Luận văn Thạc sĩ Quan hệ quốc tế: Những thay đổi trong chính sách đối ngoại của Myanmar từ năm 2011 đến nay
lượt xem 12
download
Mục tiêu của đề tài là dựng lại bức tranh về quan hệ đối ngoại của Myanmar; cung cấp cho bạn đọc về cơ sở lý luận và thực tiễn chính sách đối ngoại của Myanmar. Đồng thời, đưa ra dự báo về triển vọng trong quan hệ đối ngoại giữa Myanmar và Việt Nam. Mời các bạn tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quan hệ quốc tế: Những thay đổi trong chính sách đối ngoại của Myanmar từ năm 2011 đến nay
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------- DƢƠNG THỊ NGỌC VÂN NHỮNG THAY ĐỔI TRONG CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA MYANMAR TỪ NĂM 2011 ĐẾN NAY LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành Quan hệ quốc tế Hà Nội - 2014
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------- DƢƠNG THỊ NGỌC VÂN NHỮNG THAY ĐỔI TRONG CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA MYANMAR TỪ NĂM 2011 ĐẾN NAY Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Quan hệ quốc tế Mã số: 60 31 02 06 Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Mạnh Dũng Hà Nội - 2014
- MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 CHƢƠNG I: NHỮNG NHÂN TỐ DẪN ĐẾN SỰ THAY ĐỔI TRONG CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA MYANMAR ..................................................... 10 1.1. Vài nét về đất nƣớc Myanmar ....................................................................... 10 1.2. Những nhân tố tác động đến những thay đổi chính sách đối ngoại của Myanmar.......................................................................................................... 13 1.2.1. Thay đổi về môi trường kinh tế, chính trị trên thế giới .................................... 14 1.2.2. Thay đổi về kinh tế, chính trị trong khu vực ASEAN ...................................... 19 1.2.3. Thay đổi về kinh tế, chính trị trong nước ......................................................... 22 TIỂU KẾT CHƢƠNG I ............................................................................................. 28 CHƢƠNG II: NHỮNG ĐIỀU CHỈNH TRONG QUAN HỆ ĐỐI NGOẠI GIỮA MYANMAR VÀ MỘT SỐ QUỐC GIA, TỔ CHỨC QUỐC TẾ TỪ NĂM 2011 ĐẾN NAY................................................................................................. 29 2.1. Những thay đổi về chính trị và chính sách kinh tế đối ngoại của Myanmar.......................................................................................................... 29 2.2. Những điều chỉnh trong quan hệ đối ngoại của Myanmar với ASEAN, các quốc gia thuộc khối ASEAN .................................................................... 38 2.2.1. Với ASEAN ...................................................................................................... 38 2.2.2. Với một số quốc gia thuộc khối ASEAN .......................................................... 40 2.3. Những điều chỉnh trong quan hệ đối ngoại của Myanmar với Hoa Kỳ .... 45 2.4. Những điều chỉnh trong quan hệ đối ngoại của Myanmar với EU ............ 48 2.5. Những điều chỉnh trong quan hệ đối ngoại của Myanmar với khu vực Đông Bắc Á ...................................................................................................... 51 2.5.1. Với Trung Quốc ................................................................................................ 51 2.5.2. Với Nhật Bản .................................................................................................... 56 2.5.3. Với Hàn Quốc ................................................................................................... 60
- 2.5.4. Với Bắc Triều Tiên ........................................................................................... 63 2.6. Những điều chỉnh trong quan hệ đối ngoại của Myanmar với Ấn Độ....... 65 2.7. Những điều chỉnh trong quan hệ đối ngoại của Myanmar với Nga ........... 67 TIỂU KẾT CHƢƠNG II............................................................................................ 28 CHƢƠNG III: KẾT QUẢ VÀ TRIỂN VỌNG ........................................................ 71 3.1. Kết quả bƣớc đầu của những thay đổi trong chính sách đối ngoại của Myanmar.......................................................................................................... 71 3.1.1. Về tình hình chính trị trong nước...................................................................... 71 3.1.2. Về phát triển kinh tế .......................................................................................... 74 3.1.3. Về văn hóa, xã hội ............................................................................................ 78 3.1.4. Về hoạt động đối ngoại ..................................................................................... 80 3.2. Triển vọng của chính sách đối ngoại đổi mới của Myanmar ...................... 86 3.2.1. Triển vọng về chính trị trong nước ................................................................... 86 3.2.2. Triển vọng về kinh tế ........................................................................................ 88 3.2.3. Triển vọng về chính sách đối ngoại .................................................................. 91 3.2.4. Triển vọng quan hệ đối ngoại Myanmar – Việt Nam ....................................... 95 TIỂU KẾT CHƢƠNG III .......................................................................................... 98 KẾT LUẬN ................................................................................................................. 99 NGUỒN TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................ 104 CÁC PHỤ LỤC ......................................................................................................... 114
- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN USDA : Hiệp hội Đoàn kết và phát triển Liên bang SPDC : Hội đồng Hòa bình và phát triển Liên bang SLORC : Hội đồng Khôi phụ trật tự và luật pháp quốc gia NLD : Liên đoàn Quốc gia dân chủ USDP : Đảng Đoàn kết và phát triển Liên bang SSA : Quân đội bang Shan RCSS : Hội đồng khôi phục nhà nước bang Shan PNLO : Tổ chức giải phóng dân tộc Pa-O KNU : Liên minh Dân tộc Karen UWSA : Quân đội bang Wa thống nhất KIO : Tổ chức độc lập Kachin IMF : Qũy tiền tệ quốc tế EU : Liên minh Châu Âu ASEAN : Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á AEC : Cộng đồng kinh tế ASEAN GDP : Tổng sản phẩm nội địa USD : Đô la Mỹ WHO : Tổ chức y tế thế giới UNHCR : Cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn WTO : Tổ chức thương mại thế giới NAM : Phong trào không liên kết ARF : Diễn đàn an ninh khu vực ASEAN CPR : Ủy ban các đại diện thường trực AIPA : Đại Hội đồng Liên nghị viện các quốc gia Đông Nam Á OECD : Tổ chức Hợp tác Kinh tế và Phát triển GMS : Tiểu vùng sông Mekong mở rộng
- ACMECS : Tổ chức Chiến lược hợp tác kinh tế DOC : Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông COC : Bộ Quy tắc ứng xử tại Biển Đông CHDCND : Cộng hòa dân chủ nhân dân EC : Ủy ban Châu Âu FDI : Đầu tư trực tiếp nước ngoài SEA Games : Đại hội thể thao Đông Nam Á AFF : Liên đoàn bóng đá Đông Nam Á ILO : Tổ chức lao động quốc tế ADB : Ngân hàng phát triển châu Á WB : Ngân hàng thế giới AVIM : Hiệp hội các nhà đầu tư Việt Nam sang Myanmar
- PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn Đề tài Myanmar là một mảnh đất huyền thoại với lịch sử nhiều thăng trầm trong các giai đoạn phát triển đất nước. Nằm ở Đông Nam Á, một khu vực vốn là cái nôi của nền văn minh lúa nước, từng giữ vị thế nhất định trên bản đồ lịch sử thế giới, song Myanmar cũng từng bị lãng quên bởi chính thể chế chính trị của mình gây nên. Một đất nước Myanmar với nền văn minh kỳ bí vốn lôi cuốn trí tò mò của các nhà nghiên cứu nhưng lại dường như rất ít thông tin với thế giới, nhất là trong giai đoạn chính quyền quân sự lãnh đạo đất nước. Tháng 11-2010, cuộc tổng tuyển cử đầu tiên kể từ năm 1990 đã diễn ra thành công. Tháng 3-2011, tướng Thein Sein đã nhậm chức tổng thống và là vị tổng thống dân chủ đầu tiên của đất nước Chùa Vàng này sau hơn 50 năm dưới quyền thống trị của các tướng lĩnh quân đội. Từ một quốc gia do quân đội chi phối, Myanmar đã chuyển hướng mạnh mẽ theo con đường phát triển dân chủ. Thế giới đã đi từ “ngỡ ngàng” đến “cảm phục” và rồi cuối cùng là “ủng hộ” một Myanmar chuyển mình, hướng đến xu thế phát triển chung và là tất yếu của nhân loại, đó là xu thế dân chủ. Ngày nay, Myanmar đang ngày càng sôi động trong phát triển kinh tế đối ngoại và từng bước khẳng định mình trên vũ đài chính trị thế giới, Hiện nay Việt Nam đang trên con đường cải cách mở cửa. Mặc dù công cuộc “Đổi mới” diễn ra từ năm 1986 đã đem lại cho Việt Nam những kết quả tích cực nhất định, được nhân dân trong nước, thế giới và khu vực công nhận, tuy nhiên công cuộc xây dựng đất nước “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” vẫn còn nhiều gian nan thử thách. Do đó, việc nghiên cứu, học tập, trao đổi kinh nghiệm về những cải cách của Myanmar, đặc biệt là những chính sách đối ngoại của Myanmar trong thời gian qua là rất cần thiết. Bên cạnh đó, thời gian qua, đã có nhiều học giả nghiên cứu về Myanmar, về những cải cách của Myanmar và đưa ra những góc nhìn khác nhau về 1
- Myanmar. Song, các công trình nghiên cứu cả trong nước và quốc tế về chính sách đối ngoại của Myanmar, sự tương tác trong quan hệ đối ngoại giữa Myanmar với các nước, các tổ chức quốc tế, các thực thể pháp lý không phải là nhiều, đặc biệt là các công trình nghiên cứu về những thay đổi trong chính sách đối ngoại của Myanmar trong giai đoạn gần đây, nhất là các công trình nghiên cứu của các học giả trong nước thì lại càng khó tìm. Xuất phát từ nhu cầu tìm hiểu, em đã quyết định nghiên cứu sâu hơn về Myanmar và lựa chọn đề tài “Những thay đổi trong chính sách đối ngoại của Myanmar từ năm 2011 đến nay” làm nội dung nghiên cứu trong luận văn của mình. 2. Lịch sử nghiên cứu Đề tài Về quá trình cải cách của Myanmar đã có nhiều học giả trong và ngoài nước nghiên cứu, tìm hiểu trên những giác độ và phương diện khác nhau nhằm làm rõ những chính sách đối ngoại của Myanmar qua các giai đoạn. 1) Tác phẩm “Mianma: Lịch sử và Hiện tại” của tác giả Chu Công Phùng, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Cộng hòa Liên bang Mianma. Nhà xuất bản chính trị Quốc gia xuất bản năm 2011. Cuốn sách cung cấp những thông tin cơ bản về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, chế độ chính trị, chính sách đối ngoại, chính sách phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục và con người Myanmar từ lịch sử tới hiện tại (năm 2010). Tác phẩm dành một chương riêng đề cập đến các chính sách đối ngoại của Myanmar. Tuy nhiên, chương này mới chỉ dừng lại ở việc diễn giải các mối quan hệ giữa Myanmar với các nước, với hai cộng đồng lớn là EU và ASEAN mà chưa đề cập đến các quốc gia Đông Bắc Á như Hàn Quốc, Bắc Triều Tiên hay với thực thể Đài Loan. Tác phẩm cũng không đưa ra dự báo gì cho Myanmar nói chung và chính sách đối ngoại của Myanmar với các quốc gia, tổ chức này trong tương lai nói riêng. 2) Tác phẩm song ngữ Việt-Anh: “Kinh doanh ở Việt Nam và Myanmar: Những điều cần biết” (Doing business in Vietnam and Myanmar: Information 2
- and Experiences) của Đại sứ quán Việt Nam tại Cộng hòa liên bang Myanmar. Nhà xuất bản chính trị Quốc gia – Sự thật xuất bản năm 2011. Cuốn sách cung cấp cho các doanh nhân, doanh nghiệp Việt Nam và Myanmar đã, đang và sẽ tiến hành đầu tư, kinh doanh ở cả hai nước những kiến thức quan trọng khi kinh doanh tại Myanmar và Việt Nam. Cuốn sách này chủ yếu đề cập đến các chính sách giữa Myanmar và Việt Nam trong quan hệ kinh tế chứ gần như không đề cập đến các chính sách đối ngoại của Myanmar. Tuy nhiên, qua cuốn sách này thì có thể thấy bóng dáng chính sách đối ngoại của Myanmar thể hiện ở kêu gọi và tạo cơ hội đầu tư trong giai đoạn gần đây. 3) Tác phẩm “Myanmar – Cuộc cải cách vẫn đang tiếp diễn” do PGS. TS. Nguyễn Duy Dũng chủ biên. Nhà xuất bản Từ điển Bách khoa xuất bản năm 2013. Tác phẩm đã phân tích các điều kiện tự nhiên, đất nước, con người của Myanmar. Đánh giá những lợi thế, khó khăn, thuận lợi trong quá trình phát triển của đất nước. Tác giả cũng đã tập trung nghiên cứu những biến đổi chủ yếu về chính trị, kinh tế, xã hội của Myanmar từ 2008 đến 2013, đi sâu làm rõ các bước và giải pháp tiến hành cải cách, nguyên nhân của tình hình… Đồng thời, tác giả cũng phân tích các lực lượng chính trị chủ yếu của đất nước, sự cạnh tranh lợi ích của các nước lớn trong khu vực nói chung, ở Myanmar nói riêng tác động mạnh mẽ đến sự biến đổi tình hình của Myanmar. Đây là cuốn sách tương đối cập nhật với tình hình hiện nay. Tuy nhiên, cuốn sách lấy “cải cách” làm tâm điểm, không đề cập sâu đến những chính sách đối ngoại của Myanmar với các nước, các tổ chức quốc tế mà chỉ đề cập ngắn gọn, xen kẽ với các nội dung khác. 3
- 4) Tác phẩm “Myanmar: Beyond Politics to Societal Imperatives” (tạm dịch “Myanmar: Phía sau các hoạt động chính trị tới những cấp bách xã hội”) của nhóm tác giả Kyaw Yn Hlaing, Robert H. Taylor, Tin Maung Maung Than. Xuất bản lần thứ nhất tại Singapore năm 2005. Cuốn sách đề cập đến những vấn đề cơ bản mà Myanmar phải đối mặt: con đường phát triển cả về chính trị và kinh tế, quan hệ đối ngoại; hoạt động chính trị của các dân tộc thiểu số và phát triển khu vực; những thách thức trong giai đoạn chuyển đổi ở quốc gia này và nhiều nội dung khác. Tuy nhiên, cuốn sách này chỉ đề cập một phần nhỏ đến quan hệ đối ngoại của Myanmar, chưa có sự phân tích sâu các mối quan hệ giữa Myanmar và các quốc gia, tổ chức khác trên thế giới. Bên cạnh đó, thời điểm ấn hành cuốn sách là năm 2005, giai đoạn đầu của Lộ trình dân chủ 7 bước nên cuốn sách chưa thể đề cập đến những thay đổi trong chính sách đối ngoại của Myanmar từ năm 2011 đến nay được. 5) Đề tài nghiên cứu “Challenges to Democratization in Burma” (tạm dịch “Những thách thức cho quá trình dân chủ hóa ở Myanmar”), Dự án của International Institute for Democracy and Electoral Assistance (IDEA) nghiên cứu và ấn hành với sự hợp tác của tập thể các tác giả Aung Zaw, David Arnott, Kavi Chongkittavorn, Zunetta Lidden, Kaiser Morshed, Soe Myint, Thin Thin Aung thực hiện cuối năm 2001. Ưu điểm của công trình nghiên cứu này là các tác giả đều là những người Myanmar hoặc đã từng công tác, nghiên cứu tại Myanmar nên phản ảnh những vấn đề tại Myanmar tương đối sát thực, khách quan. Công trình nghiên cứu này đã đề cập đến lịch sử hiện đại của Myanmar, giới thiệu khái quát về các phong trào dân chủ từ năm 1988 đến năm 2001. Đặc biệt, các phần của công trình nghiên cứu này đã tập trung phân tích các mối quan hệ giữa Myamar với các nước có chung đường biên giới như Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, Bangladesh, Hiệp hội ASEAN, với EU, Nhật Bản, Hoa Kỳ và các tổ chức quốc tế khác (bao gồm cả tổ chức của Liên hợp quốc và các tổ chức phi chính phủ…). Tuy nhiên, công trình nghiên 4
- cứu này lại mới chỉ nghiên cứu đến năm 2001 (thời điểm mà Lộ trình dân chủ 7 bước chưa được đề ra). Mà từ năm 2001 đến nay thì đã có quá nhiều biến đổi tại Myanmar. Bên cạnh đó, công trình nghiên cứu này lại bỏ sót Nga – một trong các nước lớn, đối trọng với Hoa Kỳ và EU - và một số quốc gia Đông Bắc Á trong quá trình nghiên cứu các mối quan hệ của Myanmar với các nước. 6) Tác phẩm “Myanmar's Foreign Policy: Domestic Influences and International Implications” (Tạm dịch: “Chính sách đối ngoại của Myanmar: Ảnh hưởng bên trong và tác động bên ngoài”) của tác giả Jurgen Haacke. Xuất bản lần thứ nhất tại London, năm 2006. Tác phẩm đã đề cập đến nhu cầu an ninh, chính trị và mục đích chính sách đối ngoại của Myanmar. Tìm hiểu chính sách đối ngoại của Myanmar hướng tới Trung Quốc và Ấn Độ. Xem xét mối quan hệ giữa Myanmar với ASEAN, với Phương Tây, Nhật Bản và Liên hợp quốc… Có thể nói, đây là một tác phẩm đề cập rất đầy đủ đến các mối quan hệ, các chính sách đối ngoại của Myanmar với các nước, các tổ chức trên thế giới và ngược lại. Hướng đi và cách tiếp cận của tác phẩm này cũng rất gần với Luận văn về “Những thay đổi trong chính sách đối ngoại của Myanmar từ năm 2011 đến nay”. Tuy nhiên, cũng giống như một số tác phẩm trước, cuốn sách này chưa đề cập đến mối quan hệ giữa Myanmar với một số quốc gia Đông Bắc Á như Hàn Quốc, Bắc Triều Tiên và cũng chưa đề cập đến mối quan hệ giữa Myanmar với thực thể pháp lý Đài Loan… Bên cạnh đó, cuốn sách này được xuất bản từ năm 2006, đến nay, các thông tin đã cũ và tính thời sự không còn nhiều. 7) Tài liệu Tọa đàm “Tình hình Myanmar – Hiện tại và Triển vọng” do do The Asia Foundation phối hợp với Học viện ngoại giao tổ chức tại Hà Nội, năm 2012. Nội dung các chuyên đề đã đề cập nhiều đến tình hình Myanmar kể từ khi tiến hành cải cách đến nay, có đưa ra một số dự liệu cho tương lai gần của Myanmar, đồng thời cũng đề cập đến chính sách đối ngoại của Myanmar. 5
- Tuy nhiên, chưa có một chuyên đề nào đề cập sâu và toàn diện về những thay đổi trong chính sách đối ngoại của Myanmar từ năm 2011 đến nay. Có thể nói, Luận văn “Những thay đổi trong chính sách đối ngoại của Myanmar từ năm 2011 đến nay” là một công trình tổng hợp, đi sâu chuyên biệt về chính sách đối ngoại của Myanmar trong giai đoạn chính quyền dân sự điều hành đất nước đến giữa năm 2014. 3. Mục tiêu nghiên cứu, nhiệm vụ nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu 3.1. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu của đề tài là dựng lại bức tranh về quan hệ đối ngoại của Myanmar; cung cấp cho bạn đọc về cơ sở lý luận và thực tiễn chính sách đối ngoại của Myanmar. Đồng thời, đưa ra dự báo về triển vọng trong quan hệ đối ngoại giữa Myanmar và Việt Nam. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Luận văn đã tập trung nghiên cứu những nhân tố dẫn đến sự thay đổi trong chính sách đối ngoại của Myanmar; chỉ ra những thay đổi trong chính sách đối ngoại của Myanmar giai đoạn từ năm 2011 đến giữa năm 2014, những tác động mà chính sách đối ngoại mang lại và dự báo những triển vọng trong tương lai. 3.3. Phạm vi nghiên cứu Luận văn nghiên cứu đất nước Myanmar trên các khía cạnh chính sách đối ngoại trong thời gian từ 2011 đến nay (giữa năm 2014). 3.4. Câu hỏi nghiên cứu Luận văn đặt ra các câu hỏi: Tại sao Myanmar phải tiến hành cải cách, hay Myanmar có buộc phải cải cách không? Nếu không cải cách thì tương lai của đất nước này sẽ ra sao? Và khi cải cách thì Myanmar đã làm những gì, tiến hành như thế nào? Mục tiêu của cải cách được đặt ra là gì? Trong giai đoạn tiến hành cải cách, chính sách đối ngoại của Myanmar có những thay 6
- đổi như thế nào? Tác động của chính sách đối ngoại đến cải cách? Kết quả bước đầu của việc thay đổi chính sách đối ngoại đã mang lại cho Myanmar những thuận lợi gì, khó khăn gì và hướng vận động tiếp theo sẽ như thế nào? Liên hệ với Việt Nam. 4. Nguồn tài liệu và phƣơng pháp nghiên cứu 4.1. Nguồn tài liệu Ngoài những tài liệu đã được đề cập đến ở phần Lịch sử nghiên cứu Đề tài, Luận văn còn sử dụng nguồn tư liệu ở các tài liệu khác như: - “Myanmar – The state, community and the environment” (tạm dịch: “Myanmar – Nhà nước, cộng đồng và môi trường”) của Monique Skidmore và Trevor Wilson do Trường Đại học quốc gia Australia và hãng thông tấn Châu Á- Thái Bình Dương ấn hành năm 2007. - Bài viết “Regionalism in Myanmar‟s Foreign Policy: Past, Present, and Future” (tạm dịch: “Chủ nghĩa khu vực trong chính sách đối ngoại của Myanmar: quá khứ, hiện tại và tương lai”). Tác giả Maung Aung Myoe. Tập san số 73/2006 của Viện nghiên cứu Đông Nam Á, Singapore, trường Đại học quốc gia Singapore. - Bài viết “Changing Myanmar: International Diplomacy and the Futility of Isolation” (tạm dịch “Cải cách tại Myanmar: ngoại giao quốc tế và sự bất lực của thế cô lập”) của tác giả Christopher B. Roberts, tập 7, quyển số 4 (mùa hè năm 2011) tạp chí Security Challenges, từ trang 77 đến 101 (Quỹ Kokoda ấn hành). - “Aung San Suu Kyi đấu tranh cho tự do” của Aung San Suu Kyi, Huỳnh Văn Thanh Dịch, do NXB Văn hóa thông tin xuất bản năm 2008 - Luận văn “Quá trình chuyển biến từ chính quyền quân sự Than Shwe sang chính quyền dân sự Thein Sein ở Myanmar giai đoạn 1992-2012” của tác giả Lê Thị Vân, do PGS. TS. Đăng Thanh Toán hướng dẫn, năm 2013. - “Miến Điện mở cửa: cơ hội cho các nhà dân chủ” của Min Min và 7
- Brian Joseph do Phạm Thị Trang dịch, Nguyễn Hoàng Mỹ Phương hiệu đính, năm 2012. - Ngoài ra, Đề tài còn sử dụng tài liệu từ các nguồn: Thông tấn xã Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, báo Thế giới và Việt Nam, tạp chí Phát triển và Hội nhập, các báo cáo nghiên cứu do các tổ chức quốc tế tiến hành, các trang mạng… và một số công trình nghiên cứu khác. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng phương pháp lý luận quan hệ quốc tế, lịch sử, so sánh và cấu trúc hệ thống (nhìn Myanmar trong cả một tổng thể chiến lược phát triển chung, trong đó, chính sách đối ngoại chỉ là một phần trong cải cách mở cửa của Myanmar). Phương pháp tiếp cận liên ngành: tiếp cận lịch sử quan hệ quốc tế, lịch sử thế giới, lịch sử khu vực, khu vực học, thống kê mô tả… 5. Bố cục Luận văn Ngoài Phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, Luận văn cấu trúc thành 3 Chương: Chƣơng I – Những nhân tố dẫn đến sự thay đổi trong chính sách đối ngoại của Myanmar Chương này giới thiệu vài nét về đất nước Myanmar từ lịch sử, vị trí địa lý và bối cảnh đất nước Myanmar trong giai đoạn hiện nay. Bên cạnh đó, cũng giới thiệu những nhân tố tác động đến những thay đổi trong chính sách đối ngoại của Myanmar, từ phạm vi rộng là toàn thế giới đến phạm vi hẹp hơn là khối ASEAN và những nhân tố quan trọng trong chính nội bộ Myanmar. Chƣơng II – Những điều chỉnh trong quan hệ đối ngoại giữa Myanmar và các quốc gia lớn, các tổ chức quốc tế từ năm 2011 đến nay Chương này diễn giải những thay đổi cụ thể trong chính trị, kinh tế đối ngoại của Myanmar mà các nhân tố đã được phân tích ở Chương I mang lại. Những tác động do việc điều chỉnh chính sách đối ngoại đã đem lại cho 8
- Myanmar diện mạo mới từ kinh tế, chính trị và ngược lại, nó tác động đến quan hệ đối ngoại của Myanmar với các nước lớn như Hoa Kỳ, EU và các quốc gia thuộc khối, các quốc gia láng giềng như Trung Quốc, Ấn Độ, ASEAN và các quốc gia thuộc khối, các nước Đông Bắc Á và Nga. Chƣơng III – Kết quả và Triển vọng Chương này đề cập đến những kết quả bước đầu mà sự thay đổi trong chính sách đối ngoại mang lại cho Myanmar. Đó là những thành tích về chính trị nội bộ, về phát triển kinh tế, về văn hóa-xã hội, thể thao, du lịch và trong chính các hoạt động đối ngoại của Myanmar. Bên cạnh đó, Chương này cũng đưa ra những triển vọng về chính trị nội bộ, về kinh tế mà trong đó sự điều chỉnh về chính sách đối ngoại là một trong những nguyên nhân quan trọng mang lại, trong đó có đưa ra một số kịch bản có thể xảy ra trong ngắn hạn và trong tương lai của Myanmar. Chương cũng đề cập đến những triển vọng trong quan hệ đối ngoại giữa Myanmar với một số quốc gia cơ bản như Hoa Kỳ, EU, Nhật, Trung Quốc và triển vọng trong quan hệ đối ngoại giữa Myanmar và Việt Nam. 9
- CHƢƠNG I NHỮNG NHÂN TỐ DẪN ĐẾN SỰ THAY ĐỔI TRONG CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA MYANMAR 1.1. Vài nét về đất nƣớc Myanmar Myanmar là một trong 11 quốc gia nằm trong khu vực Đông Nam châu Á với nền văn hóa rực rỡ, lịch sử lâu dài và tương đối phức tạp. Từ năm 1989 trở về trước, Myanmar được biết đến với tên Miến Điện (Burma). Giai đoạn trước, Myanmar tương đối biệt lập với thế giới bởi thể chế chính trị của mình. Tuy nhiên, trong khoảng hai thập niên gần đây, và đặc biệt là những năm đầu thập niên 2010, Myanmar đang từng bước chuyển mình, hội nhập mạnh mẽ hơn với khu vực và thế giới. Về vị trí địa lý Nằm ở phía Tây của lục địa Đông Nam Á, thuộc Tây Bắc bán đảo Trung-Ấn, Myanmar là quốc gia có lãnh thổ lớn nhất trong lục địa Đông Nam Á, có vị trí chiến lược trong giao thương, phát triển kinh tế và chính trị, quân sự... Myanmar có đường biên giới chung với các nước Trung Quốc, Lào, Thái Lan, Ấn Độ, Bangladesh. Có đường bờ biển dài trông ra Vịnh Bengal và biển Andaman thuộc Ấn Độ Dương. Đường biên giới chung với Trung Quốc là 2.185 km1 và là đường biên giới trên bộ dài nhất của Myanmar. Đường bờ biển của Myanmar dài chiếm 1/3 tổng chiều dài biên giới trên bộ. Về chính trị - hành chính Myanmar ngày nay theo thể chế liên bang, được chia thành 7 bang và 7 vùng hành chính (tương đương bang)2. Vùng lớn nhất là Bamar. Các vùng 1 Thông tin cơ bản về Mi-an-ma và quan hệ Việt Nam – Mi-an-ma, 30/12/2009, Cổng thông tin Bộ ngoại giao Việt Nam. http://www.mofa.gov.vn/vi/mofa/cn_vakv/ca_tbd/nr040819103124/ns070802135425 2 Các vùng: Ayeyarwady, Bago, Magway, Mandalay, Sagaing, Tanintharyi, Yangon. Các bang: Chin, Kachin, Kayin, Kayah, Mon, Rakhine, Shan. 10
- hành chính lại được chia nhỏ thành các thành phố, khu vực và các làng. Các thành phố được chia thành các quận. Ngày 22/10/2010, Chính phủ Myanmar đã quyết định đổi tên nước thành “Cộng hòa Liên bang Myanmar” (The Republic of the Union of Myanmar) và thay đổi Quốc kỳ trước khi tiến hành tổng tuyển cử. Theo Hiến pháp 2008, Liên bang Myanmar thực hiện chế độ Tổng thống, đa đảng và kinh tế thị trường. Quốc hội Myanmar (Pyidaungsu Hluttaw) là cơ quan quyền lực cao nhất; cơ quan lập pháp lưỡng viện. Quốc hội Myanmar gồm Thượng viện (Amyotha Hluttaw) và Hạ viện (Pyithu Hluttaw). Quốc hội bầu ra Chủ tịch Hạ viện, Chủ tịch Thượng viện, Tổng thống và các Phó Tổng thống. Thượng viện gồm 224 ghế và Hạ viện gồm 440 ghế. Hiến pháp Myanmar quy định 25% số ghế trong Quốc hội sẽ dành cho quân đội và việc sửa đổi Hiến pháp cần phải có trên 75% nghị sĩ Quốc hội tán thành. Tổng thống sẽ chỉ định các thành viên trong nội các. Sau khi có nội các, Hội đồng Hòa bình và Phát triển Quốc gia sẽ tự giải thể và được thay thế bằng Ủy ban an ninh quốc phòng. Cuộc tổng tuyển cử gần đây nhất của Myanmar diễn ra vào ngày 7/11/2010. Ngày 31/01/2011, Quốc hội Myanmar cùng Nghị viện 14 bang, vùng trong cả nước họp phiên đầu tiên thống nhất quy tắc, lề lối làm việc và bầu người đứng đầu nghị viện các cấp. Hiến pháp Myanmar quy định nhiệm kỳ Quốc hội là 5 năm, Chủ tịch Thượng viện sẽ làm Chủ tịch Quốc hội 2,5 năm đầu; Chủ tịch Hạ viện sẽ làm Chủ tịch Quốc hội 2,5 năm tiếp theo. Trước cuộc Tổng tuyển cử năm 2010, Myanmar được thế giới biết đến là một quốc gia theo chế độ quân phiệt do lần lượt các thống tướng cai trị sau cuộc đảo chính quân sự năm 1962. Vị thống tướng cuối cùng trước thềm tổng tuyển cử dân sự là Than Shwe. Tuy nhiên, đứng trước nguy cơ bị cô lập với thế giới ngày càng cao và bị lệ thuộc vào cường quốc láng giềng là Trung Quốc, giới lãnh đạo Myanmar đã có những thay đổi kịp thời và ngoạn mục. 11
- Cuộc bầu cử dân sự năm 2010 đã mở đường cho Lộ trình dân chủ 7 bước ở Myanmar được triển khai trên thực tế, đó là: (1) Tiến hành triệu tập Hội nghị quốc gia đã bị hoãn từ năm 1996; (2) Sau khi tổ chức thành công Hội nghị quốc gia, từng bước thực hiện các quy trình cần thiết cho một hệ thống dân chủ chính thống và có kỷ luật; (3) Soạn thảo một hiến pháp mới phù hợp với nguyên tắc cơ bản được dẫn dắt bởi Hội nghị quốc gia; (4) Hội nghị quốc gia thông qua bản Hiến pháp quốc gia; (5) Tổ chức một cuộc bầu cử tự do và công bằng, thành lập cơ quan lập pháp (Pyithu Hluttaws) theo Hiến pháp mới; (6) Tiến hành triệu tập thành viên của cơ quan lập pháp theo Hiến pháp mới; (7) Các thành viên cơ quan lập pháp sẽ bầu các nhà lãnh đạo nhà nước, chính phủ và các cơ quan trung ương khác nhằm xây dựng một quốc gia dân chủ, hiện đại và phát triển. Thein Sein, vị tổng thống dân sự (vốn là tướng lĩnh quân sự thời Than Shwe) lên nắm quyền điều hành đất nước thực hành lộ trình này bằng cách từ bỏ đường lối cai trị độc tài; công nhận các đảng đối lập và tổ chức cuộc bầu cử bổ sung tự do vào mùa xuân năm 2012; phóng thích hàng loạt tù nhân lương tâm và cho phép tự do báo chí… Bầu cử Quốc hội và thành lập chính phủ dân sự mới vốn là việc rất bình thường ở các quốc gia dân chủ trên thế giới, tuy nhiên, với Myanmar thì đó lại là một sự kiện có ý nghĩa chính trị vô cùng lớn với một quốc gia độc tài quân sự. Về văn hóa Myanmar Nền văn hóa Myanmar chịu ảnh hưởng rõ rệt bởi Phật giáo và Bamar. Các quốc gia láng giềng như Ấn Độ, Trung Quốc và Thái Lan đóng vai trò rất lớn, góp phần hình thành nên nền văn hóa của Myanmar. Văn hóa Myanmar được thể hiện qua ngôn ngữ, ẩm thực, âm nhạc, nhảy múa và sân khấu. Nghệ thuật, đặc biệt là văn học, trong lịch sử từng bị ảnh hưởng bởi phong cách Phật giáo tiểu thừa Miến Điện. Về dân tộc Tổng số dân Myanmar là 59,1 triệu người. Mật độ dân cư trung bình trong cả nước là 1,75%/năm. Myanmar là quốc gia đa dân tộc, với 135 sắc tộc 12
- khác nhau. Trong đó chủ yếu là người Miến (Burma), chiếm 68% số dân. Tiếp theo là các dân tộc: Shan (9%), Karen (8%), Kachin (7%), Rakhine (4%). Những dân tộc còn lại chiếm khoảng 4%3. Phần lớn các dân tộc ở Myanmar đều di cư từ nơi khác đến. Các dân tộc gốc Myanmar (không kể Trung Quốc, Ấn Độ, Nepal và các dân tộc khác) được chia ra làm 10 nhóm dân tộc chính: Miến, Shan, Kayin, Kachin, Rakhine, Mon, Naga, Chin, Kayah và Wa. Về tôn giáo Myanmar là quốc gia có nhiều tôn giáo khác nhau, cho dù Phật giáo là tôn giáo chính - đã có thời là quốc giáo tại Myanmar. Đạo Phật chiếm 89,3% số dân. Thiên chúa giáo chiếm 5,6%; đạo Hồi chiếm 3,8%; đạo Hindu chiếm 0,5%; các tôn giáo khác như Do thái giáo, Đa thần giáo, Vật linh giáo, v.v. chiếm khoảng 0,8% số dân4. Mọi công dân Myanmar được tự do tín ngưỡng, tùy theo tôn giáo khác nhau nhưng dân chúng vẫn sống hòa bình, bằng chứng là những kiến trúc của tôn giáo khác nhau cùng được xây dựng và tôn trọng tại những thành phố lớn. 1.2. Những nhân tố tác động đến những thay đổi chính sách đối ngoại của Myanmar Ngày 7/11/2010, cuộc tổng tuyển cử bầu Quốc hội đã đánh dấu mốc quan trọng trong lịch sử dân chủ của đất nước Myanmar. Chính quyền Myanmar đã có rất nhiều nỗ lực cải thiện dân chủ ở đất nước này, đi kèm với nó là những thay đổi về chính sách đối ngoại. Có thể nói, có rất nhiều nguyên nhân đã tác động đến chính sách đối ngoại của Myanmar mà không có một mốc thời gian, sự kiện cụ thể nào. Những chính sách đối ngoại song phương và đa phương của Myanmar trước cuộc chuyển giao quyền lực là sự chuyển 3 Kinh doanh ở Việt Nam và Mianma: Những điều cần biết, NXB Chính trị Quốc gia, 2011, tr207. 4 Kinh doanh ở Việt Nam và Mianma: Những điều cần biết, NXB Chính trị Quốc gia, 2011, tr208. 13
- biến theo các chiều hướng khác nhau và chịu tác động lớn bởi các chính sách cấm vận của Hoa Kỳ và phương Tây; trong đó, có cả nguyên nhân từ việc nhận sự hỗ trợ của Trung Quốc về kinh tế, quân sự và bị ràng buộc bởi chính trị và các chính sách kinh tế khác với đất nước này. 1.2.1. Thay đổi về môi trường kinh tế, chính trị trên thế giới Trong thập niên đầu tiên của năm 2000, vị thế siêu cường mà Hoa Kỳ vốn nắm giữ lâu nay trở nên lung lay. Về cuối thập kỷ, kinh tế Hoa Kỳ càng gặp nhiều khó khăn5, kinh tế Liên minh châu Âu (EU) thì rơi vào trì trệ và các nền kinh tế mới nổi (mà đại diện là các nước Trung Quốc, Ấn Độ, Nga và Bra-xin) bước lên vũ đài chính trị quốc tế, làm thay đổi một bước quan trọng về trật tự cấu trúc quyền lực trên thế giới. Khủng hoảng kinh tế toàn cầu bắt đầu từ Hoa Kỳ vào năm 2008 đã lan tỏa sang các nước châu Âu. Nó đã để lại tàn tích trong cán cân tài khóa của nhiều quốc gia, cùng với đó là sự gồng mình của các nước trong việc thực hiện các gói kích thích kinh tế khổng lồ. Khi các gói kích thích kinh tế được thu hẹp dần thì giải quyết nợ công là chính sách ưu tiên trong ngắn hạn và tạo niềm tin vào sự phục hồi kinh tế. Tính từ đầu thập niên của thiên niên kỷ mới, lần lượt các nước thuộc Liên minh Châu Âu (EU) mà điển hình là Hy Lạp đã phải nỗ lực giảm mạnh lạm phát và lãi suất; thực hiện rất nhiều chính sách “thắt lưng buộc bụng”, thắt chặt ngân sách để đưa ngân sách về dưới mức 3% GDP. Tuy nhiên, mọi nỗ lực của Hy Lạp đã không kéo được nước này khỏi đà giảm phát và tỷ lệ nợ công đã vượt ngưỡng ba con số %GDP. Hy Lạp buộc phải cầu cứu EU và Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) giúp đỡ. Ngày 9/5/2010, IMF đã chấp nhận cho Hy Lạp vay 30 tỷ Euro trong 3 năm. Các nước thuộc EU buộc phải tung ra kế hoạch khẩn cấp trị giá 750 tỷ Euro (tương ứng với 1.000 tỷ USD) để hỗ trợ thị 5 Theo thống kê năm 2007, GDP của Hoa Kỳ chiếm 27% GDP của thế giới; năm 2008 là 25% và năm 2009 là 23%. 14
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý giáo dục: Biện pháp quản lý hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên ngành Giáo dục Mầm non - hệ Cao đẳng, Trường Đại học Đồng Nai
126 p | 305 | 56
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh: Hoàn thiện công tác đánh giá thành tích nhân viên tại công ty cổ phần Đăng Hải, Đà Nẵng
13 p | 260 | 52
-
Luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh: Quản trị hệ thống mạng phân phối sản phẩm viễn thông Panasonic tại thị trường miền trung của công ty đầu tư và phát triển thương mại
24 p | 146 | 26
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Quản trị quan hệ khách hàng cá nhân trong hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Đà Nẵng
26 p | 125 | 22
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Xây dựng hệ thống thông tin kế toán phục vụ quản trị cước viễn thông - công nghệ thông tin tại viễn thông Quảng Bình
13 p | 119 | 19
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Hoạt động quan hệ công chúng tại Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam
100 p | 86 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị nhân lực: Xây dựng hệ thống trả lương 3Ps tại Công ty TNHH MTV Quản lý nợ và khai thác tài sản Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam
172 p | 95 | 11
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Quản trị quan hệ khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Đà Nẵng
26 p | 158 | 11
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Qquản trị quan hệ khách hàng tại công ty Thông tin di động VMS chi nhánh Kon Tum
26 p | 102 | 9
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Quản trị quan hệ khách hàng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần ngoại thương Việt Nam chi nhánh Quy Nhơn
26 p | 92 | 8
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Quản trị quan hệ khách hàng tại Ngân hàng TMCP Phương Tây - Chi nhánh Đà Nẵng
26 p | 79 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện hệ thống quản lý thành tích tại Công ty cổ phần Thương mại đầu tư HB
105 p | 31 | 7
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Quản trị quan hệ khách hàng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đông Nam Á (SeABank) – Chi nhánh Đà Nẵng
26 p | 100 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Quản trị quan hệ khách hàng tại chi nhánh Mobifone Đắk Lắk
94 p | 14 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Quản trị quan hệ khách hàng sử dụng dịch vụ viễn thông tại chi nhánh Viettel Gia Lai
107 p | 14 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Ứng dụng mô hình IDIC nhằm hoàn thiện công tác quản trị quan hệ khách hàng cá nhân tại BIDV chi nhánh Đà Nẵng
105 p | 9 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Giải pháp hoàn thiện hệ thống kênh phân phối sản phẩm tại Công ty TNHH MTV Dược TW3
106 p | 6 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Giải pháp hoàn thiện công tác quan hệ công chúng (PR) tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam chi nhánh Đà Nẵng
114 p | 13 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn