Tiểu luận:Chính sách đối ngoại của Việt Nam với Trung Quốc giai đoạn 2010-2020
lượt xem 79
download
Kể từ Đại Hội VI 1986 với quyêt tâm chính trị đổi mới và mở cửa,hơn 20 năm qua Việt Nam đã gặt hái được những thành công đáng kể,vị trí của Việt Nam trên trường quốc tế ngày càng được khẳng định.Về chính trị,hiện nay Việt Nam đã có quan hệ ngoại giao với 174 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới,chúng ta là thành viên của hầu hết các Tổ chức quốc tế quan trong hàng đầu của thế giới đó là UN,WTO,IMF,APEC,…
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tiểu luận:Chính sách đối ngoại của Việt Nam với Trung Quốc giai đoạn 2010-2020
- Tiểu luận CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA VIẸT NAM VỚI TRUNG QUỐC GIAI ĐOAN 2010-2020
- ICo sở hoạch định chính sách đối ngoại của Việt Nam với Trung Quốc giai đoạn 2010-2020. I.Bối cảnh hoạch định chính sách: 1.Bối cảnh quốc tế: Thâp kỷ đầu tiên của thế kỷ XXI ,tình hình thế giới đã có những biến chuyển hết sức nhanh chóng,Tất cả các nước đều đặt lợi ích quốc gia làm mục tiêu tối thưọng trong quan hệ quốc tế.tùy theo điều kiện của mình tham gia vào đời sống chính trị quốc tế hết sức nhộn nhịp. Quá trình toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới với động lực là các cuộc Cách mang khoa học kỹ thuật diễn ra mạnh mẽ lôi cuốn ngày càng nhiều quốc gia tham gia.Trong bối cảnh đó lợi ích quốc gia ngày càng đan xen và tùy thuộc lẫn nhau: Hệ lụy là sự ra đời của một loạt chủ thể mới trên trường quốc tế,làm xuất hiện những vấn đề toàn cầu cần sự hợp tác của toàn thể cộng đông quốc tế. Tương quan so sánh quyền lực giữa các nước lớn,các trung tâm lớn của quan hệ quốc tế có sự thay đổi,thế giới đã chứng kiến sự trỗi dậy của những chủ thê mới trên vũ đài chính trị,,,Từ đó tư duy về cục diện thế giới,và tư duy đối ngoại của các quốc gia phải có sự thay đổi phù hợp. 2.Bối cảnh Viêt Nam:
- Kể từ Đại Hội VI 1986 với quyêt tâm chính trị đổi mới và mở cửa,hơn 20 năm qua Việt Nam đã gặt hái được những thành công đáng kể,vị trí của Việt Nam trên trường quốc tế ngày càng được khẳng định.Về chính trị,hiện nay Việt Nam đã có quan hệ ngoại giao với 174 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới,chúng ta là thành viên của hầu hết các Tổ chức quốc tế quan trong hàng đầu của thế giới đó là UN,WTO,IMF,APEC,…Ở quy mô khu vực vai trò của Việt Nam tương đối được đề cao khi là thành viên của những tổ chức có tiếng nói quan trọng nhất ASEAN,ARF,,,,Đặc biệt với việc trở thành Ủy viên không thường trực của hội Đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2008-2009,cũng như tổ chức và đảm trách và thành công vị trí Chủ tịch Asean năm 2010…Việt Nam khiến các nước trong khu vực và thế giới nhìn nhận mình với vị thế khác. Trong phương diện lĩnh vực kinh tế,kể từ sau thời kỳ đổi mới nền kinh tế Việt Nam đã có những bước phát triển không nhỏ,với chỉ dấu quan trong là việc Việt Nam gia nhập WTO T1/2007,chính thức trở thành thành viên của Tổ chức này hoàn tất quá trình hội nhập kể từ bước đầu tiên mới chỉ ở hội nhập cấp độ các tổ chức khu vực ( ASEAN 1992),rồi liên kết cấp độ khu vực ASEM 1996,APEC 1998 …Việt Nam ngày nay được thế giới biết đến trong những nhóm nước như mới nổi CIVET,VISTA… Được coi là một trong những điểm đến an toàn và hấp dẫn trên thế giới với môi trường chính trị xã hội ổn định,một nền kinh tế mới nổi năng động của khu vực hứa hẹn những tương lai cho Việt Nam.
- II.Cơ sở hoạch định chính sách đối ngoại của Việt Nam kể từ sau CTL 1Cơ sở lý luận: Sự nghiệp đổi mới được Đảng ta khởi xướng từ năm 1986,đến Nghị quyết 13 khóa VI 5/1988 với nội dung đổi mới nổi bật về tư duy đối ngoại đưa lại những cách nhìn nhận đúng đắn về tình hình quốc tế.Trải qua quá trình bổ sung và hoàn thiện tới Đại hội Đảng X(tháng 4/2006) đề ra mục tiêu tổng quát cho đất nước trong giai đoạn 2006-2010 là cơ sở lý luận cho hoạt động đối ngoại của Việt Nam trong giai đoạn tới ,với việc khẳng định” Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập,tự chủ hòa bình,hợp tác và phát triển,chính sách đối ngoại rộng mở,đa phương hóa ,đa dạng hóa các quan hệ quốc tế.Chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế,đồng thời rộng mở hợp tác quốc tế trên các lĩnh vực khác.Việt Nam là bạn la đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế,tham gia tích cực chủ động vào tiến trình hợp tác quốc tế và khu vực” 2.Nhân tố chi phối quan hệ 2 nước trong giai đoạn 2010-2020 1. Địa lý,văn hóa: Là 2 nước láng giềng “núi liền núi,song liền sông”,có hoàn cảnh địa lý gần gũi có truyền thống văn hóa và chia sẻ những giá trị chung của nền văn minh phương Đông,sự gần gũi về văn hóa này trở thành những giá trị quan trong trong mối quan hệ giữa hai nước. 2 Định hướng đường lối xây dựng đất nước tương đồng: Cả hai nước Việt Nam và Trung Quốc đều là nước xã hội chủ nghĩa,đều đang trong quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế bao cấp sang xây dựng một nền kinh tế thị trường phù hợp với thực tại của mỗi nước.Hai nước trong thời kỳ quá độ
- cùng phải đối mặt với những thách thức,trở ngại…Vì thế xây dựng và trở thành những đối tác hòa bình của nhau là điều cần thiết đối với cả 2 quốc gia. 3 Vì lợi ích thiết thực của 2 nước: Ngày nay,an ninh của mỗi quốc gia sẽ được hiểu là nền an ninh toàn diện,trong đó yếu tố kinh tế được đặt lên vị trí hàng đầu.Việt Nam và Trung Quốc đang tập trung vào phát triển kinh tế để nâng cao sức mạnh tổng hợp của quốc gia.Việt Nam và Trung Quốc đều cần một môi trường xung quanh hòa bình ổn định để tập trung phát triển.Phát triển quan hệ hữu Việt Trung là mục tiêu quan trọng trong nhận thức chung của cả hai nước. 4 Phù hợp với xu hướng phát triển của thời đại: Sự phát triển quan hệ Việt Trung phù hợp với xu thế thời đại:kể từ sau chiến tranh Lạnh kết thúc thúc xu hướng hòa bình hợp tác là xu thế chủ đạo trong quan hệ quốc tế hiện này.Nền chính trị đương đại với quá trình toàn cầu hóa và khu vực hóa về kinh tế ngày càng mạnh mẽ làm tăng mức độ gắn kết giữa các quốc gia về nhiều phương diện.Quan hệ Viêt Trung sẽ không nằm ngoài xu thế này. II. Mục tiêu chính sách đối ngoại Việt Nam. 1. Mục tiêu và mục tiêu đối ngoai của Việt Nam giai đoạn 2010-2020 Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8 BCH TW Đảng (khóa IX) xác định mục tiêu của sự nghiệp bảo vệ bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn hiện nay như sau:một là, bảo vệ vững chắc độc lập chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ; hai là, bảo vệ Đảng, Nhà nước và chế độ XHCN; ba là, bảo vệ sự
- nghiệp đổi mới, CNH,HĐH đất nước; bốn là bảo vệ lợi ích quốc gia,dân tộc; năm là, bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và nền văn hóa; sáu là, giữ vững ổn định chính trị và môi trường hòa bình, phát triển đất nước theo định hướng XHCN. Chính sách đối ngoại kiên định mục tiêu độc lập dân tộc gắn với chủ nghĩa xã hội,độc lập tự chủ,rộng mở,đa dạng hóa,đa phương hóa…lấy việc giữ gìn môi trường hòa bình ổn định để phát triển kinh tế xã hội là lợi ích cao nhất của Tổ quốc” 2. Mục tiêu CSĐN với Trung Quốc: 2.1. Mục tiêu cơ bản Phát triển quan hệ láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện với Trung Quốc, coi đây là chính sách nhất quán, lâu dài và ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại của Việt Nam. Việt Nam coi trọng hợp tác với Trung Quốc và sẵn sàng hợp tác trên các lĩnh vực nhằm đạt được mục tiêu ổn định, hòa bình và phát triển ở khu vực. Giữ gìn những giá trị truyền thống hữu nghị giữa hai nước được thể hiện sinh động bằng quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Trung Quốc với phương châm "láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai" và tinh thần "láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt" thì trong bối cảnh hiện nay khi Trung Quốc và Việt Nam đã có nhiều dấu hiệu nảy sinh mâu thuẫn về vấn đề biển Đông, thì mục tiêu đó còn được nâng cao hơn nữa để giải quyết các vấn đề về quan hệ giữa hai nước. 2.2. Mục tiêu trong tương lai
- Đẩy nhanh đàm phán về Thỏa thuận nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết các vấn đề trên biển, xử lý ổn thỏa vấn đề ngư dân và tàu cá phù hợp với quan hệ hữu nghị giữa 2 nước. Kiên trì đàm phán hòa bình về vấn đề biển Đông. Xây dựng khu vực Biển Đông hòa bình, ổn định, hợp tác, đoàn kết, hữu nghị, cùng phát triển, góp phần duy trì hòa bình, ổn định và hợp tác ở khu vực và trên thế giới Hoàn thành các văn kiện còn lại liên quan đến hợp tác du lịch tại Thác Bản Giốc và tàu thuyền qua lại tự do khu vực cửa sông Bắc Luân với Trung Quốc. Giải quyết vấn đề thâm hụt mậu dịch thương mại. Thúc đẩy thương mại song phương phát triển theo hướng cân bằng hơn, từng bước giảm dần nhập siêu ngày càng lớn của Việt Nam, tạo điều kiện thuận lợi cho hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc, hoan nghênh các doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư vào Việt Nam, phối hợp chặt chẽ nhằm hoàn thành đúng tiến độ các dự án hợp tác hiện đang triển khai tại Việt Nam… Thúc đẩy quan hệ hợp tác quốc phòng Việt Nam - Trung Quốc, trao đổi kinh nghiệm giữa hai nước trong lĩnh vực quốc phòng và tham dự Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN mở rộng. Tranh thủ được sự ủng hộ của các nước khác, hay nói cách khác là phải quốc tế hóa vấn đề Biển Đông, đồng thời đẩy mạnh hơn nữa công tác ngoại giao nhân dân. III Phương châm chỉ đạo chính sách đối ngoại Việt Nam giai đoạn 2010-2020 .1Phương châm chỉ đạo trong quan hệ đối ngoại với Trung Quốc:
- Nhằm đảm bảo mục tiêu đa phương hóa, đa dạng hóa với các đối tác trong giai đoạn 2010-2020 và đảm bảo tối đa hóa lợi ích quốc gia, đối với Trung Quốc, một nước lớn đồng thời cũng là láng giềng, Việt Nam đã và sẽ tiếp tục xây dựng và duy trì quan hệ hợp tác đối tác toàn diện theo phương châm 16 chữ “láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” được phát biểu trong Tuyên Bố chung Việt Nam-Trung Quốc năm 1999 và Tinh thần 4 tốt ‘."láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt". được đưa ra năm 2000 trong Tuyên bố chung về hợp tác toàn diện năm trong thế kỷ mới giữa Việt Nam và Trung Quốc, Đây sẽ là định hướng chỉ đạo cho quan hệ giữa hai nước Việt Nam-Trung Quốc giai đoạn dầu thế kỷ XXI . Triển vọng: Sự hợp tác giữa 2 nước trên phương châm 16 chữ vàng và tinh thần 4 tốt hoàn toàn phù hợp lợi ích lâu dài và nguyện vọng của nhân dân hai nước Trung Việt, đặt cơ sở vững chắc cho việc phát triển sâu sắc quan hệ hữu nghị láng giềng và hợp tác toàn diện giữa hai nước. trong thế kỷ mới Lãnh đạo và nhân dân 2 nước nguyện sẽ thực hành tốt theo những phương châm này và có ý thức làm giàu them nội hàm khái niêm.Quan hệ hai nước theo chắc chắn sẽ sống động hơn, hiệu quả hơn, nhất là về kinh tế thương mại, cũng như đẩy nhanh hơn tiến độ triển khai các Thoả thuận, Hiệp định hợp tác giữa hai nước và trao đổi về các vấn đề quốc tế và khu vực hai bên cùng quan tâm. IV.Công cụ triển khai chính sách đối ngoại : a.Dựa trên mục tiêu quan hệ ngoại giao giữa hai nước,Việt Nam xác định những công cụ thực hiện phù hợp để đem lại lợi ích cao nhất cho quốc gia và trong quan hệ giữa hai nước.Trong những sự lựa chọn phù hợp với mình khẳng định
- công cụ ngoại giao sẽ là phương cách lựa chọn ưu tiên trong cách thức xử lý quan hệ giữa 2 nước. “Với mục tiêu “Phát triển quan hệ láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện với Trung Quốc, coi đây là chính sách nhất quán, lâu dài và ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại của Việt Nam” Việt Nam sẽ - tiếp tục phát huy truyền thống láng giêng tốt đẹp hai bên. - Tổ chức giao lưu văn hóa giữa nhân dân hai nước (tổ chức giao lưu thanh niên VN sang TQ, gửi sinh viên du học ở TQ, tổ chức các chương trình văn hóa văn nghệ để quảng bá hình ảnh đất nước con người VN đến từng người TQ…) “Với mục tiêu tiếp theo là”tăng cường hơn nữa sự tin cậy chính trị giữa hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân hai nước, thúc đẩy quan hệ giữa hai Đảng, hai nước không ngừng phát triển” Việt Nam sẽ: - Ủng hộ lẫn nhau trong các công việc quốc tế - Tăng cường các chuyến thăm và tiếp xúc cấp cao, - Mở rộng quan hệ với các nước thứ ba để tạo thêm thế và lực cho VN trong quan hệ với TQ, - Tham gia các cơ chế đa phương để tạo thêm ràng buộc hành vi và trách nhiệm của Trung Quốc với Việt Nam “Với mục tiêu ổn định, hòa bình và phát triển ở khu vực “ Việt Nam nỗ lực:
- Để đảm bảo thực hiện những mục tiêu quan trọng này về cơ bản chúng ta nỗ lực giải quyết những khúc mắc và tranh chấp hiện tại sẽ bằng và đề cao phương thức ngoại giao:Trong bối cảnh quốc tế và khu vực diễn biến phức tạp, việc làm sâu sắc hơn nữa quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện giữa 2 nước theo phương châm 16 chữ và tinh thần 4 tốt càng có ý nghĩa quan trọng, phù hợp với lợi ích căn bản và nguyện vọng của nhân dân 2 nước. - Chúng ta cần thúc đẩy việc hoàn thành các văn kiện còn lại liên quan đến hợp tác du lịch tại Thác Bản Giốc và tàu thuyền qua lại tự do khu vực cửa sông Bắc Luân với Trung Quốc. - Thông qua hiệp thương hữu nghị, tìm kiếm giải pháp thỏa đáng cho các vấn đề tồn tại liên quan đến Biển Đông, góp phần duy trì hòa bình, ổn định và hợp tác ở khu vực và trên thế giới. - Đẩy nhanh đàm phán về Thỏa thuận nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết các vấn đề trên biển, xử lý ổn thỏa vấn đề ngư dân và tàu cá phù hợp với quan hệ hữu nghị giữa 2 nước. b.Bên cạnh các công cụ ngoại nhằm thực hiện những mục tiêu chính trị thì với những mục tiêu về phát triển kinh tế ta cũng phải có công cụ kinh tế đi kèm phù hợp Cụ thể như việc để thực hiện mục tiêu “Thúc đẩy thương mại song phương phát triển theo hướng cân bằng hơn” Việt Nam cần -Từng bước giảm dần nhập siêu ngày càng lớn của Việt Nam, bằng cách nâng cao sức cạnh tranh của hàng VN - Tạo điều kiện thuận lợi cho hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc,
- - Hoan nghênh các doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư vào Việt Nam, phối hợp chặt chẽ nhằm hoàn thành đúng tiến độ các dự án hợp tác hiện đang triển khai tại Việt Nam… - Hoàn thành thiết lập đường dây nóng giữa lãnh đạo hai nước, sớm ký kết qui hoạch năm năm phát triển kinh tế-thương mại giữa hai nước, tạo điều kiện cho hàng hóa Việt Nam vào thị trường Trung Quốc cũng như các doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư vào Việt Nam…. c.Ngoài những công cụ ngoại giao và kinh tế nhằm đảo bảo lợi ích quốc gia bất kỳ quốc gia nào trên thế giới đều không thể bỏ qua công cụ quân sự. Đối với quan hệ Việt- Trung hiện nay,công cụ này không được lựa chọn là công cụ ưu tiên giải quyết trong quan hê hai nước.Với vị trí là một nước láng giềng thì công cụ này chỉ được sử dụng nhằm đảm bảo an ninh quốc gia tạo tiền đề ổn định cho xã hội và đời sống nhân dân cũng như đời sống kinh tế phát triển chứ không nhằm vào mục đích khác . Với Việt Nam, công cụ quân sự cũng sẽ chỉ được dùng với mục đích tự vệ chính đáng trước những hành độnh gây hấn,khiêu khích của những đối tượng xấu,đây là sự lựa chọn chính đáng và hết sức tự nhiên của bất kỳ quốc gia nào,việc Viêt Nam chọn mua tàu ngầm và các thiết bị quân sự của các đối tác có nền quốc phòng phát triển thời gian vừa qua có mục đích hòa bình và không gây ảnh hưởng tới xu thế ổn đình hợp tác của khu vực.
- Đánh giá: Với những phân tích vừa chỉ ra phía trên chúng ta thấy rõ rệt rằng việc sử dụng công cụ ngoại giao trong giải quyết các vấn đề với Trung Quốc là lựa chọn được ưu tiên nhất. Đi cùng xu hướng thế giới hiện nay là giải quyết mọi vấn đề bằng biện pháp hòa bình, hòa giải, Việt Nam cũng mong muốn bằng con đường ngoại giao đi kèm hỗ trợ của những công cụ kinh tế và quân sự có thể cải thiện hơn nữa và phát triển bền vững mối quan hệ Việt Trung trong thời gian tới đây.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tiểu luận: " Chính sách đối ngoại của Việt Nam – ASEAN trước và sau đổi mới"
18 p | 1921 | 359
-
Tiểu luận:Chính sách đối ngoại của Việt Nam về chính trị an ninh với ASEAN 10 năm đầu thế kỷ 21 (2000-2010) "
16 p | 915 | 292
-
TIỂU LUẬN " CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA VIỆT NAM VỚI ASEAN SAU NĂM 1995 "
17 p | 961 | 263
-
Tiểu luận: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA VIỆT NAM VỚI ASEAN SAU NĂM 1995
17 p | 463 | 154
-
Tiểu luận Chính sách đối ngoại Việt Nam: Những khó khăn cản trở quá trình bình thường hóa quan hệ Việt Nam – Mỹ trong những năm từ 1975 – 1985
14 p | 470 | 78
-
Tiểu luận Hoa Kỳ học: Chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ cuối thế kỷ 19 đầu thế kỉ 20
23 p | 336 | 50
-
Luận án Tiến sĩ Lịch sử: Chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ từ sau Nội chiến đến kết thúc Chiến tranh thế giới thứ nhất 1865 – 1918
190 p | 164 | 32
-
Tiểu luận:CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA VIỆT NAM VỚI ASEAN TRONG TIẾN TRÌNH GIA NHẬP TỔ CHỨC GIAI ĐOẠN 1991-1995
16 p | 242 | 30
-
Đề tài: Mục tiêu và sự điều chỉnh chính sách đối ngoại của Mỹ sau Chiến tranh lạnh
24 p | 170 | 24
-
Luận văn Thạc sĩ Quan hệ quốc tế: Những thay đổi trong chính sách đối ngoại của Myanmar từ năm 2011 đến nay
137 p | 56 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Quan hệ quốc tế: Chính sách đối ngoại của Mỹ dưới thời Tổng thống Bill Clinton (từ năm 1993 đến năm 2001)
124 p | 76 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Quốc tế học: Điều chỉnh chính sách đối ngoại của Philippines và Myanmar trước chiến lược “tái cân bằng” của Mỹ (2009-2015)
37 p | 118 | 11
-
Tiểu luận Mục tiêu và sự điều chỉnh chính sách đối ngoại của Mỹ sau chiến tranh lạnh
26 p | 78 | 10
-
Khoá luận tốt nghiệp: Sự điều chỉnh chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ đối với Myanmar trong giai đoạn cầm quyền của Tổng thống B.Obama (2009 – 2014)
66 p | 26 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học chính trị: Chính sách xoay trục sang châu Á - Thái Bình Dương của Cộng hòa Pháp và khuyến nghị đối với chính sách đối ngoại của Việt Nam
191 p | 33 | 7
-
Tóm tắt Luận án tiến sĩ Quan hệ quốc tế: Việc sử dụng sức mạnh trong chính sách đối ngoại của Mỹ tại khu vực Châu Á Thái Bình Dương dưới thời chính quyền Obama
27 p | 82 | 5
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Lịch sử: Chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ từ sau nội chiến đến kết thúc chiến tranh thế giới thứ nhất (1865-1918)
54 p | 76 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Khoa học chính trị: Chính sách xoay trục sang châu Á - Thái Bình Dương của Cộng hòa Pháp và khuyến nghị đối với chính sách đối ngoại của Việt Nam
25 p | 7 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn