Tiểu luận:Các nhân tố tạo nên sự vận động trong quan hệ Việt - Trung giai đoạn 1986-1991
lượt xem 16
download
Quan hệ song phương Việt Nam - Trung Quốc là mối quan hệ có bề dày lịch sử , đã trải qua nhiều biến cố thăng trầm. Không có một nước láng giềng nào lại có nhiều ảnh hưởng và vấn đề với Việt Nam như người khổng lồ Trung Quốc.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tiểu luận:Các nhân tố tạo nên sự vận động trong quan hệ Việt - Trung giai đoạn 1986-1991
- BÀI TẬP LỚN MÔN CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI II Đề tài: CÁC NHÂN TỐ TẠO NÊN SỰ VẬN ĐỘNG TRONG QUAN HỆ VIỆT – TRUNG GIAI ĐOẠN 1986-1991 Sinh viên: Nguyễn Thị Huyền Lớp A33
- MỤC LỤC Trang Phần I: LỜI MỞ ĐẦU 1 -1-
- Phần II: PHẦN NỘI DUNG 2 I. Tổng quan về quan hệ chính trị Việt Nam-Trung Quốc 3 giai đoạn 1986-1999 II. Các nhân tố tác động đến sự vận động của quan hệ chính 4 trị Việt Trung trong giai đoạn này 4 1. Môi trường khu vực và quốc tế thay đổi 2. Nhân tố Trung Quốc 6 3 .Nhân tố Việt Nam 7 III. Đâu là nguyên nhân cơ bản nhất nhìn từ góc độ CSĐN 8 Trung Quốc ? Phần III: PHẦN KẾT LUẬN DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 12 PHẦN MỞ ĐẦU Quan hệ song phương Việt Nam - Trung Quốc là mối quan hệ có bề dày lịch sử , đã trải qua nhiều biến cố thăng trầm. Không có một nước láng giềng -2-
- nào lại có nhiều ảnh hưởng và vấn đề với Việt Nam như người khổng lồ Trung Quốc. Mối quan hệ Việt Nam – Trung Quốc là mối quan hệ vô cùng đặc biệt, vừa biểu hiện tính chất láng giềng, vừa có tính chất quan hệ của hai nước xã hội chủ nghĩa, vừa có tính chất quan hệ nước lớn- nước nhỏ. Quan hệ song phương giữa hai quốc gia hình thành và vận động dựa trên sự tương tác giữa chính sách đối ngoại của hai nước và môi trường quan hệ quốc tế và khu vực. Khi có sự vận động của các nhân tố đó, quan hệ song phương sẽ thay đổi. Bài viết sẽ dựa trên giả định khoa học này để phân tích nguyên nhân của sự vận động của quan hệ chính trị Việt Nam - Trung Quốc trong giai đoạn 1986-1991. Người viết giới hạn đề tài trong giai đoạn 1986-1991 và chỉ đi sâu vào quan hệ chính trị Việt Trung bởi lẽ: Quan hệ chính trị Việt - Trung có vai trò khai thông và mang tính quyết định đối với các mối quan hệ song phương khác giữa hai nước như an ninh-quân sự, kinh tế-thương mại, văn hóa, …và quan hệ hai nước đặt trong các cơ chế ngoại giao đa phương. Giai đoạn 1986-1991 là giai đoạn chứng kiến những biến chuyển mạnh mẽ nhất đưa quan hệ chính trị Việt Nam – Trung Quốc chuyển từ đối đầu sang bình thường và hợp tác toàn diện. Trong phạm vi bài viết, người viết sẽ đi vào giải đáp câu hỏi nghiên cứu sau đây: Nhân tố nào là nhân tố quan trọng nhất khiến mối quan hệ Việt Nam – Trung Quốc vận động mạnh mẽ trong giai đoạn 1986-1991 nhìn từ góc độ chính sách đối ngoại Trung Quốc? Với khuôn khổ một bài tiểu luận, người viết không tránh khỏi còn nhiều thiếu sót, mong được thầy cô giúp đỡ, chỉ dẫn và góp ý thêm. Tôi xin chân thành cảm ơn! -3-
- Bài tiểu luận được bố cục như sau: Phần 1: PHẦN MỞ ĐẦU Phần 2: PHẦN NỘI DUNG I. Tổng quan về quan hệ chính trị Việt Nam-Trung Quốc giai đoạn 1986-1991 II. Các nhân tố tác động đến sự vận động của quan hệ Việt Trung trong giai đoạn này III. Đâu là nguyên nhân cơ bản nhất nhìn từ góc độ CSĐN Trung Quốc? Phần 3: PHẦN KẾT LUẬN -4-
- PHẦN NỘI DUNG I. Tổng quan về quan hệ chính trị Việt Nam – Trung Quốc giai đoạn 1986-1991 o Từ 1980 đến 1987, Việt Nam đã gần hai mư\ơi lần gửi công hàm đề nghị đàm phán bình thường hóa cho Trung Quốc nhưng đều không nhận được thiện chí. Điểm nổi bật trong giai đoạn này là việc Trung Quốc một mực lấy việc giải quyết vấn đề Campuchia là điều kiện tiên quyết cho bình thường hóa Việt – Trung o 1/10/1988, Việt Nam gửi điện mừng quốc khánh Trung Quốc, dùng chữ XHCN o 1/1989, Việt Nam đàm phán với Trung Quốc, chuyển từ đối đầu sang đối thoại. o Đầu tháng 9/1990 tại hội nghị cấp cao hai nước tai Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc lãnh đạo cấp cao hai nước đã đạt được thảo thuận quan trọng là khép lại quá khứ mở ra tương lai, thực hiện bình thường hóa quan hệ hai nước1 o Tháng 11 năm 1991, hai nước chính thức bình thường hóa quan hệ bằng việc ra “ Thông cáo chung Việt Nam – Trung Quốc” nhân chuyến thăm Trung Quốc của lãnh đạo Việt Nam. Để có được những bước chuyển quan trọng như trên, hai nước đã trải qua thời kì khó khăn 1979-1989: đối đầu, thù địch; 1989-1991: tiến tới bình thường hóa. 1 Trần Xuân Nhiễm, “Quan hệ Việt Nam – Trung Quốc sau 12 năm bình thường hóa”, Tạp chí nghiên cứu quốc tế, số 54, -5-
- I. Các nhân tố dẫn đến sự vận động trong quan hệ Việt Nam – Trung Quốc giai đoạn 1986-1991 1.Sự thay đổi trong môi trường quốc tế và khu vực 1.1: Môi trường quốc tế Chiến tranh lạnh kết thúc (khi bức tường Béc-lin sụp đổ năm 1989), CNXH ở Liên Xô và Đông Âu tan rã đã tạo ra một trật tự thế giới mới: Mỹ là siêu cường duy nhất trên thế giới song cũng gặp phải sự cạnh tranh mạnh mẽ từ các cường quốc khác trên thế giới như Nhật, Nga, Trung Quốc và EU. Khoảng trống quyền lực do Liên Xô để lại đặt các nước lớn trước tham vọng lấp đầy lỗ hổng quyền lực trong đó có Trung Quốc. Trên quốc tế có một số xu hướng mới (Đại hội VIII nêu) sau đây: o Đối đầu đã chuyển sang xu hướng hòa hoãn, từ đối đầu phe khối gay gắt sang hòa dịu, quan điểm bị chi phối bởi ý thức hệ thời chiến tranh lạnh không còn nữa. o Các nước có chế độ chính trị xã hội khác nhau vừa hợp tác vừa đấu tranh trong cùng tồn tại hòa bình. 1.2: Tình hình khu vực Châu Á-Thái Bình Dương trở thành khu vực phát triển năng động nhất thế giới. Khu vực trở thành trọng điểm trong chính sách đối ngoại của các nước lớn, trong đó có Trung Quốc. Rõ ràng là Trung Quốc ngày càng cố gắng gây dựng lòng tin và phát huy ảnh hưởng của mình tại khu vực. -6-
- Môi trường quốc tế và khu vực đã có những biến chuyển vô cùng lớn, đặt tất cả các nước trước yêu cầu điều chỉnh chính sách đối ngoại. Việt Nam và Trung Quốc không nằm ngoài yêu cầu đó. 2.Nhân tố Trung Quốc 2.1:Tầm ảnh hưởng của một nước lớn Như đã trình bày ở phần I, trong giai đoạn 1980-1987 Việt Nam đã không ít lần truyền đi những tín hiệu thiện chí cho tiến trình bình thường hóa quan hệ Việt Trung nhưng Trung Quốc luôn đặt vấn đề Cam-pu-chia làm điều kiện tiên quyết cho bình thường hóa quan hệ. Bởi lẽ Trung Quốc với ý đồ thể hiện tầm ảnh hưởng, rất mong muốn quốc tế hóa vấn đề Cam-pu-chia để có cơ hội thể hiện vai trò nước lớn của mình, tăng cường ảnh hưởng của mình trong khu vực Đông Nam Á, tranh thủ giải quyết vấn đề với Mỹ và Liên Xô và để thực hiện 4 hiện đại hóa. Tuy vậy, sự kiện Thiên An Môn tháng 6 năm 1989 cộng với việc thay đổi thái độ của Mỹ về vấn đề Campuchia, Liên Xô khủng hoảng cuối những năm 90…đã buộc Trung Quốc phải từ bỏ tham vọng của mình Liên Xô sụp đổ, với Trung Quốc một quốc gia luôn nuôi tham vọng bá quyền, bành trướng đây là một cơ hội tốt để lấp lỗ hổng quyền lực và thể hiện sức ảnh hưởng của mình trên trường quốc tế và nhất là trong khu vực. Việt Nam là một ưu tiên lựa chọn trong chính sách ảnh hưởng của người khổng lồ Trung Quốc. Bởi Việt Nam không những là nước láng giềng, thuận lợi cho việc triển khai chính sách, lại là một quốc gia ít nhiều có ảnh hưởng trong khu vực, nằm trong chính sách thiết lập ảnh hưởng lên khu vực Châu Á- Thái Bình Dương của Mỹ. Bình thường hóa quan hệ với Việt Nam, trước hết, tạo cơ sỏ để Trung Quốc thực hiện chính sách phát triển kinh tế, thực hiện 4 hiện đại hóa. Tiếp đó, sẽ dễ -7-
- dàng hơn trong việc ngăn Việt Nam mở rộng ảnh hưởng sang khu vực, tạo đà để ráo riết thực thi chính sách tạo ảnh hưởng của một nước lớn. 2.2:Xu thế thời đại Trung Quốc, một nước lớn, không thể đi ngược với xu thế thời đại, không thể phủ nhận làn sóng hòa dịu, hợp tác đang lan dần trong quan hệ quốc tế, vì thế, bình thường hóa quan hệ với Việt Nam chỉ là sớm hay muộn. 3.Nhân tố Việt Nam Mục đích ban đầu của phía Việt Nam là giúp nhân dân Campuchia chống lại bọn diệt chủng tàn bạo, duy trì hòa bình ổn định ở khu vực Đông Dương song việc dính líu quá sâu và quá lâu của Việt Nam tại đó đã vấp phải sự nghi ngại từ các nước ASEAN và thái độ không đồng tình của các nước phương Tây. Bị bao vây, cô lập trong thời gian dài sau khi đất nước mới giành được độc lập năm 1975, Việt Nam rơi vào tình trạng khủng hoảng và kém phát triển. Kinh tế trì trệ đã buộc Việt Nam phải tiến hành mở cửa, cải cách, mở rộng quan hệ giao lưu với bên ngoài. Hơn nữa, xu thế phát triển của thế giới có những thay đổi nhất định đã phần nào tác động đến bước chuyển này của Việt Nam. Trước hết là xu hướng hòa hoãn, từ đối đầu phe khối gay gắt sang hòa dịu, quan điểm bị chi phối bởi ý thức hệ thời chiến tranh lạnh không còn nữa. Thứ hai, bản thân những nước XHCN dẫn đầu như Liên Xô, Trung Quốc cũng có những thay đổi, nền tảng ý thức hệ ràng buộc các nước này với Việt Nam trở không còn vững chắc nữa khi hàng loạt các nước XHCN ở Đông Âu sụp đổ, Trung Quốc tuyên bố không giương cao ngọn cờ XHCN thế giới, mà chỉ bảo vệ XHCN của nước mình, phát triển theo con đường XHCN mang màu sắc Trung Quốc. Đổi mới trở thành nhu cầu tất yếu, Việt Nam không còn lối đi nào khác ngoài việc tuân -8-
- theo sự phát triển của quy luật khách quan. Chính nhu cầu đổi mới đã góp phần thúc đẩy Việt Nam giải quyết vấn đề Campuchia, xích lại gần Trung Quốc, khai thông quan hệ với các nước ASEAN và các nước lớn đặc biệt là Mỹ. Theo lý thuyết cơ bản về CSĐN, một trong những nhân tố cơ bản tác động đến việc hoạch định chính sách là tư duy đối ngoại. Đổi mới tư duy trong xác định bạn – thù là yếu tố chính dẫn đến sự thay đổi trong chính sách đối ngoại Việt Nam giai đoạn sau đổi mới cho đến khi bình thường hóa quan hệ Việt – Trung và khuôn khổ hóa quan hệ. Có một sự thực không thể phủ nhận là không có bạn thù vĩnh viễn trong QHQT. Năm 1980, trong HP của mình, Việt Nam khẳng định “Trung Quốc là bá quyền, là quân xâm lược cùng bè lũ tay sai của chúng ở Campuchia”. Đến nghị quyết 32 của Bộ Chính trị tháng 7 năm 1986, Việt Nam tuyên bố thực hiện “đấu tranh cùng tồn tại hòa bình” và “sẵn sàng đàm phán với Trung Quốc bất cứ lúc nào, bất cứ cấp nào và bất cứ ở đâu nhằm bình thường hóa quan hệ hai nước”. Điều này chứng tỏ bước chuyển lớn trong tư duy xác định bạn – thù của Việt Nam vì trước đó, Việt Nam chủ trương chống Đế quốc, tư bản, bành trướng…trong một cuộc đấu tranh không khoan nhượng, bạn – thù rõ ràng trắng đen. Tư tưởng đấu tranh cùng tồn tại hòa bình có nghĩa là Việt Nam vẫn phân biệt bạn – thù song đấu tranh chứ không đối kháng, đối đầu. Phải đến Nghị quyết 13 BCT tháng 5 năm 1988, Việt Nam mới thực sự đưa ra được quan điểm cụ thể, “thêm bạn bớt thù”. Cho dù vẫn phân định thế giới làm hai thái cực nhưng nó cho thấy Việt Nam hướng tới xu hướng “bạn” nhiều hơn, và ít “thù” hơn. Quan điểm này cho phép Việt Nam có cách xác định đối tượng linh hoạt và uyển chuyển hơn khi mà những đối tượng trước đây là kẻ thù thì bây giờ không còn là kẻ thù nữa, không là “bạn” không bị đánh đồng là “kẻ thù” như trước đây. Cách tiếp cận mới này đã có kết quả thực tiễn khi Việt Nam và Trung Quốc đã đạt được bình -9-
- thường hóa vào năm 1991. Tư duy xác định bạn – thù đã tiến tới bước chuyển cơ bản với tuyên bố “Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước trên thế giới” trong văn kiện Đại hội Đảng VII năm 1991. Như vậy, từ nay Việt Nam không còn công khai coi đối tượng nào là kẻ thù nữa, sẵn sàng làm bạn với tất cả mọi nước. Ý thức hệ cộng sản đối lập CNXH với CNTB không còn chi phối tư duy đối ngoại của Việt Nam nữa. Điều đó đã từng bước đóng góp vào việc thúc đẩy quan hệ Việt – Trung phát triển toàn diện và được nâng lên tầm cao mới theo phương châm: “láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai”. Như vậy, quan điểm về bạn – thù là chất xúc tác cho việc thúc đẩy quan hệ Việt – Trung chuyển từ đối đầu sang đối thoại và hợp tác, từ đối kháng sang cùng tồn tại hòa bình, từ thù địch sang bạn và đối tác. III. Nhìn từ góc độ chính sách đối ngoại của Trung Quốc, nhân tố nào là nhân tố cơ bản nhất? Từ góc độ Trung Quốc, nhân tố nào là quan trọng nhất? Sự biến động của môi trường bên ngoài? Sự thay đổi trong tư duy đối tác(Việt Nam)? Như Bác Vũ Khoan nhận định, tất cả mọi hoạt động của bộ máy nhà nước cũng chỉ để phục vụ cho lợi ích quốc gia mà thôi. Dù Việt Nam có đổi mới tư duy, có nỗ lực và chủ động hơn nữa trong tiến trình bình thường hóa mà Trung Quốc không thể thực thi được lợi ích quốc gia của họ trong bình thường hóa quan hệ thì họ cũng sẽ không tiến hành xích lại gần ta. Trong giai đoạn này, có thể nói các quan hệ trong khu vực Châu Á, Thái Bình Dương chính là tâm điểm cuả chính sách đối ngoại Trung Quốc. Bình thường hóa quan hệ với Việt Nam thỏa mãn được cả hai nhu cầu bức thiết nhất của Trung Quôc: ảnh hưởng và phát triển, nhất là tham vọng bành trướng của Trung Quốc. - 10 -
- Do vậy, theo nhận định cá nhân tôi, tham vọng thiết lập ảnh hưởng, nhìn từ góc độ chính sách đối ngoại Trung Quốc, là nhân tố quan trọng nhất tạo nên sự vận động của quan hệ chính trị Việt Trung giai đoạn 1986-1991. - 11 -
- PHẦN KẾT LUẬN Sự tác động đan xen của các nhân tố bên ngoài và bên trong đã tạo nên sự biến đổi quan trọng trong quan hệ Việt Nam- Trung Quốc trong giai đoạn 1986- 1991. Từ việc trả lời câu hỏi nghiên cứu nêu trên, ta có thể thấy việc nhận định tình hình là một yếu tố hết sức qian trọng trong hoạch định chính sách. Thấy rõ được lợi ích đối phướng chính là chìa khóa để giải tỏa bất cứ một vấn đề song hay đa phương nào. Như bác Vũ Khoan từng nói trong bài trả lời phỏng vấn MC Diễm Quỳnh trong chương trình Khi Người Ta Trẻ: “ Kết bạn với một người lạ, chung quy cũng là vấn đề lợi ích………”.Chính sách đối ngoại của Việt Nam với Trung Quốc trong giai đoạn này chính là câu trả lời thích đáng cho sự biến động của hoàn cảnh và lợi ích đối phương. Thể hiện đúng phương châm của ông cha ta “biết địch biết ta trăm trận trăm thắng”. Kể từ sau khi bình thường hóa, quan hệ hai nước phát triển tốt đẹp trên mọi mặt như chính trị, kinh tế, thương mại, quốc phòng. Xét riêng quan hệ chính trị, việc trao đổi các chuyến thăm cấp cao và cấp bộ ban ngành địa phương với nhịp độ đều đặn đã chứng tỏ thiện chí của cả hai bên trong việc xây dựng quan hệ hợp tác đi vào thực chất. Các bản thông cáo chung 1991, 1992, 1994, 1995 và tuyên bố chung 1999 đã khẳng định những bước tiến quan trọng trong quan hệ hai nước, góp phần định hướng và chỉ đạo sự hợp tác trong cùng tồn tại hòa bình. Bên cạnh đó, hai bên cũng đã từng bước giải quyết những tranh chấp thông qua đàm phán thương lượng. Cụ thể, Việt Nam và Trung Quốc đã kí kết Hiệp định hợp tác kinh tế và lãnh sự (1992), Hiệp định biên mậu (1998), Hiệp định biên giới trên bộ (1999) và Hiệp định phân định vịnh Bắc Bộ (2000). Tuy nhiên cần phải khẳng định ngay rằng, tính chất của quan hệ Việt – - 12 -
- Trung không còn thuần nhất là tình đồng chí, anh em như những năm 50-60 nữa mà đã được xác định rõ ràng “đồng chí nhưng không đồng minh” với tinh thần “thân nhưng không gần, sơ nhưng không xa, đấu tranh nhưng không đánh nhau”. Và các vấn đề tồn tại như tranh chấp biên giới biển đảo, vấn đề biên giới cắm mốc…vẫn chưa thể giải quyết một sớm một chiều. Tuy nhiên chúng ta hi vọng vào Quan hệ Việt trung ngày cáng phát triển bền vững và tốt đẹp. - 13 -
- TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Lý luận quan hệ quốc tế, Quyển 1, Học viện Quan hệ quốc tế, Hà nội 2007. 2. TS Nguyễn Vũ Tùng, Phương pháp nghiên cứu khoa học, NXB Thế giới, Hà nội 2008. 3. TS Nguyễn Vũ Tùng, Chính sách đối ngoại Việt Nam, Tập II 1975- 2006, Học viện Quan hệ quốc tế, Hà nội 2007. 4. Lưu Văn Lợi, Năm mươi năm ngoại giao Việt nam 1945-1995, Tập II, NXB Công an nhân dân, Hà Nội 1998. 5. Ngoại giao Việt Nam 1945-2000, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, hà nội 2002. 6. Tập bài giảng môn Lý thuyết về Quan hệ quốc tế, hệ cao học do TS Nguyễn Vũ Tùng biên soạn 7.Sự thật về những lần xuất quân của Trung Quốc và Quan hệ Việt – Trung, NXB Đà Nẵng, 1996. 8. Lý Kiện, Trung – Xô – Mỹ cuộc đối đầu lịch sử, NXB Thanh niên, 2002 7. Một số bài báo và tạp chí. - 14 -
- - 15 -
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tiểu luận: Đặc điểm nguồn nhân lực Việt Nam - Giải pháp khắc phục và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
31 p | 3345 | 779
-
Tiểu luận: Lòng trung thành của khách hàng đối với mạng cung cấp dịch vụ điện thoại di động
38 p | 1333 | 548
-
Tiểu luận: Mô hình chuỗi cung ứng của Starbucks coffee
11 p | 2882 | 284
-
Luận văn Thạc sĩ Công nghệ điện tử - Viễn thông: Phân tích các nhân tố cơ bản tạo nên tính ưu việt của tiêu chuẩn Truyền hình số mặt đất thế hệ thứ hai (DVB-T2) so với DVB-T
93 p | 291 | 99
-
Tiểu luận hành vi tổ chức: Mối liên hệ giữa học tập, đào tạo và hành vi nhân viên
25 p | 429 | 99
-
TIỂU LUẬN: VAI TRÒ CỦA NHÂN TỐ LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ TRONG QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM
115 p | 720 | 60
-
TIỂU LUẬN: Một số giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam
32 p | 118 | 39
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Chiến lược cạnh tranh dòng sản phẩm nước mắm Thái Long của Công ty cổ phần Thực phẩm Hồng Phú giai đoạn 2017-2022
174 p | 46 | 15
-
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh: Đo lường sức khỏe thương hiệu của siêu thị Co.opmart tại Huế
134 p | 76 | 12
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của công ty Cổ phần đầu tư sản xuất vật liệu xây dựng Sao Việt Nhật Miền Trung
26 p | 36 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến lòng trung thành của khách hàng khi mua trực tuyến hàng tiêu dùng trên thiết bị di động tại thành phố Hồ Chí Minh
143 p | 42 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho công ty TNHH Sứ Minh Long I trong thị trường nội địa
104 p | 32 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu các yếu tố tạo giá trị cảm nhận, ảnh hưởng của giá trị cảm nhận và sự thỏa mãn đến ý định hành vi mua sắm của khách hàng đối với các Trung tâm thương mại cao cấp tại Thành phố Hồ Chí Minh
156 p | 47 | 6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Tiểu thuyết lịch sử của Lan Khai
27 p | 20 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu các yếu tố tạo nên giá trị cảm nhận của khách hàng đối với dịch vụ ADSL tại thành phố Hồ Chí Minh
136 p | 29 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự gắn kết của nhân viên tại công ty Điện lực Đồng Tháp
95 p | 9 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh doanh và quản lý: Các giải pháp chất lượng dịch vụ nhằm nâng cao sự hài lòng của khách hàng quảng cáo trên hệ thống Báo Đầu tư
86 p | 8 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn