intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tiểu luận: Sử dụng phần mềm geospatial toolkit đánh giá tiềm năng sinh khối tỉnh Thái Nguyên

Chia sẻ: Dfddgf Dfddgf | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:43

57
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thái Nguyên là một tỉnh ở Đông Bắc Việt Nam, tiếp giáp với thủ đô Hà Nội và là tỉnh nằm trong quy hoạch vùng thủ đô Hà Nội. Thái Nguyên là một trung tâm kinh tế - xã hội lớn của khu vực Đông Bắc hay cả Vùng trung du và miền núi phía Bắc. Tỉnh Thái Nguyên được tái lập ngày 1/1/1997 với việc tách tỉnh Bắc Thái thành hai tỉnh Bắc Kạn và Thái Nguyên.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tiểu luận: Sử dụng phần mềm geospatial toolkit đánh giá tiềm năng sinh khối tỉnh Thái Nguyên

  1. TIỂU LUẬN SỬ DỤNG PHẦN MỀM GEOSPATIAL TOOLKIT ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG SINH KHỐI TỈNH THÁI NGUYÊN
  2. Phần 1: Tình hình kinh tế xã hôi của tỉnh Thái Nguyên: 1.1. Tình hình kinh tế - xã hội: 1.1.1. Giới thiệu chung về Tỉnh Thái Nguyên: Thái Nguyên là một tỉnh ở Đông Bắc Việt Nam, tiếp giáp với thủ đô Hà Nội và là tỉnh nằm trong quy hoạch vùng thủ đô Hà Nội. Thái Nguyên là một trung tâm kinh tế - xã hội lớn của khu vực Đông Bắc hay cả Vùng trung du và miền núi phía Bắc. Tỉnh Thái Nguyên được tái lập ngày 1/1/1997 với việc tách tỉnh Bắc Thái thành hai tỉnh Bắc Kạn và Thái Nguyên. Thái Nguyên hiện đang được nghiên cứu để trở thành vùng kinh tế trọng điểm Bắc thủ đô Hà Nội 1.1.1.1 Địa lý: a. Vị trí:
  3. Tỉnh Thái Nguyên có diện tích 3.562,82 km² phía bắc tiếp giáp với tỉnh Bắc Kạn, phía tây giáp với các tỉnh Vĩnh Phúc, Tuyên Quang, phía đông giáp với các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang và phía nam tiếp giáp với thủ đô Hà Nội. Tỉnh Thái Nguyên trung bình cách sân bay quốc tế Nội Bài50 km, cách biên giới Trung Quốc 200 km, cách trung tâm Hà Nội 75 km và cảng Hải Phòng 200 km. Với vị trí địa lý là một trong những trung tâm chính trị, kinh tế,giáo dục của khu Việt Bắc nói riêng, của vùng trung du miền núi phía Bắc nói chung, Thái Nguyên là cửa ngõ giao lưu kinh tế - xã hội giữa vùng trung du miền núi với vùng đồng bằng Bắc Bộ. Việc giao lưu đã được thực hiện thông qua hệ thống đường bộ, đường sắt, đường sông hình rẻ quạt mà thành phố Thái Nguyên là đầu nút. b. Địa chất: Khu vực tây bắc Thái Nguyên bao gồm huyện Định Hóa và các xã phía tây của hai huyện Phú Lương, Đại Từ có lịch sử hình thành sớm nhất, thuộc chu kỳ kiến tạo sơn Caledonia bắt đầu cách đây 480 triệu năm và được hình thành xong trong đại cổ sinh cách đây 225 triệu năm. Các khu vực núi còn lại của Thái Nguyên có lịch sử địa chất trẻ hơn. Phần lớn lãnh thổ Thái Nguyên có lịch sử hình thành suốt trung sinh (bắt đầu từ cách đây 240 triệu năm và kết thúc cách đây 67 triệu năm, kéo dài trong khảng 173 triệu năm). Sau khi được hình thành xong (cách đây 67 triệu năm), lãnh thổ Thái Nguyên ngày nay tồn tại dưới chế độ lục địa liên tục 50 triệu năm. Với thời gian này, địa hình Thái Nguyên ngày nay được san bằng và trở thành bình nguyên. Đến kiến tạo sơn Hymalaya cách đây khoảng 25 triệu năm, do vận động nâng lên mãnh liệt, Thái Nguyên cũng được nâng cao từ 200 đến 500m, làm cho địa hình trẻ lại. Những miền được nâng cao có địa hình bị cắt xẻ, các vật liệu trầm tích trẻ, mềm bị ngoại lực bóc mòn, các núi cổ được cấu tạo bằng nham thạch cổ hơn, cứng hơn lại lộ ra, tái lập lại địa hình như lúc mới hình thành xong (cuối trung sinh).
  4. Hang Phượng Hoàng trên địa bàn Huyện Võ Nhai c. Địa hình: Thái Nguyên có nhiều dãy núi cao chạy theo hướng bắc- nam và thấp dần xuống phía nam. Cấu trúc vùng núi phía Bắc chủ yếu là đa phong hóa mạnh, tạo thành nhiều hang động và thung lũng nhỏ. Phía bắc Thái Nguyên gồm rừng núi và đồng lầy. Về phía đông có những dãy núi cao nằm giữa những ngọn núi đá vôi ở phố Bình Gia. Về phía đông bắc, có cao nguyên Vũ Phái được giới hạn bởi những dãy núi đá vôi và Tam Đảo là dãy núi tạo thành ranh giới giữa tỉnh Thái Nguyên và hai tỉnh Vĩnh Phúc, Tuyên Quang Phía tây bắc Thái Nguyên có thung lũng Chợ Chu bao gồm nhiều cánh đồng và những thung lũng nhỏ. Giữa Đồn Đủ và Cổ Lương là một cánh đồng giáp với cao nguyên Trúc Thanh và Độ Tranh gồm nhiều đồi núi lan tới tận khu đồng lầy Phúc Linh. Phía tây nam có dãy Tam Đảo dọc theo cao nguyên Văn Lang và cánh đồng Đại Từ. Tam Đảo có đỉnh cao nhất 1.591 m, các vách núi dựng đứng và kéo dài theo hướng tây bắc-đông nam. Ngoài dãy núi trên còn có dãy Ngân Sơn bắt đầu từ Bắc Kạn chạy theo hướng đông bắc-tây nam đến Võ Nhaivà dãy núi Bắc Sơn cũng chạy theo hướng tây bắc-đông nam. Cả ba dãy núi Tam Đảo, Ngân Sơn, Bắc Sơn đều là những dãy núi cao che chắn gió mùa đông bắc. Thái Nguyên là một tỉnh trung du miền núi nhưng địa hình lại không phức tạp lắm so với các tỉnh trung du, miền núi khác, đây là một thuận lợi của Thái Nguyên
  5. cho canh tác nông lâm nghiệp và phát triển kinh tế - xã hội nói chung so với các tỉnh trung du miền núi khác. d. Thủy văn: Sông Cầu là con sông chính của tỉnh và gần như chia Thái Nguyên ra thành hai nửa bằng nhau theo chiều bắc nam. Sông bắt đầu chảy vào Thái Nguyên từ xã Văn Lăng, huyện Đồng Hỷ và đến địa bàn xã Nga My, huyện Phú Bình, sông trở thành ranh giới tự nhiên giữa hai tỉnh Thái Nguyên và Bắc Giang và sau đó hoàn toàn ra khỏi địa bàn tỉnh ở xã Thuận Thành, huyện Phổ Yên. Ngoài ra Thái Nguyên còn có một số sông suối khác nhưng hầu hết đều là phụ lưu của sông Cầu. Trong đó đáng kể nhất là sông Đu, sông Nghinh Tường và sông Công. Các sông tại Thái Nguyên không thuộc lưu vực sông Cầu là sông Rang và các chi lưu của nó tại huyện Võ Nhai, sông này chảy sang huyện Hữu Lũng, Lạng Sơn và thuộc lưu vực sông Thương. Ngoài ra, một phần diện tích nhỏ của huyện Định Hóa thuộc thượng lưu sông Đáy. Ô nhiễm nguồn nước là một vấn đề đáng quan tâm, nhất là tình trạng ô nhiễm trên sông Cầu. Ngoài đập sông Cầu, Thái Nguyên còn xây dựng một hệ thống kênh đào nhân tạo dài 52 km ở phía đông nam của tỉnh với tên gọi là Sông Máng, nối liền sông Cầu với sông Thương để giúp việc giao thông đường thủy và dẫn nước vào đồng ruộng được dễ dàng. Thái Nguyên không có nhiều hồ, và nổi bật trong đó là Hồ Núi Cốc, đây là hồ nhân tạo được hình thành do việc chặn dòng sông Công. Hồ có độ sâu 35 m và diện tích mặt hồ rộng 25 km², dung tích của hồ ước tính từ 160 triệu - 200 triệu m³. Hồ được tạo ra nhằm các mục đích cung cấp nước, thoát lũ cho sông Cầu và du lịch. Hiện hồ đã có một vài khu du lịch đang được quy hoạch để trở thành khu du lịch trọng điểm quốc gia. e. Cơ cấu đất đai: Tỉnh Thái Nguyên có tổng diện tích là 356.282 ha. Cơ cấu đất đai gồm các loại sau:  Đất núi chiếm 48,4% diện tích tự nhiên, có độ cao trên 200 m, hình thành do sự phong hóa trên các đá Macma, đá biến chất và trầm tích. Đất núi thích hợp cho việc phát triển lâm nghiệp, trồng rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ, rừng kinh doanh nhưng cũng thích hợp để trồng cây ăn quả, một phần cây lương thực cho nhân dân vùng cao.  Đất đồi chiếm 31,4% diện tích tự nhiên chủ yếu hình thành trên cát kết, bột kết phiến sét và một phần phù sa cổ kiến tạo. Đây là vùng đất xen giữa nông và lâm nghiệp. Đất đồi tại một số vùng như Đại Từ, Phú Lương... ở từ độ cao 150 m đến 200 m có độ dốc từ 50 đến 200
  6. phù hợp đối với cây công nghiệp và cây ăn quả lâu năm, đặc biệt là cây chè (trà) (một đặc sản của Thái Nguyên)  Đất ruộng chiếm 12,4% diện tích đất tự nhiên, trong đó một phần phân bố dọc theo các con suối, rải rác, không tập trung, chịu sự tác động lớn của chế độ thủy văn khắc nghiệt (lũ đột ngột, hạn hán...) khó khăn cho việc canh tác.  Trong tổng quỹ đất 356.282 ha, đất đã sử dụng là 246.513 ha (chiếm 69,22% diện tích đất tự nhiên) và đất chưa sử dụng là 109.669 ha (chiếm 30,78% diện tích tự nhiên). Trong đất chưa sử dụng có 1.714 ha đất có khả năng sản xuất nông nghiệp và 41.250 ha đất có khả năng sản xuất lâm nghiệp. f. Khí hậu: Nằm trong vùng khí hậu cận nhiệt đới ẩm, nhưng do địa hình nên khí hậu Thái Nguyên vào mùa đông được chia thành 3 vùng rõ rệt:  Vùng lạnh nhiều nằm ở phía bắc huyện Võ Nhai.  Vùng lạnh vừa gồm các huyện Định Hóa, Phú Lương và phía nam huyện Võ Nhai.  Vùng ấm gồm các huyện: Đại Từ, Thành phố Thái Nguyên, Đồng Hỷ, Phú Bình, Phổ Yên và Thị xã Sông Công. Nhiệt độ trung bình của Thái Nguyên là 25 °C; chênh lệch giữa tháng nóng nhất (tháng 6: 28,9 °C) với tháng lạnh nhất (tháng 1: 15,2 °C) là 13,7 °C. Tại thành phố Thái Nguyên, nhiệt độ cao nhất và thấp nhất từng được ghi nhận lần lượt là 41,5°C và 3°C.[8] Tổng số giờ nắng trong năm dao động từ 1.300 đến 1.750 giờ và phân phối tương đối đều cho các tháng trong năm. Khí hậu Thái Nguyên chia làm 2 mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa khô từ tháng 10 đến tháng 5. Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 2.000 đến 2.500 mm; cao nhất vào tháng 8 và thấp nhất vào tháng 1. Nhìn chung khí hậu tỉnh Thái Nguyên thuận lợi cho phát triển ngành nông, lâm nghiệp. 1.1.1.2 Lịch sử phát triển: Từ xa xưa, Thái Nguyên đã là nơi sinh sống của người Việt cổ. Trên địa bàn hang Ốc thuộc xã Bình Long đã tìm được dấu tích của người tiền sử có niên đại ít nhất cách đây từ 7000 đến 8000 năm với những vỏ ốc bị chặt đuôi, xương động vật là những tàn tích thức ăn của người xưa. Từ những năm 1980, cũng tại huyện Võ Nhai, các nhà khảo cổ đã phát hiện ra dấu tích của người Việt cổ tại khu vực Mái Đá Ngườm thuộc xã Thần Sa.]Hàng chục ngàn hiện vật từ các hang Phiêng Tung, Mái đá Hạ Sơn I, Hạ Sơn II, hang Thắm Choong, Nà Ngùn và Mái Đá Ranh…ở Thần Sa, với những công cụ cuội được ghè đẽo như: Mảnh tước, rìu
  7. tay, công cụ chặt hình núm cuội, công cụ chặt rìa, công cụ chặt 2 lưỡi, công cụ hình sừng bò... Đặc biệt. các nhà khảo cổ đã tìm thấy 3 bộ xương người cổ được mai táng ở Mái Đá Ngườm, xóm Kim Sơn. Mái Đá Ngườm là một di chỉ quan trọng bậc nhất của khu di chỉ khảo cổ học Thần Sa với 4 địa tầng văn hóa khảo cổ, trong đó tầng thứ tư tiêu biểu cho trung kỳ Thời đại đá cũ. Thái Nguyên xưa thuộc bộ Vũ Định, một trong 15 bộ của nước Văn Lang. Vào thế kỷ thứ III, Thái Nguyên thuộc huyện Vũ Định, sau đổi tên thành huyện Long Bình. Có những ý kiến cho rằng quê gốc của Lý Nam Đế là ở thôn Cổ Pháp, xã Tiên Phong, huyện Phổ Yên, ông tu tại chùa Hương Ấp đến năm 13 tuổi thì theo Phổ Tổ thiền sư về tu hành tại chùa Giang Xá thuộc Hoài Đức, Hà Nội. Đến thế kỷ thứ VII được gọi là huyện Vũ Bình, rồi thành châu Thái Nguyên dưới đời nhà Lý. Cuối thế kỷ 14, châu được đổi thành trấn, năm 1407 đổi lại thành châu, sang 1408 thì trở thành phủ, năm 1677 trở thành trấn. Mãi đến năm 1902, triều đình mới cử quan chức trấn nhiệm Thái Nguyên, đặt doanh sở ở Ngọc Hà. Kể từ khi nhà Lý định đô ở Thăng Long, Thái Nguyên đã trở thành phên giậu trực tiếp che chở phía Bắc kinh thành. Trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống năm 1076-1077, phần đất phía Nam Thái Nguyên từng là địa đầu của phòng tuyến sông Cầu, nơi diễn ra những trận đánh ác liệt giữa quan quân nhà Lý với Nhà Tống. Đầu thế kỷ 15, nhà Minh đem quân sang Việt Nam, dân chúng Thái Nguyên lại liên tiếp đứng lên khởi nghĩa. Tiêu biểu là Lưu Nhân Chú, người huyện Đại Từ, ông cùng cha và anh rể đã tham gia cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo. Vào thời nhà Nguyễn, Thái Nguyên là nơi nổ ra nhiều phong trào khởi nghĩa nông dân chống lại quan lại phong kiến. Người dân Thái Nguyên từng tham gia các cuộc khởi nghĩa của Dương Đình Cúc, Nông Văn Vân. Cuối thế kỷ 18 đầu thế kỷ 19, đất Thái Nguyên là địa bàn hoạt động thường xuyên, là hậu cứ của Hoàng Hoa Thám. Cuộc khởi nghĩa Thái Nguyên do Trịnh Đội Cấn và Lương Ngọc Quyến đã nổ ra và đêm 30-8-1917, nghĩa quân đã chiếm được tỉnh lị. Tuy nhiên sau đó thực dân Pháp đem viện binh từ Hà Nội lên tấn công khiến nghĩa quân phải bỏ Thái Nguyên và rút về Vĩnh Yên rồi bị dập tắt sau đó. Tỉnh Thái Nguyên được thành lập vào năm Minh Mệnh thứ 12 (ngày mùng 1 tháng 10 âm lịch, tức ngày 04-11-1831), tỉnh Thái Nguyên khi đó giáp với các tỉnh: Tuyên Quang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Ninh, Sơn Tây. Trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945, nhiều Ủy viên Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, thường vụ Xứ ủy Bắc Kỳ thường xuyên qua lại hoạt động, phát triển lực lượng ở Thái Nguyên. Năm 1947, Hồ Chí Minh đã tới Thái Nguyên và lãnh đạo cuộc Kháng chiến chống Pháp từ căn cứ chính tại ATK Định Hóa. Cũng tại đây, Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã quyết định mở Chiến dịch Biên giới thu đông 1950, chiến dịch Đông-Xuân
  8. 1953-1954 cũng như quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử và hàng loạt sự kiện quan trọng khác. Từ năm 1956 đến 1975, Thái Nguyên là một tỉnh thuộc Khu tự trị Việt Bắc và thành phố Thái Nguyên là thủ phủ của khu tự trị này. Trước đó, năm 1890, chính quyền Pháp chia tỉnh Thái Nguyên thời nhà Nguyễn thành hai tỉnh Thái Nguyên và Bắc Kạn. Năm 1965, chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã sáp nhập hai tỉnh Thái Nguyên và Bắc Kạn thành tỉnh Bắc Thái. Tỉnh Bắc Tháicuối cùng lại tách thành hai tỉnh Thái Nguyên và Bắc Kạn như ngày nay vào năm 1997. 1.1.1.3 Đơn vị hành chính: Tỉnh Thái Nguyên được chia thành 1 thành phố, 1 thị xã và 7 huyện. Các đơn vị hành chính này được chia tiếp thành 180 đơn vị hành chính cấp xã, trong đó có 125 xã vùng cao và miền núi, còn lại là các xã đồng bằng và trung du. Cũng như các tỉnh và thành khác của Việt Nam, Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Nguyên do người dân tỉnh bầu nên, là cơ quan quyền lực nhà nước ở tỉnh. Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Nguyên hiện nay, nhiệm kỳ 2011–2016 gồm 70 đại biểu, chủ tịch là ông Vũ Hồng Bắc. Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên có trụ sở tại số 18 đường Nha Trang, Chủ tịch là ông Dương Ngọc Long Hiện nay, tỉnh Thái Nguyên đang có kế hoạch xây dựng trung tâm hành chính mới ở phía tây thành phố Thái Nguyên.Theo kế hoạch của chính quyền tỉnh Thái Nguyên, đến năm 2013, thị xã Núi Cốc sẽ được thành lập trên cơ sở các xã Tân Thái, Vạn Thọ, Bình Thuận, Quân Chu, Lục Ba, Cát Nê, Ký Phú và thị trấn Quân Chu thuộc huyện Đại Từ; xã Phúc Tân thuộc huyện Phổ Yên và ba xã Tân Cương, Phúc Xuân và Phúc Trìu ở phía tây thành phố Thái Nguyên. Tên Loại Dân số Diện Thị trấn (đậm) và xã (nhỏ) đơn vị (2009) tích (km²) Thái Thành 277,671 189.7 Phường: Trưng Vương, Thịnh Đán, Nguyên phố (2009) Tân Long, Quan Triều, Quang Vinh, 330.000 Quang Trung, Hoàng Văn Thụ, Đồng (2010) Quang, Phan Đình Phùng, Túc Sông Duyên, Tân Thịnh, Gia Sàng, Tân
  9. Công Lập, Phú Xá, Cam Giá,Trung Thành, Hương Sơn, Tân Thành, Tích Lương. Xã:Phúc Hà, Phúc Xuân, Phúc Trìu, Thịnh Đức,Tân Cương, Quyết Thắng, Lương Sơn, Cao Ngạn, Đồng Bẩm. Thị xã 49.481 83,64 Phường: Bách Quang, Cải Đan, (2009) Lương Châu, Mỏ Chè, Phố Cò, Thắng Lợi. Xã: Bá Xuyên, Bình Sơn, Tân Quang, Vinh Sơn. Đại Từ Huyện 159.667 578 Đại Từ, Quân Chu, An Khánh, Bản Ngoại, Bình Thuận, Cát Nê, Cù Vân, Đức Lương, Hà Thượng, Hoàng Nông, Hùng Sơn, Khôi Kỳ, Ký Phú, La Bằng, Lục Ba, Minh Tiến, Mỹ Yên, Na Mao, Phú Cường, Phú Lạc, Phú Thịnh, Phú Xuyên, Phúc Lương, Phục Linh, Quân Chu, Tân Linh, Tân Thái, Tiên Hội, Vạn Thọ, Văn Yên, Yên Lãng. Định Huyện 87.089 521 Chợ Chu, Bảo Cường, Bảo Linh, Hóa Bình Thành, Bình Yên, Bộc Nhiêu, Điềm Mặc, Định Biên, Đồng Thịnh, Kim Phượng, Kim Sơn, Lam Vỹ, Linh Thông, Phú Đình, Phú Tiến, Phúc Chu, Phượng Tiến, Quy Kỳ, Sơn Phú, Tân Dương, Tân Thịnh, Thanh Định, Trung Hội, Trung Lương. Đồng Huyện 107.769 461,7 Chùa Hang, Trại Cau, Sông Cầu, Cây Thị, Hóa Thượng, Hóa Trung,
  10. Hỷ Hòa Bình, Hợp Tiến,Huống Thượng, Khe Mo, Linh Sơn, Minh Lập, Nam Hòa, Quang Sơn, Tân Long, Tân Lợi, Văn Hán,Văn Lăng. Phổ Huyện 137.815 257 Ba Hàng, Bãi Bông, Bắc Sơn, Đắc Yên Sơn, Đông Cao, Đồng Tiến, Hồng Tiến, Minh Đức, Nam Tiến, Phúc Thuận, Phúc Tân, Tân Hương, Tân Phú, Thành Công, Tiên Phong, Thuận Thành, Trung Thành, Vạn Phái. Phú Huyện 134.150 249 Hương Sơn, Bàn Đạt, Bảo Lý, Bình Dương Thành, Đào Xá, Điềm Thụy, Đồng Liên, Hà Châu, Kha Sơn,Lương Phú, Nga My, Nhã Lộng, Tân Đức, Tân Hòa, Tân Khánh, Tân Kim, Tân Thành, Thanh Ninh,Thượng Đình, Úc Kỳ, Xuân Phương Phú Huyện 105.233 369 Đu, Giang Tiên, Cổ Lũng, Động Đạt, Lương Hợp Thành, Ôn Lương, Phấn Mễ, Phú Đô, Phủ Lý, Sơn Cẩm, Tức Tranh, Vô Tranh, Yên Đổ, Yên Lạc, Yên Ninh, Yên Trạch. Võ Nhai Huyện 64.241 845 Đình Cả, Bình Long, Cúc Đường, Dân Tiến, La Hiên, Lâu Thượng, Liên Minh, Nghinh Tường, Phú Thượng, Phương Giao, Sảng Mộc, Thần Sa, Thượng Nung, Tràng Xá, Vũ Chấn
  11. 1.1.1.4 Cơ cấu dân số: a. Nhân khẩu: Theo Niên giám thống kê 2010, dân số tỉnh Thái Nguyên là 1.131.300 người, trong đó nam có 558.900 người chiếm 49,4% và nữ là 572.400 người chiếm 50,6%, tỉ sô giới tính nam/nữ là 97,6/100. Tổng dân số đô thị là 293.600 người (25,95%) và tổng dân cư nông thôn là 837.700 người (74,05%). Số con trên mỗi phụ nữ là 1,9 và tỉ lệ tăng dân số là 0,53% bằng một nửa số với tỉ lệ tăng của cả nước là 1,05%. Theo kết quả của cuộc tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, quy mô hộ gia đình tại tỉnh Thái Nguyên là 3,4 người/hộ. Tỉ số già hóa là 39,5% và tỉ số phụ thuộc là 42,2%. Tuổi kết hôn trung bình lần đầu của cư dân Thái Nguyên là 24 tuổi, trong đó nam là 25,7 tuổi và nữ là 22,3 tuổi, thấp hơn trung bình cả nước với các số liệu tương ứng là 24,5 tuổi, 26,2 tuổi và 22,8 tuổi. Tỷ lệ xuất cư là 30,2% còn tỷ lệ nhập cư là 39,6%. Tỉ lệ biết chữ đạt 96,5%, cao hơn mức trung bình cả nước là 93,5%. Diện tích nhà ở bình quân của Thái Nguyên là 20,1m²/người, trong đó nhà ở kiên cố đạt 61,7%, nhà ở bán kiên cố đạt 25,6%, nhà ở thiếu kiên cố đạt 4,5% và nhà ở đơn sơ đạt 8,2%. 93,7% nhà ở tại Thái Nguyên là nhà riêng. Khoảng 35,4% số người xuất cư khỏi Thái Nguyên có điểm đến là Hà Nội và 8,5% có điểm đến là Thành phố Hồ Chí Minh. Các địa phương có số người nhập cư nhiều nhất đến Thái Nguyên lần lượt là Bắc Giang, Hà Nội, Bắc Kạn và Cao Bằng. Cũng như toàn quốc, Thái Nguyên có một dân số trẻ với nhóm tuổi lao động từ 15 đến 60 là 779.261 người, chiếm 69,38% tổng dân số. Nhóm tuổi dưới 15 có 249.001 người, chiếm 22,17% tổng dân số còn nhóm người trên 60 tuổi có 94.854 người, tức chiếm 8,45% Không như nhiều tỉnh trung du miền núi phía bắc khác, tỉnh Thái Nguyên có đa số dân cư là người Kinh (73,1%), tỉ lệ người Kinh chiếm cao hơn tại tỉnh lị,thị xã Sông Công và các huyện phía nam như Phổ Yên, Phú Bình cũng như tại các khu vực ven quốc lộ, tỉnh lộ và thị trấn tại các huyện còn lại. Người Kinh ban đâu chỉ là dân tộc bản địa cư trú tại các khu vực trung du ven sông Cầu ở khu vực phía nam của tỉnh Thái Nguyên ngày nay. Vào thời nhà Trần, Lê, Nguyễn, nhiều làng xóm của người Kinh hình thành tại các khu vực phía nam của tỉnh và dân cư chủ yếu là các di dân đến từ các nơi thuộc đồng bắng Sông Hồng và Thanh Hóa ngày nay. Bên cạnh đó, khi các quan triều đình được cử đến Thái Nguyên, họ thường đem theo cả gia đình, dòng tộc tới định cư. Ngoài ra, nhiều người đến làm ăn và buôn bán rồi sau đó ở lại Thái Nguyên lập nghiệp. Đặc biệt, trong thời kỳ thuộc Pháp, rất nhiều người Kinh từ các tỉnh đồng bằng đã được chế độ thực dân đưa lên Thái Nguyên để làm việc trong các đồn điền và hầm mỏ. Trong kháng chiến chống Pháp, vì có vai trò là thủ đô kháng chiến nên số người Kinh đến Thái Nguyên ngày
  12. càng tăng. Quá trình người Kinh nhập cư đến Thái Nguyên tiếp tục tăng nhanh vào sau năm 1954, khi một số cơ sở công nghiệp lớn được hình thành và việc thực hiện chương trình "kinh tế mới". Ngay từ năm 1960, người Kinh đã chiếm 74,56% dân số tỉnh. Người Kinh ở Thái Nguyên nói chung vẫn giữ được nhiều phong tục truyền thống của cha ông tại miền xuôi, mặc dù vậy nhiều yếu tố đã bị phai nhạt, đặc biệt là ở khu vực các huyện phía bắc, họ chịu ảnh hưởng của các dân tộc thiểu số bản địa.[35] Dân cư Thái Nguyên phân bố không đều, vùng cao và vùng núi dân cư rất thưa thớt, trong khi đó ở thành thị và đồng bằng dân cư lại dày đặc. Mật độ dân số thấp nhất là huyện Võ Nhai 72 người/km², cao nhất là thành phố Thái Nguyên với mật độ 1.260 người/km ². Theo tổng điều tra dân số và nhà ở 1/4/2009, trong 10 năm (1999-2009) dân số tỉnh tăng bình quân 0,7%/năm, thấp hơn mức bình quân của cả nước là 1,2% do có nhiều người di chuyển đi các tỉnh khác, trong đó ba huyện Định Hóa, Đại Từ và Phú Bình có tăng trưởng dân số âm. b. Thành phần dân tộc: Trên địa bàn tỉnh hiện có 46 dân tộc trên tổng số 54 dân tộc tại Việt Nam sinh sống, trong đó 8 dân tộc đông dân nhất là: Dân tộc Dân số Tỉ lệ Dân số đô Tỉ lệ Dân số Tỉ lệ (người) so với thị so với nông so với dân tổng (người) dân số thôn số dân số dân tộc (người) dân tộc tỉnh Kinh 821.083 73,1% 249.305 30,4% 571.778 69,6% Tày 123.197 11% 21.319 17,3% 101.878 82,7% Nùng 63.816 5,7% 7.716 12,1% 56.100 87,9% Sán Dìu 44.134 3,9% 3.941 8,9% 40.193 91,1% Sán 32.483 2,9% 1.101 3,4% 31.382 96,6%
  13. Chay Dao 25.360 2,3% 1.186 4,7% 24.174 95,3% H’Mông 7.230 0,6% 237 0,03% 6.993 99,97% Hoa 2.064 0,18% 712 34,5% 1.352 65,5% c. Các dân tộc thiểu số: Năm 1999 dân tộc Tày có 106.238 người, đứng hàng thứ hai trong các dân tộc của tỉnh (chiếm 10,15%). Họ có mặt ở tất cả các huyện thị xã, thành phố trong tỉnh, tập trung đông nhất là ở huyện Định Hoá (41,1%), tiếp đến là các huyện: Phú Lương (18,6%), Đại Từ (12,7%), Võ Nhai (12,5%). Trong quá trình phát triển tộc người, người Nùng ở Việt Nam nói chung và Thái Nguyên nói riêng có hiện tượng là nhiều nhóm Nùng đến sớm đã bị Tày hoá, còn những nhóm Nùng hiện nay mà ta biết thì tới Việt Nam chỉ khoảng vài trăm năm nay. Những người Hoa đầu tiên đã có mặt ở Thái Nguyên khoảng trên dưới 150 năm. Họ là lưu dân có nguồn gốc từ các tỉnh Quảng Đông và Quảng Tây (Trung Quốc). Tổ tiên của một bộ phận trong số họ vốn là những nông dân nghèo đói phải phiêu bạt mưu sinh, một số ít khác có thể là hậu duệ những chiến binh của phong trào Thái Bình Thiên Quốc chống lại nhà Thanh, bị đàn áp nên trốn sang Việt Nam. Khoảng những năm 60-70 của thế kỷ trước, một bộ phận người Hoa cũng chuyển từ Hà Cối (Quảng Ninh) về Thái Nguyên lập nghiệp. Theo Tổng điều tra dân số ngày 1/4/1999, người Ngái ở Thái Nguyên chỉ có 422 nhân khẩu, sinh sống phân tán ở các huyện Đại Từ (110 người, nam: 60, nữ: 50), thành phố Thái Nguyên (86 nhân khẩu, nam: 42, nữ: 44), Phổ Yên (31 nhân khẩu, nam: 21, nữ: 10). Người Ngái còn phân bố ở các huyện Phú Lương và Đồng Hỷ. Dân tộc Ngái không có các thôn bản riêng, họ sống xen kẽ với người Kinh, Tày, Hoa và Sán Dìu. Người Sán Dìu tự gọi mình là Sán Dìu (Sán Dao/Sán Dìu, chữ Hán: 山由, Sơn Do). Các cộng đồng láng giềng gọi họ bằng nhiều tên khác nhau: Trại Đất, Trại ruộng, Mán Quần Cộc, Mán Váy Xẻ, Sán Nhiều, Slán Dao. Các nhà ngôn ngữ học xếp dân tộc Sán Dìu vào nhóm ngôn ngữ Hán, thuộc ngữ hệ Hán-Tạng. Người Dao ở Thái Nguyên thuộc 3 nhóm địa phương: Dao Đỏ, Dao Quần Chẹt và Dao Lô Gang. Dao Quần Chẹt tập trung chủ yếu ở huyện Đại Từ, Dao Đỏ cư trú
  14. phân tán ở huyện Phú lương và Đồng Hỷ, Dao Lô Gang tập trung ở huyệnVõ Nhai. Ngoài ra, người Dao còn cư trú rải rác ở Định Hoá, Phổ Yên... Tuy thuộc 3 nhóm khác nhau nhưng đều tự gọi là Dao Đại Bản (Tầm Mả Miền), cùng nói phương ngữ Kiềm Miền Theo số liệu của Ban chỉ đạo cuộc Tổng điều tra dân số Việt Nam năm 1979 thì vào năm này tỉnh Bắc Thái nói chung, Thái Nguyên nói riêng mới có số liệu về người H'Mông. Năm 1979, toàn tỉnh Bắc Thái có 650 người Hmông thì tại Thái Nguyên ngày nay có 644 người, trong đó gần 80% tập trung ở huyện Võ Nhai. Sau đó 10 năm (1989) dân số H'Mông ở Thái Nguyên đã lên tới 2.264 người, huyện có đông người H'Mông nhất là Đồng Hỷ tăng từ 54 người lên 1.022 người (tăng tuyệt đối 968 người), huyện Võ Nhai mặc dù đã tăng từ 513 người lên 923 người (tăng tuyệt đối 410 người) nhưng lại xuống vị trí thứ hai. Đến năm 1999, dân số Hmông trong toàn tỉnh đã lên tới 4.831 người, tăng hơn gấp đôi trong 10 năm.[37] Người Sán Chay bao gồm hai nhóm là Cao Lan và Sán Chí, đều là những cộng đồng mới di cư sang Việt Nam cách đây một vài trăm năm. Trong Đại Nam nhất thống chí, ở mục Phong tục tỉnh Thái Nguyên khi đề cập tới người Cao Lan có ghi: Mán Cao Lan cứ ba năm một lần thay đổi chỗ ở, không ở chỗ nào nhất định. d. Tôn giáo: Cũng giống như phần lớn các tỉnh khác tại Miền Bắc Việt Nam, Thái Nguyên có đại đa số cư dân "không tôn giáo". Theo thống kê năm 2009, số người theo có tôn giáo tại tỉnh Thái Nguyên là 32.923 người, tức chiếm 2,93% tổng dân số của tỉnh. Hiện nay, Thái Nguyên có khoảng 100 chùa, gần 50 đền và khoảng 100 đình. Ðạo Tin Lành ở Thái Nguyên có từ năm 1963 và từ năm 1990 trở lại đây, tôn giáo này tiếp tục phát triển, tập trung chủ yếu vào người Mông, Dao. Thái Nguyên có 4 xứ đạo Công giáo hoạt động là: Thái Nguyên, Tân Cương, Nhã Lộng (Phú Bình) và Yên Huy (Ðại Từ), tất cả các hoạt động Công giáo ở Thái Nguyên đều do Toà giám mục Giáo phận Bắc Ninh chỉ đạo. Tôn giáo Tín đồ Tỉ lệ so với dân người số Công giáo 25.430 2,264% Tin Lành 4.453 0,397%
  15. Phật giáo 3.015 0,268% Hồi giáo 10 / Minh Lý 7 / đạo Minh Sư 6 / đạo Phật giáo 1 / Hòa Hảo Baha'i 1 / 1.1.2 Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội: 1.1.2.1 Tiềm năng phát triển: a. Tiềm năng về nông lâm nghiệp: Được thiên nhiên ưu đãi về khí hậu và đất đai, Thái Nguyên có nhiều khả năng phát triển nông lâm nghiệp. Chè Thái Nguyên, đặc biệt là chè Tân Cương là sản phẩm nổi tiếng trong cả nước Việt Nam đã từ lâu. Toàn tỉnh hiện có trên 15.000 ha chè, đứng thứ 2 trong cả nước, với hơn 30 cơ sở chế biến chè lớn nhỏ rải đều trên khắp địa bàn tỉnh. Sản phẩm chè Thái Nguyên đang thực hiện dự án vốn vay ADB để tạo vùng chè đặc sản năng suất và chất lượng cao. Thái Nguyên khuyến khích các dự án đầu tư chế biến sản phẩm chè cao cấp tiêu thụ nội địa và xuất khẩu. Diện tích rừng tự nhiên của tỉnh là 73.383 ha và rừng trồng hơn 40.000 ha, hiện nay đã đến tuổi khai thác, không những đáp ứng nhu cầu nguyên liệu cho nhà máy ván dăm Lưu Xá đang bắt đầu đi vào ổn định sản xuất mà còn đang là tiềm năng rất lớn cho việc chế biến lâm sản tạo hàng hoá có giá trị cao. Hiện nay Thái Nguyên có 15.500 ha cây ăn quả các loại, trong đó có hơn 8.000 ha đã cho thu hoạch. Thái Nguyên khuyến khích các dự án đầu tư chế biến sản phẩm từ hoa quả, giải quyết tiêu thụ sản phẩm của các hộ nông dân. Diện tích đất đồi còn rất lớn, đó là tiềm năng để phát triển hàng hoá về cây công nghiệp, cây ăn quả và phát triển đàn gia súc. Thái Nguyên đã có Nhà máy chế biến sữa tại huyện Phổ Yên đang thúc đẩy thực hiện nhanh chương trình phát triển chăn
  16. nuôi bò sữa để cung cấp đủ nguyên liệu cho nhà máy này. Thái Nguyên đặc biệt khuyến khích các dự án đầu tư lớn về chăn nuôi bò, lợn hướng nạc... b. Tiềm năng về tài nguyên khoáng sản Thái Nguyên có nhiều loại khoáng sản Nhìn chung tài nguyên khoáng sản của tỉnh Thái Nguyên rất phong phú về chủng loại, đó là một lợi thế so sánh lớn trong việc phát triển các ngành công nghiệp luyện kim, khai khoáng… Tỉnh Thái Nguyên khuyến khích các dự án đầu tư chế biến sâu khoáng sản. Tỉnh Thái Nguyên có trữ lượng than lớn thứ hai trong cả nước. Than mỡ trữ lượng trên 15 triệu tấn và than đá trữ lượng khoảng 90 triệu tấn. Chính vì vậy nhà máy nhiệt điện Cao Ngạn đang được xây dựng tại thành phố Thái Nguyên. Quặng sắt đang được khai thác cho việc luyện thép của Công ty Gang thép Thái Nguyên. Ti tan có trữ lượng thăm dò khoảng 18 triệu tấn. Kim loại màu có thiếc, chì, kẽm,vonfram, vàng, đồng, niken, thuỷ ngân… Hiện nay, thiếc đã được khai thác và xuất khẩu. Mỏ Vonfram tại huyện Đại Từ đã được công ty nước ngoài khảo sát thăm dò, là mỏ lớn có trữ lượng lớn tầm cỡ thế giới và hiện nay Chính phủ đã cấp Giấy phép đầu tư cho dự án khai thác và chế biến khoáng sản núi pháo với vốn đầu tư 147 triệu USD. Khoáng sản vật liệu xây dựng là tiềm năng nguyên liệu rất lớn để sản xuất xi măng, sản xuất đá ốp lát các loại và sản xuất vật liệu xây dựng. c. Tiềm năng về du lịch: Thái Nguyên có các điểm du lịch chính như sau:  Khu du lịch Hồ Núi Cốc đã được đầu tư tương đối nhiều. Hiện nay, tỉnh đang tập trung đầu tư xây dựng đường ven hồ. Tỉnh Thái Nguyên khuyến khích các dự án đầu tư mở rộng khu du lịch.  Khu du lịch Hang Phượng Hoàng, Suối Mỏ Gà tại huyện Võ Nhai cách thành phố Thái Nguyên 45 km. Nơi đây đang cần vốn đầu tư
  17. công trình cáp treo, nhà nghỉ tiện nghi cao cấp và các công trình vui chơi giải trí.  Khu di tích lịch sử ATK huyện Định Hoá đã được đầu tư. Hiện nay tỉnh đang tiếp tục đầu tư để tái tạo được quang cảnh thiên nhiên như lúc Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sống và làm việc tại đó. Tỉnh Thái Nguyên khuyến khích các dự án đầu tư khu du lịch sinh thái tại thác Khuôn Tát.  Khu Bảo tàng Văn hoá các dân tộc Việt Nam (tại thành phố Thái Nguyên) và các công trình kiến trúc nghệ thuật đền chùa như Đền Đuổm (Phú Lương), chùa Hang ( Đồng Hỷ), chùa Phủ Liễn, đền Xương Rồng, đền Đội Cấn (thành phố Thái Nguyên). Thái Nguyên có thể hình thành các tuyến du lịch nối các điểm tham quan, du lịch trong tỉnh với các điểm du lịch của các tỉnh lân cận, như đến cây đa Tân Trào (Tuyên Quang); Hồ Ba Bể (Bắc Kạn); Pắc Bó (Cao Bằng); Động Tam Thanh, Nhị Thanh và núi Mẫu Sơn (Lạng Sơn); Tam Đảo - Hồ Đại Lải (Vĩnh Phúc); Đền Hùng (Phú Thọ); Côn Sơn, Yên Tử, Đền Kiếp Bạc (Hải Dương). Thái Nguyên có tiềm năng du lịch lớn nhưng chưa phát triển mạnh. Thái Nguyên đang cần thu hút nguồn vốn đầu tư lớn vào lĩnh vực này, trong đó có cả hệ thống khách sạn chất lượng dịch vụ cao. d. Tiềm năng về nguồn nhân lực: -Thái Nguyên hiện có 5 trường Đại học thuộc Đại học Thái Nguyên là Đại học Kỹ thuật Công nghiệp, Đại học Y, Đại học Sư phạm, Đại học Kinh tế và Đại học Nông Lâm. Ngoài ra còn có 16 trường Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp và dạy nghề đáp ứng yêu cầu về cán bộ khoa học kỹ thuật và công nhân lành nghề không chỉ riêng cho tỉnh mà còn cung cấp cho cả các tỉnh khác. Dân số trong độ tuổi lao động khoảng 550.000 thanh niên bước vào tuổi lao động. Đây là một lợi thế lớn cho tỉnh trong việc đảm bảo nguồn lao động cho việc phát triển nền kinh tế của tỉnh. 1.1.2.2 Thành tựu: a. Thành tựu kinh tế - xã hội năm 2007:
  18. năm 2007, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh có nhiều thuận lợi: trong hoạt động sản xuất kinh doanh, một số ngành kinh tế trọng điểm đều có sự tăng về năng lực sản xuất; các thành phần kinh tế đều có sự tăng trưởng, nhất là kinh tế ngoài quốc doanh đã khẳng định vị trí của mình trong nền kinh tế nhiều thành phần … song cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức như: thiên tai, dịch bệnh gia súc; giá cả đầu vào ở hầu hết các ngành sản xuất đều tăng làm cho chi phí sản xuất tăng cao đã đẩy giá thành sản phẩm tăng lên, ảnh hưởng không nhỏ tới sức cạnh tranh; kết cấu cơ sở hạ tầng, nhất là kết cấu hạ tầng khu vực nông thôn miền núi tuy đã được cải thiện nhưng vẫn thiếu và xuống cấp; môi trường đầu tư tuy đã được cải thiện nhưng còn thiếu đồng bộ; công tác đền bù giải phóng mặt bằng vẫn còn nhiều khó khăn. Về lĩnh vực xã hội còn nhiều bức xúc, nhất là tệ nạn ma tuý, tai nạn giao thông tuy có nhiều biện pháp nhằm kiềm chế nhưng vẫn chưa có xu hướng giảm… Song với sự chỉ đạo quyết tâm và nỗ lực cố gắng của các cấp, các ngành và nhân dân toàn tỉnh nên tình hình kinh tế xã hội của tỉnh năm 2007 đã thu được những kết quả đáng kể, kinh tế tiếp tục phát triển theo chiều hướng tích cực, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện và nâng cao. Hầu hết các mục tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu của năm 2007 đều đạt và vượt kế hoạch đề ra. Cụ thể:  Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) trên địa bàn ước đạt 12,46%, vượt mục tiêu kế hoạch đề ra và là năm có tốc độ tăng trưởng cao nhất từ trước đến nay.  Sản lượng lương thực có hạt ước đạt 400 nghìn tấn, đạt 100% kế hoạch, tăng 5,16% so với năm 2006.  Diện tích chè trồng mới và phục hồi được 765 ha, đạt 127,5% kế hoạch.  Diện tích trồng rừng tập trung toàn tỉnh đạt 4.088 ha, đạt 104,3% kế hoạch. Trong đó, riêng địa phương trồng đạt 3.556 ha, bằng 104,6% kế hoạch.  Giá trị sản xuất công nghiệp (theo giá cố định 1994) trên địa bàn ước đạt 7.222 tỷ đồng, đạt 102,4% kế hoạch, tăng 23,7% so với năm 2006.  Giá trị xuất khẩu trên địa bàn ước đạt 63,81 triệu USD, đạt 132,9% kế hoạch, tăng 20,3 % so với năm 2006. Trong đó, xuất khẩu địa phương ước đạt 44,58 triệu USD, đạt 141,1% kế hoạch, tăng 52,3 % so với năm 2006.  Tổng thu ngân sách trên địa bàn ước đạt 831,9 tỷ đồng, đạt 108,6% kế hoạch đầu năm. Trong đó, thu trong cân đối ước đạt 715,4 tỷ đồng, đạt 109,8% kế hoạch, tăng 9,4% so với năm 2006.
  19.  Tạo việc làm mới cho 15.000 lao động, đạt 100% kế hoạch.  Tỷ lệ sinh thô trên địa bàn ước đạt 14,89%0, giảm 0,21%0 so với năm 2006, đạt mục tiêu kế hoạch.  Dự ước tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh năm 2007 là 20,69%, giảm 3,05% so với năm 2006, vượt so với kế hoạch năm 2007 là 0,55%. b. Thành tựu kinh tế - xã hội năm 2008: Bước vào triển khai thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh năm 2008, chúng ta đã gặp nhiều khó khăn, tình hình kinh tế thế giới biến động phức tạp, sự suy thoái của nền kinh tế trên phạm vi toàn cầu; đồng thời trên địa bàn tỉnh lại gặp khó khăn như: về thời tiết rét đậm, rét hại kéo dài làm cho đàn gia súc, gia cầm, và nhiều diện tích mạ, lúa mới cấy ở nhiều địa phương chết hàng loạt; tình hình dịch bệnh trên gia súc gia cầm, kể cả trên người đã xảy ra ở một số địa phương; lạm phát, giá cả hàng hoá tăng cao… đã làm ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống sinh hoạt của nhân dân. Song được sự chỉ đạo, giúp đỡ hiệu quả của Chính phủ và các Bộ, ngành Trung ương, các cấp chính quyền đã chủ động theo sát tình hình, phân tích các diễn biến, tiếp thu các ý kiến chỉ đạo, đóng góp, đề cao trách nhiệm, quyết liệt chỉ đạo điều hành thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra và với nhiều nỗ lực cố gắng, đoàn kết vượt qua mọi khó khăn của các cấp uỷ Đảng, chính quyền và nhân dân các dân tộc trong tỉnh đã tổ chức thực hiện tốt các mục tiêu kinh tế - xã hội và duy trì được nhịp độ phát triển. Kinh tế tiếp tục phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện và nâng cao. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực. Tổng sản phẩm trong tỉnh (theo giá thực tế) ước đạt 13.421,78 tỷ đồng. Trong đó, khu vực công nghiệp, xây dựng chiếm 39,78%; khu vực dịch vụ chiếm 36,24%; khu vực nông lâm nghiệp và thuỷ sản chiếm 23,98%. GDP bình quân đầu người ước đạt 11,7 triệu đồng/người/năm, tăng 2,9 triệu đồng/người so với năm 2007. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được tăng cường; văn hoá, xã hội đạt được nhiều tiến bộ; an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội tiếp tục được giữ vững.Cơ bản các chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu đều đạt và vượt kế hoạch đề ra:  Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) trên địa bàn đạt 11,47%.
  20.  GDP bình quân đầu người năm 2008 đạt 11,7 triệu đồng, vượt kế hoạch và tăng 2,9 triệu đồng/người so với năm 2007.  Tổng thu ngân sách trên địa bàn đạt 1.231 tỷ đồng, đạt 144% so với dự toán đầu năm.  Giá trị sản xuất công nghiệp (theo giá cố định 1994) trên địa bàn đạt 8.600 tỷ đồng, tăng 17,2% so với năm 2007.  Giá trị xuất khẩu trên địa bàn đạt 113 triệu USD, đạt 166,3% kế hoạch. Trong đó, xuất khẩu địa phương đạt 72,11 triệu USD, đạt 150,2% kế hoạch, tăng 60,7% so với cùng kỳ.  Sản lượng lương thực có hạt ước đạt 417,23 nghìn tấn, đạt 104,31% kế hoạch, tăng 4,5% so với năm 2007.  Diện tích trồng rừng tập trung toàn tỉnh được 6.068 ha; trong đó, riêng địa phương trồng tập trung đạt 5.630 ha, đạt 156,4% kế hoạch.  Diện tích chè trồng mới và phục hồi được 753 ha, đạt 125,5% kế hoạch.  Tỷ lệ che phủ rừng tính đến hết năm 2008 là 48%, đạt mục tiêu kế hoạch.  Tỷ lệ sử dụng nước sạch ở nông thôn là 78%, đạt mục tiêu kế hoạch.  Tỷ lệ sinh thô trên địa bàn ước đạt 14,72%o, giảm 0,2%o so với năm 2007.  Tạo việc làm mới cho 16.250 lao động, đạt 101,6% kế hoạch, trong đó xuất khẩu được 2.275 lao động.  Tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh năm 2008 còn 17,74%, giảm 2,95% so với năm 2007.  Giảm tỷ lệ trẻ em (dưới 5 tuổi) suy dinh dưỡng xuống còn 20,6%, đạt mục tiêu kế hoạch. c. Thành tựu kinh tế - xã hội năm 2009: Kinh tế Thái Nguyên với đặc điểm là không có độ mở cao, phụ thuộc không nhiều vào xuất khẩu và tỷ trọng sản xuất của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thấp hơn so với bình quân chung cả nước nên kinh tế trên địa bàn tỉnh bị ảnh hưởng nhẹ hơn bình quân cả nước. Mặt khác, với sự năng động của các cấp chính quyền đã chủ động theo sát tình hình, phân tích các diễn biến, tiếp thu các ý kiến chỉ đạo, đóng góp, đề cao trách nhiệm, quyết liệt chỉ đạo điều hành thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra và với nhiều nỗ lực cố gắng, đoàn kết phấn đấu của các cấp uỷ Đảng, chính quyền và nhân dân các dân tộc trong tỉnh đã tổ chức thực hiện tốt các mục tiêu kinh tế - xã hội và duy trì được nhịp độ phát triển.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2