intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tiểu luận Chính sách đối ngoại Việt Nam: Những khó khăn cản trở quá trình bình thường hóa quan hệ Việt Nam – Mỹ trong những năm từ 1975 – 1985

Chia sẻ: Nguyen Sinh Hoang | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:14

488
lượt xem
78
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

"Tiểu luận Chính sách đối ngoại Việt Nam: Những khó khăn cản trở quá trình bình thường hóa quan hệ Việt Nam – Mỹ trong những năm từ 1975 – 1985" được tìm hiểu theo 3 nội dung lớn như sau: Bối cảnh trong nước và thế giới trong giai đoạn 1975 – 1985,     Chính sách của Việt Nam trong phục vụ cuộc đấu tranh chống bao vây cô lập 1975 – 1985, đánh giá những khó khăn cản trở quá trình bình thường hóa quan hệ Việt Nam – Mỹ (1975 – 1985).

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tiểu luận Chính sách đối ngoại Việt Nam: Những khó khăn cản trở quá trình bình thường hóa quan hệ Việt Nam – Mỹ trong những năm từ 1975 – 1985

  1. BỘ NGOẠI GIAO HỌC VIỆN NGOẠI GIAO KHOA CHÍNH TRỊ QUỐC TẾ VÀ NGOẠI GIAO BỘ MÔN CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI VIỆT NAM II TIỂU LUẬN NHỮNG KHÓ KHĂN CẢN TRỞ QUÁ TRÌNH BÌNH THƯỜNG HÓA  QUAN HỆ VIỆT NAM – MỸ TRONG NHỮNG NĂM TỪ 1975 – 1985 Giảng viên hướng dẫn cô : Nguyễn Phú Tân Hương Sinh viên thực hiện : Nguyễn Sinh Hoàng   Lớp  : CT38H
  2. Hà Nội, tháng 5 năm 2013 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU.................................................................................................1 NỘI DUNG TÌM HIỂU..................................................................................2 I. BỐI CẢNH TRONG NƯỚC VÀ THẾ  GIỚI TRONG GIAI ĐOẠN  1975­1985.......................................................................................................2 1. Bối cảnh thế giới ................................................................................2 2. Bối cảnh trong nước...........................................................................3 II. CHÍNH SÁCH CỦA VIỆT NAM TRONG PHỤC VỤ CUỘC ĐẤU  TRANH CHỐNG BAO VÂY CÔ LẬP 1975 – 1985.................................4 1. Triển khai chính sách...........................................................................4 1.1 Những nỗ lực đầu tiên 1975 ­1978...................................................4 1.2 Giai đoạn chông gai nhất 1979 ­1985...............................................5 2. Những khó khăn cản trở quá trình bình thường hóa quan hệ Việt   Nam – Mỹ giai đọan 1975 ­1985 ................................................................6 III. ĐÁNH GIÁ NHỮNG KHÓ KHĂN CẢN TRỞ QUÁ TRÌNH BÌNH   THƯỜNG HÓA QUAN HỆ VIỆT NAM – MỸ (1975 – 1985)................8 LỜI KẾT........................................................................................................11 TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................12
  3. LỜI MỞ ĐẦU           Đã hơn 30 năm kể từ khi cuộc kháng chiến chống Mỹ của Việt Nam   kết thúc và đã 16 năm kể từ khi quan hệ Việt Nam – Mỹ được chính thức   thiết lập vào ngày 11/7/1995, mốc thời  gian này vẫn được nhắc đến như  mốc son lịch sử  trong quan hệ  hai nước. Tuy nhiên không thể  phủ  định  rằng quan hệ  hai nước đã phải trải qua những giai đoạn hết sức khó khăn  để  có được tình hữu nghị  như  ngày nay. Sau hai thập kỷ   ở  hai bên chiến  tuyến thì đến năm 1975 Việt Nam lại phải đối mặt với chính sách cấm vận  toàn diện của Mỹ. Và phải mãi đến cuối những năm 80 của thế kỷ  trước,   trước những biến chuyển lớn của tình hình thế  giới, chiến tranh lạnh đi  vào hồi kết thúc và với những đổi mới của Việt Nạm từ sau 1986 đã khiến  Mỹ có những điều chỉnh chính sách với Việt Nam. Từ đây con đường bình  thường hóa quan hệ của hai nước bước sang một trang mới mặc dù cả hai  nước đã có nỗ  lực bình thường quan hệ  ngay từ  sau chiến tranh kết thúc   không lâu.  Vậy trước thời kỳ Đổi mới, cụ thể là giai đoạn 1975 ­ 1985 chúng ta  đã gặp phải những khó khăn, trở  ngại gì khiến quá trình bình thường hóa   quan hệ hai nước phải lùi sang thập kỷ tiếp theo? Bài viết này sẽ tập trung  phân tích những khó khăn trở  ngại của quan hệ Việt Nam – Mỹ  giai đoạn  1975­1985 khiến việc thiết lập quan hệ chính thức giữa hai nước phải đợi   đến năm 1995. Bài tiểu luận của tôi được tìm hiểu theo 3 nội dung lớn như sau: I. Bối cảnh trong nước và thế giới trong giai đoạn 1975 – 1985 II. Chính sách của Việt Nam trong phục vụ  cuộc đấu tranh chống  1
  4. bao vây cô lập 1975 – 1985 III.  Đánh giá những khó khăn cản trở quá trình bình thường hóa quan  hệ Việt Nam – Mỹ (1975 – 1985) NỘI DUNG TÌM HIỂU I. BỐI CẢNH TRONG NƯỚC VÀ THẾ  GIỚI TRONG GIAI ĐOẠN  1975­1985 1. Bối cảnh thế giới  Từ giữa những năm 1970, tình hình thế giới diễn ra những biến động  lớn trên các mặt chính trị, kinh tế và quan hệ  quốc tế, mở màn cho những   phát triển và biến đổi có tính chất bước ngoặt trong mấy thập kỷ cuối  thế  kỷ XX.  Sau chiến tranh Việt Nam, Mỹ  rút quân khỏi Đông Nam Á lục địa,   nền chính trị  quốc tế  bước vào thời kỳ  “Sau chiến tranh Việt Nam1”, Các  nước lớn có những điều chỉnh quan trọng trong chính sách đối ngoại. Cục  diện quan hệ  giữa những nước lớn có diễn biến phức tạp. Cụ  thể: nước   Mỹ  suy giảm thế  và lực, khủng hoảng toàn diện về  chính trị, kinh tế, xã  hội. Tây Âu và Nhật Bản vươn lên trở thành các trung tâm kinh tế thế giới  cạnh tranh với Mỹ. Các khối quân sự  trở  nên lỏng lẻo hoặc tan rã. Xu   hướng độc lập với Mỹ  trong thế giới phương Tây tăng lên. Mỹ  tiến hành  điều chỉnh chiến lược, giảm cam kết ở bên ngoài thúc đẩy hòa hoãn với các  đối thủ chính, tập trung ưu tiên giải quyết các vấn đề trong nước củng cố  địa vị trong hệ thống Tư bản chủ nghĩa. Mẫu thuẫn Xô – Trung ngày càng trở  nên gay gắt. Tình hình này có  ảnh hưởng lớn đến quá trình hoạch định chính sách đối ngoại của Việt  1 Chính sách ngoại giao Việt Nam, tập II (1975­2006), HVQHQT, Hà Nội 2007 2
  5. Nam, nhất là bởi vì Liên Xô và Trung Quốc đều là hai ng ười anh cả  của  phe Xã hội chủ  nghĩa.  Trung Quốc triển khai chương trình cải cách, mở  cửa kinh tế, thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế, đẩy mạnh quan hệ  với   Mỹ, Nhật và các  nước Tây Âu khác, đồng thời chú trọng cải thiện quan hệ  với các nước ở Đông Nam Á2. Từ  sau thắng lợi của nhân dân Việt Nam, nhân dân Lào và nhân dân  Campuchia, phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới có đà phát triển mới   sôi động và rộng khắp. Tình hình kinh tế, xã hội và quan hệ  giữa các n ước trong hệ  thống  XHCN đã xuất hiện những dấu hiệu không thuận lợi. 2. Bối cảnh trong nước. Sau khi giành thắng lợi thống nhất Tổ  Quốc, Việt Nam bước vào   thời kỳ mới, bảo vệ độc lập chủ quyền và xây dựng lại đất nước. Thắng lợi mùa Xuân 1975 đánh dấu kỷ nguyên mới của dân tộc Việt  Nam: hòa bình, độc lập, thống nhất, cả nước đi vào xây dựng trong thế hòa  bình, quá độ  tiến lên chủ  nghĩa xã hội. Chiến thắng  đế  quốc Mỹ  đã nâng  cao uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế. Tuy nhiên, ngay sau thắng lợi lịch sử thì Việt Nam lại phải đối mặt với  sự cấm vận về mọi mặt của chính quyền Mỹ. Vì vậy hoàn cảnh trong nước   giai đoạn 1975­ 1985 này có nhiều khó khăn về mọi mặt: kinh tế, chính trị, xã  hội. Kinh tế sa sút, lạm phát tăng nhanh, bội chi ngân sách Nhà nước ngày  càng tăng; sản xuất trì trệ, năng suất hiệu quả  kinh tế  giảm sút. Ngoại  2  Ngoại giao Việt Nam 1945­2000, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội 2002, tr. 282 3
  6. thương đình trệ  và nhà nước ta mới đặt quan hệ  ngoại giao với các nước   trên thế  giới chưa được nhiều nước. Thêm vào đó là quan hệ  giữa Việt  Nam với các nước trong khu vực, đặc biệt là các nước có chung biên giới  xuất hiện nhiều phức tạp, các thế  lực thù địch trong và ngoài nước phố  hợp chống đối Việt Nam. Trong những điều kiện quốc tế và khu vực như vậy, Việt nam cùng  một lúc thực hiện công cuộc cải tạo xây dựng lại đất nước, mở rộng quan   hệ với các nước mà một nhiệm vụ hết sức quan trọng trong giai đọan này  chính là công cuộc đấu tranh chống bao vây cô lập của chính quyền Mỹ. II. CHÍNH SÁCH CỦA VIỆT NAM TRONG PHỤC VỤ  CUỘC ĐẤU  TRANH CHỐNG BAO VÂY CÔ LẬP 1975 – 1985 1. Triển khai chính sách 1.1 Những nỗ lực đầu tiên 1975 ­1978 Ngay sau đại thắng mùa xuân, vào tháng 6 năm 1975, thủ tướng nước  ta lúc đó là Phạm Văn Đồng đã đề  nghị  Mỹ  xúc tiến bình thường hóa với  điều kiện Mỹ bồi thường chiến tranh Việt Nam và có trách nhiệm hàn gắn  và xây dựng lại Việt Nam.  Năm 1977 là năm mà nỗ  lực bình thường hóa quan hệ  hai nước đạt  được  những bước đi hết sức đáng ghi nhận đến từ cả hai phía Việt Nam và  Mỹ.  Từ ngày 16 đến ngày 19 tháng 3 năm 1977 phái đoàn Mỹ do Leonard   Woodcock – đặc phái viên của Tổng thống Carter dẫn đầu đã tới Việt Nam   4
  7. thương lượng vấn  đề  bình thường hóa quan hệ  hai nước 3. Còn Mỹ  thì  không còn phủ quyết việc Việt Nam đệ đơn gia nhập Liên Hiệp Quốc. Mỹ  đề nghị nhanh chóng thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam, sau đó Mỹ  sẽ dỡ bỏ kiểm soát xuất khẩu và tài sản đối với Việt Nam. Nếu như  quan điểm trước đây của Việt Nam có phần cứng nhắc,  được thể  hiện trong bài phát biểu của Thứ  trưởng Ngoại giao Phan Hiền   ngày 26­3­1976: “Việc Hoa Kỳ   đóng góp vào việc hàn gắn vết thương   chiến tranh  ở  Việt Nam là một nghĩa vụ  không thể  chối cãi, xét về  mặt  pháp lý của Hiệp định Paris về Việt Nam, về mặt pháp lý quốc tế cũng như  đạo lý và lương tri của con người”. Tuy nhiên Phía Việt Nam cũng đã điều   chỉnh lập trường đàm phán theo hướng linh hoạt hơn nhằm thể hiện thiện   chí bình thường hóa như việc đồng ý cung cấp thông tin và hợp tác với Mỹ  về  vấn  đề  MIA ( tìm kiếm người Mỹ  mất tích trong chiến tranh Việt   Nam). 1.2 Giai đoạn chông gai nhất 1979 ­1985 Giai đoạn 1979 – 1985 lại là giai đoạn khó khăn vì những biến đổi  của tình hình thế  giới và khu vực làm trì hoãn quá trình bình thường hóa  quan hệ hai nước. Việt Nam lúc này đã chủ  động rút bỏ  điều kiện đòi Mỹ  bồi thường   chiến tranh và đóng góp xây dựng nước Việt Nam hậu chiến nhưng Mỹ từ  chối đàm phán do những tính toán chiến lược mới của Mỹ.  Quan hệ  Xô – Trung căng thẳng, Liên Xô gia tăng  ảnh hưởng  ở thế  giới thứ ba, Việt Nam đưa quân tình nguyện vào Campuchia, quan hệ Việt ­   Trung xấu đi tạo động lực khiến Mỹ xích lại gần Trung Quốc. Cuộc tranh    http://www.docstoc.com/docs/7094888/Hoi­ky­Tran­Quang­Co­­­Hoi­uc­va­Suy­nghi 3 5
  8. cãi trong nội bộ chính quyền Mỹ  về  vấn đề  bình thường hóa quan hệ  với   Việt Nam và Trung Quốc đem chiến thắng cho phe thân Trung Quốc của  Cố vấn anh ninh Brzezinski – người vốn chủ trương bình thường hóa quan  hệ với Trung Quốc. Kết quả là việc bình thường hóa quan hệ Trung – Mỹ  được ưu tiên tiến hành trước Việt Nam. Còn vấn đề Campuchia lại bị biến thành một vấn đề  quốc tế lớn và  Mỹ  coi việc yêu cầu Việt Nam rút quân khỏi Campuchia trở  thành điều  kiện tiên quyết cho việc nối lại đàm phán với Việt Nam. Cơ hội đàm phán   bình thường hóa quan hệ hai nước trong giai đoạn này không còn nữa. 2. Những khó khăn cản trở  quá trình bình thường hóa quan hệ  Việt   Nam – Mỹ giai đọan 1975 ­1985  Vậy những nguyên nhân gì đã làm quan hệ  hai nước Việt Nam, Mỹ  tiếp tục  ở trong trạng thái thù địch cho đến cuối thập kỷ  80 và chỉ  có thể  được khởi động lại sau 1986? Cuộc chiến tranh mà Mỹ  tiến hành  ở  Việt Nam kết thúc cũng là lúc  những con số thống kê tổn thất của cả hai phía được đưa ra. Với khoảng 3   triệu người chết và hàng nghìn gia đình phải ly tán, hậu quả  để  lại cho  kinh tế  xã hội Việt Nam là cực kỳ  nặng nề. Và đây cũng là lần đầu tiên   trong lịch sử, Mỹ đã trở  thành nước bại trận với hơn 58.000 lính Mỹ  chết   trận, cùng với làn sóng phản đối chiến tranh và những chia rẽ trong nội bộ  chính quyền Mỹ đã đem đến một vết thương lòng quá lớn cho một cường   quốc như  Mỹ. Cái  mà người  ta thường  gọi là “Hội chứng Việt Nam4”  không thể ngày một ngày hai có thể xóa đi. Chưa thể sẵn sàng khép lại quá   khứ  đau thương chính là nguyên nhân đầu tiên cũng như  là trở  ngại thứ  4  http://www.vtc.com.vn/view/85/35705/ho_so_viet_nam__cuoc_chien_10_nghin_ngay_­ _chien_tranh_lang_xa.aspx#/ 6
  9. nhất làm chậm quá trình bình thường hóa quan hệ Việt – Mỹ. Thứ hai là sự đối lập trong quan điểm của hai nước khi tham gia đàm  phán khiến cho mục tiêu của hai bên không thể  gặp nhau. Trong khi Việt   Nam muốn Mỹ  phải “có nghĩa vụ  không thể  chối cãi” trong công cuộc tái   thiết Việt Nam sau chiến tranh cũng như  bồi thường  chiến phí thì  đây  dường như  là điều không thể  chấp nhận được với một cường quốc như  Mỹ. quan điểm của Mỹ là bình thường hóa “vô điều kiện” Và cũng chính vì sự đối lập trong quan điểm của hai quốc gia và kéo   theo đó tình hình thế  giới và khu vực đã có kết quả  bất lợi cho việc bình  thường hoá quan hệ trong những năm tiếp theo đó. Thứ ba là quan hệ giữa Liên Xô và Trung Quốc căng thẳng, Liên Xô  gia tăng ảnh hưởng ở thế giới thứ ba, hai quốc gia đi từ căng thẳng đến đối  đầu nhau. Việt Nam đưa quân vào Campuchia , quan hệ Việt Trung xấu đi  khiến cho Mỹ  xích lại gần Trung Quốc hơn. Đến lúc này thì trong những   tính toán chiến lược của Mỹ, họ  quyết định chọn Trung Quốc là  ưu tiên  bình thường hóa quan hệ ngoại giao trước. Đỉnh điểm của sự  căng thẳng giữa Việt Nam và Mỹ  đó là vấn đề  Campuchia. Chế  độ  diệt chủng Polpot  ở  Campuchia là vấn nạn lớn, Việt  Nam  thực hiện quyền tự  vệ  chính đáng thiêng liêng của mình để  bảo vệ  chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và an ninh của Tổ quốc, bảo vệ biên giới tây  nam, tính mạng và tài sản của nhân dân, đồng thời làm nghĩa vụ  quốc tế  đối với nhân dân Cam­pu­chia, Đảng và Nhà nước ta đã chủ trương giúp đỡ  những người cách mạng chân chính Cam­pu­chia. Tuy nhiên phía Mỹ không  nhìn nhận vấn đề  như  vậy và liên tục gây áp lực đòi Việt Nam rút quân  khỏi Campuchia như điều kiện tiên quyết để nối lại đàm phán5. 5 http://www.mofahcm.gov.vn/vi/mofa/nr040807104143/nr040807105001/ns050713075737#weCJmWpWn6tS 7
  10. III. ĐÁNH GIÁ NHỮNG KHÓ KHĂN CẢN TRỞ  QUÁ TRÌNH BÌNH   THƯỜNG HÓA QUAN HỆ VIỆT NAM – MỸ (1975 – 1985) Sau khi đã phân tích kỹ càng những khó khăn trong việc bình thường   hóa quan hệ giữa Việt Nam và Mỹ trong giai đoạn 1975 – 1985, Tôi có một  vài suy nghĩ, đánh giá. Tuy đánh giá của Tôi có thể  chưa hoàn toàn đúng   đắn, song thông qua bài tiểu luận này, Tôi cũng xin được đưa ra những   đánh giá chủ  quan từ  phía bản thân về  những khó khăn trong việc bình  thường hóa ở giai đoạn này. “Làm thế nào để bạn có thể có quan hệ tốt đẹp với một người? Bạn   có thể có quan hệ tốt đẹp với một người được không sau khi người ấy đã   gây ra cho bạn bao nhiêu đau thương trong quá khứ?” Tất nhiên câu hỏi này chỉ  được đặt ra trong mối quan hệ  giữa hai   người với nhau, còn trong quan hệ của cả hai quốc gia lớn thì những lợi ích  cá nhân sẽ  phải gạt sang một bên để  đặt lợi ích quốc gia lên hàng đầu.  Song nhìn lại mốc lịch sử  năm 1975, thì chúng ta ai ai cũng thấy rõ một   điều, trong suốt 30 năm từ 1945 đến 1975, Mỹ  đã liên tục chống nhân dân  Việt Nam, khi Pháp xâm lược Việt Nam thì Mỹ  đã cung cấp vũ khí cho  Pháp, năm 1954 Mỹ lại hất cẳng Pháp, trực tiếp tiến hành cuộc chiến tranh   xâm lược Việt Nam, một cuộc chiến tranh khốc liệt, để lại bao đau thương   và hậu quả  của nó còn tồn tại mãi cùng thời gian. Vậy trong suốt 30 năm  ấy Mỹ là kẻ thù trực tiếp của ta, nhưng đến sau năm 1975 thì sao? Việc ta thận trọng trong mối quan hệ  với một quốc gia đã từng có   một thời gian xâm lược nước ta là đúng hay sai? Theo Tôi, là hoàn toàn  đúng. Bởi lẽ, sau 1975 khi đất nước được hoàn toàn hòa bình sau một thời   gian chia cắt rất dài thì nhiệm vụ bảo vệ đất nước được đặt lên hàng đầu.  Xu hướng tránh xa kẻ đang có âm mưu thi hành “kế hoạch hậu chiến” với   8
  11. ta là xu hướng tất yếu. Hơn nữa, cũng phải đánh giá chính sách của chúng   ta lúc này dựa trên ý thức hệ  còn cao. Chúng ta đã làm đúng như  những gì  đề ra trong Đại hội IV của Đảng, nghĩa là ủng hộ tuyệt đối các nước trong   hệ thống Xã hội chủ nghĩa và vẫn chống lại Mỹ. Tuy vậy, nếu đứng trên lập trường của một người  ở  ngoài cuộc  chiến nhìn vào bằng một cái nhìn khách quan, nghĩa là bỏ qua tất cả những   yếu tố  xung quanh mà chỉ  tập trung vào những chính sách đối ngoại để  hoàn thành nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ đất nước sau chiến tranh thì cũng  thể  phủ  nhận rằng, khi đó chúng ta đã có thể  có cách cư  xử  mềm mỏng  hơn như  “dĩ hòa vi quý”. Nhìn lại lịch sử  hàng nghìn năm dựng nước của   ông cha ta thấy giặc phương Bắc sang xâm lược ta nhiều lần, song sau   những chiến thắng vẻ  vang, chúng ta vẫn biết mình biết ta để  cống nạp,  duy trì mối quan hệ  tốt đẹp với các nước phương Bắc dù vẫn khẳng định   rõ chủ quyền của dân tộc ta. Chúng ta đã bỏ  lỡ  cơ  hội bình thường hóa quan hệ  với Mỹ  ­ Đó là  một nhận định không sai. Như vậy, thực ra trong giai đoạn 1975 ­1985  ấy   khách quan mà nói chúng ta đã không để  ý đến những chuyển biến của  quốc tế  do cuộc chiến tranh lạnh giữa hai siêu cường đã cuốn ta vào vòng  xoáy của nó.  Nếu khi  ấy nhìn nhận tình hình một cách khéo léo hơn, nghiên cứu   quốc tế kĩ càng hơn thì có lẽ chúng ta đã có chính sách đối ngoại trong vấn   đề bình thường hóa quan hệ với Mỹ nhạy bén và khôn khéo hơn, để giành  lấy được nhiều cơ  hội hơn, hơn là tự  đưa chúng ta vào thế  bất lợi trong  quan hệ với Mỹ mà phải mất hơn 10 năm ta mới gỡ ra được. Bước chuyển biến chính là tại Đại Hội Đảng lần VI về  đổi mới  toàn diện trong đó có đổi mới về đường lối đối ngoại đã mở ra cơ hội cho   9
  12. quá trình bình thường hóa quan hệ  hai nước. Và câu trả  lời cho những nỗ  lực  không  biết  mệt   mỏi   ấy  là   ngày  11­   7­   1995, Tổng thống mỹ   Bill   Clinton đã tuyên bố bình thuờng hóa quan hệ ngoại giao với Việt Nam. 10
  13. LỜI KẾT Bình thường hóa quan hệ Việt Nam ­ Mỹ là một thành công lớn của  ngoại giao Việt Nam, đây là một chặng đường đầy chông gai nhưng đáng  tự  hào của ngành ngoại giao Việt Nam. Nghiên cứu con đường đấu tranh  nhằm tiến tới bình thường hóa quan hệ hai nước đặc biệt là trong giai đoạn  1975 ­1985, đây là một giai đoạn vô cùng gay go quyết liệt, sẽ  cung cấp   những tài liệu quý giá cũng như  đem đến những bài học quý báu về  một  chặng đường đầy vẻ vang của ngoại giao thời đại Hồ Chí Minh.  Từ đây những quan niệm về bạn và thù, ý thức hệ hay “lợi ích quốc   gia là trên hết” sẽ  được làm sáng tỏ  và không bao giờ  có bạn và thù vĩnh  viễn mà chỉ  có lợi ích quốc gia­dân tộc được đặt lên hàng đầu trong quá  trình hoạch định chính sách đối ngoại. Và chúng ta càng biết trân trọng hơn  những gì của hiện tại và nỗ lực phấn đấu cho công cuộc đổi mới xây dựng   đất nước trong thời kì mới, thực hiện kiên định con đường đổi mới mà  Đảng đề ra để  làm sao nước nhà có thể sánh vai với các cường quốc năm  châu như Bác Hồ đã từng trông mong. 11
  14. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ngoại giao Việt Nam 1945­2000, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội  2002 2. Chính sách ngoại giao Việt Nam, tập II (1975­2006) , HVQHQT,  Hà Nội 2007 3. http://www.mofahcm.gov.vn/vi/mofa/nr040807104143/nr0408 07105001/ns050713075737#weCJmWpWn6tS 4. Chiến tranh lạnh và di sản của nó, NXB Chính trị  quốc gia, Hà  Nội 2002 5. Đường lối Cách mạng Đảng cộng sản Việt Nam, NXB CHính trị  quốc gia, Hà Nội 2009 6. http://www.docstoc.com/docs/7094888/Hoi-ky-Tran-Quang- Co---Hoi-uc-va-Suy-nghi 7. http://www.vtc.com.vn/view/85/35705/ho_so_viet_nam__cuoc _chien_10_nghin_ngay_-_chien_tranh_lang_xa.aspx#/ 12
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2