Tiểu luận Quản lý Khoa học và Công nghệ: Phân tích Luật Khoa học và Công nghệ năm 2013 - Từ đó dẫn một số điều khoản để chứng minh rằng Luật Khoa học và Công nghệ đã và đang kéo lùi quá trình cải cách Khoa học và Công nghệ Việt Nam từ triết lý 4 về triết lý 3
lượt xem 12
download
Tiểu luận Quản lý Khoa học và Công nghệ: Phân tích Luật Khoa học và Công nghệ năm 2013 - Từ đó dẫn một số điều khoản để chứng minh rằng Luật Khoa học và Công nghệ đã và đang kéo lùi quá trình cải cách Khoa học và Công nghệ Việt Nam từ triết lý 4 về triết lý 3
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tiểu luận Quản lý Khoa học và Công nghệ: Phân tích Luật Khoa học và Công nghệ năm 2013 - Từ đó dẫn một số điều khoản để chứng minh rằng Luật Khoa học và Công nghệ đã và đang kéo lùi quá trình cải cách Khoa học và Công nghệ Việt Nam từ triết lý 4 về triết lý 3
- Họ và tên: Lê Thị Thi K60A Khoa học quản lý MSSV: 15030548 Tiểu luận Quản lý khoa học và công nghệ Đề tài: Phân tích Luật Khoa học và Công nghệ năm 2013. Từ đó dẫn một số điều khoản để chứng minh rằng Luật KH&CN đã và đang kéo lùi quá trình cải cách KH&CN Việt Nam từ triết lý 4 về triết lý 3.
- Bài làm Trên thế giới hiện nay tồn tại 4 triết lý về tổ chức KH&CN: Triết lý 1: Nhà nước không quan tâm đến KH&CN. Hoạt động KH&CN là mối quan tâm của cá nhân, doanh nghiệp. Hoạt động KH&CN được thực hiện bằng ngân sách của chính cá nhân tổ chức đó. Triết lý 2: Nhà nước quan tâm bình đẳng với các thành phần khác trong xã hội Triết lý 3: Nhà nước là chủ thể duy nhất làm hoạt động KH&CN. Nói cách khác, Nhà nước giữ vai trò độc tôn trong quản lý KH&CN. Các doanh nghiệp, tư nhân bị cấm đoán, không có bất cứ sáng tạo nào cho tư nhân. Lập khoa học và phân bổ cho các tổ chức KH&CN. Đây là mô hình chung của các Nhà nước xã hội chủ nghĩa. Triết lý 4: Nhà nước quản lý bằng các thiết chế vĩ mô. Tôn trọng quyền tự trị của KH&CN. Nhà nước thực hiện vai trò là nhà tài trợ cho các hoạt động của KH& CN Việt Nam đã trải qua các mốc triết lý quản lý KH&CN như sau: Năm Văn bản pháp lý Triết lý Trước 1981 Nhiều văn bản Nhà nước độc tôn làm KH&CN 1981 Quyết định 175/CP Phi tập trung hóa hoạt động KH&CN 1983 Quyết định 51/CP Đa dạng hóa hoạt động KH&CN 1987 Quyết định Phi hành chính hóa hoạt động KH&CN 134/HĐBT Thương mại hóa sản phẩm KH&CN 1988 Pháp lệnh chuyển Tư nhân hóa hoạt động chuyển giao giao công nghệ KH&CN 1992 Nghị định 35/CP Dân sự hóa tổ chức và hoạt động KH&CN 19922005 Không có bất cứ biến đổi triết lý nào 2005 Nghị định Tự trị hóa tổ chức KH&CN công lập 115/2005/NĐCP 2006 Nghị định Tự trị hóa tổ chức sự nghiệp công lập
- 43/2006/NĐCP 2007 Nghị định Tự trị hóa tổ chức KH&CN công lập 80/2007/NĐCP 2010 Nghị định Tự trị hóa tổ chức KH&CN công lập 96/2010/NĐCP Sau 2010 Dự báo tiếp tục xu hướng tự trí hóa KH&CN Như vậy, nhận thấy hoạt động KH&CN đang được xã hội hóa, trở thành một hoạt động xã hội, thoát khỏi 4 bức tường labo của Nhà nước, điều đó bắt buộc Nhà nước phải thực hiện quản lý vĩ mô. Nói cách khác, Nhà nước đang chuyển từ triết lý 3 sáng triết lý 4. So sánh triết lý 3 và triết lý 4 Triết lý 3 Triết lý 4 Viện độc lập Viện trong đại học Viện phân đẳng cấp Viện trong doanh nghiệp Đề tài phân đẳng cấp Viện/Trường/Dự án không phân đẳng cấp Đánh giá công trình khoa học theo đẳng Đánh giá công trình khoa học theo giá cấp hành chính trị của khoa học đích thực Nhân lực lao động đối xử theo tiếp Nhân lưc khoa học đối xử theo lao cận từ quan trường động Tuy nhiên, tại Luật KH&CN được ban hành năm 2013, thì dường như lại tồn tại một số điều có khuynh hướng kéo lùi quá trình cải cách KH&CN từ triết ký 4 về triết lý 3. Cụ thể: Theo triết lý 4, Nhà nước tôn trọng quyền tự trị, tự chủ, tự chịu trách nhiệm với hoạt động KH&CN của các cá nhân, tổ chức KH&CN. Điều này cũng quy định rõ tại Nghị định 115/2005/NĐCP. Tuy nhiên, ở một số Điều trong Luật KH&CN lại quy định như sau:
- Theo Điều 14 Luật KH&CN quy định các tổ chức hoạt động KH&CN có nghĩa vụ phải đăng ký lĩnh vực hoạt động, thực hiện chế độ báo cáo, thống kê về kết quả khoa học công nghệ, đăng ký, lưu giữ và chuyển giao kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ có sử dụng ngân sách Nhà nước. Theo khoản 20, Điều 4 quy định, các cá nhân Thành lập doanh nghiệp khoa học và công nghệ, tổ chức khoa học và công nghệ trong một số lĩnh vực theo quy định của Thủ tướng Chính phủ. Điều 30, Nhà nước giao trực tiếp nhiệm vụ KH&CN cho các cá nhân, tổ chức. Ở triết lý 4, các đề tài, dự án không phân đẳng cấp. Tuy nhiên: Theo khoản 2, Điều 25, Luât KH&CN 2013 quy định: “Nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách Nhà nước bao gồm nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia, cấp bộ, cấp tỉnh và cấp cơ sở do cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 27 của Luật này xác định”. Theo Điều 27, quy định về thẩm quyền phê duyệt nhiệm vụ của KHCN thì Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan Nhà nước khác ở trung ương và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp bộ, cấp tỉnh. Từ đó, nhận thấy sự không công bằng, sự phân đẳng cấp giữa các đề tài, dự án KH&CN Triết lý 4, các cá nhân, tổ chức hoạt động KH&CN tự tìm nguồn kinh phí, bao gồm các kinh phí Nhà nước. Tuy nhiên: Theo điều 53, Luật quy định về việc cấp, sử dụng, quản lý kinh phí thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách Nhà nước thì kinh phí thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ của Nhà nước do các cơ quan Nhà nước quản lý từ giao, đặt hàng trực tiếp hoặc thông qua tuyển chọn, đấu thầu và được cấp theo phương thức khoán trên cơ sở
- hợp đồng thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ giữa cơ quan Nhà nước và tổ chức khoa học và công nghệ. Theo khoản 2, điều 54, thì Chính phủ trình Quốc hội xem xét, quyết định nhiệm vụ khoa học và công nghệ thuộc loại dự án, công trình quan trọng quốc gia do Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư. Điều đó thấy rằng, việc tự tìm nguồn kinh phí bao gồm kinh phí Nhà nước của các cá nhân, tổ chức hoạt động KH&CN là không khả thi, bởi lẽ, Nhà nước đã không công bằng trong vấn đề này. Như vậy, qua những quy định trên, dường như các tổ chức KH&CN lại đang bị Nhà nước quản lý một cách rất chặt chẽ, chứ không phải là tự chủ, tự trị như đã công bố. Các cá nhân, tổ chức hoạt đông KH&CN chỉ là những kẻ làm thuê cho Nhà nước. Nhà nước có sự phân cấp giữ các đề tài, nhiệm vụ: đề tài Nhà nước cấp cơ sở, đề tài Nhà nước cấp Bộ, đề tài Nhà nước cấp cao nhất. Và không có đề tài nào thuộc đề tài cá nhân,...Quy tụ lại, luật KH&CN 2013 đang kéo đất nước ta trở lại triết lý 3, nơi mà Nhà nước đóng vai trò độc tôn về hoạt động KH&CN.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tiểu luận " QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG TOÀN DIỆN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MAY VÀ DỊCH VỤ HƯNG LONG "
35 p | 1010 | 352
-
Tiểu luận Khoa học lãnh đạo và quản lý: Khoa học và nghệ thuật trong lãnh đạo, quản lý, vận dụng vào thực tiễn của cơ quan
13 p | 1485 | 268
-
Tiểu luận:" Cách mạng khoa học công nghệ ở nước ta hiện nay"
34 p | 1290 | 244
-
Tiểu luận Cơ sở khoa học của việc cấp GCNQSDĐ ở cho hộ gia đình cá nhân đang sử dụng đất
23 p | 390 | 129
-
Tiểu Luận: Quản Lý Thư Viện Trường CĐVHNT&DLSG
51 p | 449 | 66
-
Tiểu luận "Quản lý trong quan hệ con người vào điều kiện các doanh nghiệp Việt Nam"
12 p | 232 | 59
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý khoa học và công nghệ: Xây dựng tiêu chí đánh giá chất lượng nhân lực khoa học và công nghệ trong các tổ chức khoa học và công nghệ công lập theo hướng tự chủ, tự chịu trách nhiệm
109 p | 59 | 10
-
Tiểu luận môn Quản lý Khoa học và Công nghệ: Lập một bản hợp đồng chuyển giao Khoa học Công nghệ
21 p | 81 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Quản lý khoa học và công nghệ: Đổi mới quy trình xét chọn đề tài nghiên cứu khoa học theo định hướng nhu cầu nhằm nâng cao khả năng ứng dụng kết quả nghiên cứu vào thực tiễn ở tỉnh Bạc Liêu
97 p | 71 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị nhân lực: Đào tạo nhân lực quản lý khoa học và công nghệ thuộc Bộ Khoa học và công nghệ
111 p | 40 | 7
-
Tiểu luận giữa kỳ môn Quản lý Khoa học và Công nghệ: Nghiên cứu các điều khoản về nhiệm vụ Khoa học và Công nghệ trong Luật Khoa học và Công nghệ (2013), chỉ ra rằng Luật Khoa học và Công nghệ là luật cho hệ thống Khoa học và Công nghệ theo triết lý 3 (Mục 2 Chương 4)
8 p | 87 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý Khoa học và Công nghệ: Hoàn thiện công tác quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ của Viện nghiên cứu khoa học (Nghiên cứu trường hợp Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật)
86 p | 22 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý khoa học và công nghệ: Áp dụng bộ tiêu chuẩn UPM nhằm đánh giá mức độ thích ứng với đổi mới sáng tạo của các trường đại học tại Việt Nam trong bối cảnh cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư
226 p | 10 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý khoa học và công nghệ: Sự biến đổi các đặc điểm quản lý dưới tác động của các chính sách khoa học và công nghệ
89 p | 35 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý khoa học và công nghệ: Giải pháp quản lý nguồn lực thông tin KH&CN tại Trung tâm Thông tin Điện lực phục vụ sản xuất kinh doanh của ngành điện
101 p | 29 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý khoa học và công nghệ: Cơ sở lý luận và thực tiễn hoạch định chiến lược phát triiển khoa học kỹ thuật và công nghệ Công an Nhân nhân
132 p | 23 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý khoa học và công nghệ: Tăng cường các thiết chế kiểm soát chất lượng hàng hóa sau công bố tiêu chuẩn chất lượng trên địa bàn tỉnh Tây Ninh
86 p | 18 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn