intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tiểu luận: " Rủi ro do môi trường tác động vào hoạt động kinh doanh và quản trị những rủi ro đối với hoạt động của công ty sản xuất xe máy Honda Việt Nam "

Chia sẻ: Nguyễn Thị Ngọc Huỳnh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

1.395
lượt xem
232
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong xu hướng quốc tế nền kinh tế thế giới diễn ra mạnh mẽ, các doanh nghiệp của các quốc gia sẽ phải đối mặt với nhiều tác động từ mọi phía hay nói cách khác doanh nghiệp có thể bị rủi ro nhiều hơn trong kinh doanh.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tiểu luận: " Rủi ro do môi trường tác động vào hoạt động kinh doanh và quản trị những rủi ro đối với hoạt động của công ty sản xuất xe máy Honda Việt Nam "

  1. TIỂU LUẬN “NHỮNG RỦI RO TỪ TÁC ĐỘNG CỦA MÔI TRƯỜNG”
  2. PHẦN MỞ ĐẦU Trong xu hướng quốc tế nền kinh tế thế giới diễn ra mạnh mẽ, các doanh nghiệp của các quốc gia sẽ phải đối mặt với nhiều tác động từ mọi phía hay nói cách khác doanh nghiệp có thể bị rủi ro nhiều hơn trong kinh doanh. Đối với các doanh nghiệp đầu tư dự án tại nước ngoài, họ sẽ phải đánh giá rất nhiều rủi ro trong đó có rủi ro từ tác động của môi trường đầu tư tác. Trong bài viết này, chúng ta cùng đi xem xét những rủi ro do môi trường tác động vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và liên hệ với việc quản trị những rủi ro đối với hoạt động của Công ty sản xuất xe máy Honda Việt nam. NHỮNG RỦI RO TỪ TÁC ĐỘNG CỦA MÔI TRƯỜNG 1
  3. Các doanh nghiệp khi đầu tư dự án đều phải tính đến các tác động của môi trường đến môi trường kinh doanh của doanh nghiệp. Sự thay đổi của môi trường có thể sẽ gây nên rủi ro cho doanh nghiệp. Dưới đây là một số loại rủi ro do môi trường tác động vào môi trường kinh doanh của doanh nghiệp. 1/ Rủi ro kinh tế: * Rủi ro kinh tế thường thể hiện trên các yếu tố sau: - Suy thoái kinh tế sẽ làm cho doanh thu của doanh nghiệp giả m đi. - Thâm hụt ngân sách chính phủ rất dễ gây nên sự mất ổn định kinh tế vĩ mô. - Kiể m soát giá cả, trần lãi suất, giới hạn thương mại. - Mất khả năng thanh toán do tỷ lệ nợ ngắn hạn quá lớn do với dự trữ ngoại tệ. - Tỷ lệ nợ nước ngoài quá lớn so với GDP. - Tỷ lệ thâm hụt cán cân thanh toán tài sản vãng lai quá lớn so với GDP. - Trách nhiệm của chính phủ đối với việc duy trì và nâng cao mức sống trong nước thông qua các chỉ tiêu lợi ích công cộng và các chính sách. * Liên hệ với Công ty Honda Việt nam: Để có thể tránh được các rủi ro này, nhà quản trị dự án cần phải xây dựng chiến lược marketing và chiến lược sản xuất tại Việt nam: - Chiến lược marketing: + Lựa chọn thị trường: Công ty Honda cần phân đoạn thị trường thành: thị trường có thu nhập cao, tập chung vào các khách hang sinh sống ở các thành phố lớn như Hà nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hả i 2
  4. phòng,... và thị trường có thu nhập thấp là các vùng nông thôn. Như vậy, Công ty có thể tránh được các rủi ro do thu nhập cá nhân gây nên. + Chiến lược sản phẩ m: Từ việc phân đoạn thị trường ở trên, Công ty cần phải có cơ cấu sản phẩm phù hợp với các khu vực thị trường này. Đối với khu vực thành thị nên sản xuất các sản phẩ m mang tính chất thời trang để thu hút người tiêu dùng, còn ở vùng nông thôn Công ty có thể đưa ra các mẫu xe vừa có thể là phương tiện giao thông nhưng cũng phát huy được vấn đề chuyên chở hàng hoá. + Chiến lược giá: Công ty cần xây dựng được chiến lược giá phù hợp để có thể duy trì sự thị phần khi cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại nhưng giá rẻ, đặc biệt là các sản phẩm nhập từ Trung quốc. Việc xây dựng chiến lược giá chủ yếu tính đến các loại xe máy có giá rẻ. + Chiến lược khuyến mãi: Cũng là vấn đề cạnh tranh để duy trì thi trường, Công ty nâng cao các chương trình khuyến mãi như giảm giá bảo dưỡng, tham gia các chương trình quay số,... thông qua các đại lý của mình trên toàn quốc. - Chiến lược sản xuất: Như đã nói ở trên để có thể xây dựng được chiến lược giá nhằm duy trì thị phần, Công ty phải là m một số việc sau: - Đa dạng hoá các sản phẩ m tức là vừa có loại xe đắt tiền, vừa có loại xe rẻ tiền. - Đa dạng hoá nguồn nhập nguyên vật liệu: Công ty cần chủ động nhập linh kiện từ nước ngoài để đối phó với chính sách giảm giá tiền tệ đồng thời cũng nhanh chóng nội địa hoá sản phẩm để giảm giá thành. 2. Rủi ro chính trị: 3
  5. - Rủi ro chính trị được định nghĩa như là chính sách của chính phủ áp dụng mà giới hạn cơ hội kinh doanh của các nhà đầu tư. Cụ thể hơn là những khả năng mà các cơ quan của chính phủ có thể tạo nên sự thay đổi trong môi trường kinh doanh của quốc gia mà tác động đến lợi nhuận và các mục tiêu khác của công ty kinh doanh. - Các loại rủi ro chính trị thường gặp: + Thuế: Đó là sự thay đổi chính sách thuế làm thay đổi khoản thu nhập cũng như khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. + Hạn ngạch, thuế quan hoặc các giới hạn thương mại khác. + Chính sách tuyển dụng lao động: sự thay đổi và những qui định về quản lý và tuyển dụng lao động như: thay đổi qui định mức lương tối thiểu, lao động nữ, hạn chế lao động nước ngoài. + Kiểm soát ngoại hối/tiền tệ không có khả năng chuyển đổi. + Lãi suất: Chính phủ có thể đưa ra nhiều biện pháp sử dụng lãi suất để quản lý và kiểm soát lạm phát. + Giấy phép/Độc quyền: Sự tài trợ hoặc bảo trợ cho một ngành nào đó quyền phát triển,... + Môi trường/sức khoẻ và an toàn: Những qui định liên quan đến kiể m soát chất thải, qui trình sản xuất để bảo vệ sức khoẻ cộng đồng. + Quốc hữu hoá và sung công * Liên hệ với Công ty Honda Việt nam: Công ty Honda Việt nam kinh doanh trong môi trường Việt nam có thể bị tác động bởi rất nhiều chính sách dễ bị thay đổi như đã từng diễn ra thời gian qua: chính sách về thuế thu nhập, thuế nhập khẩu linh kiện, chính sách nội địa hoá hay việc hạn chế phát triển xe máy ở khu vực có mật độ dân số cao khi cơ sở hạ tầng giao thông còn hạn chế, v.v... Để hạn chế được những rủi ro này Công ty đã cùng với các doanh 4
  6. nghiệp đầu tư nước ngoài yêu cầu chính phủ Việt nam cải thiện mô i trường đầu tư đồng thời cũng tư vấn với các nhà làm luật Việt nam, ngoài ra trong chiến lược marketing của mình Công ty đã đa dạng hoá sản phẩ m để đối phó với những thay đổi liên tục trong chính sách, chẳng hạn Công ty đã đưa ra sản phẩm xe Wave  với giá rất phù hợp, có thể cạnh tranh với sản phẩm ngoại nhập và phù hợp với thu nhập của khu vực có thu nhập thấp. Cũng một biện pháp nữa để tránh rủi ro tại Việt nam là Công ty đã lập nên một số Công ty cung cấp phụ tùng, linh kiệ n có sự góp vốn của các nhà đầu tư Việt nam, như vậy công ty có thể hạn chế việc bị sung công tài sản. 3. Rủi ro pháp lý. - Rủi ro liên quan đến pháp lý thường đưa đến tranh tục kéo dài có thể ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Rủi ro pháp lý thường có nguồn gốc: + Do luật pháp về kinh doanh của nước chủ nhà thay đổi: qui định về môi trường, về lao động, về nhãn hiệu ... + Gây ra do thiếu kiến thức về pháp lý nói chung hay về ký kết hợp đồng kinh tế. * Liên hệ với Công ty Honda Việt nam: Đối với Công ty Honda Việt nam vấn đề tránh rủi ro về mặt pháp lý tập chung vào việc giữ vững nhãn hiệu hàng hoá bởi vì hiện nay Honda Việt nam đang phải tranh chấp về mặt kiểu dáng một số loại xe máy do các doanh nghiệp ngoài nước, đặc biệt là xe máy do Trung quốc sản xuất. Để phòng ngừa rủi ro này, Công ty phải tranh thủ sự bảo vệ 5
  7. của các cơ quan của chính phủ như Cục sở hữu công nghiệp, cơ quan an ninh, ... để tránh việc làm nhái mẫu mã. 4. Rủi ro cạnh tranh. Rủi ro cạnh tranh có thể xuất hiện do sự thay đổi nhu cầu của người tiêu dùng hay sự gia tăng số lượng cũng như qui mô của các doanh nghiệp sản xuất trong cùng một ngành sẽ tạo ra áp lực cạnh tranh trong nội bộ ngành. Mức độ cạnh tranh trong nội bộ ngành càng cao thì khả năng để một doanh nghiệp bị thôn tính trên thị trường cũng tăng rất cao. Rủi ro cạnh tranh có thể xảy ra khi doanh nghiệp bị mắc vào một số lỗi sau: + Thiếu thông tin về sản phẩm và công nghệ của đối thủ kinh doanh. + Doanh nghiệp không đưa ra được chiến lược nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường. + Do doanh nghiệp không lường trước sự cạnh tranh không lành mạnh từ phía đối thủ hay của hàng giả, hàng nhái... Có thể nói rủi ro cạnh tranh có khả năng xảy ra rất cao đối với các doanh nghiệp khi tham gia vào quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. * Liên hệ với Công ty Honda Việt nam: Để tránh được những rủi ro do cạnh tranh gây ra, Ban Giá m đốc Công ty Honda Việt nam biết rằng để tồn tại trên thương trường , Công ty phải không ngừng nâng cao chất lượng, cải tiến kỹ thuật, đưa ra nhiều kiểu dáng xe máy mới, các biện pháp nghiên cứu để có được các động cơ tiêu hao ít nhiên liệu, giảm ô nhiễ m môi trường. Tuy nhiên, để là m được điều này thì Honda Việt nam chỉ có thể nhận được từ sự hỗ trợ của các Công ty khác của Hãng trên thế giới. Điều quan trọng để giảm rủi ro 6
  8. do cạnh tranh chính là việc hạ giá thành, Công ty đã xây dựng được chiến lược giả m giá thông qua việc nội địa hoá sản phẩ m. Hiện nay, trên thị trường Việt nam thương hiệu Honda đang được người tiêu dùng Việt nam ưa chuộng, tuy nhiên để duy trì khả năng cạnh tranh thì Công ty phải tập trung hoàn thiện hệ thống các cửa hàng đại lý của họ trên toàn quốc với nhiều dịch vụ có lợi cho khách hàng. 5. Rủi ro thông tin. Ngày nay, sự bùng nổ trong thông tin diễn ra vô cùng mạnh mẽ song nó có thể đưa tới cho doanh nghiệp nhiều rủi ro bởi vì hệ thống xử lý thông tin của họ không chặt chẽ. Người ta cho rằng rủi ro do thiếu thông tin thể hiện dưới một số điểm dưới đây: + Thiếu thông tin về phía đối tác có thể đưa tới những tranh chấp hoặc bị mất trắng do đối tác không thanh toán hay không thực hiện theo đúng các điều khoản trong hợp đồng. + Thiếu thông tin về những biến đổi trên thị trường như: giá cả, sản phẩm,... + Thiếu thông tin về công nghệ sản xuất + Thiếu thông tin về các chính sách của nhà nước + Thiếu thông tin về khách hàng tiề m năng Để phòng ngừa rủi ro do thông tin cũng như rủi ro do cạnh tranh thì doanh nghiệp cần phân tích những rủi ro ở trong ngành trên một số chỉ tiêu cơ bản là: Giá cả hiện tại của sản phẩ m, tăng trưởng của ngành; Qui mô thị trường, các yếu tố quyết định nhu cầu, xu hướng toàn cầu hoá, vòng đời sản phẩm; Phân đoạn thị trường, phạm vi địa lý của sản phẩ m; Các rào cản về thuế, bảo hộ, giấy phép và các qui định khác của nhà nước; Xem xét các thành viên tham gia vào ngành; Các kết quả của 7
  9. ngành về xuất khẩu, vốn đầu tư, lợi nhuận; Triển vọng của ngành gồm doanh thu, khách hàng tiềm năng, khả năng sinh lợi;v.v... Qua phân tích ngành các doanh nghiệp sẽ giúp doanh nghiệp dự báo được các rủi ro nhờ đối phó được với đối thủ cạnh tranh. * Liên hệ với Công ty Honda Việt nam: Có thể nói Công ty Honda Việt nam có thể hạn chế được rất nhiều rủi ro trên khía cạnh này bởi vì sự hỗ trợ của Công ty mẹ về thông tin cũng như việc giúp trợ giúp về phương pháp xử lý thông tin. Như vậy, rủi ro thông tin trên thị trường Việt nam là không đáng kể với Công ty. 6. Rủi ro về văn hoá: Thông thường sự khác nhau về văn hoá sẽ làm tăng sự hiểu lầm trong nhiều khía cạnh. Trong kinh doanh rủi ro về văn hoá có thể gây ra bởi một số nguyên nhân sau: + Không tìm hiểu kỹ về văn hoá của nơi định đầu tư: Phong tục tập quán, ngôn ngữ,... do đó có thể gây ra sự hiểu lầm nhau trong đàm phán cũng như trong việc quảng cáo. + Không am hiểu các tập quán kinh doanh của nước chủ nhà + Không am hiểu phong cách thực hành quản lý của các doanh nghiệp của từng nước. * Liên hệ với Công ty Honda Việt nam: Để tránh được vấn đề rủi ro này Công cần phải hiểu rõ văn hoá của người Việt nam nó sẽ giúp Công ty tránh được những hiểu lầm do quảng cáo gây nên. Tuy nhiên, công nhân Việt nam làm tại Công ty cũng cần phải hiểu rõ phong cách quản lý của người Nhật là: Định hướng chiến lược dài hạn do đó các cam kết về lao động là dài hạn, làm việc theo tập thể, lãnh đạo theo kinh nghiệm thâm niên,... Nói chung về 8
  10. khía cạnh rủi ro văn hoá thì Công ty cũng sẽ không gặp phải rắc rối lớ n do hai quốc gia có nhiều điể m tương đồng về mặt văn hoá, Việt nam cũng không phải là một nước theo một thứ đạo giáo nào phức tạp. Với riêng Công ty Honda Việt nam như đã trình bày ở phần trên cho thấy phần lớn các rủi ro do môi trường tác động vào hoạt động kinh doanh của Công ty Honda Việt nam trên thị trường Việt nam đều có thể hạn chế chủ yếu thông qua chiến lược marketing của Công ty tại thị trường này. Vì vậy, để có thể thích ứng được với những thay đổi của môi trường đòi hỏi công tác dự đoán thị trường của Công ty cần phải quan tâm nhất đến sự thay đổi trong các chính sách của Chính phủ Việt nam về thuế, hạn chế tốc độ tăng lượng xe máy cho phù hợp với điều kiện cơ sở hạ tầng giao thông. PHẦN KẾT LUẬN 9
  11. Có thể nói vấn đề phát hiện ra các loại rủi ro và đưa ra các phương pháp để quản trị rủi ro là một bài toán phức tạp cho các doanh nghiệp. Để có thể hạn chế rủi ro đòi hỏi các doanh nghiệp phải đầu tư trong rất nhiều lĩnh vực như các chính sách về marketing, phát triển công nghệ, con người,.... Bài viết trên mới chỉ đề cập tới một số khía cạnh tác động của một vài loại rủi ro do môi trường tác động vào doanh nghiệp và liên hệ nó với hoạt động kinh doanh của Công ty Honda Việt nam tại thị trường Việt nam. Tuy nhiên, phải khẳng định rằng với kinh nghiệm kinh doanh đã tích luỹ được trong việc hạn chế rủi ro thì Công ty Honda Việt nam sẽ hoạt động thành công trên thị trường Việt nam. 10
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0