ĐẠI HỌC Y DƯỢC HUẾ<br />
<br />
KHOA DƯỢC<br />
<br />
TRẦN HỮU LINH PHƯƠNG<br />
<br />
ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG DƯỢC LÂM SÀNG<br />
TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG HUẾ<br />
<br />
TIỂU LUẬN THỰC HÀNH TỐT NGHIỆP<br />
CHUYÊN NGÀNH: DƯỢC LÝ-DƯỢC LÂM SÀNG<br />
KHOÁ 2014-2016<br />
<br />
HUẾ, 2016<br />
<br />
ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG DƯỢC LÂM SÀNG TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG HUẾ<br />
<br />
LỜI CẢM ƠN<br />
Tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và sự biết ơn sâu sắc đến toàn thể các thầy cô trong<br />
bộ môn Dược lâm sàng trường đại học Y Dược Huế đã cho tôi các bài học kiến thức và<br />
kinh nghiệm quý báu.<br />
Cảm ơn Ban giám hiệu, phòng đào tạo sau đại học, các thầy cô giáo trường đại học<br />
Y Dược Huế đã giảng dạy và hướng dẫn tôi trong suốt thời gian học tập.<br />
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc và khoa Dược – Bệnh viện Trung ương<br />
Huế đã tạo điều kiện cho tôi được nghiên cứu trong quá trình thực hiện tiểu luận.<br />
Cuối cùng, xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đã luôn động viên giúp đỡ tôi<br />
trong những lúc khó khăn.<br />
Bài tiểu luận này sẽ không thể hoàn thành nếu không có sự giúp đỡ của mọi người.<br />
Huế, tháng 06 năm 2016<br />
Trần Hữu Linh Phương<br />
<br />
Trần Hữu Linh Phương<br />
<br />
CK1 Dược lý – Dược lâm sàng<br />
<br />
2016<br />
<br />
ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG DƯỢC LÂM SÀNG TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG HUẾ<br />
<br />
I. ĐẶT VẤN ĐỀ:<br />
Trong vài chục năm gần đây khoa học kỹ thuật nói chung, y dược nói riêng đã có<br />
những bước phát triển nhảy vọt. Chúng ta đã chứng kiến những cuộc cách mạng về thuốc:<br />
Nhiều thuốc mới, hoạt tính sinh học mạnh, tác hại nhiều, đồng thời với sự tiến bộ trong<br />
dược trị liệu ta cũng chứng kiến nhiều hậu quả xấu do việc dùng thuốc không hợp lý của<br />
thầy thuốc, lạm dụng thuốc do việc tự chữa bệnh mà thiếu kiến thức của nhân dân nhiều<br />
nước. Chi phí thuốc ngày càng tăng, bên cạnh đó kiến thức mới tăng nhanh (lượng thông<br />
tin nhiều), riêng trong lĩnh vực dược học xuất hiện các môn học mới: Dược lý học, Dược<br />
lực học, Dược động học, Sinh dược học, Tương tác thuốc, Dược lý thời khắc và Sinh học<br />
phân tử ... liên tục ra đời, đòi hỏi sự phân công, tích luỹ kiến thức thông tin trong phân<br />
ngành hẹp của mình. (1)<br />
Chính vì những vấn đề nêu trên tôi thực hiện đề tài này nhằm mục tiêu:<br />
Đánh giá hoạt động Dược lâm sàng tại Bệnh viện Trung ương Huế.<br />
<br />
1.<br />
2.<br />
<br />
3.<br />
4.<br />
5.<br />
6.<br />
<br />
7.<br />
8.<br />
<br />
Mục tiêu cụ thể:<br />
Vai trò của dược sĩ trong Hội đồng thuốc và điều trị.<br />
Hoạt động giám sát việc thực hiện quy chế chuyên môn dược (kê đơn; quản lý thuốc<br />
gây nghiện, hướng tâm thần; bảo quản thuốc…) tại Khoa Dược và các Khoa điều<br />
trị.<br />
Các hoạt động thông tin thuốc và thực hiện các kênh thông tin thuốc tại bệnh viện.<br />
Hoạt động phát hiện, đánh giá, xử lý và báo cáo phản ứng có hại của thuốc.<br />
Hoạt động tư vấn sử dụng thuốc.<br />
Vai trò và hoạt động của dược sĩ lâm sàng tại bệnh phòng: phân tích và bình bệnh<br />
án, giao ban, đi bệnh phòng.<br />
Áp dụng công nghệ thông tin trong công tác dược, đặc biệt công tác dược lâm sàng<br />
(phần mềm quản lý thuốc, phần mềm sử dụng thuốc, cơ sở dữ liệu số hóa, hồ sơ<br />
điện tử, kê đơn điện tử, mạng nội bộ, web...).<br />
Công tác phát triển nguồn nhân lực Dược trong hoạt động Dược lâm sàng (nguồn<br />
nhân lực, đào tạo liên tục, tự đào tạo, đào tạo cho sinh viên dược...).<br />
Các hoạt động khác: tham gia vào đơn vị Bảo đảm chất lượng của bệnh viện, hỗ trợ<br />
và đào tạo y tá-điều dưỡng.<br />
<br />
Trần Hữu Linh Phương<br />
<br />
CK1 Dược lý – Dược lâm sàng<br />
<br />
2016<br />
<br />
ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG DƯỢC LÂM SÀNG TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG HUẾ<br />
<br />
II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU:<br />
+ Các văn bản pháp quy của Bộ y tế liên quan đến việc triển khai hoạt động Dược lâm sàng<br />
tại bệnh viện.<br />
+ Các văn bản, quy định nội bộ tại bệnh viện liên quan đến hoạt động Dược lâm sàng.<br />
+ Các tài liệu chuyên môn hướng dẫn triển khai hoạt động Dược lâm sàng tại bệnh viện.<br />
+ Thực trạng triển khai Dược lâm sàng tại một số bệnh viện Việt Nam.<br />
1. Các văn bản pháp quy của Bộ y tế liên quan đến việc triển khai hoạt động Dược<br />
lâm sàng tại bệnh viện:<br />
1.1. Giai đoạn 1990s-2010s:<br />
Thông tư số 08/BYT-TT, ngày 4/7/1997 lần đầu tiên nhắc đến cụm từ chuyên gia<br />
về thuốc: Dược sĩ được coi là chuyên gia về thuốc có nhiệm vụ cung cấp thông tin đầy đủ<br />
về thuốc cho bác sĩ kê đơn, tư vấn cho thầy thuốc để chọn thuốc thích hợp nhất cho từng<br />
người bệnh, hỗ trợ nhân viên y tế khác… (PL 1)<br />
Các thông tư khác (2004,2009): Liên quan đến thông tin thuốc, ngăn chặn các<br />
phản ứng có hại liên quan đến thuốc….. Bắt đầu triển khai ở mức độ hạn chế các hoạt<br />
động chung của DLS.<br />
Năm 2006: Bệnh viện Bạch Mai đã triển khai những hoạt động đầu tiên tại khoa<br />
lâm sàng.<br />
1.2. Giai đoạn 2010s-2014s:<br />
Thông tư số 31-12/TT BYT (2012): lần đầu quy định chức năng, nhiệm vụ của một<br />
‘Dược sĩ lâmsàng’: Dược sĩ lâm sàng là những dược sĩ làm việc trong lĩnh vực dược lâm<br />
sàng tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; thực hiện tư vấn về thuốc cho thầy thuốc trong<br />
chỉ định, điều trị và hướng dẫn sử dụng thuốc cho cán bộ y tế và cho người bệnh.(PL 2)<br />
Thông tư số 21/2013/TT-BYT ngày 08/08/2013 của Bộ Y tế Quy định về tổ chức<br />
và hoạt động của Hội đồng Thuốc và điều trị trong bệnh viện: Hội đồng có chức năng tư<br />
vấn cho giám đốc bệnh viện về các vấn đề liên quan đến thuốc và điều trị bằng thuốc của<br />
bệnh viện, thực hiện tốt chính sách quốc gia về thuốc trong bệnh viện.(PL 3)<br />
Chiến lược phát triển ngành Dược quốcgia đến 2020, tầm nhìn 2030(QĐ 68-TTg):<br />
Sử dụng thuốc hợp lý, an toàn, hiệu quả; đẩy mạnh hoạt động dược lâm sàng và cảnh giác<br />
dược. (PL 4)<br />
- Mục tiêu cụ thể đến năm 2020:<br />
đ) 50% bệnh viện tuyến tỉnh, trung ương có bộ phận dược lâm sàng, 50% bệnh viện<br />
tuyến huyện, bệnh viện tư nhân có hoạt động dược lâm sàng.<br />
e) Đạt tỷ lệ 2,5 dược sĩ/1 vạn dân, trong đó dược sĩ lâm sàng chiếm 30%.<br />
- Mục tiêu định hướng đến năm 2030: Công tác dược lâm sàng, thông tin thuốc<br />
ngang bằng các nước tiên tiến trong khu vực.<br />
<br />
Trần Hữu Linh Phương<br />
<br />
CK1 Dược lý – Dược lâm sàng<br />
<br />
2016<br />
<br />
ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG DƯỢC LÂM SÀNG TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG HUẾ<br />
<br />
2. Các văn bản, quy định nội bộ tại Bệnh viện Trung ương Huế liên quan đến hoạt<br />
động Dược lâm sàng:<br />
Quyết định 494/QĐ-BVH của Giám đốc Bệnh viện Trung ương Huế về việc Thành<br />
lập Đơn vị Thông tin thuốc: Đơn vị Thông tin thuốc Bệnh viện Trung ương Huế có nhiệm<br />
vụ triển khai hoạt động đơn vị thông tin thuốc, thông tin chống độc trong bệnh viện… (PL<br />
5)<br />
Quy định của Ban Giám đốc (ra ngày 20/11/2013) về Báo cáo và xử trí phản ứng có<br />
hại của thuốc (PL 6) nêu rõ nhiệm vụ của Khoa Dược:<br />
+ Tiếp nhận báo cáo từ các khoa lâm sàng, ghi vào sổ theo dõi ADR.<br />
+ Tổng hợp báo cáo hàng tháng cho Ban Giám đốc và Trung tâm DI&ADR Quốc<br />
gia.<br />
+ Khi nhận được thông tin có ≥2 trường hợp sốc phản vệ đối với cùng một loại<br />
thuốc thì lập tức ngừng cấp phát loại thuốc đó, báo cáo Ban Giám đốc và thông báo<br />
đến tất cả các khoa lâm sàng tạm ngừng sử dụng loại thuốc đó.<br />
Quyết định 582 (tháng 12/2013) và 455 (tháng 8/2014) của Giám đốc về việc Thành<br />
lập Tổ Dược lâm sàng, thông tin thuốc và ADR: Tổ Dược lâm sàng, thông tin thuốc và<br />
ADR có nhiệm vụ thực hiện công việc theo thông tư số 22/2011/TT-BYT ngày 10/06/2011<br />
của Bộ Y tế. (PL 7,8,9)<br />
Văn bản của Ban Giám đốc ngày 02/12/2013 về Qui trình Thông tin thuốc tại Bệnh<br />
viện (PL 10) nêu rõ nhiệm vụ của đơn vị thông tin thuốc:<br />
+ Thu thập, tiếp nhận các văn bản, qui định về thông tin thuốc từ Sở Y tế, Cục dược,<br />
Bộ y tế.<br />
+ Cung cấp các văn bản, qui định, thông tư… về thông tin thuốc nhằm đảm bảo sử<br />
dụng thuốc an toàn, hợp lý trong phạm vi bệnh viện.<br />
+ Thu thập, tổng hợp, báo cáo phản ứng có hại của thuốc và trình Hội đồng thuốc<br />
và điều trị của Bệnh viện.<br />
+ Gửi báo cáo ADR đến Trung tâm DI&ADR Quốc gia.<br />
+ Dưới sự chỉ đạo và giám sát của Hội đồng thuốc và điều trị, cập nhật thông tin về<br />
thuốc, cung cấp thông tin về thuốc nhằm đảm bảo sử dụng thuốc hợp lý, an toàn<br />
trong phạm vi bệnh viện.<br />
+ Tư vấn cho Giám đốc Bệnh viện xây dựng, ban hành và triển khai qui định về<br />
hoạt động giới thiệu thuốc trong phạm vi Bệnh viện.<br />
Tờ trình của Ban chủ nhiệm Khoa dược ngày 02/12/2015 về việc “Thực hành dược<br />
lâm sàng” (PL 11) đã được Giám đốc phê duyệt và cử các dược sĩ lâm sàng thực hành dược<br />
lâm sàng với các nội dung như sau:<br />
+ Tham gia giao ban đầu ngày cùng Khoa lâm sàng.<br />
+ Tham gia thăm khám bệnh nhân cùng các bác sĩ hàng ngày, tham gia các phiên<br />
hội chẩn tại khoa…<br />
+ Thực hiện việc duyệt Phiếu lãnh thuốc hàng ngày của các Khoa theo qui định đã<br />
được ban hành.<br />
+ Góp ý, đề nghị thay thế thuốc đối với các trường hợp nhận thấy chưa hợp lý.<br />
<br />
Trần Hữu Linh Phương<br />
<br />
CK1 Dược lý – Dược lâm sàng<br />
<br />
2016<br />
<br />