Tiểu luận: Sáp nhập và thâu tóm (M&A) ngân hàng Việt Nam
lượt xem 98
download
Đề tài Sáp nhập và thâu tóm (M&A) ngân hàng Việt Nam nêu cở sở lý thuyết trong lĩnh vực mua bán và sáp nhập, hoạt động mua bán và sáp nhập các ngân hàng thương mại tại Việt Nam và trên thế giới, bài học kinh nghiệm và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động M&A giữa các ngân hàng tại Việt Nam.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tiểu luận: Sáp nhập và thâu tóm (M&A) ngân hàng Việt Nam
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP Đề tài: SÁP NHẬP VÀ THÂU TÓM (M&A) NGÂN HÀNG VIỆT NAM GIÁO VIÊN: PGS .TS. TRƯƠNG QUANG THÔNG SVTH : NHÓM 1 - NGUYỄN THỊ TƯỜNG VI - LÊ NGUYỄN VĨNH HẰNG - NGUYỄN THỊ HÀO - LÊ TRUNG HIẾU - NGUYỄN THỊ DIỂM LỚP : TCDN ĐÊM 3 – K22 TPHCM, 2013 1
- Phụ Lục Chương I. CỞ SỞ LÝ THUYẾT TRONG LINH VỰC MUA BÁN VÀ SÁP NHẬP 1. Khái Niệm............................................................................................................. 3 2. Phân Loại.............................................................................................................. 3 3. Động Cơ Mua Bán Và Sáp Nhập .................................................................... 4 4. Các Nhóm Lợi Ích Của Thương Vụ M&A ................................................... 5 Chương II. HOẠT ĐỘNG MUA BÁN VÀ SÁP NHẬP CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM VÀ TRÊN THỚI GIỚI 1. Các Thương Vụ Sáp Nhập Lớn Trên Thế Giới ........................................... 6 2. Hoạt Động M&A Ngân Hàng Tại Việt Nam ................................................ 6 2.1. Sơ lược về thương vụ M&A từ 2007-2012 ........................................ 6 2.2. Các thương vụ nổi bậc gần đây............................................................. 7 3. Những Thách Thức Trong Quá Trình Sáp Nhập ..................................... 18 3.1 Khó khăn trong việc tìm kiếm đối tác sáp nhập ..................................... 18 3.2 Thiếu hành lang pháp lý ............................................................................ 19 3.3 Niềm tin của khách hang........................................................................... 19 3.4 Khó khăn trong việc tích hợp công nghệ thông tin ............................... 19 3.5 Những bất ổn về nhân sự........................................................................... 19 Chương III. BÀI HỌC KINH NGHIỆM VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG M&A GIỮA CÁC NGÂN HÀNG TẠI VIỆT NAM. 1. Các Bài Học Kinh Nghiệm Được Rút Ra .................................................... 20 2. Kiến Nghị Một Số Gi ải Pháp.......................................................................... 21 2
- Chương I. CỞ SỞ LÝ THUYẾT TRONG LĩNH VỰC MUA BÁN VÀ SÁP NHẬP 1. Khái Niệm Mua bán và sáp nhập là nghĩa của cụm từ M&A (Merger and Acquisitions). Tại Việt Nam, mua bán và sáp nhập doanh nghiệp được quy định tại Luật Doanh Nghiệp 2005 như sau: Sáp nhập doanh nghiệp: “Một hoặc một số công ty cùng loại (gọi là công ty bị sáp nhập) có thể sáp nhập vào một công ty khác (gọi là công ty nhận sáp nhập) bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ, quyền lợi và lợi ích hợp pháp sang công ty nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập” (Khoản 1 – Điều 153 Luật Doanh nghiệp 2005) Hợp nhất doanh nghiệp: “Hai hoặc một số công ty cùng loại (sau đây gọi là công ty bị hợp nhất) có thể hợp nhất thành một công ty mới (sau đây gọi là công ty hợp nhất) bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty hợp nhất, đồng thời chấm dứt tồn tại của các công ty bị hợp nhất” (Khoản 1 – Điều 152 Luật Doanh Nghiệp 2005) Mua lại doanh nghiệp: “là việc một doanh nghiệp mua toàn bộ hoặc một phần tài sản của doanh nghiệp khác đủ để kiểm sóat, chi phối toàn bộ hoặc một ngành nghề của doanh nghiệp bị mua lại” (Khoản 3 – Điều 17 Luật Cạnh Tranh 2004) 2. Phân Loại M&A được phân biệt thành ba loại dựa theo mối quan hệ cạnh tranh giữa các bên liên quan với nhau, cụ thể là: sáp nhập ngang, sáp nhập dọc và sáp nhập tổ hợp. Sáp nhập ngang: là sự sáp nhập hoặc hợp nhất giữa hai công ty kinh doanh và cạnh tranh trên cùng một dòng sản phẩm, trong cùng một thị trường. Từ đó tạo ra một hãng có sức cạnh tranh cao, giảm thiểu đối thủ cạnh tranh, tiết kiệm chi phí do quy mô. Sáp nhập dọc: Diễn ra giữa các doanh nghiệp cùng lĩnh vực kinh doanh nhưng khác nhau về giai đoạn sản xuất hay chế biến. Có thể là giữa một công ty với khách hàng hoặc nhà cung cấp của công ty đó. Sự sáp nhập này tạo ra giá trị thông qua tận dụng kinh nghiệm và khả năng của các công ty trong một chuỗi nhằm tạo ra giá trị gia tăng cho khách hàng. Sáp nhập dọc có 2 phân nhóm nhỏ: 3
- Sáp nhập tiến: 1 công ty mua lại công ty khách hàng của mình, ví dụ công ty may mặc mua lại chuỗi cửa hàng bánlẻ quần áo. Sáp nhập lùi: 1 công ty mua lại nhà cung cấp của mình, chẳng hạn như công ty sản xuất sữa mua lại công ty chăn nuôi bò sữa... Sáp nhập tổ hợp: là việc sáp nhập giữa các công ty không cùng lĩnh vực kinh doanh. Mục đích của các giao dịch sáp nhập này là nhằm đa dạng hóa hoạt động kinh doanh, đa ngành nghề sau khi sáp nhập. Gồm 3 nhóm: Sáp nhập tổ hợp thuần túy: 2 bên không có mối quan hệ nào với nhau, ví dụ công ty thiết bị y tế sáp nhập với một công ty thời trang. Sáp nhập bành trướng về địa lý: 2 công ty sản xuất cùng 1 loại sản phẩm nhưng tiêu thụ trên 2 thị trường khác nhau về địa lý, như một tiệm ăn ở Hà Nội mua một tiệm ăn ở Hàn Quốc. Sáp nhập đa dạng hóa sản phẩm: 2 công ty sản xuất 2 loại sản phẩm khác nhau nhưng cùng ứng dụng một công nghệ sản xuất hoặc tiếp thị gần giống nhau, ví dụ một doanh nghiệp sản xuất bột giặt mua một doanh nghiệp sản xuất thuốc tẩy vệ sinh. 3. Động Cơ Mua Bán Và Sáp Nhập Động cơ chung bên mua và bên bán: Giảm chi phí kinh doanh: hoạt động M&A giúp cho bên mua giảm bớt các chi phí trong quá trình kinh doanh như: chi phí tìm kiếm khách hàng mới, chi phí mở rộng thị trường, chi phí cho việc xây dựng và phát triển thương hiệu,… Mở rộng kinh doanh theo chiều dọc: đó là việc công ty có thể nắm được toàn bộ hoặc một phần chuỗi cung ứng từ đó nắm được những lợi ích cho đầu ra hoặc đầu vào của sản phẩm. Nguồn lực tương hỗ (complementary resource): hoạt đông M&A sẽ góp phần tận dụng và chia sẻ những nguồn lực sẵn có. Ví dụ: chia sẻ kinh nghiệm trong quá trình kinh doanh, kiến thức chuyên môn, tận dụng những kết quả nghiên cứu, thậm chí có thể tận dụng hệ thống phân phối bán hàng. Ngoài ra tận dụng nguồn vốn lớn hay khai thác khả năng quản lý.v.v… 4
- Đa dạng hóa khu vực địa lý và lĩnh vực kinh doanh (Geographical or other diversification): động cơ này nhằm mục đích đem lại cho công ty một kết quả thu nhập ổn định, từ đó tạo sự tự tin cho nhà đầu tư khi đầu tư vào công ty. Ngoài ra, việc đa dạng hóa sẽ mở ra những cơ hội kinh doanh mới, giúp công ty có thể chuyển hướng đầu tư dễ dàng. Giảm cạnh tranh và tạo vị thế trên thị trường (economic of scale): điều này xảy ra khi công ty M&A với một đối thủ trên thị trườn g, khi đó chẳng những loại bỏ một đối thủ, mà còn tạo ra một vị thế cạnh tranh lớn hơn, có thể ép giá đối với nhà cung cấp hoặc độc quyền đặt giá cho những sản phẩm của mình. Bán chéo (cross selling): các công ty có thể tận dụng khai thác các dịch vụ của nhau để tăng thêm tiện ích cho khách hàng từ đó tăng thu nhập, hoặc bảo vệ mối quan hệ với khách hàng. Động cơ về thuế (Taxes): một công ty đang kinh doanh có lời có thể mua lại một công ty thua lỗ, từ đó sẽ hưởng được khoản thuế khấu trừ. Bên cạnh đó bên bán có thêm một số động cơ -Đối mặt với sức ép cạnh tranh trên thị trường -Đề nghị hấp dẫn từ bên mua -Tìm đối tác chiến lược 4. Các Nhóm Lợi Ích Của Thương Vụ M&A Cải thiện tình hình tài chính: Củng cố vị thế thị trường: *Cải thiện tình hình tài chính *Tăng thị phần *Tăng thêm vốn sử dụng *Tăng khách hàng *Nâng cao khả năng tiếp cận vốn *Tận dụng quan hệ khách hàng *Tăng cường tính minh bạch *Tận dụng khả năng bán chéo dịch vụ *Tận dụng kiến thức sản phẩm để tạo ra cơ hội kinh doanh mới *Nâng cao năng lực cạnh tranh 5
- Giảm thiểu chi phí ngắn hạn: Tận dụng quy mô dài hạn: *Giảm thiểu trùng lắp trong mạng *Tối ưu hóa kết quả đầu tư công nghệ lưới phân phối *Tận dụng kinh nghiệm thành công *Tiết kiệm trong chi phí hoạt động của các bên *Tiết kiệm trong chi phí hành chính *Giảm thiểu chi phí chung cho từng và quản lý đơn vị sản phẩm *Giảm chi phí khi mua số lượng lớn Chương II. HOẠT ĐỘNG MUA BÁN VÀ SÁP NHẬP CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM VÀ TRÊN THỚI GIỚI 1. Các Thương Vụ Sáp Nhập Lớn Trên Thế Giới STT Thương vụ Thời gian Giá trị NationsBank + Bank A merica = Bank Of America 1998 64 tỷ USD Chase Manhattan và JP Morgan 2000 36 tỷ USD HSBC và Household International 2003 15,5 tỷ USD JP Morgan Chase và Bank One Corp 2004 58 triệu USD UniCredit và HVB 2005 18,6 tỷ USD Bank of America và Merrill Lynch 2008 50 tỷ USD Commerzbank và Dresdner 2008 14,4 tỷ USD 2. Hoạt Động M&A Ngân Hàng Tại Việt Nam 2.1 Sơ lược về thương vụ M&A từ 2007-2012 Giai đoạn 2007-2008 có thể coi là giai đoạn bùng nổ của hoạt động M&A ngân hàng tại Việt Nam, với hơn 10 thương vụ M&A ghi nhận được. Nhưng sau đó, khuynh hướng này lại thoái trào trong năm 2009-2010, thể hiện ở số lượng thương vụ giảm đi rõ rệt, dù cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu lan ra từ Mỹ tạo khá nhiều cơ hội cho các 6
- ngân hàng lớn thâu tóm ngân hàng nhỏ, cũng như cho các nhà đầu tư tiến hành mua bán doanh nghiệp. Giai đoạn 2010-2012, tuy hoạt động mua bán sáp nhập ngân hàng ở Việt Nam không có sự gia tăng đáng kể về mặt lượng, nhưng đã tiến một bước dài với giá trị mỗi thương vụ. 2.2 Các thương vụ nổi bậc gần đây 2.2.1.Ngân hàng TMCP nhà Hà Nội và NH Sài Gòn – Hà Nội 2.2.1.1.Động lực (hoàn cảnh) A) Sơ lượt về ngân hàng SHB: A.1) Giới thiệu chung: - Tên tổ chức tín dụng: Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội - Tên viết tắt: SHB - Giấy phép thành lập: 0041-NH/ GP do NHNN cấp ngày 13/11/1993 - Trụ sở chính: 77 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nộ i - Vốn điều lệ: 4.815.795.470.000 đồng - Lĩnh vực kinh doanh: Được hoạt động kinh doanh đầy đủ hoạt động kinh doanh ngân hàng theo Luật các tổ chức tín dụng (TCTD) do NHNN cấp phép. - Mạng lưới: 1 Hội sở chính, 1 sở giao dịch, 26 chi nhánh, 115 phòng giao dịch và 10 quỹ tiết kiệm. - Công ty con: Công ty quản lý tài sản AMC – Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội do ngân hàng sở hữu 100% vốn điều lệ. A.2) Điểm mạnh và điểm yếu của SHB: Điểm mạnh: - Có nền tảng mạnh mẽ có thể hỗ trợ cho sự phát triển bền vững của doanh nghiệp; - Có định hướng phát triển rõ ràng qua từng giai đoạn phù hợp với năng lực của Ngân hàng; - Có mạng lưới rộng khắp, đặc biệt đã mở chi nhánh tại Lào và Campuchia, điều này cũng tạo nên hình ảnh ngân hàng tầm khu vực. - Đội ngũ lãnh đạo có năng lực và cam kết lâu dài vì sự phát triển bền vững của Ngân hàng; 7
- - Nhận diện thương hiệu tốt; Điểm yếu: - Quy mô hoạt động ở mức trung bình và chưa có bề dày hoạt động; - Cơ cấu quản trị doanh nghiệp chưa bắt kịp với tốc độ phát triển của ngân hàng; - Cơ cấu bảng cân đối kế toán vẫn tập trung nhiều vào hoạt động tín dụng; - Chi phí hoạt động cao so với tổng nguồn thu của ngân hàng. B) Sơ lượt về ngân hàng Habubank: B.1) Giới thiệu chung: - Tên tổ chức tín dụng: Ngân hàng TMCP nhà Hà Nội - Tên viết tắt: HBB - Giấy phép thành lập: 00020/NH-GP do NHNN cấp ngày 06/06/1992 - Trụ sở chính: 15-17 Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội - Vốn điều lệ: 4.050.000.000.000 đồng - Lĩnh vực kinh doanh: Được hoạt động kinh doanh đầy đủ hoạt động kinh doanh ngân hàng theo Luật các tổ chức tín dụng do NHNN cấp phép. - Mạng lưới: 1 Hội sở chính, 1 sở giao dịch, 19 chi nhánh, 50 phòng giao dịch dịch và 10 quỹ tiết kiệm - Công ty con: Công ty cổ phần chứng khoán Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội do ngân hàng sở hữu cổ phần chi phối B.2) Điểm mạnh của HBB: Habubank có hệ thống quy trình quy chế hoạt động tương đối hoàn thiện và có đội ngũ cán bộ quản lý nòng cốt có kinh nghiệm và năng lực chuyên môn; Habubank có hệ thống gọn nhẹ - linh hoạt nên dễ dàng trong việc tái cấu trúc hoạt động để vượt qua khó khăn, đặc biệt có sự đoàn kết và nhất trí cao về chiến lược tái cấu trúc từ hội đồng quản trị, ban điều hành đến toàn thể cán bộ công nhân viên; Quan điểm quản trị rủi ro với chính sách và quy trình quản trị rủi ro, đặc biệt là thanh khoản và tín dụng đã ngày càng nhuần nhuyễn, là điểm mạnh hỗ trợ Habubank vượt qua giai đoạn khó khăn này. B.3) Tình hình tài chính của HBB trước thời điểm sáp nhập: 8
- Theo báo cáo đánh giá lại tài sản và các khoản dự phòng liên quan của Công ty Kiểm toán Ernst&Young thì Habubank chịu khoản lỗ lũy kế là 4.066 tỷ đồng trong năm 2011. Chất lượng tài sản của ngân hàng ngày càng đi xuống là vì: + Danh mục tính dụng kém đa dạng + Tập trung cho vay một số khách hàng lớn, 50 khách hàng lớn đã chiếm tới 65% tổng nợ của Habubank. Hai khách hàng lớn nhất góp phần làm cho HBB lỗ nặng chính là Vinashin và Công ty Thủy sản Bình An (Bianfishco). Cụ thể là, Habubank đã cho Vinashin vay với số vốn lên tới 2.745 tỉ đồng, thêm 600 tỉ đồng trái phiếu do tập đoàn phát hành mà ngân hàng mua, tổng cộng 3.345 tỉ đồng, bằng 83% vốn điều lệ. Còn đối với Công ty Thủy sản Bình An, Habubank góp vốn mua 5 triệu cổ phần với giá 16.000 đồng một cổ phiếu, trị giá 80 tỷ đồng (tương đương 10% vốn điều lệ của Bianfishco). Ngoài ra, còn một khoản mua có kỳ hạn 25 triệu cổ phiếu Bianfishco, trị giá 125 tỷ đồng. Một khoản ủy thác đầu tư khác Habubank mua 9 triệu cổ phiếu Bianfishco, trị giá 62 tỷ đồng. Như vậy Habubank đã đầu tư vào Bianfishco trị giá 267 tỷ đồng. Theo báo cáo tài chính kiểm toán 2011, vốn chủ sở hữu giảm chỉ còn hơn 195 tỷ đồng và tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ của ngân hàng thời điểm 29/2/12, nếu theo chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) là 16,06%. Ngày 14/06/12 cổ phiếu Habubank là 5.100 đồng/CP, tương đương giảm 33,7% so với mức đ ỉnh 7.700 đồng/CP. 2.2.1.2.Diễn biến Giai đoạn 1: CHUẨN BỊ - Ban nghiên cứu dự thảo Phương án sáp nhập; Hợp đồng sáp nhập; điều lệ ngân hàng sau sáp nhập; Nhân sự ngân hàng sau sáp nhập - Thông qua ĐHĐCĐ các bên các hồ sơ tài liệu liên quan; - Thực hiện các công tác kiểm kê, kiểm toán và các công tác phục vụ quá trình sáp nhập - Xây dựng Bộ hồ sơ Sáp nhập trình NHNN để có chấp thuận nguyên tắc về việc sáp nhập Giai đoạn 2: TRIỂN KHAI CÁC THỦ TỤC SÁP NHẬP - Hoàn thiện các nội dung theo yêu cầu của NHNN 9
- - Nộp hồ sơ xin phép phát hành lên UBCKNN - Nhận giấy chứng nhận chào bán chứng khoán ra công chứng - Hoàn thiện Hồ sơ sáp nhập - Nộp Bộ hồ sơ Sáp nhập trình NHNN để có chấp thuận cuối cùng về việc sáp nhập Giai đoạn 3: HOÀN TẤT GIAO DỊCH SÁP NHẬP - Chính thức Sáp nhập, đăng ký kinh doanh Ngân hàng NHSN (mạng lưới và công ty con) - Chuyển giao và đăng ký tài sản cho NHSN - Chấm dứt hoạt động, đóng mã số thuế HBB - Thực hiện chương trình sau sáp nhập Cụ thể như sau: 2/2012: HBB có tin đồn bị sáp nhập 13/3: HBB gửi văn bản phủ nhận 25/4: HBB công bố dự thảo đề án sáp nhập với SHB 28/4: HBB họp ĐHĐCĐ với 85% cổ đông đồng ý 5/5: SHB họp cổ đông có 99,4% đồng ý. 15/6: NHNN có văn bản chấp thuận việc sáp nhập 9/8: họp báo công bố sáp nhập 16/8: ngày giao dịch cuối cùng của HBB 17/8: hủy niêm yết giao dịch của HBB 21/8: cổ phiếu HBB hoàn toàn hết hiệu lực. 28/8: SHB hoàn tất việc sáp nhập HBB 2.2.1.3 .Kết quả A) Thông tin ngân hàng sau khi sáp nhập: - Tên tổ chức tín dụng: Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội - Tên viết tắt: SHB - Trụ sở chính: 77 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nộ i - Vốn điều lệ: 8.865.795.470.000 đồng - Tổng số cp lưu hành: 886.579.547 cổ phần - Mệnh giá: 10.000 đồng 10
- - Mạng lưới kinh doanh:1 hội sở chính, 47 chi nhánh, 165 phòng giao dịch, 10 quỹ tiết kiệm và 2 công ty con. B) Kế hoạch kinh doanh và kế hoạch tài chính ba năm sau khi sáp nhập: Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu 2012 2013 2014 1. Quy mô vốn - VĐL 8.865.795 8.865.795 8.865.795 - Tổng TS có 123.724.405 149.255.044 180.532.877 - Tỷ lệ an toàn vốn 13,22% 10,44% 10,78% 2. Kết quả HĐKD: - Nguồn huy động vốn 84.037.295 104.630.105 130.487.742 - Dư nợ cho vay 51.029.194 63.100.156 78.188.858 3. Hệ số sử dụng vốn: - ROE 14,90% 18,55% 19,91% - ROA 1,16% 1,21% 1,14% - Tỷ lệ nợ quá hạn 10,00% 6,00% 6,00% - Tỷ lệ nợ xấu 3,2% 2,4% 2,4% 4. Khả năng thanh toán: - Khả năng thanh toán 0,6% 0,5% 0,5% ngay - Khả năng thanh toán 11,83% 11,68% 11,53% chung C) Kết quả tài chính SHB năm 2012: Tại thời điểm cuối năm 2012, SHB có 77.598,53 tỷ đồng tiền gửi khách hàng, tăng 123% s o với cuối năm 2011. Tiền gửi của các TCTD khác giảm nhẹ xuống 15.505,6 tỷ đồng. Trong năm 2012, SHB cũng vay 6.271,64 tỷ đồng của các TCTD khác và đã trả xong khoản nợ Chính phủ và NHNN 2.184,9 tỷ đồng. Về t ín dụng, cho vay khách hàng tại cuối năm 2012 là 55.561,8 tỷ đồng (đã trích lập dự phòng hơn 1.251 tỷ đồng), tăng 92,8% so với năm 2011. Ngân hàng có hơn 8.890 tỷ đồng cho vay các tổ chức tín dụng khác trong khi cuối 2011 không có. Tiền, vàng gửi tại các TCTD khác tăng 12,9% lên 21.274,2 tỷ đồng. Sau sáp nhập với Habubank, chất lượng nợ của SHB sụt giảm mạnh. Tỷ lệ nợ xấu tại thời điểm cuối năm 2012 là 8,53%, trong đó cả 3 nhóm nợ đều tăng vọt. Nợ dưới 11
- tiêu chuẩn đã tăng 3,8 lần lên 1.053,44 tỷ đồng; nợ nghi ngờ tăng hơn 10 lần lên 1.724,92 tỷ đồng và nợ có khả năng mất vốn tăng 6,4 lần lên 2.067,47 tỷ đồng. So với cuối năm 2011, tỷ lệ nợ xấu của SHB tăng gần gấp 4 lần trong khi tổng nợ xấu tăng 6,4 lần. Cơ cấu nợ xấu của SHB năm 2011 và 2012 Tổng lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh trước chi phí dự phòng rủi ro quý 4 là 459,51 tỷ đồng, tăng 30% so với cùng kỳ song cả năm lại g iảm 58,2% xuống 460,67 tỷ đồng. Cũng như nhiều ngân hàng khác, đặc biệt là sau khi sáp nhập với Habubank, SHB đã phải tăng mạnh các khoản trích lập dự phòng. Trong quý 4 ngân hàng trích lập 550,87 tỷ đồng dự phòng và cả năm tăng trích lập gấp hơn 4 lần năm 2011 lên 555,55 tỷ đồng. Với kết quả hoạt động lạc quan trong quý 4, ngân hàng đạt lợi nhuận sau thuế 1.009,97 tỷ đồng. Tuy nhiên do giai đoạn sau sáp nhập với Habubank lỗ nặng nên cả năm ngân hàng vẫn lỗ gần 95,5 tỷ đồng. Quý 4/2011, SHB lãi 220,76 tỷ và cả năm là 753,02 tỷ. 2.2.2 .Bank of Tokyo Mitsubishi UFJ mua lại cổ phần của VietinBank. 2.2.2.1.Động lực (hoàn cảnh) A) Sơ lượt về ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (VietinBank ) 12
- A.1) Giới thiệu chung: - Tên tổ chức tín dụng: Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Tên viết tắt: VietinBank - Giấy phép thành lập: 142/ GP-NHNN do NHNN cấp ngày 03/07/2009 - Trụ sở chính: 108 Trần Hưng Đạo – Hoàn Kiếm - Hà Nội – Việt Nam - Vốn điều lệ: 32.661 nghìn tỷ đồng - Lĩnh vực kinh doanh: Được hoạt động kinh doanh đầy đủ hoạt động kinh doanh ngân hàng theo Luật các TCTD do NHNN cấp phép. - Mạng lưới: 1 Hội sở chính, 150 chi nhánh, 1000 phòng giao dịch dịch/quỹ tiết kiệm. - Công ty liên quan: Công ty Cho thuê Tài chính, Công ty Chứng khoán Công thương, Công ty TNHH MTV Quản lý Nợ và Khai thác Tài s ản, Công ty TNHH MTV Bảo hiểm, Công ty TNHH MTV Quản lý Quỹ, Công ty TNHH MTV Vàng bạc đá quý, Công ty TNHH MTV Công đoàn và 3 đơn vị sự nghiệp là Trung tâm Công nghệ Thông tin, Trung tâm Thẻ, Trường Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. A.2) Điểm mạnh và điểm yếu của Vietinbank: Điểm mạnh: - Quy mô đứng thứ 2 trong hệ thống ngân hàng Việt Nam - Có quan hệ đại lý với gần 1000 định chế tài chính thế giới - Có số lượng khách hàng truyền thống lớn - Hệ thống quản trị, công nghệ hiện đại - Giá trị thương hiệu cao - Tỷ lệ nợ xấu thấp Điểm yếu: - Hạn chế trong việc đa dạng hóa nguồn lợi nhuận - Xếp hạng tín nhiệm trên thế giới còn thấp B) Sơ lượt về ngân hàng The Bank of Tokyo-Mitsubis hi UFJ (BTMU ) B.1) Giới thiệu chung: - Tên tổ chức tín dụng: Ngân hàng The Bank of Tokyo-Mitsubishi UFJ - Tên viết tắt: BTMU 13
- - Giấy phép thành lập: 306/ GPCNP do NHNN cấp ngày 05/9/1998 - Trụ sở chính: 7-1 Marunouchi 2-Chome, Chiyoda-ku, Tokyo. - Lĩnh vực kinh doanh: Được hoạt động kinh doanh đầy đủ hoạt động kinh doanh ngân hàng theo Luật các TCTD do NHNN cấp phép. B.2) Điểm mạnh và điểm yếu của B TMU: Điểm mạnh: - Ngân hàng lớn nhất Nhật Bản và là ngân hàng lớn thứ ba thế giới - Kinh nghiệm trên trường quốc tế, hệ thống kỹ thuật tốt. Điểm yếu: - Mạng lưới ở Việt Nam còn ít - Thiếu đối tác chiến lược ở Việt Nam. C) Động Lực Thúc Đẩy Thời gian gần đây, xu hướng chủ dự án bất động sản cho ngân hàng hoặc đối tác mua cổ phần chi phối dự án đang đậm dần. Và tài chính - ngân hàng cũng là ngành "hot" thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài. Minh chứng là thương vụ Mizuho - Vietcombank, IFC - VietinBank, PVI - Talant... cho thấy, các nhà đầu tư nước ngoài vẫn mong muốn được đầu tư chiến lược vào các tổ chức tài chính lớn cổ phần hoá. Hệ thống Ngân hàng Việt Nam đang đứng trước một áp lực cải cách rất lớn để nâng cao năng lực hệ thống và đảm bảo phát triển bền vững. Việc tìm kiếm và bán cổ phần cho cổ đông chiến lược nước ngoài là rất cần thiết đối với các ngân hàng Việt Nam thực hiện cổ phần hóa, đặc biệt trong hoàn cảnh các cam kết mở cửa thị trường dịch vụ tài chính ngân hàng của Việt Nam sắp đến thời hạn hiệu lực và các ngân hàng phải cạnh tranh với các tổ chức tài chính nước ngoài. Việc có được cổ đông chiến lược nước ngoài đối với VietinBank là rất cần thiết và các quy định hiện hành của Chính phủ về cổ phần hóa doanh nghiệp (DN) Nhà nước của Việt Nam trong đó cho phép các DN thông qua quá trình cổ phần hóa để mời và bán cổ phần cho cổ đông chiến lược nước ngoài là rất phù hợp. Đây là yếu tố cần thiết để các DN nâng cao năng lực tài chính, hiện đại hóa ngân hàng cũng như phát triển các sản phẩm dịch vụ, cập nhật hệ thống rủi ro tác nghiệp, tối ưu hoá hoạt động kinh doanh của mình, quản trị điều hành tốt hơn theo hướng chuẩn mực quốc tế. Đối với VietinBank, định hướng chiến lược trong ngắn hạn và dài hạn cùng với tầm nhìn mục tiêu trở thành một định chế tài chính chủ lực của nền kinh tế hoạt động theo mô hình Tập đoàn Tài chính - Ngân hàng với dịch vụ đa dạng, sản phẩm chất lượng tốt nhất dựa trên nền tảng ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại, trình độ quản lý tiên tiến, xoay quanh 2 trục cơ bản là hoạt động ngân hàng thương mại (NHTM) và hoạt động đầu tư tài chính. Đối với cột trụ NHTM, Tập đoàn VietinBank sẽ tiếp tục dựa trên các lợi 14
- thế tương đối và tuyệt đối hiện nay để phát triển mạnh, chú trọng vào chất lượng và sự đa dạng và tính cạnh tranh của sản phẩm kết hợp với mạng lưới rộng khắp nhằm phục vụ tất cả các nhu cầu về sản phẩm dịch vụ tài chính của khách hàng. VietinBank chú trọng đầu tư vào công nghệ ngân hàng, coi đó là cơ sở để thu hút khách hàng tại các phân đoạn thị trường khác nhau. Đối với hoạt động ngân hàng đầu tư, VietinBank xác định đây là lĩnh vực có tiềm năng lớn, có khả năng đem lại lợi nhuận cao đồng thời giúp đa dạng hóa danh mục tài sản, phân tán rủi ro và nâng cao hiệu quả hoạt động. Ngoài các hoạt động cơ bản là thị trường vốn và thị trường tiền tệ, VietinBank sẽ đẩy mạnh các nghiệp vụ ngân hàng đầu tư khác, trong đó có hoạt động M&A. Mục tiêu của VietinBank là trở thành ngân hàng hàng đầu phục vụ các tập đoàn kinh tế nước ngoài đầu tư vào Việt Nam, kể cả đầu tư gián tiếp và đầu tư trực tiếp. Mục tiêu VietinBank hướng tới là các NHTM và định chế tài chính lớn có hoạt động chủ yếu tại các thị trường Bắc Mỹ, Tây Âu và Nhật Bản. Đây là những thị trường tài chính rất phát triển, các định chế tài chính thuộc các thị trường này là những tổ chức hàng đầu thế giới xét về tiềm lực tài chính, đặc biệt là kinh nghiệm quản trị điều hành, nền tảng ứng dụng khoa học công nghệ và sản phẩm dịch vụ trong lĩnh vực tài chính ngân hàng. Bước đầu qua các hoạt động tiếp xúc, VietinBank nhận được sự quan tâm đặc biệt từ một số định chế tài chính lớn của thế giới và có chiến lược kinh doanh và mô hình hoạt động phù hợp với định hướng chiến lược của VietinBank. Có thể kể đến các tổ chức như: Wells Fargo (Mỹ), Banque Populaire (Pháp), Co mmerz Bank (Đức), Mizuho (Nhật Bản),…Và kh i các đối tác này chính thức trở thành cổ đông chiến lược của VietinBank sẽ nâng cao uy tín và vị thế của VietinBank trên trường quốc tế. Để đạt được các mục tiêu hướng tới tầm nhìn này, vai trò của cổ đông chiến lược nước ngoài là rất quan trọng, thể hiện ở các điểm chính sau:Hỗ trợ tài chính;Hỗ trợ kỹ thuật với chuyển giao công nghệ kỹ thuật, đặc biệt trong quản trị rủi ro, phát triển sản phẩm dịch vụ, tối ưu hóa hệ thống, định giá sản phẩm và đo lường hiệu quả sản phẩm, dịch vụ;Hỗ trợ quản trị điều hành bằng cách cử đại diện tham gia quản trị điều hành hoạt động kinh doanh của VietinBank; tham gia hoạch định chiến lược kinh doanh ở cả cấp DN và cấp sản phẩm. Bên cạnh đó, thị trường tài chính hiện đang có những điều kiện chín muồi cho hoạt động M&A (mua bán – sáp nhập) trong thời gian tới. Nguyên nhân chính là thị trường đang tồn tại nhiều các ngân hàng có quy mô nhỏ, hoạt động cầm chừng.Mặt khác, một số ngân hàng nhỏ đã tập trung gia tăng tín dụng quá mức trong các năm trước, vượt quá khả năng huy động vốn và phải lệ thuộc vào nguồn vốn trên thị trường liên ngân hàng.Theo quy định, đến ngày 31/12/2010 là 3.000 tỷ đồng.Điều này buộc các ngân hàng nhỏ sẽ tìm kiếm cơ hội sáp nhập với nhau hoặc với ngân hàng lớn hơn để có thể đáp ứng được yêu cầu về vốn, qua đó nâng cao tính ổn định của cả hệ thống.Tiêu chí thành lập mới khó hơn sẽ thúc đẩy các tổ chức đầu tư tiến hành hoạt động M&A thay vì thành lập ngân hàng mới. Từ phía BTMU, ngân hàng này đang cần tìm 1 đối tác ở Việt Nam để phát triển việc kinh doanh ở Việt Nam cũng như ăng cường dịch vụ hỗ trợ cho các doanh nghiệp Nhật Bản đang hoạt động tại Việt Nam.Trong khi đó VietinBank là 1 trong 4 ngân hàng 15
- lơn nhất Viêt Nam, tỷ lệ nợ xấu thấp cộng với mạng lưới rộng khắp Việt Nam. Rõ ràng, VietinBank là một trong những lũa chọn lý tưởng. 2.2.2.2.Diễn biến Ngày 27/12/2012, VietinBank đã ký kết các hợp đồng chi tiết của giao dịch bán 20% cổ phần trị giá 15.465 tỷ đồng cho nhà đầu tư chiến lược là Ngân hàng Bank of Tokyo-Mitsubishi UFJ (BTMU), tập đoàn tài chính ngân hàng lớn nhất của Nhật Bản và lớn thứ ba trên thế giới. Ngày 26/2/2013,Vietin Bank đã tổ chức ĐHĐCĐ bất thường để chính thức phê duyệt việc lựa chọn BTMU làm nhà đầu tư chiến lược nước ngoài. Ngày 10/5/2013 Vietin Bank đã tiến hành đăng ký lưu ký bổ sung 644.389.811 cổ phiếu phát hành chào bán riêng lẻ cho nhà đầu tư chiến lược nước ngoài là BTMU sau khi được 100% cổ đông chính thức thông qua. BTMU đã thanh toán toàn bộ tiền mua cổ phiếu bằng tiền mặt là 743 triệu USD, tương đương 15.465 tỷ đồng cho VietinBank.Tại thời điểm này, vốn chủ sở hữu của Vietinbank đạt trên 50 ngàn tỷ, vốn điều lệ đạt 32.661 tỷ.Với mục tiêu trở thành ngân hàng có khả năng cạnh tranh trên tầm khu vực và thế giới.Công nghệ và nhân lực là hai vấn đề thực sự quan tâm của VietinBank trong quá trình tái cơ cấu toàn diện của ngân hàng. Tiếp đó, ngày 14/05/2013, mọi điều kiện liên quan đến giao dịch đã được hoàn tất và BTMU đã chính thức trở thành cổ đông của Vietin Bank. Ngày 13/7/2013, VietinBank đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông bất thường lần thứ 2, trong đó có phương án tăng vốn điều lệ lên 37.234 tỷ đã được chấp thuận. Nếu kế hoạch tăng vốn vào cuối năm 2013 dự kiến theo như họp lần 2 thì: cổ đông Nhà nước là 64,46% tương đương số tiền 24.002,19 tỷ đồng; Cổ đông chiến lược BTMU là 19,73% tương đương 7.346,15 tỷ đồng; Cổ đông khác là 15,81% tương đương 5.886,10 tỷ đồng. Qua thực hiện quyền mua cổ phần phát hành thêm, BTMU sẽ tiếp tục đầu tư thêm vốn để duy trì tỷ lệ sở hữu của mình tại VietinBank. 2.2.2.3.Kết quả Sau giao dịch này, Vietin Bank sẽ trở thành ngân hàng thương mại có vốn điều lệ lớn nhất và cơ cấu cổ đông mạnh nhất ở Việt Nam. Cơ cấu sở hữu cổ đông của VietinBank cũng thay đổi. Sở hữu Nhà nước sẽ chiếm 64,46%, cổ đông chiến lược nước ngoài nắm 19,73%; cổ đông IFC và người có liên quan nắm 8,03%, các cổ đông khác là 16
- 7,78%. Về cơ cấu tổ chức, HĐQT Vietinbank sẽ có sự tham gia của 2 thành viên trực thuộc BTMU, trong đó có một thành viên thường trực. Sau khi hoàn tất việc chuyển tiền của BTMU để nắm giữ cổ phần và trở thành cổ đông chiến lược, VietinBank đã trở thành ngân hàng thương mại có vốn lớn nhất Việt Nam với vốn điều lệ đạt 32.661 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu đạt khoảng 45.000 tỷ đồng, cơ cấu cổ đông mạnh nhất ở Việt Nam, trong đó Ngân hàng Nhà nước vẫn là cổ đông chiếm cổ phần chi phối, tiếp theo là hai cổ đông tổ chức nước ngoài: BTMU và IFC; và các bên có liên quan.Tăng vốn điều lệ là cơ sở để VietinBank nâng cao năng lực tài chính, phù hợp với quy mô kinh doanh, hỗ trợ ngân hàng thực hiện thành công các mục tiêu chiến lược kinh doanh. Đồng thời, giữ vững đà tăng trưởng cao cả về quy mô và hiệu quả kinh doanh, bảo đảm cho VietinBank phát triển bền vững, tiếp tục giữ vững vị thế là ngân hàng thương mại hàng đầu, chủ lực, mang lại giá trị gia tăng ngày càng cao cho các cổ đông. Việc tăng vốn chủ sở hữu thu được từ đợt chào bán riêng lẻ cho BTMU sẽ tạo nền móng vững chắc để Vietinbank tái cấu trúc bộ máy: tăng cường tín dụng, mở rộng mạng lưới, đầu tư vào cơ sở vật chất và công nghệ, mở rộng hoạt động đầu tư góp vốn, cải thiện hơn nữa năng lực kiểm soát rủi ro của mình.Với cổ đông chiến lược mới, Vietinbank có thêm lợi thế là nguồn khách hàng doanh nghiệp nhật của BTMU. Ngoài ra, thương vụ còn cho phép ngân hàng đa dạng hóa cấu trúc vốn chủ sở hữu ,tận dụng sự hỗ trợ kỹ thuật từ phía các đối tác nước ngoài,nâng cao năng lực quản trị rủi ro ở tất cả các loại rủi ro trọng yếu của ngân hàng, đồng thời triển khai dự án bas el 2 theo đúng thông lệ quốc tế (là tiêu chuẩn quản trị rủi ro cao của quốc tế). Thương hiệu VietinBank được Hãng tư vấn Brand Finance xếp hạng 328 trong 500 thương hiệu ngân hàng giá trị lớn nhất thế giới với giá trị thương hiệu 271 triệu USD.Hãng tín nhiệm quốc tế Standard & Poors (S&P) đã tăng mức xếp hạng tín nhiệm dài hạn của VietinBank từ B+ lên BB- với triển vọng "ổn định".S&P cho rằng, mức xếp hạng tín nhiệm nội tại (stand-alone credit profile - SACP) của VietinBank sẽ được cải thiện khi sự tham gia của BTMU giúp nâng mức vốn tự có của Vietin Bank lên quy mô lớn nhất Việt Nam. Cổ phiếu CTG năm 2012 tăng 51%, gấp 3 lần mức tăng của VNIndex và là cổ phiếu có mức sinh lời cao trên thị trường chứng khoán.Vietin Bank vinh dự được Đảng, Nhà nước và Chính phủ trao tặng danh hiệu Anh Hùng Lao động và Huân chương Độc lập hạng Nhất. Tuy nhiên, việc phát hành thêm cổ phiếu sẽ gây ra rủi ro pha loãng cổ phiếu của Vietinbank. Sau khi phát hành, chỉ số lợi nhuận sau thuế trên một cổ phiếu (EPS) sẽ giảm do tổng số lượng cổ phiếu đang lưu hành tăng thêm so với phát hành: EPS trong năm 2012 (căn cứ vào báo cáo kiểm tóan năm 2012): Chỉ tiểu Năm 2012 Vốn điều lệ (triệu đồng) 26.217.545 Lợi nhuận sau thuế (triệu đồng) 6.196.679 EPS (đồng/cổ phiếu) 2.053 17
- EPS dự kiến năm 2013: Chỉ tiểu Năm 2013 Vốn điều lệ (triệu đồng) 37.234.443 Vốn điều lệ tháng 5/2013 32.661.443 Lợi nhuận trước thuế (triệu đồng) 8.600.000 Lợi nhuận sau thuế (triệu đồng) 6.450.000 (Nguồn: Báo cáo kết quả họat động kinh doanh 2012 và kế họach phát triển năm 2013) Nếu không thực hiện chào bán cổ phiếu vào quý 3/2013 thì thu nhập dự kiến trên mỗi cổ phiếu của năm 2013 là 2.152 đồng/ cổ phiếu. Nếu chào bán thành công thi EPS dự kiến là 2.073 đồng/cổ phiếu.Như vậy EPS giảm 79 đồng so với trường hợp không chào bán thêm cổ phiếu để tăng vốn điều lệ. Giá cổ phiếu tính theo giá đóng cửa ngày 09/07/2013 là 19.700 đồng/cổ phiếu thì giá cổ phiếu sau khi pha loãng là 18.509 đồng/cổ phiếu. Giao dịch bán vốn cổ phần của VietinBank cho BTMU là giao dịch mua bán sáp nhập lớn nhất từ trước đến nay trong ngành ngân hàng Việt Nam. Có thể nói, việc BTMU trở thành cổ đông chiến lược không chỉ giúp cho VietinBank nâng cao năng lực tài chính, củng cố và nâng cao nền tảng vốn tự có, năng lực hoạt động trong các lĩnh vực ngân hàng bán lẻ, ngân hàng bán buôn, ngân hàng đầu tư… mà thông qua hỗ trợ hợp tác kỹ thuật và kinh doanh toàn diện với BTMU, VietinBank sẽ còn khai thác được nhiều nguồn lực quan trọng để nâng cao năng lực quản trị điều hành, quản trị rủi ro, phát triển sản phẩm dịch vụ hiện đại hóa công nghệ ngân hàng, đào tạo phát triển nguồn nhân lực… Đặc biệt, trong tiến trình hội nhập quốc tế, hai vấn đề này hết sức quan trọng, có vị trí hàng đầu lộ trình tái cơ cấu mà VietinBank đã thực hiện từ năm 2009 và tiếp tục sẽ thực hiện trong giai đoạn tới đến 2017- 1018 để đạt đến chuẩn mực ngân hàng quốc tế. Cụ thể, công nghệ ngân hàng sẽ thay đổi toàn bộ vào năm 2014 để thực hiện vận hành hệ thống ngân hàng mới hết sức hiện đại, chuẩn theo quốc tế như các ngân hàng lớn vào năm 2015. Hoàn thiện mô hình tổ chức và xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực (ORP) xuyên xuốt từ hội sở chính đến chi nhánh và đạt chuẩn quản trị theo Basel II. 3. Những Thách Thức Trong Quá Trình Sáp Nhập 3.1.Khó khăn trong việc tìm kiếm đối tác sáp nhập : Mặc dù Chính phủ khuyến khích các ngân hàng vừa và nhỏ tiến hành M&A, nhưng không phải ngân hàng nào cũng may mắn tìm kiếm được đối tác phù hợp để sáp nhập. Một điều rất nan giải là việc trao đổi thông tin, báo cáo tài chính giữa các bên tham gia còn thiếu trung thực, có thể vì lợi ích riêng của mỗi bên khiến họ không trung 18
- thực trong việc cung cấp thông tin cần thiết. Điều này có thể gây ra cái nhìn sai lệch về tình hình tài chính 2 bên khiến có việc thâu tóm, sáp nhập không đạt hiệu quả tốt. 3.2.Thiếu hành lang pháp lý : Sau khi tìm kiếm được đối tác, ngân hàng lại gặp phải khó khăn trong việc tiến hành sáp nhập theo luật. Mặc dù Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư số 04/2010/TT-NHNN, ngày 11/02/2010 hướng dẫn về hoạt động sáp nhập, hợp nhất, mua lại tổ chức tín dụng, nhưng Thông tư này còn nhiều bất cập. Đặc biệt, đến nay, chưa có quy định cụ thể nào hướng dẫn ngân hàng xử lý các giao dịch của người gửi và người vay sau khi sáp nhập được tiến hành, mà vẫn đảm bảo quyền lợi của các bên có liên quan. Có thể thấy các quy định vẫn rất chung chung và rời rạc, chính điều này làm cho việc kiểm soát các thượng vụ thâu tóm và sáp nhập còn lỏng lẻo. Không những thế tạo cảm giác bất an cho nhà đầu tư cũng như các ngân hàng tham gia. 3.3.Niềm tin của khách hàng : Hoạt động kinh doanh chủ yếu của ngân hàng dựa vào uy tín và niềm tin. Mọi biến động đều có thể ảnh hưởng trực tiếp đến niềm tin của khách hàng. Nếu giải pháp tài cấu trúc bằng cách sáp nhập, thâu tóm nhằm đối phó với sự hoạt động yếu kém của các bên tham gia thì rõ ràng dễ gây sự mất niềm tin ở khách hàng. Trong khi đó, nếu tiến hành sáp nhập vả thâu tóm theo hướng phát triển, nhằm tăng sức cạnh tranh của các bên tham gia thì sẽ củng cố lòng tin khách hàng, đồng thời thu hút khách hàng mới. 3.4.Khó khăn trong việc tích hợp công nghệ thông tin : Hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện đang sử dụng rất nhiều hệ thống core banking khác nhau. Khi 2 ngân hàng sáp nhập với nhau, ngoài việc kết hợp hệ thống cơ sở hạ tầng, nhân sự…, thì việc tích hợp hệ thống công nghệ là một vấn đề cần lưu tâm. Các ngân hàng đều tốn khoảng thời gian nhất định khi muốn vận hành một hệ thống core banking mới. Do đó, trong khoảng thời gian đầu sáp nhập, hệ thống khách hàng hiện hữu của ngân hàng bị sáp nhập sẽ vẫn được quản lý dưới hệ thống core banking cũ. Việc này chắc chắn sẽ gây khó khăn cho các nhà quản lý trong việc quản trị và điều hành ngân hàng do cùng lúc quản lý hai hệ thống khách hàng riêng rẽ. 3.5.Những bất ổn về nhân sự : 19
- Những xáo trộn và những bất ổn trong bản thân đội ngũ nhân sự trước, trong và sau khi sáp nhập sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng. Bên cạnh đó, có thể tạo sự hoang mang cho nhân sự các bên tham gia. Hai doanh nghiệp có chiến lược, phương hướng, văn hóa, cách tổ chức và điều hành khác nhau nay sáp nhập lại thành một là điều không đơn giản. Chương III. BÀI HỌC KINH NGHIỆM VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG M&A GIỮA CÁC NGÂN HÀNG TẠI VIỆT NAM. 1.Các Bài Học Kinh Nghiệm Được Rút Ra Từ những thương vụ sáp nhập và thâu tóm (M&A) ngân hàng Việt Nam trong thời gian qua, có nhiều vấn đề cần quan tâm về thực trạng hiện nay đang diễn ra cũng như nhưng bải học kinh nghiệm được rút ra. Những thương vụ sáp nhập và thâu tóm (M&A) ngân hàng Việt Nam gần đây đều là do kinh doanh kém hiệu quả mà phải sáp nhập, việc sáp nhập giúp các ngân hàng tăng được tổng tài sản, nguồn vốn, khách hàng và những lợi ích khác tuy nhiên lại gây mất lòng tin của nhà đầu tư. Yếu kém của ngân hàng thời gian qua là do thanh khoản. Nếu các ngân hàng sáp nhập mà không quản lý được tốt hơn hệ thống quản lý rủi ro thanh khoản, rủi ro tín dụng, thì hậu sáp nhập vẫn có thể là một ngân hàng không khỏe mạnh. Xu hướng hiện tại các ngân hàng lớn cũng muốn tiến hành sáp nhập hoặc thâu tóm để tăng sức cạnh tranh, tạo nên sự vững chắc về sức mạnh tài chính trước những biến động của nền kinh tế. Việc sáp nhập và hợp nhất giữa các ngân hàng cần 1 sự tự nguyện không nên ép buộc bởi đây là trong nhưng yếu tố quan trọng để quyết định thương vụ sáp nhập và thâu tóm có thành công và hậu sáp nhập và thâu tóm có phát triển bền vững hay không. Việc xem xét cổ đông nào tốt nhất, đáp ứng được hiệu quả của hai bên, vì hợp nhất, sáp nhập đòi hỏi phải có sự đồng thuận cao giữa các bên để có thể mang lại hiệu quả tốt nhất. Nếu giữa hai bên không đồng thuận, dù chỉ một điểm nhỏ cũng phải mất nhiều thời gian mới có thể đi đến đồng nhất được. Ngoài ra, có thể xảy ra trường hợp do đẳng cấp quá chênh lệch nên đối tác mạnh hơn sẽ nuốt chửng kẻ yếu thế nếu con mồi bổ trợ hoàn hảo cho hoạt động kinh doanh. 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
TIỂU LUẬN: Thực trạng hoạt động M&A tại Việt Nam trong thời gian qua
27 p | 666 | 96
-
Tiểu luận ngân hàng: Sáp nhập và thâu tóm (M&A) ngân hàng Việt Nam
31 p | 276 | 65
-
Bài nghiên cứu: Sáp nhập và thâu tóm (M&A) ngân hàng Việt Nam
39 p | 198 | 63
-
Thuyết trình: Sáp nhập và thâu tóm (M&A) ngân hàng Việt Nam
33 p | 480 | 60
-
Tiểu luận: M&A – sát nhập và thâu tóm
30 p | 268 | 44
-
Tiểu luận: Phương thức mua bán và sáp nhập (M&A) của tập đoàn IBM
15 p | 165 | 40
-
Tiểu luận nhóm: M&A Ngân hàng Việt Nam
24 p | 201 | 37
-
Đề tài: Tìm hiểu thực trạng thương vụ thâu tóm và sáp nhập doanh nghiệp ở Việt Nam giai đoạn 2010-2012
30 p | 190 | 34
-
TIỂU LUẬN: Thực tiễn áp dụng pháp luật đấu thầu tư vấn của công ty cổ phần đầu tư xây dựng thương mại Hồng Điệp
32 p | 165 | 32
-
Luận án Tiến sĩ Tài chính ngân hàng: Nghiên cứu ảnh hưởng của môi trường thông tin và cơ chế quản trị công ty đến hoạt động sáp nhập và mua bán tại Việt Nam
196 p | 24 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Ảnh hưởng của rủi ro chính sách đối với quyết định lựa chọn khu vực sáp nhập trong ngành ngân hàng - Bằng chứng đa quốc gia
115 p | 17 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn