Tiểu luận:Chính sách thương mại cảu Việt Nam với Trung Quốc thời kỳ kháng chiến chống Mỹ 1954-1975
lượt xem 8
download
Trên thế giới, chiến tranh lạnh, cuộc đối đầu giữa 2 phe là xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa đang trong giai đoạn căng thẳng. Một trong hai cường quốc thời đó là Mỹ đang thi hành chiếc lược toàn cầu với tham vọng tiêu diệt chủ nghĩa xã hội, dập tắt phong trào cách mạng đang lan rộng và lôi kéo, khống chế đồng minh như Tây Âu và Nhật Bản.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tiểu luận:Chính sách thương mại cảu Việt Nam với Trung Quốc thời kỳ kháng chiến chống Mỹ 1954-1975
- TIỂU LUẬN MÔN CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI VIỆT NAM CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA VIỆT NAM VỚI TRUNG QUỐC THỜI KÌ KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ 1954-1975 ******************* NHÓM 8 - LỚP AK3 - KHOA CỬ NHÂN TIẾNG ANH DOÃN MINH NGÂN HOÀNG THU HÀ BÙI TRÀ MY NGUYỄN THỊ LỆ QUYÊN NGUYỄN NGỌC PHƯƠNG NGUYỄN HỒNG HẠNH ĐINH THỊ NHUNG LÂM THỊ TÚ ANH NGUYỄN SỸ TÚ 1
- Mục lục I –Bối cảnh lịch sử giai đoạn 1954 -1975 ................................... 3 II – Chính sách đối ngoại của Việt Nam ..................................... 4 III – Triển khai chính sách .......................................................... 8 IV – Đánh giá ........................................................................... 10 V – Tổng kết ............................................................................. 12 Tham khảo ................................................................................ 12 2
- I –Bối cảnh lịch sử giai đoạn 1954 -1975 1. Thế giới. Trên thế giới, chiến tranh lạnh, cuộc đối đầu giữa 2 phe là xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa đang trong giai đoạn căng thẳng. Một trong hai cường quốc thời đó là Mỹ đang thi hành chiếc lược toàn cầu với tham vọng tiêu diệt chủ nghĩa xã hội, dập tắt phong trào cách mạng đang lan rộng và lôi kéo, khống chế đồng minh như Tây Âu và Nhật Bản. Nhưng Mỹ cũng vấp phải sự lên án của cộng đồng quốc tế cũng như bản thân nước Mỹ về cuộc chiến tranh tại Việt Nam. Còn đối với cường quốc còn lại là Liên Xô, thập niên 1960 là thời kỳ nở rộ của khối xã hội chủ nghĩa và đã xuất hiện mầm mống chia rẽ giữa hai cường quốc hàng đầu trong khối là Liên Xô và Trung Quốc về các vấn đề tư tưởng, đường lối cách mạng. Trung Quốc cạnh tranh vai trò lãnh đạo phe Xã hội chủ nghĩa với Liên Xô. Còn tại Châu Á, châu Phi và khu vực Mỹ latin thì phong trào cách mạng phát triển mạnh mẽ. 2. Việt Nam 2.1. Tình hình chiến sự trong nước: Sau hiệp định Geneva, Việt Nam bị chia cắt thành 2 miền Nam – Bắc tại vĩ tuyến 17. Kháng chiến chống Mỹ bắt đầu và có thể chia thành 4 giai đoạn. Từ năm 1954 đến 1959, đây là giai đoạn Mỹ - Diệm biến miền Nam Việt Nam từ một chiến trường chống chủ nghĩa thực dân thành một chiến trường phản kích lại lực lượng cách mạng. Giai đoạn 1960 – 1965 miền Bắc công khai hậu thuẫn Cộng sản miền Nam và bắt đầu đem quân thâm nhập miền Nam. Giai đoạn 1965 – 1968 là giai đoạn ác liệt nhất của Chiến tranh Việt Nam mà người Mỹ gọi là Chiến tranh cục bộ. Giai đoạn 1968 – 1972 là giai đoạn "sau Mậu Thân" hay giai đoạn "Việt Nam hóa chiến tranh", giai đoạn 3
- Hoa Kỳ rút dần khỏi chiến trường Việt Nam. Và cuối cùng, từ năm 1973 – 1975 là giai đoạn kết thúc chiến tranh vì với sự ra đi của quân viễn chinh Hoa Kỳ thì kết cục cho Chiến tranh Việt Nam đã rõ ràng. 2.2 . Tình hình quan hệ Việt Nam – Trung Quốc Từ năm 1954 đến 1964, phía Trung Quốc hòa hoãn với Mỹ và tìm cách tăng ảnh hưởng tại Đông Nam Á và Nam Á. Điều này đi ngược lại lợi ích của nhân dân Việt Nam. Từ năm 1964 đến1969, Trung Quốc tiến hành đại cách mạng văn hóa, xóa bỏ chủ nghĩa Mác-Lênin, chống Liên Xô, phá hoại cách mạng thế giới. Cụ thể, Trung Quốc đã bật đèn xanh cho Mỹ xâm lược Việt Nam và phá hoại mọi hoạt động ủng hộ Việt Nam chống Mỹ xâm lược. Từ năm 1969 đến1973, Trung Quốc công khai câu kết với Mỹ xâm lược, phá hoại cách mạng ba nước Đông Dương. Từ năm 1973 đến 1975, Trung Quốc xâm chiến lãnh thổ Việt Nam gây căng thẳng biên giới, cản trở Việt Nam giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất nước nhà và lôi kéo ngụy quyền chống lại cuộc tổng tiến công nổi dậy của nhân dân miền Nam. Cùng thời gian này, căng thẳng xuất hiện khi Trung Quốc coi Việt Nam như là công cụ của Liên Xô để bao vây Trung Quốc và việc Trung Quốc ủng hộ Khmer đỏ cũng dấy lên sự nghi ngờ từ phía Việt Nam. II – Chính sách đối ngoại của Việt Nam 4
- Trong thời kì này, Trung ương Đảng và nhà nước Việt Nam xác định tầm quan trọng lớn lao của mối quan hệ của ta với Trung Quốc, một trong hai nước đứng đầu phe xã hội chủ nghĩa và luôn tìm cách ôn hòa mối quan hệ với nước này bằng cách vừa thể hiện sự tôn trọng và tạo lòng tin với Trung Quốc vừa bảo vệ được lợi ích dân tộc, giữ vững độc lập tự chủ. Trước hết, Việt Nam chủ trương xây dựng mối quan hệ đoàn kết tốt đẹp với Trung Quốc. Trong văn kiện Đại hội Đảng III năm 1960 có ghi : “Ra sức góp phần tǎng cường lực lượng của phe xã hội chủ nghĩa do Liên Xô đứng đầu, tǎng cường sự đoàn kết nhất trí và củng cố tình hữu nghị không gì lay chuyển nổi giữa nước ta và các nước xã hội chủ nghĩa anh em; phát triển quan hệ tương trợ hợp tác với các nước anh em theo những nguyên tắc của chủ nghĩa quốc tế vô sản.” Cũng trong giai đoạn 1954 – 1960, Trung Quốc muốn duy trì tình trạng chiến tranh ở Việt Nam bằng việc gây sức ép buộc Việt Nam chấp nhận “trường kỳ mai phục”, ngăn cản nhân dân Việt Nam đấu tranh vũ trang bằng việc từ chối giúp đỡ Việt Nam xây dựng quân đội chính quy và lôi kéo Việt Nam chống Liên Xô. Tuy nhiên, Việt Nam đã nhận thấy luận điệu quanh co nhằm che dấu ý đồ của Bắc Kinh muốn duy trì nguyên trạng chính trị ở Việt Nam và lập luận rằng ta có thể tiến hành chiến tranh du kích ở miền Nam. Về mâu thuẫn Xô-Trung, Việt Nam đã nhận thấy có sự mâu thuẫn từ những năm 1950 nhưng Đảng Lao Động Việt Nam đã tìm cách không đề cập gì đến vấn đề tế nhị này. Để phục vụ mục tiêu hoàn toàn giải phóng miền Nam, Việt Nam cần cả hai cường quốc xã hội chủ nghĩa, còn chuyện họ có phụ thuộc vào nhau hay không thì không quan trọng. Đến năm 1956, khi mâu thuẫn này có thêm phần gay gắt, hai nước trên đã gây sức ép khiến Việt Nam 5
- cảm thấy bị buộc phải chọn đứng về một bên. Đầu những năm 1960, mâu thuẫn Xô-Trung được bộc lộ công khai, khi ấy Việt Nam đã bày tỏ mong muốn hai đảng và hai nước đoàn kết. Năm 1963, mâu thuẫn Xô-Trung sâu sắc tới mức đã ảnh hưởng đến khối đoàn kết trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, ảnh hưởng đến nội bộ đảng anh em, trong đó có Việt Nam. Vì thế ngày 10-2-1963, Bộ Chính trị Trung ương Đảng ra tuyên bố đề nghị các đảng anh em đình chỉ công kích lẫn nhau trên báo chí và đài phát thanh, họp nhau đề khắc phục bất đồng. Cũng trong năm 1963, những người lãnh đạo Trung Quốc đưa ra cái gọi là Cương lĩnh 25 điểm về đường lối chung của phong trào cộng sản quốc tế và đề nghị triệu tập cái gọi là hội nghị 11 đảng cộng sản, thực tế là để nắm vai trò "lãnh đạo cách mạng thế giới" và lập một "Quốc tế cộng sản" mới do Bắc Kinh khống chế. Họ thiết tha yêu cầu Việt Nam đồng tình là cốt lợi dụng uy tín và vai trò của Việt Nam trong phong trào cộng sản và phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới. Nhằm mục đích này, họ còn hứa hẹn viện trợ ồ ạt để lôi kéo Việt Nam. Tổng bí thư đảng cộng sản Trung Quốc Đặng Tiểu Bình thông báo với lãnh đạo Viẹt Nam ý kiến của lãnh đạo Trung Quốc sẽ viên trợ 1 ti nhân dân tệ nếu Việt Nam khước từ mọi viện trợ của Liên Xô. Phía Việt Nam đã khẳng định thái độ kiên quyết bảo vệ hệ thống xã hội chủ nghĩa, không tán thành việc họp hội nghị 11 đảng và không để những người lãnh đạo Bắc Kinh dùng đất nước Việt Nam làm bàn đạp cho mưu đồ bành trướng của họ. Do thái độ kiên quyết của phía Việt Nam, Cương lĩnh 25 điểm không gây được tiếng vang, âm mưu lập "Quốc tế cộng sản" mới cũng không thành. 6
- Ban chấp hành Trung ương đã triệu tập Hội nghị trung ương 9 khóa 3 Đảng Lao động Việt Nam, tháng 12/1963, đưa ra một nghị quyết “Về tình hình thế giới và nhiệm vụ quốc tế của Đảng”. Trong đó, Hội nghị nêu ra nhiệm vụ của Đảng Lao Động Việt Nam cần chỉ trích và chống “chủ nghĩa xét lại” của Liên Xô, dưới sức ép từ phía Trung Quốc. Qua đây, ta nhấn mạnh chính sách của Việt Nam theo đuổi một mục tiêu không đổi: giành sự kiểm soát hoàn toàn miền Nam và Hà Nội sẽ nghiêng về bên nào ủng hộ mục tiêu đó. Năm 1966, căng thẳng giữa Trung Quốc và Liên Xô bùng cháy thành xung đột biên giới, ảnh hưởng đến quan hệ Việt-Trung thì công thức trung lập là cơ sở để giành được sự chia sẻ và ủng hộ của các nước Xã hội chủ nghĩa, dân tộc chủ nghĩa và các lực lượng hòa bình trên thế giới và để phục vụ mục tiêu hoàn toàn giải phóng miền Nam, Việt Nam cần cả hai cường quốc xã hội chủ nghĩa. Cuối những năm 60 đến năm 1975, quan điểm và đường lối đại chiến lược của Việt Nam và Trung Quốc bắt đầu rời xa nhau. Với quan điểm: Việt Nam là “tiền đồn của phe xã hội chủ nghĩa ở Đông Nam Á” và “mũi nhọn của phong trào giải phóng dân tộc trên toàn thế giới”(Bí thư Lê Duẩn), Việt Nam xích lại gần Liên Xô khi Mỹ bắt tay với TQ đặt nền móng cho liên minh chiến lược chống lại Liên Xô. Những người lập chính sách của Đảng Lao động Việt Nam lại coi ngoại giao như một chức năng của cuộc đấu tranh cách mạng, một vũ khí chiến tranh về thực chất. (theo Văn kiện Đảng) Năm 1975, chiến tranh kết thúc, nước Việt Nam thống nhất, quan hệ Việt- Trung đi vào một bối cảnh mới. Tranh chấp về 2 quần đảo Hoàng sa và Trường Sa bắt đầu ngày từ năm 75 khi Việt Nam tuyên bố chủ quyền đối với 2 quần đảo này. Vẫn với đối sách trung lập không chỉ trong vấn đề về lãnh 7
- thổ mà còn cả trong hợp tác kinh tế, ngoại thương… chúng ta tôn trọng, nhân nhượng với Trung Quốc trong những vụ việc có thể nhân nhượng được. Quyết không đi với nước khác hay nhóm nước khác chống lại Trung Quốc và không bao giờ để rơi vào thế một mình đối đầu với Trung Quốc, nhưng quyết không khiếp sợ họ, lùi bước hoặc từ bỏ những vụ việc không thể từ bỏ được. III – Triển khai chính sách Dựa trên những chính sách đối ngoại với Trung Quốc mà Đảng đã đề ra, ta đã triển khai những chính sách này bằng những hành động cụ thể. Từ sau năm 1950 khi lần đầu tiên Việt Nam thiết lập quan hệ ngoại giao với Trung Quốc, Việt Nam đã triển khai nhiều chính sách đối ngoại linh hoạt với Trung Quốc. Năm 1955, ta mở Đại sứ quán ở Bắc Kinh. Năm 1957 trong cuộc họp các đảng cộng sản và công nhân trên thế giới nhân dịp kỷ niệm 40 năm Cách mạng tháng mười và một số hội nghị quốc tế, khi đại biểu Trung Quốc bị công kích thì đại biểu Việt Nam đã khôn khéo kiên cường bảo vệ bạn. Ngày 1/10/1959: Hồ Chủ Tịch cùng đại tướng Võ Nguyên Giáp sang thăm Trung Quốc nhân dịp lỷ niệm 10 năm quốc khánh Trung Quốc. Trong những cuộc đàm phán riêng, ta nhận được sự hứa hẹn của cả Bắc Kinh lẫn Moskva để viện trợ thêm vũ khí và dân sự, nhưng cũng đã khôn khéo từ chối những đề nghị gửi quân tình nguyện hay cố vấn quân sự đến Việt Nam. Năm 1964, ông Đặng Tiểu Bình với tư cách là Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc, Phó Thủ tướng Quốc Vụ viện Trung Quốc đã bí mật sang thăm Việt Nam với lời cam kết “sẽ bao toàn bộ viện trợ” của Liên Xô cho Việt 8
- Nam, nếu Việt Nam đứng về phía Trung Quốc, nhưng lời đề nghị đó đã bị Chủ tịch Hồ Chí Minh và Ban Lãnh đạo Việt Nam khôn khéo nhưng cương quyết từ chối. Tháng 12-1964, bộ trưởng quốc phòng Trung Quốc thăm Hà Nội và ký Hiệp ước hữu nghị hợp tác quân sự Việt-Trung. Tháng 8 năm 1966, cái gọi là “cách mạng văn hoá” của Trung Quốc công khai bùng nổ. Đây là cuộc “nội chiến đẫm máu” kéo dài trong mười năm, gây cho nhân dân Trung Quốc nhiều tổn thất to lớn về người và của. Mặc dù bị “thúc giục ủng hộ” nhưng Đảng ta dưới sự lãnh đạo của Hồ Chủ tịch đã lựa chọn cách làm “không ủng hộ nhưng cũng không phản đối” như những nước xã hội chủ nghĩa khác lúc đó. Sau mấy năm thi hành hiệp định Geneve, chúng ta biết không thể thống nhất nước nhà bằng con đường tuyển cử tự do. Đảng và chính phủ Việt Nam quyết định chọn con đường đấu tranh vũ trang tại miền Nam Việt Nam. Chủ trương này lúc đầu không được ban lãnh đạo Trung Quốc tán thành. Bằng sức mạnh của dân tộc, chúng ta tự lực tiến hành. Sau khi thấy triển vọng của cuộc đấu tranh và thấy có thể dựa vào đó để “phất cao ngọn cờ chống chủ nghĩa đế quốc ”… , ban lãnh đạo Trung Quốc mới từng bước từng bước tích cực ủng hộ sự nghiệp chính nghĩa này. 26/12/1967 nhân dịp sinh nhật đồng chí Mao Trạch Đông trên trang đầu và ở vào vị trí trang trọng của Nhân dân nhật báo Trung Quốc đã đăng mấy dòng chữ viết tay bằng chữ Hán của Hồ Chủ Tịch chiếm chỗ khoảng bằng một danh thiếp: “Kính chúc Mao Chủ tịch vạn thọ vô cương”. “Vạn thọ vô cương” là mấy từ mà các tiểu tướng Hồng vệ binh Trung Quốc hồi đó thường xuyên hô lớn tại bất kỳ cuộc họp nào, nhất là trong dịp được Chủ tịch Mao tiếp kiến, nay Hồ Chí Minh cũng dùng nó để chúc thọ "người cầm lái vĩ đại" thì còn có sự 9
- ủng hộ nào bằng. Vì vậy, sức ép từ phía Trung Quốc lên Việt Nam hầu như không còn. Thêm vào đó chúng ta cũng hết sức ủng hộ nhân dân Trung Quốc trong cuộc đấu tranh nhằm thu hồi Đài Loan. Về Hiệp định Paris 1973, việc đàm phán giữa Hoa Kỳ và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là việc phải xảy ra khi chẳng ai dứt điểm được ai bằng quân sự. Việt Nam bước vào đàm phán với Mỹ trong tình hình quốc tế phức tạp, chiến tranh lạnh gay gắt, quan hệ Xô - Trung căng thẳng, phong trào cách mạng thế giới khủng hoảng về đường lối, quan điểm... Đầu năm 1968, dù Trung Quốc phản đối, nước này không muốn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tự đàm phán mà muốn thông qua Trung Quốc giống như Hiệp định Genève năm 1954, nhưng ta vẫn đi vào đàm phán với Mỹ nhưng kiên trì giải thích, đồng thời thường xuyên thông báo diễn biến đàm phán cho bạn. IV – Đánh giá Qua những chính sách trên, ta có thể thấy rằng Việt Nam trong thời kì kháng chiến chống Mỹ đã đề cao vai trò của Trung Quốc, do đó đã có nhiều chính sách nhằm gây dựng lòng tin với Trung Quốc, bảo vệ lợi ích dân tộc Việt Nam và không xâm hại tới lợi ích của nước bạn. Tuy chính sách đối ngoại của ta thể hiện được mong muốn độc lập, tự chủ, kiên quyết nhưng cũng đã phần nào chịu nhiều tác động từ sức ép của Trung Quốc. Trước hết, chính sách đối ngoại của Việt Nam đã thể hiện được sự tôn trọng với Trung Quốc và tạo được lòng tin vững chắc với nước này. Chúng ta đã thành công trong việc tạo dựng mối quan hệ hữu nghị, tình đoàn kết giữa hai quốc gia. Để đáp lại lòng tin ấy, Trung Quốc đã trợ giúp ta về mặt kinh tế, quân sự như gửi viện trợ nhu yếu phẩm, vũ khí, nhân sự... Ta đã linh hoạt đàm phán với Trung 10
- Quốc để chống lại Mỹ. Thời gian đầu của cuộc kháng chiến chống Mỹ, ngoài việc nhận viện trợ thì ta cũng bị Trung Quốc gây ra không ít sức ép, yêu cầu ta chống lại Liên Xô. Tuy vậy, việc Việt Nam thân thiết với Trung Quốc là điều tất yếu, phù hợp hoàn cảnh. Vì Trung Quốc lúc đó là láng giềng gần gũi với ta, có điều kiện giúp đỡ nên ta phải tận dụng mối quan hệ này, đồng thời luôn dành sự ưu tiên cho họ. Ngoài ra, thông qua những chính sách trên, chúng ta đã nêu cao được tinh thần độc lập, tự chủ, bảo vệ lợi ích dân tộc, không xâm phạm đến lợi ích của nước khác. Điều này được thể hiện trong việc lập luận rằng có thể tiến hành đánh du kích ở miền Nam thay vì “trường kì mai phục” như Trung Quốc đề nghị và thái độ kiên quyết bảo vệ hệ thống xã hội chủ nghĩa, không tán thành Quốc tế cộng sản của Trung Quốc. Tuy nhiên, chính sách đối ngoại của Việt Nam cũng có một số mặt chưa được. Chính sách của ta ít nhiều bị chi phối bởi ý muốn của Trung Quốc. Khi ký kết Hiệp định Geneva, ta đã tin vào phía Trung Quốc và không tỏ ý nghi ngờ những ý đồ của nước này khiến nước ta bị chia cắt thành hai miền. Do Việt Nam bị phụ thuộc vào viện trợ của Trung Quốc nên ta đã phải nhiều lần đã phải nghe theo ý kiến của nước này. Nhưng cũng có ý kiến cho rằng khi mâu thuẫn Xô Trung căng thẳng, sau thời Khrusev, Việt Nam có thể tận dụng được sựu bất hòa giữa hai bên để có thêm được viện trợ vì cả hai nước đều muốn tăng tầm ảnh hưởng với ta và ta sẽ có thêm sự tự do trong việc sử dụng nguồn viện trợ. Hơn nữa, Việt Nam đã không thể hiện sự kiên quyết về vấn đề Hoàng Sa trong với Trung Quốc. Điều này dẫn đến trận hải chiến Hoàng Sa 19-1-1974 giữa Trung Quốc và Việt Nam Cộng hòa, khiến 74 binh sĩ Việt Nam Cộng hòa đã hi 11
- sinh. Khi Trung Quốc công bố chủ quyền tại quần đảo Hoàng Sa, ta đã không lên tiếng. Mặc dù sau này, ta đã có ý thức hơn về chủ quyền trên quần đảo này nhưng việc chậm trễ trong chính sách đã gây không ít khó khăn và gây tranh chấp tại biển Đông cho tới tận bây giờ. V – Tổng kết Trung Quốc là một đồng minh đáng tin cậy và quan trọng của Việt Nam trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ 1954 - 1975. Trong thời kì này, Việt Nam đã triển khai linh hoạt những chính sách đối ngoại của mình với Trung Quốc. Mặc dù quan điểm lập trường, đường lối, chính sách đối nội, đối ngoại…, của hai bên Việt Nam và Trung Quốc có những lúc hoàn toàn khác biệt, trái ngược nhau trong một thời gian khá dài, nhưng nhìn chung phía Việt Nam vẫn tranh thủ được sự đồng tình ủng hộ rất lớn về nhiều mặt của Trung Quốc để thực hiện mục tiêu chiến lược cao cả của dân tộc. Tham khảo 1. Sự Thật Về Quan Hệ Việt Nam-Trung Quốc Trong 30 Năm Qua - Nxb Sự Thật, Hà Nội 10/1979 2. Dương Danh Dy - Chuyện ít biết về quan hệ Việt – Trung thời chống Mỹ 3. Bách khoa toàn thư mở Wikipedia 4. Melissa Smith and Mircea Munteanu Christian Ostermann, Director, HAPP/WES - "The Vietnam-Soviet Union-China Triangle Relations during the Vietnam War (1964-1973) from Vietnamese Sources" with Pham Quang Minh 12
- 13
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tiểu luận "Tổ chức liên minh kinh tế chính trị xã hội ASEAN".
16 p | 386 | 152
-
Đề tài báo cáo Phân tích sự ảnh hưởng của môi trường marketing vĩ mô đến việc lựa chọn thị trường mục tiêu và chính sách sản phẩm của công ty Kinh Đô
17 p | 1051 | 138
-
Tiểu luận: Chính sách tỷ giá hối đoái ở Việt Nam
28 p | 1462 | 138
-
TIỂU LUẬN:CÁN CÂN THƯƠNG MẠI VIỆT NAM
16 p | 1167 | 120
-
Tiểu luận:Chính sách tài khóa của nhà nước
17 p | 382 | 112
-
TIỂU LUẬN QUAN HỆ KINH TẾ VIỆT - MỸ THỰC TRẠNG VÀ XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN
101 p | 480 | 90
-
Chuyên đề tốt nghiệp " CHÍNH SÁCH KHÁCH HÀNG ĐỐI VỚI SẢN PHẨM CHO VAY DU HỌC TẠI ACB - ĐÀ NẴNG "
60 p | 273 | 84
-
Tiểu luận: Chính sách khuyến khích xuất khẩu gạo của Mỹ
41 p | 166 | 32
-
Tiểu luận - Chính sách tỷ giá của Trung Quốc và tác động của nó tới thương mại Trung Quốc và một số nước
37 p | 202 | 32
-
Tiểu luận: Chính sách giao thông trong quy hoạch đô thị
7 p | 177 | 29
-
Tiểu luận:Đánh giá hoạt động xuất, nhập khẩu của Việt Nam giai đoạn 2001-2010. Cần có định hướng và các giải pháp chuyển dịch cơ cấu xuất nhập khẩu như thế nào trong thời gian tới để bảo đảm tăng trưởng bền vững
26 p | 101 | 25
-
Tiểu luận: Chính sách thương mại của Trung Quốc
17 p | 267 | 25
-
Tiểu luận: Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế - một nhiệm vụ trọng tâm của nước ta hiện nay
19 p | 129 | 25
-
Tiểu luận: Chính sách vô hiệu hóa, chính sách tiền tệ và hội nhập tài chính toàn cầu
34 p | 109 | 11
-
Tiểu luận: Chính sách nợ và giá trị doanh nghiệp
36 p | 112 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Truyền dẫn lãi suất bán lẻ ở Việt Nam: các thay đổi cấu trúc và hành vi của ngân hàng thương mại
182 p | 81 | 5
-
Thuyết trình: Tái cấu trúc chính sách tài khóa khuyến khích sự phát triển kinh tế - một trường hợp của các nước châu Phi
26 p | 78 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn