyên bố Manila về Biển Đông năm 1992, Tuyên bố về cách ứng xử giữa các bên ở Biển Đông được ký kết giữa ASEAN và Trung Quốc ngày 4/11/2002. Cho đến nay Việt Nam vẫn tôn trọng những gì đã được kí kết giữa các quốc gia có tranh chấp về biển Đông và mong muốn các bên còn lại thực hiện nghiêm túc để căng thẳng không leo thang. Việt Nam đã tích cực tham gia vào các Hội thảo về biển Đông, mới đây nhất là Hội thảo “Biển Đông: Hướng tới một cơ chế quản lí hợp tác” do Trường Nghiên cứu quốc tế S. Rajaratnam, Đại học Công nghệ Nanyang tổ chức tại Singapore năm 2007. Đồng thời cũng tổ chức các Hội thảo liên quan đến biển Đông như hội thỏa khoa học quốc tế về biển Đông: “ Biển Đông: hợp tác vì an ninh và phát triển ở khu vực”. Hội thảo nhằm tăng cường hợp tác khu vực và xây dựng lòng tin giữa các quốc gia. Mục tiêu của hội thảo là hình thành mạng lưới các nhà nghiên cứu về Biển Đông từ nhiều góc độ tiếp cận khác nhau như khoa học pháp lý, chính trị, quan hệ quốc tế. Hội thảo cũng nhằm tạo diễn đàn để các nhà nghiên cứu chia sẻ, thảo luận những quan điểm của mình, đồng thời tăng cường tình hữu nghị giữa các học giả nghiên cứu về Biển Đông. Ở mức độ cao hơn, hội thảo kiến nghị những giải pháp, từ góc độ học thuật, đối với những tranh chấp hiện nay ở khu vực Biển Đông. Kế đó là hội thảo biển Đông lần II ngày 11/11/2010, tại thành phố Hồ Chí Minh, với sự góp mặt của nhiều học giả quốc tế đến tham dự. Các cuộc hội thảo cũng là cơ hội để Việt Nam bày tỏ ý chí, nguyện vọng lập trường của mình. Trung Quốc là một nước lớn trong khu vực. Do vậy, mỗi bước đi của Trung Quốc đều có ảnh hưởng đến tình hình an ninh trong khu vực. Trung Quốc đã có nhiều hành động đơn phương, gây căng thẳng thêm cho tình hình vốn đã rất phức tạp. Năm 2008, một tập đoàn dầu khí Trung Quốc đã công bố dự án khai thác ở biển Đông trị giá lên đến 30 tỷ USD. Rồi đơn phương đưa ra các lệnh cấm đánh bắt cá ở biển Đông, đưa ra tấm bản đồ chín đoạn. Phía Việt Nam đều có những phản ứng cứng rắn: “Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền hợp pháp của mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cũng như các 9   
  10. vùng biển và thềm lục địa của Việt Nam. Mọi hoạt động tiến hành trên vùng biển và thềm lục địa của Việt Nam mà không có sự đồng ý, chấp thuận của Việt Nam đều vi phạm chủ quyền, vi phạm lợi ích quốc gia của Việt Nam và hoàn toàn vô giá trị”(1). Điều này cho thấy, ngoài việc Việt Nam có thái độ mềm mỏng để tránh cho căng thẳng có thể leo thang, nhưng cũng có lập trường cứng rắn đối với phần chủ quyền thiêng liêng của tổ quốc. Việt Nam tiếp tục cùng hợp tác với các nước ASEAN để giải quyết các vấn đề về biển Đông theo hướng thương lượng, đàm phán hòa bình. Việt Nam và ASEAN đang xúc tiến việc xây dựng Bộ quy tắc ứng xử về biển Đông (COC) có tính ràng buộc hơn thay thế cho DOC trước đó. 3. Việt Nam và các cơ chế đối thoại trong ASEAN và giữa ASEAN với bên ngoài Trong suốt quá trình hợp với ASEAN kể từ khi gia nhập đến nay, Việt Nam đã tham gia đầy đủ vào các quan hệ đối thoại của ASEAN đặc biệt là đã tham gia đầy đủ vào các cơ chế hợp tác chính trị - an ninh và các hoạt động hợp tác của ASEAN như các cơ chế về chính trị (SOM, AMM, Cấp cao chính thức và không chính thức). Việt Nam cũng tham gia hầu hết các cơ chế đối thoại trong ASEAN và giữa ASEAN với bên ngoài như Diễn đàn hợp tác Á-Âu (ASEM), Hội nghị Bộ Trưởng ASEAN (PMC), Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN và các nước Đông Bắc Á là Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc (ASEAN+3). Việt Nam đã tham gia tích cực vào việc trao đổi ý kiến, đánh giá tình hình thế giới và khu vực, tăng cường phối hợp lập trường về các vấn đề khu vực và quốc tế và khi cần thiết thì thoả thuận về đối sách chung. 3.1. Việt Nam và các cơ chế đối thoại trong ASEAN a. ARF và đóng góp của Việt Nam ARF là một trong những diễn đàn khu vực đầu tiên Việt Nam tham gia thành lập, trực tiếp kiến tạo môi trường hòa bình, ổn định phục vụ cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Sau 17 năm tham gia ARF, Việt Nam đã chủ động đề xuất nhiều sáng kiến, tham gia soạn thảo nhiều văn bản, chủ trì thành công nhiều hoạt động của ARF. Các hoạt động này của Việt Nam được các nước trân trọng và đánh giá cao. Những đóng góp cụ thể của Việt Nam cho ARF trước hết thể hiện qua những lần chủ trì hoặc đồng chủ trì thành công các hội nghị của Diễn đàn như ISM-DR 98-99, Chủ tịch ARF 2000-2001. Ngoài những hoạt động này, thông qua các nước ASEAN khác, Việt Nam cũng đã đi đầu trong quá                                                              (1)  Theo Lê Dũng-Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam,2008  1 0   
  11. trình cải tiến bộ máy, kiện toàn tổ chức, nâng cao hiệu quả hợp tác của ARF, những sáng kiến này đang tiếp tục được thực hiện và áp dụng rộng rãi. Là Chủ tịch ASEAN từ tháng 1/2010, Việt Nam đã chuẩn bị từ sớm cho nhiệm vụ Chủ tịch ARF. Ngay từ tháng 7/2009, ta đã đề xuất và được các nước chấp thuận một số định hướng lớn cho Diễn đàn trong năm 2010. Nổi lên trong số đó là tiếp tục củng cố và thúc đẩy ARF tiến lên trên cơ sở các nguyên tắc, các định hướng đã có là ASEAN phải luôn ở vị trí trung tâm và là hạt nhân của cả tiến trình và đồng thời các biện pháp xây dựng lòng tin vẫn phải là trọng tâm cho các hoạt động của ARF. Cụ thể hơn, Việt Nam đã đề xướng, điều hành và chủ trì soạn thảo thành công Kế hoạch Hành động Hà Nội thực hiện Tuyên bố Tầm nhìn ARF. Đây là một kế hoạch rộng lớn, bao quát các lĩnh vực hợp tác của ARF, đề ra những bước đi cụ thể cho cả Diễn đàn. Diễn đàn ARF 17 (Hà Nội, 23/7/2010) đã thông qua văn kiện này, và Ngoại trưởng các nước đều đánh giá cao nỗ lực của Việt Nam, chất lượng của văn kiện và cam kết sẽ thúc đầy thực hiện nghiêm túc các hoạt động đề ra trong kế hoạch. Với những đóng góp này, chắc chắn, nhiệm kỳ Chủ tịch ARF 2010 của Việt Nam sẽ thành công, đi vào lịch sử của Diễn đàn như một dấu mốc đánh dấu bước chuyển mạnh mẽ, hướng tới quan hệ đối tác toàn khu vực vì hòa bình, ổn định, thịnh vượng và phát triển (1). b. Việt Nam và đóng góp cho kênh 2 Bên cạnh đó, Việt Nam tham gia ngày càng tích cực và chủ động hơn vào kênh 2- kênh có vai trò quan trọng trong hoạt động của ASEAN, được xem như là một kênh phi chính phủ, kênh không chính thức, có tác dụng tham khảo ý kiến và tư vấn cho Kênh 1, kênh chính phủ, kênh chính thức . Chức năng của Kênh 2 là đối thoại, tham khảo ý kiến, tư vấn, nghiên cứu, xây dựng lòng tin, thông tin liên lạc... nhằm nâng cao ý thức hợp tác, tăng sự phụ thuộc lẫn nhau, xây dựng lợi ích cộng đồng, do vậy mà có thể kiềm chế, dẫn tới loại trừ giải pháp dùng vũ lực giải quyết xung đột và giảm thiểu các nguy cơ gây xung đột. Việt Nam dã tổ chức nhiều hội nghị, hội thảo của Kênh 2, góp phần thúc đẩy một cơ chế mà thông qua đó các học giả, các quan chức với tư cách cá nhân có thể thảo luậncác vấn đề an ninh chính trị của khu vực; thiết lập các mối liên hệ với những thiết chế và tổ chức thuộc khu vực và các khu vực khác trên thế giới nhằm trao đổi thông tin, quan điểm và kinh nghiệm về phương cách xử lí các vấn đề cũng như hợp tác an ninh chính trị khu vực; và đưa ra những khuyến nghị mang tính định hướng cho các chính phủ và các cơ quan liên chính phủ trong việc giải quyết các vấn đề an ninh chính trị của khu vực.                                                              (1)  ARF và đóng góp của Việt nam- Vũ Hồ Phó Vụ trưởng Vụ ASEAN, BNG  1 1   
  12. 3.2. Đóng góp của Việt Nam trong đối thoại giữa ASEAN và bên ngoài Do có vị thế ngày càng cao trên trường quốc tế và khu vực châu Á-Thái Bình Dương , nên từ nhiều năm qua ASEAN đã được Nhật Bản, và trong khoảng hơn thập niên gần đây, nhất là từ giữa những năm 1990 đến nay, cũng đã được cả Trung Quốc cũng đặc biệt quan tâm trong chính sách đối ngoại và hợp tác cùng phát triển trên nhiều lĩnh vực. Trong bối cảnh đó, kể từ tháng 12/1997, hưởng ứng sự đề xuất của ASEAN nhằm thực hiện chiến lược "cân bằng giữa các nước lớn" bằng cách mở rộng phạm vi liên kết, hợp tác ra toàn bộ khu vực Đông Á, ba nước Đông Bắc Á là Nhật Bản, Hàn Quốc, và Trung Quốc đều đồng ý tiến hành cùng với ASEAN tiến hành các cuộc hội nghị nguyên thủ quốc gia thường niên vào dịp cuối năm với cả hai hình thức : ASEAN+3 ( Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc) và ASEAN+1 (Nhật Bản), ASEAN+1 (Hàn Quốc), ASEAN+1 (Trung Quốc). Cũng từ các cuộc gặp gỡ này, ASEAN đã lần lượt ký với các nước đó "Tuyên ngôn hợp tác hướng tới thế kỷ 21". Việt Nam còn đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành các khuôn khổ hợp tác giữa ASEAN và các nước đối thoại nói trên,góp phần sáng lập hoặc tham gia sáng lập các tổ chức và diễn đàn hợp tác như "Diễn đàn khu vực ASEAN", "Diễn đàn Đông Á-Mỹ Latinh". Trong vài năm gần đây, đặc biệt từ sau sự kiện 11/9 đến nay, do việc Mỹ tăng cường hợp tác an ninh với ASEAN để chống lại hiểm hoạ khủng bố nên vai trò quốc tế của ASEAN càng được coi trọng. Việt Nam đã và đang ngày càng chủ động hơn trong hợp tác nội khối, hướng hoạt động của ASEAN vào những nội dung hợp tác thiết thực, vừa bảo đảm lợi ích của Việt Nam, vừa thể hiện quan tâm chung của Hiệp hội. 4. Nhân tố Mỹ, Trung Quốc trong việc triển khai chính sách chính trị- an ninh Việt Nam- ASEAN Sau khi chiến tranh lạnh kết thúc, Mỹ vẫn nắm vai trò đầu tàu thế giới trong cả kinh tế và chính trị, tuy nhiên một trật tự thế giới mới đang nỏi lên với xu thế đa cực được đánh dấu bởi sự vươn lên mạnh mẽ của Nhật, Trung Quốc, Ấn Độ. Trong bối cảnh như vậy, khi xem xét bất kỳ một vấn đề qua hệ quốc tế, chúng ta không thể bỏ qua vai trò của các nước lớn. Với vị trí địa lý nằm ở phía Nam Trung Quốc và trong khu vực châu Á- Thái Bình Dương, ASEAN từ lâu đã trở thành mối quan tâm chiến lược của Mỹ và Trung Quốc. Sự can dự trực tiếp hay giáp tiếp của hai nhân tố này dều có những ảnh hưởng nhất định tới việc triển khai chính sách về chính trị- an ninh giữa Việt Nam và ASEAN. Có thể nói sự hiện diện của Mỹ và Trung Quốc là rất rõ ràng. Từ sau chiến tranh thế giới thứ II, lợi ích của Mỹ luôn gắn chặt khu vực Đông Nam Á. Hiện nay đầu tư trực tiếp (FDI) của Mỹ ở Đông Nam Á gấp 3 lần FDI của Mỹ vào Trung Quốc, gấp 10 lần FDI của Mỹ vào Ấn Độ. Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton tuyên bố: “Mỹ có vị trí có một không hai để giữ vai trò lãnh đạo ở châu Á - Thái Bình Dương, trên cơ sở lịch sử, khả năng và sự tín nhiệm của chúng ta”. Về các lợi ích an ninh và chiến lược, ASEAN có hai trong số năm đồng minh của Mỹ ở châu Á là Philippines và Thái 1 2   
  13. Lan(1). Về phía Trung Quốc, dựa vào những khoản đầu tư khổng lồ vào Campuchia, Trung Quốc đang muốn thiết lập mối quan hệ gần gũi với các nước ASEAN (2). Minh chứng cho mục đích này là tháng 10 năm 2010, Trung Quốc cam kết ủng hộ công trình xây dựng tuyến đường sắt trị giá 600 triệu đô la giữa Phnom Penh và Việt Nam. Tuyến đường này sẽ giúp cho Trung Quốc tiến được một bước quan trọng trong việc hòa nhập toàn bộ Đông Nam Á, kể cả Singapore ở xa tận phía Nam, vào mạng lưới xe lửa của họ. Bên cạnh đó, Trung Quốc đã hoàn tất một thỏa thuận thương mại với toàn thể 10 quốc gia Đông Nam Á, trong khi một hiệp định tương tự của Mỹ chỉ mới trong giai đoạn sơ khai. Như vậy, “Khả năng Trung Quốc chiếm quyền kiểm soát là điều không thể tránh khỏi, Campuchia ngả vào Trung Quốc với vòng tay mở rộng. Đó là cách thức trước đây Mỹ dùng để giành quyền kiểm soát các láng giềng. Địa lý chính trị là như vậy” (3). Trung Quốc hiện là một đối tác rất quan trọng của ASEAN về mặt kinh tế. Trung Quốc cũng tạo điều kiện để ASEAN như một khối thống nhất về các vấn đề an ninh, chính trị thành một nhóm tại vùng Biển Đông. Tuy nhiên, Việt Nam cũng như các quốc gia ở khu vực Đông Nam Á thì cảm thấy lo ngại về ý định của Trung Quốc, điều mà họ gọi “lợi ích cốt lõi ở Biển Đông” và chính điều này đã thúc đẩy các quốc gia thành viên phải xích lại gần nhau về mặt an ninh và chính trị và kết quả là những cuộc họp cấp bộ trưởng quốc phòng của ASEAN thống nhất và chặt chẽ hơn (4). Trong khi đó, kể từ khi kết thúc chiến tranh Việt Nam đến nay, sự chú trọng của Mỹ đối với khu vực ASEAN thường bị đứt đoạn và luôn bị dẫn dắt bởi sự khủng hoảng. Những chính sách của Mỹ tại đây không kết nối được với nhau và không phát triển được thành một chiến lược phù hợp. Việc thiếu một chiến lược được tư vấn tốt đối với châu Á lâu nay đã ảnh hưởng tới cân bằng trong khu vực ASEAN. Ngoài ra, việc thiếu những chính sách nhất quán đối với khu vực Đông Nam Á đã tạo điều kiện cho Trung Quốc tăng cường ảnh hưởng tại đây, đe dọa quyền lợi của Mỹ và dần dần sẽ làm yếu đi khả năng đảm bảo an ninh của chính nước Mỹ. Do đó, Mỹ đang điều chỉnh chính sách của mình theo hướng chú trọng hơn đến Đông Nam Á trong chiến lược của mình ở châu Á. Bằng chứng là ngày 08/02/2011, Hoa Kỳ đã công bố Chiến lược Quân sự mới của mình, lần đầu tiên từ năm 2004 đến nay. Chiến lược Quân sự Mỹ năm 2011 phản ánh một thay đổi đáng kể so với chủ trương đề ra trước đây, có nghĩa là tập trung nhiều hơn và khu vực châu Á, với tiềm lực quân sự của Trung Quốc được coi là một trong các thách thức đối với Hoa Kỳ (5). Đứng giữa sự tăng cường ảnh hưởng của hai cường quốc, Trung Quốc và Mỹ, Việt Nam luôn cố giữ một vị trí tương đối chủ động, có thể cân bằng ảnh hưởng của 2 nước. Trong chính sách đối ngoại của mình với từng nước trong khu vực nói riêng và khối ASEAN nói chung, Việt Nam luôn                                                              (1)  Bên cạnh đó còn Hàn Quốc, Nhật Bản, Australia  (2)  Trích bài viết: “China's billions reap rewards in Cambodia” của John Pomfret trên WashingPost ngày 20-11- 2010 (3)  Nhận định của Lak Chee Meng, thông tín viên kỳ cựu của báo Sin Chew Daily tại Phnom Penh.  (4)  Earnest Bower, Cố vấn cao cấp và là Giám đốc của Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược, chương trình Đông Nam Á về những hoạt động đối ngoại của Việt Nam và đặc biệt là trong khu vực ASEAN- trả lời phỏng vấn RFI (Radio France International)  (5)  Theo ghi nhận của giáo sư chính trị học Nguyễn Mạnh Hùng, thuộc Đại học George Mason, Virginia (Hoa Kỳ)  1 3   
  14. "tôn trọng độc lập, chủ quyền, bình đẳng, toàn vẹn lãnh thổ và bản sắc dân tộc của tất cả các quốc gia thành viên" (1). Bên cạnh đó, chúng ta luôn dựa trên tình hình thực tế để xác định chính sách. Đồng thời Việt Nam cũng xác định Trung Quốc và Mỹ là hai nước lớn và sẽ luôn là hai nước lớn. ASEAN chỉ là một tổ chức của các nước nhỏ và vừa, biết rất rõ thực lực của mình, sẽ khó có thể điều khiển được Mỹ và Trung Quốc để tìm kiếm sự cân bằng trong quan hệ với hai nước này. Về phía ASEAN, hiệp hội muốn "sử dụng vị thế địa chính trị đặc biệt của mình để xúc tác và thúc đẩy các bên hợp tác với nhau, tạo ra khuôn khổ cho sự hợp tác đó, tránh những hiểu lầm và những xung đột không cần thiết giữa các bên, thông qua đó duy trì môi trường hợp tác giữa ASEAN với các nước lớn, và giữa các nước lớn với nhau” (2) và việc này hoàn toàn là khả thi với ASEAN, bởi "nó phù hợp với lợi ích của các nước lớn, và ở khu vực chưa có tổ chức hay diễn đàn nào có thể làm điều đó tốt hơn ASEAN. Đó là bản chất ứng xử của ASEAN trong thời gian qua”. 5. Những điểm nổi bật trong về hợp tác chính trị- an ninh với ASEAN trong năm Việt Nam làm chủ tịch ASEAN 2010 Việt Nam đã có những đóng góp quan trọng vào các thành tựu của ASEAN ,thể hiện tinh thần chủ động, tích cực và có trách nhiệm, được bạn bè tin cậy và ghi đậm dấu ấn của năm chủ tịch ASEAN . Ngay từ đầu, chúng ta đã xác định rõ chủ đề và ưu tiên xuyên suốt của năm chủ tịch ASEAN 2010 là “Hướng tới cộng đồng ASEAN: Từ tầm nhìn đến hành động”. Điều này được sự ủng hộ và đồng thuận rất cao trong ASEAN, cũng như từ phía các đối tác khác trong khu vực. Trên cơ sở đó, Viêt nam đã tích cực tham vấn, định hướng các hội nghị quan trọng của ASEAN, cũng như đề xuất nhiều sáng kiến liên quan. Theo đó, các hội nghị trong năm ASEAN đều tập trung bàn và đưa ra các quyết sách để đẩy nhanh việc thực hiện lộ trình xây dựng cộng đồng ASEAN trên cả ba trụ cột: chính trị-an ninh, kinh tế và văn hóa. Về trụ cột chính trị- an ninh, chúng ta đã cùng ASEAN đẩy mạnh việc thực hiện 14 lĩnh vực ưu tiên, phát huy cao độ hiệu quả của cơ chế, công cụ hợp tác phát triển vì hòa bình và an ninh ở khu vực. Chiến lược mà Việt Nam áp dụng là đầu óc tổ chức có quan tâm đúng mức. Do đó, Việt nam đã đạt được những thành tựu nổi bật như là những tiến triển về hội nhập an ninh chính trị, tổ chức thành công hai kỳ họp hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN lần một và hội nghị quốc phòng ASEAN+8. Trong đợt hội nghị cấp cao này, lần đầu tiên có tới tám nước đối tác. Thông thường chỉ có các hội nghị cấp cao thường niên giữa ASEAN với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, lần này có thêm Nga, Úc, Newzealand và Liên hợp quốc. Lần đầu tiên Nga và Hoa Kì ngồi cùng một bàn, bàn về lĩnh vực quân sự. Điều này thể hiện uy tín và vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Và cũng là một đóng góp rất lớn trong năm của ASEAN là việc củng cố và tăng cường xây dựng môi trường hòa bình, ổn định và hợp tác ở khu vực; thúc đẩy đối thoại, tăng cường hiểu biết và xây                                                              (1)  Trích: Điều 2 Hiến chương ASEAN   (2)  Nhận định của ông Nguyễn Hùng Sơn, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược ngoại giao  1 4   
  15. dựng lòng tin ở tất cả các cấp, đặc biệt là ở cấp cao; tăng cường xây dựng các chuẩn mực và quy tắc ứng xử ở khu vực; củng cố và phát huy hơn nữa các công cụ, phương tiện, cơ chế hiện có như Hiệp ước Thân thiện và hợp tác Đông Nam Á (TAC), Hiệp ước về không phổ biến vũ khí hạt nhân Đông Nam Á (SEANWFZ), Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC), cũng như cơ chế ASEAN+1, ASEAN +3, Diễn đàn an ninh khu vực (ARF), Diễn đàn cấp cao Đông Á (EAS)...; đồng thời, tạo dựng thêm những khuôn khổ hợp tác mới hỗ trợ cho các khuôn khổ hợp tác hiện có như Hội nghị Bộ trưởng quốc phòng ASEAN mở rộng với các đối tác (ADMM+) và Hội nghị những người đứng đầu các cơ quan an ninh nội địa (MACOSA). ASEAN thực sự đã phát huy vai trò chủ động và là nhân tố quan trọng, không thể thiếu đối với việc duy trì hòa bình, ổn định và hợp tác. Đúng như Tổng thống Indonesia, chủ tịch kế nhiệm của ASEAN,phát biểu tại phiên bế mạc Hội nghị cấp cao ASEAN 17: “Năm chủ tịch ASEAN của Việt Nam tạo một đà mới cho ASEAN cả về đoàn kết ,cũng như tiến tới xây dựng cộng đồng ASEAN và phát huy vai trò của khu vực”. Như vậy, trong năm 2010, chúng ta thể hiện rõ dấu ấn và vị thế của Việt Nam, được bạn bè khu vực và quốc tế đánh giá rất cao. IV. Đánh giá quá trình triển khai chính sách về chính trị - an ninh Việt Nam- ASEAN trong 10 năm vừa qua Nhìn chung, việc triển khai chính sách đối ngoại của Việt Nam về an ninh – chính trị đối với Asean 10 năm đầu thế kỷ XXI đã đi đúng hướng với định hướng chính sách mà Đảng và Nhà Nước ta đã vạch ra trong các Đại hội IX và X. Việc triển khai chính sách đối ngoại đó trên thực tế đã đạt được một số những thành quả nhất định Hoạt động đối ngoại của Đảng, Nhà nước và nhân dân phát triển mạnh, góp phần giữ vững môi trường hoà bình, phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao uy tín của Việt Nam trong khu vực và trên thế giới. Đã giải quyết được một số vấn đề về biên giới, lãnh thổ, vùng chồng lấn trên biển với một số quốc gia; chủ động và tích cực tham gia các diễn đàn thế giới; tổ chức thành công nhiều hội nghị quốc tế và khu vực tại Việt Nam. Các quan hệ quốc tế của đất nước đi vào chiều sâu trên cơ sở giữ vững độc lập, tự chủ, phát huy tối đa nội lực và bản sắc dân tộc; chủ động ngăn ngừa và giảm thiểu tác động tiêu cực của quá trình hội nhập quốc tế. Tham gia các cơ chế hợp tác chính trị, an ninh, kinh tế song phương và đa phương vì lợi ích quốc gia trên cơ sở tôn trọng các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, Hiến chương Liên hợp quốc. Củng cố, phát triển quan hệ hợp tác, hữu nghị truyền thống với các nước láng giềng. Chủ động, tích cực và có trách nhiệm cùng các nước xây dựng cộng đồng ASEAN vững mạnh; tăng cường quan hệ với các đối tác trong khuôn khổ hợp tác ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Quan hệ đối ngoại được mở rộng và ngày càng đi vào chiều sâu, góp phần tạo ra thế và lực mới của đất nước. Phát triển quan hệ với các nước láng giềng; thiết lập và nâng cấp quan hệ với nhiều đối tác quan trọng. Hoàn thành phân giới cắm mốc trên đất liền với Trung Quốc; tăng dày hệ thống mốc 1 5   
  16. biên giới với Lào; hoàn thành một bước phân giới cắm mốc trên đất liền với Campuchia; bước đầu đàm phán phân định vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ với Trung Quốc và thúc đẩy phân định biển phía Tây Nam với các nước liên quan. Tham gia tích cực và có trách nhiệm tại các diễn đàn khu vực và quốc tế; đảm nhiệm tốt vai trò Uỷ viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc; đóng góp quan trọng vào việc xây dựng cộng đồng Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Hiến chương ASEAN, đảm nhiệm thành công vai trò Chủ tịch ASEAN, Chủ tịch Hội đồng liên nghị viện các nước Đông Nam Á (AIPA). Bên cạnh đó, vẫn có những mặt còn hạn chế trong công tác nghiên cứu, dự báo chiến lược về đối ngoại. Sự phối hợp giữa đối ngoại của Đảng, ngoại giao Nhà nước và ngoại giao nhân dân, giữa các lĩnh vực chính trị, kinh tế và văn hoá đối ngoại chưa thật đồng bộ. Trong những năm tới, với những xác định phương hướng đối ngoại không có nhiều thay đổi được nêu trong văn kiện đại hội Đảng XI, Đảng và nhà nước ta tiếp tục thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hoà bình, hợp tác và phát triển; đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; nâng cao vị thế của đất nước; vì lợi ích quốc gia, dân tộc, vì một nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa giàu mạnh; là bạn, đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế, góp phần vào sự nghiệp hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới. Đặc biệt tiếp tục phấn đấu cùng các nước Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) xây dựng Đông Nam Á thành khu vực hoà bình, ổn định, hợp tác và phát triển phồn vinh. Với quan điểm và phương pháp triển khai chính sách như hiện tại, chắc chắn Việt Nam sẽ tiếp tục gặt hái thêm những thành công mới trên lĩnh vực hợp tác quốc tế không chỉ về chính trị- an ninh, mà còn trên các lĩnh vực khác như kinh tế, văn hóa- xã hội. 1 6   
  17. DANH MỤC THAM KHẢO: -TS.Nguyễn Vũ Tùng (biên soạn) (2007), “Chính sách đối ngoại Việt Nam tập 2 (1975-2006)”, NXB Thế giới, Hà Nội. - (8/2007) “Hợp tác chính trị - an ninh Asean: VN sẽ nỗ lực hết mình”, Đặc san báo thế giới và Việt Nam, Hà Nội. - Nguyễn Thu Mỹ / Lê Phương Hòa (2008) - Viện khoa học xã hội Việt Nam/ nghiên cứu Đông Nam Á, “Việt Nam và công cuộc xây dựng cộng đồng Asean”, Tạp chí nghiên cứu Đông Nam Á số 7(100). - Luận Thùy Dương, “Sự tham gia của Việt Nam trong hợp tác chính trị- an ninh ASEAN”, Tạp chí nghiên cứu Đông Nam Á số 7(100)/ 2008. - Nguyễn Thu Mỹ / Lê Phương Hòa, “Việt Nam và công cuộc xây dựng cộng đồng Asean” – Viện khoa học xã hội Việt Nam/ nghiên cứu Đông Nam Á. - Tháng 12-2004, “Quan hệ ASEAN-Nhật Bản-Hàn Quốc những năm gần đây” - Tạp chí NCQT số 4(59) . -Đào Huy Ngọc (chủ biên), Nguyễn Phương Bình- Hoàng Anh Tuấn (1997), “ASEAN và sự hội nhập của Việt Nam”, NXB chính trị quốc gia, Hà Nội. - Nguyễn Thu Mỹ, “ Môi trường an ninh Đông Nam Á những năm đầu thế kỉ XXI”, Tạp chí nghiên cứu Đông Nam Á số 6/87/2007- Viện KHXHVN, Viện nghiên cứu Đông Nam Á. - “Thế giới và Việt Nam” online; “Nỗ lực vì mục tiêu hình thành Cộng đồng ASEAN - Thứ Sáu, 23/07/2010”, http://www.tgvn.com.vn/Item/VN/asean/2010/7/376F7A21A34D4628/ , truy cập ngày 01/3/2011. - “Thế giới và Việt Nam” online; “Việt Nam đã đóng góp nhiều cho hợp tác ASEAN” - Thứ Ba, 10/08/2010”, http://www.tgvn.com.vn/Item/VN/asean/2010/8/BE9FB6F3F33467BC/, truy cập ngày 01/3/2011. - “Thế Giới và Việt Nam” online; “ASEAN: Vai trò và giá trị được khẳng định Thứ Sáu, 13/08/201, http://www.tgvn.com.vn/Item/VN/asean/2010/8/7E5CE113E10AAB45/, truy cập ngày 01/3/2011. - Tuần Việt Nam, Sự can dự của Mỹ và nhân tố Trung Quốc, http://tuanvietnam.vietnamnet.vn/2010-10-29-su-can-du-cua-my-va-nhan-to-trung-quoc, truy cập ngày 27-2-2011. - Nghiên cứu biển Đông, ASEAN trong mối quan hệ với Mỹ và Trung Quốc, http://southchinaseastudies.org/tin-ncbd/1080-asean-trong-mi-quan-h-gia-m-va-trung-quc, truy cập ngày 28-2-2011. -Vai trò của Việt Nam trong quan hệ quốc tế, http://www.rfa.org/vietnamese/vietnam/chinh- tri/review-of-vietnam-s-role-as-asean-chairman-in-2010-vhoang-01212011141752.html, truy cập 1 7   
  18. 1-3-2011. -Radio france international online, http://www.viet.rfi.fr/tong-hop/20101214-trung-quoc-tung-bac- ty-vao-cam-bot-de-danh-bat-hoa-ky-va-viet-nam, truy cập ngày: 1-3-2011. - Việt Nam - ASEAN: Quá khứ - Hiện tại - Tương lai , Học viện ngoại giao website, http://www.hocvienngoaigiao.org.vn/nr040730094947/nr100421153317/ns100806125455, truy cập ngày 1-3-2011. -Luận Thùy Dương- Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược Ngoại giao, Lê Thùy Trang, Cộng đồng ASEAN 2015, http://asean2010.vn/asean_vn/news/36/2DA89B/Cong-dong-ASEAN-2015, truy cập 1-3-2011. ‐Chính sách đối ngoại của nước CHXHCN Việt Nam, http://www.mofahcm.gov.vn/vi/mofa/cs_doingoai/cs/ns040823162938#5XztTSnv25zs, truy cập 2-3- 2011. -Trung Quốc cảnh báo Asean về Biển Đông, BBC Vietnam, http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2011/01/110125_china_asean_scs.shtml, truy cập ngày 2-3- 2011. -Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng các đại hội, http://123.30.49.74:8080/tiengviet/tulieuvankien/vankiendang/?topic=191&subtopic=8&leader_topi c=989, truy cập 10-3-2011. 1 8   
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2